Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

ẢNH HƯỞNG của LIỀU LƯỢNG đạm hạt VÀNG CHẬM TAN đến SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT lúa MTL500 TRỒNG TRONG CHẬU ở vụ ĐÔNG XUÂN 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
- oOo -

NGUYỄN BÌNH MINH

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM HẠT VÀNG CHẬM
TAN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA
MTL500 TRỒNG TRONG CHẬU Ở VỤ
ĐÔNG - XUÂN 2011- 2012

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2012

viii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
- oOo -

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM HẠT VÀNG CHẬM
TAN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA
MTL500 TRỒNG TRONG CHẬU Ở VỤ
ĐÔNG- XUÂN 2011- 2012

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cán bộ hướng dẫn :
Ts. Nguyễn Thành Hối



Sinh viện thực hiện:
Nguyễn Bình Minh
MSSV: 3093250
Lớp: Nông Học 35

Cần Thơ - 2012
ix


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

...........................................................................................................................

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến sinh trưởng và năng suất
lúa MTL500 trồng trong chậu ở vụ Đông-Xuân 2011-2012”

Do sinh viên Nguyễn Bình Minh thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

TS. Nguyễn Thành Hối

x



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

...........................................................................................................................

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến sinh trưởng và năng suất
lúa MTL500 trồng trong chậu ở vụ Đông-Xuân 2011-2012”

Do sinh viên: Nguyễn Bình Minh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày ........tháng
........năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: …………………………
Ý kiến hội đồng: ..................................………………………………………………
………………………………………………………………………………………..…
……………………………………………………………………………………..
Cần thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Thành viên Hội đồng

-------------------------

------------------------

------------------------

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

xi



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận
án nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Bình Minh

xii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Sinh viên: Nguyễn Bình Minh

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 28 tháng 9 năm 1991

Nơi sinh: Sóc Trăng

Quê quán: Kế Sách- Sóc Trăng

Dân tộc: Kinh

Con Ông: Nguyễn Hoàng Mậu

Con Bà: Nguyễn Thị Xuân Hương
Đã tốt nghiệp tại Trường Trung Học Phổ Thông Phan Văn Hùng, Huyện Kế Sách,
Tỉnh Sóc Trăng.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2009, theo Ngành Nông Học, khoá 35, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

xiii


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng Ba Mẹ những người suốt đời tận tụy vì chúng con, xin cảm ơn những người
thân đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thành Hối đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động
viên em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn cô cố vấn học tập Trần Thị Thanh Thủy, cùng toàn thể quý thầy cô
khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng vì những kiến thức mà quý thầy cô đã
truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây sẽ là hành trang vững
chắc giúp em bước vào đời.
Gởi lời cảm ơn đến các anh chị và các bạn sinh viên làm đề tài ở Bộ Môn Khoa Học
Cây Trồng và các bạn lớp Nông Học khoá 35 đã đóng góp, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Nguyễn Bình Minh

xiv


Nguyễn Bình Minh, 2012. “Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến
sinh trưởng và năng suất lúa MTL500 trồng trong chậu ở vụ Đông-Xuân 20112012”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học. Khoa Nông Nghiệp và Sinh

Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ, 40 trang. cán bộ hướng dẫn: Ts.
Nguyễn Thành Hối.

TÓM LƯỢC
Ngày nay, do việc thâm canh trồng lúa trong thời gian dài làm cho đất thiếu dinh
dưỡng dẫn đến người dân phải sử dụng một lượng lớn phân đạm để cung cấp dinh
dưỡng cho lúa. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng phân đạm chưa cao do lượng thất thoát
nhiều gây lãng phí lớn và tăng chi phí trồng lúa. Ngoài ra, lượng phân đạm thất thoát
làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đề tài “Ảnh hưởng của
liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến sinh trưởng và năng suất lúa MTL500 trồng
trong chậu ở vụ Đông-Xuân 2011-2012” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử
dụng phân đạm hạt vàng chậm tan so với phân đạm urê trên giống lúa MTL500 đồng
thời tìm ra lượng bón thích hợp để cây lúa sinh trưởng và cho năng suất ổn định.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 4
lần lặp lại, cụ thể như sau: nghiệm thức đối chứng: không bón phân đạm, nghiệm thức
40: bón 0,1 g đạm hạt vàng/chậu (40kg/ha), nghiệm thức 60 bón 0,15 g đạm hạt
vàng/chậu (60kg/ha), nghiệm thức 80: bón 0,2 g đạm hạt vàng/chậu (80kg/ha), nghiệm
thức 80U: bón 0,2 g đạm urê/chậu (80/ha).
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy chiều cao cây giữa các nghiệm thức có bón đạm
có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng không bón đạm. Về số
chồi, việc bón đạm hạt vàng chậm tan đã làm tăng số chồi so với nghiệm thức đối
chứng không bón đạm ở các giai đoạn. Đối với các thành phần năng suất, việc bón đạm
đã làm tăng số bông/chậu nhưng nghiệm thức bón nhiều đạm đã làm giảm số hạt/bông
và tỉ lệ hạt chắc. Bón phân đạm đã làm tăng năng suất thực tế cũng như chỉ số HI, tuy
nhiên lượng bón nhiều cũng làm giảm năng suất và chỉ số HI.

