Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ẢNH HƯỞNG của NỒNG độ ETHEPHON và THỜI GIAN xử lý KHÍ đá đến THỜI GIAN CHÍN, PHẨM CHẤT TRÁI CHUỐI GIÀ PHI, CHUỐI GIÀ HƯƠNG SAU THU HOẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

VÕ THỊ YẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ETHEPHON VÀ THỜI
GIAN XỬ LÝ KHÍ ĐÁ ĐẾN THỜI GIAN CHÍN, PHẨM
CHẤT TRÁI CHUỐI GIÀ PHI, CHUỐI
GIÀ HƯƠNG SAU THU HOẠCH

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ETHEPHON VÀ THỜI
GIAN XỬ LÝ KHÍ ĐÁ ĐẾN THỜI GIAN CHÍN, PHẨM
CHẤT TRÁI CHUỐI GIÀ PHI, CHUỐI
GIÀ HƯƠNG SAU THU HOẠCH

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


PGs.Ts. Lê Văn Bé

Võ Thị Yến
MSSV: 3083622
Lớp: Nông học K34

Cần Thơ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ETHEPHON VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ KHÍ
ĐÁ ĐẾN THỜI GIAN CHÍN, PHẨM CHẤT TRÁI CHUỐI GIÀ PHI,
CHUỐI GIÀ HƯƠNG SAU THU HOẠCH”.
Do sinh viên Võ Thị Yến thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2012
Cán bộ hướng dẫn khoa học

PGs.Ts. Lê Văn Bé

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kèm theo với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ETHEPHON VÀ THỜI GIAN XỬ LÝ KHÍ
ĐÁ ĐẾN THỜI GIAN CHÍN, PHẨM CHẤT TRÁI CHUỐI GIÀ PHI,
CHUỐI GIÀ HƯƠNG SAU THU HOẠCH”
Do sinh viên Võ Thị Yến thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận văn tốt
nghiệp và đã được thông qua.
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:………………………………..
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:……………………………………...
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012
Thành viên hội đồng

......................................

....................................

................................

Duyệt Khoa
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ tên:


Võ Thị Yến

Giới tính: Nữ

Ngày sinh:

10/09/1987

Nơi sinh:

Châu Thành A – Hậu Giang

Nguyên quán:

Xã Tân Hòa – Huyện Châu Thành A – Tỉnh Hậu Giang

Họ tên mẹ:

Nguyễn Thị Tuyền

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
 1996 – 2001: Học tại trường Tiểu học Tân Thuận I
 2001 – 2005: Học tại trường Trung học cơ sở Tầm Vu 3
 2005 – 2008: Học tại trường Trung học phổ thông Tầm Vu 3
 2008 – 2012: Theo học ngành Nông Học – khóa 34, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2012

Võ Thị Yến


iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Tất cả các hình
ảnh, kết quả ghi nhận và trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa
từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào trước đây.

Tác giả luận văn

Võ Thị Yến

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Ba Mẹ suốt đời tận tụy vì chúng Con. Ba Mẹ người đã không biết mệt mỏi
một đời chăm lo cho chúng con, vì tương lai sự nghiệp của con, là chỗ dựa vững
chắc cho chúng con trong suốt đường đời, và xin gởi lời biết ơn chân thành nhất của
con đến tất cả những người thân đã luôn ủng hộ và khuyến khích con trong suốt thời
gian qua.
Chân thành biết ơn!
Thầy Lê Văn Bé đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cô Lê Thị Điểu, anh Nguyễn Thành Nhân, anh Trương Hoàng Ninh đã chỉ
dẫn, luôn động viên và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong thời gian qua.
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Trọng Ngữ đã quan tâm dìu dắt và giúp đỡ em

trong những năm học vừa qua.
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng
dụng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt
khóa học.
Thân gởi!
Tập thể Anh, Chị, các Bạn và các Em làm đề tài tại nhà lưới và phòng cấy
mô nhà lưới Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa, tập thể lớp Nông học K34 đã nhiệt tình
giúp đỡ, luôn gắn bó, động viên, chia sẻ những khó khăn cũng như vui, buồn trong
suốt quá trình học tập và làm luận văn.

