Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ẢNH HƯỞNG của BA LOẠI DINH DƯỠNG THỦY CANH lên sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và CHẤT LƯỢNG cà CHERRY RUBY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

THẠCH NGỌC VÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DINH DƯỠNG
THỦY CANH LÊN SỰ SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CÀ CHERRY RUBY

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DINH DƯỠNG
THỦY CANH LÊN SỰ SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CÀ CHERRY RUBY

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Thị Ba


KS. Bùi Văn Tùng

Sinh viên thực hiện:
Thạch Ngọc Vân
MSSV
3073162
Lớp: Nông học K33

CầnHỌC
Thơ, CẦN
2010 THƠ
TRƯỜNG ĐẠI

2


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC VÀ CÂY TRỒNG
-o0o-

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DINH DƯỠNG THỦY CANH
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG CÀ CHERRY RUBY

Sinh viên Thạch Ngọc Vân thực hiện.

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp


Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Thị Ba

3ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu
và kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Thạch Ngọc Vân

4iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC VÀ CÂY TRỒNG
-o0o-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
ngành Nông học với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA BA LOẠI DINH DƯỠNG THỦY CANH

LÊN SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
CHẤT LƯỢNG CÀ CHERRY RUBY
Do sinh viên Thạch Ngọc Vân thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức ...................................................................
..................................................................................................................................

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2010
Chủ tịch hội đồng

iv 5


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên:

Thạch Ngọc Vân

Giới tính: Nam

Ngày sinh:


01/07/1987

Nơi sinh:

Trà Cú – Trà Vinh

Họ tên cha:

Thạch vuông

Họ tên mẹ:

Lâm Thị Khuyên

Quê quán:

An Thạnh Nam, Cù Lao Dung, Sóc Trăng

Dân tộc: Khmer

Quá trình học tập:
1995-1999: Trường Tiểu hoc Nông Trường 30/4
2000-2003: Trường Trung học Cơ sở Nông Trường 30/4
2004-2006: Trường Trung học Phổ Thông An Thạnh Ba
2007-2011: Trường Đại học Cần Thơ, Ngành Nông học, Khóa 33, Khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

v6



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì con, vì sự nghiệp tương lai của chúng con.
Thành kính biết ơn!
Cô Trần Thị Ba và Thầy Bùi Văn Tùng đã truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm quý báo của mình, hướng dẫn khắc phục những khó khăn trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt
cho em hoàn thành thí nghiệm.
Chân thành biết ơn!
Anh Đinh Trần Nguyễn, chị Lê Thị Thúy Kiều đã trao đổi và giúp đỡ nhiều
cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học ở
trường.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn Nguyễn Văn Thơ, Nguyễn Tứ Lanh, Phan Ngọc Nhí, Nguyễn
Thành Luân và các bạn trong nhà lưới rau đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện thí nghiệm.
Thân gửi về!
Tập thể lớp Nông Học K33 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt

7vi


Thạch Ngọc Vân, 2010 “Ảnh hưởng của ba loại dinh dưỡng thủy canh lên sự
sinh trưởng năng suất và chất lượng của cà cherry Ruby”. Luận văn tốt nghiệp kỹ
sư Nông học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dung, Trường Đại học Cần
Thơ. Cán Bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ba và KS. Bùi Văn Tùng


TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của ba loại dinh dưỡng thủy canh lên sự sinh trưởng
năng suất và chất lượng của cà cherry Ruby” đđược thực hiện từ tháng 8/20092/2010 tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học
Cần Thơ, nhằm xác định công thức dinh dưỡng thủy canh phù hợp cho cà cherry
Ruby trồng trong nhà lưới.
Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức:
1/ công thức dinh dưỡng của Hoagland sử dụng suốt thời kì sinh trưởng (D). 2/
Công thức dinh dưỡng của Hoagland sử dụng suốt thời kì sinh trưởng bổ sung
Caclium nitrate 50% trong thời kỳ phát triển trái (D+Ca). 3/ Công thức dinh
dưỡng của Hoagland sử dụng suốt thời kì sinh trưởng cộng thêm phân dơi
(nguyên chất rãi dưới đáy bầu) sử dụng thời kì đầu (D+P).
Kết quả thí nghiệm cho thấy công thức dinh dưỡng của Hoagland sử dụng
suốt thời kì sinh trưởng (D) là tốt nhất, về năng suất 29,4 tấn/ha, trọng lượng trái
trên cây 0,97 kg/cây cao, hàm lượng Vitamin C 23,2 mg/100g kế là dinh dưỡng
có bổ sung phân dơi năng suất 28,9 tấn/ha trọng lượng trái trên cây 0,96 kg/cây
hàm lượng Vitamin C 18,8 mg/100g và thấp là nhất dinh dưỡng bổ sung
Caclium nitrate (D+Ca) năng suất 25 tấn/ha, trọng lượng trái trên cây 0,82 kg/cây
hàm lượng Vitamin C 20,8 mg/100g.