xv


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan............................................................................................iv
Lý lịch cá nhân ..........................................................................................v
Lời cảm tạ.................................................................................................vi
Tóm lược .................................................................................................vii
Mục lục ..................................................................................................viii
Danh sách bảng ........................................................................................xi
Danh sách hình ........................................................................................xii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................................................................2
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY LÚA...................................................................................2
1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CÂY LÚA ......................................................................3
1.2.1 Rễ lúa ...........................................................................................................3
1.2.2 Thân lúa .......................................................................................................3
1.2.3 Lá lúa ...........................................................................................................3
1.2.4 Bông lúa .......................................................................................................3
1.3 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA ...........................................4
1.4. VAI TRÒ CỦA ĐẠM TRONG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
.................................................................................................................................5
1.5 BIẾN CHUYỂN CỦA ĐẠM TRONG ĐẤT VÀ BIỀN CHUYỂN CỦA PHÂN
ĐẠM KHI BÓN VÀO ĐẤT. ....................................................................................6
1.5.1 Biến chuyển của chất đạm trong đất .............................................................6
1.5.1.1 Sự bất động đạm .......................................................................................... 6
1.5.1.2 Sự khoáng hóa…………………………………………………………...6
1.5.1.3 Sự mất đạm ..............................................................................................7
1.5.2 Sự biến chuyển của phân đạm khi bón vào đất..............................................8
1.6 MỘT SỐ DẠNG PHÂN ĐẠM PHỔ BIẾN.........................................................9
1.6.1 Sunphat amon ...............................................................................................9
1.6.2 Canxi nitrat.................................................................................................10
1.6.3 Amon nitrat ................................................................................................11

1.6.4 Urê .............................................................................................................11
1.7 PHÂN ĐẠM HẠT VÀNG ĐẦU TRÂU 46A+ ..................................................12
1.7.1 Đặc điểm của phân hạt vàng chậm tan ........................................................12
1.7.2 Đạm hạt vàng chậm tan hạt vàng chậm tan ĐẦU TRÂU 46A+. ..................13
1.8 NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH NĂNG SUẤT ......................14
1.8.1 Số bông trên chậu .......................................................................................14
1.8.2 Số hạt trên bông..........................................................................................14

xvi


1.8.3 Tỉ lệ hạt chắc ..............................................................................................14
1.8.4 Trọng lượng 1000 hạt .................................................................................15
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................16
PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP..........................................................................16
2.1 PHƯƠNG TIỆN ...............................................................................................16
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ...............................................................16
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm .....................................................................................16
2.1.2.1 Giống lúa .................................................................................................... 16
2.1.2.2 Hóa chất, thuốc thuốc bảo vệ thực vật...................................................... 16
2.1.2.3 Chậu thí nghiệm ......................................................................................... 16
2.1.2.4 Đất thí nghiệm ............................................................................................ 17
2.1.2.5 Thiết bị và dụng cụ khác ........................................................................... 18
2.2 PHƯƠNG PHÁP ..............................................................................................18
2.2.1 Bố trí thí nghiệm.........................................................................................18
2.2.2 Các kỹ thuật chăm sóc được áp dụng ..........................................................19
2.2.2.1 Chuẩn bị đất ............................................................................................... 19
2.2.2.2 Chuẩn bị hạt giống ..................................................................................... 19
2.2.2.3 Bón phân..................................................................................................... 19
2.2.2.4 Phòng trị sâu bệnh...................................................................................... 19

2.2.3 Các chỉ tiêu thu thập ...................................................................................20
2.2.4 Phân tích kết quả ........................................................................................22
CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................23
KẾT QUẢ THẢO LUẬN .........................................................................................23
3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THÍ NGHIỆM ......................................................23
3.1.1 Đặc điểm khí hậu........................................................................................23
3.1.2 Tình hình dịch bệnh....................................................................................24
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM CHẬM TAN LÊN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY
LÚA. ......................................................................................................................24
3.2.1 Chiều cao cây .............................................................................................24
3.2.1 Số chồi .......................................................................................................26
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠM CHẬM TAN LÊN CÁC THÀNH PHẦN NĂNG
SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CÂY LÚA .....................................................................29
3.3.1 Các thành phần năng suất ...........................................................................29
3.3.1.1 Số bông trên chậu ...................................................................................... 29
3.3.1.2 Số hạt trên bông ......................................................................................... 30
3.3.1.3 Tỉ lệ hạt chắc ............................................................................................. 31
3.3.1.4 Trọng lượng 1000 hạt ................................................................................ 32
3.3.2 Năng suất....................................................................................................33
3.3.2.1 Năng suất thực tế ....................................................................................... 33
3.3.2.2 Chỉ số thu hoạch......................................................................................... 35
3.3 Nhận xét chung .................................................................................................36

xvii


CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ........................................................................38
4.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................38
4.2 ĐỀ NGHỊ..........................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................39

PHỤ CHƯƠNG ........................................................................................................44

xviii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
1.1
2.1
3.1

Tựa bảng
Đặc trưng tổng quát về hình thái của 3 nhóm phụ indica, japonica và
javanica ( Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)
Đặc điểm vật lý và hoá học đất thí nghiệm
Đặc điểm khí hậu TP. Cần Thơ năm 2011-2012 (Cục Thống kê TP.
Cần Thơ, 2012)

Trang
2
18
23

3.2

Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến chiều cao cây
lúa ở các thời điểm sinh trưởng của lúa MTL500 trồng trong chậu vụ
Đông Xuân 2011-2012


26

3.3

Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến số chồi lúa ở
các thời điểm sinh trưởng của lúa MTL500 trồng trong chậu vụ Đông
Xuân 2011-2012
Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến các thành phần
năng suất lúa MTL500 trồng trong chậu vụ Đông Xuân 2011-2012

