Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

TÍNH GIÁ THÀNH sản XUẤT HEO CON SAU CAI sữa tại TRẠI HEO hải NGHĨA THÀNH PHỐ sóc TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.95 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÃ THỊ KIM TUYẾN

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT HEO CON
SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI NGHĨA
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y

Cần Thơ, 2009

-1PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT HEO CON
SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI NGHĨA
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Nguyễn Minh Thông



Sinh viên thực hiện:
Lã Thị Kim Tuyến
MSSV: 3052486
Lớp: CN K31

Cần Thơ, 2009

-2PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT HEO CON
SAU CAI SỮA TẠI TRẠI HEO HẢI NGHĨA
THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

Cần Thơ, ngày… tháng ….năm 2009

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

NGUYỄN MINH THÔNG


Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2009
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

-3PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Tính giá thành sản xuất heo con sau cai sữa tại
trại heo Hải Nghĩa thành phố Sóc Trăng” được thực hiện từ tháng 2 năm 2009 đến
tháng 3 năm 2009 với số liệu thu thập, phân tích và đánh giá hoàn toàn đúng với
thực tế của trại.
Chữ ký sinh viên

Lã Thị Kim Tuyến

-iPDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM ƠN
Con xin biết ơn vô hạng đến ba má, người đã sinh thành dưỡng dục, suốt đời hy
sinh cho tương lai của chúng con.
Xin cảm ơn những người thân yêu và bạn bè luôn động viên, giúp đỡ tôi trong lúc
tôi gặp khó khăn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Bộ môn Chăn Nuôi, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ
Cùng tất cả quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập và
rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh Thông đã hết lòng hướng

dẫn tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi nghiên cứu
đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cám ơn gia đình bác Trần Hải Nghĩa chủ trại chăn nuôi heo ở thành phố Sóc
Trăng và các anh công nhân đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
nghiên cứu hoàn tất đề tài luận văn này.
Cám ơn đến tất cả các bạn trong lớp Chăn Nuôi Thú Y khóa 31 đã động viên và
chia sẽ cùng tôi những vui buồn trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Cần Thơ 05/2009
Lã Thị Kim Tuyến

-iiPDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Trong chăn nuôi heo nái sinh sản, sự thành công hay thất bại phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: giống, thức ăn, thú y, chăm sóc và nuôi dưỡng…Trong đó không thể thiếu
khâu thu chi nguồn tài chính cũng như vốn đầu tư ban đầu và nguồn thu từ chăn
nuôi. Do đó phải có kế hoạch chi tiết và cụ thể cho chăn nuôi heo để giảm chi phí
trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Do đó
chúng tôi tiến hành đề tài “Tính giá thành sản xuất heo con sau cai sữa”.
Đề tài được nghiên cứu tại trại chăn nuôi heo Hải Nghĩa thành phố Sóc Trăng, thời
gian tiến hành từ 02 – 03/2009. Tổng số đầu nái trong trại dao động khoảng 145 –
155 con trong đó có 30 ổ đẻ đủ chỉ tiêu năng suất để tính hiệu quả kinh tế cho trại.
Qua quá trình theo dõi đàn nái trại Hải Nghĩa chúng tôi thu được kết quả:
Chỉ tiêu sinh lý sinh sản của heo nái
§ Tuổi phối giống đầu tiên heo hậu bị 304 ngày tuổi
§ Thời gian mang thai heo nái 115 ngày
§ Tỷ lệ đậu thai 83%

§ Số ngày heo con cai sữa mẹ là 30,5 ngày tuổi
§ Khoảng cách 2 lứa đẻ 165,5 ngày
§ Số lứa đẻ/nái/năm 2,21 lứa
Năng suất sinh sản heo nái
• Sơ sinh

Số con/ổ 9,23 con
Trọng lượng toàn ổ 14,28 kg

• 21ngày tuổi

Số con/ổ 8,71 con
Trọng lượng toàn ổ 48,78 kg

• Cai sữa

Số con/ổ 8,44 con
Trọng lượng toàn ổ 64,55 kg

• 60 ngày tuổi

Số con /ổ 8,32 con
Trọng lượng toàn ổ 153 kg

Trong cơ cấu giá thành sản xuất heo con sau cai sữa thức ăn chiếm chi phí lớn nhất
84,83%, kế đó chi phí thú y đứng thứ 2 chiếm 9,15%
Giá thành sản xuất 1 kg heo con sau cai sữa là 36.718 (đồng)
Lợi nhuận thu được cho một ổ đẻ là 4.817.071 (đồng).

-iiiPDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………………i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………….....ii
TÓM LƯỢC…………………………………………………………………………….......iii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………..………iv
DANH SÁCH BẢNG……………………………………………………………………....vi
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ....................................................................... ..vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................2
2.1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ ..............................................................................................2
2.2 QUẢN LÝ ĐÀN SINH SẢN.......................................................................................2
2.2.1 Đối với heo đực giống ..............................................................................................2
2.2.2 Đối với heo hậu bị ...................................................................................................3
2.2.3 Đối với heo nái mang thai.........................................................................................3
2.2.4 Đối với heo nái nuôi con...........................................................................................4
2.2.5 Đối với heo nái khô ..................................................................................................4
2.2.6 Heo con theo mẹ.......................................................................................................4
2.2.7 Heo con cai sữa 28 – 30 ngày tuổi ............................................................................5
2.3 ĐỊNH MỨC THỨC ĂN ..............................................................................................5
2.4 QUẢN LÝ KINH TẾ KĨ THUẬT Ở MỘT TRẠI HEO ...............................................6
2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái .........................................6
2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản ...................................................................7
2.5 QUẢN LÝ VỀ CHUỐNG TRẠI .................................................................................8
2.6 KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG ...........................................................................................9
2.7 QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH .....................................................................................9
2.7.1 Công tác quản lý thú y đối với heo nái mang thai.................................................... 10

2.7.2 Công tác thú y đối với heo con theo mẹ và sau cai sữa............................................ 10
2.8 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NUÔI HEO NÁI SINH SẢN ..................... 10
2.8.1 Mục đích ................................................................................................................ 10
2.8.2 Kế hoạch cho trại nuôi heo nái sinh sản .................................................................. 11
2.8.3 Hiệu quả chăn nuôi heo nái sinh sản ....................................................................... 11
2.8.4 Tính giá thành sản phẩm......................................................................................... 12
2.8.5 Tỷ lệ chi phí trong giá thành sản phẩm ................................................................... 12

-ivPDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 14
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ................................................................................ 14
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm............................................................................ 14
3.1.2 Tình hình chăn nuôi của trại ................................................................................... 14
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ................................................................................. 17
3.2.1 Đánh giá năng suất sinh sản qua các chỉ tiêu........................................................... 17
3.2.2 Chi phí sản xuất...................................................................................................... 18
3.2.3 Sản phẩm thu được................................................................................................. 19
3.3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................ 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 20
4.1 NĂNG SUẤT SINH SẢN HEO NÁI Ở TRẠI........................................................... 20
4.1.1 Đặc điểm sinh lý sinh sản của heo nái..................................................................... 20
4.1.2 Năng suất sinh sản của heo nái ............................................................................... 21
4.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO 1 KG HEO SAU CAI SỮA ........................................... 25
4.2.1 Chi phí thức ăn ....................................................................................................... 25
4.2.2 Chi phí thú y cho một ổ .......................................................................................... 26
4.2.3 Các chi phí khác ..................................................................................................... 27
4.3 KẾT QUẢ KINH TẾ CỦA TRẠI.............................................................................. 29
4.4 HẠCH TOÁN KINH TẾ CỦA TRẠI ........................................................................ 30

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................ 31
5.1 KẾT LUẬN............................................................................................................... 31
5.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 32
PHỤ CHƯƠNG
Bảng 1: Chỉ tiêu năng suất sinh sản heo nái
Bảng 2: Theo dõi số con và trọng lượng heo con từ sơ sinh đến cai sữa
Bảng 3: Theo dõi số con và trọng lượng heo 60 ngày tuổi
Bảng 4:Số ngày nái chờ phối, nái mang thai (giai đoạn 2), heo con theo mẹ
Bảng 5: Phiếu theo dõi năng suất heo nái
Bảng 6: Lịch chủng ngừa cho heo nái
Bảng 7: Phiếu theo dõi bệnh và điều trị heo nái
Bảng 8: Phiếu theo dõi bệnh và điều trị heo con

-vPDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Định mức thức ăn dành cho heo nái, heo nọc, heo con sau cai sữa................... 5
Bảng 2.2: Định mức lao động trong chăn nuôi heo giống ................................................ 9
Bảng 2.3: Lịch vaccine cho heo con ............................................................................... 10
Bảng 2.4: Tỷ lệ (%) giá thành sản xuất heo sau cai sữa.................................................... 12
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng có trong bao thức ăn của công ty Guyomarc’h ........... 15
Bảng 3.2: Định mức và cách cho ăn ................................................................................ 16
Bảng 3.3: Quy trình tiêm phòng vaccin ở trại .................................................................. 16
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của heo nái .......................................................... 20
Bảng 4.2: Năng suất sinh sản của heo nái ........................................................................ 22
Bảng 4.3: Chi phí thức ăn heo nái ................................................................................... 25
Bảng 4.4: Chi phí thức ăn heo con cho một ổ .................................................................. 26
Bảng 4.5: Chi phí thuốc thú y cho một ổ đẻ..................................................................... 27

Bảng 4.6: Tổng chi phí và tỷ lệ (%) cho một ổ đẻ............................................................ 28
Bảng 4.7: Tổng chi phí cho cho 30 ổ ............................................................................... 29
Bảng 4.8: Tiền bán heo con của một ổ............................................................................. 30

-viPDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái............................... 7
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng thể trại chăn nuôi heo Hải Nghĩa................................................... 13
Hình 3.1: Chuồng heo nái ............................................................................................... 14
Hình 3.2: Chuồng heo sau cai sữa ................................................................................... 14
Hình 3.3: Mặt trước phiếu theo dõi kỹ thuật .................................................................... 17
Hình 3.4: Mặt sau phiếu lịch chủngngừa ......................................................................... 17
Biểu đồ 4.1: Năng suất sinh sản heo nái về số heo con trong một ổ.................................. 22
Biểu đồ 4.2: Năng suất sinh sản heo nái về trọng lượng heo con trong một ổ................... 23
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ sống của heo con trong một ổ ở các thời điểm……………………..…..24
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ (%) các chi phí trong giá thành sản xuất heo con ................................ 29

-viiPDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ: Bình quân
CPKHCT: Chi phí khấu hao chuồng trại
Đ: Việt nam đồng
ĐHCT: Đại Học Cần Thơ
G/con/ngày: gram/con/ngày
LVTN: Luận văn tốt nghiệp
NLTĐ: Năng lượng trao đổi

NT: Ngày tuổi
Nxb: Nhà xuất bản
SC: Số con
TA: Thức ăn
TL: Trọng lượng
TLS: Tỷ lệ sống
TP: Thành phố
TS: Tổng số

-viiiPDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây so với các ngành chăn nuôi khác thì chăn nuôi heo là một trong những
ngành mũi nhọn, nó tạo ra một lượng lớn sản phẩm thịt cung cấp cho thị trường
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình dịch bệnh ngày
càng nhiều diễn biến ngày càng phức tạp gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
Nước ta đang đi vào quá trình hội nhập quốc tế công việc kinh doanh và sản xuất
ngày càng phát triển theo hướng có hệ thống quy mô và tổ chức nhằm nâng cao chất
lượng giá trị sản phẩm làm ra. Do đó ngành chăn nuôi cũng không ngừng cải tiến kỹ
thuật, phương pháp nuôi nhằm đạt được chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất cho người chăn nuôi.
Mặt khác, các yếu tố về con giống, thức ăn, thuốc thú y, kỹ thuật chăm sóc và nuôi
dưỡng…đã góp phần vào hiệu quả sản xuất chăn nuôi heo, nhất là trong chăn nuôi
heo nái sinh sản từ lúc phối giống đến heo con sau cai sữa. Người chăn nuôi phải
biết cách tổ chức quản lý nguồn thu chi tài chính một cách chặt chẽ có thể tính toán
và phân tích được mọi kết quả hiện có và chủ động dự đoán được tình hình sản xuất
trong những năm tới nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao mang lại lợi nhuận nâng cao
kinh tế cho người chăn nuôi.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo nái sinh sản, chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài “Tính giá thành sản xuất heo con sau cai sữa tại trại
chăn nuôi heo Hải Nghĩa thành phố Sóc Trăng”.
Với mục tiêu: giúp cho người chăn nuôi hiểu biết hơn về tầm quan trọng của các
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong chăn nuôi heo nái. Đồng thời tính giá thành
sản xuất heo sau cai sữa nhằm giảm bớt chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

