Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ĐẶC TÍNH NÔNG học, PHẨM CHẤT và KHẢ NĂNG CHỊU mặn của BA GIỐNG lúa mùa VÙNG hạ HUYỆN cần GIUỘC TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

LÊ THỊ THANH NGUYÊN

ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, PHẨM CHẤT VÀ KHẢ NĂNG
CHỊU MẶN CỦA BA GIỐNG LÚA MÙA VÙNG HẠ
HUYỆN CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

Cần Thơ-2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
-o0o-

ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, PHẨM CHẤT VÀ KHẢ NĂNG
CHỊU MẶN CỦA BA GIỐNG LÚA MÙA VÙNG HẠ
HUYỆN CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN
LÊ THỊ THANH NGUYÊN


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ CÔNG THÀNH
Ths. QUAN THỊ ÁI LIÊN

Cần Thơ-2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Khoa Học Cây Trồng, chuyên ngành Công Nghệ
Giống cây Trồng với đề tài:

ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, PHẨM CHẤT VÀ KHẢ NĂNG
CHỊU MẶN CỦA BA GIỐNG LÚA MÙA VÙNG HẠ
HUYỆN CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN

Do sinh viên Lê THỊ Thanh Nguyên thực hiện và đề nạp.
Kính trình lên Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày tháng

năm 2011

Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Võ Công Thành

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của chính bản thân. Các số liệu, kết quả thu thập
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Nguyên

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN – GIỐNG NÔNG NGHIỆP
.............................................................................................................................................

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài:

ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, PHẨM CHẤT VÀ KHẢ NĂNG CHỊU
MẶN CỦA BA GIỐNG LÚA MÙA VÙNG HẠ HUYỆN CẦN
GIUỘC TỈNH LONG AN
Do sinh viên Lê Thị Thanh Nguyên thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng.
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp ..............................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức: .....................................

Cần Thơ, ngày……..tháng …….năm 2012

Thành Viên Hội Đồng

…………………….

………………………

……………………….

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
…………
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Lê Thị Thanh Nguyên
Giới tính: nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 21/06/1990
Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Ba Tri – Bến Tre
Chổ ở hiện tại: ấp Giồng Quéo, xã An Ngãi Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm: 1997 đến năm 2001
Trường: Tiểu Học Hưng Lễ

Thời gian đào tạo từ năm: 2001 đến năm 2002
Trường: Tiểu Học An Ngãi Trung
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 2002 đến năm 2006
Trường: Trung Học Cơ Sở An Ngãi Trung
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm: 2006 đến năm 2009
Trường: Trung Học Phổ Thông Ba Tri
Ngày

tháng
năm 2012
Người khai ký tên

Lê Thị Thanh Nguyên

iv


LỜI CẢM ƠN

Kính dâng
Cha, mẹ đã hết lòng nuôi dạy con nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS. TS. Võ Công Thành đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức
quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Thầy là người đã chỉ cho tôi cách mở
khóa đến với thành công.
ThS. Quan Thị Ái Liên đã trực tiếp chỉ dẫn, luôn động viên và truyền đạt cho
tôi những kinh nghiệm quý báu trong thời gian qua.
Thầy Cố vấn học tập Phạm Văn Phượng đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt khóa

học, nhất là những ngày tôi mới bước chân vào ngưỡng cửa Đại học.
KS. Nguyễn Thị Huyền Nhung, KS.Phạm Minh Trung, KS. Nguyễn Thị Mai
Hạnh đã luôn tận tình chỉ dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn
KS Trần Thị Phương Thảo, KS. Nguyễn Thị Ngọc Hân, , KTV. Đái Thị
Phương Mai, KTV. Võ Quang Trung, KTV. Đặng Thị Ngọc Nhiên đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Quý Thầy, Cô Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn
Các bạn Đào, Ly, Thúy, Trường, Như, Trung, Loan,… tập thể lớp Công nghệ
giống cây trồng K34 và các em sinh viên khóa 35 tại phòng thí nghiệm Chọn Giống
Thực Vật, Bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, luôn gắn bó,
động viên, chia sẻ cùng tôi những khó khăn cũng như vui, buồn trong suốt quá trình
học tập và làm luận văn.
Lê Thị Thanh Nguyên

v


LÊ THỊ THANH NGUYÊN, 2012 “ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC, PHẨM CHẤT VÀ
KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA BA GIỐNG LÚA MÙA VÙNG HẠ HUYỆN
CẦN GIUỘC TỈNH LONG AN”. Luận văn Tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học
Cây Trồng, chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Người hướng dẫn khoa học: PGS.
TS. VÕ CÔNG THÀNH và ThS. QUAN THỊ ÁI LIÊN
TÓM LƯỢC

