Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ẢNH HƯỞNG của KHẨU PHẦN bổ SUNG mỡ cá TRA, dầu PHỘNG lên NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TRỨNG của gà đẻ THƯƠNG PHẨM GIỐNG ISA BROWN lúc 32 – 36 TUẦN TUỔI NUÔI TRÊN CHUỒNG kín ở ĐỒNG NA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ HỒNG THẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN BỔ SUNG MỠ CÁ
TRA, DẦU PHỘNG LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM
GIỐNG ISA BROWN LÚC 32 – 36 TUẦN TUỔI NUÔI
TRÊN CHUỒNG KÍN Ở ĐỒNG NAI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, Tháng 04/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN BỔ SUNG MỠ CÁ
TRA, DẦU PHỘNG LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM
GIỐNG ISA BROWN LÚC 32 – 36 TUẦN TUỔI NUÔI
TRÊN CHUỒNG KÍN Ở ĐỒNG NAI


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Th.S. Trương Văn Phước

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hồng Thảo
MSSV: 3060635
Lớp: CN – TY K32

Cần Thơ, Tháng 04/2010

-2-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN BỔ SUNG MỠ CÁ
TRA, DẦU PHỘNG LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG TRỨNG CỦA GÀ ĐẺ THƯƠNG PHẨM
GIỐNG ISA BROWN LÚC 32 – 36 TUẦN TUỔI NUÔI
TRÊN CHUỒNG KÍN Ở ĐỒNG NAI
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần thơ, ngày … tháng … năm …
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Th.S. Trương Văn Phước


Cần thơ, ngày… tháng… năm …
Duyệt bộ môn

……………………………….

Cần thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng

……………………………………………………..
-3-


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Thảo

i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thần cô trường đại học Cần Thơ đã tận tình truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm đại học, xin chân thành cám ơn quý thầy cô
bộ môn chăn nuôi và bộ môn thú y đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên
ngành kết sức quý báu để cho tôi bước vào đời.
Xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Văn Hớn và cô Nguyễn Thị Hồng nhân đã cố

vấn và tận tình giải đáp những thắc mắc của tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học cũng như là để hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cám ơn cô Trần Thị Điệp, người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình làm thí nghiệm tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng gia súc, bộ môn chăn nuôi.
Xin cám ơn Thạc sĩ Trương Văn Phước đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành thí nghiệm này.
Xin chân thành cám ơn chú Lâm Thanh Đức và gia đình cùng với tất cả các cô chú,
các anh, các chị và các bạn ở trại trại gà Thanh Đức huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm thí nghiệm ở trại.
Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã đông viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình sống, học tập và cũng như trong quá trình hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin chúc mọi người có nhiều sức khỏe và thành đạt!
Chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày 29 tháng 04 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Thảo

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... - 1 LỜI CẢM TẠ..........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH..............................................................................................ix
TÓM LƯỢC............................................................................................................x

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................2
2.1. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ ISA BROWN....................................................2
2.2. SƠ LƯỢC VỀ MỠ CÁ TRA VÀ DẦU PHỘNG ..............................................4
2.2.1. Thành phần acid béo của mỡ cá tra ................................................................4
2.2.2. Thành phần acid béo của dầu phộng ..............................................................4
2.2.3. Một số thí nghiệm bổ sung dầu mỡ đã từng tiến hành gần đây .......................5
2.3. VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN GIA CẦM ........7
2.3.1. Vai trò của năng lượng...................................................................................7
2.3.1.1 Vai trò cung cấp năng lượng của chất bột đường.........................................8
2.3.1.2 Vai trò cung cấp năng lượng của chất béo...................................................8
2.3.2. Vai trò dinh dưỡng protein trong thức ăn gia cầm ..........................................9
2.3.3. Vai trò chất xơ trong thức ăn gia cầm ..........................................................10
2.3.4. Vai trò của chất khoáng ...............................................................................10
2.3.5. Vai trò của vitamin ......................................................................................11
2.3.6. Vai trò của nước ..........................................................................................12
2.4. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ MÁI ĐẺ.............................................12
2.4.1. Nhu cầu năng lượng.....................................................................................12
2.4.1.1 Nhu cầu duy trì .........................................................................................12
2.4.1.2 Nhu cầu sinh trưởng..................................................................................13
2.4.1.3 Nhu cầu sản xuất trứng ..............................................................................13
2.4.2. Nhu cầu protein ...........................................................................................14
2.4.2.1 Nhu cầu sinh trưởng...................................................................................14

iii


2.4.2.2 Nhu cầu đẻ trứng .......................................................................................15
2.4.3. Nhu cầu vitamin và muối khoáng.................................................................15
2.5. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM...................17

2.5.1. Chọn lọc gà đẻ .............................................................................................17
2.5.2. Thức ăn và nuôi dưỡng gà sinh sản ..............................................................18
2.5.3. Quy luật của sự đẻ trứng .............................................................................18
2.5.4. Quy trình phòng bệnh ..................................................................................19
2.6. CÁC CHỈ TIÊU VỀ NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG TRỨNG........................19
2.6.1. Thành phần dinh dưỡng của trứng................................................................19
2.6.2. Sản lượng trứng ...........................................................................................20
2.6.3. Khối lượng trứng .........................................................................................20
2.6.4. Chất lượng trứng..........................................................................................20
2.6.5. Thành phần trứng gia cầm............................................................................21
2.6.6. Thành phần hóa học của lòng đỏ..................................................................22
2.6.7. Một số yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng quả trứng ...............22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM....................23
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .....................................................................23
3.1.1. Thời gian và địa điểm thực hiện...................................................................23
3.1.2. Động vật thí nghiệm ....................................................................................23
3.1.3. Chuồng trại thí nghiệm ................................................................................23
3.1.4. Thức ăn thí nghiệm ......................................................................................24
3.1.5. Quy trình phòng bệnh ở trại .........................................................................25
3.1.6. Dụng cụ thí nghiệm .....................................................................................25
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ....................................................................25
3.2.1. Bố trí thí nghiệm..........................................................................................25
3.2.2. Quy trình nuôi dưỡng...................................................................................26
3.2.3. Tiến hành thí nghiệm ...................................................................................26
3.2.4. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................................27
3.2.5. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật...............................................................................27
3.2.5.1 Chỉ tiêu năng suất trứng .............................................................................27
3.2.5.2 Các chỉ tiêu về chất lượng trứng.................................................................27
3.2.5.3 Phân tích thành phần dưỡng chất thức ăn. ..................................................28
3.2.6. Hiệu quả kinh tế...........................................................................................28


iv


3.2.7. Xử lý số liệu ................................................................................................28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................29
4.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM...29
4.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ..............................................................................29
4.2.1. Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng .....................29
4.2.2. Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng ...................31
4.2.3 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thí nghiệm.............................................37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................39
5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................39
5.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................40