29

3.4

33


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

2.1

Chậu dùng để trồng lúa trong thí nghiệm

17


3.2

Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến năng
suất thực tế giống lúa MTL500 vụ Đông-Xuân 2011-2012

34

3.3

Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến chỉ số
thu hoạch HI giống lúa MTL500 vụ Đông- xuân 2011-2012

34


1

MỞ ĐẦU

Đạm là một trong những dưỡng chất không thể thiếu được trong đời sống cây lúa,
nó có tác động đến năng suất mạnh nhất. Hiệu quả sử dụng phân đạm chưa cao do
lượng phân đạm bón cho lúa chỉ được cây hấp thụ khoảng 40%, 40% bị bốc hơi, rửa
trôi và 20% còn lại được lưu giữ trong đất, sự thất thoát này gây lãng phí lớn lượng
đạm bón vào đất. Trong nền nông nghiệp hiện nay, để tăng năng suất lúa trên một đơn
vị diện tích dẫn tới thâm canh 3-3,5 vụ lúa /năm. Điều này làm cho cần phải sử dụng
một lượng lớn phâm đạm bón cho lúa để năng suất không giảm do thiếu dinh dưỡng
khi tăng vụ. Hậu quả của việc nông dân sử dụng quá mức phân đạm nhằm cải thiện
năng suất đã làm mất cân bằng sinh thái, dinh dưỡng đất và giảm sức chống chịu của
cây lúa đối với dịch hại, dẫn đến lợi nhuận sau thu hoạch giảm. Bên cạnh đó, lượng

đạm bón dư thừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đến sức khỏe người
tiêu dùng và sức khỏe người sản xuất về mặt lâu dài. Mặt khác, giá phân đạm ngày
càng tăng làm cho chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến lợi nhuận của người nông dân
giảm.
Nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên, các biện pháp giảm thất thoát phân đạm đã
được tiến hành như: bón tiết kiệm, bón nhiều lần, bón đúng thời kỳ cây lúa cần phân
bón, sử dụng các loại phân bón bọc lưu huỳnh… nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Trong
thời gian gần đây xuất hiện các loại phân bọc agrotain được sản xuất theo phương pháp
để đạm được giải phóng một cách có kiểm soát, chất agrotain thông thường có độ bền
cao, tiềm năng sử dụng các loại phân này trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Tuy
nhiên, ứng dụng các loại phân này ở Việt Nam chưa nhiều.
Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng đạm hạt vàng chậm tan đến sinh
trưởng và năng suất lúa MTL500 trồng trong chậu vụ Đông-Xuân 2011-2012” được
thực hiện tại nhà lưới thuộc bộ môn Khoa Học Cây Trồng, Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng, đại học Cần Thơ nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hạt vàng chậm
tan tan đến sinh trưởng và năng suất lúa MTL500. Bên cạnh đó, đánh giá hiệu quả của
phân đạm hạt vàng chậm tan so với phân đạm urê.


2

CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY LÚA
Cây lúa ( tên khoa học): Oryza sativa L.
- Họ hòa bản: Gramineae, poaceae.
- Giống: Oryza.
- Loài: sativa, glaberrima.
- Nhóm phụ: indica, japonica, javanica.

Lúa trồng hiện nay có tổ tiên là các loài lúa hoang trải qua quá trình tiến hóa thành:
Lúa hoang Oryza nivara
lúa trồng Oryza sativa L. (Châu Á).
Lúa hoang Oryza breviligularta Chev. & Poehr.
Lúa trồng Oryza
glberrima Steud. (Châu Phi).
Nhóm phụ indica được trồng nhiều nơi trên thế giới nhất, kế đó là nhóm japonica
và nhóm javanica ít được ưa chuộng.
Bảng 1.1 Đặc trưng tổng quát về hình thái của 3 nhóm phụ indica, japonica và
javanica ( Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Đặc tính
Thân

Cao

Thấp

JAVANICA
Trung bình

Nhảy chồi mạnh

Nhảy chồi trung bình

Nhảy chồi kém



Lá rộng, xanh nhạt


Lá hẹp, xanh đậm

Hạt

- Thon dài, dẹp
- Hầu như không
đuôi
- Vỏ trấu ít lông,
lông ngắn
- Hạt dễ rụng

Lá rộng, cứng, xanh
nhạt
- Hạt tròn, ngắn
- Hạt to
- Không đuôi hoặc đuôi - Không có đuôi hoăc
dài
đuôi dài
- Vỏ trấu có long dài và - Vỏ trấu có lông dài
dầy
- Hạt ít rụng
- Hạt ít rụng

Rất thay đổi

Rất thay đổi

Chồi

Quang

cảm

INDICA

JAPONICA

Rất yếu


3

1.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CÂY LÚA
1.2.1 Rễ lúa
Cây lúa có hai loại rễ: rễ mầm và rễ phụ. Rễ mầm là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa
nảy mầm, nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp phôi phát triển và sẽ chết sau 10-15 ngày, lúc
cây mạ 3-4 lá. Rễ phụ mọc ra từ các đốt trên thân lúa, mỗi mắt có 5-25 rễ phụ, có
nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất cho nên bộ rễ
khỏe mạnh thì cây lúa mới phát triển tốt và đứng vững (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2.2 Thân lúa
Thân lúa gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau, Lóng là phần thân rỗng ở giữa 2
mắt và thường được bẹ lá ôm chặt Thiết diện của lóng có hình tròn hay bầu dục với
thành lóng dày hay mỏng và lóng dài hay ngắn tùy từng loại giống và điều kiện môi
trường, đặc biệt là nước. Nếu đất ruộng có nhiều nước, sạ cấy dày, thiếu ánh sáng, bón
nhiều phân đạm thì lóng có khuynh hướng vươn dài và mềm yếu làm cho cây lúa dễ đỗ
ngã hơn (Nguyễn Ngọc Đệ,2008).
1.2.3 Lá lúa
Lúa là cây đơn tử diệp (1 lá mầm). Lá lúa mọc đối ở 2 bên thân lúa, lá ra sau nằm
về phía đối diện với lá trước đó. Lá trên cùng (lá cuối cùng trước khi trổ bông) gọi là lá
cờ hay lá đòng. Lá lúa gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá (Yoshida, 1981 ).
Phiến lá là phần lá phơi ra ngoài ánh sáng, bộ phận quang hợp chủ yếu của cây lúa.

