Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ẢNH HƯỞNG của LIỀU LƯỢNG KClO 3 lên tỷ lệ RA HOA, NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT NHÃN EDAW (DIMOCARPUS LONGAN LOUR ) tại CHÂU THÀNH – ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

NGUYỄN THỊ BÉ BẢY

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KClO3 LÊN TỶ LỆ
RA HOA, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN
EDAW (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.)
TẠI CHÂU THÀNH – ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

NGUYỄN THỊ BÉ BẢY

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KClO3 LÊN TỶ LỆ
RA HOA, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN
EDAW (DIMOCARPUS LONGAN LOUR.)
TẠI CHÂU THÀNH – ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: NÔNG HỌC
Mã số: 52620104
LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGs.Ts. TRẦN VĂN HÂU

Cần Thơ – 2010


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
...............................................................................................................................

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của liều lượng KClO3 lên tỷ lệ ra hoa, năng suất và phẩm chất
nhãn Edaw (Dimocarpus longan Lour.) tại Châu Thành – Đồng Tháp”

Do sinh viên NGUYỄN THỊ BÉ BẢY thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần thơ, ngày ……..tháng ……năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts. TRẦN VĂN HÂU


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
................................................................................................................................
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của liều lượng KClO3 lên tỷ lệ ra hoa, năng suất và phẩm chất
nhãn Edaw (Dimocarpus longan Lour.) tại Châu Thành – Đồng Tháp”

Do sinh viên: NGUYỄN THỊ BÉ BẢY thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày ........tháng ........năm 2010.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức:......................................
Ý kiến hội đồng ......................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Cần thơ, ngày ……..tháng ……năm 2010
Thành viên Hội đồng

.......................................

.....................................

......................................

DUYỆT KHOA
Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận án nào trước đây.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ BÉ BẢY


iv

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Sinh viên: Nguyễn Thị Bé Bảy

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 16-11-1989

Nơi sinh: Kiên Giang

Quê quán: Đông Thái - An Biên - Kiên Giang

Dân tộc: Kinh

Con Ông: Nguyễn Văn Suôl
Con Bà: Trần Thị Bé Hai
Đã tốt nghiệp tại Trường Trung Học Phổ Thông An Biên, huyện An Biên,
tỉnh Kiên Giang.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007, theo Ngành Nông Học, khoá 33.
Tốt nghiệp kỹ Sư Nông Nghiệp chuyên ngành Nông Học năm 2010.



v

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Ba Mẹ những người suốt đời tận tụy vì chúng con, xin cảm ơn
anh hai Tý, anh ba Can đã giúp em có thể học đến ngày hôm nay và xin cảm ơn
những người thân đã động viên con trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Hâu và các anh: Hà, Bình, Tính đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Chân thành cảm ơn gia đình chú Chung Thành Chiến đã giúp đở hổ trợ
vườn nhãn Edaw làm thí nghiệm, tại ấp Tân An, xã An Nhơn, huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp để tôi có thể hoàn thành tốt thí nghiệm này.
Chân thành cảm ơn thầy cố vấn học tập Nguyễn Lộc Hiền, cùng toàn thể
quý thầy cô khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng vì những kiến thức mà quý
thầy cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây sẽ là
hành trang vững chắc giúp em bước vào đời.
Gởi lời cảm ơn đến các bạn: Cẩm Thúy, Văn Lùn, Thiện Ý, Thạo, Khánh,
Kiều, Bổn, Trung, Thùy, Tiến, Hòa Bình, Thủ và các bạn Nông Học khoá 33 đã
đóng góp, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.


vi

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ....................................................................................................... iii
Lý lịch cá nhân..................................................................................................... iv
Lời cảm tạ ............................................................................................................. v
Mục lục................................................................................................................ vi

Danh sách bảng.................................................................................................... ix
Danh sách hình ..................................................................................................... x
Tóm lược ............................................................................................................. xi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................ 2
1.1 Nguồn gốc cây nhãn........................................................................................ 2
1.2 Đặc điểm thực vật cây nhãn ............................................................................ 2
1.2.1 Rễ ........................................................................................................... 2
1.2.2 Thân........................................................................................................ 3
1.2.3 Lá ........................................................................................................... 3
1.2.4 Hoa ......................................................................................................... 3
1.2.5 Trái ......................................................................................................... 3
1.2.6 Hột.......................................................................................................... 4
1.3 Một số giống nhãn phổ biến ở ĐBSCL............................................................ 4
1.3.1 Phân loại ................................................................................................. 4
1.3.2 Nhãn Edaw ............................................................................................. 4
1.4 Đặc điểm ra hoa đậu trái của cây nhãn ............................................................ 5
1.4.1 Sự ra hoa................................................................................................. 5
1.4.2 Sự đậu trái và sự rụng trái non ................................................................ 6
1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa và đậu trái của cây nhãn................................ 7
1.5.1 Môi trường.............................................................................................. 7
1.5.2 Biện pháp canh tác .................................................................................. 8
1.5.3 Giống.................................................................................................... 10
1.5.4 Tuổi lá, tuổi cây .................................................................................... 10
1.5.5 Chất điều hòa sinh trưởng ..................................................................... 11