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ca

Canxi

CP, %

Prôtêin thô

CSLTD


Chỉ số lòng trắng đặc

CSLD

Chỉ số lòng đỏ

DCP

Dicalciumphosphate

DM

Vật chất khô

DP1%

nghiệm thức dầu phộng 1%

DP3%

nghiệm thức dầu phộng 3%

EE

Béo thô

IB

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm


ILT

Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm

KPCS

Khẩu phần cơ sở

MC1%

nghiệm thức mỡ cá tra 1%

MC3%

nghiệm thức mỡ cá tra 3%

ME

Năng lương trao đổi

ND

Bệnh Newcastle

NDF

Xơ trung tính

NFE


Chiết chất không đạm

NT

Nghiệm thức

P

Phosphor

TN

Thí nghiệm

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn sản xuất của gà đẻ thương phẩm ISA Brown từ tuần 32 – 36.3
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn dinh dưỡng của gà trứng màu ISA Brown .............................3
Bảng 2.3: Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng của giống gà chuyên trứng ISA
Brown giai đoạn sau đỉnh cao 28 tuần đến kết thúc..................................................3
Bảng 2.4: Thành phần acid béo và năng lượng trong mỡ cá tra................................4
Bảng 2.5: Hàm lượng chất béo và tỉ lệ acid béo có trong dầu phộng ........................5
Bảng 2.6: Thành phần acid béo của dầu phộng ........................................................5

Bảng 2.7: Công thức của khẩu phần cơ sở ...............................................................5
Bảng 2.8: Ảnh hưởng bổ sung các mức độ mỡ cá tra và dầu phộng lên năng suất,
chất lượng trứng của gà đẻ thương phẩm ISA Brown giai đoạn 44 – 49 tuần tuổi....6
Bảng 2.9: Công thức của khẩu phần cơ sở ...............................................................6
Bảng 2.10: Ảnh hưởng các mức độ bổ sung mỡ cá và dầu phộng lên năng suất, chất
lượng trứng của gà đẻ thương phẩm ISA Brown giai đoạn 44 – 49 tuần tuổi ...........7
Bảng 2.11: Mức chất xơ khuyến cáo cho gà công nghiệp.......................................10
Bảng 2.12: Mức năng lượng trong khẩu phần theo tỷ lệ đẻ ....................................14
Bảng 2.13: tỷ lệ protein thô trong thức ăn gà đẻ ISA Brown tăng theo nhiệt độ môi
trường....................................................................................................................14
Bảng 2.14: Định mức Protein thô và năng lượng trao đổi của gà ISA Brown.........15
Bảng 2.15: Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong thức ăn cho gà đẻ (19 – 72 tuần tuổi).....17
Bảng 2.16: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu......................17
Bảng 2.17: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém ......................18
Bảng 2.18: Định mức thức ăn cho gà mái đẻ theo trọng lượng cơ thể và năng suất
trứng trong điều kiện nhiệt đới ..............................................................................18
Bảng 2.19: Lịch tiêm phòng vaccine cho gà đẻ......................................................19
Bảng 3.1: Công thức phối trộn khẩu phần cơ sở.....................................................24
Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các thức ăn thí nghiệm ở
trạng thái khô hoàn toàn ........................................................................................24
Bảng 3.3: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các thức ăn thí nghiệm ở
trạng thái cho ăn ....................................................................................................25
Bảng 3.4: quy trình phòng bệnh cho đàn gà ở trại..................................................25
Bảng 3.5: Bố trí thí nghiệm ...................................................................................26
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng................29

vii


Bảng 4.2: Lượng Protein (CP) và năng lượng trao đổi (ME) ăn vào ở các nghiệm

thức thí nghiệm......................................................................................................29
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng.............31
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các nghiệm thức thí nghiệm lên béo của trứng ..............31
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm.........................38

viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Gà mái ISA Brown ..................................................................................2
Hình 3.1: Đàn gà ISA Brown thí nghiệm (lúc 32 tuần tuổi) ...................................23
Hình 3.2: Tấm làm mát, máy bơm trước dãy chuồng và hệ thống quạt ở cuối dãy
chuồng...................................................................................................................23
Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của các nghiệm thức thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ và tiêu
tốn thức ăn.............................................................................................................30
Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của loại chất béo và lượng CP ăn vào đến trọng lượng
trứng......................................................................................................................32
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chỉ số hình dáng và màu lòng đỏ của trứng ở các nghiệm
thức thí nghiệm......................................................................................................33
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh đơn vị Haugh và độ dày vỏ của trứng ở các nghiệm thức
thí nghiệm ............................................................................................................34
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh chỉ số lòng trắng đặc và chỉ số lòng đỏ của trứng ở các
nghiệm thức thí nghiệm .........................................................................................35
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh tỷ lệ các thành phần của trứng ở các nghiệm thức thí
nghiệm ..................................................................................................................36
Hình 4.7: Biểu đồ so sánh hàm lượng béo và số gam béo/ trứng của trứng ở các
nghiệm thức thí nghiệm .........................................................................................37

ix



TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung mỡ cá tra, dầu phộng lên năng
suất chất lượng trứng của gà đẻ trứng thương phẩm giống ISA Brown lúc 32 – 36
tuần tuổi nuôi trên chuồng kín ở Đồng Nai” được bố trí theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và mười lần lặp lại:
Nghiệm thức 1: khẩu phần cơ sở bổ sung 1% mỡ cá tra
Nghiệm thức 2: khẩu phần cơ sở bổ sung 3% mỡ cá tra
Nghiệm thức 3: khẩu phần cơ sở bổ sung 1% dầu phộng
Nghiệm thức 4: khẩu phần cơ sở bổ sung 3% dầu phộng
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: chỉ tiêu năng suất trứng (tỷ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn),
chỉ tiêu chất lượng trứng (trọng lượng trứng, các chỉ tiêu về độ dày vỏ, chỉ số
Haugh, màu lòng đỏ, chỉ số hình dáng, chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ, tỷ lệ các
phần của trứng và béo tổng số của lòng đỏ) và hiệu quả kinh tế .
Sau thời gian nuôi thí nghiệm chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Về tỷ lệ đẻ: không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức
(P>0,05). Trong đó MC1% cho tỷ lệ đẻ cao nhất (97,2%), kế đến là DP1% (95%)
và thấp nhất là MC3% (89,6%).
Tiêu tốn thức ăn/ gà: có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức
(P<0,01). Cùng với tỷ lệ đẻ cao nhất thì TTTA/ gà ở MC1% cũng là cao nhất
(118,5g) và thấp nhất là DP1% (111,38g).
Tiêu tốn thức ăn/ trứng: do tỷ lệ đẻ là thấp nhất nên TTTA/ trứng ở MC3% là cao
nhất (129,98g), thấp nhất cũng là DP1% (117,66g) và sự khác biệt này cũng có ý
nghĩa thống kê (P<0,01).
Về các chỉ tiêu chất lượng trứng thì chỉ có trọng lượng trứng, hàm lượng béo/ trứng
và số gam béo/ trứng là có sự khác biệt về mặt thống kê (P<0,05), trọng lượng
trứng cao nhất là MC1%, đạt tới 65,55g kế đến là MC3% là 64,08g và cuối cùng
trọng lượng trứng nhỏ nhất là DP1% và DP3% (62,16g và 62,83g). Còn các chỉ
tiêu như màu lòng đỏ, độ dày vỏ, các chỉ số của trứng, tỷ lệ các thành phần của