8vii


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Tóm lược

Trang

vii

Mục lục

viii

Danh sách hình

x

Danh sách bảng

xi

MỞ ĐẦU

1

1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc giá trị dinh dưỡng và đặc tính thực vật của cà chua
1.1.1 Nguồn gốc
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng
1.1.3 Đặc tính thực vật
1.2 Điều kiện ngoại cảnh
1.2.1 Nhiệt độ
1.2.2 Ánh sáng
1.2.3 Nước
1.2.4 Đất và dinh dưỡng
1.3 Sản xuất cà chua trong nhà lưới
1.4 Trồng cà chua thủy canh

1.4 1 Khái niệm thủy canh
1.4.2 Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật thủy canh
1.5 Giá thể và dinh dưỡng thủy canh
1.5.1 Giá thể trồng cà chua bán thủy canh
1.5.2 Dinh dưỡng trồng cà chua bán thủy canh
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
viii
9

2
2
2
2
4
4
4
5
5
5
6
6
6
7

7
7
12
12
12
14
14
14
16


2.2.4 Phân tích số liệu

17

3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát
3.2 Điều kiện ngoại cảnh

18
18

3.2.1 Cường độ ánh sang
3.2.2 Nhiệt độ, ẩm độ không khí

18
19

3.2.3 pH và EC của dinh dưỡng thủy canh
3.3 Tình hình sinh trưởng

3.3.1 Chiều dài than

20
21
21

3.3.2 Số lá trên cây
3.3.3 Đường kính gốc than

21
22

3.3.4 Kích thước trái

23

3.4 Thành phần năng suất và năng suất
3.4.1 Số trái trên cây
3.4.2 Trọng lượng trung bình trái
3.4.3 Trọng lượng trái trên cây
3.4.4 Năng suất

23
23
24
25
26

3.5 Một số chỉ tiêu về chất lượng trái cà cherry Ruby


28

3.5.1 Độ dày thịt trái

28

3.5.2 Độ cứng trái

28

3.5.3 Độ brix

29

3.5.4 Hàm lượng nitrate

30

3.5.5 pH dich trái

31

3.5.6 Hàm lượng vitamin C

31

3.5.7 Độ khác màu

32


3.5.8 Hàm lượng chất khô của trái

33

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

34
34
33

10
ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa Bảng

Trang

1.1

Thành phần dung dịch dinh dưỡng cho cây cà chua, pha loãng
1/100.


7

1.2

7

1.3

Lượng dung dịch dinh dưỡng cung cấp cho cà chua thủy canh
tại TP. Cần Thơ, Thu Đông 2005.
Phân tích thành phần phân dơi (Sridhar et al., 2006)

10

2.1

Công thức dinh dưỡng thủy canh nền của Hoagland (Jones,

14

1999)
3.1

pH của dinh dưỡng thủy canh cà cherry Ruby qua các giai
đoạn khảo sát tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại
học Cần thơ
EC của dinh dưỡng thủy canh cà cherry Ruby qua các giai
đoạn khảo sát tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại
học Cần thơ.
Chiều dài thân cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp

& SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)
Số lá trên cây cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp
& SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

20

3.5

Đường kính gốc thân cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông
nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

22

3.6

Đường kính trái cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông
nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

23

3.7

Trọng lượng trung bình trái cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa
Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/20092/2010)

25

3.8

Độ dày thịt trái trái cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông

nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

28

3.9

Hàm lượng nitrate, pH dịch trái cà cherry Ruby tại nhà lưới
Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/20092/2010)
Hàm lượng chất khô và độ khác màu trái cà cherry Ruby tại
nhà lưới Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần Thơ
(tháng 8/2009-2/2010).

31

3.2

3.3
3.4

3.10

x11

20

21
22

32



DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Giống cà cherry Ruby trồng trong thí nghiệm

12

2.2

Cây cà cherry Ruby trồng trong bịch đen tưới bằng hệ thống
nhỏ giọt (a), cây con gieo trên khay chuyên dùng (b).