vii

1.5.6 Chất đồng hóa và tỷ số C/N .................................................................. 11

1.5.7 Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng lên sự ra hoa đậu trái nhãn ................. 12
1.6 Kỹ thuật xử lý ra hoa nhãn ............................................................................ 13
1.6.1 Phương pháp khoanh (xiết) cành........................................................... 13
1.6.2 Xử lý ra hoa bằng Chlorate kali (KCLO 3) ............................................. 14
1.6.2.1 Đặc tính của Chlorate kali............................................................. 14
1.6.2.2 Biện pháp xử lý ............................................................................ 14
1.6.2.3 Tác động của Chlorate kali ........................................................... 16
1.6.2.4 Ảnh hưởng của KClO3 đến sinh trưởng và phát triển .................... 17
1.6.2.5 Sự phân hủy và ảnh hưởng của KClO3 đến môi trường đất và vi sinh
vật trong đất ............................................................................................. 18
1.6.2.6 Ảnh hưởng của KClO3 đến phẩm chất trái .................................... 19
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................... 20
2.1 Phương tiện................................................................................................... 20
2.1.1 Thời gian thực hiện ............................................................................... 20
2.1.2 Địa điểm thí nghiệm.............................................................................. 20
2.1.3 Địa điểm phân tích mẫu ........................................................................ 20
2.1.4 Đặc điểm khí hậu .................................................................................. 20
2.1.5 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................... 20
2.2 Phương pháp ................................................................................................. 21
2.2.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 21
2.2.2 Quy trình chăm sóc ............................................................................... 21
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. 23
2.2.4 Xử lý số liệu ......................................................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................. 25
3.1 Đặc tính nông học của nhãn Edaw................................................................. 25
3.2 Sự ra hoa ....................................................................................................... 26
3.3 Tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ hoa lưỡng tính, chiều dài phát hoa và tỷ lệ đậu trái ........... 28
3.3.1 Tỷ lệ ra hoa........................................................................................... 29
3.3.2 Tỷ lệ hoa lưỡng tính.............................................................................. 30
3.3.3 Chiều dài của phát hoa .......................................................................... 30



viii

3.3.4 Tỷ lệ đậu trái......................................................................................... 32
3.4 Sự rụng trái non............................................................................................. 33
3.5 Năng suất và thành phần năng suất................................................................ 36
3.5.1 Số trái/chùm ......................................................................................... 36
3.5.2 Số chùm trái/cây ................................................................................... 37
3.5.3 Trọng lượng chùm trái .......................................................................... 37
3.5.4 Năng suất trái/cây ................................................................................. 37
3.6 Các thành phần trái........................................................................................ 38
3.6.1 Trọng lượng trái.................................................................................... 38
3.6.2 Kích thước trái ...................................................................................... 39
3.6.3 Phẩm chất trái ....................................................................................... 40
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 41
4.1 Kết luận ........................................................................................................ 41
4.2 Đề nghị ......................................................................................................... 41


ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

2.1

Đặc điểm khí hậu tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01 đến tháng 07 năm

2010 (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Đồng Tháp, 2010)

3.1

Đặc tính nông học nhãn Edaw trước khi xử lý KClO3 dùng làm
thí nghiệm tại Châu Thành – Đồng Tháp

3.2

Quá trình ra hoa theo thời gian của nhãn Edaw tại Châu Thành Đồng Tháp

3.3

Trang
20
25
28

Tỷ lệ ra hoa, tỷ lệ hoa lưỡng tính, chiều dài phát hoa và tỷ lệ đậu
trái nhãn Edaw sau khi xử lý KClO3 tại Châu Thành - Đồng

33

Tháp
3.4

Ảnh hưởng của liều lượng KClO3 lên tỷ lệ rụng trái non (%) theo
thời gian so với thời gian đậu trái nhãn Edaw tại Châu Thành –

34


Đồng Tháp
3.5

Ảnh hưởng của KClO3 lên năng suất và thành phần năng suất
nhãn Edaw sau khi thu hoạch tại Châu Thành - Đồng Tháp

3.6

Ảnh hưởng của KClO3 lên thành phần trọng lượng trái nhãn
Edaw sau khi thu hoạch tại Châu Thành - Đồng Tháp

3.7

Ảnh hưởng của KClO3 lên thành phần kích thước trái nhãn Edaw
sau khi thu hoạch tại Châu Thành - Đồng Tháp

3.8

Ảnh hưởng của KClO3 lên thành phần phẩm chất trái nhãn Edaw
sau khi thu hoạch tại Châu Thành - Đồng Tháp

36
38
39
40


x


DANH SÁCH HÌNH
Bảng

Tên hình

3.1

Cây nhãn Edaw ở giai đoạn cơ đọt 3 đã phát triển hoàn toàn
chuẩn bị xử lý ra hoa tại Châu Thành – Đồng Tháp

3.2

Quá trình ra hoa nhãn Edaw từ tháng 07/09 – 07/10, tại Châu
Thành – Đồng Tháp

3.3

Giai đoạn ra hoa rộ (hoa bắt đầu nở, 60 ngày sau xử lý KClO3)
của nhãn Edaw tại Châu Thành – Đồng Tháp

3.4

Hoa nhãn Edaw lúc nở rộ (67 ngày sau xử lý KClO3) tại Châu
Thành – Đồng Tháp

3.5

Giai đoạn đậu trái (87 ngày sau xử lý KClO3) của nhãn Edaw tại
Châu Thành – Đồng Tháp


3.6

Tỷ lệ rụng trái non theo thời gian nhãn Edaw tại Châu Thành –
Đồng Tháp

Trang
26
28
29
31
32
35


xi

Nguyễn Thị Bé Bảy. 2010. “Ảnh hưởng của liều lượng KClO3 lên tỷ lệ ra hoa,
năng suất và phẩm chất nhãn Edaw (Dimocarpus longan Lour.) tại Châu Thành
Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Khoa Nông Nghiệp & Sinh
Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGs. Ts. Trần Văn Hâu.
TÓM LƯỢC
Nhãn Edaw xuất phát ở miền Bắc Thái Lan nên không ra hoa tự nhiên cũng
như khi xử lý bằng biện pháp khoanh cành mà chỉ ra hoa khi được xử lý bằng
Chlorate kali (KClO3). Để nhãn Edaw đạt được năng suất và phẩm chất cao cần có
biện pháp xử lý ra hoa thích hợp. Do đó đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều
lượng KClO3 lên tỷ lệ ra hoa, năng suất và phẩm chất nhãn Edaw (Dimocarpus
longan Lour.) tại Châu Thành Đồng Tháp” đã được thực hiện từ tháng 07 năm
2009 đến tháng 07 năm 2010 để giải quyết vấn đề nêu trên. Thí nghiệm được bố trí
theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức và 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp

lại tương ứng với 1 cây, nghiệm thức của thí nghiệm là các liều lượng của KClO3
bao gồm: 0, 40, 60 và 80 g/m đường kính tán. KClO3 được xử lý bằng cách tưới
vào đất khi lá cơi đọt 3 được 45 ngày, sau 18-20 ngày xử lý thêm KClO3 phun qua
lá với nồng độ 1000 ppm/cây. Kết quả cho thấy xử lý KClO3 ở 3 liều lượng 40, 60,
80 g/m đường kính tán đều có tỷ lệ ra hoa cao trên 90%, ở liều lượng 60 g/m
đường kính tán thì có tỷ lệ ra hoa cao nhất là 98,64%. Xử lý KClO3 ở 3 liều lượng
40, 60, 80 g/m đường kính tán có tỷ lệ đậu trái tương đối cao trên 40%, ở liều
lượng 60 g/m đường kính tán có tỷ lệ đậu trái cao nhất là 53,01%. Xử lý KClO3 ở
liều lượng 60 g/m đường kính tán về các thành phần năng suất và năng suất đều
cao nhất (số trái/chùm là 42,76 trái, số chùm/cây là 202,40 g, trọng lượng chùm
trái là 460,63 g và năng suất trái/cây 93,20 kg). Xét về mặt phẩm chất trái nhãn
như các thành phần trọng lượng trái, các thành phần kích thước trái, độ Brix và
màu sắc trái xử lý KClO3 ở liều lượng 40, 60 và 80 g/m đường kính tán khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.


1

MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, diện tích sản xuất trái cây của nước ta tăng nhanh.
Năm 2000 diện tích sản xuất trái cây là 0,54 triệu ha đến năm 2008 tăng lên 0,775
triệu ha. Cây nhãn có vị trí quan trọng trong cả nước, năm 2009 diện tích trồng
nhãn đứng hàng thứ 3 trong tổng diện tích trồng cây ăn quả của cả nước với diện
tích là 93.500 ha sau 2 loại cây là: cây chuối 113.900 ha và cây cam quýt 94.200
ha (Nguyễn Văn Nhật, 2010). Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nhãn là
loại cây có giá trị kinh tế cao và chiếm diện tích lớn nhất ở ĐBSCL, với diện tích
53.900 ha (Bộ Nông Nghiệp và PTNN, 2008).
Hiện nay, ở ĐBSCL có một giống nhãn mới có giá trị kinh tế cao và đang
được ưa chuộng nhất ở ĐBSCL, đó là nhãn Edaw có nguồn gốc từ Thái Lan.
Giống nhãn này có năng suất cao, có tỷ lệ đậu trái cao và đặc biệt là giá bán hiện

nay rất cao (có khi lên đến 40.000 đồng/kg), cao hơn cả nhãn Xuồng Cơm Vàng.
Tuy nhiên, đối với giống nhãn này có lẽ là giống đòi hỏi nhiệt độ thấp cần thiết
cho sự ra hoa do có nguồn gốc ở miền Bắc Thái Lan nên không ra hoa trong điều
kiện tự nhiên hay khi xử lý bằng biện pháp khoanh cành mà chỉ ra hoa khi được xử
lý bằng Chlorate kali. Điều đó là một khó khăn lớn cho người trồng nhãn vì là
giống nhãn mới nên về kỹ thuật chăm sóc xử lý ra hoa còn hạn chế, nhiều người
trồng nhãn cho biết vẫn chưa xử lý nhãn Edaw ra hoa được.
Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng KClO3 lên tỷ lệ ra hoa, năng
suất và phẩm chất nhãn Edaw (Dimocarpus longan Lour.) tại Châu Thành Đồng Tháp” thực hiện nhằm tìm được nồng độ KClO3 thích hợp, đạt năng suất và
phẩm chất cao.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC CÂY NHÃN
Cây nhãn có tên khoa học là Nephelium Longana hay Euphorbia Longana
hay Dimocarpus Longan thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae). Cây nhãn có tên tiếng
Anh là Longan, tên tiếng Pháp là Longanier. Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay
vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, có tác giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở
vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), De Candolle thì cho rằng nhãn có
nguồn gốc ở Ấn Độ sau đó mới đưa sang Malaysia và Trung Quốc. Leenhouto thì
cho rằng Kalimantan (Indonesia) cũng là một cái nôi của cây nhãn (Vũ Công Hậu,
2000). Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có thể trồng được từ đường xích đạo
đến vĩ tuyến 26-36, nhưng chỉ có một số nước trồng với diện tích lớn như Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ,…(Nguyễn
Danh Vàn, 2008).
Ở nước ta nhãn được trồng khá phổ biến dọc theo suốt chiều dài của đất
nước từ Bắc chí Nam. Do thu được hiệu quả kinh tế cao, những năm gần đây diện

tích trồng nhãn phát triển khá nhanh. Tại ĐBSCL, nhãn xuất hiện lâu đời ở những
tụ điểm dân cư lớn ở các khu vực đất giồng (địa hình cao) thuộc các tỉnh Đồng
Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện
nay nhãn được trồng rộng rãi và thích nghi trên nhiều vùng đất sinh thái khác nhau
từ vùng đất giồng, đất nhiễm mặn và phát triển rất tốt trên các vùng đất phù sa bồi
(Trần Thị Ngọc Đầy, 2009). ở huyện Châu Thành - Đồng Tháp có diện tích trồng
nhãn khoảng hơn 2.400 ha, tập trung chung chủ yếu ở các xã như: An Nhơn, Phú
Hựu, Tân Nhuận Đông, An Khánh, An Hiệp.
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY NHÃN
1.2.1 Rễ
Dựa vào chức năng của rễ nhãn, với cây nhãn có thể chia làm 3 loại: rễ tơ
(còn gọi là rễ hút), rễ quá độ và rễ vận chuyển (Trần Thế Tục, 2000). Hoạt động
của bộ rễ nhãn chịu nhiều yếu tố chi phối nhất là nhiệt độ, đất và nước. Nhiệt độ
đất 10oC trở lên là rễ bắt đầu hoạt động, nhiệt độ từ 23-28oC là thích hợp nhất, từ


3

29-30oC là nhiệt độ mà rễ hoạt động chậm dần và ở 33-34oC bộ rễ hầu như ngừng
sinh trưởng. Nước trong đất đầy đủ, bộ rễ hoạt động tốt, nếu gặp hạn bộ rễ hoạt
động kém, hạn chế nghiêm trọng, đất thiếu nước bộ rễ hầu như ngừng sinh trưởng
(Trần Thế Tục, 2000).
1.2.2 Thân
Cây nhãn có một số đặc điểm hình thái giống cây vải và chôm chôm, đặc
biệt là vải vì cùng họ Sapindaceae. Cây nhãn cao trung bình 5-10 m (có thể cao
đến 20 m) tán tròn đều và mọc thẳng hơn khi trồng bằng hột, vỏ thân sần sùi, một
vài giống có thân láng như vải, gỗ thì giòn hơn. Việc hình thành thân cành của
nhãn có những điểm khác với cây ăn trái khác là khi cây đã ngừng sinh trưởng
mầm ngọn ở đỉnh kéo dài thêm. Cành càng thành thục thì lớp vỏ càng cứng và thô,
màu nâu sậm và trên vỏ cành có những đường vân nứt (Trần Thế Tục, 2000).