trứng, chỉ số Hao và béo tổng số trong lòng đỏ thì khác biệt không ý nghĩa giữa các
nghiệm thức. Trong đó MC1% là nghiệm thức có các chỉ tiêu này cao hơn hết.
Về hiệu quả kinh tế: cao nhất là MC1% (742.585 đồng) và thấp nhất là DP3%
(371.184 đồng).
Nhìn chung, năng suất và chất lượng trứng của MC1% là cao nhất và tốt nhất
trong các nghiệm thức. Nên bổ sung 1% mỡ cá tra vào khẩu phần gà đẻ thương
phẩm ISA Brown 32 – 36 tuần tuổi là hiệu quả kinh tế nhất.

x


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi mức sống con người ngày càng được nâng cao thì yêu cầu về chất
lượng sản phẩm ngày càng được chú trọng, đặc biệt là các sản phẩm từ chăn nuôi.
Người chăn nuôi thì đòi hỏi năng suất chăn nuôi phải cao, thị trường tiêu thụ sản
phẩm rộng, còn người tiêu dùng thì ngoài việc đòi hỏi sản phẩm phải sạch thì một
một vấn đề không thể bỏ qua đó là sản phẩm đó phải đầy đủ và cân đối về mặt
dưỡng chất.
Trong ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay thì con gà đang chiếm giữ một vị trí hết
sức quan trọng, nó đã góp phần cung cấp một nguồn thực phẩm rất lớn cho con
người. Ngoài thịt ra thì trứng gà là một sản phẩm hết sức có giá trị, theo Bùi Xuân
Mến (2006) trứng được coi là nguồn protein an toàn nhất trong các nguồn protein có
nguồn gốc từ động vật, là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và khá cân bằng về mặt
dưỡng chất cũng như là các acid amin thiết yếu. Chính gì vậy mà hiện nay ngành
chăn nuôi gà lấy trứng rất được quan tâm phát triển.
Để nâng cao được năng suất cũng như chất lượng của quả trứng gà đã có rất nhiều
nghiên cứu khác nhau về nhiều lĩnh vực như: giống, chuồng trại, dinh dưỡng, thức
ăn... Trong đó, do thức ăn chiếm hơn 70 % trong cơ cấu giá thành sản phẩm nên nó
rất được quan tâm và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về nó.
Theo Dương Thanh Liêm (2003), trong nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ trứng thương

phẩm chất béo là một dưỡng chất rất quan trọng, chất béo là một nguồn cung cấp
năng lượng tuyệt vời, nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng
của quả trứng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng chất béo để bổ sung vào khẩu
phần thức ăn gà đẻ trứng là rất quan trọng.
Trong các nguồn cung cấp chất béo thì mỡ cá tra và dầu phộng đang rất được quan
tâm. Mỡ cá tra là một nguồn phụ phẩm rất phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Theo kế hoạch, năm 2010, sản lượng cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ đạt 1,5
triệu tấn, xuất khẩu đạt 600.000 tấn (theo tin từ báo Kinh Tế trên trang
baokinhteht.com.vn). Đây là một nguồn cung cấp mỡ cá tra dồi giàu, là nguồn cung
chất béo chất béo với đầy đủ các acid béo thiết yếu cần thiết cho cơ thể như acid
linoleic, acid linolenic, acid arachidonic. Nó đã và đang được tận dụng để đưa vào
làm thức ăn gia súc gia cầm.
Cây đậu phộng là một loại cây rất phổ biến ở nước ta. Đây là nguồn nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến dầu phộng. Dầu phộng cũng đã và đang được nghiên cứu để
bổ sung vào khẩu phần của một số loại gia súc gia cầm.
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu về “Ảnh hưởng của khẩu
phần bổ sung mỡ cá tra, dầu phộng lên năng suất, chất lượng trứng của gà đẻ
thương phẩm giống ISA Brown lúc 32 – 36 tuần tuổi nuôi trên chuồng kín ở
Đồng Nai ”.
Mục tiêu của đề tài: Xác định tỷ lệ mỡ cá tra và dầu phộng thích hợp lên năng suất,
chất lượng trứng và có hiệu quả kinh tế nhất.

1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ ISA BROWN
Theo Võ Bá Thọ (1996), gà ISA Brown là giống gà chuyên trứng có nguồn gốc từ
Pháp, là tổ hợp gà đẻ trứng nâu của viện chọn giống súc vật ISA. Đây là giống gà
được nhận xét là phù hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau ở nước ta, dễ thích

nghi với điều kiện khí hậu Việt Nam, cho năng suất trứng cao, tỷ lệ hao hụt thấp.
Hiện nay gà ISA Brown được nuôi rất phổ biến ở các tỉnh phía Nam với qui mô
công nghiệp.
Về ngoại hình gà bố mẹ: gà bố lông màu nâu đỏ, gà mẹ có màu lông trắng, gà mái
thương phẩm có màu lông nâu đỏ giống bố.

Hình 2.1: Gà mái ISA Brown

Theo tài liệu kỹ thuật của ISA (1993), gà đẻ thương phẩm ISA Brown 20 – 78 tuần
tuổi có đặc tính sản xuất như sau:
Tỷ lệ nuôi sống: 93,3 %.
Số trứng bình quân trên gà mái đầu kỳ: 320,6 quả
Khối lượng trứng bình quân trên gà mái đầu kỳ: 20,112 kg.
Khối lượng quả trứng bình quân từ tuần tuổi thứ 32 đạt trên 60g.
Rớt hột vào tuần tuẩi thứ 19, đẻ 50 % vào tuần thứ 21, tỷ lệ đạt đỉnh cao (93 %)
tuần thứ 26 – 33, và tuần 76 còn lại 73 %.
Đối với gà giống cha mẹ Isabrown, tài liệu kỹ thuật của ISA năm 1994 có giới thiệu
một số chỉ tiêu chuẩn từ tuần tuổi 20 – 70 như sau:
Tỷ lệ nuôi sống: 89,6 %.
Tuổi rớt hột: 20 tuần.
Tuổi đẻ được 50 %: 22 tuần.
Tuổi đẻ đạt đỉnh cao (92 %): tuần 28 – 32.
Tỷ lệ đẻ ở tuần 70: 65 %.

