Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ẢNH HƯỞNG của VIỆC bổ SUNG bột tỏi và kết hợp với bột GỪNG lên KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG và CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT của gà COBB 500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.05 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD

HỨA TRƢỜNG DUY

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI
VÀ KẾT HỢP VỚI BỘT GỪNG LÊN KHẢ NĂNG
SINH TRƢỞNG VÀ CHẤT LƢỢNG THÂN THỊT
CỦA GÀ COBB 500

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI
VÀ KẾT HỢP VỚI BỘT GỪNG LÊN KHẢ NĂNG
SINH TRƢỞNG VÀ CHẤT LƢỢNG THÂN THỊT
CỦA GÀ COBB 500

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

TS. Nguyễn Thị Kim Khang

Hứa Trƣờng Duy
MSSV: LT11001
Lớp: CNTY- Liên thông K37

Cần Thơ, 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI
VÀ KẾT HỢP VỚI BỘT GỪNG LÊN KHẢ NĂNG
SINH TRƢỞNG VÀ CHẤT LƢỢNG THÂN THỊT
CỦA GÀ COBB 500

Cần thơ, ngày….tháng….năm 2013

Cần thơ, ngày….tháng….năm 2013

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


DUYỆT BỘ MÔN

TS. Nguyễn Thị Kim Khang

Cần thơ, ngày….tháng….năm 2013
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả
trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trƣớc đây.
Tác giả

Hứa Trƣờng Duy

i


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều
kiện cho tôi hoàn thành khóa học này.
Quý thầy cô của bộ môn Chăn nuôi, quý thầy cô đang giảng dạy tại trƣờng đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học tập.
Thạc sĩ Lê Thanh Phƣơng công ty Emivest đã tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí để tôi
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn:
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tận tình giúp đỡ, động viên và hƣớng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài.

Cô Nguyễn Thị Thủy đã giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi và tất cả các bạn lớp Chăn nuôi –
Thú y K37 trong những năm học vừa qua.
Tất cả các anh chị em công nhân và các cô chú trong trại gà Kim Ngân đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài ở trại.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những ngƣời thân trong gia đình đã hết lòng yêu
thƣơng, dạy dỗ anh em chúng tôi trở thành những ngƣời có ít cho xã hội.

Hứa Trƣờng Duy

ii


TÓM LƢỢC
Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi và sự kết
hợp giữa bột tỏi và bột gừng lên năng suất sinh trưởng và chất lượng thân thịt ở
giống gà thịt Cobb 500. Thí nghiệm được thực hiện trong bốn tuần với 450 con gà
ở 15 ngày tuổi. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức
(NT) tương ứng với các khẩu phần thức ăn như sau NT đối chứng (ĐC) gà được
cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS); 0,5T bao gồm KPCS + 0,5% bột tỏi; và
0,5T+0,25G bao gồm KPCS + 0,5%bột tỏi + 0,25% bột gừng. Thí nghiệm được lặp
lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 50 gà.
Kết quả phân tích cho thấy khối lượng (KL) và tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) của gà
ở 3 NT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tuần 3 (P<0,05) trong đó cao nhất là
NT 0,5T + 0,25G (1048,1 g và 71,7 g), kế đến là NT 0,5T (1017,3 g và 67,6 g) và
thấp nhất là NT ĐC (986,5 g và 63,8 g). KL và TTTĐ của gà từ tuần 4 đến tuần 6
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các NT (P>0,05). Tiêu tốn thức ăn
(TTTA) của gà ở tuần 3 giữa các NT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05),
cao nhất ở NT0,5T + 0,25G (100,1 g), tiếp theo là ở NT0,5T (98,6 g) và thấp nhất
là ở NT ĐC (97,3 g). TTTA của gà từ tuần 4 đến tuần 6 khác biệt không có ý nghĩa
thống kê giữa các NT (P>0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) của gà qua

các tuần tuổi không có sự sai khác về mặt thống kê (P>0,05). Kết quả phân tích
hiệu quả kinh tế cho thấy NT bổ sung 0,5% tỏi có lợi nhuận cao hơn 10% so với ĐC
và 5% so với NT còn lại.
Kết quả mổ khảo sát trên gà thí nghiệm ở thời điểm 42 ngày tuổi cho thấy việc bổ
sung bột tỏi và sự kết hợp giữa bột tỏi và gừng không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về
chất lượng thân thịt như KL sống, KL sau cắt tiết, KL sau nhổ lông, KL thân thịt,
%KL thân thịt/KL sống, KL ức, %KL ức/KL thân thịt, KL đùi, và KL nội tạng. Tuy
nhiên, kết quả phân tích cho thấy giới tính có ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt
của gà trong đó con trống có KL sống, KL sau cắt tiết, KL sau nhổ lông, KL thân
thịt, KL ức và KL thịt ức lần lượt là 3360 g, 3220 g, 3153 g, 2950 g, 1016 g và
833,3g cao hơn so với con mái (2627,7 g, 2536,7 g, 2446,7 g, 2325 g, 750 g và
646,7 g), (P<0,05).
Từ kết quả thí nghiệm có thể đề nghị nên bổ sung 0,5% tỏi hoặc 0,5% tỏi và 0,25%
gừng vào khẩu phần của gà thịt để cải thiện năng suất sinh trưởng và làm giảm chi
phí thức ăn.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................... ii
TÓM LƢỢC ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ ix
CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 1
CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................. 2

