Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

CHỌN DÒNG THUẦN GIỐNG đậu bắp NHẬT từ hạt của cây f1 BẰNG kỹ THUẬT điện DI PROTEIN SDS PAGE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



La Thị Loan

CHỌN DÒNG THUẦN GIỐNG ĐẬU BẮP NHẬT
TỪ HẠT CỦA CÂY F1 BẰNG KỸ THUẬT
ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ



CHỌN DÒNG THUẦN GIỐNG ĐẬU BẮP NHẬT
TỪ HẠT CỦA CÂY F1 BẰNG KỸ THUẬT
ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN
La Thị Loan


MSSV: 3083417

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. PGS.Ts. Võ Công Thành
2. Ks. Trần Thị Phương Thảo

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Khoa học cây trồng – Chuyên ngành Công
nghệ giống cây trồng với đề tài:

CHỌN DÒNG THUẦN GIỐNG ĐẬU BẮP NHẬT
TỪ HẠT CỦA CÂY F1 BẰNG KỸ THUẬT
ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE

Do sinh viên La Thị Loan thực hiện.
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày ...….tháng…….năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS.Ts. Võ Công Thành

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN – GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt Kỹ sư Khoa học
cây trồng – Chuyên ngành Công nghệ giống cây trồng với đề tài:

CHỌN DÒNG THUẦN GIỐNG ĐẬU BẮP NHẬT
TỪ HẠT CỦA CÂY F1 BẰNG KỸ THUẬT
ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE
Do sinh viên La Thị Loan thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp...................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ...................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Hội đồng

.......................................

..........................................
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp

ii

.....................................



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

La Thị Loan

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: La Thị Loan

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 1987

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Quốc Thái, An Phú, An Giang
Con ông: La Văn Gẩm

Và bà: Phạm Thị Tròn

Địa chỉ thường trú: Quốc Phú, Quốc Thái, An Phú, An Giang
Điện thoại: 01655226946


Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo: từ tháng 9/1994 đến tháng 5/1999
Trường: tiểu học “C” Quốc Thái
Địa chỉ: xã Quốc Thái, An Phú, An Giang.
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo: từ tháng 9/1999 đến tháng 5/2000
Trường: Trung học cơ sở Quốc Thái
Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2001 đến tháng 5/2003
Trường: Trung học cơ sở Khánh Hòa
Địa chỉ: xã Khánh Hòa, Châu Phú, An Giang.
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo: từ tháng 9/2003 đến tháng 5/2006
Trường: Trung học phổ thông Quốc Thái
Địa chỉ: xã Quốc Thái, An Phú, An Giang
Ngày

tháng

năm 2012

Người khai
La Thị Loan

iv


LỜI CẢM ƠN

Kính dâng
Cha, mẹ hai đấng sinh thành đã hết lòng yêu thương, dạy dỗ và nuôi nấng con
khôn lớn, nên người. Các anh, chị, em là những người luôn yêu thương, động viên tôi
vượt qua những khó khăn.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.Ts. Võ Công Thành và Ks. Trần Thị Phương Thảo người đã tận tình hướng
dẫn, gợi ý và cho tôi những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn tốt nghiệp này.
Quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong
những năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn
Ths. Quan Thị Ái Liên, Ktv. Đái Thị Phương Mai, Ks. Nguyễn Thị Mai Hạnh,
Ks. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Ktv. Đặng Thị Ngọc Nhiên đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong việc phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
Ktv. Võ Quang Trung, ktv. Nguyễn Thành Tâm đã giúp đỡ tôi các công việc
ngoài nhà lưới.
Các bạn sinh viên lớp Công nghệ giống cây trồng khóa 34, khóa 35 tại phòng thí
nghiệm Chọn giống và ứng dụng công nghệ sinh học, Bộ môn Di truyền Giống Nông
Nghiệp, Khoa Nông nghiệp và SHUD – ĐHCT đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
Luận văn.
Tất cả các bạn lớp công nghệ giống cây trồng khóa 34 đã tận tình giúp đỡ tôi
trong bốn năm đại học.

v


LA THỊ LOAN, 2012. “Chọn dòng thuần giống đậu bắp Nhật từ hạt của cây F1 bằng
kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Khoa học cây trồng –
Chuyên ngành Công nghệ giống cây trồng, trường đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn

PGS.Ts. Võ Công Thành.