1.2.3 Lá
Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim, lá đơn mọc đối xứng hay so le. Đa số
các giống nhãn có từ 3-5 đôi lá, có giống từ 1-2 đôi, thường gặp là 4 đôi lá, 7 đôi lá
trở lên rất hiếm thấy. Lá nhãn hình mác, mặt lá xanh đậm, lưng lá xanh nhạt,
cuống lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ. Lá nhãn từ lúc bắt đầu nhú đến thành
thục biến động trong khoảng 40-50 ngày tùy nơi trồng, điều kiện dinh dưỡng và
mùa vụ. Tuổi thọ của lá khoảng 1-3 năm (Trần Thế Tục, 2000).
1.2.4 Hoa
Phát hoa mọc ở đầu ngọn cành dài 8-40 cm, rộng đến 30 cm không mang lá,
thẳng và có những nhánh nhỏ mang hoa phân chia với gốc độ rộng. Hoa nhỏ màu
nâu vàng lợt có 5-6 cánh hoa, chỉ nhụy đực có lông tơ, bao phấn thì không có lông
tơ, bầu noãn được chia thành hai, đôi khi 3 phần (Groff, 1921). Trên một phát hoa
có rất nhiều hoa tùy thuộc vào độ lớn của cây và mùa vụ trong năm. Có thể từ vài
trăm đến 2-3 nghìn hoa (Trần Thế Tục, 2000).
1.2.5 Trái
Trái thuộc loại quả phì có đường kính 1-3 cm, màu xanh mờ khi còn non,
khi chín có màu vàng sáng, nâu trắng hay xanh tùy giống. Trọng lượng trái thay


4

đổi từ 5-20 g/trái (trọng lượng tốt nhất có thể bán tươi là trên 12-18 g/trái) (Dương
Minh et al., 2001). Vỏ trái nhãn thường trơn nhẵn, cũng có giống vỏ hơi xù xì màu
vàng xám hay nâu nhạt. Cơm trái (tử y) dày, màu trắng trong hoặc trắng sữa, thơm
và ngọt (Trần Thế Tục, 2000). Cơm trái ít dính vào hột, có thể chiếm đến 75%
trọng lượng trái. Vì cơm trái phát triển từ tế bào của tể hột do đó chỉ làm giảm kích
thước hột chứ không làm tiêu hột. Hàm lượng đường tổng số của cơm trái thay đổi
từ 15-20% khi chín (Kningt et al., 1968).
1.2.6 Hột
Hột nhãn có hình tròn, tròn dẹp, màu đen hay nâu đen, bóng, có giống màu

trắng nhưng rất hiếm (nhãn bạch sa). Độ lớn hột cũng rất khác nhau giữa các
giống, thường từ 1,6-2,6 g, chiếm 17,3-42,9% trọng lượng trái. Cũng có giống
nhãn hột rất bé, hầu như không có hột, do kết quả thụ phấn thụ tinh kém (Trần Thế
Tục, 2000).
1.3 MỘT SỐ GIỐNG NHÃN PHỔ BIẾN Ở ĐBSCL
1.3.1 Phân loại
Phân loại theo tiêu chuẩn mô tả, nhận diện giống, phân nhóm của Viện Cây
Ăn Quả Miền Nam (1997) các giống nhãn được chia làm 3 nhóm:
 Nhãn Long: Gồm nhãn Long, nhãn Super. Giống nhãn này có 6-9 lá chét rộng
và gần tròn, vỏ trái màu vàng sáng, cơm trái mềm, mỏng và nhiều nước, hột lớn
màu nâu đen, vỏ hột dễ bị nứt.
 Nhãn Giồng: Gồm nhãn Giồng Bạc Liêu, Vĩnh Châu, Nhị Quý, Nhãn Xuồng
Cơm Vàng, Cơm Trắng. Giống này có 8-13 lá chét, chóp lá cong tròn, long mịn
ở mặt dưới lá, vỏ trái màu nâu xanh sáng, thịt trái mỏng, hột có màu nâu đỏ.
 Nhãn Tiêu Da Bò: Là giống có 10-13 lá chét dài, chóp lá nhọn, hột nhỏ màu
nâu đen, vỏ hột không bị nứt, vỏ trái màu nâu tối, cơm trái dai.
1.3.2 Nhãn Edaw
Nhãn Edaw được du nhập từ Thái Lan. Theo Trần Thị Ngọc Đầy (2009), lá
nhãn Edaw là loại lá kép, có nhiều lá chét mọc đối xứng hay so le nhau và số lá
chét trên cành mang lá dao động từ 19-48 lá. Hoa nhãn có chiều dài từ 38-42 cm


5

và chiều rộng phát hoa dao động từ 29-33 cm. Cao trái dao động từ 2,96-3,54 cm,
rộng trái 2,67-4,13 cm và trọng lượng trái 10,4 g/trái. Dày vỏ là 1 mm và trọng
lượng vỏ là 1,3 g/vỏ. Trọng lượng thịt trung bình của thịt là 8,0 g/trái và dày thịt
dao động khoảng 7,01-8,59 mm. Dày hột 13,9-16,3 mm và trọng lượng hột là 1,2
g/hột. Trọng lượng thịt chiếm 76,6% trọng lượng trái, phần trăm trung bình tỷ lệ
hột là 12,4% và phần trăm trung bình tỷ lệ vỏ là 11%. Độ brix trung bình khoảng

