Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

ẢNH HƯỞNG của mật độ sạ đến NĂNG SUẤT lúa MTL 645 TRONG vụ hè THU năm 2010 tại HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.79 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN
NĂNG SUẤT LÚA MTL 645 TRONG VỤ HÈ
THU NĂM 2010 TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH NÔNG HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Ts. Phạm Văn Phượng

Cần Thơ - 2010


CẢM TẠ

Kính dâng
Cha mẹ đã tận tụy nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện.
Chân thành cảm tạ
Thầy Phạm Văn Phượng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn
Chú Dương Văn Út, kỹ sư Hứa Minh Sang và các anh chị ở phòng thí nghiệm Bộ
môn Di Truyền-Giống Nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Quý thầy cô của Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần


Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho tôi trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trường.
Các bạn sinh viên ngành Nông Học, khóa 33 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.

i


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Trường Giang.
Ngày sinh: 28 /12/1988
Nơi sinh: huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở hiện nay: ấp Tân Định, xã Tuân Tức, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: 0989899027
E-mail:
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 2000 tốt nghiệp tiểu học.
Năm 2004 tốt nghiệp trung học cơ sở.
Năm 2007 tốt nghiệp trung học phổ thông.

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trường Giang

iii


Luận văn kèm theo đây, với tựa đề “ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN
NĂNG SUẤT LÚA MTL 645 TRONG VỤ HÈ THU 2010 TẠI HUYỆN PHỤNG
HIỆP, TỈNH HẬU GIANG” do NGUYỄN TRƯỜNG GIANG thực hiện và báo cáo
đã được Hội đồng chấm luận văn thông qua.

Ủy viên

Ủy viên

Cần Thơ, ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng

iv

năm


NGUYỄN TRƯỜNG GIANG, 2010 “Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất

lúa MTL 645 trong vụ Hè Thu năm 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”.
Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại
học Cần Thơ. Người hướng dẫn: Ts. Phạm Văn Phượng.
TÓM LƯỢC
Hiện nay, tập quán sản xuất lúa của nông dân còn mang tính truyền thống là sạ
dày, bón nhiều phân đạm nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh
làm giảm năng suất rất lớn. Phương pháp sạ hàng được các nhà khoa học khuyến
cáo áp dụng là một giải pháp làm giảm sự phát triển của sâu bệnh, tăng năng suất và
tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp sạ này của nông dân
còn khá chậm. Do đó, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lúa MTL 645
trong vụ Hè Thu năm 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện
nhằm mục đích xác định mật độ sạ thích hợp để làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân
trong sản xuất lúa.
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh
Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần
lặp lại, bao gồm các nghiệm thức: SH 50 (sạ hàng mật độ 50 kg/ha), SH 100 (sạ
hàng mật độ 100 kg/ha), SL 100 (sạ lan mật độ 100 kg/ha) và SL 200 (sạ lan mật độ
200 kg/ha).
Kết quả thí nghiệm cho thấy trong vụ Hè Thu, phương pháp sạ hàng tỏ ra rất
hiệu quả trong việc hạn chế sự đỗ ngã và sự gây hại của chuột. Sạ hàng ở mật độ 50
kg/ha cho năng suất cao hơn sạ lan ở mật độ 200 kg/ha và tương đương với sạ ở mật
độ 100 kg/ha bằng phương pháp sạ hàng hoặc sạ lan. So với sạ lan ở mật độ 200
kg/ha thì sạ hàng ở mật độ 50 kg/ha tăng được năng suất là 15,70% và tiết kiệm
được lượng giống sử dụng gieo sạ là 150 kg/ha.

v


MỤC LỤC
Trang

CẢM TẠ...................................................................................................... I
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP............................................................................ II
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................III
TÓM LƯỢC............................................................................................... V
MỤC LỤC.................................................................................................VI
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................IX
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................2
1.1 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA ...........................................2
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng .......................................................................2
1.1.2 Giai đoạn sinh sản.............................................................................3
1.1.3 Giai đoạn chín ..................................................................................4
1.2 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT........................................................5
1.2.1 Số bông/m2 .......................................................................................6
1.2.2 Số hạt/bông.......................................................................................7
1.2.3 Tỷ lệ hạt chắc ...................................................................................8
1.2.4 Trọng 1000 lượng hạt .......................................................................9
1.3 PHƯƠNG PHÁP GIEO SẠ....................................................................10
1.3.1 Phương pháp sạ lan.........................................................................10
1.3.2 Phương pháp sạ hàng......................................................................11

vi


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.........................................................13
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..................................................................13
2.2 PHƯƠNG TIỆN ....................................................................................13
2.3 PHƯƠNG PHÁP ...................................................................................13