-1PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 CÔNG TÁC QUẢN LÝ
Để theo dõi và giám sát đàn heo trong trại được tốt hơn thì việc đánh số hiệu heo rất
quan trọng nhằm đánh giá chính xác năng suất cụ thể từng con trong đàn.
Thời điểm đánh số hiệu: lúc heo mới sinh, heo 2 tuần tuổi hoặc lúc heo con cai sữa.
Có nhiều cách đánh số hiệu heo: đeo khoen ở vành tai của heo, xâm số lên vành tai
heo (phía ngoài vành tai) hoặc cắt vành tai heo bằng kềm đặc biệt.
Mỗi trại thường sẽ chọn một hệ thống số hiệu tai khác nhau. Do đó, người đọc số tai
heo cần phải nắm được hệ thống số của trại đó.
Quy ước đánh số hiệu: việc đánh số hiệu được tiến hành nhằm phân biệt các con thú
với nhau. Do đó yêu cầu của việc đánh số hiệu phải đảm bảo chính xác, không gây
nhầm lẫn, dễ dàng trong việc đọc số hiệu, hệ thống số hiệu phải đáp ứng được số
lượng đàn thú ở trại.
2.2 QUẢN LÝ ĐÀN SINH SẢN
Mục tiêu trong chăn nuôi heo nái sinh sản làm sao vừa đạt được năng suất sinh sản
cao vừa có thời gian khai thác năng suất lâu dài, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Diễn
biến hoạt động của nghề kinh doanh chăn nuôi heo nái thì năng suất sinh sản của
từng cá thể phải được theo dõi ghi chép đầy đủ và chính xác. Thông qua phân tích
dữ liệu ghi được mà nhà chăn nuôi biết được hoạt động kinh doanh có lời hay
không, mặt mạnh và mạnh yếu trong quá trình sản xuất, những điểm không hợp lý

trong các định mức về năng suất, từ đó có quyết định điều chỉnh hay cải tiến công
việc cho phù hợp với trại. Hiện nay máy vi tính là công cụ quan trọng trong lưu trữ
và phân tích số liệu nếu số liệu được ghi nhận chính xác và đầy đủ (Nguyễn Ngọc
Tuân và Trần Thị Dân, 1999).
2.2.1 Đối với heo đực giống
Theo Lê Quang Hải et al. (1997), để đảm bảo con đực có chất lượng tốt, thời gian
sử dụng lâu dài, cần phải có phương pháp khai thác đực giống một cách hợp lý.
Nếu hai lần phối cho một nái trong một chu kỳ động dục cần chú ý: heo đực 12
tháng tuổi hoặc nhỏ hơn 12 tháng tuổi cho phối cách nhau 12 giờ, cách hai ngày
mới cho phối lại một lần. Mỗi đực phụ trách 15 con cái. Đực trên 12 tháng tuổi, mỗi
đực phụ trách từ 20 – 25 nái. Nên phối nhiều lần cho một chu kỳ động dục của một
heo nái. Đực trên 12 tháng tuổi phụ trách 30 – 50 nái.
Quy trình sử dụng đực.
Tuổi đực giống (tháng)

Thời gian giữa hai lần phối (ngày)

8 – 10

5 – 10

11

4

12

3

18


1
-2-

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Nên có một con đực phụ cho trại có 30 con nái. Nếu trại có trên 80 nái, cần bốn đực
giống làm việc. Bắt đầu khai thác đực lúc 8 tháng tuổi sau khi đã đạt các chi tiêu
kiểm tra năng suất và chất lượng tinh. Những heo đực ở các độ tuổi khác nhau phải
sử dụng khác nhau.
Sau khi đã chọn lọc dựa trên tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và độ dày mỡ lưng,
cho ăn 2 đến 2,5kg/ngày/con. Trong thời kỳ đực làm việc cho ăn 2kg/ngày/con. Cho
đực ăn đúng giờ, không nên cho ăn no trước khi phối giống hay lấy tinh. Luôn luôn
giữ cho đực không mập mỡ, nọc quá ốm hay quá mập đều giảm tính hăng và cho tỷ
lệ đậu thai thấp.
Khi mới nhập đực vào trại phải cách ly ít nhất 1 tuần mới sử dụng và nên sử dụng từ
từ để đực thích nghi dần với môi trường của trại.
Kiểm tra bệnh đối với những nọc mới nhập vào trại.
Kiểm tra chất lượng tinh 3 tháng/lần.
Khu vực phối giống hay lấy tinh nền chuồng không được trơn.
2.2.2 Đối với heo hậu bị
Theo Phùng Thị Văn (2004), heo cái hậu bị động dục lần đầu khoảng 5 – 8 tháng
tuổi. Thường phối heo hậu bị ở lần động dục thứ 2 lúc 7 tháng tuổi trọng lượng đạt
110 – 120kg, ở thời điểm này số heo sơ sinh/ổ đẻ sẽ cao hơn.
Số lần động dục

Số heo sơ sinh/ổ

Lần 1


8

Lần 2

10

Lần 3

11

Lần 4

11,5

Nếu heo cái hậu bị lên giống lần đầu vào lúc 7 hoặc 8 tháng tuổi, trọng lượng đã đạt
100 – 120kg nên cho phối giống ngay.
Khi cái hậu bị đã được chọn lọc ở 5 – 5 tháng tuổi (70 - 80kg), giới hạn lượng ăn
còn 2,2 – 2,5kg với hàm lượng protein thô 15 – 16%, lysine 0,7%, canxi 0,75%,
photpho 0,6%. Trước khi chuẩn bị phối giống cho heo cái hậu bị ăn tự do ít nhất 2
tuần nhằm làm tăng số trứng rụng trong một chu kỳ động dục. Sau khi phối giống
cần giảm mức ăn xuống. Dùng nọc thí tình kiểm tra đàn cái hậu bị thường xuyên để
phát hiện cái lên giống vì heo cái hậu bị khó phát hiện hơn nái rạ, cần ấn tay lên
hông lưng heo nái để kiểm tra mức độ động dục (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị
Dân, 1999).
2.2.3 Đối với heo nái mang thai
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999), Sự chuẩn đoán để biết nái mang
thai rất quan trọng trong chăn nuôi heo nái sinh sản. Nếu nái chưa đậu thai cần phát
hiện kịp thời, theo dõi lần động dục kế tiếp mà phối giống. Đồng thời cần biết
những nái chửa nhiều tháng hay ít tháng để có chế độ nuôi dưỡng thích hợp.