Trước tình hình biến đổi khí hậu, diện tích canh tác lúa của các tỉnh ĐBSCL bị mặn
xâm nhập. Trong đó huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An có diện tích đất nhiễm mặn

khá cao. Ba giống lúa Mashuri, Nhỏ Thơm, Nàng Loan là các giống lúa mùa được
trồng khá phổ biến trong vùng và được người dân đánh giá là giống có khả năng
chịu mặn, phẩm chất tốt. Nhưng vẫn chưa biết chính xác khả năng chịu mặn của các
giống này được bao nhiêu. Chính vì thế tên đề tài được thực hiện nhằm đánh giá
khả năng chịu mặn và phẩm chất của ba giống lúa này (sử dụng Đốc Phụng và IR29
làm hai giống đối chứng chuẩn kháng và chuẩn nhiễm) . Thí nghiệm mặn được thực
hiện theo phương pháp của IRIR bố trí theo kiểu lô phụ với 5 mức độ mặn (0‰,
6‰, 8‰, 10‰, 12‰) và 5 giống (Mashuri, Nhỏ Thơm, Nàng Loan, IR29 là giống
chuẩn nhiễm, Đốc Phụng là giống chuẩn kháng). Đánh giá phẩm chất: protein,
amylose, độ trở hồ.… Kết quả thí nghiệm cho thấy giống Nàng Loan có khả năng
chịu mặn ở giai đoạn giai đoạn mạ (tỷ lệ sống trên 50% ở các độ mặn 6; 8 và 10‰
sau 16 ngày xử lý mặn), thời gian sinh trưởng 125 ngày, hàm lượng protein thấp
(6,5%), hàm lượng amylose trung bình (24,27%). Giống Mashuri có hàm lượng
protein thấp (5,90%), hàm lượng amylose trung bình (22,85%). Giống Nhỏ Thơm
có hàm lượng protein cao (8,04%), hàm lượng amylose trung bình (19,43%).

vi


MỤC LỤC

Chương

Nội dung
Tóm lược
Danh sách bảng
Danh sách hình
Danh sách những từ viết tắt

MỞ ĐẦU

1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1
Tổng quan về cây lúa
1.1.1 Nguồn gốc của cây lúa
1.1.2 Phân loại cây lúa
1.1.3 Đặc điểm thực vật cây lúa
1.2
Đặc điểm của các giống lúa mùa
1.2.1 Thời gian sinh trưởng
1.2.2 Chiều cao cây
1.2.3 Số hạt chắc/bông
1.2.4 Trọng lượng 1000 hạt
1.3
Ảnh hưởng của đất mặn đối với cây trồng
1.3.1 Ảnh hưởng của mặn đối với cây trồng
1.3.2 Ảnh hưởng bất lợi của mặn đối với cây lúa
1.4
Tính chống chịu của cây lúa
1.4.1 Ngưỡng chống chịu mặn
1.4.2 Cơ chế chống chịu mặn của cây lúa
1.5
Một số kết quả nghiên cứu về tính chống chịu mặn của cây
lúa ở giai đoạn mạ
1.6
Phẩm chất hạt gạo
1.6.1 Tổng quan về phẩm chất hạt gạo
1.6.2 Chiều dài, hình dạng hạt gạo
1.6.3 Hàm lượng protein
1.6.4 Hàm lượng amylose

1.6.5 Độ trở hồ
1.6.6 Độ bền thể gel
1.6.7 Mùi thơm
1.6.8 Kĩ thuật điện di SDS-PAGE
2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1
Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.1.3 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
2.1.4 Hóa chất thí nghiệm
2.2
Phương pháp
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

vii

Trang
vi

1
2
2
2
2
3
4
5

6
6
7
7
7
9
10
10
11
12
13
13
14
14
15
16
16
17
18
19
19
19
19
19
19
20
20
20



3

4

 Chỉ tiêu nông học
 Đánh giá các chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo
 Đánh giá khả năng chịu mặn ở giai đoạn mạ
2.2.3 Phương pháp xử lý kết quả thí nghiệm
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1
Kết quả khảo sát đặc tính nông học
3.1.1 Chiều cao cây và thời gian sinh trưởng
3.1.2 Trọng lượng 1000 hạt, chiều dài bông, số hạt chắc
trên bông và tỷ lệ hạt chắc
Kết quả đánh giá phẩm chất hạt gạo
3.2
3.2.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo
3.2.2 Hàm lượng protein
3.2.3 Hàm lượng amylose
3.2.4 Độ trở hồ
3.2.5 Độ bền thể gel
3.2.6 Trắc nghiệm tính thơm bằng KOH 1,7%
3.2.7 Kết quả điện di protein tổng
3.3
Kết quả đánh giá khả năng chịu mặn của ba giống lúa mùa
trong điều kiện phong thí nghiệm
3.3.1 Giai đoạn mạ
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
4.1

4.1.1 Chỉ tiêu nông học
4.1.2 Phẩm chất hạt gạo
4.1.3 Khả năng chịu mặn
Đề nghị
4.2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii

20
20
26
29
30
30
30
31
33
33
34
35
36
36
37
39
40
40
48
48

48
48
49
49
50
56


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

Tựa bảng
Phân bố chu kỳ sinh trưởng các giống lúa địa phương tại vùng
ĐBSCL
Phân bố giống địa phương theo chiều cao cây lúa
Phân bố số hạt chắc/bông của tập đoàn giống lúa mùa địa phương
Trọng lượng 1000 hạt (g) của các giống lúa trong tập đoàn giống lúa
địa phương
Bảng đánh giá độ mặn dựa vào chỉ tiêu Cl- và tỷ lệ muối hòa tan
Thang đánh giá cho đặc tính độ dẫn điện của đất (Western
Agricultural Laboratories, 2002 (trích dẫn từ Ngô Ngọc Hưng, 2004)
Tiêu chuẩn đánh giá chiều dài và hình dạng hạt gạo (IRRI, 1988)
Thang đánh giá hàm lượng amylose (IRRI, 1988)
Bảng phân cấp độ độ trở hồ (Jennings et al, 1979)
Phân cấp độ bền thể gel (IRRI, 1996)
Công thức pha dung dịch tạo một gel
Thời gian sinh trưởng và chiều cao cây của ba giống lúa mùa.
Trọng lượng 1000 hạt, chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và tỷ lệ
hạt chắc của ba giống Mashuri, Nhỏ Thơm, Nàng Loan
Chiều dài và dạng hạt của ba giống lúa thí nghiệm
Hàm lượng protein của ba giống lúa thí nghiệm
Hàm lượng amylose của ba giống lúa thí nghiệm
Độ trở hồ của ba giống lúa thí nghiệm
Độ bền thể gel của ba giống lúa thí nghiệm