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................13
2.3.2 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học.........................................14
2.3.3 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất ................................14
2.3.4 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất ........................................................15
2.3.5 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại chính. ..........16
2.3.6 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................17
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................18
3.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT .....................................................................18
3.2 CHỈ TIÊU NÔNG HỌC ..........................................................................20
3.2.1 Chiều cao cây ..................................................................................20
3.2.2 Số chồi tối đa...................................................................................21
3.2.3 Tỷ lệ chồi hữu hiệu ..........................................................................21
3.2.4 Chiều dài bông.................................................................................22
3.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ...............................................................23
3.3.1 Số bông/m 2 ......................................................................................23
3.3.2 Số hạt chắc/bông..............................................................................24
3.3.3 Tỷ lệ hạt chắc ..................................................................................24
3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt ......................................................................25
vii


3.4 NĂNG SUẤT .........................................................................................26
3.4.1 Năng suất lý thuyết ..........................................................................26
3.4.2 Năng suất thực tế .............................................................................27
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................28
4.1 KẾT LUẬN ............................................................................................28
4.2 ĐỀ NGHỊ................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................29


viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

3.1

Ghi nhận tổng quát của giống lúa MTL 465 thí nghiệm phương

14

pháp sạ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vụ Hè thu 2010
3.2

19

Đặc tính nông học của giống lúa MTL 465 thí nghiệm phương
pháp sạ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vụ Hè thu 2010

3.3


Trang

20

Thành phần năng suất của giống lúa MTL 465 thí nghiệm
phương pháp sạ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vụ Hè
23

thu 2010
3.4

Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa MTL 465
thí nghiệm phương pháp sạ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
26

Giang vụ Hè thu 2010.

ix


MỞ ĐẦU

Trong những yếu tố kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, ngoài phân bón và cách
bón phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng tích cực đến sự sinh trưởng của cây trồng.
Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, dịch bệnh
phát triển mạnh khi cây lúa phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm
cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc
Đệ, 2005).
Từ đó, cho thấy rằng tập quán sạ lan truyền thống của nông dân với mật độ
cao khoảng 200 kg/ha, bón nhiều phân đạm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh

hại phát triển và làm giảm năng suất từ 38,2-64,6%, giảm tỷ lệ gạo nguyên từ 3,111,3% và giảm trọng lượng 1000 hạt từ 3,7-5,1% (Lê Hữu Hải và ctv., 2006). Cho
nên bằng biện pháp gieo cấy với mật độ vừa phải sẽ rất có ý nghĩa trong việc làm
giảm sự phát triển của dịch hại.
Hiện nay, để giảm mật độ sạ các nhà khoa học khuyến cáo áp dụng phương
pháp sạ hàng. Phương pháp này giúp nông dân tiết kiệm được lượng giống sử dụng
từ 100-150 kg/ha và làm tăng năng suất từ 0,5-1,5 tấn/ha so với sạ lan (Nguyễn Văn
Luật, 2001). Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng hiệu quả kinh tế so với sạ lan
đến 20% (Lê Trường Giang, 2005).
Tuy nhiên, việc áp dụng pháp sạ hàng cũng như các tiến bộ khoa học kỹ thuật
khác của nông dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn khá chậm. Kết quả
điều tra gần đây cho thấy tỷ lệ nông dân áp dụng sạ hàng chỉ đạt 19 % (Trương Thị
Ngọc Chi, 2008).
Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lúa MTL 645 trong vụ
Hè Thu năm 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm
mục đích xác định mật độ sạ thích hợp để làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân trong
sản xuất lúa.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
Khả năng năng suất hoặc tiềm năng năng suất của cây trồng đuợc xác định chủ
yếu là trong thời kỳ trước trổ bông. Để đánh giá năng suất, chủ yếu dựa vào lượng
tinh bột chứa trong hạt lúa vào thời kỳ sau trổ bông. Vì thế về mặt nông học, người
ta chia đời sống của cây lúa thành ba giai đoạn chính (Yosida, 1981).
1.1.1 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn này của cây lúa được bắt đầu từ khi hạt nảy mầm cho đến khi bắt
đầu phân hóa đòng. Thời gian dành cho giai đoạn này khác nhau tùy theo thời gian