Thời gian mang thai trung bình 114 ngày được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ
khi phối giống đến 84 ngày, giai đoạn 2 từ 85 ngày đến ngày dự kiến đẻ.
-3PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Năng suất sinh sản nái có thể được cải tiến nếu nái được theo dõi thường xuyên.
Nái sau khi phối giống đến 21 ngày sau phải kiểm tra có động dục lại không.
Lịch kiểm tra
18 – 24 ngày sau phối

Kiểm tra lần thứ 1

36 – 48 ngày sau phối

Kiểm tra lần thứ 2

Người chăn nuôi có thể dùng máy siêu âm để chuẩn đoán nái chửa, máy có thể phát
hiện 90 - 95% số heo nái có chửa sau khi phối giống 30 - 45 ngày.
Chú ý: tránh gây “stress” như đối xử thô bạo trong 3 – 4 tuần đầu mang thai của nái,
chế độ dinh dưỡng cho nái mang thai cũng rất quan trọng. Giai đoạn 1 cho ăn 2 –
2,2kg/ngày/con với năng lượng trao đổi 3100Kcal/kg, protein thô 14 - 15%, lysin
0,5%, canxi 0,9%, photpho 0,8%. Giai đoạn 2 cho ăn thêm 0,9 – 1,4kg/ngày/con
(tùy theo thể trạng của nái mà cho ăn phù hợp). Chuyển nái lên chuồng đẻ trước khi
đẻ khoảng 7 – 14 ngày.
2.2.4 Đối với heo nái nuôi con
Mục tiêu của heo nái nuôi con: nuôi con tốt, tỷ lệ hao mòn cơ thể mẹ thấp, tỷ lệ đậu
thai cao cùng với số con đẻ ra/ổ đạt yêu cầu. Cung cấp đầy đủ nước sạch cho nái
trong giai đoạn nuôi con, tránh mất quá nhiều nước như heo mẹ bị tiêu chảy sẽ làm
sức tiết sữa của nái giảm. Sức tiết sữa phụ thuộc nhiều yếu tố: giống, lứa đẻ, thời
gian trong một chu kỳ tiết sữa, thể trạng nái, nuôi dưỡng chăm sóc và bị bệnh.Phân

công những công nhân có tay nghề cao trong các đơn vị để chăm sóc heo nái. Nái
nuôi con ăn khoảng 5 – 6 kg/ngày/con với 3100Kcal/kg, protein thô 16%, lysine
0,6%, canxi 0,7%, photpho 0,6% (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 1999).
2.2.5 Đối với heo nái khô
Mất khoảng 1/3 chi phí trong chăn nuôi heo được dùng để duy trì đàn nái trong trại,
cho nên cần phải cho tất cả heo nái động dục lại sau khi cai sữa và đạt tỷ lệ đậu thai
cao nhất. Để làm được điều này phải cho nái ăn đầy đủ chất từ khi nái tách con đến
khi phối giống lứa kế tiếp. Nái ở lứa 1cho ăn 3 – 4 kg/ngày/con, lứa 2 khoảng 2 –
2,5 kg/ngày/con. Heo nái sau khi tách con cần được chăm sóc đặc biệt, tùy theo thể
trạng từng nái mà có chế độ dinh dưỡng khác nhau, theo dõi để có quyết định phối
giống sau khi tách con hay để tới chu kỳ động dục kế tiếp. Nên sắp xếp chuồng heo
nái sau cai sữa gần chuồng nọc để nái sớm lên giống sớm (Nguyễn Ngọc Tuân và
Trần Thị Dân, 1999).
2.2.6 Heo con theo mẹ
Theo Phùng Thị Văn (2004): Mục tiêu nuôi heo con theo mẹ: heo con có sức sống
tốt, tăng trưởng nhanh và có sức đề kháng chống chịu với ngoại cảnh tốt. Heo con
phải được nuôi trong điều kiện tốt, chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt
độ thích hợp 30 – 320C. Giúp heo con bú được sữa đầu. Chăm sóc heo con cẩn thận
trong 3 – 5 ngày tuổi sau khi sinh giảm đến mức thấp nhất sự hao hụt trong thời
gian này. Thức ăn heo con phải có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, có mùi thơm
và sạch. Bổ sung thêm thức ăn bổ dưỡng cho heo nái. Tập ăn sớm cho heo con lúc 7
ngày tuổi. Heo con nên cai sữa 28 - 30 ngày tuổi, nhằm làm tăng số lứa đẻ nái/năm.
Để ngăn ngừa bệnh thiếu máu nên bổ sung thêm sắt cho heo con.
-4PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.7 Heo con cai sữa 28 – 30 ngày tuổi
Cai sữa sớm và trọng lượng cai sữa thấp đòi hỏi nhà chăn nuôi phải đầu tư nhiều
thiết bị, thức ăn dinh dưỡng và chăm sóc cẩn thận để bảo đảm cho sự tăng trưởng
của heo con. Thức ăn cho một heo con từ khi sơ sinh đến 20 – 25kg có 2 loại: thức