2.1 ĐẶT ĐIỂM CỦA GÀ THỊT COBB 500 ....................................................... 2
2.2 NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA GÀ THỊT................................................. 3
2.2.1 Chất dinh dƣỡng .......................................................................................... 3
2.2.1.1 Nhu cầu và vai trò năng lƣợng ................................................................. 3
2.2.1.2 Nhu cầu và vai trò protein ........................................................................ 4
2.2.1.3 Nhu cầu và vai trò chất béo ...................................................................... 6
2.2.1.4 Nhu cầu và vai trò chất khoáng ................................................................ 7
2.2.2 Nhu cầu nƣớc uống ..................................................................................... 7
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
THÂN THỊT......................................................................................................... 9
2.3.1 Chuồng nuôi ................................................................................................ 9
2.3.2 Nhiệt độ ....................................................................................................... 9
2.3.3 Ẩm độ ......................................................................................................... 10
2.3.4 Sự thông thoáng ......................................................................................... 10
2.3.5 Ánh sáng..................................................................................................... 10
2.3.6 Mật độ ........................................................................................................ 11
2.4 CÂY TỎI ...................................................................................................... 11
2.4.1 Giới thiệu .................................................................................................... 11
2.4.2 Thành phần hóa học ................................................................................... 12
2.4.3 Một số chế phẩm từ tỏi............................................................................... 14
2.4.4 Một số nghiên cứu về sử dụng của tỏi trong chăn nuôi ............................. 15
2.5 CÂY GỪNG ................................................................................................. 16
2.5.1 Giới thiệu .................................................................................................... 16
2.5.2 Thành phần hóa học ................................................................................... 18
iv


2.5.3 Một số nghiên cứu về sử dụng của gừng trong chăn nuôi ......................... 19
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............... 22
3.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .................................................................. 22

3.1.1 Thời gian và địa điểm................................................................................. 22
3.1.2 Đối tƣợng thí nghiệm ................................................................................. 22
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm............................................................................... 22
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm .................................................................................... 23
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................... 23
3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................................................. 23
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 23
3.2.2 Chăm sóc nuôi dƣỡng ................................................................................ 24
3.2.2.1 Thức ăn .................................................................................................... 24
3.2.2.2 Chế độ chiếu sáng ................................................................................... 24
3.2.2.3 Vệ sinh chuồng trại ................................................................................. 25
3.2.2.4 Quy trình phòng bệnh.............................................................................. 25
3.2.3 Ghi nhận số liệu và các chỉ tiêu theo dõi ................................................... 26
3.2.3.1 Điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng nuôi ............................................... 26
3.2.3.2 Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải ................................................................. 26
3.2.3.3 Khối lƣợng và tăng trọng ........................................................................ 26
3.2.3.4 Tiêu tốn thức ăn....................................................................................... 27
3.2.3.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn ....................................................................... 27
3.2.4 Xử lý số liệu .............................................................................................. 27
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .......................................................... 28
4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM ................................... 28
4.2 NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM CHUỒNG NUÔI ................................................. 28
4.3 TỶ LỆ HAO HỤT VÀ TỶ LỆ LOẠI THẢI ............................................... 30
4.4 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI VÀ KẾT HỢP BỘT
GỪNG LÊN KHỐI LƢỢNG CỦA GÀ .............................................................. 31
4.5 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI VÀ KẾT HỢP BỘT
GỪNG LÊN TĂNG TRỌNG CỦA GÀ ............................................................ 32
4.6 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI VÀ KẾT HỢP BỘT
GỪNG LÊN TIÊU TỐN THỨC ĂN CỦA GÀ .................................................. 33
4.7 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI VÀ KẾT HỢP BỘT

GỪNG LÊN HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN ............................................ 34
4.8 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT TỎI VÀ KẾT HỢP BỘT
GỪNG LÊN CHẤT LƢỢNG THÂN THỊT ....................................................... 35
v


4.9 ẢNH HƢỞNG CỦA GIỚI TÍNH ĐẾN CHẤT LƢỢNG THÂN THỊT ..... 37
4.10 HIỆU QUẢ KINH TẾ ................................................................................. 39
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 41
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................. 41
5.2 ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 42
PHỤ CHƢƠNG

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết
CP
ME

Ý nghĩa
Đạm thô
Năng lƣợng trao đổi

TA
GT
KL


Thức ăn
Giới tính
Khối lƣợng

NT
ĐC

Nghiệm thức
Đối chứng

NĐTB
AĐTB

Nhiệt độ trung bình
Ẩm độ trung bình

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

TTTĐ
KLBĐ
HSCHTA

Tăng trọng tuyệt đối
Khối lƣợng ban đầu
Hệ số chuyển hóa thức ăn

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt trống Cobb 500 ............... 2
Bảng 2.2: Khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt mái Cobb 500.................. 3
Bảng 2.3: Khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn trung bình của gà thịt Cobb 500 ....... 3
Bảng 2.4: Nhu cầu dinh dƣỡng trong khẩu phần thức ăn của gà thịt .................. 4
Bảng 2.5: Nhiệt độ tƣơng quan giữa môi trƣờng và thân nhiệt của gà .............. 10
Bảng 2.6: Thành phần hóa học của tỏi ............................................................... 13
Bảng 2.7: Thành phần hóa học của bột tỏi ......................................................... 13
Bảng 3.1: Thành phần dinh dƣỡng của các loại thức ăn theo từng giai đoạn .... 24
Bảng 3.2: Quy trình tiêm phòng trên gà ............................................................. 25
Bảng 4.1: Nhiệt độ chuồng nuôi ........................................................................ 28
Bảng 4.2: Ẩm độ chuồng nuôi ........................................................................... 29
Bảng 4.3: Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải ........................................................... 30
Bảng 4.4: Khối lƣợng gà qua các tuần tuổi ........................................................ 31
Bảng 4.5: Tăng trọng của gà qua các tuần tuổi .................................................. 33
Bảng 4.6: Tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi ........................................ 34
Bảng 4.7 Hệ số chuyển hóa thức ăn qua các tuần tuổi....................................... 35
Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột tỏi và kết hợp bột gừng đến
chất lƣợng thân thịt............................................................................................. 36
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng của giới tính đến chất lƣợng thân thịt của gà ................. 38
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế ............................................................................... 40

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hình gà thịt Cobb 500 .........................................................................2
Hình 2: Chuồng nuôi gà thí nghiệm .................................................................22