sinh trưởng của từng giống lúa. Đối với những giống có thời gian sinh trưởng 120
ngày được trồng ở các nước có khí hậu nhiệt đới, giai đoạn này chiếm 60 ngày
(Yosida, 1981). Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các giống lúa có thời gian
sinh trưởng là 90 ngày thì giai đoạn này chiếm khoảng 30 ngày.
Trong đời sống của cây lúa, giai đoạn này đặc trưng bởi sự phát triển thân lá,
chiều cao cây tăng dần và đặc biệt là sự đẻ nhánh (nhảy chồi) làm gia tăng nhiều
nhánh mới. Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và điều kiện thời tiết
thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nảy nhánh khi có lá thứ 5 – 6 (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008). Nhờ sự phát triển của rễ và lá diễn ra cùng lúc nên thúc đẩy sự phát triển
mạnh của thân chính và quá trình đẻ nhánh diễn ra đều đặn làm tăng dần số nhánh
trên một bụi lúa. Quá trình đẻ nhánh của cây lúa chỉ diễn ra trong một thời gian nhất
định được gọi là thời gian đẻ nhánh và thời gian này kết thúc khi cây lúa đạt được
số chồi tối đa trên một đơn vị diện tích. Mật độ gieo cấy thưa thì thời gian đẻ nhánh
dài hơn so với gieo cấy dày (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Sự khác biệt về
giống, thời vụ và kỹ thuật canh tác sẽ làm thay đổi thay đổi thời gian đẻ nhánh của
cây lúa. Do đó, bằng kỹ thuật canh tác làm thay đổi mật độ sạ sẽ có ảnh hưởng đến
sự nhảy chồi của cây lúa.

2


Tất cả những nhánh được hình thành trong giai đoạn này của cây lúa chỉ có hai
khả năng, (1) là hình thành nhánh hữu hiệu (nhánh sẽ hình thành bông) và (2) là
hình thành nhánh vô hiệu (nhánh không hình thành bông). Thông thường các nhánh
đẻ sớm thì cho bông, còn các nhánh đẻ muộn thì có thể cho bông và cũng có thể
không (Yosida, 1981). Số nhánh hữu hiệu thường thấp hơn so với số chồi tối đa và
ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt số chồi tối đa và khoảng thời gian này được
gọi là thời gian đẻ chồi hữu hiệu. Những nhánh vô hiệu hình thành sau thời điểm
chồi tối đa sẽ rụi đi không cho bông được do cho nhánh nhỏ và yếu không đủ khả
năng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng so với các nhánh khác (Nguyễn Ngọc Đệ,

2008).
Như vậy, giai đoạn tăng trưởng là thời kỳ được đặc trưng bởi sự phát triển của
nhánh và giai đoạn này ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa sau này do quá trình
đẻ nhánh quyết định nên số bông/m2. Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến vấn đề khác là
khả năng tự điều chỉnh số chồi của ruộng lúa.
1.1.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn này của cây lúa được bắt đầu từ khi phân hóa đòng cho đến trổ
bông. Thời gian dành cho giai đoạn này khoảng 27-30 ngày tùy theo giống ngắn
ngày hay dài ngày (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008), nhưng khoảng thời gian dành cho thời
kỳ này thường cố định với một giống được trồng ở một điều nhất định (Yosida,
1981).
Trong đời sống của cây lúa, giai đoạn này được đặc trưng bằng hiện tượng
thân chính của lúa vươn cao nhanh làm tăng chiều cao cây, giảm nhanh chóng số
nhánh vô hiệu, xuất hiện lá đòng, kéo dài đốt và cuối cùng là trổ bông (Yosida,
1981; Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Tuy nhiên, mối quan tâm nhất trong giai đoạn này
chính là sự hình thành và phát triển của đòng lúa. Sự phân hóa đòng thường diễn ra
sau khi cây lúa đạt được số chồi tối đa. Đây chính là thời kỳ báo hiệu cây lúa
chuyển từ pha sinh trưởng sang pha sinh sản. Dấu hiệu đầu tiên là sự vươn lóng
diễn ra ở lóng đầu tiên và kế đến là quá hình thành đòng lúa. Sự phát triển của đòng