14

3.1

Nhiệt độ, ẩm độ và cường độ ánh sáng bên trong, bên ngoài
nhà lưới của thí nghiệm tại trại thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT

19


3.2

Số trái trên cây cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông
nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

24

3.3

Trọng lượng trái trên cây cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa
Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/20092/2010)

25

3.4

Cây cà cherry Ruby (a) và trái(b) trồng tại nhà lưới Khoa
Nông nghiệp & SHƯD, ĐHCT (tháng 8/2009-2/2010)

25

3.5

Năng suất cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp &
SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

27

3.6


Toàn cảnh thí nghiệm cà cherry Ruby (a) và trồng bằng dinh
dưỡng thủy canh (b) tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp &
SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

27

3.7

Độ cứng trái trái cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông
nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

29

3.8

Độ brix trái cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa Nông nghiệp &
SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/2009-2/2010)

30

3.9

Hàm lượng vitamin C trái cà cherry Ruby tại nhà lưới Khoa
Nông nghiệp & SHƯD, Đại học Cần thơ (tháng 8/20092/2010

32

12
xi



MỞ ĐẦU
Theo xu hướng hiện nay, nhu cầu sử dụng các loại rau ăn trái tươi phải
đảm bảo an toàn và sạch là rất lớn. Cà cherry Ruby có phẩm chất trái ngon, ngọt,
bổ và màu sắc bóng đẹp... đáp ứng đầy đủ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng ngày nay. Cà cherry Ruby, trồng trong nhà lưới bằng phương pháp thủy
canh trong nhà lưới với hệ thống tưới nhỏ giọt tự động điều khiển cung cấp chất
dinh dưỡng, nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất và giúp kiểm soát được
quy trình canh tác, sâu bệnh, giảm dư lượng nitrate, chất hóa học...nâng cao năng
suất, chất lượng cà cherry Ruby. Nhưng để mở rộng diện tích đem lại năng suất
cao cho cà cherry trồng trong nhà lưới thì việc cấp thiết là tìm ra loại dinh dưỡng
thủy canh phù hợp. Nên đề tài “Ảnh hưởng của 3 loại dinh dưỡng thủy canh lên
sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cà Cherry Ruby” thực hiện nhằm
mục tiêu xác định công thức dinh dưỡng thủy canh phù hợp nhất cho cà cherry
Ruby trồng trong nhà lưới có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, phẩm
chất trái ngon.

13


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC, GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC TÍNH
THỰC VẬT CÂY CÀ CHUA
1.1.1 Nguồn gốc
Cây cà chua là cây trồng thuộc họ cà (solanaceae), có tên khoa học
Lycopersicum esculentum Miller (Tạ Thu Cúc, 2001). Cà chua có nguồn gốc ở
Trung và Nam châu Mỹ cà chua có nguồn gốc ở Peru và Ecuador trước khi
Crixtôp Côlông tìm ra châu Mỹ thì cà chua đã được trồng ở Peru, Mêhicô. Cuối
thế kỷ 19 có trên 200 dòng, giống cà chua được giới thiệu (Phạm Hồng Cúc,

2007).
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng
Cà chua là loại rau cao cấp được giới thiệu rộng rãi, là nguồn cung cấp
khoáng chất và Vitamin. Cà chua có thể dùng ăn tươi, nấu nướng hay chế biến
đóng hộp, làm mức, kẹo ngọt, nước giải khát, muối cà chua. Trong 100 g thành
phần ăn được chứa 94 g nước, 0,1 g chất đạm, 0,2 g chất béo, 3,6 g chất bột
đường, 10 mg Ca, 0,6 mg sắt, 10 mg Mg, 16 mg P, Vitamin A 1700 IU, 0,1 mg
Vitamin B1, Vitamin B2 0,02 mg, Vitamin C 21 mg, giá trị năng lượng tương
đương 80 KJ/100g (Phạm Hồng Cúc, 2007). Theo Eduward (1989), thành phần
hóa học của cà chua gồm 95% nước, 5-6% chất khô (trong chất khô gồm 55%
đường, 21% chất không hòa tan trong rượu, 12% acid hữu cơ, 7% chất vô cơ và
5% chất khác.
1.1.3 Đặc tính thực vật
* Rễ
Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn.
Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 1- 1,5m,
rộng 1,5 - 2,5m vì vậy cà chua chịu hạn tốt (Trần Thị Ba & ctv., 1999). Bộ rễ phụ
phát triển nhiều và phân bố tập trung ở tầng đất nông (0-50 cm) theo Nguyễn
Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003). Thân cà chua nếu gặp điều kiện thuận lợi
cũng tạo rễ bất định (Phạm Hồng Cúc, 2007).