Võ Thị Yến

v


MỤC LỤC
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp ................................................................................. i
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận đề tài ............................................. ii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ............................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... v
TÓM LƯỢC ............................................................................................................ vi
MỤC LỤC............................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................ x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 2
1.1 Sơ lược về cây chuối............................................................................................. 2
1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố ................................................................................... 2
1.1.2 Sinh thái và sinh trưởng của chuối già ............................................................... 2

1.1.2.1 Đặc điểm thực vật ........................................................................................... 2
1.1.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh ......................................................................................... 3
1.1.3 Thành phần dinh dưỡng và dược tính ................................................................. 4
1.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng........................................................................................... 4
1.1.3.2 Dược tính của chuối ........................................................................................ 4
1.2 Thu hoạch ............................................................................................................ 5
1.3 Những biến đổi sau thu hoạch .............................................................................. 6
1.3.1 Các biến đổi sinh lý .......................................................................................... 7
1.3.2 Sự biến đổi sinh hóa .......................................................................................... 8
1.4 Một số nghiên cứu liên quan đến vật liệu thí nghiệm ........................................ 10
1.5 Ethephon và sự chín của trái .............................................................................. 10
1.6 Calcium carbide (đất đèn) và sự chín của trái ..................................................... 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP .................................................. 12
2.1 PHƯƠNG TIỆN ............................................................................................... 12
2.1.1 Thời gian và địa diểm thực hiện ....................................................................... 12
2.1.2 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................... 12
2.2 PHƯƠNG PHÁP ............................................................................................. 12
2.2.1 Mục đích.......................................................................................................... 12
2.2.2 Phương pháp thực hiện .................................................................................... 12
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................................................. 14
vii


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 15
3.1 Sự giảm trọng lượng trái (%) của hai giống chuối theo thời gian bảo quản ......... 15
3.2 Sự thay đổi độ cứng vỏ trái (kg/mm2) theo thời gian bảo quản của hai giống
chuối ........................................................................................................................ 16
3.3 Sự thay đổi độ Brix (%) của hai giống chuối theo thời gian bảo quản ................. 18
3.4 Sự thay đổi mùi thơm, bệnh và màu sắc của hai giống chuối theo thời gian ........ 19
3.5 Tương quan giữa độ cứng và độ Brix .................................................................. 25

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 26
4.1. Kết luận ............................................................................................................. 26
4.2. Đề nghị .............................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 27
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Thành phần dinh dưỡng của chuối

4

3.1

Ảnh hưởng của xử lý ethephon và khí đá đến sự giảm trọng lượng
trái (%) của hai giống chuối theo thời gian bảo quản

15

Ảnh hưởng của xử lý ethephon và khí đá đến sự thay đổi độ cứng vỏ

trái (kg/mm 2) của hai giống chuối theo thời gian bảo quản

17

Sự thay đổi độ Brix (%) của hai giống chuối theo thời gian bảo quản

18

3.2

3.3

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình
1.1
1.2
2.1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên hình
Hình thái cây chuối già
Bảng thang màu 7 mức chia theo màu sắc của vỏ chuối
Sơ đồ quy trình xử lý chuối sau thu hoạch

Màu sắc vỏ trái của hai giống chuối sau 5 ngày bảo quản
Màu sắc vỏ trái của hai giống chuối sau 8 ngày bảo quản
Màu sắc vỏ trái của hai giống chuối sau 9 ngày bảo quản
Màu sắc vỏ trái của hai giống chuối sau 10 ngày bảo quản
Tương quan giữa độ cứng và độ Brix

x

Trang
2
6
13
20
21
22
23
25


Võ Thị Yến, 2012. “Ảnh hưởng của nồng độ ethephon và thời gian xử lý khí đá
đến thời gian chín, phẩm chất trái chuối già Phi, chuối già Hương sau thu
hoạch”. Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nông học. Khoa Nông Nghiệp
& Sinh học ứng dụng – Đại học Cần Thơ. 51 trang. Người hướng dẫn khoa học:
PGs.Ts. LÊ VĂN BÉ.