TÓM LƯỢC

Đậu bắp Nhật F1 có những đặc tính như thấp cây, cho nhiều trái, tăng năng suất
và hạn chế đỗ ngã. Bên cạnh đó, đậu bắp Nhật F1 có trái màu xanh đậm, mượt, ít sâu
bệnh, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,… Đề tài “Chọn dòng thuần giống đậu bắp Nhật từ hạt
của cây F1 bằng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE” được thực hiện nhằm mục tiêu
chọn ra dòng thuần vẫn giữ được một số đặc tính trên.
Để chọn ra dòng thuần ta tiến hành trồng, chăm sóc, theo dõi các cá thể và chọn
ra cá thể mang các đặc tính mong muốn bao trái lại cho tự thụ từ thế hệ F2 đến thế hệ
F4. Từ quan sát trên đồng chọn ra cá thể ưu tú, ta đem các trái tự thụ đã chọn chạy điện
di protein SDS-PAGE để kiểm tra độ thuần. Sau khi chay điện di protein SDS-PAGE
ta chọn ra được trái để trồng cho vụ tiếp theo. Qua việc theo dõi trên đồng và chạy điện
di protein SDS-PAGE ta thấy ở thế hệ F4 đậu bắp đã tương đối thuần và kết thúc thế hệ
F4 chọn được 1 dòng đáp ứng được mục tiêu đề tài: thấp cây (90,5 cm), cây nhiều lóng
(36 lóng), cho nhiều trái (46 trái), trái có màu xanh đậm, mượt, đạt chỉ tiêu xuất khẩu
(đường kính trái < 2 cm và chiều dài trái từ 6-11 cm).

vi


MỤC LỤC
Chương

1

Nội dung

Trang


Tóm lược

vi

Mục lục

vii

Danh sách bảng

ix

Danh sách hình

x

MỞ ĐẦU

1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1

1.2

1.3


1.4

TỔNG QUAN CÂY ĐẬU BẮP

2

1.1.1

Nguồn gốc

2

1.1.2

Phân loại

2

1.1.3

Đặc điểm hình thái

2

1.1.4

Đặc tính nở hoa, thụ phấn

3


1.1.5

Sinh trưởng và phát triển

4

1.1.6

Điều kiện sinh trưởng và phát triển

4

1.1.7

Giá trị dinh dưỡng

5

1.1.8

Kỹ thuật trồng đậu bắp

6

1.1.9

Sâu bệnh thường gặp

9


PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG

10

1.2.1

Chọn lọc dòng thuần

10

1.2.2

Chọn lọc cá thể

11

KỸ THUẬT ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE

12

1.3.1

Nguyên tắc

12

1.3.2

Các bước chạy điện di


13

1.3.3

Ứng dụng của kỹ thuật điện di

14

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU BẮP

15

vii


2

Giống VN1

15

1.4.2

Giống đậu bắp xanh

15

1.4.3


Giống cao sản 533

16

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

17

PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

17

2.1

2.2

3

1.4.1

2.1.1

Vật liệu thí nghiệm

17

2.1.2

Thiết bị thí nghiệm


17

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1

Phương pháp nghiên cứu chung

17

2.2.2

Phương pháp nghiên cứu cụ thể

18

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1

3.2

3.3

17

23

VỤ MỘT

23


3.1.1

Chỉ tiêu nông học trong vụ một (thế hệ F2)

23

3.1.2

Chỉ tiêu năng suất trong vụ một (thế hệ F2)

26

3.1.3

Kết quả điện di protein tổng số của cá thể ĐBN-7

28

VỤ HAI

30

3.2.1

Chỉ tiêu nông học trong vụ hai (thế hệ F3)

31

3.2.2


Chỉ tiêu năng suất trong vụ hai (thế hệ F3)

33

VỤ BA

34

3.3.1

Chỉ tiêu nông học trong vụ ba (thế hệ F4)

35

3.3.2

Chỉ tiêu năng suất trong vụ ba (thế hệ F3)