14


* Thân
Theo Phạm Hồng Cúc (2007); Tạ Thu Cúc (2001), thân cà chua tròn thẳng
đứng mọng nước phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần hóa gỗ, thân mang lá
và chùm hoa, chồi nhánh mọc ở nách lá, chồi mọc ở vị trí khác nhau có tốc độ
sinh trưởng, phát dục khác nhau. Chồi nhánh mọc ngay dưới chùm hoa thứ nhất
có khả năng tăng trưởng mạnh, phát dục sớm hơn so với chồi gần gốc. Theo Trần

Thị Ba & ctv., (1999); Phạm Hồng Cúc (2007), có thể chia cà chua thành 4 dạng
dựa vào đặc điểm sinh trưởng và chiều cao cây như sau dạng sinh trưởng vô hạn,
dạng sinh trưởng hữu hạn, dạng sinh trưởng bán hữu hạn và dạng lùn.
* Lá
Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá
riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa cạn hay sâu tùy giống. Phiến lá
thường phủ lông tơ (Trần Thị Ba & ctv., 1999 và Tạ Thu Cúc, 2005).
* Hoa
Theo Tạ Thu Cúc (2005), thì hoa cà chua thuộc loại hoàn chỉnh (gồm lá
đài, cánh hoa, nhị và nhụy). Số lượng hoa trên chùm thay đổi tùy theo giống và
thời tiết, thường từ 5-20 hoa (Trần Thị Ba & ctv., 1999). Hoa lưỡng tính, tự thụ
phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều
tiết tố chứa các alkaloid độc nên không hấp dẫn côn trùng, hạt phấn nặng không
bay xa được (Trần Thị Ba & ctv., 1999), ở vùng ôn đới, tỷ lệ thụ phấn chéo
khoảng 0,5% - 4%, ở vùng nhiệt đới cao hơn khoảng 10 – 15% (Tạ Thu Cúc,
2001).
* Trái
Trái thuộc loại mọng nước, bên trong chia thành nhiều ngăn. Hình dạng
thay đổi từ tròn, elip bầu dục. Vỏ trái có trơn láng hay có khía. Màu sắc của trái
thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp
giữa màu vỏ trái và thịt trái theo Trần Thị Ba & ctv., (1999) và Tạ Thu Cúc
(2005). Trọng lượng trái thay đổi từ 2 – 3 g đến 300 g ở giống cà trái lớn (Tạ Thu
Cúc, 2001). Trong trái xanh có chứa một lượng khá nhiều độc chất tomatine,

3
15


lượng độc chất này giảm dần theo độ chín của trái và biến mất hoàn toàn khi trái
chín đỏ (Trần Thi Ba & ctv., 1999).

* Hạt
Hạt cà nhỏ, dẹt, nhọn, màu vàng sáng vàng tối hoặc vàng nhạt, bao phủ
lông tơ, một trái chứa 50- 350 hạt (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003)
Trọng lượng ngàn hạt từ 2,5-3,5 g (Mai Thị Phương Anh & ctv., 1996). Hạt nằm
trong buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Sức nảy mầm
của hạt có thể giữ được 4-5 năm. Hạt cà chua nẩy mầm 4-5 ngày sau khi gieo
trong điều kiện nhiệt độ 20 -25oC (Phạm Hồng Cúc, 2007)
1.2 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1.2.1 Nhiệt độ
Cà chua sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nóng ẩm và khô, cây cà
chua chịu được nhiệt độ cao nhưng rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, cà chua có thể
phát triển ở nhiệt độ 15-35oC (Tạ Thu Cúc, 2001). Để có được sản lượng cao và
thu hoạch sớm ở cà chua thì cần tạo điều kiện nhiệt độ tối hảo cho cây ở nhiệt độ
22-24oC, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5oC thì cây cho nhiều hoa. Các thời
kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ không khí và đất
nhất định. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm là 24-26oC (Trần Thị Ba & ctv.,
1999; Tạ Thu Cúc, 2001)
1.2.2 Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường độ
tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang
kỳ. Để cho cây cà chua sinh trưởng bình thường, ra hoa, kết quả thì cần chế độ
chiếu sáng với cường độ không thấp hơn 10.000 lux. Cà chua sinh trưởng trong
điều kiện thiếu ánh sáng làm cho cây yếu ớt, lá nhỏ và mỏng, lóng vươn dài, ra
hoa quả chậm, năng suất, chất lượng trái bị giảm, hương vị kém (Tạ Thu Cúc,
2005). Cường độ ánh sáng tối hảo cho cà chua là 20.000 lux (Trần Thi Ba & ctv.,
1999). Theo Tạ Thu Cúc (2001) cho rằng cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho
cà chua là 14.000 – 20.000 lux. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng

416



trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn
lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém (Trần Thị
Ba & ctv., 1999; Tạ Thu Cúc, 2001). Tuy nhiên ở 80.000–100.000 lux cây bị
héo, trái và lá bị cháy nắng (Trần Thị Ba & ctv., 1999).
1.2.3 Nước
Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau (Trần
Thị Ba & ctv., 1999). Cà chua yêu cầu nước tùy giai đoạn sinh trưởng của cây
(Phạm Hồng Cúc, 2007). Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây
cần nhiều nước nhất (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Nếu đất quá
khô hoa và trái non dễ rụng, còn đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại, cây trở
nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu tưới nước nhiều hoặc gặp mưa kéo dài sau thời
gian khô hạn dễ bị nứt (Trần Thị Ba & ctv., 1999; Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn
Dũng, 2003). Theo Tạ Thu Cúc (2001) độ ẩm trong đất thích hợp nhất cho cây
phát triển 70- 80%. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân
bón, mật độ trồng.
1.2.4 Đất và chất dinh dưỡng
Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất
vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm, thoát nước tốt
và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ (Trần Thị Ba & ctv., 1999). Cà thích hợp
trên đất có pH = 6,0 - 7,0 (Mai Thị Phương Anh & ctv., 1996).
Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà cũng rất lớn, bao gồm cả các chất đa
lượng đạm, lân, kali (NPK) và các chất trung – vi lượng như canxi (Ca), kẽm
(Zn), mangan (Mn), bo (B), molipden (Mo) … Nhu cầu NPK của cây cà chua
theo xu hướng K > N > P (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).
1.3 SẢN XUẤT CÀ CHUA TRONG NHÀ LƯỚI
Nhà lưới là một giải pháp kỹ thuật cao đã có từ lâu đời trong lĩnh vực
trồng trọt, nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm “sạch”, cung cấp sản
phẩm liên tục quanh năm cho thị trường rau lớn ở thành phố (ngay cả trong mùa
hè hay mưa bão), được áp dụng rộng rãi trên thế giới (Đài Loan, Thái Lan,


5 17


Philippines, Hàn Quốc, Do Thái, Úc...). Đây là hình thức sản xuất rau an toàn có
kết quả đáng tin cậy nhất và có nhiều triển vọng, cho phép giảm thiểu được tối đa
việc dùng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh (Trần Thị Ba, 2010).
Theo Trần Thị Ba (2010), thì trồng cây trong nhà lưới những ưu điểm so
với trồng tự nhiên ngoài trời như sau chủ động trong sản xuất, cây có thể trồng
trên đất khó canh tác bình thường. Loại trừ độc chất từ đất, sâu, bệnh hại. Canh
tác thâm canh cao, năng suất và chất lượng sản phẩm cao. Không cỏ dại, cây
trồng được bảo vệ tốt tránh thời tiết bất lợi và dịch hại. Sử dụng hiệu quả nước,
phân bón.
1.4 TRỒNG CÀ CHUA THỦY CANH
1.4.1 Khái niệm thủy canh
Trồng cây không cần đất (soilless culture) hoặc thủy canh (hydroponic) là
kỹ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng (nước và phân), nó cung cấp tất
cả các thành phần dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng tối hảo, có hoặc không
sử dụng môi trường nhân tạo (giá thể: cát, đá, sỏi, than bùn, xơ dừa, mạc cưa, sợi
tự nhiên hay tổng hợp) để nâng đỡ cho cây về mặt cơ học. Trồng cây không cần
đất hay thủy canh thường được trồng trong nhà hơn là ngoài trời (Trần Thị Ba &
ctv., 2008 và Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.4.2 Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật thủy canh
Phương pháp thủy canh cho phép người trồng điều khiển sự có mặt của
những khoáng chất cần thiết bằng cách điều chỉnh hay thay đổi dung dịch dinh
dưỡng sao cho phù hợp với giai đoạn phát triển của cây (Nguyễn Bảo Toàn,
2010).
Theo Trần Thị Ba (2010) trồng thủy canh có một số ưu điểm: năng suất
cao hơn từ 1,4- 27,0 lần so với sản phẩm ngoài đồng. Chất lượng tốt sản phẩm
hương vị đậm đà, giàu dinh dưỡng hơn trồng đất. Cho thu hoạch sớm do loại trừ

được yếu tố giới hạn của nước và dinh dưỡng. Trồng bất kỳ nơi đâu có thể sản
xuất rau sạch ở những nơi thiếu đất hoặc đất bị nhiễm độc, nhiễm mặn cũng như
tại gia đình (trên sân thượng, ban công….). Tăng mật độ khoảng cách trồng dày
hơn. Hạn chế sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm công lao