Hình 3: (a) Máy sƣởi, (b) Máng ăn cho gà....................................................... 23

ix


CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chăn nuôi gà công nghiệp đã và đang phát triển mạnh cung cấp một
lƣợng lớn sản phẩm thịt cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc, các giống gà thịt cao sản
chủ yếu nhƣ gà Cornish, Ros 308, Cobb 500...với những đặc tính tốt nhƣ năng suất
sinh trƣởng cao, thời gian nuôi ngắn, năng suất, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp…
Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp thì việc sử dụng
kháng sinh với liều cao hoặc không đảm bảo thời gian ngƣng thuốc trƣớc khi giết
thịt sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng nhƣng dùng với liều thấp lại dẫn
đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. Chính vì vậy, khuynh hƣớng sử dụng
các kháng sinh thảo dƣợc (Phytocide) thay thế kháng sinh tân dƣợc đang đƣợc mở
rộng nghiên cứu và là biện pháp phòng bệnh tốt nhất nhằm nâng cao năng suất,
chất lƣợng và sức khỏe vật nuôi, đồng thời hƣớng tới tạo ra sản phẩm sạch và an
toàn hiện nay.
Tỏi và gừng là một trong những loại dƣợc thảo đƣợc sử dụng trong y học con
ngƣời và chăn nuôi. Tỏi (Allium sativum L.) rất giàu các hợp chất chứa gốc sulfur
và các tiền tố (allicin, diallyl sulfide và diallyl trisulfide) trong đó allicin đƣợc xem
là thành phần hoạt hóa tiềm năng của tỏi. Các hợp chất này với các đặc tính sinh
học và có tác dụng tốt đến làm giảm cholesterol ở ngƣời cũng nhƣ các sản phẩm
chăn nuôi (Silagy và Neil, 1994; Konjufca et al., 1997; Chowdhury et al., 2002). Ở
gà, tỏi đƣợc xem nhƣ là một chất bổ sung thức ăn tự nhiên, giúp cải thiện tốc độ
tăng trƣởng, giảm HSCHTA, và giảm tỷ lệ tử vong (Tollba và Hassan, 2003).
Lewis et al., (2003) bổ sung bột tỏi trong khẩu phần của gà thịt có ảnh hƣởng lên
năng suất và hoạt động của vi khuẩn đƣờng ruột.
Gừng cũng chứa các hợp chất nhƣ zingerol và shogaol có tác dụng kích thích hoạt
động của hệ thống miễn dịch, cải thiện tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn, từ đó

giảm đƣợc giá thành sản phẩm. Ademola et al., (2009) kết luận rằng gà thịt ăn
khẩu phần bổ sung hỗn hợp tỏi và gừng đạt khối lƣợng cao nhất cũng nhƣ có hiệu
quả trong việc giảm mỡ bụng, cholesterol và triglycerol so với gà chỉ bổ sung gừng
hoặc tỏi.
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung bột tỏi và kết hợp
với bột gừng lên khả năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà Cobb
500” đƣợc thực hiện.
Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát ảnh hƣởng của việc bổ sung bột tỏi và kết hợp
bột gừng lên năng suất sinh trƣởng và chất lƣợng thân thịt của gà Cobb 500. Qua
đó có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào chăn nuôi để tạo ra sản phẩm thịt
chất lƣợng và an toàn cho con ngƣời đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà
chăn nuôi.
1


CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG GÀ THỊT COBB 500
Giống gà Cobb 500 bố mẹ đƣợc công ty Emivest nhập từ Mỹ. Công ty nuôi gà
Cobb 500 bố mẹ để sản xuất gà con. Sau đó gà con đƣợc đƣa về các trại nuôi gia
công và một số khác bán ra thị trƣờng.

(Nguồn: www.cobb-vantress.com)
Hình 1: Hình gà thịt Cobb 500

Gà giống Cobb 500 là gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, thân hình
bầu đẹp. Gà tăng trọng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, sức đề kháng và sự
thích nghi tốt, gà dễ nuôi, mau lớn. Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt
Cobb 500 đƣợc thể hiện qua các bảng 2.1, 2.2 và 2.3.
Bảng 2.1: Khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt trống Cobb 500
Tuần tuổi


Ngày tuổi

Khối lƣợng bình
quân (gram)

Hệ số chuyển hóa
thức ăn

1
2
3
4
5
6
7

7
14
21
28
35
42
49

170
449
885
1478
2155

2839
3486

0,836
1,047
1,243
1,417
1,569
1,700
1,847

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500, 2008)

2


Bảng 2.2: Khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt mái Cobb 500
Tuần tuổi

Ngày tuổi

Khối lƣợng bình
quân (gram)

Hệ số chuyển hóa
thức ăn

1
2
3

4
5
6
7

7
14
21
28
35
42
49

158
411
801
1316
1879
2412
2867

0,876
1,071
1,280
1,475
1,653
1,820
1,388

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500, 2008)


Bảng 2.3: Khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn trung bình của gà thịt Cobb 500
Tuần tuổi

Ngày tuổi

Khối lƣợng bình
quân (gram)

Hệ số chuyển hóa
thức ăn

1
2
3

7
14
21

164
430
843

0,856
1,059
1,261

4
5

6
7

28
35
42
49

1397
2017
2626
3177

1,446
1,611
1,760
1,902

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500, 2008)

2.2 NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA GÀ THỊT
2.2.1 Chất dinh dƣỡng
Các chất dinh dƣỡng chủ yếu đối với động vật là năng lƣợng, protein, khoáng và
vitamin.
Đối với gà, tốc độ tăng trƣởng nhanh ở tuần đầu. Vì vậy trong giai đoạn này cần
phải chú ý đến thành phần của khẩu phần và chất lƣợng của từng thành phần trong
khẩu phần thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
2.2.1.1 Nhu cầu và vai trò năng lượng
Mọi hoạt động của cơ thể đều phải dùng năng lƣợng để biến thành nhiệt năng,
cuối cùng nhiệt năng sẽ biến thành công năng tác động lên các cơ quan cần hoạt

động của cơ thể một cách nhịp nhàng.