37

3.3.3

Kết quả điện di protein tổng số của các cá thể ở thế hệ

39

F4
4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


42

4.1

KẾT LUẬN

42

4.2

ĐỀ NGHỊ

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

43

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1


Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp trong 100g

2.1

Công thức pha dung dịch tạo gel

22

3.1

Thời gian sinh trưởng ở thế hệ F2

24

3.2

Chiều cao cây, số lóng, chiều dài lóng, tổng số nhánh, số nhánh

26

6

hữu hiệu ở thế hệ F2
3.3

Tổng số trái trên cây, chiều dài, đường kính và trọng lượng trái ở

27


thế hệ F2
3.4

Thời gian sinh trưởng ở thế hệ F3

31

3.5

Chiều cao cây, số lóng, chiều dài lóng, tổng số nhánh, số nhánh

33

hữu hiệu ở thế hệ F3
3.6

Tổng số trái trên cây, chiều dài, đường kính và trọng lượng trái ở

34

thế hệ F3
3.7

Thời gian sinh trưởng ở thế hệ F4

35

3.8

Chiều cao cây, số lóng, chiều dài lóng, tổng số nhánh, số nhánh


37

hữu hiệu ở thế hệ F4
3.9

Tổng số trái trên cây, chiều dài, đường kính và trọng lượng trái ở
thế hệ F4

ix

38


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình

Trang

2.1

Nụ được bao trước khi nở 1 ngày

20

2.2

Hoa nở trong bao nilon


20

3.1

Trái của một số cá thể ở thế hệ F2

28

3.2

Hai hoa nở trong cùng một ngày của cá thể ĐBN-7

28

3.3

Phổ điện di protein tổng số trên hạt của cá thể ĐBN-7 so với đối

30

chứng địa phương
3.4

Hình các cá thể ở thế hệ F4 biểu hiện tương đối đồng đều

38

3.5


Trái của một số cá thể ở thế hệ F4

38

3.6

Phổ điện di protein tổng số trên hạt F5 của 2 trái trên cùng cá thể
ĐBN-7-4-10.
Phổ điện di protein tổng số trên hạt F5 của 2 cá thể

40

3.7

x

41


MỞ ĐẦU
Đậu bắp là loại cây rau dễ trồng, có thể trồng được quanh năm và được trồng từ
miền Nam ra Bắc. Đậu bắp không những làm cho các món ăn thường ngày thêm phong
phú, đa dạng và hấp dẫn hơn mà nó còn cung cấp cho chúng ta một lượng dinh dưỡng
như: trong trái đậu bắp cung cấp một nguồn vitamin thiết yếu, canxi, chất kali và các
khoáng chất khác mà những chất nầy thường thiếu trong chế độ ăn uống của các nước
đang phát triển (IBPGR, 1990).
Hiện nay, có một số vùng trồng nhiều đậu bắp như Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà
Vinh,… Diện tích trồng đậu bắp đang được mở rộng với các giống như: VN1, D9B1,
TN75, và các giống nhập từ nước ngoài như: Jubilee 047, lionseed của Ấn Độ, Nhật
F1. Đặc biệt là giống đậu bắp Nhật đang được nhiều hộ chọn trồng vì năng suất cao và

đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thời gian sinh trưởng của cây đậu bắp Nhật trên 90 ngày,
trong đó thời gian thu hoạch là 45 ngày. Đặc trưng của giống đậu Nhật là thấp cây, cho
trái nhiều, mau lớn, trái ăn rất giòn và ngon.
Hiện nay, tình hình trồng đậu bắp Nhật xuất khẩu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long đã giúp cho người dân ở một số vùng cải thiện được nguồn thu nhập. Mặt khác,
giống đậu bắp Nhật F1 này có đặc điểm là thấp cây nên cũng hạn chế được tình trạng
đỗ ngã. Vì vậy đề tài “Chọn dòng thuần dòng đậu bắp Nhật từ hạt của cây F1 bằng
kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE” với mong muốn tạo được dòng thuần thấp cây,
cho nhiều trái (năng suất cao), trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (đường kính < 2 cm; chiều
dài từ 4-11 cm) vừa cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu vừa làm nguồn
vật liệu cho công tác lai tạo giống mới.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY ĐẬU BẮP
1.1.1 Nguồn gốc
Đậu bắp có nguồn gốc từ Ấn Độ và được biết đến bởi rất nhiều cái tên địa
phương ở các nước khác nhau trên thế giới. Nó được gọi là ngón tay của phụ nữ ở Anh,
guibeiro gumbo tại Hoa Kỳ, guino gombo bằng tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và
bhindi ở Ấn Độ (Chauhan, 1972).
Hiện nay, đậu bắp được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước
ta, cây đậu bắp trồng chủ yếu ở phía Nam, người miền Bắc ít ăn đậu bắp do có chất
nhờn (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).
1.1.2 Phân loại
Đậu bắp hay mướp tây là một loài cây hằng niên với bộ nhiễm sắc thể 2n = 72.
Tên khoa học Abelmoschus esculentu, Phân lớp Sổ (Dlleniidae), Bộ Bông (Malvales),
Họ Bông (Malvaceae), Chi Abelmoschus (Đặng Minh Quân, 2008).

1.1.3 Đặc điểm hình thái
Một số đặc điểm hình thái được mô tả bởi Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh
Cường (2007) như sau:
Rễ
Rễ đậu bắp thường có một rễ chính và nhiều rễ phụ. Rễ chính thường ăn sâu tới
40-50 cm.