Lá lúa có thể quang hợp được ở cả 2 mặt lá. Phiến lá gồm 1 gân chính ở giữa và nhiều
gân song song chạy từ cổ lá đến chót lá.
Bẹ lá là phần ôm lấy thân lúa. Giống lúa nào có bẹ lá ôm sát thân thì cây lúa đứng
vững khó đổ ngã hơn. Bẹ lá có nhiều khoảng trống nối liền các khí khổng ở phiến lá
thông với thân và rễ, dẫn khí từ trên lá xuống rễ giúp rễ có thể hô hấp được trong điều
kiện ngập nước ( Yoshida, 1981 ).
Cổ lá là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá. Cổ lá to hay nhỏ ảnh hưởng tới góc độ
của phiến lá. Cổ lá càng nhỏ, góc lá càng hẹp, lá lúa càng thẳng đứng và càng thuận lợi
cho việc sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
1.2.4 Bông lúa
Bông lúa là cả một phát hoa bao gồm nhiều nhánh gié có mang hoa. Sau khi ra đủ
số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông. Thời gian trổ càng ngắn càng tránh được thiệt


4

hại do tác động xấu của môi trường như, gió, mưa, nhiệt độ thấp… Nếu quá trình phân
hóa đòng bị trở ngại thì bông lúa sẽ ít hạt, hạt nhỏ, nhiều hoa bị thoái hóa. Nếu sự trổ
bông, phơi màu, thụ phấn xảy ra trong điều kiện không thuận lợi thì sẽ có nhiều hạt
lép. Trong thời kỳ ngậm sữa, nếu thời tiết xấu, lúa bị ngã đổ hay thiếu dinh dưỡng cây
lúa sẽ sản sinh ra nhiều hạt lững (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.3 SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín. Có thể chia làm
3 giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn sinh sản và giai đoạn chín (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
Giai đoạn tăng trưởng: bắt đầu từ khi hạt nảy mầm cho đến khi cây lúa bắt đầu phân
hóa đòng. Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi
mới. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu là do
giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn.
Giai đoạn sinh sản: bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn

này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày thường
không khác nhau. Trong suốt thời gian này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích
hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành
nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng
trọng lượng hạt sau này.
Giai đoạn chín: bắt đầu từ khi lúa trổ đến khi lúa thu hoạch, giai đoạn này kéo dài
khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, nếu đất ruộng
có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong thời gian này thì giai
đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại. Thời kì chín còn chia ra các thời kì: chín sữa,
chín sáp, chín vàng, chín hoàn toàn.
+ Thời kì chín sữa: hơn 80% chất khô dự trữ là quang hợp ở giai đoạn sau trổ, kích
thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần, lúc này hạt chứa dịch lỏng màu trắng đục như
sữa , làm đầy vỏ trấu, bông lúa nặng cong xuống. Trong giai đoạn này các yếu tố dinh
dưỡng, ngoại cảnh, sinh trưởng của cây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành
năng suất lúa.
+ Thời kì chín sáp: hàm lượng nước của hạt khoảng 58% và giảm xuống còn
khoàng 20%, hạt gạo mất nước từ từ đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn xanh.
+ Thời kì chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu


5

vàng đặc thù của giống lúa, từ những hạt cuối bông lên cổ bông, lá già rụi dần.
+ Thời kì chín hoàn toàn: hạt lúa chuyển sang màu trấu đặc trưng của giống khoảng
20% hoặc thấp hơn, lá rụi gần hết.
1.4 VAI TRÒ CỦA ĐẠM TRONG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA
Đạm là một trong những dưỡng chất không thể thiếu được trong đời sống cây trồng,
nó có tác động đến năng suất mạnh nhất. Đạm là thành phần cấu tạo sinh chất, nhân tế
bào, là thành phần chính của tất cả các amion acid tạo thành protein, enzyme mà các
hợp chất này kiểm soát toàn bộ các tiến trình sinh học bên trong cây (Võ Thị Gương,