3


Nguồn năng lƣợng trong thức ăn không đƣợc cơ thể đồng hóa hoàn toàn, thƣờng
chỉ 70 – 90% giá trị năng lƣợng toàn phần, phần còn lại bị mất đi cùng với phân,
nƣớc tiểu và thải nhiệt.
Nguồn cung cấp năng lƣợng chủ yếu cho gà chủ yếu là glucid (chất bột đƣờng) và
lipid (chất béo) trong thức ăn (Võ Bá Thọ, 1996). Năng lƣợng dƣ thừa sẽ đƣợc gia
cầm tích luỹ dƣới dạng mỡ. Năng lƣợng trong khẩu phần không đƣợc thấp dƣới
1.500 Kcal/kg thức ăn (Nguyễn Chí Bảo,1978).
Nhu cầu năng lƣợng của gà trong năm tuần đầu khoảng 2.900 Kcal/kg thức ăn
(Lƣơng Đức Phẩm, 1981). Yêu cầu năng lƣợng cho gà con tƣơng đối cao, nhất là
nuôi gà thịt 3000 – 3300 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có tỷ lệ protein
và vitamin thích hợp. Năng lƣợng thấp gà chậm lớn, gầy còm (Lê Hồng Mận,
2001).
Tuỳ theo giống gà, dòng gà, lứa tuổi, nhiệt độ môi trƣờng… mà định mức nhu cầu
năng lƣợng có khác nhau. Nhìn chung gà con, gà thịt, nhất là gà thịt trong giai
đoạn thúc mập cần mức năng lƣợng rất cao (Võ Bá Thọ, 1996).
Bảng 2.4: Nhu cầu dinh dƣỡng trong khẩu phần thức ăn của gà thịt
Thành phần dinh
dƣỡng
ME
CP
Béo thô
Xơ thô
Canxi
Photpho
Lysin

Methionin
Tryptophan
Xantophin
Coccidiosat

Đơn vị
kcal/kg
%
%
%
%
%
%
%
%
%
%

Khởi động 0-2

Tăng trƣởng

Kết thúc sau 6

tuần tuổi

3-5 tuần tuổi

tuần tuổi


2.950 – 3.050
23 – 24
3,5 – 4,0
4
1,0 – 1,1
0,45 – 0,47
1,10 – 1,25
0,46 – 0,48
0,22 – 0,24
18
0,05

3.100 – 3.150
21 – 22
4–5
4
1,0 – 1,1
0,42 – 0,45
1,0 – 1,15
0,45 – 0,47
0,20 – 0,21
18
0,05

3.100 – 3.150
18 – 19
4–5
4
1,0 – 1,1
0,4 – 0,42

0,95 – 1,0
0,40 – 0,42
0,17 – 0,19
18
0,05

(Nguồn: Lê Hồng Mận, 2003)

2.2.1.2 Nhu cầu và vai trò của protein
Protein tham gia cấu tạo tế bào là thành phần quan trọng của sự sống, chiếm đến
1/5 khối lƣợng cơ thể của gia cầm và 1/7 khối lƣợng trứng. Protein tham gia cấu
tạo tế bào và những hoạt động của cơ thể nhƣ thần kinh, tuần hoàn hô hấp, tiết sữa
sinh sản và tạo kháng thể chống lại bệnh (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn
Vinh, 2003).
4


Theo Bùi Đức Lũng (2003) nhu cầu protein đối với gà từ 0 – 28 ngày tuổi là 21 –
22% CP, từ 28 – 70 ngày tuổi là 17 – 18% CP, từ 70 ngày đến xuất bán là 16 –
17% CP. Tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn gà con 0 – 3 tuần tuổi là 21 –
22% CP, gà từ 4 – 7 tuần tuổi là 19% CP và từ 8 tuần tuổi đến giết thịt là 17% CP
(Trịnh Công Xuân, 2002). Theo Lã Thị Thu Minh (2000) cho rằng nhu cầu protein
thô trong khẩu phần gà con là 18 – 20% CP, gà lớn 16 – 17% CP.
Acid amin là những đơn vị đƣợc trùng hợp lại thành protein, bao gồm 2 nhóm:
acid amin không thay thế và acid amin thay thế.
Nhóm acid amin không thay thế hay còn gọi là acid amin thiết yếu, là nhóm acid
amin mà cơ thể không tổng hợp đƣợc, phải cung cấp từ thức ăn để tạo protein.
Nhóm này gồm 10 acid amin có vai trò chủ yếu trong thức ăn gia cầm là arginin,
histidin, leucin, isoleucin, phenylalanin, valin, threonin, lysin, methionin,
tryptophan, còn glycin cần cho thức ăn gà giò nhƣng không quan trọng trong thức

ăn là lớn trƣởng thành.
Lysin: Đây là acid amin quan trọng nhất. Nó làm tăng sinh trƣởng, tăng đẻ trứng,
cần cho tổng hợp nucleoproteid, hồng cầu, trao đổi azot, tạo sắc tố melanin của
lông, da. Thiếu lysin gà chậm lớn, giảm năng xuất thịt, trứng, hồng cầu, giảm tốc
độ chuyển hoá Ca và P, gây còi xƣơng, rối loạn sinh dục, cơ thoái hoá.
Methionin: Rất quan trọng, có chứa lƣu huỳnh, ảnh hƣởng đến sự phát triển của cơ
thể, chức năng gan và tuỵ, điều hoà trao đổi chất béo, chống mỡ hoá gan, cần thiết
cho sự sản sinh tế bào, tham gia quá trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể. Thiếu
methionin làm mất tính thèm ăn của gà, cơ thoái hoá, thiếu máu, gan nhiễm mỡ,
giảm sự phân huỷ chất độc thải ra, hạn chế tổng hợp hemoglobin.
Tryptophan: Cần cho sự phát triển của gia cầm non, duy trì sức sống cho gia cầm
lớn, điều hoà các chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin của
hồng cầu, cần cho sự phát triển của tế bào tinh trùng, của phôi. Thiếu trytophan sẽ
giảm tỉ lệ ấp nở, phá huỷ tuyến nội tiết, giảm khối lƣợng cơ thể.
Arginin: Cần cho sự phát triển của gia cầm non, tạo sụn, xƣơng, lông. Thiếu
arginin thì tỷ lệ chết phôi cao, giảm sức phát triển của gà.
Histidin: Cần cho sự tổng hợp acid nucleotid và hemoglobin, điều chỉnh quá trình
trao đổi chất, nhất là sự phát triển của gia cầm non. Thiếu histidin làm thiếu máu,
giảm tính thèm ăn, chậm lớn.
Isoleucin: Cần cho sử dụng và trao đổi các acid amin trong thức ăn. Thiếu
isoleucin giảm tính ngon miệng, cản trở sự phân huỷ của vật chất chứa azot thừa
trong thức ăn thải qua nƣớc tiểu, giảm tăng trọng. Trong thức ăn thƣờng có đủ
isoleucin.
5