2


Thân
Thân đậu bắp thuộc loại thân thảo, mọc thẳng đứng, nhiều lông và hơi rỗng.
Thân cây cao từ 1-2 m, có thể cao trên 2 m và phân cành nhiều. Thân màu xanh đôi khi
có vệt đỏ.

Lá to nằm ngang, hình tim hoặc xẻ hình chân vịt (xẻ 3-5 thùy). Mép lá có răng
cưa lớn, có lông nhám.
Hoa
Hoa mọc tại nách lá, tràng hoa có 5 cánh lớn rời, kiểu vặn. Cánh hoa có màu
vàng, trắng đôi khi có màu đỏ, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh
hoa. Hoa đậu bắp thuộc loại hoa lưỡng tính, gồm một nhụy cái ở giữa và nhiều nhụy
đực bao quanh, tự thụ phấn là chính.
Trái
Trái xanh sáng, xanh đậm, đôi khi có màu tím đỏ. Trái dài 20-25 cm, mọc dựng
đứng gồm 3-5 vách ngăn kết nhau tạo thành các đường gờ dọc.
Hạt
Trong trái có 10-20 hạt hình cầu hơi dẹt đường kính 2-3 mm. Khi non, hạt có
màu trắng. Khi già, hạt có màu nâu đen.
1.1.4 Đặc tính nở hoa, thụ phấn
Qua nghiên cứu về các giống đậu bắp, Sulikeri và Swamy Rao (1972) kết luận

rằng nụ hoa bắt đầu từ 22-26 ngày và hoa đầu tiên nở từ 41-48 ngày sau khi gieo. Thời
gian thụ phấn thường là từ 6-10 giờ sáng. Hoa chỉ nở một thời gian rất ngắn và khép lại
vào buổi chiều. Sự thụ phấn không thành công ở giai đoạn nụ. Đậu bắp là cây tự thụ

3


phấn, thụ phấn chéo tối đa 4-19% và phụ thuộc vào cây trồng, mật số côn trùng
(Purewal và Randhawa, 1947).
1.1.5 Sinh trưởng và phát triển
Đậu bắp chủ yếu là nhân giống bằng hạt giống. Nó là một cây trồng hằng niên.
Sự tăng trưởng của cây đậu bắp đặc trưng bởi sự tăng trưởng không xác định. Thường
có thời gian sinh trưởng 90-100 ngày sau khi gieo. Sự nở hoa xảy ra liên tục, nhưng
phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và giống. Trái phát triển nhanh sau khi hoa
được thụ phấn và đạt kích thước tối đa trong khoảng từ 4-6 ngày sau khi thụ phấn. Giai
đoạn này ta có thể thu hoạch được vì sau đó trái sẽ già đi (nhiều xơ). Đậu bắp cho trái
trong một thời gian dài nhưng phụ thuộc vào mùa, độ ẩm của đất và điều kiện chăm
sóc (Purewal và Randhawa, 1947).
1.1.6 Điều kiện sinh trưởng
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) thì điều kiện thổ
nhưỡng, và thời tiết như sau:
Nhiệt độ
Cây đậu bắp là loài cây ưa nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp khoảng 25-30oC,
cần nhiều ánh sáng. Đối với sự nảy mầm, nhiệt độ thích hợp là từ 25-35°C và sự nảy
mầm nhanh nhất ở 35°C. Vượt ra ngoài phạm vi này, sự nảy mầm sẽ bị chậm trễ và hạt
giống yếu có thể không nảy mầm. Nhiệt độ cao sẽ kéo dài thời gian ra hoa và tăng số
lóng trên cây. Đậu bắp là cây phản ứng với độ dài ngày, mức độ mẫn cảm này tùy
thuộc vào giống. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta, mặc dù là cây ngắn ngày nhưng
đậu bắp vẫn ra hoa trong cả mùa hè.
Nước

Khả năng chịu hạn của cây đậu bắp tương đối khá. Tuy vậy, trồng vào vụ Đông
Xuân và mùa khô nên cần tưới nước. Thời gian đầu khi gieo hạt và cây còn nhỏ đất cần