2004 ).
Theo Nguyễn Phi Long và La Thị Hiền (1978) sự thiếu đạm thể hiện qua nàu sắc lá
xanh nhạt, sinh trưởng bị chậm lại, hệ thống rễ phát triển kém, năng suất thấp, phẩm
chất hạt lúa không cao.
Theo Đào Thế Tuấn (1970) đạm làm tăng diện tích lá một cách rõ rệt. có hai thời kỳ
tong đời sống cây lúa không thể thiếu đạm:
- Thời lỳ đẻ nhánh hữu kiệu ( số bông giảm ).
- Thời kỳ hình thành bông con đến lúc ôm đòng ( số hạt/gié và số hạt/bông giảm ).
Khi thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm lại, cây thấp tàn lá hẹp, ít cành, có màu xanh
nhạt. Hệ thống rễ phát triển kém, tính chống chịu với môi trường giảm, ra hoa kết trái
sớm, cuối cùng cho năng suất và phẩm chất xấu. Đối với lúa, đạm giúp lúa sinh trưởng
tốt, chiều cao, số chồi và số bông/m2 tăng, tăng kích thước cũng như trọng lượng 1000
hạt. Đủ đạm, cây quang hợp mạnh cho năng suất cao.
Khi thừa đạm cây phát triển xum xuê, mất cân bằng giữa quang hợp và hô hấp.
Chất khô giảm, nhất là khi lúa trổ và chín. Khuynh hường này càng rõ rệt khi cường
/độ ánh sang thấp, trời mây mù nhiều trong mùa mưa.
Cây lúa có hai thời lỳ nếu hút quá nhiều đạm sẽ gây nguy hiểm, đó là:
Lúc lúa đẻ nhánh mạnh nhất: mô gốc cây lúa cấu tạo non yếu dễ đổ. Rễ yếu đi rất
sớm nên lúc hình thành bông dễ bị héo đi.
Trước khi trổ: nếu hút quá nhiều đạm sẽ bị thối cổ gié.
Cây lúa hấp thu đạm chủ yếu dạng NH4+ và NO3- để tổng hợp thành các thành phần
protein, tuy vậy NH4+ quá nhiều sẽ gây ngộ đôc. Dạng NH4+ khi được hấp thụ tham gia


6

trực tiếp vào quá trình tổng hợp acid amin và protein. Dạng NO3- có thể tích lũy với
lượng lớn mà không gây ngộ đôc cho cây. Tuy vậy, NO3- không được cây sử dụng trực
tiếp vào quá trình tổng hợp acid amin và peotein mà phải được khử thành NH4+.
Khi bón đạm với liều lượng thấp có hai thời kỳ bón đạt kiệu quả cao nhất là khi lúa

đẻ nhánh và 10 ngày trước khi trổ.
Khi bón đạm với liều lượng cao thì hiệu quả của phân đạt cao nhất khi nảy chồi tích
cực. Như vậy để đạt năng suất cao và phẩm chất tốt cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu
về đạm ở các giai đoạn sinh tưởng phát triển thích hợp nhất.
1.5 BIẾN CHUYỂN CỦA ĐẠM TRONG ĐẤT VÀ BIỀN CHUYỂN CỦA PHÂN
ĐẠM KHI BÓN VÀO ĐẤT.
1.5.1 Biến chuyển của chất đạm trong đất
1.5.1.1 Sự bất động đạm
Sự bất động đạm là sự biến chuyển đạm vô cơ hữu dụng sang dạng đạm không hữu
dụng cho cây hoặc hữu dụng chậm. Có hai tiến trình làm bất động đạm trong đất: tiến
trình hóa học và tiến trình sinh học.
Tiến trình cố định hóa học có 3 nguyên nhân:
Sự cố định của sét 2:1.
Do tạo thành photphatamonium-alunium khó tan.
Do tạo thành hợp chất khó tan với chất hữu cơ.
Tiến trình sinh học là sự biến chuyển cùa các dạng đạm vô cơ sang hữu cơ trong
các cơ thể sinh vật trong quá trình phân hủy chất hữu cơ.
1.5.1.2 Sự khoáng hóa
Là quá trình biến đổi đạm từ dạng hữu cơ sang vô cơ hữu dụng. Quá trình này sảy
ra qua 3 bước:
Quá trình amin hóa: là quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ sang đạm vô cơ hữu
dụng.
Protein

R-NH2 + amino acid + năng lượng.

Quá trình ammonium hóa:
R-NH2 + H2O

NH3



7

NH3 hình thành tác dụng với khí CO2 và H2O có sẵn trong đất để tạo ra (NH4)2CO3
và sau đó sễ phân ly thành 2NH4+ + CO32Quá trình nitrat hóa chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Nitrosomnas
NH4+
2NH4+ + 3O2

NO22NO2- + 2H2O + 4H+

Giai đoạn 2:
Nitrobacter
NO2NO2- + O2

NO32NO3-

1.5.1.3 Sự mất đạm
Sự mất đạm do cây hút:
Đây là dạng mất mát đạm quan trọng nhất. Cây hút đạm để tạo thành các thành
phần sinh khối. Ở các nước nhiệt đới, để tạo ra một tấn thóc khô cây hút từ 18-20 kgN.
Lượng rơm cần thiết để tạo ra một tấn thóc là 1,5 tấn.
Theo Ponnamperuma để tạo ra 1,5 tấn rơm cần 9 kgN. Như vậy, để tạo năng suất 5
tấn hạt cây lúa hút 100 kgN và để tạo ra 7,5 tấn rơm cần 45 kgN. Tổng cộng trên 1
hecta trong một mùa vụ cần 145 kgN. Nếu số rơm ra sau khi gặt được sử dụng vào mục
đích khác thì lượng đạm mất đi trên 1 hecta sẽ khá lớn, lớn hơn lượng phân bón sử
dụng hàng vụ. Khi vùi số rơm rạ vào đất thì có thể trả lại cho đất một lượng đạm đáng
kể.