ăn dặm (từ sơ sinh đến cai sữa), thức ăn sau cai sữa (từ cai sữa đến 20 – 25 kg).
Lượng thức ăn tiêu thụ trước khi heo cai sữa là 200 – 300g/ngày/con. Chỉ chích
ngừa cho heo cai sữa sau khi chúng ăn uống bình thường và tăng trưởng tốt (ít nhất
3 – 4 tuần sau khi cai sữa). Khi cai sữa heo con, tiếp tục dùng thức ăn dặm trong
vòng 10 – 14 ngày sau khi cai sữa. Sau đó chuyển dần sang thức ăn sau cai sữa.
Khi heo được cai sữa ở 3 tuần tuổi, lượng thức ăn bình thường mỗi ngày 200 –
250g/ngày/con ở tuần tuổi thứ nhất sau cai sữa và 350 – 400g/ngày/con ở tuần tuổi
thứ 2, cần giới hạn lượng thức ăn trong 2 tuần sau khi cai sữa nên cho ăn nhiều lần
3 – 4 lần/ngày với lượng thức ăn thấp sẽ giúp giải quyết những vấn đề về tiêu hóa
do stress cai sữa gây ra.
Cai sữa nên tiến hành từ từ, không thô bạo với heo mẹ và heo con. Đến ngày cai sữa
chuyển heo mẹ xuống chuồng cá thể chờ phối để heo con ở lại chuồng nái đẻ 2 - 3
ngày mới chuyển chuồng nuôi heo sau cai sữa. Heo con sau cai sữa thường gặp
nhiều bất lợi về sinh trưởng và phát triển, dễ cảm nhiễm với bệnh, heo bị thay đổi
môi trường đột ngột, nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn. Do đó heo con cần có
chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Không cai sữa heo con dưới 5kg. Cho heo cai sữa
ăn tự do đến khi đạt 20kg trên chuồng lồng úm heo con. Đảm bảo heo con ăn tốt
trước cai sữa. Cung cấp đủ ô chuồng, mật độ thích hợp cho heo con. Tách nhóm heo
con sau cai sữa theo trọng lượng để heo phát triển đồng đều (Phùng Thị Văn, 2004)
2.3 ĐỊNH MỨC THỨC ĂN
Bảng 2.1: Định mức thức ăn dành cho heo nái, heo nọc, heo con sau cai sữa

TL heo

Lượng thức ăn

(kg)

(kg/con/ngày)


90 – 120

30 – 60

Ăn tự do 1,5 – 2,0

120 – 210

55 – 110

Ăn tự do 2,0 – 3,5

Hậu bị

80 – 100

2,0 – 2,5

Loại heo

Nái chờ phối (sau cai sữa)

2,5 – 3,0

Nái chửa
30 ngày

2,0

Trên 30 ngày


2,0 – 2,5

Heo nọc

2,0 – 2,5
Ăn tự do 5,0 – 6,0

Nái nuôi con
Heo con sau cai sữa

0,4 – 0,5

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Tuân - Trần Thị Dân, 1999).

-5PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thức ăn được xem là yếu tố quyết định đến năng suất vì thức ăn là nguồn cung cấp
dưỡng chất duy nhất cho heo và các loại thức ăn cùng cách cho ăn, hoặc nuôi dưỡng
có tác động trực tiếp đến sinh sản. Ngoài ra, thức ăn còn là yếu tố quyết định trong
chăn nuôi heo nái sinh sản vì chiếm tỷ lệ chi phí lớn nhất trong cơ cấu giá thành của
sản phẩm từ 70%. Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn được phối hợp sẵn từ các loại
thức ăn đơn giản theo công thức khẩu phần đã được tính toán dựa trên nhu cầu dinh
dưỡng của từng giống, loại, giai đoạn nuôi của heo và giá cả của các loại thức ăn đó
(Nguyễn Ngọc Tuân - Trần Thị Dân, 1999).
2.4 QUẢN LÝ KINH TẾ KỸ THUẬT Ở MỘT TRẠI HEO
Theo Lê Quang Hải et al. (1997), nội dung của quá trình theo dõi ghi chép các chi
phí chăn nuôi để tạo ra các sản phẩm. Việc theo dõi các chỉ tiêu kĩ thuật của đàn heo
nái.

Tổng số đàn nái hiện có.
Số heo con sinh ra/ổ: số heo con nái/năm.
Số chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng.
Cân trọng lượng heo con cai sữa 28 – 30 ngày tuổi, 21 ngày tuổi để xác định dinh
dưỡng của thức ăn heo con và khả năng tiết sữa của heo mẹ.
Bên cạnh đó cần biết chi phí chăn nuôi và giá cả các loại thức ăn, giá bán heo con ở
từng thời điểm để có kế hoạch tiếp theo cho trại. Từ kết quả theo dõi các chi chỉ tiêu
kinh tế kĩ thuật và giá cả các loại thức ăn, giống, thú y…để xác định hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi theo những phương thức khác nhau, từ đó chúng ta tính toán lợi
nhuận trong quá trình sản xuất chăn nuôi.
2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái
Nếu chỉ giới hạn trong chăm sóc và nuôi dưỡng sẽ không giúp cho người chăn nuôi
đạt được năng suất toàn đàn, hoặc mỗi đợt nuôi có hiệu quả chăn nuôi cao nhất.
Ngày nay, cách quản lý của một cơ sở chăn nuôi heo có thể giúp người nuôi đạt
được năng suất cao với chi phí thấp.
Quản lý đàn nái sinh sản tốt có thể quyết định loại thải những nái có năng suất thấp
kịp thời, thay đổi cách chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp và thay đổi quy mô nuôi
hoặc cơ cấu đàn đúng lúc.
Ngoài việc chọn con giống, thức ăn, đảm bảo yếu tố ngoại cảnh và sức khỏe tốt
bằng cách trực tiếp theo dõi trên heo, ghi chép sổ sách cẩn thận thì điều cần nhất
của quản lý là phải phân tích đánh giá được, hiểu được nguyên do và đi đến quyết
định chính xác.
Có nhiều cách trình bày về yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái với
mục tiêu cuối cùng phải đạt được: số con đẻ ra/ổ/nái; số con cai sữa/ổ/nái.
Nhưng đa số đều nhìn nhận là chỉ tiêu số con cai sữa khỏe mạnh/cái/năm là phản
ánh đầy đủ nhất mục tiêu nuôi heo nái sinh sản (Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn,
2000).

-6PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Số heo cai sữa/ổ/năm
Số con cai sữa/ổ/nái

Số lứa đẻ/nái/năm

Trọng lượng cai sữa và
sức khỏe của heo cai sữa

Số con chết lúc
theo mẹ

Khoảng cách từ lúc
tách con đến phối
đậu thai

Sản lượng sữa của
heo nái

Số con sơ sinh/ổ/nái
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo nái
(Nguồn: Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn, 2000).