Leucin: Tham gia tổng hợp protid, duy trì hoạt động của tuyến nội tiết. Thiếu
leucin sẽ phá huỷ sự cân bằng azot, giảm tính thèm ăn, chậm lớn.
Phenylalanin: Duy trì hoạt động bình thƣờng của tuyến giáp và tuyến thƣợng thận,
tham gia tạo sắc tố và tốc độ thành thục của tinh trùng, sự phát triển của phôi

trứng.
Valin: Cần cho sự hoạt động của hệ thần kinh, tham gia tạo glycogen từ glucose.
Thức ăn gia cầm thƣờng đủ valin.
Threonin: Cần cho việc trao đổi chất và sử dụng đầy đủ các acid amin trong thức
ăn, kích thích sự phát triển của gà non. Thiếu threonin gây sự thải azot (từ nguồn
thức ăn nhận đƣợc) theo nƣớc tiểu làm giảm khối lƣợng sống. Thức ăn nguồn gốc
động vật có đủ threonin cho gia cầm.
Nhóm acid amin thay thế: Cơ thể gia cầm có thể thay thế đƣợc 13 acid amin từ sản
phẩm trung gian trong quá trình tổng hợp acid amin, acid béo và từ hợp chất chứa
amino… đó là các acid amin thay thế gồm: alanin, aspaginin, aspartic, cystein, acid
glutamid, glycin, hydroprolin, prolin, serin và hydroxylisin.
Việc cung cấp cho gà không chỉ đủ lƣợng protein thô mà đòi hỏi phải cân đối các
acid amin thiết yếu. Việc cân đối các acid amin trong khẩu phần đối với gà không
chỉ làm cho cơ thể gà phát triển tăng trọng tốt mà còn nâng cao sự sử dụng thức ăn.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng không chỉ thiếu hụt mà cả dƣ
thừa các acid amin cũng có hại, rõ nhất là đối với gà con. Định mức protein thô và
các acid amin đối với gà tuỳ thuộc vào dòng, giống, tính năng sản xuất, giai đoạn
phát triển và sinh sản của gà. Định mức đó cũng tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhƣ mức năng lƣợng, khẩu phần, nhiệt độ môi trƣờng nuôi, sự liên quan chặt chẽ
của sự trao đổi các acid amin với sự trao đổi năng lƣợng, lipid, chất khoáng và
vitamin (Võ Bá Thọ, 1996).
Vấn đề cơ bản trong khi cung cấp protein cho gà là phải đảm bảo tính chất đầy đủ
và cân đối về acid amin thiết yếu. Một khẩu phần không cân đối về acid amin sẽ
làm tiêu tốn nhiều protein tổng số. Trong khi đó khẩu phần cân đối về acid amin sẽ
tiết kiệm đƣợc protein mà vẫn đảm bảo cơ thể phát triển bình thƣờng.
Ngày nay, việc cân đối các acid amin có sẵn trong các loại nguyên liệu thức ăn
cung cấp protein, ngƣới ta đã dùng các loại acid amin tổng hợp kết tinh để bổ sung
vào thức ăn cho gà nói riêng và gia súc gia cầm nói chung.
2.2.1.3 Nhu cầu và vai trò của chất béo
Trong thức ăn hổn hợp của gà, thành phần chất béo không nhiều nhƣng không thể

thiếu đƣợc. Lipid là nguồn cung cấp năng lƣợng và tham gia thành phần cấu tạo cơ
quan nội tạng và tích luỹ mỡ trong sản phẩm. Lipid còn là dung môi và vận chuyển
6


vitamin A, D, E, K để cơ thể hấp thụ (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh,
2003).
Hầu hết các lipid động vật và thực vật đều có chứa với tỷ lệ khác nhau 2 loại acid
béo bão hoà và acid béo chƣa bão hoà. Trong các acid béo chƣa bão hòa có các
acid béo quan trọng nhƣ acid linoleic, acid arachidonic. Đó là các acid béo cần
thiết cho cơ thể gà với tên chung là “các acid béo không thay thế”. Cơ thể gà
không thể tổng hợp các acid amin này mà phải lấy từ thức ăn.
Đối với gà thịt thƣơng phẩm, tỷ lệ lipid thô từ 4 – 9% ở giai đoạn đầu và 6 – 10%
giai đoạn cuối (Võ Bá Thọ, 1996).
2.2.1.4 Nhu cầu và vai trò của chất khoáng
Chất khoáng có vai trò quan trọng trong cơ thể vật nuôi: tham gia cấu tạo xƣơng,
là thành phần của các cơ quan và các mô bào. Chất khoáng có trong nhiều enzym
và hormon của cơ thể vật nuôi.
Chất khoáng giữ cho lực thẩm thấu ở các mô và cơ thể luôn cân đối và ổn định.
Chúng còn giữ vai trò quan trọng trong trao đổi nƣớc và giúp cho quá trình trao
đổi chất dinh dƣỡng. Chất khoáng tạo môi trƣờng thích hợp cho hoạt động tim
mạch, thần kinh và cơ bắp. Trong khẩu phần thức ăn hàng ngày nếu thiếu hoặc
thừa chất khoáng sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trƣởng, khả năng sinh sản và sức
chống bệnh của gia cầm (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh, 2003).
Chất khoáng chiếm 3% khối lƣợng cơ thể gia cầm, trong đó chứa 40 nguyên tố
khoáng. Đến nay, ngƣời ta đã phát hiện đƣợc 14 nguyên tố khoáng cần thiết cho
gia cầm, kể cả chức năng sinh lý của mỗi nguyên tố trong cơ thể.
Các nguyên tố khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ xƣơng, cấu tạo tế bào dƣới
dạng muối của chúng. Trong các định thể chất khoáng ở trạng thái hòa tan và ion,
đảm bảo cân bằng nội môi. Ngoài ra, chất khoáng còn là thành phần của vitamin