2


Số lượng trứng bình quân trên gà mái đầu kỳ vào đẻ: 265,5 quả.
Trong đó trứng đủ tiêu chuẩn để ấp: 228,22 quả.
Số gà con mái bình quân trên gà mái đầu kỳ vào đẻ: 90,7 con.

Tuổi đẻ trứng có tỷ lệ ấp nở cao (95 %): tuần 32 – 39.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn sản xuất của gà đẻ thương phẩm ISA Brown từ tuần 32 – 36

Tuần tuổi

Tỷ lệ đẻ, %

Trọng lượng trứng,
g

32
33
34
35
36

93
93
92,6
92,1
91,7

61,4
61,7
62
62,2
62,4

(Nguồn: Võ Bá Thọ (1996), tài liệu 1993)


Từ bảng 2.1 ta tính được tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng trung bình giai đoạn gà ISA
Brown từ 32 – 36 tuần tuổi là 92,48 % và 61,96g.
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn dinh dưỡng của gà trứng màu ISA Brown

Tiêu chuẩn dinh dưỡng

Gà đẻ 20 – 42 tuần tuổi

Gà đẻ sau 42 tuần tuổi

Năng lượng trao đổi, kcal/
kg
Protein thô %
Lyzin, %
Methionin %
Methioni + Cystein %
Canxi %
Phospho hấp thu %
Phospho tổng số %

2700 – 2800
17
0,74
0,34
0,62
3,4
0,45
0,65

2700 – 2800

15,5
0,68
0,31
0,58
3,7
0,35
0,55

(Nguồn: Lê Hồng Mận (2001))

Bảng 2.3: Khuyến cáo về nhu cầu dinh dưỡng của giống gà chuyên trứng ISA Brown giai
đoạn sau đỉnh cao 28 tuần đến kết thúc

Mức năng trao
đổi: 2750 – 2800
kcal/ kg TĂ

Lượng thức ăn gà ăn được (g/ con/ ngày)
100

105

110

115

120

125


Protein thô, %
Ca, %
P, %
Acid linoleic, %

19,5
4,2 – 4,4
0,41
1,25

18,6
4,1 –
4,3
0,39
1,20

17,7
3,9 –
4,1
0,37
1,15

17,0
3,8 –
4,0
0,35
1,10

16,3
3,6 – 3,8

0,34
1,05

15,5
3,5 –
3,7
0,31
1,00

(Nguồn: Dương Thanh Liêm (1999))

3


2.2. SƠ LƯỢC VỀ MỠ CÁ TRA VÀ DẦU PHỘNG
2.2.1. Thành phần acid béo của mỡ cá tra
Cá tra được xếp vào loại cá da trơn, hiện nay mỡ cá tra sẵn có trên thị trường, là phụ
phẩm của ngành công nghiệp chế biến cá nên giá rẻ và đây cũng là nguồn cung cấp
năng lượng quan trọng trong chăn nuôi hiện nay. Trong thành phần mỡ cá tra tỷ lệ 3
acid béo thiết yếu là acid linoleic (C18:2), acid linolenic (C18:3) và acid
arachidonic (C20:4) là khá cao, nên sử dụng mỡ cá tra trong khẩu phần nuôi dưỡng
sẽ đảm bảo nhu cầu acid béo thiết yếu đối với cơ thể gia súc gia cầm. Ngoài ra, theo
White more (1998), acid palmitic (C16.0) chiếm một tỷ lệ khá lớn trong thành phần
mỡ cá tra (24,27 – 30,11 %). Đây là acid béo no và chuỗi acid béo trung bình, nhìn
chung hấp thu kém, ngược lại acid oleic (C18:1) chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành
phần mỡ cá tra (36,37 – 38,27 %) là acid béo chưa no chuỗi dài được hấp thu và
tiêu hóa nhanh hơn.
Bảng 2.4: Thành phần acid béo và năng lượng trong mỡ cá tra

Acid béo


Phần lõng của mỡ, % Toàn bộ mỡ, %

Acid myristic C 14:0
Acid palmitic C 16:0
Acid stearic C18:0
Acid oleic C18:1
Acid linoleic C18:2
Acid linolenic C18:3
Acid arachidic C20:0
Acid gadoleic C20:1
Acid cetoleic C22:1
Acid arachidonic C20:4
Acid docosahexaenoic C22:6
Acid palmitoleic C16:1
Calories tổng ( kcal/ 100g)

3,37
24,27
6,30
36,37
13,40
0,76
0,32
0,90
0,48
0,91
2,50
2,22
898,47


4,09
30,11
7,11
38,27
13,16
0,47
0,33
0,91
0,43
0,31
0,84
1,27
898,29

(Nguồn: Châu Thị Ngọc Dung (2007))

2.2.2. Thành phần acid béo của dầu phộng
Theo Nông Thế Cận (2005), thành phần acid béo của dầu phộng có sự hiện diện đầy
đủ các acid béo. Trong đó, các acid béo không bão hòa chiếm tỷ lệ khá cao (trên 80
%). Đáng lưu ý là lượng acid linolenic dễ bị oxi hóa chỉ có 0,76 %, trái lại acid oleic
có khả năng chống chịu oxi cao (gần 47 %). Đây là yếu tố tạo ra độ bền của dầu
phộng.
Trong các acid béo bão hòa của dầu phộng, có acid arachidic 1,15 %, acid behenic
3,25 % và acid lignoceric 1,06 % với số lượng không lớn, nhưng ở nhiệt độ 8 – 12
0
C các acid này tạo vẩn đục của dầu, không phải là hiện tượng biến hóa hỏng.

4



Bảng 2.5: Hàm lượng chất béo và tỉ lệ acid béo có trong dầu phộng

Nguyên
liệu

Hàm lượng
chất béo, %

Hàm lượng acid
béo no, %

Hàm lượng Acid béo chưa no, %
1 nối đôi

Nhiều nối đôi

Dầu phộng

44,5

19,0

39,0

42,0

(Nguồn: Hoàng Đức Như (1997))

Bảng 2.6: Thành phần acid béo của dầu phộng


Acid béo

Tỷ lệ, %

Acid palmitic C 16:0
Acid palmitoleic C16:1
Acid stearic C18:0
Acid oleic C18:1
Acid linoleic C18:2
Acid arachidic C20:0
Acid béo khác

12,6
1,4
1,7
47,4
29,9
4,2
2,8

(Nguồn: P. S. Rao at al (1991))

2.2.3. Một số thí nghiệm bổ sung dầu mỡ đã từng tiến hành gần đây
Năm 2009, Lê Văn Hậu đã tiến hành thí nghiệm về việc bổ sung mỡ cá tra và dầu
phộng với tỷ lệ 1 và 3 % vào khẩu phần gà ISA Brown đẻ trứng thương phẩm giai
đoạn 44 – 49 tuần tuổi nuôi trên chuồng hở với các nghiệm thức như sau:
MC1%: khẩu phần cơ sở + mỡ cá tra 1 %.
MC3%: khẩu phần cơ sở + mỡ cá tra 3 %.
DP1%: khẩu phần cơ sở + dầu phộng 1 %.

