Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ẢNH HƯỞNG của các DẠNG CALCIUM PHUN lá đến NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT TRÁI mận AN PHƯỚC(Syzygium samarangense) tại HUYỆN BÌNH tân, TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG CALCIUM PHUN LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MẬN AN
PHƯỚC (Syzygium samarangense) TẠI HUYỆN BÌNH
TÂN, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG CALCIUM PHUN LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT TRÁI MẬN AN
PHƯỚC (Syzygium samarangense) TẠI HUYỆN BÌNH
TÂN, TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.Ts. Nguyễn Bảo Vệ

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG – NÔNG NGHIỆP

..........................................................................................................................

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG CALCIUM PHUN LÁ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
PHẨM CHẤT TRÁI MẬN AN PHƯỚC (Syzygium samarangense) TẠI HUYỆN
BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

Do sinh viên NGUYỄN THỊ NGỌC MAI thực hiện

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. NGUYỄN BẢO VỆ

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

..........................................................................................................................

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG CALCIUM PHUN LÁ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
PHẨM CHẤT TRÁI MẬN AN PHƯỚC (Syzygium samarangense) TẠI HUYỆN
BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

Do sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC MAI thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày
........tháng ........năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: …………….....................
Ý kiến hội đồng: ..................................…………………………………....................
………………………………………………………………………………………..…
…………………………………………………………….

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012

Trường khoa Nông Nghiệp và SHƯD

Chủ tịch Hội Đồng

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày

trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận
văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Mai

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 26/06/1990

Nơi sinh: Cần Thơ

Quê quán: Gia Tiến - Gia Viễn - Ninh Bình

Dân tộc: Kinh

Con Ông: Nguyễn Văn Chú
Con Bà: Đặng Thị Thu Cúc
Đã tốt nghiệp tại Trường Trung Học Phổ Thông Bùi Hữu Nghĩa, An Thới, Bình
Thủy, Cần Thơ.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, theo Ngành Nông Học, khoá 34, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha Mẹ lòng biết ơn vô hạn, người đã suốt đời tận tuỵ vì sự nghiệp và tương lai của
con.
Thành Kính Ghi ơn
PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và đóng góp
những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành việc nghiên cứu luận văn tốt nghiệp này.
Cô Bùi Thị Cẩm Hường và cô Trần Thị Bích Vân đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Ngọc Du, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông Nghiệp
& Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quý
báo trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành biết ơn
Gia đình bạn Nguyễn Văn Minh Vương đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn
Các bạn lớp Nông Học K34 đã nhiệt giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về
Tập thể lớp Nông Học 34 lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai.

v


Nguyễn Thị Ngọc Mai. 2012. “Ảnh hưởng của các dạng Calcium phun lá đến năng
suất và phẩm chất trái mận An Phước (Syzygium samarangense) tại huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, trường Đại Học Cần
Thơ.

Giáo viên hướng dẫn: PGs. Ts. Nguyễn Bảo Vệ.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của các dạng Calcium phun lá đến năng suất và phẩm chất
trái mận An Phước (Syzygium samarangense), tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”,
được thực hiện nhằm mục tiêu xác định dạng calcium phun lá ở giai đoạn trước thu
hoạch có hiệu quả làm tăng năng suất và phẩm chất trái mận An Phước.
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2012, được bố trí theo
thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức: CaO, CaCl2, Ca(NO3)2, CaSO4
và nghiệm thức đối chứng phun nước, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với một
cây, mỗi nghiệm thức có 10 chùm trái. Thí nghiệm xử lý trước thu hoạch tại xã Tân
An Thạnh, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, sau đó thu mẫu về phân tích tại phòng thí
nghiệm bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Cần Thơ. Các chỉ tiêu được đánh giá 7 ngày 1 lần tại vườn mận: số
trái trên chùm, đường kính trái, chiều cao trái và năng suất. Các chỉ tiêu phân tích
trong phòng thí nghiệm là Brix, pH, độ cứng, độ khác màu vỏ trái, hàm lượng nước và
trọng lượng trái.
Kết quả được ghi nhận như sau, khi xử lý các dạng calcium phun lá ở giai đoạn
trước thu hoạch đều có tác dụng làm gia tăng năng suất, phẩm chất và sự tăng trưởng
về đường kính trái mận An Phước. Trong đó, CaO và CaCl2 có hiệu quả hơn hẳn
trong việc làm gia tăng đường kính và trọng lượng trái. Bên cạnh đó CaO và CaCl2
còn có tác dụng hạn chế sự gia tăng độ Brix của trái. Đặc biệt là CaCl2 có hiệu quả tốt
nhất giúp tăng số trái/phát hoa và năng suất trái trên cây, CaO lại có hiệu quả tốt nhất
giúp tăng độ cứng trái.