2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản
Số heo nái động dục trở lại
trong vòng 7 ngày sau cai sữa
Tỷ lệ nái động dục trở lại trong
x 100
=
vòng 7 ngày sau cai sữa

TS heo nái trong nhóm
(%)
Số ngày từ cai sữa đến phối giống
lần 1 của tất cả heo nái trong nhóm

BQ số ngày từ khi cai sữa
=

đến phối giống lần 1

TS heo nái trong nhóm

(ngày)
Số heo nái hậu bị động dục
Tỷ lệ heo nái tơ động dục
=

trong vòng 7 tháng tuổi

trong vòng 7 tháng tuổi

x 100

TS heo nái hậu bị trong nhóm

(%)
Tỷ lệ thay thế đàn
nái hằng năm

=


(%)

Số heo nái hậu bị đưa
vào thay thế trong đàn

x 100

BQ số nái phối giống
trong năm
TS heo nái có chửa trong

Tỷ lệ đậu thai toàn đàn
(%)
Tỷ lệ đẻ
(%)

=

=

vòng 40 ngày sau phối giống
TS heo nái được phối giống trong nhóm

TS heo đẻ trong nhóm
TS heo nái được phối giống trong nhóm

-7PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

x 100


x 100


BQ số heo con đẻ ra còn sống

=

Số heo con đẻ ra còn sống
TS ổ đẻ

(con/ổ)

Số heo con đẻ ra chết

BQ số heo con đẻ ra chết

=

TS ổ đẻ

(con/ổ)

BQ khối lượng heo con lúc sơ sinh =
(kg)
Tỷ lệ cai sữa

=

(%)


Tổng TL tất cả heo con đẻ ra còn sống
TS heo con đẻ ra còn sống

TS heo con cai sữa
TS heo con đẻ ra còn sống

BQ khối lượng heo con
lúc cai sữa (kg)
SC cai sữa/nái/năm
(con)

x 100

TS khối lượng heo con lúc cai sữa
=
TS heo cai sữa

=

TS heo con cai sữa
BQ số lượng heo nái của đàn

TS heo con cai sữa/năm
BQ số heo con cai sữa/ô
=
chuồng/năm (con)
BQ số ô chuồng heo đẻ
Tổng khối lượng thức ăn cho đàn heo trong năm
Tiêu tốn thức ăn cho toàn đàn =

Tổng khối lượng heo sản xuất được trong năm
(kg TĂ/kg tăng trọng)
(Nguồn: Lê Quang Hải et al. 1997).

2.5 QUẢN LÝ VỀ CHUỒNG TRẠI
Xây dựng chuồng trại rất quan trọng khi mới bắt đầu vào nghề chăn nuôi vì phải bỏ
ra một lượng vốn lớn để đầu tư, do đó cần phải chú ý đến thời tiết khí hậu (nhiệt độ,
ẩm độ, mùa vụ) nhất là đối với heo nái sinh sản, để quyết định hình thức xây dựng
từng kiểu chuồng heo và chọn lọc vật liệu sao cho phù hợp với khí hậu từng vùng
và phải lựa chọn vật liệu sao cho vừa rẻ mà lại bền phù hợp với vấn đề kinh tế của
nhà chăn nuôi. Kích thước chuồng thay đổi tùy theo từng loại heo phải có chuồng
lồng úm heo con, heo sau cai sữa, cái hậu bị, chuồng nái mang thai, chuồng nái đẻ
và heo nọc. Khi xây dựng chuồng thì vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi rất quan trọng
nó ảnh hưởng đến môi trường sống của đàn heo trong trại cũng như môi trường
sống xung quanh trại và cộng đồng.Vì vậy khi có dự kiến xây dựng chuồng trại
chăn nuôi cần xem xét kỹ về: độ cao của khu đất, xa khu dân cư, thuận tiện giao
thông và có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi. Trong trại chăn nuôi cần có những
khu xử lý phân và nước thải. Tốt nhất là có hầm chứa phân và bể Biogas (Lê Quang
Hải et al. 1997).
-8PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.6 KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1999), việc bố trí lao động dựa trên
nhiều yếu tố: trình độ chuyên môn, tay nghề công nhân, kết cấu chuồng trại, trang
thiết bị, loại heo nuôi và yêu cầu kĩ thuật là những yếu tố cơ bản để phân bố lao
động và định mức công việc cho từng người. Nhân sự được chia thành hai bộ phận:
lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Bộ phận trực tiếp bao gồm công nhân chăn
nuôi, công nhân chế biến thức ăn, cán bộ kỹ thuật làm việc tại chuồng…Bộ phận
gián tiếp có nhân viên kế toán, thủ quỹ, nhân viên thống kê, bảo vệ…Tuy nhiên

chuồng trại càng đạt yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị càng tiên tiến thì số đầu heo
chăm sóc bởi một lao động càng tăng.
Bảng 2.2: Định mức lao động trong chăn nuôi heo giống

Định mức (con/người)

Loại

Heo ngoại

Heo nội

30 - 40

20 – 30

Heo đực làm việc

15

12

Heo cái hậu bị

130

100

30 – 32


25

Heo đực hậu bị

Heo nái nuôi con
(Nguồn: Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn, 2000).