DP3%: khẩu phần cơ sở + dầu phộng 3 %.
Bảng 2.7: Công thức của khẩu phần cơ sở

Thực liệu
Bắp
Cám
Bả dầu nành
Bột cá
Đá vôi
Bột sò
DCP
Muối
Premix vitamin
Tổng

Tỷ lệ, %
45,00
15,00
25,00
4,00
6,00
2,40
1,60
0,25
0,75
100,00

(Nguồn: Lê Văn Hậu (2009))

Kết quả thí nghiệm được công bố ở bảng 2.8:


5


Bảng 2.8: Ảnh hưởng bổ sung các mức độ mỡ cá tra và dầu phộng lên năng suất, chất lượng
trứng của gà đẻ thương phẩm ISA Brown giai đoạn 44 – 49 tuần tuổi

DP1%

DP3%

MC1%

MC3%

P

SE

Tỷ lệ đẻ, %
TTTĂ/ gà/ ngày
TTTĂ/ trứng/ ngày

77,58
143,85
109,87

76,69
145,48
109,79


74,32
151,35
109,84

76,87
148,05
109,65

0,31
0,10
0,32

1,27
2,94
0,06

TL Trứng, g
CSHD

65,17

0,05
0,64

0,67
0,40

0,01


<0,01

0,01
0,79

0,01
0,11

0,03

1,19

0,02

0,30

0,04

0,25

0,03
0,80
0,41

0,12
0,01
0,45

CSLĐ
CSLT

Màu lòng đỏ
Đơn vị Haugh
% Lòng trắng
% Lòng đỏ
% Vỏ
Độ dày vỏ, mm
Béo lòng đỏ, %

a

62,69

78,06
0,10
0,42

0,09

ab

0,40

7,56
65,76
23,42
10,82
0,40
30,18

64,60


77,70

ab

86,54

b

78,43

b

0,10

b

0,43

7,47
ab
a

83,56
64,45

b
b

24,38

11,18

ab

a

87,16

b

65,40

a

23,48

a

11,12

0,41
31,31

0,40
30,59

ab

78,18


ab

0,11
0,41

7,58
b

64,81
a
b

7,46
ab
ab
ab
ab

88,60
65,55
23,69
10,77
0,40
30,81

a
ab
ab
c


Trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
(Nguồn: Lê Văn Hậu (2009))

Cùng thời điểm với Lê Văn Hậu (2009) thì Trần Phước Hưng cũng tiến hành thí
nghiệm như trên nhưng gà dược nuôi trên chuồng kín với công thức khẩu phần cơ
sở như sau:
Bảng 2.9: Công thức của khẩu phần cơ sở

Thực liệu

Tỷ lệ, %

Bắp
Đậu nành
Cám gạo
Bột cá
Bột sò
DCP
Đá hạt
Muối ăn
Premix
Tổng

48,00
25,00
12,00
4,00
2,40
1,60
6,00

0,25
0,75
100,00

(Nguồn: Trần Phước Hưng (2009))

Kết quả thí nghiệm:

6


Bảng 2.10: Ảnh hưởng các mức độ bổ sung mỡ cá và dầu phộng lên năng suất, chất lượng trứng
của gà đẻ thương phẩm ISA Brown giai đoạn 44 – 49 tuần tuổi

MC1%
Tỷ lệ đẻ, %
TTTĂ/ gà/ ngày
TTTĂ/ trứng/ ngày
TL Trứng, g
% Lòng trắng
% Lòng đỏ
% Vỏ
CSHD
CSLĐ
CSLT
Đơn vị Haugh
Độ dày vỏ, mm
Màu lòng đỏ
Béo lòng đỏ, %


a

92,5
123,4
130,4
65,9
63,2
26,2
10,6
77,0
0,4
0,09a
84,8a
0,4
7,7
30,7

MC3%

DP1%

ab

b

90,8
122,7
132,2
65,7
63,2

26,2
10,6
75,7
0,4
0,08ab
80,8ab
0,4
7,8
31,1

89,3
121,1
133,9
67,1
62,7
26,9
10,4
76,4
0,4
0,08b
79,3b
0,4
7,6
30,5

DP3%
ab

90,6
121,23

130,9
66,1
62,9
26,8
10,4
75,7
0,4
0,08b
76,7b
0,4
7,4
30,9

P

SE

<0,01
0,20
0,43
0,55
0,47
0,09
0,26
0,17
0,84
<0,01
<0,01
0,98
0,13

0,76

0,6
0,9
1,6
0,8
0,3
0,3
0,1
0,4
0,0
0,0
1,5
0,0
0,1
0,4

Trong cùng một hàng, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê.
(Nguồn: Trần Phước Hưng (2009))

2.3. VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG THỨC ĂN GIA CẦM
2.3.1. Vai trò của năng lượng
Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng
của thức ăn. Năng lượng toả nhiệt tuỳ thuộc vào môi trường nuôi dưỡng, thành phần
dinh dưỡng của khẩu phần và trạng thái, chức năng sinh lý của cơ thể (Vũ Duy
Giảng, 1997).
Khi nhiệt độ môi trường tăng cao gà có phản ứng tự nhiên để chống lại là điều tiết
thân nhiệt bằng cách tăng tần số hô hấp, ăn ít, uống nhiều nước... Khi ấy việc tăng
năng lượng và protein trong khẩu phần là rất cần thiết để bù đắp hao tổn nói trên
nhưng khi tiếp tục tăng quá 27 % thì cơ thể gà sẽ bị rối loạn. Nếu nhiệt độ tiếp tục

tăng nữa thì cơ thể không bị mất năng lượng như trường hợp trên lúc này không nên
tăng năng lượng trong thức ăn mà còn phải giảm xuống một cách hợp lí (Dương
Thanh Liêm, 1999)
Ngoài ra, hàm lượng năng lượng của thức ăn gia tăng thì gà mái sẽ ăn ít đi. Quy luật
là sự tiêu tốn thức ăn sẽ giảm 4 % cho mỗi 50 kcal gia tăng. Nếu chỉ dựa trên sự gia
tăng trọng lượng của gà mái không thể biết được mức độ thức ăn. Bởi lẽ một phần
rất lớn năng lượng tiêu thụ được dùng vào việc tăng cường sản sinh nhiệt (Dương
Thanh Liêm ,1999).
Theo Nguyễn Nhựt Xuân Dung (1999), nhu cầu để sản xuất một quả trứng tiêu
chuẩn nặng 57 g là 122 kcal .