3


lúa trải qua nhiều quá trình phân chia tế bào và giảm nhiễm. Theo Đinh Dĩnh thì
quá trình này trải qua chín bước (trích dẫn Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Sau
khi đòng lúc hình thành hoàn chỉnh thì nhờ sự vươn dài của hai lóng trên cùng mà
đòng lúa thoát ra khỏi bẹ lá cờ (lúa trổ bông).
Yosida (1981) cho rằng về mặt nông học thời kỳ trổ bông được xác định vào
lúc 50 % số bông thoát ra ngoài lá đòng. Sau khi hoàn thành việc trổ bông, các hoa
lúa sẽ bắt đầu nở hoa trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 13 giờ chiều và sự

thụ tinh cũng kết thúc trong vòng 5-6 giờ sau khi nở hoa. Trên cùng một bông các
hoa lúa phải mất 7-10 ngày mới nở hết và hầu hết các hoa nở trong vòng 5 ngày.
Trong giai đoạn này, cây lúa được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, mực nước
thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình
thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt kích thước lớn nhất của giống (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
Như vậy, cho thấy rằng nét đặc trưng của giai đoạn này là sự phân hóa và hình
thành đòng của cây lúa. Quá trình phát triển này sẽ quyết định đến số hoa được
phân hóa trên bông lúa nên hưởng đến sự hình thành số hạt/bông, số hạt chắc/bông
và tỷ lệ hạt chắc của cây lúa.
1.1.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn này của cây lúa được xác định từ khi cây lúa trổ bông đến khi thu
hoạch. Thời gian dành cho giai đoạn này khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống
lúa. Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít
nắng sẽ làm thời gian chín kéo dài hơn và ngược lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trong đời sống của cây lúa, giai đoạn này đặc trưng bởi sự già đi của lá và sự
phát triển to dần lên của hạt lúa. Trong giai đoạn này, hạt lúa tăng trưởng mạnh cả
khối lượng hạt tươi và khối lượng khô. Tuy nhiên, trước khi chín khối lượng khô
tăng chậm, mà khối lượng tươi giảm nhanh chóng do mất nước. Dựa vào sự thay
đổi về hình dạng, màu sắc, chất dự trữ và trọng lượng hạt mà quá trình chín của hạt
lúa được chia thành các thời kỳ chín sữa, chín sáp, chín vàng và chín hoàn toàn.
4


Nhưng quan trọng nhất của giai đoạn này là thời kỳ chín sữa. Trong quá trình
chín sữa, các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp được chuyển vào
trong hạt. Hơn 80% lượng vật chất khô tích lũy trong hạt là do quá trình quang hợp
sau trổ cung cấp. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát triển
cây lúa và thời tiết giai đoạn sau trổ trở đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình
thành năng suất lúa, kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu

(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Như vậy, nét đặc trưng của giai đoạn này là quá trình chín của hạt, trong đó
quan trọng nhất là quá trình chín sữa. Sự tích lũy vật chất khô vào hạt tăng trong
điều kiện đầy đủ ánh sáng và dinh dưỡng. Đó là một quá trình quan trọng quyết
định rất lớn đến lượng 1000 hạt.
1.2 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT
Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố gọi là bốn
thành phần năng suất: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc
và trọng lượng 1000 hạt. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), năng suất lúa được tính
theo công thức:
Y = N x F x w x 10-5
Y: Năng suất (tấn/ha)
N: số hạt/m2
F: tỷ lệ hạt chắc
w: trọng lượng 1000 hạt (g)

5


1.2.1 Số bông/m2
Trong các thành phần nơi chứa của cây lúa thì số bông/m2 là thành phần ảnh
hưởng nhiều nhất đến năng suất lúa (Nguyễn Thanh Tuyền, 2003). Theo Nguyễn
Đình Giao và ctv (1997), thì số bông/m 2 là yếu đóng góp nhiều nhất vào năng suất
lúa. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lượng của
hạt đóng góp 26%. Khi xem xét mối quan hệ nguồn và sức chứa thì số bông/m2 ảnh
hưởng đến năng suất kinh tế với hệ số tương quan rất cao r = 0,91 ở mức ý nghĩa
1% (Phạm Văn Chương, 2002). Khi phân tích tương quan hệ số Path năng suất và
thành phần năng suất cho thấy số bông/m2 gia tăng khi mật sạ độ gia tăng (Trần Thị
Ngọc Huân và ctv., 1999).
Sự hình thành số bông/m2 được xác định phần lớn khoảng mười ngày trước