vi


MỤC LỤC
Nội dung

LỜI CAM ĐOAN
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
LỜI CẢM TẠ
TÓM LƯỢC
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ MẬN AN PHƯỚC
1.1.1 Nguồn gốc
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng của mận
1.1.3 Đặc tính thực vật
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI
1.2.1 Sự ra hoa và đậu trái
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa mận
1.2.3 Sự đậu trái mận
1.2.4 Sự phát triển của trái
1.2.5 Sự rụng trái non
1.3 VAI TRÒ CỦA CALCIUM ĐỐI VỚI TẾ BÀO THỰC VẬT
1.3.1 Cấu trúc vách tế bào thực vật
1.3.2 Vai trò của calcium trong vách tế bào
1.4 VAI TRÒ CỦA CALCIUM ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CHÍN CỦA
TRÁI
1.5 SỰ HẤP THU DINH DƯỠNG QUA LÁ
1.6 CÁC BIẾN ĐỔI LÝ HÓA XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH CHÍN
VÀ BẢO QUẢN TRÁI CÂY
1.6.1 Các biến đổi vật lý
1.6.2 Các biến đổi sinh lý sinh hóa
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
2.1.2 Đối tượng khảo sát
2.1.3 Vật liệu thí nghiệm
2.2 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
2.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU
2.3.1 Số trái/ phát hoa
2.3.2 Năng suất trái/ cây
2.3.3 Trọng lượng trái
2.3.4 Kích thước trái
2.3.5 Độ Brix
2.3.6 Độ pH của trái
2.3.7 Đánh giá cảm quan
2.3.8 Độ cứng của trái
vii

Trang
iii
iv
v
vii
vii
ix
x
1
2
2
2
2
2

4
4
5
6
7
7
8
8
8
9
11
13
13
15
18
18
18
18
19
19
20
20
20
20
20
21
21
21
22



2.3.9 Hàm lượng nước trong trái
2.3.10 Độ khác màu của vỏ trái
2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA CALCIUM ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA
TRÁI MẬN AN PHƯỚC
3.1.1 Số trái/ phát hoa
3.1.2 Chiều cao trái
3.1.3 Đường kính trái
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CALCIUM ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THÀNH
PHẦN NĂNG SUẤT CỦA TRÁI MẬN AN PHƯỚC
3.2.1 Năng suất trái/ cây
3.2.2 Kích thước trái
3.2.2.1 Chiều cao trái
3.2.2.2 Đường kính trái
3.2.3 Trọng lượng trái
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CALCIUM ĐẾN PHẨM CHẤT CỦA TRÁI
MẬN AN PHƯỚC
3.3.1 Độ Brix
3.3.2 Độ cứng của trái
3.3.3 Tương quan giữa Brix và độ cứng
3.3.4 Độ pH của trái
3.3.5 Hàm lượng nước trong trái
3.3.6 Độ khác màu của vỏ trái
3.3.7 Đánh giá cảm quan
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.1.1 Năng suất và thành phần năng suất
4.1.2 Phẩm chất trái

4.2 ĐỀ NGHỊ

22
23
24
25
25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

40

PHỤ CHƯƠNG

viii

25
27
28
29
29
30
30
30
31
32
32
33
34
35

35
36
37
39
39
39
39
39


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Thang đánh giá cảm quan của trái mận An Phước tại huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long (Đào Hoa Huyền, 2010)

22

3.1

Chiều cao (cm) của trái mận An Phước từ tuần 1 đến tuần 6 sau khi
đậu trái ở những dạng calcium phun lá trước thu hoạch tại huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm 2012


27

3.2

Đường kính (cm) của trái mận An Phước từ tuần 1 đến tuần 6 sau
khi đậu trái ở những dạng calcium phun lá trước thu hoạch tại
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm 2012

28

3.3

Chiều cao của trái mận An Phước ở những dạng calcium phun lá
trước thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm 2012

30

3.4

Độ pH của trái mận An Phước ở những dạng calcium phun lá trước
thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm 2012

35

3.5

Hàm lượng nước của trái mận An Phước ở những dạng calcium
phun lá trước thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm
2012


36

3.6

Độ khác màu vỏ trái của trái mận An Phước ở những dạng calcium
phun lá trước thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm
2012

37

.

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Vườn mận An Phước 5 năm tuổi tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long, năm 2012

18

2.2


Cách đo kích thước trái mận An Phước

20

3.1

Số trái/phát hoa của mận An Phước từ tuần 1 đến tuần 6 sau khi
đậu trái ở những dạng calcium phun lá trước thu hoạch tại huyện
Bình tân, tỉnh Vĩnh Long, năm 2012

25

3.2

Năng suất trái trên cây của trái mận An Phước ở những dạng
calcium phun lá trước thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long, năm 2012

29

3.3

Đường kính của trái mận An Phước ở những dạng calcium phun
lá trước thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm
2012

31

3.4


Trọng lượng của trái mận An Phước ở những dạng calcium phun
lá trước thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm
2012

32

3.5

Độ Brix của trái mận An Phước ở những dạng calcium phun lá
trước thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm 2012

33

3.6

Độ cứng của trái mận An Phước ở những dạng calcium phun lá
trước thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năm 2012

33

3.7

Tương quan giữa Brix và độ cứng của trái mận An Phước ở
những dạng calcium phun lá trước thu hoạch tại huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long, năm 2012

34

3.8


Đánh giá cảm quan của trái mận An Phước ở những dạng
calcium phun lá trước thu hoạch tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
long, năm 2012