6

18


động, môi trường làm việc sạch, loại bỏ cây xấu dễ dàng. Dễ sản xuất nhỏ, dễ
trồng và chăm sóc cây. Kỹ thuật tự động thuận lợi lớn nhất là có khả năng tự
động hóa toàn bộ hệ thống đối với sản xuất hàng hóa lớn. Có thể trồng quanh
năm. Tuy nhiên phương pháp thủy canh có một số. Hạn chế: người sản xuất cần
có trình độ nhất định để quản lý môi trường rễ, khí hậu và dịch hại. Chi phí cao
đầu tư ban đầu cho các trang thiết bị rất tốn kém dẫn đến giá thành sản phẩm khá
cao khó cạnh tranh với các sản phẩm thông thường (Trần Thị Ba, 2010).
1.5 GIÁ THỂ VÀ DINH DƯỠNG TRỒNG THỦY CANH
1.5.1 Giá thể trồng cà chua bán thủy canh
Để nâng đỡ cây trong hệ thống thủy canh cần giá thể, kết cấu của giá thể
nên có lỗ hổng để duy trì hoàn hảo lượng không khí và nước cần thiết cho cây
(Trần Thị Ba, 2010). Giá thể cần đảm bảo ẩm độ thích hợp cho cây phát triển
đồng thời có khả năng duy trì được không khí khuếch tán trên bề mặt cho sự hoạt
động và phát triển của rễ cây (Phạm Ngọc Tuân, 2008). Theo Nguyễn Bảo Toàn
(2010), nguyên tắc để sử dụng vật liệu làm giá thể thủy canh là khả năng giữ ẩm,
tạo độ thoáng là chất trơ, lâu phân hủy dễ tìm, rẽ tiền, ngoài ra nó không độc,
không dịch bệnh, bệnh do vi khuẩn, côn trùng … phải được khử trùng triệt để
trước khi sử dụng.
Xơ dừa: là vật liệu hoàn toàn hữu cơ từ vỏ dừa khô, giàu hormon, sạch
nấm bệnh, giữ nước cao, môi trường hoàn hảo cho hạt nẩy mầm và rễ phát triển

(Trần Thị Ba, 2010). Xơ dừa còn là vật liệu rẽ tiền, có khả năng chống phân hủy
của vi khuẩn cao (Nguyễn Bảo Toàn, 2010).
1.5.2 Dinh dưỡng trồng cà chua bán thủy canh
Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân, lá sinh trưởng mạnh, khả
năng ra hoa, trái nhiều, tiềm năng cho năng suất rất lớn. Vì vậy nhu cầu dinh
dưỡng cần cho cây phát triển rất lớn, do đó dinh dưỡng là yếu tố có tính chất
quyết định đến năng suất và chất lượng trái (Tạ Thu Cúc, 2001). Cung cấp đầy
đủ dinh dưỡng cần thiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được
năng suất cao. Mười sáu dưỡng chất cần thiết cho sinh trưởng cây trồng, các dinh
dưỡng cần thiết gồm C, H,O, N, K, Ca, Mg, S, Zn, Cu, Fe, Mn, B, Mo và Cl

19
7


(Nguyễn Bảo Vệ & Nguyễn Huy Tài, 2004). Theo Trần Thị Ba & ctv., (2008)
dung dịch dinh dưỡng dùng để trồng cây là một loại hình tiên tiến được sử dụng
để trồng rau trong hệ thống thủy canh. Dung dịch dinh dưỡng có thể giữ cho sự
sinh trưởng của thực vật tích cực hơn. Các công thức đầu tiên được phát triển bởi
Wilhelm Knop (1865) ở Đức chỉ gồm có KNO3, Ca(NO3)2, KH2PO4, MgSO4 và
một muối sắt (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Dung dịch dinh dưỡng
là một dạng phân bón cung cấp thức ăn cần thiết cho cây trồng nhưng phải đảm
bảo hai phần chính là đa lượng và vi lượng (Đinh Trần Nguyễn, 2008; Trần Thị
Ba & ctv., 2008). Tùy theo từng loại cây trồng mà nhu cầu về dinh dưỡng cũng
khác nhau, thành phần dinh dưỡng cung cấp cho cà chua (Bảng 1.1). Chất dinh
dưỡng thực vật được hòa tan trong nước được sử dụng trong hệ thống thủy canh
và chủ yếu ở dạng vô cơ và ion.

Bảng 1.1 Thành phần dung dịch dinh dưỡng cho cây cà chua, pha loãng 1/100.
Dung dịch mẹ

Phần A
Calcium nitrate
Ammonium nitrate
Iron EDTA
Phần B
Potassium nitrate
Potassium sulphate
Monopotassium phosphate (MPK)
Magnesium sulphate
Magnesium chelate
Zinc chelate
Boric acid
Copper chalate
Ammonium molybdate

Đơn vị (g)
g/60 lít
5,97
1,92
39,00
g/60 lít
1,95
1,95
1,02
2,94
10,20
8,70
16,80
10,80
7,20


Nguồn: Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Cây trồng Nhà kính Gosford, Sydney, Úc
(2004)