khi cây lúa đạt số chồi tối đa. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cho rằng số bông/m2 phụ
thuộc vào mật độ sạ và khả năng nở bụi của cây lúa. Mật độ sạ và khả năng nở bụi
thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết lượng phân bón, nhất là phân
đạm và chế độ nước tưới. Tuy nhiên, Yoshida (1981) lại cho rằng ở hệ thống sạ
thẳng, số bông/m2 lại tùy thuộc nhiều vào lượng giống sạ và phần trăm nảy mầm.
Trong điều kiện mật độ sạ cao làm tăng số bông/m2 ở mức vừa phải, nếu tăng
mật độ lên quá cao sẽ gây hiện tượng lốp, đỗ, sâu bệnh dễ bộc phát và số hạt trên
bông sẽ ít đi rõ rệt (Yoshida, 1981).
Nhìn chung, có thể thấy rằng số bông/m2 là một thành phần đóng góp rất quan
trọng trong việc tạo nên năng suất và chịu sự ảnh hưởng của mật độ sạ. Thời gian đẻ
chồi hữu hiệu là yếu tố quyết định đến sự hình thành số bông/m2.

6


1.2.2 Số hạt/bông
Số hạt/bông cũng là một trong những yếu tố cấu tạo nên năng suất lúa. Số
hạt/bông được quyết định trong giai đoạn sinh sản của cây lúa, đó là kết quả của sự
phân hóa và thoái hóa gié hoa. Số gié hoa quan sát được lúc trổ hoặc khi trưởng
thành là sự sai biệt giữa số khối sơ khởi phân hóa và thoái hóa. Các giống khác
nhau có thể có sự khác biệt về số hạt trên đơn vị diện tích (Yoshida, 1981). Khi xét
đến ảnh hưởng của nguồn và sức chứa thì số hạt/bông ảnh hưởng đến năng suất
thực tế với hệ số tương quan trung bình r = 0,54 ở mức ý nghĩa 1% (Phạm Văn
Chương, 2002).
Lê Hữu Toàn (2009) cho rằng số hạt/đơn vị diện tích chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố. Yếu tố trồng trọt: trong điều kiện canh tác ngoài đồng cây lúa tăng
trưởng kém, số hạt/đơn vị diện tích có thể tăng bằng cách gia tăng mật độ gieo ở
mức vừa phải và gia tăng lượng phân đạm bón cho cây. Yếu tố đặc tính sinh trưởng:
nếu như cây lúa có đặc tính đẻ nhánh kém thì đòi hỏi mật độ gieo sạ cao, các giống
có thời gian sinh trưởng ngắn và trong điều kiện bón ít đạm thì đòi hỏi mật độ cao

hơn để đạt số hạt trên đơn vị diện tích không thay đổi.
Đối với những giống lúa có bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ,
chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hóa thoái
hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên bông cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Như vậy, số hạt/bông là yếu tố được quyết định bởi sự sai biệt giữa số hoa
được phân hóa và số hoa bị thoái hóa đi, thành phần năng suất này chịu sự ảnh
hưởng nhiều về đặc tính của giống và điều kiện ngoại cảnh.

7


1.2.3 Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc hay phần trăm gié hoa được xác định trước, trong, và sau khi trổ
gié (Yosida, 1981). Khi xét mối quan hệ nguồn và sức chứa, số hạt chắc/bông ảnh
hưởng đến năng suất thực tế với hệ số tương quan trung bình r = 0,54 ở mức ý nghĩa
1% (Phạm Văn Chương, 2002). Kết quả phân tích hệ số tương quan Path năng suất
và thành phần năng suất cho thấy khi gia tăng mật độ sạ thì số hạt chắc/bông giảm
và làm giảm tỷ lệ hạt chắc (Trần Thị Ngọc Huân và ctv., 1999). Trong canh tác nếu
muốn đạt năng suất cao thì phần trăm hạt chắc phải đạt 80% trở lên (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).
Những điều kiện thời tiết không thuận lợi, như nhiệt độ thấp và cao vào giai
đoạn phân bào giảm nhiễm và trổ gié hoa có thể gây ra bất thụ. Các điều kiện thời
tiết không thuận lợi lúc chín có thể ức chế sự sinh trưởng trực tiếp của vài gié hoa,
cho ra những gié hoa lép (Yosida, 1981). Các giống lúa có khả năng quang hợp, tích
lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đỗ
ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ
hạt chắc sẽ cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Lê Hữu Toàn (2009) cho rằng tỷ lệ hạt chắc do nhiều yếu tố quyết định như:
phân bón, nhiệt độ, mưa gió và hạn hán. Đối với mỗi giống có yêu cầu về lượng
phân bón nhất định. Nhiệt độ trên 20 0C nếu duy trì liên tục từ lúc lúa làm đòng đến