23%. Năng suất trung bình của nhãn Edaw dưới 5 năm tuổi là 70,0 kg/cây/năm,
đối với cây 5-9 năm tuổi là 114,0 kg/cây/năm.
1.4 ĐẶC ĐIỂM RA HOA ĐẬU TRÁI CỦA CÂY NHÃN
1.4.1 Sự ra hoa
Trong một phát hoa nhãn có mang hoa lưỡng tính có chức năng đực, hoa
lưỡng tính có chức năng cái hoặc hoa lưỡng tính (với 2 bộ phận đực và cái). Hoa
lưỡng tính đực có ít hơn hoặc bằng 8 nhị đực có lông xếp thành hàng đơn trên đế
hoa. Hoa lưỡng tính cái có mang bao phấn nhưng bất thụ và không có chức năng
đực. Hoa lưỡng tính có hai lá noãn, bầu noãn có nhiều lông tơ với núm nhụy có hai
thùy. Thông thường chỉ có một lá noãn (tâm bì) phát triển thành trái. Hoa lưỡng
tính có 8 chỉ nhụy không cuống với bao phấn sản xuất ra hột phấn hữu thụ (Wong,
2000).
Hoa nhãn thụ phấn chéo nhờ côn trùng và có hiện tượng chín không cùng
lúc giữa nhị và nhụy. Sự thụ phấn hiệu quả chủ yếu từ 8,00-14,00 giờ. Sự nở của
hoa nhãn trên cùng một phát hoa được Lian và Chien (1965) ghi nhận theo thứ tự
như sau: Đầu tiên là hoa đực (hoa không có chức năng cái), tiếp theo là hoa cái
(hoa không có chức năng đực), hoa lưỡng tính và cuối cùng là hoa đực. Sự nở hoa
của một phát hoa nhãn kéo dài từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, do hoa nhãn nở tương đối
tập trung nên có sự trùng lên nhau giữa các loại hoa từ 4-6 tuần tuỳ thuộc vào từng
giống. Sự đậu trái thường thấy ở những hoa nở cùng với thời kỳ nở của hoa đực,
do đó, những hoa trước hay sau thời kỳ này thường có tỉ lệ đậu trái rất thấp
(Verheij, 1984; trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2009).
Nhìn chung thời gian nở hoa của nhãn chịu sự chi phối của nhiệt độ tại chỗ.
Nhiệt độ nở hoa cao, thời gian nở hoa ngắn và tập trung, ngược lại nhiệt độ thấp


6

thời gian nở hoa kéo dài. Tỷ lệ hoa cái của cây nhãn thông thường bị chi phối bởi
tuổi cây, trình độ thâm canh, nơi thường biến đổi khí hậu hàng năm. Trên cây còn

bé, đang thời kỳ sinh trưởng mạnh, số hoa còn ít, hoa đực nhiều; Thời kỳ trưởng
thành số hoa trên cây tuy nhiều song tỷ lệ hoa đực cao, tuổi cây càng lớn vào thời
kỳ cho quả ổn định, lúc này tỷ lệ hoa cái ngày càng cao (tỷ lệ đạt 20-30% so với
tổng hoa) có lợi cho thâm canh để đạt được sản lượng cao. So sánh tỷ lệ hoa cái
với hoa đực thông thường trong các năm tỷ lệ đó là 1: 3,5-5; Nơi đất xấu và điều
kiện thâm canh kém, cây yếu tỷ lệ đó có thể là 1: 10-17; Ngược lại đất tốt, thâm
canh đầy đủ, thế cây sinh trưởng tốt, sản lượng trên cây cao và ổn định tỷ lệ này là
1:1. Điều đó cho thấy việc thâm canh chăm sóc đầy đủ có ý nghĩa quan trọng trong
việc làm tăng tỷ lệ ra hoa trên cây (Trần Thế Tục, 2000).
1.4.2 Sự đậu trái và sự rụng trái non
Yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự ra hoa và đậu trái.
Điều kiện khí hậu nóng và khô làm cho tỷ lệ đậu trái thấp và làm rụng trái non
(Othman, 1995; trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2009). Thời kỳ đậu trái nhãn đòi hỏi
ẩm độ đất cao (Trần Văn Hâu, 2009).
Với nhãn 60-90% số nụ có thể nở thành hoa, số còn lại thì rụng sớm. Chỉ
tính riêng hoa cái thì có đến hơn 60% số hoa bị rụng. Số đầu thành quả chỉ còn lại
khoảng 10-20% (Trần Thế Tục, 2000). Hoa nở, nếu tiếp nhận hạt phấn trong ngày
thì tỷ lệ thụ tinh đạt rất cao tới 42,3%. Trước lúc hoa nở 3 ngày (khi cánh hoa vừa
mới tách) và sau khi hoa nở 3 ngày (cánh hoa rụng xong), hoa cái vẫn đạt được tỷ
lệ thụ tinh 7,7-10,7%. Nhờ nhụy cái có khả năng thụ tinh trong thời gian dài, cộng
với số lượng hoa đực trên cây rất nhiều lại nở cùng nhiều đợt với hoa cái nên khả
năng thụ phấn và thụ tinh đậu trái ở nhãn lại càng cao (Trần Thế Tục, 2000).
Trần Thế Tục (2000) cho biết, nhãn sau khi thụ tinh 3-20 ngày (khoảng giữa
tháng 5 đến tháng 6) quả rụng nhiều nhất trên 40-70% tổng số quả rụng. Đợt rụng
quả này là do kết quả của sự thụ phấn và thụ tinh không thực hiện được tốt. Người
ta quan sát thấy nếu hoa nở gặp nhiệt độ thấp 14,8-15,7oC (nhiệt độ yêu cầu 22,225,3oC) quả rụng tăng lên gấp 4-5 lần. Đợt rụng quả sinh lý lần thứ 2 là vào giữa
tháng 6 đến giữa tháng 7, có thể là do thiếu nước và dinh dưỡng.