4


đủ ẩm. Khi cây lớn bắt đầu ra hoa, kết trái lượng nước cần nhiều. Nếu để khô hạn trái
sẽ nhỏ và cứng.
Đất
Cây đậu bắp trồng được trên nhiều loại đất. Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất thịt
nhẹ, luôn ẩm ướt nhưng thoát nước, không bị chua, mặn.
Dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu bắp bao gồm các nguyên tố đa lượng như: N,
P, K, Ca, Mg, S, C, H, O và các nguyên tố vi lượng như: Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, Bo, Cl.
Tùy theo từng thời kì phát triển khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau.
Thời kì ra hoa và kết trái cần nhiều dinh dưỡng.
1.1.7 Giá trị dinh dưỡng
Về mặt y học
Theo Phạm Xuân (2009) thì đậu bắp có tác dụng ổn định đường huyết. Đậu bắp
không chỉ là loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol mà
các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Thường xuyên ăn đậu bắp sẽ giúp cơ
thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Uống nước
đậu bắp luộc hằng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn
da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Trị ho, viêm họng: Rễ và lá thái
mỏng phơi khô ngày uống 10-16 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Cũng có thể
dùng cây, lá phơi khô mỗi ngày 50-100 g nấu lấy nước uống. Hạt già rang giòn pha
nước sôi uống làm ra mồ hôi. Cũng có thể lọc qua phin uống thay cà phê. Đặc biệt,
chất nhày trong đậu bắp chống bệnh viêm dạ dày (Lengsfelf et al., 2004).

5



Về mặt dinh dưỡng
Đậu bắp chứa nhiều protein, hàm lượng chất xơ cao, chứa hàm lượng vitamin
thiết yếu, acid folic (Sanjeet Kumar, 2010). Các thành phần dinh dưỡng có trong trái
đậu bắp theo Gopalan et al. (2007) được trình bài trong Bảng 1.1
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của đậu bắp trong 100g (Gopalan et al., 2007)
Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

Độ ẩm

89,6 g

Fe

1,5 mg

Carbohydrate

6,4 g

Na

6,9 mg


Protein

1,9 g

K

103 mg

Chất béo

0,2 g

Cu

0,19 mg

Chất xơ

1,2 g

S

30 mg

Chất khoáng

0,7 g

Vitamin A


8,8 I.U

Ca

6,6 mg

Thiamin

0,07 mg

Mn

4,3 mg

Riboflavin

0,10 mg

Acid Oxalic

8 mg

Acid Nicotinic

0,6 mg

P

56 mg


Vitamin C

13 mg

1.1.8 Kỹ thuật trồng
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) về kỹ thuật trồng đậu
bắp như sau:

6


Thời vụ gieo trồng
Ở phía Nam, cây đậu bắp có thể gieo trồng quanh năm. Tuy vậy, gieo vụ Đông
Xuân vào tháng 11-12 thuận lợi hơn. Gieo mùa mưa đất quá ẩm, cây sinh trưởng kém,
năng suất chất, lượng thấp.
Làm đất
Đất cày xong để ải, sau đó bừa kỹ rồi xới rãnh rộng 20-25 cm. Rãnh cách nhau
1,2-1,4 m, dùng đất rãnh gom lên thành luống.
Gieo hạt
Trên luống gieo theo hai hàng cách nhau 60-70 cm. Hốc trên hàng cách nhau
40-45 cm. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt, khi cây được 2-3 lá thật thì tỉa để lại một cây (mật độ
35.000-40.000 cây/ha).
Bón phân lót vào hốc, phủ lớp đất mỏng lên rồi gieo hạt, không để hạt tiếp xúc
trực tiếp với phân. Hạt gieo sâu 1-2 cm, lấp bằng đất bột hoặc tro trấu. Lượng hạt giống
cần khoảng 4-5 kg/ha. Gieo hạt xong tưới ẩm thường xuyên, tạo điều kiện cho hạt mọc
dễ dàng.
Bón phân
Bón lót: cây đậu bắp có khối lượng thân lá lớn, năng suất trái cao trong một thời
gian ngắn nên cần bón đủ phân lót ngay từ đầu để cây sinh trưởng tốt.

Lượng phân lót gồm 1,2-1,5 tấn phân chuồng hoai + 5 kg urê + 30 kg super lân. Tất cả
trộn đều bón vào hốc trước khi gieo hạt.
Bón thúc: 3 lần
Lần 1, khi cây có 5-6 lá: 5 kg urê + 10 kg bánh dầu.
Lần 2, sau khi gieo 20 - 25 ngày, bón thêm 500 kg phân chuồng hoai + 5 kg urê
+ 3 kg KCl + 20 kg bánh dầu.