7


Năng lượng trong thức ăn của gà đẻ phụ thuộc vào hướng giống (trứng hay thịt),
hàm lượng protein trong thức ăn và mùa vụ. Cũng theo tác giả này thì gà mái tiêu
thụ thức ăn giảm khi hàm lượng năng lượng trong khẩu phần tăng và nhiệt độ môi
trường tăng. Như vậy, khi tăng hàm lượng năng lượng thì phải tăng hàm lượng
protein trong khẩu phần, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu protein và axit amin cho
gà (Scott ,1999)
2.3.1.1 Vai trò cung cấp năng lượng của chất bột đường
Theo Dương Thanh Liêm (2003), chất bột đường chiếm trên 50 % trong thức ăn gia
cầm. Đây là nguyên liệu ban đầu để chuyển hóa ra chất béo, cung cấp khung carbon
để tạo ra các acid amin không thiết yếu và nhiều chất khác trong cơ thể. Ngoài ra,
gia cầm có khả năng tiêu hóa chất bột đường rất tốt. Lúc mới nở ra gà con có thể ăn
tấm và trong đường tiêu hóa đã bắt đầu có men amylase để tiêu hóa tinh bột. Mặt
khác, gia cầm có mề có thể nghiền nát thức ăn hạt để tiêu hóa tinh bột vì thế bắp
xay mảnh gia cầm tiêu hóa tốt hơn heo. Tuy nhiên ở giai đoạn nhồi béo tỷ lệ tiêu
hóa tinh bột có kém hơn vì lượng thức ăn tiêu thụ quá nhiều.
Khi sử dụng củ bột hoặc mật đường để nuôi gia cầm thì cần lưu ý cung cấp đầy đủ

vitamin nhóm B, đặc biệt là B1 vì chúng tham gia hệ thống men để chuyển hóa tinh
bột. Nếu thiếu vitamin nhóm B thì sẽ làm giảm rất đáng kể khả năng lợi dụng tinh
bột của gia cầm (Dương Thanh Liêm, 1996)
2.3.1.2 Vai trò cung cấp năng lượng của chất béo
Trong thức ăn hỗn hợp cho gà, thành phần chất béo không nhiều nhưng không thể
thiếu. Hầu hết các lipit thực vật đều có chứa với tỷ lệ khác nhau 2 loại acid béo, là
acid béo bão hoà và acid béo chưa bão hoà. Trong đó các acid béo chưa bão hoà
như acid linoleic, acid lenolenic và acid arachinoic, đây là những acid béo thiết yếu
cho cơ thể gà (Võ Bá Thọ, 1996).
Theo Dương Thanh Liêm (2003) thì chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao cho
gia cầm. Năng lượng đốt cháy trong cơ thể của chất béo cao gấp 2 – 2,5 lần so với
bột đường và chất protein. Xu hướng trong dinh dưỡng người trên thế giới, người ta
sử dụng dầu thực vật, nên mỡ động vật ngày càng ít được sử dụng. Số lượng mỡ dư
này được dùng để làm giàu năng lượng trong thức ăn gia cầm vốn có nhu cầu năng
lượng cao hơn các loại thú khác.
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam (2002), 1 g mỡ cho 9,3 kcal năng lượng
tổng số. Vì năng lượng cao nên khi bổ sung thêm vào thức ăn gà thịt sẽ nâng cao
khả năng sinh trưởng của gia cầm đáng kể nơi giống gà có tốc độ sinh trưởng lớn.
Nếu khẩu phần có nhiều chất đạm thường khó nâng cao được giá trị năng lượng.
Nếu ta thêm chất béo vào sẽ cân đối tốt hơn.
Năng lượng tỏa nhiệt khi chuyển hóa chất béo ít hơn chuyển hóa chất đạm và chất
bột đường nên trong mùa hè giải quyết năng lượng bằng chất béo cho gà tốt hơn
chất bột đường và protein. Ngoài ra, acid linoleic dùng bổ sung năng lượng cho gà
nhưng không sinh thêm nhiều nhiệt, trong trường hợp gà bị stress do nóng, ăn
không hết khẩu phần, không hấp thu đủ năng lượng cần thiết ta có thể bổ sung cho
gà nhằm duy trì năng suất đẻ và kích cỡ trứng (Võ Bá Thọ, 1996).

8



Chất béo cũng là chất dung môi để hòa tan các vitamin và sắc tố tan trong béo giúp
cho cơ thể hấp thu thuận tiện. Nếu thiếu béo thì sự hấp thu carotene, vitamin A, D,
E, K sẽ giảm. Đặc biệt ở gia cầm chất béo xúc tiến hấp thu và tích lũy sắc tố vàng
để sơn màu lòng đỏ và da gà thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Chất béo
còn có tác dụng bôi trơn (lubriean) khi gia cầm nuốt thức ăn. Nếu ta thay thế bột
bắp, cám gạo bởi bột củ mì có rất ít chất béo thì gà ăn rất khó nuốt, từ đó nó ăn ít
thức ăn. Ngược lại nếu phun chất béo vào từ 4 – 5 % trong thức ăn thì thức ăn êm
dịu lại, ít bay bụi, gà sẽ ăn nhiều lên (Dương Thanh Liêm, 2003).
Ngoài ra, chất béo còn chứa acid linoleic rất cần thiết cho sự sinh trưởng và mọc
lông của gia cầm, nếu thiếu chúng thì gà sẽ còi cọc, trụi lông, lở da, gan bị tích mỡ.
Khả năng chống đở bệnh đường tiêu hóa sẽ giảm. Sức đẻ trứng của gia cầm sẽ
giảm, chất lượng trứng kém, có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ ấp nở. Từ acid linoleic cơ
thể có thể chuyển hóa thành acid arachidonic với sự có mặt của vitamin B6, từ acid
linolenic thì không (Dương Thanh Liêm, 2003).
Theo Bùi Xuân Mến (2007) thì acid linoleic phải có trong thức ăn của gà con nếu
không chúng sẽ sinh trưởng kém, gây tích lũy mỡ trong gan và dễ cảm nhiễm với
bệnh đường hô hấp. Những mái đẻ cho ăn thức ăn thiếu acid linoleic trầm trọng sẽ
làm cho gà đẻ trứng rất nhỏ và cho khả năng ấp nở kém.
2.3.2. Vai trò dinh dưỡng protein trong thức ăn gia cầm
Theo Dương Thanh Liêm (2003) vai trò của protein được trình bày như sau:
Protein tham gia cấu trúc tế bào, đơn vị quan trọng của sự sống. Ở gia cầm tế bào
lông vũ chủ yếu do protein cấu tạo nên. Vì vậy nếu trong thức ăn thiếu protein gia
cầm sẽ mọc lông chậm.
Cấu tạo nên chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học như: enzyme, hormone,
tế bào thần kinh để điều khiển mọi hoạt động sống trong cơ thể.
Cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận chuyển, dịch gian bào. Do
cấu trúc phức tạp, nhiều bậc và phân tử lớn nên protein có thể vận chuyển rất nhiều
hợp chất phức tạp và các ion, đặc biệt là các ion kim loại nặng. Phần lớn là do các
β-globulin đảm nhiệm, nó được coi là các protein vận chuyển.
Cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Chất kháng thể trong