Sự rửa trôi đạm NH4+ và NO3Cả hai dạng đạm NH4+ và NO3- đều có thể bị rửa trôi bởi nhiều lý do. Đạm NO 3trong phân bón hoặc được hình thành ở tầng oxy hóa trong đất ngập nước sẽ có thể di
chuyển dễ dàng ra khỏi tầng rễ bằng cách khuếch tán và thấm lọc vào tầng khử để bị
khử nhanh chóng. Sự mất NO3- do rửa trôi chủ yếu xảy ra rtrong đất có cấu trúc thô và
CEC thấp do NO3- không bị keo đất hấp thụ. Ion NH4+ hấp phụ trên phức hệ trao đổi
cation thường khó bị rửa trôi. Sự mất đạm dạng NH4+ khỏi đất thường xảy ra trong
dung dịch đất bởi sự khử ion ammonium thành ammoniac NH3 và sau đó sẽ bay hơi.


8

Nếu pH nước ruộng tăng cao hơn 9 thì sự mất đạm do bay hơi có thể hơn 50% lượng
phân đạm sử dụng. Ngoài ra, NH4+ cũng có thể bị rửa trôi theo nước một cách đáng kể
nếu nồng độ ion ammonion trong nước ruộng tăng cao do bón phân đạm với liều lượng
cao.
Sự khuếch tán NH4+:
Sự mất đạm còn do quá trình khuếch tán NH4+ từ tầng đất yếm khí lên tầng thoáng
khí để xảy ra quá trình nitrat hóa và khử nitrat. Đạm NH4+ khuếch tán từ tầng đất yếm
khí lên tầng thoáng khí chiếm hơn 50% tổng số đạm mất đi. Và phần còn lại có nguồn
gốc ban đầu trong tầng thoáng khí.
Sự chảy tràn:
Theo Tahamusa thì 13-16% đạm bón cho lúa mất đi do chảy tràn. Hầu hết đạm
chảy tràn ở dạng NH4+ một số rất ít ở dạng NO3-. Sự mất đạm do chảy tràn trong điều
kiện thoát thủy có thể được ngăn cản bởi cách bón vùi phân đạm và giữ cho lượng
nước tưới hay nước mưa trên đồng ruộng khoảng 5 ngày sau khi bón phân.
Sự bốc hơi NH3:
Chất hữu cơ trong đất trong điều kiện không có oxy và pH cao sẽ phân hủy đề
phóng thích NH3 một cách dễ dàng. Trong đất và ruộng lúa bị ngập nước NH3 cũng
được tạo thành một cách lien tục do kết quả của sự khoáng hóa đạm. Nguồn phân đạm
ammôn chứa NH4+ hoặc phân đạm dạng amid như urea có thể phân ly trực tiếp hay nhờ
các chất xúc tác thủy phân cho ra các ion NH4+ trong nước. các ion NH4+ liên kết lỏng

lẻo trong nước ở pH dưới 9,2. với sự gia tăng nồng độ OH- trong nước, NH4+ được ion
hóa sẽ bị khử và biến thành NH3 không ion hóa. NH3 có thể bốc hơi ở dạng khí. Nguồn
đạm NH3 mất đi cao nhất trên đất kiềm và có thể xảy ra ở đất có pH trung tính đến axid
yếu (Surajit, De data 1981).
1.5.2 Sự biến chuyển của phân đạm khi bón vào đất
Phân đạm khi bón vào đất ở hai dạng NH4+ và NO3-. Nguồn đạm này bao gồm cả
phân vô cơ (SA, Urê… ) và phân hữu cơ ( phân chuồng, phân xanh). Khi bón vào đất
phân sẽ biến đổi qua các giai đoạn:
Hòa tan và khuếch tán với nước trong đất.
Ammonia hóa.
Nitrat hóa và khử nitrat.


9

Phân urê CO(NH2)2 khi bón rải trên mặt ruộng sẽ bị thủy phân dưới tác dụng của
ureaza. ở đất tốt, sau 2-3 ngày urê bị thủy phân hoàn toàn. ở đất xấu, sau 7-10 ngày bị
thủy phân thành NH4+ theo phương trình:
urease
CO(NH2)2 + 2H2O

(NH4)2CO3

(NH4)2CO3 + H2O

NH4HCO3 + NH4OH

Các ion NH4+ được tạo thành tạm thời gây đất hóa kiềm, NH4+ một phần được cây
hấp thu, một phần bị mất do khử nitrat, bay hơi NH3, rửa trôi NH4+.
Quá trình nitrat hóa chỉ xảy ra ở đất thoáng khí, ở đất trồng lúa do ngập nước

thường xuyên nên quá trình này hầu như không xảy ra. Nếu phân đạm dạng ammôn
được bón bằng cách rải trên mặt ruộng mà không được vùi thì ion NH4+ có thể bị nitrat
hóa ở tầng oxy hóa dày 2-3 m, sau đó bị khử khi NO3- di chuyển xuống tầng khử của
đất.
1.6 MỘT SỐ DẠNG PHÂN ĐẠM PHỔ BIẾN.
Các loại phân đạm được sản xuất từ NH3 và đòi hỏi nhiều năng lượng (điện, than
đá, khí đốt). Tùy thuộc vào dạng N chứa trong phân, các loại phân đạm hóa học được
chia thành các nhóm có tính chất và đặc điểm sử dụng khác nhau.
1.6.1 Sunphat amon
Phân đạm sunphat amon là loại phân đạm thuộc nhóm phân đạm amon, chứa đạm ở
dạng amon (NH4+) một dạng đạm vô cơ mà cây hấp thu thuận lợi. Phân đạm Sunphat
amon còn được gọi là phân đạm S.A, phân đạm “một lá” do chỉ chứa một dạng đạm
cây sử dụng thuận lợi.
Sunphat amon có công thức hóa học: (NH4)2SO4. Trong thành phần của phân có
chứa các chất theo tỷ lệ sau: 20,8 – 21,0% N; 23 – 24% S; <0,2% H2SO4. Đây là loại
phân đạm vô cơ có chứa lưu huỳnh, một yếu tố dinh dưỡng trung lượng cần thiết đối
với cây.
Phân được sản xuất dưới dạng tinh thể thô màu trắng hay trắng xám, xám xanh lục,
hút ẩm kém nên ít bị chảy nước. Phân có thể gây chua hóa học và chua sinh lý do có
acid H2SO4 trong thành phần và do việc hút dinh dưỡng có chọn lọc của cây để lại gốc
acid gây chua. Vì vậy liên tục bón phân này sẽ làm đất mất vôi giảm tính đệm và hóa
chua. Nếu bảo quản lâu ở điều kiện nhiệt độ cao (lớn hơn 30oC), S.A dễ bị mất NH3