TÓM LƯỢC
Chuối là loại nông sản dễ hư hỏng sau thu hoạch, từ đó ảnh hưởng đến phẩm
chất của trái chuối nên người ta thường thu hoạch lúc trái chuối còn xanh. Do đó
việc làm cho trái chuối chín nhanh, đồng đều để đưa ra thị trường tiêu thụ là rất
quan trọng. Vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ ethephon và thời gian xử lý

khí đá đến thời gian chín, phẩm chất trái chuối già Phi, chuối già Hương sau thu
hoạch” được thực hiện nhằm làm cho chuối chín nhanh, phẩm chất trái, màu sắc vỏ
trái đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng.
Thí nghiệm được thực hiện trên giống chuối già Phi và chuối già Hương theo
thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số hai nhân tố, 3 lần lặp lại với 10 nghiệm
thức được xử lý ethephon ở các nồng độ 0, 200, 400, 600, 800 ppm và khí đá ở các
thời gian 0, 12, 24, 36, 48 giờ. Sau đó bảo quản ở nhiệt độ 18 ±10C. Các chỉ tiêu
theo dõi: sự hao hụt trọng lượng, độ cứng, độ Brix, giá trị cảm quan về màu sắc,
mùi thơm, bệnh được ghi nhận vào các thời điểm: 5, 8, 9,10 ngày sau bảo quản.
Kết quả thí nghiệm ghi nhận được các nghiệm thức có xử lý ethephon và khí
đá chín nhanh hơn, trọng lượng hao hụt ít hơn so với nghiệm thức đối chứng, khí đá
làm cho chuối chín nhanh hơn ethephon, chuối già Hương chín nhanh hơn chuối già
Phi. Về phẩm chất, trong quá trình chín độ cứng của vỏ trái giảm dần theo thời gian
bảo quản và độ Brix trong thời gian bảo quản tăng dần, chuối càng chín thì độ Brix
càng cao. Tuy nhiên chuối chín quá thì độ Brix sẽ giảm. Màu sắc vỏ chuối được xử
lý với ethephon và khí đá chuyển từ màu xanh sang vàng trong khi nghiệm thức đối
chứng vẫn xanh.

vi


MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đa dạng, phong phú và là vùng
trọng điểm sản xuất lương thực cho cả nước. Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu
Long có diện tích vườn trồng cây ăn trái trên 262,000 ha, chiếm khoảng 35% diện
tích trồng cây ăn trái của cả nước. Trong đó, cây chuối là một trong những cây ăn
trái nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Trong chiến lược xuất khẩu hàng nông sản đến
năm 2020, Bộ Công thương đề cập đến xuất khẩu chuối và xem đây là một mặt
hàng quan trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế (www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn).
Trước đây, chuối là loại cây trồng “ăn chơi” chủ yếu tiêu thụ nhỏ lẻ ở trong