và enzym, những nguyên tố xúc tác sinh học trong cơ thể (Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận, 1999).
2.2.2 Nhu cầu nƣớc uống
Nếu nhƣ chúng ta coi protein là chất đặc hiệu của sự sống thì nƣớc là môi trƣờng
hay dung môi không thể thiếu để sự sống đƣợc duy trì. Tuy nƣớc không cung cấp
năng lƣợng song chúng giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sống.
Để đảm bảo nƣớc uống cho gà con cần lƣu ý mấy điểm sau: lƣợng nƣớc, phẩm
chất nƣớc, nguồn nƣớc, vệ sinh nƣớc (Bùi Quang Toàn, 1980).

7


Theo Rubner thì con vật mất toàn bộ mỡ và 2/3 protein cơ thể vẫn sống đƣợc.
Nhƣng nếu mất 1/10 lƣợng nƣớc trong cơ thể thì con vật sẽ chết (Dƣơng Thanh
Liêm, 2002).
Nƣớc rất quan trọng chiếm 60 – 70% khối lƣợng cơ thể của gà. Gà sẽ bị chết khi
cơ thể thiếu 2/10 lƣợng nƣớc, ở nhiệt độ 22oC gà cần nƣớc gấp 1,5 – 2 lần lƣợng
thức ăn, nhƣng ở nhiệt độ 35oC thì gấp 4,7 – 5 lần (Lê Hồng Mận, 1999).
Ngƣời ta biết rằng gà có thể sống đƣợc hơn 12 ngày trong điều kiện thiếu thức ăn
nhƣng khi không có nƣớc gà sẽ chết vào ngày thứ 3 hoặc 4.
Nƣớc làm dung môi hòa tan, vận chuyển các chất dinh dƣỡng cho cơ thể hấp thu
và thải cặn bã ra ngoài. Các phản ứng hóa sinh của cơ thể đều đƣợc tiến hành trong
môi trƣờng nƣớc. Nƣớc có vai trò trong điều hòa ổn định thân nhiệt. Nƣớc tham
gia các phản ứng hóa học trong trao đổi chất của cơ thể. Nƣớc làm giảm sự thối
rữa thức ăn trong các bộ phận tiêu hóa. Nƣớc giữ thể hình cho cơ thể, tăng tính đàn
hồi, giảm ma sát giữa các bộ phận (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004).
Gà công nghiệp chỉ ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên và dạng bột, vì vậy không
thể thiếu nƣớc uống. Thiếu nƣớc gà sẽ không ăn hết khẩu phần, chậm tăng trƣởng
(Võ Bá Thọ, 1996).
Chất lƣợng nƣớc ảnh hƣởng đến sự tiêu thụ thức ăn, nếu chất lƣợng nƣớc giảm, sự

tiêu thụ nƣớc giảm kéo theo sự tiêu thụ thức ăn giảm và con vật bị giảm năng suất
(Lƣu Hữu Mãnh, 1999).
Phƣơng pháp cung cấp nƣớc tốt nhất cho gà là cho chúng tiếp xúc trực tiếp với
nguồn nƣớc để chúng đƣợc uống thỏa thích. Tuy nhiên cần chú ý đảm bảo các
chỉ tiêu vệ sinh nƣớc uống, nồng độ chất hòa tan không vƣợt quá 15 g/1 lít. Nƣớc
tốt chứa 2,5 g chất hòa tan/1 lít. NaCl không vƣợt quá 10g/1 lít, muối sunfat không
quá 1 g/1 lít, muối natri tối đa 50 – 100 ppm. Không cho vật nuôi uống nƣớc có
chứa các tác nhân gây bệnh ký sinh trùng, truyền nhiễm hoặc các chất độc hại (Vũ
Duy Giảng, 1997).
Yêu cầu về nƣớc uống là phải sạch và đầy đủ. Tiêu chuẩn vệ sinh nƣớc uống cho
gà có thể áp dụng tiêu chuẩn nƣớc uống của ngƣời và phải thƣờng xuyên kiểm tra
hệ thống cung cấp nƣớc. Nƣớc uống và thức ăn tiêu thụ sẽ nói lên tình trạng sức
khỏe của đàn gà (Nguyễn Chí Bảo, 1987).

8


2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG
THÂN THỊT
2.3.1 Chuồng trại
Trong chăn nuôi hiện đại, vật nuôi bị giam giữ hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng trại
đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất vật nuôi. Chính chuồng trại
quyết định điều kiện vi khí hậu và vệ sinh môi trƣờng xung quanh vật nuôi. Một
chuồng nuôi thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện tốt cho vật nuôi và cho năng suất
tối đa. Ngƣợc lại, sự hạn chế về kỹ thuật của chuồng nuôi sẽ tạo điều kiện vệ sinh,
vi khí hậu không phù hợp và từ đó làm giảm năng suất vật nuôi.
Ngoài vật nuôi, ngƣời chăn nuôi cũng làm việc trong môi trƣờng chăn nuôi và
chuồng nuôi chính là phƣơng tiện quyết định điều kiện làm việc của ngƣời lao
động. Do đó, ngoài việc thỏa mãn điều kiện sống của vật nuôi, chuồng nuôi còn
thỏa mãn các điều kiện làm việc và quyết định năng suất lao động của con ngƣời.