38

x


1

MỞ ĐẦU
Mận An Phước (Syzygium samarangense) được trồng đầu tiên tại xã An
Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nên có tên là mận An Phước (Viện Cây
Ăn Quả Miền Nam, 2009), là giống mận mới xuất hiện tại các tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long như: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long,… Giống có đặc tính sai trái,
cây sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh và có chất lượng trái ngon: đặc ruột, ngọt và
không hạt.
Mận An Phước có hàm lượng nước lớn và vỏ trái mỏng nên khi thu hoạch,
do quá trình vận chuyển dễ làm tổn thương vỏ trái, nấm bệnh tấn công và quá trình
trao đổi chất bên trong trái xảy ra làm mất giá trị thương phẩm. Calcium có vai trò
là thành phần xây dựng và làm vững chắc vách tế bào thực vật. Calcium ở một
lượng thích hợp có thể giúp duy trì sự vững chắc và làm giảm những rối loạn sinh lý
học (Conway et al., 1983; trích dẫn bởi Đặng Minh Khánh, 2010). Vì vậy, việc
phun calcium qua lá trước thu hoạch là một bước quan trọng trong quá trình cải
thiện phẩm chất và năng suất của trái và làm giảm sự tấn công của nấm bệnh ở giai
đoạn sau thu hoạch (Conway et al., 1994).
Việc xử lý Calcium ở giai đoạn trước thu hoạch đã được nghiên cứu trên
xoài cát Hòa Lộc (Lê Bảo Long, 2000), quýt Đường (Đặng Minh Khánh, 2010),

Măng cụt (Nguyễn Thị Cẩm Tú, 2009), quýt Hồng (Nguyễn Văn Năm, 2011),…
nhưng chưa được nghiên cứu trên mận An Phước. Do đó, đề tài: “Ảnh hưởng của
các dạng Calcium phun lá đến năng suất và phẩm chất trái mận An Phước
(Syzygium samarangense) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” được tiến hành
nhằm mục tiêu xác định dạng calcium phun lá ở giai đoạn trước thu hoạch có hiệu
quả làm tăng năng suất và phẩm chất trái mận An Phước.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ MẬN AN PHƯỚC
1.1.1 Nguồn gốc
Cây mận An Phước thuộc họ Sim. Giống mận An Phước được công ty
VACDONA nhập từ Thái Lan (tên Thái Lan là Thongsamsri) vào năm 1999 và
được trồng đầu tiên tại An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Giống mận
này được Cục sở hữu công nghiệp cấp chứng nhận thương hiệu năm 2003. Giống
mận An Phước được ghép từ mắt của giống Thongsamsri Thái Lan trên gốc mận
Xanh Đường hoặc mận Hồng Đào Đá Việt Nam.

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng của mận
Theo Trần Thị Mai (2001), mận có giá trị dinh dưỡng khá, ăn dễ tiêu, nhuận
trường. Mận chứa 82% nước, 8 - 10% đường bột, 1,5% acid. Như vậy, mận là loại
quả chua hơi ít đường. Vitamin A chỉ thua có mơ, bí đỏ và hơn nhiều quả khác, chất
khoáng chiếm 0,6% gồm: Fe, Ca, Mg, K, Mn,… (Tủ sách kiến thức nhà nông,
2005).
Đối với những giống mận ngon, 100 g thịt trái có: 3 g gluxit, 0,6 g protit, 1,3
g axit, 28 mg canxi, 20 mg P, 0,1 mg carotene, 3 mg vitamin C đồng thời còn có
vitamin B1, B2 và PP (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2002).

1.1.3 Đặc điểm thực vật
Rễ
Theo Trần Thế Tục (2000), bộ rễ mận thường ăn cạn ở tầng đất mặn 20 – 40
cm, rễ có thể lan ra gấp 1 – 2 lần tán. Trên rễ chính và các vùng lân cận có khả năng
bật mầm nên có thể lợi dụng tính chất này để nhân giống. Rễ mận ăn cạn nên có thể
trồng ở tầng đất có tầng canh tác mỏng. Rễ cạn thì chống chịu yếu, cho nên phải
làm cỏ sạch và sớm (Vũ Công Hậu, 1996).


3

Thân và cành
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2008), mận là cây thân
gỗ có kích thước trung bình, cao nhất không vượt quá 15 m, vỏ thân màu nâu nhạt,
nhẵn. Cành nhiều và phân bố tự nhiên tương đối dài. Cây mận phân tán cành thấp
và nhiều tán xòe rộng từ 2 – 2,5 cm. Sau khi thu trái thì chồi ngọn của cành trái năm
trước vương dài thành cành trái mới và kéo dài liên tục trong 4 – 5 năm liền (Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2002).
Theo Vũ Công Hậu (1996), cây con một năm có thể ra 3 – 4 đợt cành. Trên
một cành có rất nhiều mắt hoa và mắt lá. Cành khỏe ở trên ngọn cây, cành non mới
ra tháng 6, tháng 7 gỗ chưa cứng, chủ yếu chỉ ra mầm lá.

Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2008), lá mận hình bầu
dục, lá đơn, hơi dài và nhọn, màu xanh và nhẵn cả hai mặt. Trên cây lá mọc đối
nhau, lá có chiều dài 10 – 15 cm, chiều rộng 5 -12 cm, cuống lá dày với chiều dài từ
3 -5 mm. Lá có hạt tinh dầu nên khi vò nát tỏa ra mùi thơm nhẹ dễ chịu ( Merr. và
L.M. Perry, 2009).
Hoa
Hoa mận thuộc hoa lưỡng tính, mọc thành chùm, mỗi chùm 3 - 5 hoa nở kẽ
lá. Cánh hoa màu trắng hoặc vàng nhạt. Bầu noãn phía dưới, nhiều nhị, tự thụ phấn

là chính (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2008).
Theo Phạm Hoàng Hộ (2003), hoa mận mọc thành chùm, ở nách lá trên
nhánh non, cao 3 - 5 mm, hoa có màu trắng, có 4 cánh với nhiều tiểu nhụy màu
trắng, vòi nhụy xanh. Cánh hoa 4 – 5 cánh và ở sát nhau thành hình chén, có 4 – 5
lớp cánh khi hoa nở, cánh hoa sẽ rụng lộ diện trái như cái mũ (Bộ Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn, 2000).
Trái
Mận An Phước có trái to trung bình 100 – 150 g/trái (có thể đến 200 g/trái),
trái dạng hình chuông, vỏ màu đỏ sậm đẹp, bề mặt vỏ láng và có nổi gân dọc từ


4

đỉnh trái đến đích trái. Thịt có màu trắng xanh, rất giòn, ngọt và không hạt (Viện
Cây Ăn Quả Miền Nam, 2009).
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI
1.2.1 Sự ra hoa và đậu trái
Theo Phạm Văn Côn (2003), sự ra hoa là một bước ngoặc chuyển từ giai
đoạn sinh trưởng, các cơ quan dinh dưỡng sang giai đoạn mới hình thành các cơ
quan sinh sản. Đây là kết quả của một quá trình biến đổi về chất liên tục và lâu dài
để có được những cơ quan sinh sản với chức năng hoàn toàn thay đổi.
Theo Nguyễn Minh Chơn (2010), cơ chế của sự chuyển tiếp từ sinh trưởng
sang sinh sản được tóm tắt theo 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn tượng hoa: là một sự thay đổi sinh lý nội tại trong mô phân sinh
kéo theo sự thay đổi về hình thái.
- Giai đoạn thành lập hoa: là sự khởi đầu của những thành phần hoa có thể
nhìn thấy được.
- Giai đoạn phát triển hoa: là sự phân hóa cấu trúc hoa từ sự thành lập hoa
đến trổ hoa và tung phấn.
Theo Vũ Công Hậu (2000), mận miền Bắc thường nở hoa vào tháng 1 đến

tháng 2. Đối với giống mận chua, giống địa phương thì ra hoa trước khoảng cuối
tháng 12 đầu tháng giêng. Giống mận Tam Hoa thường ra hoa vào đầu tháng 2. Đối
với mận Trung Quốc nhiều giống không thụ phấn được do đó ngoại thụ phấn sẽ trở
nên có lợi. Do đó, trong thực tế nên trồng vài ba giống để giống này thụ phấn giống
kia.
Mận ra hoa ở nách lá, mầm hoa sau khi được hình thành gặp điều kiện thích
hợp hay kích thích ra hoa bằng cách cắt tỉa và xử lý bằng hóa chất thì mầm hoa sẽ
xuất hiện (Shu et al., 2007; trích dẫn bởi Đặng Thị Thu Thảo và Ngyễn Thị Bích
Phượng, 2011). Mận An Phước có mùa vụ thu hoạch: vụ thuận từ tháng 2 - 6 dương
lịch và vụ nghịch từ tháng 8 - 1 dương lịch. Cây chiết hay ghép cho quả đầu tiên từ
12 - 18 tháng sau khi trồng với tỷ lệ đậu trái tự nhiên cao. Từ khi hình thành nụ hoa


5

đến hoa nở khoảng 30 ngày và từ hoa nở đến thu hoạch khoảng 60 ngày (Viện Cây
Ăn Quả Miền Nam, 2009).
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa mận
Giống
Các giống khác nhau có đặc tính ra hoa cũng khác nhau khi đáp ứng với điều
kiện môi trường. Sự ra hoa khác nhau của các giống còn được thể hiện qua giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, đến độ tuổi xác định của giống thì sẽ xuất
hiện sự tương quan giữa các hoocmon, hình thành trạng thái trưởng thành trong mô
phân sinh, kiểm tra sự phân hóa các tế bào theo sự tạo mầm hoa hay mầm lá
(Nguyễn Như Khanh, 2006).
Theo kết quả điều tra của Nguyễn Thị Bích Tuyền (2010), tại huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long và huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thì trong thực tế, giống mận
An Phước được nhân giống bằng nhiều cách như: chiết, ghép và tháp với cây có sẵn
tại nhà và cả những giống không rõ nguồn gốc. Nhìn chung, các nhà vườn trồng
mận thành công với phương pháp chiết cành cây mận An Phước sẽ cho năng suất