7


Quan sát giống nhãn Long và Tiêu Da Bò ở ĐBSCL cho thấy hoa nhãn
thường nở làm 3 đợt: Đợt 1 và đợt 2 trái phát triển mạnh, trong khi trái đậu đợt 3
thường phát triển chậm hơn từ 15-20 ngày. Phát hoa nhãn có rất nhiều bông nhưng
tỷ lệ đậu trái thấp và thường rụng ở giữa giai đoạn 2 tuần sau khi đậu trái (trái non
có đường kính khoảng 1cm) và khi trái bắt đầu phát triển thịt trái - “vô cơm” (2
tháng sau khi đậu trái) (Trần Văn Hâu, 2009).
1.5 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI CỦA CÂY
NHÃN
1.5.1 Môi trường
Nhãn là cây trồng á nhiệt đới, phát triển rất tốt trong điều kiện nhiệt đới, tuy
nhiên sự ra hoa đòi hỏi phải có một mùa đông ngắn với nhiệt độ từ 15-22oC trong
8-10 tuần để kích thích sự ra hoa (Menzel và Simpson, 1994; trích dẫn bởi Trần
Văn Hâu, 2009) và theo sau là điều kiện nhiệt độ cao trong mùa xuân cho phát hoa
phát triển. Nếu nhiệt độ thấp kéo dài mầm hoa hình thành nhưng không phát triển
được. Do đó, phát hoa chỉ phát triển vào mùa xuân khi thời tiết bắt đầu ấm trở lại.
Ở ĐBSCL thời tiết lạnh thường xuất hiện vào tháng 12-1 và nóng dần lên vào
tháng 2-3 đây là điều kiện thích hợp cho cây nhãn ra hoa (Trần Văn Hâu, 2009).
* Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển ra hoa đậu
quả và vùng phân bố của nhãn. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa và đậu trái nhãn ở
Thái Lan từ 20-25oC, nhiệt độ trên 40oC làm trái thiệt hại và gây ra sự rụng trái
non (Menzel et al., 1990). Những vùng có nhiệt độ bình quân năm 20oC trở lên là
thích hợp với cây nhãn. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối không được quá -1oC. Mùa
đông (tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau) cần có một thời gian nhiệt độ thấp
khoảng 8-14oC thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa của nhãn. Lúc nhãn ra nụ,
gặp năm có nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát triển sẽ ảnh hưởng đến nụ và hoa do
đó mất mùa quả. Hoa nhãn nở yêu cầu nhiệt độ cao 20-27oC, nếu gặp nhiệt độ thấp
việc thụ tinh thụ phấn sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp. Mùa thu hoạch quả
có nhiệt độ cao phẩm chất quả sẽ tốt (Trần Thế Tục, 2000).
* Độ ẩm đất: Theo Vũ Công Hậu (2000); Bùi Thị Mỹ Hồng (2002) cho rằng cây

nhãn thích ẩm, chịu hạn tốt nhưng không chịu úng, rất dễ nhạy cảm với việc ngập


8

nước kéo dài. Khô hạn hay ngập úng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
ra hoa nhãn, độ ẩm đất cao cây nhãn sẽ sản xuất ra bông lá và mang ít trái
(Usaahatanon, 1996; trích dẫn bởi Lê Văn Chấn, 2008). Trong giai đoạn nhãn đang
mang hoa, nếu mưa nhiều làm cho hoa bị rụng và đậu trái ít (Menzel et al., 1990).
Thời kỳ nhãn đậu trái đòi hỏi độ ẩm đất cao, khi đã đậu trái đặc biệt khi trái lớn
nhanh yêu cầu về độ ẩm cao, nếu không trái sẽ rụng nhiều, chất lượng và sản
lượng giảm mạnh. Giai đoạn này cây nhãn cần độ ẩm đất cao nhưng không phải tối
đa vì khi ẩm độ quá cao hoạt động của rễ bị ức chế gây rụng quả. Thời gian từ 1520 ngày trước khi thu hoạch, nếu đất không đủ ẩm sẽ bị giảm năng suất và chất
lượng trái. Khi trái sắp chín yêu cầu độ ẩm lại thấp xuống, nếu độ ẩm cao chất
lượng giảm, trái sẽ chín muộn (Vũ Công Hậu, 2000).
* Ánh sáng: Nhãn cần đầy đủ ánh sáng và thoáng. So với vải, nhãn thích râm hơn.
Nhãn không chịu được nơi quá khô và ánh sáng quá gay gắt (Trần Thế Tục, 2000).
* Đất đai: Nhãn là cây ưa đất ẩm, mát, đất phù sa nhiều màu. Phần lớn các vùng
rồng nhãn nổi tiếng ở miền Bắc đề tập trung trên đất phù sa ven sông: Hưng Yên
ven sông Hồng, Yên Sơn (Tuyên Quang) ven sông Lô,…Độ pH thích hợp cho
trồng nhãn 4,5-6,0 (Trần Thế Tục, 2000).
* Gió: Gió tây và bảo gây hại nhiều cho nhãn. Gió tây thường gây nóng, khô làm
nuốm nhụy mất nước, khô teo ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh và làm
rụng quả và quả kém phát triển (Trần Thế Tục, 2000).
1.5.2 Biện pháp canh tác
* Đắp mô: Vấn đề đắp mô khi trồng nhãn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều
khiển cho cây ra hoa vì cây đắp mô rễ cây sẽ thông thoáng, dễ kiểm soát được chế
độ nước của cây, đặc biệt là khi kích thích ra hoa (Trần Văn Hâu, 2009).
* Tỉa cành, sửa tán: Tạo cành và cắt tỉa có tác dụng giúp cho thân cành phân bố
hợp lý, tận dụng khoảng không gian, tăng cường được sự đồng hóa chất trong cây

do rút ngắn khoảng cách giữa thân và cành. Lê Thanh Phong (2003) cho rằng cây
ăn trái khó đạt được năng suất cao và chất lượng tốt nếu để nó phát triển tự nhiên
mà không cắt tỉa để tạo một hình dạng hợp lý. Đặc biệt, nhãn là cây mang phát hoa
ở chồi tận cùng nên việc tỉa cành để tạo cành tơ mang trái ở vụ sau có ý nghĩa rất