Các thiết kế khác nhau của chuồng nuôi sẽ quyết định năng suất lao động của
ngƣời chăn nuôi (Võ Văn Sơn, 2002).
2.3.2 Nhiệt độ
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009), khí hậu trong chuồng nuôi có liên quan mật thiết với
sức sản xuất của gia cầm. Trong điều kiện nóng ẩm, sức sản xuất của gà bị ảnh
hƣởng nghiêm trọng. Gia cầm không có tuyến mồ hôi, lại có bộ lông vũ bao phủ
nên độ pH và áp suất thẩm thấu khi không thể hạ nhiệt bằng cách xòe cánh, uống
thêm nƣớc, vùi mình trong lớp chất độn chuồng ẩm, mát và dồn mạch máu từ cơ
quan nội tạng ra mạch máu ngoại vi thì cách tỏa nhiệt hiệu quả nhất là bốc hơi
nƣớc qua đƣờng hô hấp.
Gia cầm há mỏ ra để thở làm tăng tần số hô hấp, thải một lƣợng lớn khí CO 2, làm
giảm lƣợng H2CO3 làm kiềm hóa máu, thay đổi độ pH và áp suất thẩm thấu.
Những biến đổi sẽ làm gia cầm không thể thực hiện các chức năng sinh lý một
cách bình thƣờng. Điều kiện nóng ẩm sẽ làm gia cầm giảm lƣợng thức ăn thu nhận
hằng ngày, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tốc độ sinh trƣởng và chất lƣợng
thịt, giảm sức đề kháng, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch. Tăng hiện tƣợng cắn
mổ nhau, tăng nhu cầu về diện tích chuồng nuôi, nhu cầu về không khí sạch và chi
phí làm mát. Tất cả những vấn đề trên sẽ làm giảm sức sản xuất và hiệu quả chăn
nuôi.
Nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể gây bất lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển
của gà, là nguyên nhân gây stress và có ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe cũng nhƣ
giảm hiệu quả trong chăn nuôi (Yunianto et al., 1997; Aengwanich et al., 2004).

9


Bảng 2.5: Nhiệt độ tƣơng quan giữa môi trƣờng và thân nhiệt của gà
Nhiệt độ môi trƣờng (oC)

Thân nhiệt gà (oC)


29
26
12
10

39-39,5
31-32
20
15 (chết)

(Nguồn: Võ Văn Sơn, 2002)

2.3.3 Ẩm độ
Theo Võ Văn Sơn (2002) ẩm độ cao làm tăng khả năng truyền nhiệt của không
khí. Khi kết hợp với nhiệt độ môi trƣờng cao vật nuôi sẽ bị nóng, khó giải nhiệt do
nóng trong hơi thở ít và lƣợng mồ hôi bốc hơi ít. Đồng thời, nhiệt độ và ẩm độ
không khí cao sẽ là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Khi kết hợp với môi
trƣờng nhiệt độ thấp, vật nuôi bị lạnh và làm tăng sự mất nhiệt của cơ thể.
Khi ẩm độ môi trƣờng thấp sẽ làm tăng nhanh sự mất hơi nƣớc trong hơi thở và
trên da làm niêm mạc khô, nức nẻ và gia súc dễ nhiễm bệnh đặc biệt là bệnh đƣờng
hô hấp. Ẩm độ tối hảo cho các loài là 60 – 80%, trung bình là 70%, dƣới 60% là
thấp, dƣới 50% gây bệnh đƣờng hô hấp. Trên 80% là cao, trên 90% gây khó khăn
trong việc giải nhiệt và dễ bị nóng.
2.3.4 Sự thông thoáng
Theo Bùi Hữu Đoàn et al., (2009) thì sự thông thoáng chuồng nuôi là yêu cầu đối
với tất cả các loại gà. Đối với gà thịt, nhu cầu về thông thoáng của chuồng nuôi
cao hơn vì gà thịt thƣơng phẩm có tốc độ sinh trƣởng nhanh, điều đó có nghĩa là
cƣờng độ trao đổi chất của gà thịt rất mạnh. Nhu cầu về oxy là rất cao, hay nói
cách khác là yêu cầu về lƣợng không khí rất lớn. Cần đảm bảo nhu cầu thông

thoáng cho gà thịt mới có thể đạt năng suất cao. Trong điều kiện nhiệt độ chuồng
nuôi thích hợp, nhu cầu về lƣợng không khí mới của gà thịt từ 4 – 5 m3/kg khối
lƣợng cơ thể/giờ. Tốc độ gió trong chuồng nuôi ở 2 tuần tuổi đầu là 0,2 – 0,3 m/s.
Các tuần sau tăng dần 0,3 – 0,6 m/s.
2.3.5 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố môi trƣờng quan trọng tác động mạnh mẽ đến các quá trình
sinh lý, nó không thể thiếu cho mọi hoạt động sống của gia cầm. Theo Võ Văn Sơn
(2002) thì ánh sáng có tác dụng trên sự hình thành vitamin D: tia UV biến
ergosterol thành vitamin D2 và 7 – dehydrocholesterol thành D3, kìm hãm hoạt
động của enzyme, gây mất nƣớc và làm vi khuẩn chết.

10


Tác dụng trao đổi chất: Ánh sáng kích thích trao đổi chất, làm tăng vận động và
kích thích tính thèm ăn.
Tác dụng trong hoạt động nội tiết: Ánh sáng đến võng mạc mắt kích thích thần
kinh truyền về vùng dƣới đồi thị giác, lên võ não rồi đến cơ quan. Ảnh hƣởng gián
tiếp đến tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục từ đó ảnh hƣởng đến sinh sản và sinh
trƣởng.
Nuôi gà thịt nên sử dụng ánh sáng nhẹ, trời nắng sáng cần che bớt để tránh gà hoạt
động nhiều, tăng trọng kém. Chế độ ánh sáng: tuần đầu 24 giờ/ngày đêm, tuần thứ
2: 23 giờ/ngày đêm, tuần 3 trở đi: 22 giờ/ngày đêm. Công suất chiếu sáng: 1 – 3
tuần tuổi: 3,5 – 4 W/m2, sau 5 tuần tuổi: 0,2 – 0,5 W/m2 (Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận, 1999).
Cƣờng độ chiếu sáng trong 2 tuần đầu cao (4 W/m2) mới đủ sáng cho gà con nhìn
rõ thức ăn và nƣớc uống vì trong 2 tuần đầu mắt gà con còn yếu, sau đó giảm dần
theo độ tăng của tuổi. Gà sau 5 tuần tuổi chỉ thấp đèn công suất nhỏ hoặc có nút
điều chỉnh cƣờng độ điện, đảm bảo chỉ 0,2 – 0,5 m2 là đủ. Sáng quá gà thịt sẽ bị
stress ánh sáng, chạy nhảy nhiều làm giảm tăng trọng (Hội chăn nuôi Việt Nam,