cao, ổn định và chất lượng trái tốt. Ngoài ra, phương pháp ghép bo của cây mận An
Phước trên gốc Hồng Đào Đá cũng phát triển và cho thu hoạch cao.
Tuổi lá
Đối với những cây lâu năm, cành lá phát triển mạnh sẽ kiềm hãm quá trình ra
hoa. Lá có vai trò quan trọng trong sự kích thích ra hoa, nếu tuổi lá và thời điểm xử
lý không thích hợp cây chỉ ra chồi lá. Vì lá là cơ quan phát hiện những thay đổi của
môi trường, nó phải đạt đến điều kiện chín đáp ứng và mô phân sinh ngọn phải có
khả năng đáp ứng được những tín hiệu chuyển qua từ lá (Nguyễn Bá, 1978).
Ngoài ra, lá thuần thục rất cần thiết cho sự ra hoa, sự hiện diện của những tán
lá non ngăn chặn sự hình thành mầm hoa (Lê Thanh Phong và ctv., 1994). Theo
khuyến cáo ở Thái Lan, người ta dùng Monoptassium phosphate phun 1 hoặc 2
tháng trước khi ra mầm hoa để tăng độ chín sinh lý của lá, giảm lá non, tăng mầm
hoa.


6

Thời tiết
Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2008) cho rằng cây mận gốc
nhiệt đới thích hợp khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thì nhiệt độ thích hợp rộng khoảng
25 - 30oC, lạnh dưới 15oC và cao quá 35oC thì cây ít ra hoa. Nhiệt độ ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của hoa và trái mận. Nhiệt độ thấp cản
trở sự tăng trưởng của hoa, trái và sự hình thành màu trái. Trong khi nhiệt độ cao thì
thúc đẩy sự tăng trưởng hoa, trái nhưng ức chế sự hình thành màu trái giai đọan
chín đỏ (Shu et al., 2007; trích dẫn bởi Đặng Thị Thu Thảo và Nguyễn Thị Bích
Phượng, 2011).
Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến màu sắc trái, những trái mọc ngoài tán khi
chín có màu đỏ lợt hơn những trái mọc trong tán. Điều này là do sắc tố
Anthocyanies tạo màu vỏ trái mẫn cảm với cường độ ánh sang (Trần Thượng Tuấn
và ctv., 1992).

Cây cần được cung cấp một lượng nước nhất định thì mới đạt năng suất cao,
chất lượng tốt để ra hoa. Cây mận cũng nên được tưới nước thường xuyên trong giai
đoạn thời tiết khô hạn kéo dài. Thời kỳ cây ra hoa nên để gốc khô ráo, thời kỳ cây
mang trái cần tưới đủ nước để cây nuôi trái cho trái to, ít chua (Nguyễn Mạnh Chinh
và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2008).
1.2.3 Sự đậu trái mận
Sự đậu trái bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiệt độ và sự khô hạn. Thời tiết lý
tưởng cho cây thụ phấn: nắng, nhiệt độ vừa phải, không có gió lớn điều kiện để bao
phấn nảy nở, nảy mầm thuận lợi, côn trùng môi giới hoạt động tốt, số lượng hạt
phấn mang đến đầu nhụy nhiều. Còn theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), tỉ lệ
đậu trái bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: chất dinh dưỡng, lượng nước cung cấp, sâu
bệnh…
Theo Morton (1987), giống mận Wax Jambu tại Thái Lan thì sau khi nở hoa,
nhị hoa rụng, bầu noãn sẽ phát triển tạo thành trái có hình chuông trắng hoặc màu
trắng có những vệt đỏ. Trái sẽ chín từ 30 - 40 ngày sau khi hoa nở và cây mận 5
năm tuổi có thể mang 700 trái.


7

1.2.4 Sự phát triển của trái
Theo Phan Yến Sơn (2010), sự phát triển trái của cây gồm 3 giai đoạn: (1)
Giai đoạn phân chia tế bào, (2) Sự phát triển kích thước trái, (3) Giai đoạn trưởng
thành.
Một số đặc tính của trái như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày
được xác định trong 2 tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều trái ảnh hưởng lớn
đến tỷ lệ phát triển của trái (Trần Văn Hâu, 2008).
1.2.5 Sự rụng trái non
Hoàng Việt (2010) cho rằng cây ăn trái ở miền Nam như: nhãn, xoài, táo,
mận, chôm chôm, chanh, sơ ri… sau khi đã đậu trái thường có hiện tượng rụng trái

non (rụng sinh lý). Hiện tượng này, có thể do một trong các nguyên nhân như: thiếu
nước, thiếu dinh dưỡng, nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí cao và đặc biệt là
sự hình thành tầng rời ở cuống trái. Sự đậu trái và rụng trái non được ghi nhận từ
khi bắt đầu đậu trái (tính từ lúc hoa rụng hết chỉ nhị) đến khi thu họach, khoảng thời
gian từ khi đậu trái đến khi thu họach kéo dài 44,1 ± 0,4 ngày. Số trái còn lại trên
cây bị ảnh hưởng tình trạng dinh dưỡng của cây và điều kiện thời tiết (Trần Văn
Hâu, 2009). Mận An Phước có hai giai đoạn rụng trái non là giai đoạn rụng hoa ở
thời kỳ đầu và giai đoạn rụng trái non 28 ngày sau khi đậu trái là 39,22% giai đoạn
trái từ màu vàng lợt chuyển sang màu đỏ lợt càng về sau tỷ lệ rụng trái càng giảm vì
trong giai đoạn này trái bắt đầu chuyển sang giai đoạn chín (Đoàn Thị Mến, 2010).
Để giảm bớt tỉ lệ rụng, tăng năng suất, phẩm chất trái, tại trung tâm nghiên
cứu rau quả Station Fengshan đã sử dụng bao bì bằng túi giấy hay nilon để ngăn
chặn sự tấn công từ ruồi đục trái làm rụng trái (Shu et al., 2007; trích dẫn bởi Đặng
Thị Thu Thảo và Nguyễn Thị Bích Phượng, 2011).