7


Lần 3, sau khi gieo 40-45 ngày, đậu quả đợt đầu: 10 kg urê + 7 kg KCl + 20 kg
bánh dầu.
Nếu dùng phân hỗn hợp NPK thì tính ra từ lượng đạm, lân và kali tương ứng, có
thể thay bánh dầu bằng DAP.
Chăm sóc
Tưới nước: khả năng chịu hạn của cây đậu bắp tương đối khá, tuy vậy trồng
trong vụ Đông Xuân là mùa khô nên cần tưới nước. Thời gian đầu khi gieo hạt cây còn
nhỏ nên cần đủ ẩm, khi cây lớn ra hoa có trái lượng nước tưới cần nhiều, nếu để khô
hạn trái sẽ nhỏ và cứng.
Cách tưới có thể là dùng vòi phun mưa hoặc bơm nước vào rạch đủ ẩm rồi cho
thoát ngay. Mùa mưa không để ruộng bị ngập.
Xới đất, vun gốc, làm cỏ: Kết hợp các lần bón phân thúc. Cây đậu bắp thân cao,
cành, lá nhiều, dễ đổ ngã nên cần vun gốc. Thường xuyên tỉa bỏ các lá già úa phần gốc
và lá bị sâu bệnh nặng.
Thu hoạch
Thu hoạch là một trong những khâu quan trọng ảnh hưởng đến giá thành sản
phẩm vì nó phải đạt tiêu chuẩn về kích thước và chất lượng mà phía công ty thu mua
đưa ra. Để đạt được tiêu chuẩn sản phẩm loại 1 nhiều thì khâu thu hoạch là khâu quan
trọng vì thế người sản xuất phải thăm đồng thường xuyên. Khi trái đã đạt độ lớn về
đường kính và chiều dài thì bắt đầu thu hoạch (tùy thuộc vào giống), thường thu hoạch

từ 4-6 ngày sau khi hoa nở. Dùng dao nhỏ cắt cuống trái (tránh cắt chạm vào thân cây).
Sau khi thu hoạch trái được khoảng 5-7 ngày thì tiến hành tỉa lá gốc với mục đích tạo
sự thông thoáng tán cây nhằm tránh sâu bệnh phát triển. Sản lượng cao nhất có thể đạt
được của cây đậu bắp là 200-250 kg/ha/ngày. Năng suất trung bình 12-15 tấn/ha (Báo
Nông nghiệp, 2009).

8


1.1.9 Sâu bệnh thường gặp
Sâu hại
Sâu đo (Anomis flava): sâu non màu xanh lục, có những vệt dọc trên lưng, đẫy
sức dài 25-30 mm, chiều ngang hẹp, có 2 đôi chân bụng phát triển, khi bò thân uốn
cong lên. Sâu non mới nở gận lấm tấm chất xanh của lá. Từ tuổi 3, sâu ăn khuyết lá
từng mảng, có thể ăn cả nụ và hoa.
Sâu cuốn lá (Sylepts derogata): Sâu non màu xanh lá cây nhạt, đầu màu nâu,
trên lưng có nhiều lông ngắn, đẫy sức dài 15-17 mm. Sâu nhả tơ cuộn tròn lá thành tổ
nằm trong đó ăn phiến lá để lại lớp biểu bì trắng. Một đời sâu non có thể di chuyển ăn
hại 2-3 lá, ăn cả nụ và hoa.
Sâu loang (Earias fabia): Sâu non mập và ngắn, đẫy sức dài 12-14 mm, trên
thân có nhiều gai ngắn, có các vệt màu nâu, đen và vàng loang lỗ xen nhau. Sâu non
mới nở đục vào ngọn hoặc nụ hoa. Sâu tuổi 3 trở lên đục vào quả, ăn hạt và thịt trái,
làm hư cả trái.
Câu cấu xanh (Hypomeces squamosus): Sâu trưởng thành là loại bọ cánh cứng,
hình bầu dục, đầu kéo dài như một cái vòi, thân màu xanh vàng, có ánh kim. Tác hại
chính là cắn phá mầm non và lá cây.
Bọ xít xanh (Nezara viridula): Bọ xít hình lục giác, màu xanh nhạt, bọ non màu
xanh, trên lưng có nhiều đốm đen và trắng. Bọ trưởng thành và bọ non chít hút nhựa lá
và trái non, làm lá vàng héo, trái non sần sùi, rụng.
Bọ trĩ (Megalurothrips usitatus): Còn gọi là bù lạch. Bọ trưởng thành rất nhỏ,

dài 1 mm mình thon mảnh, đuôi nhọn, màu nâu đỏ sậm. Bọ non không cánh màu trắng
xanh. Bọ trĩ sống ở mặt dưới lá, hút nhựa làm lá có những đốm biến màu, lá vàng khô.