2002).
2.3.6 Mật độ nuôi
Đối với gà thịt, mật độ nuôi có ảnh hƣởng rất lớn đến tốc độ sinh trƣởng. Mật độ
này phụ thuộc vào độ tuổi của lứa gà và phƣơng thức chăn nuôi. Theo Bùi Hữu
Đoàn et al., (2009) mật độ nuôi thích hợp đối với gà từ 1 – 5 tuần tuổi là 10 – 15
con/m2, từ 6 tuần tuổi đến kết thúc là 6 – 10 con/m2.
2.4 CÂY TỎI
2.4.1 Giới thiệu
Loài ngƣời biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc từ thời kỳ đồ đá, y học dân
gian cổ truyền của các dân tộc cũng có nhiều kinh nghiệm dùng tỏi chữa bệnh. Các
nhà khoa học cũng có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh và
các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta và hiện nay vẫn tiếp tục nghiên cứu. Tỏi ta có
tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac. Cùng với tên tỏi có rất nhiều
loại tỏi khác nhau nhƣ tỏi voi, tỏi Trung Quốc, tỏi Pháp, tỏi gấu, tỏi ngọc. Nhƣng
chỉ có củ tỏi ta là đƣợc ƣa chuộng dùng làm gia vị và làm thuốc, không chỉ ở Việt
Nam mà trên toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm và có nhiều công dụng
quý. Tiếng Anh gọi tỏi ta là Garlic để phân biệt với các loại tỏi khác gọi là Leek.
Đặc điểm về hình thái: Cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dƣới
mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15 – 50
cm, rộng 1 – 2,5 cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một
11


chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép tỏi; các tép này nằm chung trong một cái
bao (do các bẹ lá trƣớc tạo ra) thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi. Hoa
xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55 cm. Bao hoa màu trắng hay
hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.
Bộ phận dùng: Thân hành (giò) - Bulbus Allii, thƣờng có tên là Ðại toán.
Nơi sống và thu hái: Tỏi đƣợc gây trồng ở nhiều nƣớc ôn đới. Ở nƣớc ta, tỏi đƣợc
trồng ở khắp mọi miền nhƣng tập chung nhiều ở huyện Kim Môn (Hải Dƣơng),

Gia Lâm (Hà Nội), Lý Sơn, Ninh Thuận, Quảng Ngãi. Tỏi là gia vị rất quen thuộc
trong đời sống của nhân dân ta. Nƣớc ta trồng tỏi vào khoảng tháng 10 – 11 dƣơng
lịch, trên nền đất tơi xốp, nhiều mùn. Tỏi củ đƣợc thu hoạch vào tháng 1 năm sau.
2.4.2 Thành phần hóa học
Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin, liallyl sulfide và ajoene. Hoạt chất chính là allicin
(alkyl thiosulfinat) có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh và là hoạt chất quan trọng
nhất của tỏi. Trong tỏi tƣơi không có chất allicin ngay mà chỉ có tiền chất là alliin.
Alliin là 1 acid amin, dƣới tác dụng của men alliinaza cũng có trong củ tỏi, alliin bị
thủy phân cho ra chất allicin với điều kiện là khi gặp men và trong môi trƣờng
nƣớc.
Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho
ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi đƣợc sản xuất ra. Càng để
lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất nầy. Đun
qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự
nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nƣớc tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có
dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dƣơng nhƣ saphylococcus,
streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium
tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi nhƣ: siêu vi trái
rạ, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da nhƣ candida.
Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hƣ hoại nhanh
nhƣ allicin và vẫn giữ đƣợc dƣợc tính khi nấu. Giống nhƣ allicin, càng giã nhỏ
càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực. Tỏi không
chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế
bào ung thƣ. Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý đƣợc phổ biến trong tạp chí
British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có
thể ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại khối u ung thƣ. Theo các nhà khoa học
trƣờng Đại học Pensylvania khả năng ngăn chặn khối u ung thƣ của tỏi liên quan
đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide. Một hoạt
chất khác ít đƣợc nhắc đến là ajoene. Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính
của máu. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lƣợng khoáng chất selenium, một chất chống

12


oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thƣ và
bệnh tim mạch của tỏi.
Thành phần hóa học chứa trong tỏi ở trạng thái tƣơi và ở dạng bột tỏi đƣợc trình
bày trong bảng 2.6 và 2.7.
Bảng 2.6: Thành phần hóa học của tỏi
Thành phần

Số lƣợng (% khi tƣơi)

Nƣớc
Carbohydrate (chủ yếu là fructans)
Protein
Amino acid thông thƣờng
Amino acid: Cysteine sulfoxide
Glutamylcysteine
Lipid
Chất xơ
Toàn bộ các hợp chất sulfur
Sulfur
Nitrogen

62 – 68
26 – 30
1,5 – 2,1
1 – 1,5
0,6 – 1,9
0,5 – 1,6

0,1 – 0,2
1,5
1,1 – 3,5
0,23 – 0,37
0,6 – 1,3

Chất khoáng
Vitamin
Saponin

0,7
0,015
0,04 – 0,11
0,15 (để nguyên)
0,7 (cắt ra)
97

Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong dầu
Toàn bộ các hợp chất hòa tan trong nƣớc
(Nguồn: Stoll và Seebeck, 1947)

Bảng 2.7: Thành phần hóa học của bột tỏi
Thành phần hóa học

% Trạng thái khô

Protein thô
Béo thô
Xơ thô
Khoáng


12,97
2,11
28,45
2,55

(Nguồn: Rahardja et al., 2009)

Dược động học của thành phần hữu dụng của tỏi
Allicin chuyển hóa nhanh ở gan, thận và niêm mạc ruột non, sinh ra sản phẩm thứ
cấp diallyl disulfide.
13


×