8

1.3. Vai trò của Calcium đối với tế bào thực vật
1.3.1 Cấu trúc vách tế bào thực vật
Một trong những sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là sự
cấu tạo của vách tế bào thực vật. Vách tế bào thực vật tạo nên sự cứng chắc cho tế
bào, có chức năng bảo vệ cho tế bào và như là một hàng rào chắn của tế bào. Tuy
nhiên, nước và các ion có thể khuếch tán ra vào trong vách tế bào. Các nhà giải
phẫu thực vật đã công nhận rằng có hai loại vách tế bào thực vật. Vách sơ lập, vách
hậu lập và lớp chung (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)
Vách sơ lập được thành lập trong quá trình phát triển trong khi vách hậu lập
được tích lũy sau khi tế bào ngừng sinh trưởng. Cấu tạo của vách sơ lập gồm 2 pha:
một pha gồm các vi sợi cellulose và một pha khác gồm các vật liệu nền. Vật liệu
nền của vách sơ lập có thể chia thành hai phần chính: pectin và hemicellulose.

Vách hậu lập thường dầy hơn vách sơ lập. Thành lập sau khi mở rộng tế bào
được hoàn tất, rất cứng chắc. Cấu tạo của vách hậu lập gồm cellulose, pectin và
lignin.
Lớp chung là lớp đầu tiên được hình thành trong quá trình phân chia tế bào.
Nó tạo thành bức tường ngoài của tế bào và được chia sẻ bởi các tế bào lân cận.
Thành phần chủ yếu là pectin.
1.3.2 Vai trò của calcium trong vách tế bào
Theo Lê Văn Hòa và ctv. (1999), calcium là nguyên tố rất cần thiết cho
những chức năng bình thường trong tất cả các tế bào thực vật, nếu thiếu calcium sẽ
làm cho mô bị biến dạng và hình thù vặn vẹo.
Ở thực vật, một phần calcium liên kết chặt chẽ với cấu trúc vách tế bào, một
phần khác có khả năng trao đổi tại vách và mặt ngoài của màng tế bào. Calcium liên
kết với pectin tạo thành calcium pectate trong lớp chung cần thiết cho sự vững chắc
của vách tế bào và mô thực vật (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005).
Sự phân bố của Ca2+ trong tế bào của các mô giãn nở hoàn toàn, vách tế bào
có hai vùng riêng biệt có hàm lượng Ca2+ cao ở lớp chung và vùng bề mặt ngoài của
màng nguyên sinh chất. Sự phân hủy pectates qua trung gian bởi enzyme


9

polygalacturonase và enzym này ức chế mạnh ở nồng độ cao Ca2+. Ở mô thiếu Ca
cho thấy hoạt động của enzym polygalacturonase gia tăng làm phân hủy vách tế bào
và các mô bị phá vỡ, điển hình ở cuống và các phần trên của thân (Konno et al.,
1984; Bussler, 1963).
Calcium kết hợp với pectin tạo thành calcium pectate trong lớp chung cần
thiết cho sự vững chắc vách tế bào và mô thực vật. Sự phân giải các muối pectate
được trung gian bởi enzyme polygalacturonase, mà hoạt động của enzym này lại bị
ức chế bởi nồng độ calcium cao. Do đó, trong các mô thiếu calcium, hoạt tính của
enzyme polygalacturonase gia tăng, một triệu chứng thiếu calcium tiêu biểu là sự

phân rã của vách tế bào và sự mềm nhũng của mô. Tỷ lệ của calcium pectate trong
vách tế bào cũng quan trọng cho sự mẫn cảm của mô thực vật cho sự xâm nhiễm
của nấm và vi khuẩn cũng như cho sự chín của trái (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo
Toàn, 2005).
Calcium được cây hấp thu dưới dạng Ca2+ và sau đó sẽ cố định thành các
muối như: calcium pectate, calcium oxalate… Mô bị biến dạng và hình thù vặn vẹo
là do hậu quả của sự thiếu calcium và các vùng sẽ chết rất sớm. Calcium cũng là
nguyên tố cần thiết cho những chức năng bình thường trong tất cả tế bào, có thể như
là một chất kết dính của các phospholipid lại với nhau hoặc với protein của màng tế
bào.
Hầu hết calcium hiện diện trong không bào trung tâm và liên kết trong vách
tế bào với các đường đa pectate. Nồng độ calcium trong tế bào chất phải được duy
trì ở mức thấp để ngăn ngừa sự thành lập những muối calcium không hòa tan của
ATP và các photphate hữu cơ khác. Nhiều enzyme trong tế bào chất cũng bị ức chế
hoạt động bởi Ca2+.
1.4 Vai trò của calcium đối với quá trình chín của trái
Trước thu hoạch calcium được xem là chất dinh dưỡng của nhiều loại trái
cây như đu đủ và cà chua. Nó liên quan đến chất lượng của trái và sự biến đổi của
trái sau thu hoạch. Ở đu đủ, sự hiện diện hàm lượng calcium với nồng độ thấp ở
phiến giữa thì có liên quan đến sự mềm quả (Qui et al., 1995) và ở trái cà chua, sự