9

quan trọng. Cành nhánh ốm yếu có khả năng ra hoa rất thấp. Do đó, việc tỉa cành
đúng cách cũng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến sự ra hoa của
cây nhãn. Đặc biệt đối với những cây nhãn lâu năm, có nhiều cành rậm rạp hiệu
quả xử lý ra hoa rất thấp vì cành nhánh không nhận được đầy đủ ánh sáng (Trần
Văn Hâu, 2009).
* Quản lý nước trong vườn: Quản lý nước trong vườn có liên quan trực tiếp đến độ
ẩm đất. Tùy thuộc vào nhu cầu nước của cây nhãn ở từng giai đoạn khác nhau và
điều kiện độ ẩm đất mà có biện pháp quản lý nước thích hợp. Theo Menzel et al.
(1990) lượng mưa cần tốt nhất cho cây nhãn là 1,200-1,400 mm/tháng, khoảng
100-150 mm/ngày trong suốt giai đoạn ra hoa đến khi trái trưởng thành và sau thu
hoạch, nên duy trì lớp cỏ dưới tán cây là tốt nhất. Nhu cầu nước cây nhãn không
nhiều lắm, hầu hết tài liệu tham khảo về cây nhãn (Menzel et al., 1989; Wong và
Ketsa, 1991; Nakasone và Paull, 1998; Ungasit et al., 1999 và Crane et al., 2000;
trích dẫn bởi Lê Văn Chấn, 2008) tất cả cho rằng yếu tố nước được yêu câu đều
đặn trong giai đoạn sinh trưởng cây con (thời kỳ kiến thiết cơ bản) và cây trưởng
thành từ khi ra hoa đến thu hoạch. Trong giai đoạn phát triển của nhãn, giai đoạn
ra hoa, đậu trái và phát triển trái là thời kỳ cây cần lượng nước nhiều nhất và lượng
nước tưới thay đổi khác nhau tùy thuộc vào kích thước cây, mùa vụ, loại đất và
biện pháp chăm sóc (Diczbalis et al., 2002). Nhãn có nhu cầu nước rất cao ở giai
đoạn ra hoa đến trước khi thu hoạch. Xiết nước, làm cho vùng rễ khô ráo trong
thời kỳ kích thích ra hoa, ngăn cản sự sinh trưởng dinh dưỡng của cây, giúp cho
cây nhãn không ra đọt. Ở giai đoạn cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghỉ, nếu có

mưa sẽ làm rối loạn quá trình phân hóa mầm hoa và có thể làm thất bại việc ra hoa.
(Trần Văn Hâu, 2009).
* Phân bón: Nguồn cung cấp thức ăn cho cây nhãn được lấy từ các chất dinh
dưỡng có trong đất và trong các loại phân bón (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999). Đối
với cây nhãn, vấn đề phân bón ảnh hưởng đến phẩm chất trái bao gồm hình dáng,
kích thước trái, trọng lượng trái, cấu trúc vỏ trái, độ dày vỏ, màu sắc vỏ, độ dày
cơm và độ ngọt (Trần Thượng Tuấn et al., 1992). Cây nhãn ra hoa trên chồi tận
cùng nên sự tạo chồi mới có ý nghĩa quyết định sự ra hoa. Đọt mập, dài thường dễ
ra hoa hơn đọt ốm yếu hoặc bị sâu bệnh tấn công. Do đó, vấn đề bón phân cân đối


10

đạm, lân và kali cho cây ra đọt tốt sau khi thu hoạch là một trong các biện pháp kỹ
thuật quan trọng quyết định đến quá trình ra hoa của cây. Tuy nhiên nếu bón phân
đạm quá nhiều, cây ra nhiều đọt non, đọt quá mập, khi làm bông không đạt kết quả
mà chỉ ra chồi lá (Trần Văn Hâu, 2009).
1.5.3 Giống
Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa của cây
nhãn. Hiện nay, ở ĐBSCL có rất nhiều giống nhãn nhưng có thể phân thành ba
nhóm, nhóm nhãn Long, nhãn Giồng và nhãn tiêu Da Bò. Nhóm nhãn Long gồm
có nhãn Long, nhãn Super ra hoa tự nhiên theo mùa và có thể kích thích cho ra hoa
quanh năm. Nhóm nhãn Giồng như: Nhãn giồng Bạc Liêu, Vĩnh Châu, Nhị Quý,
nhãn Xuồng Cơm Vàng, Cơm trắng ra hoa theo mùa và khó kích thích ra hoa trái
trái vụ. Nhóm nhãn Tiêu Da Bò hầu như không ra hoa theo mùa mà phải được kích
thích mới ra hoa (Nguyễn Minh Châu et al., 1997).
1.5.4 Tuổi lá, tuổi cây
Một trong những yếu tố quyết định cho cây nhãn có thể ra hoa là giai đoạn
sinh trưởng của cây, cây nhãn phải qua giai đoạn cây con (thời kỳ kiến thiết cơ
bản) thì mới ra hoa ổn định và cho năng suất cao, nếu cây còn nhỏ thì ra hoa ít và

khó xử lý ra hoa. Theo Manochai et al. (2005) đa số các loại cây ăn trái á nhiệt đới
cần phải có lá trưởng thành để kích thích ra hoa, khi lá còn non có thể gây ức chế
quá trình ra hoa. Hiệu quả xử lý của KClO3 gia tăng theo sự gia tăng tuổi lá, trên
cây nhãn ở giai đoạn 40-45 ngày tuổi ra hoa gần như 100%. Lá non nhất khoảng
10 ngày hầu như không ra hoa khi xử lý KClO3. Yen (2000) trích dẫn bởi Lê Văn
Chấn (2008) tìm thấy sự ra hoa của cây nhãn tùy thuộc vào tuổi lá. Manochai et al.
(1998) đã tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của các tuổi lá khác đến nhau đến nhau
đến sự ra hoa của nhãn Edaw có xử lý KClO3 8 g/m diện tích tán cây. Kết quả cho
thấy ở giai đoạn lá trưởng thành tỷ lệ ra hoa đạt 100%, lá gần trưởng thành có tỷ lệ
ra hoa 61,7% và trên lá non chỉ đạt 6,7%. Để cây nhãn ra hoa, điều cần thiết là lá
nhãn phải trưởng thành (Manochai et al., 1999).