Kết quả trắc nghiệm mùi thơm của ba giống Mashuri, Nhỏ Thơm,
Nàng Loan.
Chiều cao cây gia tăng của 5 giống lúa sau 16 ngày sử lý mặn
Chiều cao cây trung bình gia tăng sau 16 ngày xử lý mặn ở năm độ
mặn
Chiều cao cây trung bình gia tăng sau 16 ngày xử lý mặn ở năm
giống
Tỷ lệ sống của 5 giống lúa sau 16 ngày thử mặn
Tỷ lệ sống trung bình sau 16 ngày xử lý mặn ở năm độ mặn
Tỷ lệ sống trung bình sau 16 ngày xử lý mặn ở năm giống

ix

Trang
5
6
6
7
7
8
21
23
24
25
26
30
31
33
35
35

36
37
38
41
42
43
45
46
46


DANH SÁCH HÌNH

Hình
2.1
2.2
3.1

Tựa hình
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Phổ điện di protein tổng số của ba giống Mashuri, Nhỏ Thơm,
Nàng Loan

x

Trang
27
38
39



DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CCC

Chiều cao cây

Cl-

Clorua

dS m-1

Deci Siemens trên mỗi mét

mS cm-1

Mili Siemens trên mỗi centi mét

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

EC

Độ dẫn điện

IRRI


Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế

K, K+

Kali

Na, Na+

Natri

NaCl

Natri clorua hay sodium clorid

NSKG

Ngày sau khi gieo

SO42-

Sunfat

dl

Dương lịch

al

Âm lịch


NTĐC

Nghiệm thức đối chứng

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

xi


MỞ ĐẦU
Hàng nghìn năm qua, lúa gạo có tầm quan trọng sống còn đối với hơn một nửa dân
số thế giới. Nó là loại lương thực chủ yếu hiện nay của hàng tỷ người dân ở Châu
Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và khu vực Trung Đông.
Đặc biệt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích trồng lúa hơn 3,9
triệu ha/năm và sản lượng hơn 21 triệu tấn/năm (Tổng cục thống kê năm 2010),
được xem là vựa lúa lớn nhất của cả nước, là nơi có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất
khẩu. Trong đó, lúa mùa được trồng chủ yếu ở ven biển, đã đóng góp cho sản lượng
lúa của vùng với gần 1,7 triệu tấn/năm (Tổng cục thống kê năm 2010) và mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho vùng.
Tuy nhiên, gần đây diện tích đất nhiễm mặn ở ĐBSCL tăng cao do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đã làm suy giảm đáng kể năng suất và sản lượng lúa của toàn vùng
nói chung và lúa mùa nói riêng. Trong đó Long An là một tỉnh có diện tích đất
nhiễm mặn khá cao. Đặc biệt huyện Cần Giuộc có diện tích đất phù sa nhiễm mặn
là 1039 ha, chiếm tỷ lệ 17,4% diện tích tự nhiên của huyện và phân bố ở phía đông
sông Cần Giuộc ( www.longan.log.vn ). Ba giống lúa Mashuri, Nhỏ Thơm, Nàng
Loan được trồng khá phổ biến trong vùng. Những giống này được đánh giá là có
khả năng chịu mặn khá, phẩm chất gạo ngon, nhưng vẫn chưa biết được chính xác

là khả năng chịu mặn bao nhiêu, đặc tính nông học như thế nào.
Chính vì vậy đề tài “Đặc tính nông học, phẩm chất và khả năng chịu mặn của ba
giống lúa mùa vùng hạ huyện Cần Giuộc tỉnh Long An” được thực hiện nhằm
mục tiêu:
- Khảo sát đặc tính nông học theo 38 chỉ tiêu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn năm 2006.
- Đánh giá phẩm chất của ba giống lúa mùa vùng hạ huyện Cần Giuộc tỉnh Long
An.
- Đánh giá khả năng chịu mặn của ba giống lúa mùa vùng hạ huyện Cần Giuộc tỉnh
Long An.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây lúa
1.1.1 Nguồn gốc của cây lúa
Lúa thuộc họ hòa thảo (Gramineae), chi Oryza. Chi Oryza. có nhiều loài (khoảng
20 loài) sống hằng niên hoặc là đa niên. Trong đó chỉ có hai loài là lúa trồng (Oryza
sativa L. và Oryza glaberrima Steud.), còn lại là lúa hoang (Nguyễn Đình Giao và
ctv., 1997).
Có nhiều tác giả cho rằng cây lúa có nguồn gốc từ những nơi khác nhau nhưng cho
tới nay vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Tuy có nhiều ý kiến
khác nhau về nguồn gốc cây lúa, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo
cổ, đặc điểm sinh thái học của các loài lúa trồng và sự hiện diện rộng rải của các
loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đã đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là
ở vùng đầm lầy Đông Nam Á (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

1.1.2 Phân loại cây lúa

Các kết quả nghiên cứu về di truyền học và tế bào học cho thấy trong hệ thống lúa
trồng có hai loại hình quan hệ tương đối xa nhau.
* Loại hình Oryza sativa subsp. Japonica
* Loại hình Oryza sativa subsp. Indica
Loại hình Japonica phân bố chủ yếu ở những vùng vĩ độ cao như phía Bắc Trung
Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và các vùng trồng lúa á nhiệt đới và ôn đới. Về hình
thái, loại hình Japonica hạt tròn hơn Indica, bông dài, thân thấp và cứng, lá cứng, ít
lớp đổ,... tạo ra dáng lúa đón được nhiều ánh sáng, có lợi cho quá trình quang hợp
và thường cho năng suất cao. Loại hình Indica hạt dài, thân cao và mềm, lá mỏng,
xanh nhạt, dễ đổ, năng suất thường thấp nhưng phẩm chất gạo ngon.