máu chủ yếu là các γ-globulin. Một khẩu phần nếu thiếu protein sẽ làm cho cơ thể
chống đỡ bệnh tật kém, đáp ứng miễn dịch sau khi chủng ngừa yếu.
Cấu tạo nên chất thông tin di truyền, chủ yếu là các nucleoprotein.
Cấu tạo nên hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức năng sinh sản duy trì nòi
giống.
Khi protein chuyển hóa, phân giải nó cung cấp năng lượng tương đương với năng
lượng của tinh bột cung cấp cho cơ thể hoạt động sống.
Protein bảo đảm cho cơ thể sinh trưởng lớn lên bình thường. Nếu thiếu gia cầm
chậm lớn, chậm thay lông.
Cuối cùng protein là nguyên liệu chính cấu tạo nên sản phẩm thịt, trứng gia cầm để
cung cấp thực phẩm giàu protein cho con người.
9


2.3.3. Vai trò chất xơ trong thức ăn gia cầm
Theo Dương Thanh Liêm (2003), do ống tiêu hóa của gia cầm rất ngắn và hệ vi sinh
vật để phân giải chất xơ kém phát triển nên gia cầm tiêu hóa chất xơ rất khó khăn. Ở
gà con hầu như không tiêu hóa được chất xơ. Ở gà trưởng thành, manh tràng chúng
có sự hoạt động của vi sinh vật nên có thể tiêu hóa được một lượng thấp chất xơ,
khoảng từ 3 – 6 %. Vì lẽ đó về mặt giá trị dinh dưỡng coi như chúng không có giá
trị. Tuy nhiên về tác dụng khác của chất xơ trong thức ăn cũng nên lưu ý.
Chất xơ có trong thức ăn với tỷ lệ vừa phải, có tác dụng kích thích nhu động diều,
dạ dày cơ, ruột già làm cho sự chuyển vận thức ăn trong ống tiêu hóa và tạo ra
khuôn phân giúp cho gia cầm đi tiêu phân bình thường (Dương Thanh Liêm, 2003).
Đối với gia cầm giống, trong giai đoạn nuôi hậu bị, chất xơ trong thức ăn có tác
dụng kích thích dạ dày cơ và dung tích ống tiêu hóa phát triễn. Điều này rất có lợi
cho giai đoạn đẻ trứng sau này. Ứng dụng điều này, trong thức ăn để nuôi gà giống
ta có thể đưa chất xơ từ 3 % (giai đoạn gà con), giai đoạn gà giò tăng dần lên 4 %
rồi 5 % thậm chí có thể đến 6 % trong khẩu phần tùy theo giống.
Khi ta hạn chế thức ăn để tránh sự mập mỡ của gia cầm, nếu tăng chất xơ trong

khẩu phần lên sẽ tránh sự cắn mổ lẫn nhau. Tuy nhiên, chất xơ tăng lên quá nhiều
trong thức ăn sẽ làm giảm thấp sự tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức
ăn mà quan trọng nhất là protein và chất bột đường, cản trở tiêu hóa, làm giảm giá
trị năng lượng thức ăn làm giảm sức sản xuất của gia cầm, làm giảm tính ngon
miệng của gia cầm. Tóm lại, tùy theo giống, lứa tuổi gia cầm, mục tiêu chăn nuôi
hay phương thức chăn nuôi mà người ta khuyến cáo cụ thể mức chất xơ thích hợp
trong thức ăn của gia cầm (Dương Thanh Liêm, 2003).
Bảng 2.11: Mức chất xơ khuyến cáo cho gà công nghiệp

Các loại gà

Tỷ lệ xơ trong thức ăn, %

Gà con nuôi ăn thịt
Gà giò nuôi ăn thịt
Gà con nuôi làm giống
Gà giò hậu bị giống (8 – 13 tuần)
Gà giò hậu bị giống (14 – 21 tuần)
Gà mái đẻ trứng

3
4
3–4
4–5
5–6
4–5

(Nguồn: Dương Thanh Liêm (2003))

2.3.4. Vai trò của chất khoáng

Người ta phát hiện trong cơ thể động vật có tới 70 nguyên tố của bảng hệ thống tuần
hoàn. Bao gồm các nguyên tố vi lượng, đa lượng và các nguyên tố khác (Melekhin
và Gridin, 1997).
Các nguyên tố vi lượng bao gồm: mangan, kẽm, sắt, iod, đồng, coban… Đây là các
chất xúc tác trong quá trình đồng hóa và dị hóa, là thành phần chất không thể thiếu
được trong cấu trúc các tổ chức của cơ thể (Lê Văn Năm, 2004).
Canxi và phospho: giữ vai trò dinh dưỡng khoáng quan trọng, trước hết nó là thành
phần cấu trúc của xương, răng. P là thành phần của acid nucleic, phospholipid, tham
10


gia vào những phản ứng phosphoryl hóa và những phản ứng chuyển hóa năng
lượng. Ca, Mg có vai trò quan trọng trong kích thích thần kinh hai nguyên tố này có
tác dụng ức chế sự hưng phấn cho nên nếu thiếu chúng sẽ xuất hiện quá trình hưng
phấn, nếu nghiêm trọng sẽ xuất hiện co giật, liệt. Do những vai trò như vậy nên khi
thiếu Ca, P sẽ có những biểu hiện xấu đến khả năng sinh sản, tốc độ sinh trưởng,
khả năng sản xuất của vật nuôi.
Đối với gà đẻ trứng Ca rõ ràng có ảnh hưởng quan trọng một gà mái nặng 2 kg có
khoảng 135ml máu chứa 25 mg Ca, trong 15 giờ canxi hóa vỏ trứng nó sử dụng 100
mg canxi mỗi giờ. Như vậy cứ 15 phút canxi huyết tương lại đổi một lần do gà mái
đẻ có tốc độ chuyển đổi canxi rất mạnh. Nếu không cung cấp đủ canxi gà mái đẻ
trứng có vỏ mỏng, dễ vỡ không đủ tiêu chuẩn trứng giống và thương phẩm.
Cần cung cấp đầy đủ canxi cho cho gà mái để phục hồi lại kho dự trữ xương. Có thể
dự trữ canxi dưới dạng carbonate canxi (40 % Ca), bột sò (30 – 35 % Ca), bột
xương (23 % Ca) (Nguyễn Thị Đào, 1999).
Muối ăn: cần cho việc hình thành dịch vị tiêu hóa, duy trì pH ổn định, duy trì sự cân
bằng các dịch thể, áp lực thẩm thấu bên trong cơ thể.
Mangan: cần cho cấu tạo xương, chống bệnh Perosis, tăng tỷ lệ ấp nở, trnáh tình
trạng phôi dị dạng.
Iod: cần cho tuyến giáp trạng tiết hoormone thyroxin, điều hòa trao dổi năng lượng.