9


Phòng trừ bằng cách dùng tay bắt giết sâu non. Phun trừ bằng các thuốc hóa học
nếu diện tích lớn và mật số sâu nhiều. Biện pháp hữu hiệu là luân canh, xen canh với
các cây khác như lúa, bắp, đậu… (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cương, 2007).
Bệnh hại
Bệnh đốm nâu do nấm Macrosporium sp. gây ra. Bệnh hại trên lá, lúc đầu là
những đốm hơi tròn, màu xám tro hoặc nâu nhạt, trên đó có những đường vòng đồng
tâm màu nâu thẫm. Vết bệnh có thể phát triển rất lớn làm cháy khô cả một mảng lá, lá
vàng và héo.
Bệnh thán thư (do nấm Glomerella gossypii) trên lá, bệnh phát sinh từ khi cây
có lá mầm đến khi cây lớn, tạo thành những đốm hình hơi tròn, lúc đầu màu xanh tái,
sau chuyển màu nâu đen, hơi khô. Trên trái, vết bệnh màu đen, hình tròn, hơi lõm vào.
Bệnh khô cây (do nấm Fusarium sp.) cây có biểu hiện sinh trưởng kém, lá vàng,
cuối cùng cả cây chết khô do nấm phá hủy vỏ thân và mạch dẫn, cản trở vận chuyển
nước và dinh dưỡng lên cây.
Bệnh héo xanh (do vi khuẩn Pseudomonas sp.) cây đang sinh trưởng bình
thường thì đột ngột bị héo, trong khi các lá vẫn còn xanh, cuối cùng cả cây bị chết do
vi khuẩn xâm nhập vào rễ phá hủy mạch dẫn, cản trở vận chuyển nước và dinh dưỡng
làm cây bị héo.
Phòng trừ bệnh bằng cách làm đất kỹ, phơi ải, bón vôi, không để nước đọng ở
gốc. Khi cây bệnh thì ngắt bỏ lá bệnh. Nếu bệnh nặng có thể nhổ bỏ cây bệnh, dùng
thuốc hóa học chuyên trị nấm bệnh (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).
1.2 PHƯƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG
1.2.1 Chọn lọc dòng thuần
Trong chọn lọc dòng thuần, đơn vị chọn lọc là thế hệ con của một cây đồng hợp

tử (dòng thuần) với mục đích chọn ra những dòng đồng hợp tử (thuần) để làm giống có

10


tính trạng không thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chọn lọc bắt đầu bằng chọn
lọc các cây riêng biệt (cá thể) từ quần thể gồm hỗn hợp các cây đồng hợp tử, tiếp theo
là đánh giá và tiếp tục chọn lọc giữa các dòng theo gia phả của cây đã chọn lọc ban
đầu. Cuối cùng xác định được dòng thuần tốt nhất rồi đem nhân lên phổ biến làm giống
cải tiến (Vũ Đình Hòa, 2005).
1.2.2 Chọn lọc cá thể
Phương pháp chọn lọc cá thể một lần
Trong vụ thứ nhất, từ nguồn vật liệu khởi đầu chọn ra các cá thể tốt theo những
tính trạng mong muốn. Hạt của những cá thể tuyển được gieo riêng thành dòng theo vụ
thứ hai và tiến hành so sánh đánh giá để loại bỏ những dòng xấu. Trong vụ thứ ba tiếp
tục gieo riêng hạt của những dòng tốt còn lại và qua so sánh đánh giá loại bỏ thêm
những dòng xấu. Việc chọn lọc dòng được tiếp tục trong một số vụ, với những phương
pháp đánh giá chính xác hơn, cho đến khi chọn ra được một hai dòng tốt nhất để đưa
vào thí nghiệm so sánh giống ở bước tiếp theo.
Trong quá trình chọn lọc dòng, để tiện theo dõi, các dòng được đánh số, và để
rút ngắn thời gian, có thể nhân bước đầu các dòng triển vọng nhất. Trường hợp qua các
giai đoạn so sánh giống, dòng được chọn tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn giống đối chứng
chuẩn thì được nhân lên để làm giống trong sản xuất (Nguyễn Phước Đằng, 2009).
Phương pháp chọn lọc cá thể nhiều lần
Phương pháp gia hệ
Tuyển chọn cá thể được bắt đầu từ thế hệ F2 của tổ hợp lai, hạt của những cá thể
tuyển chọn được gieo riêng thành dòng, tiến hành theo dõi để loại bỏ những dòng xấu
và chọn những cá thể tốt trong những dòng còn giữ lại rồi tiếp tục gieo riêng vào vụ
sau. Bước tuyển chọn dòng và tuyển chọn cá thể trong những dòng tốt như trên được
lặp lại trong nhiều thế hệ cho đến khi chọn được dòng tốt nhất để đưa vào thí nghiệm