2


1.1.3 Đặc điểm thực vật của cây lúa

* Rễ lúa
Rễ mầm: Loại rễ này hình thành từ phôi hạt sau khi nẩy mầm. Thường mỗi cây lúa
chỉ có một rễ mầm, rễ mầm dài khoảng 10-15 cm. Rễ mầm chỉ có tác dụng hút
nước cho phôi phát triển và sẽ chết đi sau khoảng 10-15 ngày (cây mạ được 3-4
lá).
Rễ phụ: Phát sinh từ gốc thân gần mặt đất, là rễ mọc ra từ các mắt. Mỗi mắt có từ
5-25 rễ phụ, mọc dài, có nhiều nhánh và lông hút. Trên các rễ phụ này còn mọc
những rễ nhỏ, phần đầu rễ có lông hút. Rễ lúa sống trong điều kiện ngập nước, nên
tổ chức thông khí trong rễ, nhất là rễ non được hình thành rõ rệt lớn hơn so với ngô
và các loại cây trồng cạn khác. Đó là con đường dẫn oxy từ thân lá xuống các vùng
rễ lúa. Ở lúa lượng oxy từ thân lá chuyển xuống rễ chiếm tới 50% lượng oxy mà rễ
thu hút. Nhờ có cấu trúc đặc biệt này mà rễ lúa có thể sống trong điều kiện thiếu
oxy do ngập nước (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
* Thân lúa

Thân lúa tròn, bên trong rỗng, gồm những lóng dài ngắn khác nhau trên thân. Giữa
hai lóng là mắt. Ở gốc thân chính và gốc các nhánh, các lóng ngắn sít lại nhau là vị
trí hình thành bộ rễ và đẻ nhánh. Lóng dài hay ngắn tùy thuộc vào giống, điều
kiện môi trường đặc biệt là nước. Lúa có lóng ngắn, thành lóng dày, bẹ lá ôm
sát thân thì thân lúa sẽ cứng chắc, khó đổ ngã và ngược lại (Nguyễn Ngọc Đệ,
1998).
* Lá lúa
Khi hạt lúa nẩy mầm trước hết là ra lá bao, sau đó là lá không hoàn toàn, kế đến là
lá thật thứ 1, 2, 3, 4. Lá lúa mọc ở hai bên thân lúa, lá ra sau nằm về phía đối diện
với lá trước đó. Lá trên cùng gọi lá cờ hay lá đòng. Lá lúa gồm phiến lá, cổ lá
và bẹ lá (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Những giống lúa có gốc độ lá hẹp so với thân
thì lá đứng nên đón được nhiều ánh sáng có lợi cho sự tích lũy chất khô trong quá
trình quang hợp góp phần làm tăng năng suất.
* Hạt lúa
Hạt lúa có cấu tạo gồm hai phần: phần vỏ và phần hạt gạo. Vỏ lúa gồm hai vỏ trấu
ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ). Ở góc hạt lúa hai vỏ trấu gắn vào đế hoa có mang
hai tiểu dĩnh. Phần vỏ chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt lúa. Hạt gạo bên trong
3


vỏ lúa, gồm những phần chính như sau: phôi (mầm), nội nhũ, tầng aleuron, tinh
bột.
- Phôi hay mầm: Nằm ở gốc dưới hạt gạo, chỗ dính vào đế hoa và ở phía trấu lớn.
Phôi sẽ nẩy mầm tạo cây lúa mới trong điều kiện thích hợp.
- Nội nhũ: Chiếm phần lớn hạt gạo, chứa chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột. Bên
ngoài hạt gạo được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mỏng chứa nhiều Vitamin, nhất là
Vitamin nhóm B, khi chà trắng lớp này sẽ trốc ra thành cám mịn.
- Tầng aleuron: Tầng này được xem như là tầng ngoài cùng của phôi nhũ, có chức
năng và cầu trúc khác với hạt tinh bột ở bên trong phôi nhũ. Tầng này chứa rất
nhiều vitamin nhóm B. Mỗi giống lúa thể hiện độ dày của tầng aleuron khác

nhau.
- Tinh bột: Tinh bột là lớp polysaccharide, cấu tạo bởi phân tử amylose dây thẳng
và phân tử amylosepectin dây phân nhánh.