2.7 QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH
Theo Phùng Thị Văn (2004), trong chăn nuôi khâu chăm sóc nuôi dưỡng tốt mà
không chú ý đến vấn đề thú y thì sẽ gặp khó khăn dịch bệnh thường xuyên bao vây
đàn vật nuôi làm bệnh tật xảy ra ngày càng nguy hiểm với khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm như nước ta, làm cho hiệu quả kinh tế chăn nuôi thấp. Vì vậy việc phòng bệnh là
rất quan trọng mà nhà chăn nuôi cần quan tâm.
Đàn heo phải có đầy đủ sổ sách theo dõi quá trình tiêm phòng từ lúc sơ sinh phải
ghi cụ thể loại vaccine và ngày tiêm phòng, lô sản xuất, hạn dùng. Lịch tiêm phòng
do phòng kỹ thuật công bố đến từng dãy chuồng và thông qua ban giám đốc xí
nghiệp để kiểm tra theo dõi. Đàn heo trước và sau khi tiêm phòng (7 ngày) phải
được ổn định, khỏe mạnh, không được phép ghép đàn hay mổ thiến trong giai đoạn
này. Dụng cụ thú y phải được vệ sinh sát trùng kỹ trước và sau khi tiêm phòng. Các
loại vaccine phải được bảo quản cẩn thận ở 40C – 80C trong quá trình tiêm chích
vaccine phải được bảo quản trong thùng nước đá, sử dụng trong vòng 1 – 2 giờ sau
khi pha. Mỗi khu chuồng phải có hố sát trùng để ngăn chặn mầm bệnh trong trại
xảy ra cũng như bệnh từ nơi khác xâm nhập. Đây là những quy định của một trạng
chăn nuôi cần phải biết.
2.7.1 Công tác quản lý thú y đối với heo nái mang thai
Từ 3 – 5 ngày trước ngày đẻ dự kiến, ô chuồng heo nái đẻ cần được vệ sinh sạch sẽ,
phun thuốc sát trùng, 10 ngày trước ngày dự kiến đẻ tẩy giun sán. Tiêm phòng định
kỳ các loại vaccine dịch tả, tụ dấu, leptopirosis 2 lần/nái/năm.

-9PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Chú ý: không tiêm phòng cho nái những loại vaccine nêu trên khi heo nái mang thai
ở giai đoạn từ khi phối giống đến 60 ngày sau phối giống (trừ trường hợp có dich
bệnh xảy ra).
Quy trình tắm ghẻ: thường xuyên phát hiện ghẻ để điều trị kịp thời. Ngoài ra 14
ngày trước ngày đẻ dự kiến tắm ghẻ lần thứ 1 và 7 ngày sau đó tắm ghẻ lần thứ 2.
Đây là yêu cầu bắt buộc để phòng heo mẹ bị ghẻ rồi lây truyền sang heo con (Phùng
Thị Văn, 2004).
2.7.2 Công tác thú y đối với heo con theo mẹ và sau cai sữa
Các bệnh truyền nhiễm cần được tiêm phòng cho heo con gồm dịch tả, đóng dấu, tụ
huyết trùng, phó thương hàn. Riêng vaccine lở mồm long móng phải do cơ quan thú
y địa phương quyết định.
Lịch tiêm phòng
7 – 10 ngày tuổi tiêm phòng E. coli
21 ngày tuổi tiêm phòng vaccine phó thương hàn lần 1
28 ngày tuổi nhắc lại phó thương hàn lần 2 và tụ dấu.
35 ngày tuổi tiêm vaccine dịch tả
Sau 30 – 35 ngày tuổi tiêm vaccine lở mồn long móng
Chú ý: ở heo nái nuôi con, ô úm heo con và ô nuôi heo con từ cai sữa đến 60 ngày
tuổi không nên để ẩm ướt luôn giữ chuồng càng khô ráo, sạch càng tốt (Phùng Thị
Văn, 2004).
Bảng 2.3: Lịch vaccine cho heo con

Tuổi heo con

Vaccin

Bệnh được phòng


7 ngày tuổi

Hyoresp

Mycoplasma

2

28 ngày tuổi

Hyoresp

Mycoplasma

2

Pestiffa

Dịch tả

2

Pestiffa

Dịch tả

2

60 ngày tuổi


Liều tiêm bắp (ml/con)

(Nguồn: Phùng Thị Văn, 2004).

2.8 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NUÔI HEO NÁI SINH SẢN
2.8.1 Mục đích
Theo Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2003), quản lý kinh tế sản xuất đối với heo nái sinh
sản
Kĩ thuật quản lý: về kinh tế sản xuất.
Kĩ thuật nuôi để đạt hiệu quả sản xuất tạo sản phẩm có lời.
Trong quản lý sản xuất: nuôi heo nái sinh sản là sản xuất heo con nuôi làm giống
hoặc nuôi lấy thịt.
Chú ý: tìm hiểu nguồn thức ăn, sản phẩm tiêu thụ và kĩ thuật nuôi.

-10PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Khả năng đất đai dành cho chăn nuôi, có khả năng mở rộng thêm quy mô chăn nuôi
và các dịch vụ khác.
Trình độ, giá cả.
Về quy mô: hộ, liên kết nhỏ, sản xuất chuyên hóa hay kết hợp sản xuất heo con với
heo nuôi thịt.
2.8.2 Kế hoạch cho trại nuôi heo nái sinh sản
Theo Lê Quang Hải et al. (1997), để xác định hình thức chăn nuôi: theo quy mô và
hình thức tổ chức. Hiểu biết thị trường: đầu vào và đầu ra của sản xuất thị trường.
Những vấn đề cần quan tâm. Tìm hiểu thị trường để định hướng phát triển nuôi heo,
phải tìm hiểu và dự báo mức tiêu thụ sản phẩm.
Các vấn đề kĩ thuật: nuôi giống gì, nuôi loại heo nào, xu hướng thị trường, chất
lượng sản phẩm. Sau khi tìm hiểu, tiến hành tính toán khả năng có và sẽ đáp ứng
được gọi là đầu vào.

Đầu vào: thức ăn là quan trọng nhất vì chiếm tỷ lệ tới 70% giá thành sản phẩm,
điều cần biết là nguồn thức ăn tự sản xuất hoặc mua. Phương thức nuôi dưỡng tự
động hoặc bằng cách thông thường. Chuồng nuôi, công nhân, thuốc thú y, điện,
nước, giống, chăm sóc là những vấn đề cần biết rõ để biết khả năng đã có và dự
kiến thêm để bổ sung vốn ban đầu.
Đầu ra: sản phẩm sản xuất ra
Cần có những dữ liệu và giá bán các loại sản phẩm cho từng thời điểm hằng năm để
quyết định các loại sản phẩm đầu ra: heo giống, heo con nuôi thịt. Bán các loại sản
phẩm nào cũng cần có thông tin thị trường và nhu cầu của khách hàng theo thời
điểm. Cần nắm bắt quy luật lúc nào đắt, rẻ, mùa vụ để lên kế hoạch sinh sản đối với
người nuôi heo nái.
2.8.3 Hiệu quả chăn nuôi heo nái sinh sản
Theo hội chăn nuôi Việt Nam (2003), thì để tính được hiệu quả kinh tế các chi phí
tạo ra sản phẩm heo con, cần biết tính giá thành sản phẩm gồm.
Chi phí cố định: là chi phí đầu vào cho việc sản xuất ra sản phẩm, các chi phí này
phải tính khi không nuôi.
Tiền công cho bộ phận quản lý, bảo vệ, sửa chữa chuồng trại, vệ sinh định kì.
Tiền thay thế dụng cụ chăn nuôi sửa chữa máy móc.
Tiền khấu hao chuồng nuôi.
Tiền góp vốn số tiền này còn phải trả lãi nếu có vay.
Các tiền chi phí khác.
Chi phí thay đổi: trong đó chi phí thức ăn là chi phí lớn nhất trong giá thành sản
phẩm được tính cho từng đàn heo. Nhân công chăn nuôi trực tiếp, bảo vệ, thú y,
điện nước…tính theo tỷ lệ đầu con.