10

thành NH4HSO4, kết quả vừa bị mất đạm (tạo mùi khai nơi lưu giữ) và làm tăng độ
chua tự do của phân. Khi bón phân S.A vào đất, nó sẽ bị đất hấp thu mạnh tại chỗ, do
NH4+ được đất hấp thu mạnh, vì vậy khi sử dụng cần chú ý để bón phân cho đều. Đây
là loại phâm đạm có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt tốt đối

với các loại cây họ thập tự (rau cải, cải bắp, su hào…) và các cây lấy dầu dưới các hình
thức khác nhau (đậu tương, lạc, cà phê, chè…). Do ngoài tác dụng cung cấp đạm, phân
S.A còn cung cấp cả dinh dưỡng lưu huỳnh (S) cho các cây trên, vố là những cây có
nhu cầu cao về S.
Phân S.A sử dụng thích hợp trên các loại đất kiềm, đất nghèo lưu huỳnh như đất
xám bạc màu, đất đỏ vàng. Để trung hòa độ chua do phân gây ra, cần có kế hoạch sử
dụng bột đá vôi khi bón phân S.A theo tỷ lệ tương ứng 1:1,3, hay có thể phối hợp sử
dụng S.A cùng với phân chuồng, phân lân nung chảy, phân lân tự nhiên cũng có tác
dụng tương tự.
Không nên bón tập trung phân với số lượng lớn mà chia thành nhiều lần, cần chú ý
rải phân cho đều khi sử dụng vì khả năng khuếch tán, lan rộng của phân kém. Để tránh
tác dụng xấu mà phân có thể gây ra, không nên sử dụng phân S.A trên đất trũng, lầy
thụt vì trong điều kiện yếm khí giàu chất hữu cơ S có trong thành phần của phân dễ bị
khử thành H2S, mà chất này có thể gây độc cho cây. Do trong thành phần có chứa
SO42- trong đất, ảnh hưởng xấu tới độ mặn của đất.
1.6.2 Canxi nitrat
Canxi nitrat thuộc nhóm phân đạm nitrat, cũng là nhóm phân đạm “một lá” chứa
đạm ở dạng NO3-.
Phân canxi nitrat có công thức hóa học Ca(NO3)2. Trong thành phần có chứa: 15 15,5%N; 25 - 36% CaO, đây là loại phân đạm vô cơ có chứa Ca – là chất dinh dưỡng
trung lượng đối với cây. Phân canxi nitrat có dạng tinh thể hình viên tròn màu trắng
đục, mang những đặc điểm chung của nhóm phân đạm nitrat là: hòa tan nhanh trong
nước, đặc biệt không bị đất hấp thu (do keo đất cũng mang điện tích âm không hút các
ion mang điện tích âm) nên dễ được cây hút, nhưng cũng dễ bị rửa trôi. Phân có tính
kiềm sinh lý – sử dụng nhiều có khả năng làm tang độ pH của đất. Tuy nhiên nhóm
phân này có nhược điểm là dễ hút ẩm chảy nước, khó bảo quản.
Đây là loại phân bón rất thích hợp cho cây trồng cạn, đặc biệt cho các cây trồng
trong điều kiện khó khăn và việc chuyển hóa đạm ở trong đất bị ức chế (khô hạn, đất
mặn, chua, cây trồng vụ đông, cây trồng trên đất có thành phần cơ giới nặng…). Loại