Tuy nhiên hiện nay việc pha trộn các dung dich dinh dưỡng gặp phải một
số trở ngại. Pha trộn các chất dinh dưỡng không phù hợp. Trong thủy canh các
chất cần thiết để cung cấp cho cây trồng đều được sử dụng dưới dạng muối vô cơ
và được hòa tan hoàn toàn trong môi trường nước. Do đó nếu thêm bất kỳ chất
nào ở dạng muối khó tan thì cây trồng sẽ có triệu chứng thiếu (Nguyễn Bảo

820


Toàn, 2010). Điều cần lưu ý là sử dụng môi trường dinh dưỡng ở dạng nước thì
phải nắm rõ nguyên tắc pha chế để tránh hiện tượng kết tủa xảy ra làm mất tác
dụng của các chất dinh dưỡng, ngộ độc dinh dưỡng, nồng độ muối trong dung
dịch dinh dưỡng tăng đều ảnh hưởng không tốt đối với cây trồng.
* Dung dịch Hoagland
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), Dung dịch Hoagland cải
tiến có chứa tất cả nguyên tố khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng thự vật tích
cực. Nồng độ của các nguyên tố này được thiết lập ở mức cao nhất có thể có mà
không gây triệu chứng độc hay “stress” muối vì vậy có thể cao hơn nhiều lần
nồng độ tìm thấy trong đất xung quanh rễ.
* Vai trò của dưỡng chất khoáng calcium
Calcium là nguyên tố hóa trị 2 tương đối lớn có bán kính ion thủy canh
hóa là 0,412 nm và năng lượng thủy hóa 1,577 J/mol. Tính di động giữa các tế
bào và libe rất thấp. Calcium là một dưỡng khoáng không độc, mặc dù ở nồng độ
cao và giải độc rất hiệu quả khi cây bị ngộ độc bởi các nguyên tố khác ở nồng độ
cao. (Nguyễn Bảo Vệ & Nguyễn Huy Tài, 2004). Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn
Bảo Toàn (2004), Ca được cây hấp thu dưới dạng Ca2+. Calcium cần thiết sự hình

thành màng tế bào và cho việc hình thành hệ thống rễ, làm giảm độ thấm của
màng tế bào, làm giảm việc hút nước của cây (Ngô Ngọc Hưng & ctv., 2004).
Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các
mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của
cây thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn,
hóa nhầy và chết. Ca là chất ít di động trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường
thể hiện ở các lá non trước. Ở cây cà chua sự thiếu Ca thường gây nên triệu
chứng thối đích trái hay trái bị nứt làm mất giá trị thương phẩm của trái lúc thu
hoạch (Saure, 2001). Ở lá của những cây được cung cấp nhiều Ca2+ trong thời kỳ
sinh trưởng hoặc sinh trưởng điều kiện có cường độ ánh sáng cao, thì có một tỷ lệ
calcium pectate, nó làm gia tăng tính kháng xác định tính mẫn cảm của mô với sự
xâm nhiễm của nấm và quá trình chín của trái (Nguyễn Bảo Vệ & Nguyễn Huy
Tài, 2004). Theo Tanaka (2003), Ca là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và
chất lượng cây. Trong quản lý sau thu hoạch người ta phun một vài lần muối
921


calcium hoặc nhúng trái trong dung dịch CaCl2 để làm gia tăng độ cứng của vỏ
trái (Cooper & Bangerth, 1976; Nguyễn Bảo Vệ & Nguyễn Huy Tài, 2004).
* Vai trò phân dơi
Phân dơi là một loại phân hữu cơ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho đất và
cây trồng. Theo kết quả phân tích hóa lý và vi sinh cho thấy, thành phần chính
của phân dơi là các hợp chất hữu cơ, vô cơ chủ yếu là N, P, K, C, Mg và Ca
(Bảng 1.4). Theo Sridhar et al., (2006) hàm lượng các dưỡng chất như calcium,
magnesium, vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm có lợi trong phân dơi cao hơn so với
phân của các vật nuôi khác. Trong thí nghiệm ảnh hưởng của phân dơi ở các mức
độ khác nhau lên sự sinh trưởng của cây kê và đậu xanh cho thấy phân dơi trộn
với đất thịt tỷ lệ 1:20 đã làm gia tăng sinh trưởng, chất khô, tăng lượng đạm và
khả năng hấp thu dinh dưỡng của hoa màu (Sridhar et al., 2006).