1.2

Đặc điểm của các giống lúa mùa

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), lúa mùa là nhóm lúa có cảm ứng với quang kỳ, chỉ
ra hoa trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn, tức chỉ trổ và chín theo mùa. Phần lớn
các giống lúa cổ truyền của ta đều là giống lúa mùa. Dựa vào mức độ mẫn cảm với
quang kỳ người ta chia lúa mùa thành ba nhóm chính: lúa mùa sớm, lúa mùa lỡ, lúa
mùa muộn .
- Lúa mùa sớm là giống lúa cảm ứng yếu với quang kỳ, sẽ bắt đầu trổ hoa sau khi
ngày bắt đầu ngắn dần, trổ hoa vào khoảng tháng 9-10 dl và thu hoạch trong
khoảng tháng 10-11 dl khi trồng trong điều kiện ở ĐBSCL.
- Lúa mùa lỡ có phản ứng trung bình với quang kỳ, trổ hoa vào khoảng tháng 11 dl
và thu hoạch trong khoảng tháng 12 dl. Lúa có thể trổ hoa khi trồng trái vụ ở điều
kiện ĐBSCL nhưng thời gian sinh trưởng thay đổi nhiều và lúc phát dục không bình
thường.
- Lúa mùa muộn là giống có phản ứng rất mạnh đối với quang kỳ, chỉ trổ hoa vào
khoảng thời gian nhất định trong năm, khi quang kỳ ngắn nhất vào khoảng tháng
12-1 dl, giống lúa này thường cấy ở những vùng trũng nước rút muộn. Thời gian
sinh trưởng của các giống này thay đổi rất lớn tùy theo thời gian gieo cấy sớm hay
muộn.
4


Trần Hữu Phúc (2008), cũng cho rằng hầu hết các giống lúa mùa đều có tính cảm
ứng đối với ánh sáng, chỉ thu hoạch vào một thời điểm nhất định trong năm dù thời

gian cấy khác nhau.
1.2.1 Thời gian sinh trưởng
Các giống mùa có thời gian sinh trưởng biến thiên từ 110 ngày (giống sớm) đến 220
ngày (giống muộn). Đa số giống có chu kỳ sinh trưởng từ 161- 220 ngày
Đối với phần lớn giống địa phương chu kỳ sinh trưởng tính bằng số ngày thường
thay đổi theo thời gian gieo trồng do đặc tính quang cảm của các giống lúa này (trừ
giống sớm) (Trần Hữu Phúc, 2008).
Bảng 1.1 Phân bố chu kỳ sinh trưởng các giống lúa địa phương tại vùng ĐBSCL

STT
1
2
3
4
5
6
7

Chu kỳ sinh trưởng
100- 120
121- 140
141- 160
161- 181
181- 200
201- 220
Trên 220
Tổng cộng

Số giống
17

74
50
278
33
263
34
1050

Tỷ lệ(%)
1,60
7,00
4,80
26,4
32,00
25,00
3,20
100,0

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long trường Đại học Cần Thơ
(ĐHCT),1982

Nếu gieo vào mùa nghịch các giống sớm thu hoạch vào các tháng 5 và 6, trong khi
đó các giống mùa lỡ và sớm chỉ ra hoa và chín vào cuối năm và tăng trưởng rất
chậm trong thời gian đầu.

1.2.2 Chiều cao cây
Trồng ở nước cạn (10-20 cm) chiều cao của các giống lúa biến thiên từ 50 cm đến
trên 190 cm, tập trung nhiều ở khoảng 110- 130 cm

5



Bảng 1.2 Phân bố giống địa phương theo chiều cao cây lúa

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chiều cao cây (cm)
50-70
71-90
91-110
111-130
131-150
151-170
171-190
Trên 190
Tổng cộng

Số giống

Nhóm
Sớm
9

42
58
26
5
0
0
0

Lỡ
1
2
40
228
116
25
3
0

Muộn
0
1
25
213
168
47
4
1

10
45

213
467
289
72
7
1
1014

Tỷ lệ (%)
1,1
4,3
12,2
46,0
28,5
7,1
0,7
0,1
100,0

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long trường ĐHCT,1982

1.2.3 Số hạt chắc/bông
Số hạt chắc biến thiên từ 64 hạt (Thanh Trà Dài, Gò Công) đến 339 hạt (Bạch Kỳ
Nho, Sóc Trăng). Tập trung 101-150 hạt/bông.

Bảng 1.3 Phân bố số hạt chắc/bông của tập đoàn giống lúa mùa địa phương

STT
1
2

3
4
5
Tổng cộng

Số hạt/bông
=<90
91- 100
101- 150
151- 200
>= 200

Số giống
337
98
489
148
33
1095

Tỷ lệ (%)
15,10
10,80
54,00
16,4
3,7
100,00

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long trường ĐHCT,1982


1.2.4 Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt của các giống lúa biến thiên từ 16,7 đến 38,5 g, tập trung
nhiều nhất ở cỡ hạt 25-27 g. Có sự tương nghịch giữa số hạt/bông và trọng lượng
1000 hạt.

6


Bảng 1.4 Trọng lượng 1000 hạt (g) của các giống lúa trong tập đoàn giống lúa địa
phương

STT
1
2
3
4
5
Tổng cộng

Trọng lượng 1000 hạt
=<23
23- 25
25- 27
27- 29
>=29

Số giống
130
199
239

180
165
913

Tỷ lệ (%)
15,3
21,8
26,2
19,7
17,00
100,00

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long trường ĐHCT,1982

1.3 Ảnh hưởng của đất mặn đối với cây trồng
1.3.1 Ảnh hưởng của mặn đối với cây trồng
Theo Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận (1977), đất mặn có nhiều loại muối nhưng
muối Clorua bao giờ cũng chiếm ưu thế, và đề nghị đánh giá độ mặn dựa vào chỉ
tiêu Cl- và tỷ lệ muối hòa tan (Bảng 1.5).
Bảng 1.5 Bảng đánh giá độ mặn dựa vào chỉ tiêu Cl- và tỷ lệ muối hòa tan