-11PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.8.4 Tính giá thành sản phẩm
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2004), để tính giá thành theo thời gian một chu

kỳ nuôi 6 tháng/lần hoặc cuối năm.
Nguồn chi phí sản xuất

Nguồn thu sản phẩm

Tài sản vật tư có từ đầu năm

Giá vật tư tài sản còn lại cuối năm

(tính thành tiền)

Tiền bán heo con

Chi phí cố định:

Tiền bán heo nái loại

Nhân công quản lý

Tiền thu khác: phân bón cây,

Khấu hao chuồng trại

nuôi cá, bón ruộng, làm khí đốt.

Bảo hiểm, lãi vay ngân hàng
Chi phí không cố định
Thức ăn, con giống, công nhân
Thú y, điện, nước, vận chuyển
Chi phí khác: phối giống, dụng cụ mau hỏng.

2.8.5 Tỷ lệ chi phí trong giá thành sản phẩm
Theo Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2003), chi phí trong giá thành có tỷ lệ nhất định
nếu vượt quá sẽ dẫn đến tăng chi phí này hoặc giảm chi phí khác và dẫn đến mất
cân đối chi thu. Tỷ lệ thức ăn, thuốc thú y, điện nước, công lao động, khấu hao
chuồng trại, phối giống, dụng cụ mau hỏng. Tỷ lệ chi phí đối với chăn nuôi heo nái
sinh sản sau cai sữa.
Bảng 2.4: Tỷ lệ (%) giá thành sản xuất heo sau cai sữa

Cơ cấu giá thành

Tỷ lệ (%)

Thức ăn

67

Khấu hao xây dựng, đất thêu, thếu đất

18

Công lao động

8

Điện nước, thuốc thú y

7

Tổng cộng


100

(Nguồn: Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2003).

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất,
nên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nó: nhân tố chủ quan và khách
quan. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu vào và tổng chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi

-12PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


SƠ ĐỒ TRẠI

Ao 3
Ao 1
N
3

N
2

N
1
C

T
3

Ao 2


T
1

T
2

Nhà nghỉ

Ao 3

Ao 4

Ao 5
Hố sát
trùng

Kho
thức
ăn
Ghi chú
N 1: dãy chuồng nái đẻ

Nhà


N 2: dãy chuồng nái khô, mang thai
N 3: dãy chuồng nái khô, mang thai và nái đẻ
Cổng
chính


C: dãy chuồng heo con sau cai sữa
T 1,2,3: dãy chuồng heo thịt

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng thể trại chăn nuôi heo Hải Nghĩa

-13PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
Đề tài được thực hiện tại trại chăn nuôi heo Hải Nghĩa thành phố Sóc Trăng, thời
gian tiến hành từ 01 tháng 02 đến 30 tháng 03 năm 2009. Tổng số đầu nái trong trại
dao động 145 – 155 nái và 8 – 10 heo nọc.
Trại heo được thành lập vào năm 1963 với diện tích 3.500 m2. Hiện nay trại có 4
dãy chuồng: 1 dãy chuồng nái đẻ, 1 dãy chuồng cá thể (nái khô, nái mang thai và
heo hậu bị), 1 dãy chuồng heo sau cai sữa, 1 dãy chuồng heo nọc.
Năm 2003 trại mở rộng thêm quy mô với diện tích 25.000 m2 có bảy dãy chuồng:
một dãy nái đẻ, một dãy nái khô và chửa, ba dãy thịt, một dãy sau cai sữa, trại đang
xây dựng một dãy chuồng cả nái đẻ, nái khô và nái mang thai.
Trại cung cấp heo thương phẩm cho địa bàn trong và ngoài thành phố Sóc Trăng
nuôi. Một số heo con sau cai sữa trong trại để lại nuôi thịt cung ứng thị trường tiêu
thụ thịt ở thành phố Sóc Trăng và thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2 Tình hình chăn nuôi của trại
Đối tượng nuôi trong trại là heo nái sinh sản, heo nọc, heo sau cai sữa và heo thịt.
Ngoài ra trại còn tận dụng nguồn phân heo làm thức ăn cho cá.
Hệ thống chuồng trại thiết kế hiện đại toàn bộ nái đẻ, nái khô, nái mang thai, heo
hậu bị, heo con sau cai sữa, đều được nuôi trên sàn cách mặt đất 1m, mái chuồng
lợp bằng tole (Fibrocement) bên trong chuồng lợp mái lá vừa cách nhiệt và vừa

tránh tiếng ồn khi trời mưa nhằm hạn chế ảnh hưởng của môi trường đến sự tăng
trưởng của heo. Đây là kiểu chuồng thích hợp cho heo nái sinh sản tránh được tình
trạng ẩm ướt, chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, là điều kiện tăng
trưởng tốt cho heo con. Hệ thống thoát nước thải được quan tâm tốt, xử lý bằng bể
lắng có hầm ủ Biogas.

Hình 3.1: Chuồng heo nái

Hình 3.2: Chuồng heo sau cai sữa

Con giống: trước đây trại mua giống tại trung tâm giống Sóc Trăng: Landrace x
Yorkshire, Duroc x (Landrace x Yorkshire), Pietrain x (Duroc x Yorkshire),
-14PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×