Bảng 1.4 Phân tích thành phần phân dơi (Sridhar et al., 2006)
Chỉ tiêu
Trọng lượng tươi (kg/m2)*
Trọng lượng khô (kg/m2)*
pH
EC (m mohs/cm)
Hợp chất hữu cơ (%)
Carbon tổng số (%)
Đạm tổng số (%)
Tỷ lệ C/N
Lân (%)
Kali (%)
-+Ca (%)
Mg (%)
Vi khuẩn (cfu/g chất khô)
Xạ khuẩn (cfu/g chất khô)
Nấm (cfu/g chất khô)

Phân dạng viên
2,9 ± 0,4
2,5 ± 0,4
7,5 ± 0,1
2,8 ± 0,4
79,3 ± 0,3
46 ± 31
7,9 ± 0,7
5,9 ± 0,7
2,4 ± 0,3
1,14 ±0,1
1,1 ± 0,1

2,8 ± 0,1
0,43 0,3 x 107
1,78 ± 0,5 x 103
0,3 ± 0,2 x 105

Phân dạng mùn
5,3 ± 0,3
2,8 ± 0,8
6,5 ± 0,2
3,8 ± 0,2
45,6 ± 19,7
26,4 ± 11,4
5,7 ± 1,5
5,7 ± 1,5
2,2 ± 1,1
0,9 ± 0,3
1,5 ± 0,4
1,5 ± 0,4
1,22 ± 0,7 x 107
9,94 ± 5,9 x 10
3,1 ± 1,4 x 105

*: Chất đóng trong 3 tháng

Thành phần và tính chất của phân dơi còn phụ thuộc vào nguồn thức ăn
của chúng. Có thể chia phân dơi thành 2 nhóm: phân của dơi ăn côn trùng và
phân dơi ăn trái cây. Trong đó phân của dơi ăn côn trùng thường chứa 65% chất

22
10



hữu cơ, nhiều chitin, pH thấp còn phân của dơi ăn trái cây chứa nhiều cellulose,
nhiều khoáng chất và pH từ trung tính đến kiềm (Ruth et al., 2004).

11
23


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
- Địa điểm nhà lưới Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
- Thời gian: từ tháng 8/2009-2/2010.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
* Giống: cà cherry Ruby F1 nhập nội từ Đài Loan công ty Known you
seed, cây chịu nhiệt, khả năng cho trái tốt, dạng cây trung bình, cao hơn 1,0 m,
đậu trái nhiều, cho thu hoạch 65-70 ngày sau khi cấy cây con, dạng trái elip dài,
thon, màu đỏ tươi, nặng khoảng 13 g/trái, chất ruột dai, ngon, độ đường 8,5%,
trái cứng dễ vận chuyển và bảo quản, cuốn trái khó rụng, năng suất 18-20 tấn/ha
trong canh tác nhà lưới.

Hình 2.1 Giống cà cherry Ruby trồng trong thí nghiệm
* Dinh dưỡng: Được tổng hợp từ chất calcium nitrate, Amonium nitrate,
Iron EDTA, potassium nitrate, Monopotassium phosphate, Magnesium Sulphate,

24



Zinc chelate… được pha chế tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Khoa học Cây
trồng, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
Bảng 2.1 Công thức dinh dưỡng thủy canh nền của Hoagland (Jones, 1999)
Reagent
Potassium dihydrogen phosphate
Potassium nitrate
Calcium nitrate
Magnesium sulfate
EDTA iron
Manganese sulfate
Boric acid
Copper sulfate
Ammonium molybdate
Zinc sulfate

Formula
KH2PO4
KNO3
Ca(NO3)2.4H2O
MgSO4.7H2O
[(CH2-N(CH2-COOH)2]FeNa
MnSO4.H2O
H3BO3
CuSO4.5H2O
(NH4)6Mo7O24.4H2O
ZnSO4 .7H2O

Amount
(g 1000 L-1)
263

583
1003
513
79
6,1
1,7
0,39
0,37
0,33

- Phân Calcium nitrate: 26% CaO và 15,5% NO3.
- Phân dơi: Hợp chất hữu cơ 79,3%, đạm tổng số 7,9%, Lân 2,4%, Kali
1,1%, Ca 1,1%, Mg 2,8% (Sridhar et al., 2006).
* Nông dược: thuốc trừ sâu Thianmectin 0,5 ME, Vertimec 1,8 EC,
Abasuper 3,6 EC, Confidor 100 SL, Actara 25 WG, Chess 50 WG, Mimic 20 F
và trừ bệnh Starner 20 WP, Avalon 8 WP, Physan 20 L.
* Giá thể: xơ dừa thô
* Nhà lưới hở vách: diện tích 400 m2
* Hệ thống tưới nhỏ giọt: đặt ngay trên mặt đất theo chiều ngang nhà
lưới (Hình 2.2a).
* Các vật liệu khác: khay ươm chuyên dùng cây con (Hình 2.2b), bịch
đen trồng cây kích thước 30x30x30cm, dây làm giàn, bình phun thuốc, cân,
thước dây, thước kẹp….

25
13


×