Độ mặn
Mặn ít
Mặn trung bình
Mặn nhiều
Rất mặn

Nồng độ Cl- (%)
<0,05
0,05-0,15

0,15-0,25
>0,25

Tỷ lệ muối hòa tan (%)
<0,25
0,25-0,5
0,5-1,0
>1,0

Hàm lượng muối hòa tan trong dung dịch có tương quan chặt chẽ với độ dẫn điện
(EC) của dung dịch đất, có thể dùng EC để chọn cơ cấu cây trồng thích hợp. Người
ta có thể tính độ mặn của đất thông qua lượng muối hòa tan trong dung dịch đất
mg/l hay mg/kg đất hoặc qua chỉ số EC (Dương Minh Viễn, 2006). Ảnh hưởng của
mặn đến sự sinh trưởng của cây trồng được phân cấp như trong Bảng 1.6.

7


Bảng 1.6 Thang đánh giá cho đặc tính độ dẫn điện của đất (Western Agricultural
Laboratories, 2002 (trích dẫn từ Ngô Ngọc Hưng, 2004)

EC (mS cm -1)
Đất:nước (1:2) Trích bảo hòa
<0,40
0-1,0
0,40-0,80
1,1-2,0
0,81-1,20
2,1-4,0
1,21-1,60

4,1-8,0
1,61-3,2
8,1-16,0
>3,3
>16,1

Ảnh hưởng đến cây trồng
Không giới hạn năng suất.
Không ảnh hưởng đến cây trồng.
Một số cây trồng có năng suất suy giảm.
Năng suất phần lớn cây trồng bị hạn chế.
Chỉ một số cây trồng chịu đựng được.
Chỉ một vài loại cây trồng.

Mặn được biết là ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và trao đổi chất do những tác động
thẩm thấu của nó, những tác động gây độc đặc trưng của ion, làm xáo trộn tính
nguyên vẹn của màng tế bào và hoạt động gây trở ngại liên quan tới sự cân bằng
chất tan cùng với sự hấp thu dưỡng chất cần thiết (Poljakoff-Mayber and Gale,
1975).
Theo Lewitt (1980), mặn ảnh hưởng lớn đến sự sống sót của nhiều loài thực vật, vì
mặn gây ra sự ngừng sinh trưởng, làm chết mô, gây ra một sự chết hoại, làm cháy
mép lá, theo sau là sự mất nước, rụng lá và cuối cùng là sự chết của cây. Theo
Greenway and Munn (1980), nếu những tế bào bị stress mặn, chúng sẽ bị giảm tính
trương của tế bào, quá trình điều hòa thẩm thấu bị ảnh hưởng và sinh trưởng sẽ bị
giảm một cách có ý nghĩa. Vì cây trồng phải điều hòa một trạng thái không cân
bằng với môi trường để sống sót, để duy trì sự cân bằng ion, duy trì chức năng bình
thường của tế bào, đòi hỏi phí tổn năng lượng. Vì thế, sinh trưởng phải bị giảm. Còn
theo Davitt et al. (1981), sự mất cân bằng giữa (Na-K) cũng là yếu tố hạn chế năng
suất.
James Camberato (2001), cho rằng mặn làm chậm sự nảy mầm của hạt và giảm sinh

trưởng của cây trồng do quá trình thấm lọc làm hạn chế khả năng hấp thu nước của
rễ cây (trích dẫn từ Ngô Ngọc Hưng, 2009). Nồng độ muối cao trong vùng rễ làm
giảm lượng nước hữu hiệu cho cây trồng và làm cây tiêu hao năng lượng hơn trong
việc hấp thu nước hoặc nước bị mất ra khỏi tế bào thực vật gây hiện tượng co rút và
khô héo tế bào (Brady and Weil, 2002).

8


1.3.2 Ảnh hưởng bất lợi của mặn đối với cây lúa
Cây lúa trồng ở đất mặn phải đối mặt với stress thẩm thấu cao, nồng độ cao của các
ion độc tố như Na+ và Cl- mà cuối cùng gây ra sự giảm sinh trưởng (Martinez and
Lauchli, 1993). Theo Zelensky (1999), có hai loại đất mặn được hình thành do Cl và SO4-, nhưng NaCl thì độc nhất. Sự gia tăng nồng độ muối gây ra việc giảm đối
với trọng lượng khô của cây, hấp thu dưỡng chất, và năng suất hạt lúa. Cả hai loại
mặn đều ức chế sự sinh trưởng và năng suất lúa.
Mặn gây ra những triệu chứng chính cho cây lúa như: đầu lá trắng theo sau bởi sự
cháy chóp lá, màu nâu của lá và chết lá, sinh trưởng của cây bị ức chế, số chồi thấp,
sinh trưởng của rễ kém, lá cuộn lại, tăng số hạt bất thụ, số hạt trên bông thấp, giảm
trọng lượng 1000 hạt, thay đổi khoảng thời gian trổ, chỉ số thu hoạch thấp, năng
suất hạt thấp (Nguyễn Văn Bo, 2010).
* Ảnh hưởng của mặn lên giai đoạn mạ
Nhiều nghiên cứu ghi nhận rằng tính chống chịu mặn xảy ra ở giai đoạn hạt nảy
mầm, sau đó trở nên rất mẫn cảm trong giai đoạn mạ (tuổi lá 2-3), rồi trở nên chống
chịu trong giai đoạn tăng trưởng, kế đến nhiễm trong thời kỳ thụ phấn và thụ tinh,
cuối cùng thể hiện phản ứng chống chịu trong thời kỳ hạt chín (Pearson và ctv.
1966).
Đầu giai đoạn mạ, mặn gây ra sự khô và cuộn tròn lá, màu nâu của chóp lá và cuối
cùng là sự chết cây mạ (Tagawa and Ishizaka, 1965). Nói chung, triệu chứng gây
hại của mặn xuất hiện trước hết trên lá thứ nhất, sau đó đến lá thứ hai và cuối cùng
đến lá trưởng thành. Mặn ngăn cản sự kéo dài lá và hình thành lá mới (Akbar,