Thiếu iod gà còi cọc giảm đẻ.
Selen: có quan hệ chặt chẽ đến trao đổi chất của vitamin E, dùng phòng bệnh thoái
hóa cơ, tích nước xoang bụng do thiếu vitamin E (Võ Bá Thọ, 1996).
2.3.5. Vai trò của vitamin
Vai trò của vitamin trong cơ thể là xúc tác nên chỉ cần lượng vitamin rất ít mà các
chuyển hóa trong cơ thể cũng đạt tốc độ phản ứng nhanh và hiệu quả sử dụng cao.
Vitamin A cần cho việc bảo vệ niêm mạc, nội mạc của cơ thể chống lại sự xâm
nhập của mầm bệnh. Thiếu vitamin A gà có biểu hiện khô lông, khô da, viêm kết
mạc mắt, gà còi cọc, rối lọan thần kinh gà chết ồ ạt như bị dịch. Gà mái đẻ
giảm,trứng ấp nở kém.
Vitamin D là tác nhân chống còi xương. Thiếu D3 gà chậm lớn, xương bị biến dạng,
gà giảm đẻ, vỏ trứng miềm, tỷ lệ ấp nở giảm.
Vitamin E tác dụng trên khả năng sinh sản của gà. Thiếu vitamin E gà trống bị teo
dịch hoàn, gà mái bị thoái hóa buồng trứng khả năng thụ tinh ấp nở giảm hoặc mất
hẳn.
Vitamin B1 là tác nhân chống phù thủng, viêm thần kinh đóng vai trò quan trọng
trong trao đổi chất bột đường.
Vitamin B2 là nhân tố quan trọng cho quá trình oxi hóa của tế bào, chống rối lọan
thần kinh, đảm bảo tỷ lệ đẻ. Thiếu B2 gà bị khèo chân chậm lớn. Nếu bệnh nặng thì
bị liệt, run rẩy và chết trong 3 tuần đầu tiên.
Vitamin B6 cần cho quá trình trao đổi chất đạm, chất béo để phát triển cơ thể, chống
viêm da.
11


Vitamin B12 rất quan trọng trong cấu tạo máu, tổng hợp các protit tế bào, thúc đẩy
quá trình sinh trưởn bình thường của cơ thể, mọc lông, đảm bảo tỷ lệ ấp nở của
trứng.
Vitamin K là nhân tố làm đông máu, chống chảy máu.
Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho gia cầm đối với các yếu tố stress hoặc bị bệnh

và tránh tình trạng vỏ trứng bị mỏng (Võ Bá Thọ, 1996).
2.3.6. Vai trò của nước
Theo Lê Văn Năm (2004), nguyên tắc bất di bất dịch trong chăn nuôi gà là phải có
nguồn nước dồi giàu, ổn định và càng sạch càng tốt. Nước cần cho việc phân giải
protein, lipid, Glucid. Nuớc tạo điều kiện để thấm hút các chất khoáng, các vitamin
và các sản phẩm phân giải khác. Nước là môi trường cần thiết cho các quá trình lên
men của trao đổi chất trong cơ thể cũng như đối với sự thẩm thấu và khuếch tán các
chất. Nó vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm của trao đổi chất trong
cơ thể.
Nếu không có nước gia cầm sẽ bị chết nhanh hơn là bị đói hoàn toàn. Người ta biết
rằng thiếu thức ăn gia cầm có thể sống được hơn 12 ngày, không có nước gà sẽ chết
vào ngày thứ 3 – 4. Gia cầm càng non cơ thể càng chứa nhiều nước. Như vậy nước
tỷ lệ với khối lượng của cơ thể (Bùi Thị Kim Dung, 1996).
2.4. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ MÁI ĐẺ
2.4.1. Nhu cầu năng lượng
2.4.1.1 Nhu cầu duy trì
Theo Bùi Xuân Mến (2007) thì nuôi gia cầm cho mục đích sản xuất, trước hết phải
nuôi dưỡng để duy trì sự sống, mặc dù chúng có sản xuất hay không. Một lượng
đáng kể thức ăn tiêu tốn của gia cầm là sử dụng cho duy trì sự sống. Nhu cầu năng
lượng để duy trì của gia cầm bao gồm sự trao đổi cơ bản và hoạt động bình thường.
Trao đổi cơ bản là sự tiêu phí năng lượng tối thiểu hoặc sự sinh nhiệt trong những
điều kiện khi ảnh hưởng của thức ăn, nhiệt độ môi trường và hoạt động chủ động bị
loại ra. Sự sinh nhiệt cơ bản thay đổi theo độ lớn của vật nuôi, nhìn chung thì độ lớn
của vật nuôi tăng thì sự sinh nhiệt cơ bản trên một đơn vị thể trọng giảm. Sự sinh
nhiệt cơ bản của gà con mới nở vào khoảng 5,5 calo trên một gam thể trọng trong
một giờ, nhưng trái lại đối với gà mái trưởng thành thì chỉ cần phân nữa số năng
lượng này.
Năng lượng yêu cầu cho hoạt động có thể thay đổi đáng kể, thường được ước tính
bằng khoảng 50 % của sự trao đổi cơ bản. Điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những
điều kiện chuồng trại cũng như giống gia cầm được nuôi. Sử dụng chuồng lồng làm

giới hạn các hoạt động sẽ dẫn đến sự tiêu phí năng lượng thấp hơn, cỡ khoảng 30 %
của sự trao đổi cơ bản so với nuôi nền.
Mặc dù thực tế những động vật lớn hơn yêu cầu năng lượng duy trì thấp hơn trên
một đơn vị thể trọng, nhưng tổng năng lượng cần cho những động vật lớn hơn lại
cao hơn nhiều so với vật nhỏ hơn. Từ quan điểm thực tiễn cho thấy, một gà mái sản
xuất trứng có độ lớn cơ thể nhỏ nhất, đẻ trứng lớn và sức sống cao sẽ có khả năng
chuyển đổi thức ăn thành sản phẩm đạt hiệu quả nhất, vì tiêu phí năng lượng duy trì
12


×