11


so sánh giống. Trong quá trình tuyển chọn ở các thế hệ sau tiến hành so sánh cá thể
giữa các dòng.
Qua các thế hệ gieo trồng, mức độ đồng hợp tử của các gia hệ gia tăng nhanh
nên hiệu trái của chọn lọc cá thể trong phạm vi một gia hệ giảm dần ở các thế hệ sau.
Vì vậy, càng về sau việc chọn lọc giữa các dòng càng được chú trọng hơn (Nguyễn
Phước Đằng, 2009).
Phương pháp trồng dồn
Khác với phương pháp gia hệ, theo phương pháp trồng dồn, không chỉ có những
cá thể F1, F2 được trồng chung mà cả hổn hợp hạt của một số thế hệ tiếp theo cũng
được gộp chung để trồng, việc tuyển chọn cá thể chỉ được tiến hành ở các thế hệ sau.
Bước trồng dồn được lặp lại ở nhiều thế hệ tùy theo mong muốn của nhà chọn giống.
Trong quá trình trồng dồn, mật độ cây trồng được áp dụng đúng theo mật độ trồng
trong sản xuất trừ F1, F2.
Qua nhiều đời trồng dồn, độ đồng hợp tử của các cá thể tăng dần. Khi nhận thấy
yêu cầu của bước trồng đã đạt được mức độ mong muốn, nhà chọn giống bắt tay vào
việc tuyển chọn cá thể và tiếp tục các bước sau trong phương pháp gia hệ (Nguyễn
Phước Đằng, 2009).
1.3 KỸ THUẬT ĐIỆN DI PROTEIN SDS-PAGE
1.3.1 Nguyên tắc
SDS-PAGE là kỹ thuật điện di trên gel polyacrylamide khi có sự hiện diện của
Sodium Dodecylsunfat (SDS). Đây là một tác nhân làm biến tính và âm tính hóa các
phân tử protein (làm cho protein chạy về cực dương trong điện trường) trong điều kiện
nhiệt độ cao và có sự có mặt của mercaptoethanol hay dithithreotol (DTT) sẽ khử các
cầu nối sulfate. Điều đó có nghĩa là các tiểu đơn vị protein trong hỗn hợp có cùng mật
độ điện tích và cùng chạy trong một điện trường như nhau. Như vậy, tốc độ di chuyển


12


trong điện trường có protein phụ thuộc vào yếu tố kích thước của phân tử và phương
pháp này dùng để xác định trọng lượng phân tử, thành phần và độ tinh sạch của các chế
phẩm protein sau quá trình tinh sạch. Trong thực tế, để xác định được trọng lượng phân
tử của một protein ta thường so sánh với một thang chuẩn protein.
Gel bao gồm 2 lớp:
Lớp gel cô mẫu: nằm ở trên, giúp tập trung protein lại tạo thành một băng, lớp
gel này có kích thước lỗ lớn cho các protein di chuyển nhanh và tập trung lại dưới tác
động của điện trường.
Lớp gel phân tích: nằm phía dưới, giúp các protein từ hỗn hợp protein xuất phát
ban đầu phân tách nhau theo trọng lượng phân tử (Võ Công Thành, 2005).
1.3.2 Các bước chạy điện di
Chuẩn bị hộp điện di: khuôn chính để đổ gel, lược cài và hộp điện di phải được
rửa sạch và lau khô bằng cồn. Sau đó ráp thành khuôn để chuẩn bị đổ gel.
Đổ gel phân tích: dung dịch gel được khuấy đều bằng máy khuấy từ, sau đó
nhanh chóng dùng pipet cho vào khung kiếng đỗ gel. Gel sẽ được bơm đến vạch cách
lược là 0,5 cm. Chú ý không bơm quá nhanh sẽ tạo bọt gel. Cẩn thận bơm tiếp một lớp
nước cất lên trên bề mặt gel để tạo cho mặt gel phẳng. Gel sẽ đông lại sau 2-30 phút.
Đổ gel tập trung: trước khi đổ gel tập trung, ta phải đổ bỏ phần nước phía trên
gel phân tích bằng cách nghiên và dùng giấy thấm loại hết nước trên bề mặt gel phân
tích. Cho gel tập trung vào và đưa lược vào lớp gel. Gel tập trung sẽ đông tụ lại sau 20
phút. Đánh dấu lại các vị trí lỗ giếng.
Chạy điện di: điện di được thực hiện ở cường độ dòng điện là 30 mA/2gel, ở
nhiệt độ phòng. Quá trình điện di được thực hiện đến khi dãy băng màu xanh của
bromophenol blue R-250 đến gần đáy gel.

13



×