1975). Giá trị EC làm giảm 50% số cây ở một tuần tuổi sau khi cấy dao động từ 2030 mS cm-1 (12,8-19,2‰) trong khi mức tới hạn (LD50) của mặn cho sinh trưởng
của cây mạ khoảng 5 mS cm-1 (3,2‰) (Paerson et al., 1966).
* Ảnh hưởng của mặn lên chiều cao cây, và chiều dài rễ lúa
Độ mặn cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây lúa như chiều cao
cây và chiều dài rễ, nồng độ muối càng cao thì chiều cao cây và chiều dài rể càng
giảm (Phạm Thị Phấn, 1999). Chiều cao cây, chiều dài rễ, sự xuất hiện của rễ mới,
vật chất khô giảm đáng kể tại EC từ 5-6 dS m-1 (3,2-3,84‰). Javed and Khan
(1975), Saxena and Pandey (1981), đã kết luận rằng chiều cao cây giảm một cách

9


tuyến tính với việc gia tăng mức độ mặn. Chiều cao cây giảm với việc gia tăng mức
độ mặn. Ảnh hưởng của mặn lên sự kéo dài của cây ở các giống khác nhau thì khác
nhau có thể do khả năng di truyền của giống (Hasamuzzaman et al., 2009).
Akita (1986), thì cho rằng thiệt hại do mặn thể hiện trước hết là giảm diện tích lá.
Trong điều kiện thiệt hại nhẹ, trọng lượng khô có xu hướng tăng lên trong một thời
gian sau đó giảm nghiêm trọng. Trong điều kiện thiệt hại nặng hơn, trọng lượng khô
của chồi và rễ suy giảm tương ứng với mức độ thiệt hại. Ở giai đoạn mạ, lá già sẽ bị
ảnh hưởng sớm hơn lá non.
Theo Akbar et al. (1972), sự sinh trưởng ở ngọn thường bị ngăn cản bởi mặn hơn sự
sinh trưởng ở rễ và mặn ảnh hưởng sự kéo dài rễ hơn sự sản xuất vật chất khô ở rễ.
Còn theo Phạm Thị Phấn (1999), thì cho rằng ở nồng độ muối càng cao thì chiều
cao cây và chiều dài rễ càng giảm. Shalhevet (1995), cũng báo cáo rằng mặn làm
giảm sự sinh trưởng của chồi hơn sự sinh trưởng của rễ, dựa trên việc đo trọng
lượng khô hơn việc đo chiều dài.
Một trong những lý do giảm chiều cao có thể là nồng độ cao thật sự của muối hòa
tan trong đất và áp suất thẩm thấu đã tạo ra sự xáo trộn trong việc hấp thu nước và
các chất dinh dưỡng khác (Gain et al., 2004). Akbar et al. (1972), cũng cho rằng
trong suốt giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, chiều cao cây, trọng lượng rơm, trọng

lượng khô của rễ và chiều dài rễ tất cả đều bị ảnh hưởng bất lợi của mặn.
1.4 Tính chống chịu mặn của cây lúa
1.4.1 Ngưỡng chống chịu mặn
Ngưỡng chống chịu mặn là một khái niệm được phát triển bởi Maas and Hoffam
(1977). Khái niệm đã luận ra sự phản ứng lại với muối, nhờ đó một vài sự biến thiên
của nồng độ muối không làm suy giảm sinh trưởng và năng suất của cây trồng, vượt
quá ngưỡng thì năng suất cây trồng có tương quan nghịch với nồng độ muối.
Nơi năng suất không bị ảnh hưởng bởi mặn, tốc độ phân tán muối tới chồi có thể
được cân bằng bởi việc tạo không bào. Nó làm chậm lại sự đi vào của muối theo
cách loại trừ muối ở bề mặt rễ hay qua sự sinh trưởng cung cấp nơi cho muối đi vào
bằng cách tạo ra nhiều không bào hơn (Volkmar et al., 1997).

10


Môi trường thay đổi có thể thay đổi trạng thái cân bằng theo hướng thiếu cân bằng
muối được thể hiện như một thay đổi trong đặc điểm mức ngưỡng của cây trồng.
Nếu mức ngưỡng chống chịu là một chức năng của môi trường thì sự chống chịu sẽ
thay đổi hợp lý (Volkmar et al., 1997). Lúa được xếp vào nhóm cây trồng tương đối
chịu mặn. Ngưỡng chống chịu NaCl của cây lúa là EC = 4 dS m-1 (2,56‰) (Sathish
et al., 1997). Còn theo Grattan et al., 2002 thì ngưỡng chống chịu mặn đang được
công bố cho cây lúa có giá trị EC = 3 dS m-1 (1,92‰).
1.4.2 Cơ chế chống chịu mặn của cây lúa
Yeo and Flower (1984), đã tổng kết cơ chế chống chịu mặn như sau:
- Hiện tượng ngăn chặn muối: Cây không hấp thu một lượng muối dư thừa nhờ hiện
tượng hấp thu có chọn lọc.
- Hiện tượng tái hấp thu: Cây hấp thu một lượng muối thừa nhưng được tái hấp thu
trong mô libe. Na+ không chuyển vị đến chồi thân.
- Chuyển vị từ rễ đến chồi: Tính trạng chống chịu mặn được phối hợp với một mức
độ cao về điện phân ở rễ lúa, và mức độ thấp về điện phân ở chồi, làm cho sự