11

phân này được sử dụng nhiều trong các phương pháp trồng cây không dùng đất ( trồng
cây trong dung dịch, trong cát, trong giá thể) để vừa cung cấp đạm vừa cung cấp Ca
cho cây. Sử dụng cho lúa có hiệu quả không cao do NO3- dễ bị rửa trôi, nhưng nếu
dung để bón thúc ở thời kỳ làm đòng cho đến trỗ cho lúa lại cho hiệu quả cao. Phân
canxi nitrat thích hợp cho bón thúc và phun trên lá cho cây trống. Phân canxi nitrat rất
thích hợp để bón trên đất chua, đất mặn, đất phèn.
1.6.3 Amon nitrat
Đây là loại phân chứa đạm ở cả hai dạng đạm vô cơ mà cây trồng sử dụng thuận lợi
là: NO3- và NH4+, nên còn được gọi phân đạm “hai lá” (để phân biệt với các dạng phân
đạm khác chỉ chứa 1 dạng ion đạm trong thành phần) và còn được gọi là phân an toàn
do không có ion thừa. Phân amon nitrat có công thức: NH4NO3. Trong thành phần của
phân có chứa: 35%N trong đó 1/2 N-NO3và 1/2 N-NH4. Trong thực tế, có thể gặp loại
phân amon nitrat chỉ chứa 22 – 27,5% N do có thêm chất bổ trợ chống chảy nước hút
ẩm cho phân.
Phân amon nitrat có dạng tinh thể nhỏ màu trắng, rất dễ hút ẩm, chảy rữa nên rất
khó bảo quản, hòa tan nhanh trong nước. phân có đặc điểm là phân chua sinh lý yếu
(do cây hút NH4+ mạnh hơn, nên để lại NO3- tạo khả năng gây chua đất, nhưng tác
dụng gây chua không cao. Phân không có ion thừa, chứa N ở cả 2 dạng mà cây trồng
hút phổ biến. Đây là loại phân đạm bón rất tốt cho các cây trồng cạn khác nhau do có
chứa cả hai dạng đạm vô cơ mà cây trồng sử dụng. Nhưng sử dụng loại phân này để
bón cho lúa thì hiệu quả không cao do NO3- dễ bị mất trong đều kiện ruộng lúa ngập
nước.
1.6.4 Urê
Phân đạm urê là loại phân đạm phổ biến nhất trong thực tế sản xuất hiện nay. Đây
là loại phân thuộc nhóm phân đạm amit – nhóm phân đạm chứa đạm ở dạng NH2. Mặc
dù dạng NH2 cây trồng cũng có khả năng sử dụng trực tiếp tuy không nhiều, nhưng các
dạng phân đạm thuộc nhóm amit sau khi được bón vào đất đều có khả năng chuyển hóa
thành dạng amon (cacbonat amon) để cây có thể sử dụng thuận lợi.

Phân đạm urê có công thức: CO(NH2)2. Trong thành phần của phân có chứa 46%
N và không quá 2% biure. Đây là dạng phân đạm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất
so với các loại phân đạm thong dụng khác. Sở dĩ biure có trong thành phần của phân là
do 2 phân tử ure bị mất 1 phân tử NH3 trong quá trình chế biến phân ở độ cao. Đáng
chú ý là hàm lượng biure có trong phân lớn hơn 2% có ảnh hưởng xấu tới cây trồng,


12

làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón. Phân urê có dạng tinh thể hình viên tròn như
trứng cá với kích thước hạt 1 -3 mm, màu trắng đục hay trắng ngà, hào tan nhanh trong
nước, rất linh động. Do chứa đạm ở dạng NH2 nên lúc đầu mới bón vào đất, urê bị đất
hấp thụ bón vào đất không làm thay đội pH đất. Ở nhiệt độ lớn hơn 20oC, phân hút ẩm
chảy nước, sờ vào phân thấy nhớt, có thể vón cục gây ảnh hưởng xấu đến trạng thái vật
lý của phân.
Phân urê còn được gọi là phân amon hiệu quả chậm do sự thủy phân của urê thành
amon cần thiết cho việc cung cấp dinh dưỡng thuận lợi cho cây lại tùy thuộc nhiệt độ,
ẩm độ, chất hữu cơ, pH đật, vi sinh vật,… trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ. Nhiệt
độ môi trường 30oC thì quá trình xảy ra nhanh (3 ngày), nhiệt độ thấp – 10oC, quá trình
xảy ra chậm hơn nhiều (10 ngày). Phân urê có thể bị mất NH3 khi bón vãi phân trực
tiếp trên mặt đất, do phân sau khi được chuyển hóa thành cacbonat amon, chất này ở
trong không khí dễ bị phân hủy thành ammoniac và bicacbonat amon (trong môi
trường từ trung tính đến kiềm, quá trình này càng xảy ra mạnh) dẫn đến mất đạm dưới
dạng NH3.
Cacbonatamon đươc chuyển hóa từ urê còn có thể bị thủy phân thành bicacbonat
amon và tiếp tục tạo ra khả năng mất đạm. Vì vậy, phân đạm urê cũng có thể bị mất N
trong điều kiện nhiệt độ cao do sau khi chuyển hóa thành amon cacbonat, chất này có
thể chuyển thành bicacbonat amon rồi bị phân hủy ở nhiệt độ > 30oC.
Phân đạm urê có thể sử dụng tố cho nhiều loại cây trồng khác nhau, do thành phần
của phân không có ion gây hại. Phân có thể sử dụng trên các loại đất khác nhau, nhưng

đặc biệt thích hợp trên đất chua, đất bạc màu, đất rửa trôi mạnh. Phân có thể sử dụng
dưới nhiều hình thức: bón lót hay bón thúc, bón vào đất hay phun trên lá. Khi sử dụng
phân phun trên lá, cần chú ý tới nồng độ dung dịch, thường sử dụng nồng độ 1 – 2%,
tuy nhiên nồng độ sử dụng cụ thể tùy thuộc vào loại cây trồng và thời kỳ sinh trưởng
của cây. Trong sản xuất nông nghiệp, urê còn có thể sử dụng cho vào khẩu phần thức
ăn chăn nuôi và có nhiều ứng dụng khác trong công nghiệp.
1.7 PHÂN ĐẠM HẠT VÀNG ĐẦU TRÂU 46A+
1.7.1 Đặc điểm của phân chậm tan
Ưu điểm chính của các loại phân chậm tan là phân bón được cung cấp từ từ, cây lúc
nào cũng có đủ dinh dưỡng, giảm chi phí lao động cho việc bón phân, phun thuốc, hạn
chế độc hại cho môi trường. Tiềm năng sử dụng phân chậm tan sẽ là rất lớn, đặc biệt là
ở những nơi có nguy cơ bị mất đạm lớn và đối với những cây trồng có bộ rễ ăn nông


×