10

thối rữa có liên quan với nồng độ calcium thấp và kali cao khi bón phân cho cây cà
chua (Ho et al., 1993).
Theo Conway et al. (1997), calcium vó vai trò quan trọng trong việc ngăn
cản sự mềm trái táo và duy trì độ cứng trái vì calcium là thành phần cần thiết trong
cấu trúc vách tế bào sơ cấp được ổn định.
Calcium là cation có hóa trị 2 dễ dàng đi vào con đường apoplast và giới hạn

có thể trao đổi từ vách tế bào với bề mặt ngoài của màng không bào. Không gây độc
ở nồng độ cao, thậm chí còn như là một tác nhân giải độc. Người ta đang đặc biệt
chú ý tới vai trò của calcium trong những năm gần đây bởi những ảnh hưởng bởi
vai trò của nó, đặc biệt nó có thể trì hoãn sự chín và sự lão hóa, giảm sự hô hấp, kéo
dài chu kỳ sống và giảm những rối loạn sinh lý học (Sharma et al., 1996; trích dẫn
bởi Nguyễn Thị Mỹ An, 2010).
Sự cung cấp calcium sau thu hoạch có thể có hiệu quả trong việc duy trì tình
trạng nguyên vẹn và chức năng của màng tế bào, với việc mất phospholipids và
protein thấp hơn (Lester và Grusak, 1999), nó có vai trò trong việc làm giảm hao
hụt trọng lượng ở những trái có xử lý calcium.
Sự xuất hiện calcium trước và sau thu hoạch được sử dụng để trì hoãn sự lão
hóa hoặc sự chín, để giảm những tổn thất trước và sau thu hoạch và quản lý sự phát
triển của nhiều sự rối loạn trên rau củ và trái cây (Poovaiah, 1998; Conway,1994).
Sự vững chắc và sự kháng lại sự mềm do việc thêm calcium tạo ra được cho là sự
ổn định, vững chắc của hệ thống màng và sự hình thành Ca - pectates, nó làm gia
tăng sự cứng chắc của phần giữa và vách tế bào trái cây (Grant et al., 1973;
Jackman và Stanley, 1995; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Mỹ An, 2010). Điều này ngăn
chặn, kiềm chế sự thoái hóa phần giữa và vách tế bào và cải thiện phẩm chất của lớp
da bên ngoài (Buescher và Hobson, 1982; Mignani et al., 1993).
Ngoài ra, calcium còn làm tăng tính ngọt của trái. Một biểu hiện rõ rệt của
tác động điều tiết các quá trình trao đổi chất của calcium là mối tương quan phức
tạp giữa calcium và nhiều ion khác trong môi trường. Clacium có tác dụng đối
kháng rõ rệt với H+ và do đó nó có nhân tố chủ yếu điều hòa độ chua của tế bào, bảo
đảm cho hoạt động bình thường của hệ men. Như ta đã biết từ lâu, đặc biệt trong


11

các cơ thể giàu acid hữu cơ trong tế bào thường thấy các tinh thể muối oxalate
calcium đặc trưng (Phạm Đình Thái, 1978).

Khi phun dung dịch calcium nitrate (1 - 2%) trên quýt Fortune ở thời điểm 4
tuần trước khi thu hoạch có hiệu quả làm giảm tổn thất trong quá trình bảo quản ở 5
và 8oC (El - hilali et al., 2003). Phun dung dịch calcium chloride (1%) ở thời điểm 2
tháng trước thu hoạch có tác dụng duy trì phẩm chất và kéo dài thời gian tồn trữ sau
4 tuần của trái cam Soàn (Phan Thị Xuân Thủy, 2008).
Calcium chloride 2% được phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày ở giai
đoạn 6 - 8 tuần trước khi thu hoạch có khả năng ngăn chặn sự biến đổi màu sắc vỏ
trái và kéo dài quá trình chín của xoài Tommy Atkins, Maya và Haden sau thu
hoạch (Resnizky và Sive, 1985; trích dẫn bởi Võ Thị Xuân Tuyền, 2001).
Phun calcium nitrate ở nồng độ 1000 ppm 2 tháng trước khi thu hoạch có tác
dụng kiềm hãm quá trình chín của xoài Cát Hòa Lộc trong vòng 6 ngày (Lê Bảo
Long, 2000).
1.5 Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá
Việc hấp thu dinh dưỡng của cây được thực hiện chủ yếu từ rễ. Tuy nhiên,
cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh dưỡng
nhanh hơn so với phương pháp cung cấp qua rễ. Phun dinh dưỡng qua lá có hiệu
quả nhanh, tiết kiệm phân bón, thường dùng để khắc phục các triệu chứng thiếu
dinh dưỡng. Phần lớn, hiện tượng thiếu dinh dưỡng không phải do đất thiếu mà là
do điều kiện sinh thái cây trồng không sử dụng được (Nguyễn Như Hà, 2005)
- Ở đất đá vôi, đất có lượng Fe hữu dụng thấp và thiếu Fe rất phổ biến do
hiện tượng “lime chlorosis”. Do đó, việc phun dinh dưỡng qua lá có hiệu quả hơn
bón vào đất dù ở dạng chelate Fe đắt tiền (Horesh và Levy, 1981; trích dẫn bởi Trần
Quốc Nhân, 2005).
- Đất có lớp đất mặt bị khô, ở những vùng đất bán khô hạn, lớp đất mặt bị
thiếu nước kéo theo làm giảm hữu dụng của các dưỡng chất trong suốt thời gian
sinh trưởng của cây (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2003).