trổ bông, hoặc nhiệt độ cao trên 35 0C sau khi lúa trổ xong điều làm giảm tỷ lệ hạt
chắc. Gió, mưa và bão làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và gây đỗ
ngã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt chắc. Ngoài ra, hạn hán làm thiếu nước tưới của
một số vùng cũng làm giảm tỷ lệ hạt chắc nhất là khi cây lúa vừa trổ xong và bắt
đầu ngậm sữa.
Như vậy có thể thấy rằng, tỷ lệ hạt chắc là kết quả của trình thụ phấn và thụ
tinh trong điều môi trường. Thành phần này chịu sự ảnh hưởng lớn bởi các điều
kiện thời tiết vào khoảng thời gian trước, trong và sau trổ bông của cây lúa.

8


1.2.4 Trọng 1000 lượng hạt
Trọng lượng 1000 hạt là đặc tính ổn định của giống vì kích thước hạt bị kiểm
tra bởi kích thước vỏ trấu và có thể thay đổi chút ít bởi bức xạ mặt trời trong hai
tuần trước sự trổ gié hoa (Yosida, 1981). Khi xem xét mối quan hệ nguồn và sức
chứa cho thấy, trọng lượng 1000 hạt ảnh hưởng đến năng suất thực tế với hệ số
tương quan trung bình r = 0,46 ở mức ý nghĩa 5% (Phạm Văn Chương, 2002). Kết
quả phân tích tương quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất cho thấy
trọng lượng 1000 hạt là đặc tính của giống và là nhân tố thứ hai (sau số hạt
chắc/bông) trong việc xác định năng suất cây lúa (Trần Thị Ngọc Huân và ctv.,
1999).
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng trọng lượng 1000 hạt được quyết định từ
ngay thời kỳ phân hóa đòng cho đến khi chín, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ
giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Hạt lúa được quy định bởi kích thước của hai
vỏ trấu tạo nên sức chứa cho hạt và yếu tố kế đến là lượng chất khô tích lũy tạo nên
hạt gạo (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Cho nên, quá trình quang hợp trong giai
đoạn chín của cây lúa sẽ làm ảnh hưởng đến sự cung cấp carbohyrate cho hạt. Bên
cạnh đó nếu tình trạng đỗ ngã xảy ra sẽ làm ngăn cản sự chuyển vị sản phẩm của
quang hợp làm cho hạt lúa bị lép lững nhiều.

Như vậy, sản phẩm quang hợp sau trổ là yếu tố quyết định đến trọng lượng
1000 hạt. Trọng lượng 1000 hạt chịu sự ảnh hưởng lớn của đặc tính giống, sự tác
động của điều kiện tự nhiên và kỹ thuật canh tác có thể cũng làm thay đổi trọng
lượng hạt chút ít.

9


1.3 PHƯƠNG PHÁP GIEO SẠ
Để đưa được hạt giống xuống ruộng có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, dựa
vào điều kiện đất đai và nước tưới mà chọn lựa phương pháp sạ hợp lý. Những vùng
chủ động được nước tưới và đất tương đối bằng phẳng thường áp dụng phương
pháp sạ ướt. Hiện nay hầu hết diện tích trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long là
lúa cao sản và phương pháp sạ ướt được áp dụng nhiều nhất (Nguyễn Thành Hối,
2010). Đối với phương pháp sạ ướt cũng có hai phương pháp được áp dụng là sạ lan
theo tập quán và sạ theo hàng đang được khuyến cáo áp dụng.
1.3.1 Phương pháp sạ lan
Phương pháp sạ lan đã được nông dân áp dụng từ khi bắt đầu canh tác cây lúa
cao sản ngắn ngày thay thế dần cho cây lúa mùa năng suất thấp. Phương pháp này
tỏ ra có những ưu điểm nổi trội so với phương sạ hoặc cấy lúa mùa về khả năng gia
tăng số bông/m 2, tính đồng đều về chiều cao và khả năng nhận ánh sáng (Nguyễn
Đình Giao và ctv., 1997).
Đặc điểm của phương pháp sạ này là cây lúa đẻ nhánh sớm, số bông nhiều,
năng suất quan hệ chặt chẽ với số bông. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp
này là mật độ thường không đều, bộ rễ ăn nông, dễ bị chim chuột phá hại và lúa
thường bị đỗ ngã vào mùa có mưa gió nhiều (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Do
đó ở Đồng bằng sông Cửu Long, vụ Hè Thu thường có mưa nhiều nên sạ lan vụ này
thường xuyên xảy ra sự đỗ ngã làm giảm năng suất và phẩm chất hạt lúa rất lớn.
Hiện nay, lượng giống lúa cao sản ngắn ngày sạ lan được khuyến cáo là 150
kg/ha (Nguyễn Thành Hối, 2010). Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất thường người