chuyển vị Na+ trở nên ít hơn từ rễ đến chồi.
- Hiện tượng ngăn cách từ lá đến lá: Lượng muối dư thừa được chuyển từ lá non
sang lá già, muối được định vị tại lá già không có chức năng, không thể chuyển
ngược lại.
- Chống chịu ở mô: Cây hấp thu muối và được ngăn cách trong các không bào của
lá, làm giảm ảnh hưởng độc hại của muối đối với hoạt động sinh trưởng của cây.
- Ảnh hưởng pha loãng: Cây hấp thu muối nhưng sẽ làm loãng nồng độ muối nhờ
tăng cường tốc độ phát triển nhanh và gia tăng hàm lượng nước trong chồi.
Tất cả những cơ chế này đều nhằm hạ thấp nồng độ Na+ trong các mô chức năng, do
đó làm giảm tỉ lệ Na+/K+ trong chồi (< 1) (Gregorio and Senadhira, 1993). Yeo and
Flowers (1984), kết luận rằng mỗi giống lúa đều có một hoặc hai cơ chế nêu trên,
không phải có tất cả, phản ứng tốt nhất làm gia tăng tính chống chịu mặn phải gắn
liền với việc tối ưu hóa nhiều đặc điểm sinh lý, có tính chất độc lập tương đối với
nhau.
Bên cạnh các cơ chế trên thì việc dự trữ và loại trừ muối cũng là một cơ chế quan
trọng của cây chịu mặn nói chung và cây lúa nói riêng. Phần lớn cây chịu mặn sử
11


dụng muối như là một chất thẩm thấu để cân bằng nồng độ môi trường bên ngoài
Hơn thế nữa, ở đó thường xuất hiện mối quan hệ không dễ dàng thấy rõ giữa sự loại
trừ muối và tính chịu mặn giữa nhiều cây mẫn cảm mặn. Sự loại trừ Na + là đặc tính
chung của một số dòng lúa mì chịu mặn, dòng nhiễm mặn có mức Na + ở chồi thấp
hơn nhiều so với dòng chịu mặn (Saneoka et al., 1992). Lê Văn Căn (1978), cho
biết mức độ gây hại của muối tùy thuộc vào độ mặn của cây, ở thực vật không chịu
mặn chúng phản ứng lại bằng cách thải ion. Cây chịu mặn thải ion qua chồi non,
cây không chịu mặn không có khả năng này. Cây chịu mặn có thể chịu nồng độ
muối cao là nhờ khả năng tích lũy muối trong cây giúp tăng áp suất thẩm thấu trong
tế bào, nhờ vậy mà cây hút nước từ đất mặn một cách dễ dàng (Đặng Thế Dân,
2005).

Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy proline là một chất chỉ thị quan trọng
trong chọn lọc giống cây trồng chịu mặn, đặc biệt trên cây lúa. Hàm lượng proline
cao trong cây lúa chống chịu mặn tốt và thấp trong cây lúa chịu mặn kém khi trồng
trong môi trường mặn (Đỗ Thu Hiền và ctv., 2002).
1.5 Một số kết quả nghiên cứu về tính chống chịu mặn của cây lúa ở giai đoạn
mạ
Võ Quang Minh và ctv. (1990), đã khảo sát ảnh hưởng nồng độ mặn và thời kỳ
nhiễm mặn trên năng suất lúa A96-1 và cho rằng ảnh hưởng của mặn chủ yếu làm
gia tăng áp suất thẩm thấu trong dung dịch đất làm cây khó hấp thu nước và dưỡng
chất, từ đó sinh trưởng và phát triển của cây bị ảnh hưởng, nồng độ muối trong
dung dịch đất càng cao và thời gian nhiễn mặn càng sớm thì cây càng phát triển
kém. Đối với lúa, ở nồng độ muối 6 g/l (6‰) cây bị chết hoàn toàn khi bị nhiễm
mặn giai đoạn 15 ngày sau khi gieo, ở nồng độ muối 2 và 4 g/l (2 và 4‰) cây lúa
vẫn còn sống nhưng năng suất giảm rất nhiều.
Nguyễn Thị Lang và ctv (2001), đã nghiên cứu chuyên đề cải tiến giống lúa chống
chịu mặn ở ĐBSCL với vật liệu là các giống lúa địa phương cổ truyền, các giống
cải tiến trong chương trình lai, các giống đối chứng Pokkali và A69-1 (chuẩn
kháng), IR28 (chuẩn nhiễm). Kết quả thanh lọc mặn ở giai đoạn mạ sau 3 tuần xử lý
mặn cho thấy hai giống Đốc Đỏ và Đốc Phụng có điểm chống chịu mặn tương
đương với giống chuẩn kháng Pokkali (với điểm chống chịu là 3 và 5 ở độ mặn 6
dS m-1 (3,84‰) và 12 dS m-1 (7,68‰) (trích dẫn từ Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị

12


×