11

1.5.5 Chất điều hòa sinh trưởng
Lượng Cytokinin rất thấp trong thời kỳ ra đọt, sau đó Cytokinin được
chuyển đến chồi và tích lũy trong mầm ngủ trong thời kỳ nghĩ và sau đó làm tăng
lượng Cytokinin tự do trong thời kỳ tượng hoa dẫn đến thúc đẩy sự phát triển mầm
hoa (Chen et al., 1997). Wong (2000) cho biết khi phun Ethephon ở nồng độ
400µl/L trên giống nhãn “Shixia” ở Trung Quốc đã làm tăng hàm lượng Cytokinin
và ABA (Abscisic acid) và tỷ lệ Cytokinin/Gibberellin (GA1+3) trong mầm hoa
trong khi ngăn cản hoạt động của Gibberellin. Sự gia tăng hàm lượng Cytokinin
dẫn đến thúc đẩy phân hóa mầm hoa và phát triển phát hoa. Huang (1999) trích
dẫn bởi Subhadrabandhu và Yapwattanaphun (2000), tìm thấy trong thời kỳ tượng
hoa hàm lượng Cytokinin cao trong khi hàm lượng Gibberellin và ABA thấp. Tuy
nhiên, chất ức chế Gibberellin như Paclobutrazol thất bại trong việc kích thích
nhãn ra hoa. Khảo sát ảnh hướng của biện pháp xử lý chlorate kali ở nồng độ 0,
200, 500 và 800 g/cây lên sự biến động của một số chất điều hòa sinh trưởng trong
chồi, Wangsin và Pankasemsuk (2005) nhận thấy trong cây có xử lý hàm lượng

các chất có hoạt tính như cytokinin cao hơn không xử lý; Ngược lại hàm lượng các
chất có hoạt tính như gibberellin trong cây có xử lý thấp hơn trong cây không xử lý
hóa chất.
1.5.6 Chất đồng hóa và tỷ số C/N
Theo Thunyarpar (1998) tìm thấy rằng hàm lượng tinh bột và Carbohydrate
không cấu trúc (TNC) được tích lũy trước khi hình thành hoa và lá trên cả hai loại
cây nhãn và vải. Pankasemsuk (1999); trích dẫn từ Lê Văn Chấn (2008) tìm thấy
rằng khi xử lý KClO3 nhãn ra hoa sớm hơn và tỷ lệ hoa cao hơn so với những cây
không xử lý. Lượng đạm tổng số (TN) trên cây có xử lý thì có xu hướng cao hơn
cây đối chứng. Tổng lượng Carbohydate không cấu trúc trên cây có xử lý KClO3
thì có xu hướng giảm trước khi ra hoa và gia tăng trở lại sau khi ra hoa, trong khi
nhưng cây không xử lý có xu hướng giảm từ từ. Trong suốt giai đoạn ra hoa tỷ số
C/N của những cây có xử lý KClO 3 và không xử lý thì không khác biệt. Khi khảo
sát về cơ chế tác động của KClO3, Matsumoto et al. (2005) tìm thấy hàm lượng
đạm tổng số và tỷ lệ C/N không khác biệt giữa cây có xử lý và cây không xử lý.


12

Khảo sát về ảnh hưởng xử lý KClO3 lên tỷ số C/N, Carbohydate và hàm
lượng diệp lục tố trong lá nhãn Tiêu Da Bò, Lê Văn Bé et al. (2003) đã tìm thấy tỷ
số C/N không khác biệt giữa cây có xử lý và cây đối chứng thì không ra hoa. Hàm
lượng Carbohydrate trong tuần thứ hai sau xử lý giảm xuống so với đối chứng và
tiếp tục giảm vào giai đoạn cây trổ hoa. Nhưng nồng độ đường hòa tan thay đổi bất
thường (dao động) trong giai đoạn cảm ứng ra hoa cho đến khi hoa nở (Prawitasari
et al., 2002).
1.5.7 Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng lên sự ra hoa đậu trái nhãn
Khi nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng trong lá và khả
năng cho trái của cây nhãn, Diczbalis (2002) nhận thấy làm lượng đạm (N) trong lá
cao (hơn 1,8% và đặc biệt là lớn hơn hay băng 2,0% thì tỷ lệ ra hoa thấp không ổn

định, dù có điều kiện khí hậu thích hợp. Khảo sát về ảnh hưởng của lượng N trong
lá lên sự ra hoa đáp ứng với xử lý KClO 3, Diczbalis et al. (2007) cho rằng những
cây có lượng N trong lá cao hơn 1,7% tỷ lệ ra hoa gần như luôn thấp, lượng N cao
có thể vượt quá sự ảnh hưởng của các yếu tố khác kể cả liều lượng KClO3. những
cây được bón phân đạm và tưới nước nhiều trong mùa ra hoa thuận để kích thích
sinh trưởng làm ngăn cản sự ra hoa. Lượng N trong lá từ 1,2-1,5% thì tỷ lệ ra hoa
rất tốt. Li et al. (2001) tìm thấy rằng lượng N bón và thời gian bón N có ảnh hưởng
rõ rệt lên lượng N trong lá nhãn và trong đất trồng. Nếu hàm lượng N trong lá quá
cao làm cho phát triển chồi sinh trưởng dẫn đến làm giảm sự ra hoa.
Khi khảo sát về sự thay đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng trong
lá, phát hoa và trái của nhãn Daw từ giai đoạn trước khi hoa nở đến khi trái trưởng
thành, Manochai et al. (2006) đã tìm thấy trong lá lượng N ở mức cao (1,8%) lúc
hoa nở và giảm trong giai đoạn phát triển trái và đạt mức thấp nhất (1,46%) khi trái
trưởng thành. Ngược lại, Ca và Mg gia tăng, Zn gia tăng lúc giai đoạn đậu trái và
giảm lúc hình thành cơm. Hàm lượng Fe gia tăng trong tháng 5-6 và giảm xuống
tháng 8. Lân, Kali, Manganese và đồng duy trì ổn định liên tục trong thời gian phát
triển trái. Trong phát hoa, N và P có xu hướng giảm lúc đậu trái và ở mức thấp
nhất khi trái trưởng thành. Lượng Ca ở mức thấp nhất khi hoa nở, gia tăng rỏ rệt
khi đậu trái và duy trì ở mức đó đến khi trái trưởng thành. Hàm lượng Mg, Mn và


×