trồng lúa theo tập quán với mật độ cao, lượng giống gieo sạ từ 200 - 300 kg
giống/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Với lượng giống gieo sạ nhiều như thế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp
nhận ánh sáng của từng cây lúa trong quần thể ruộng lúa, nhu cầu dinh dưỡng từ đất
trồng và tạo điều kiện vi khí hậu dưới tán lá thích hợp cho sâu bệnh phát triển. Các
nhà khoa học đã chứng minh được những yếu tố gây dịch bệnh tích cực nhất là khi
10


cây trồng phải sống trong quần thể chật hẹp thiếu ánh sáng cho các lá dưới, làm cây
lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ,
2005). Kết quả nghiên cứu gần đây của Lê Hữu Toàn (2009) cho thấy, sâu bệnh hại
làm năng suất biến động đến 92,43% khi áp dụng phương pháp sạ lan truyền thống.
Do đó, năng suất lúa sẽ được cải thiện và giữ ổn định khi làm cho sự phát sinh và
gây hại của sâu bệnh ở ngưỡng thấp bằng cách sử dụng lượng giống gieo sạ hợp lý.
1.3.2 Phương pháp sạ hàng
Ứng dụng kỹ thuật từ mẫu máy sạ hàng được cải tiến từ “drum seeder” của
Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và bắt đầu được thực hiện ở Đồng bằng sông
Cửu Long từ năm 1990 cho đến nay (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2009). Có
thể nhận thấy rằng, sạ hàng là một bước cải tiến về kỹ thuật gieo hạt giống của
phương pháp sạ lan. Sạ hàng hạt giống tuy được theo hàng nhưng vẫn phải sạ theo
phương pháp sạ ướt giống như sạ lan.
Hiện nay, sạ hàng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện nhiều ưu điểm so
với sạ lan tập quán như: (1) tiết vật tư mà chủ yếu là giống và phân bón, (2) tạo điều
kiện thuận lợi để thâm canh, (3) giảm thiệt hại do sâu bệnh, (4) tăng năng suất so
với phương pháp sạ lan, và (5) kết hợp nuôi cá hay nuôi vịt chóng lớn (Nguyễn Văn
Luật, 2001).
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp một số trở ngại đó là (1)
ốc bưu vàng, (2) đất trên nông hộ nhỏ khó áp dụng và (3) đất thiếu bằng phẳng (Lê
Trường Giang, 2005).

Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lượng giống gieo sạ thích hợp cho kỹ
thuật này ở Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng từ 70-100 kg giống/ha (Bùi Chí
Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2009). Dưới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật độ sạ
100 kg giống/ha được khuyến cáo để nhận năng suất lúa có chất lượng tốt, cũng như
đáp ứng đủ số bông/m 2 cho việc chín đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa sạ ướt
(Trần Thị Ngọc Huân và ctv, 1999).