12


- Rễ giảm hoạt động ở giai đoạn sinh sản do có sự cạnh tranh carbohydrate
giữa rễ và bông (Trobish và Schilling, 1970; trích dẫn bởi Trần Quốc Nhân, 2005).
Bên cạnh đó, việc cung cấp dinh dưỡng qua lá chỉ mang tính chất nhất thời
và có một số trở ngại như:
 Vận tốc hấp thu chậm, đặc biệt với những lá có lớp cutin dày (cây họ cam,
quýt, cafe).
 Dưỡng chất bị trôi đi ở những lá không thấm nước.
 Bị rửa trôi do mưa.
 Dinh dưỡng phun lá bị khô nhanh.
 Sự chuyển vị của một vài dưỡng chất khoáng nào đó từ nơi được cung cấp
đến bộ phận khác của cây bị hạn chế.
 Đối với khoáng đa lượng thì số lượng cung cấp bị hạn chế qua một lần phun.
 Gây tổn thương lá (lá bị hoại tử và “cháy”).
Các con đường hấp thu chất khoáng qua lá
Sự hấp thu chất khoáng qua lá dựa theo các con đường: hấp thu qua lớp
cutin, thông qua khí khẩu và thông qua vi rãnh estodesmata.
 Hấp thu qua lớp cutin
Ở bề mặt ngoài của lá được phủ một lớp cutin không thấm nước. Do đó, sự
hấp thu các chất hòa tan qua lá bị hạn chế. Lớp cutin không thấm nước chủ yếu là
nhóm lipid và polyeste của acid béo có chứa nhóm OH. Sự không thấm nước ở mặt
ngoài lá là để bảo vệ không cho lá mất đi quá nhiều nước do thoát hơi, đồng thời
chống lại sự rửa trôi quá mức của các chất hữu cơ và vô cơ từ lá do mưa (Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Cấu trúc của lớp cutin ở thực vật không đồng nhất, không có đặc tính, hình
thái và cấu trúc tiêu biểu nào của các loài thực vật. Vì vậy, khả năng bám dính và
giữ lại các chất khoáng trên bề mặt lá thì phụ thuộc rất nhiều vào tính chất hóa học
của lớp cutin (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).


13


 Thông qua khí khẩu
Tế bào khẩu trên hai mặt lá là nơi thông thương giữa bên trong lá và bên
ngoài môi trường. Khi tế bào khẩu trương nước, khẩu sẽ mở ra, nước sẽ bốc thoát ra
ngoài và CO2 xâm nhập vào khí khẩu. Đồng thời các dưỡng chất ở dạng khí như:
NH3, NO2, SO2 cũng được hấp thu qua khí khẩu. Trong khi đó, nếu trên mặt lá có
dung dịch khoáng thì sự chênh lệch nồng độ chất tan bên trong và bên ngoài lá khá
lớn nên chất tan sẽ xuyên thấm vào bên trong tế bào khẩu theo quy luật khuếch tán.
Tốc độ xuyên thấm qua lớp cutin bên trong tế bào khẩu thì nhanh hơn khu vực
chung quanh (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2003).
 Thông qua vi rãnh Estodesmata
Sự di chuyển của các chất hòa tan ngang qua lớp cutin còn xảy ra ở những
khe nhỏ gọi là vi rãnh estodesmata. Estodesmata là một thành phần không thuộc về
tế bào chất và được xem như con đường thoát hơi nước đặc biệt. Khe này bắt đầu từ
tế bào chất kéo dài và xuyên qua vách tế bào. Khe nhỏ này nằm giữa tế bào kèm và
tế bào phụ cận.
Như vậy, khe estodesmata có tương quan tỷ lệ thuận với số lượng tế bào
khẩu. Bình thường, những thực vật sống ngoài trảng (ưa nắng), số tế bào khẩu ở
mặt trên ít hơn ở mặt dưới. Do đó, số lượng khe estodesmata ở mặt dưới nhiều hơn
ở mặt trên. Khi phun dinh dưỡng khoáng lên bề mặt lá thì dinh dưỡng khoáng sẽ
bám dính lên bề mặt lá. Nước và chất tan sẽ được cây hấp thu qua khe estodesmata
(Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
1.6 Các biến đổi lý hóa xảy ra trong quá trình chín và bảo quản trái cây
1.6.1 Các biến đổi vật lý
Các biến đổi vật lý sau thu hoạch có thể làm giảm phẩm chất trái. Các biến
đổi đó là sự thoát hơi nước, giảm khối lượng tự nhiên và sinh nhiệt do hô hấp.


×