11


Trong kỹ thuật này, cây lúa có sự phân bổ quần thể ruộng lúa thích hợp nên đã
tận dụng được năng lượng mặt trời cho quá trình quang hợp tạo năng suất và làm
giảm thiệt hại do tác động của ngoại cảnh (Nguyễn Văn Luật, 2001). Trong các
thành phần nguồn thì cường độ quang hợp quần thể, chỉ số diện tích lá và thời gian
diện tích lá là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình tăng chất khô, với
hệ số tương quan là 0,91 ++, 0,97 + và 0,96++ tương ứng với sai số ở mức ý nghĩa 1%
(Phạm Văn Chương, 2002).
Những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phương pháp sạ hàng đến năng suất
cho thấy, khi áp dụng phương pháp này năng suất lúa có thể tăng so với phương
pháp sạ lan từ 0,5-1,5 tấn/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001). Theo Nguyễn Ngọc Đệ và
Phạm Thị Phấn (2004) cho rằng sạ thưa có ưu thế hơn trong việc gia tăng năng suất.
So với phương pháp sạ lan tập quán thì phương pháp sạ hàng có thể làm giảm
được lượng giống sử dụng từ 50-75%. Lượng giống giảm được tương ứng khoảng
từ 100-150 kg giống/ha (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1999). Nguyễn Kim Chung và
Nguyễn Ngọc Đệ (2005), cho rằng về mật độ sạ thì phương pháp sạ hàng có ưu thế
hơn sạ lan vì gieo hàng ít hao giống, ít sâu bệnh và cho năng suất tương đương với
sạ lan ở mật độ 200 kg/ha.

12



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: Vụ Hè Thu 2010 (từ ngày 01/05/2010 đến ngày 01/08/2010)
Địa điểm: huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
2.2 PHƯƠNG TIỆN
Dụng cụ: công cụ sạ hàng, đất canh tác, khung chỉ tiêu 0,25m2 (0,5m x 0,5m),
máy đo ẩm độ hạt, cân phân tích, thước đo, túi chứa mẫu lúa.
Giống lúa: MTL 465
Phân bón: 15 kg Urea, 10 kg DAP và 5 kg Kali
Thuốc BVTV: KINALUX 25 EC, VIRTAKO 40 WG, TILT SUPER 300 EC.
2.3 PHƯƠNG PHÁP
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm nhằm khảo sát sự biến động về năng suất của giống khi gieo sạ
ngoài đồng ở các mật độ khác nhau. Nên các nghiệm thức được bố trí theo thể thức
khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lại. Diện tích mỗi nghiệm
thức là 60 m2, công thức phân bón 80-40-30 (theo tỷ lệ N-P-K).
Trong mỗi nghiệm thức được đặt 3 khung sắt có diện tích 0,25 cm2 một cách
ngẫu nhiên.

13


Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
REP I
SH 100
SL 200
SL 100
SH 50


REP II
SL 100
SH 50
SL 200
SH 100

Nghiệm thức
SL 200: sạ lan 200 kg/ha
SL 100: sạ lan 100 kg/ha
SH 100: sạ hàng 100 kg/ha
SH 50: sạ hàng 50 kg/ha

REP III
SH 100
SL 200
SH 50
SL 100

2.3.2 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học
Số chồi tối đa
Đếm tất cả thân chính và chồi trong khung có diện tích 0,25 m2 vào thời điểm
40 ngày sau khi sạ.
Chiều cao cây
Chiều cao cây tính từ mặt đất đến chóp lá cao nhất (cây lúa chưa có bông),
hoặc chóp bông cao nhất (cây lúa có bông). Đo chiều cao của 4 cây lúa trong mỗi
khung có diện tích 0,25 m2 vào các thời điểm thu hoạch.
Chiều dài bông
Trong mỗi khung có diện tích 0,25 m2 đo chiều dài bông của 12 cây lúa và
tính chiều dài trung bình.

2.3.3 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất
- Gặt gặt tất cả lúa trong khung có diện tích 0,25 m2.
- Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô
- Đếm tổng số bông, ký hiệu là P
- Đếm tổng số hạt lép, kí hiệu là U (hạt).
- Cân hạt chắc, kí hiệu là W (gram).
- Cân trọng lượng 1.000 hạt chắc, kí hiệu w (gram).
- Đo ẩm độ của mẫu
- Quy các số liệu khối lượng cân về ẩm độ chuẩn 14%
14


W0 (100 – H0)
W14% =
86
W0: Trọng lượng mẫu lúc cân
H0 :

Ẩm độ mẫu lúc cân

* Cách tính các thành phần năng suất
P
Số bông/m

2

=
0,25
1.000 x W14%


Số hạt chắc/bông

=
w14% x P
1.000 x W14%
w14%

% hạt chắc

x 100

=
1.000 x W14%
w14%

+ U

2.3.4 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất
Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng suất
bằng công thức:
NSLT

=

Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x Trọng lượng hạt x 10-5 (tấn/ha)

15



×