vùng. Nhưng giờ đây đã khác, trái chuối, nhất là chuối già đã trở thành hàng hóa,
chẳng những tiêu thụ nội địa mà còn nằm trong danh mục xuất khẩu. Chuối là loại
nông sản dễ hư hỏng sau thu hoạch nếu như không có biện pháp bảo quản thích
hợp. Do đó người ta thường thu hoạch lúc trái chuối còn xanh để vận chuyển đi tiêu
thụ ở các thị trường nội địa xa hơn hoặc xuất khẩu và để bảo quản được lâu. Tuy
nhiên có rất nhiều vấn đề khó khăn để quản lý chất lượng chuối sau thu hoạch như
độ chín, màu sắc, chất lượng của trái chuối khi đến thị trường tiêu thụ. Hiện nay ở
nước ta việc làm chín chuối già vẫn còn hạn chế và mang tính thủ công chuối được
để chín tự nhiên, làm chín bằng phương pháp truyền thống bằng đất đèn (khí đá) các
phương pháp này làm chuối có màu sắc không đẹp, dễ bị rụng cuốn, dễ nhiễm bệnh
và hư hỏng, hoặc xử lý bằng khí ethylen kết hợp với điều khiển nhiệt độ phương
pháp này thì tốn kém.
Do đó, việc làm cho trái chuối già chín đồng loạt, có màu sắc đẹp bắt mắt
người tiêu dùng, dễ áp dụng mà chi phí thấp là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy, đề tài
“Ảnh hưởng của nồng độ ethephon và thời gian xử lý khí đá đến thời gian chín,
phẩm chất trái chuối già Phi, chuối già Hương sau thu hoạch” được thực hiện để
điều khiển quá trình chín của hai giống chuối theo ý muốn. Mục tiêu nghiên cứu của
đề tài làm cho chuối chín nhanh, phẩm chất của trái, màu sắc vỏ trái đạt yêu cầu của
người tiêu dùng.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về cây chuối
1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
Chuối già có tên khoa học là Musa sp có hai loại phổ biến nhất là Cavendish
và Dream thuộc họ Musaceae. Cây chuối là loại cây ăn quả rất được ưa chuộng hầu
hết các nước trên thế giới, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Úc, là

loại cây dễ trồng và thời gian thu hoạch ngắn. Ngày nay, hầu hết các quốc gia nhiệt
đới đều có sự xuất hiện của chuối, người ta ước tính có khoảng hơn 107 quốc gia
trồng loại cây này. Trong đó đáng kể là Ấn Độ, Brazil, Philippines, Malaysia, Trung
Quốc, Việt Nam, Ecuador…
Ở Việt Nam, chuối già được trồng phổ biến từ Bắc tới Nam. Phần lớn diện
tích trồng chuối ở các hộ nông dân cá thể, các nông trường quốc doanh chỉ chiếm
diện tích nhỏ. Những tỉnh có diện tích trồng chuối tương đối lớn là Vĩnh Phúc, Hà
Bắc, Hải Hưng, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An…Ở Đồng bằng sông Cửu Long,
chuối được trồng nhiều ở các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang...
1.1.2 Sinh thái và sinh trưởng của chuối già
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật
Rễ: Từ khi trồng đến khi cây có trái chín,
cây chuối có khoảng 600 - 800 rễ cái. Từ rễ cái
mọc ra các rễ nhánh ngang, có đường kính nhỏ
hơn rễ cái khoảng 1 - 2 mm. Rễ nhánh ngang có
nhiều lông hút để hút nước và muối khoáng nuôi
cây, nên gọi là rễ dinh dưỡng. Rễ nhánh ngang
thường mọc cạn trong tầng đất từ 15 - 30 cm và
mọc ở phần cuối của rễ cái. Do rễ chuối mềm lại
ăn nông nên khả năng chống đỡ với gió bão của
cây là rất kém (Phạm Văn Côn, 2006).
Thân: Chuối là loại cây có thân ngầm gọi
là củ chuối. Bộ phận quen gọi là thân chỉ là một
thân giả do các bẹ lá tạo thành. Toàn bộ cây cao
trung bình khoảng 3 - 5 m, xung quanh củ chuối Hình 1.1 Hình thái cây chuối già
được bao phủ bởi những vết sẹo từ bẹ lá có
dạng vòng cung mỗi bẹ lá đều có một chồi mầm, nhưng chỉ các chồi ở từ phần giữa
củ đến ngọn củ mới phát triển được. Vì vậy thân chuối có hiện tượng mọc trồi dần
lên. Phần bên trong củ chuối có 2 phần chính là trục trung tâm và vỏ củ (Phạm Văn
Côn, 2006).


2


Lá: Một cây chuối có tổng cộng khoảng 60 - 70 lá gồm các loại sau: (1) Lá
vẩy: mọc trên chồi lá còn nhỏ, chỉ có bẹ và gân lá. (2) Lá mái: lá có bẹ với phiến lá
rất nhỏ, hình lưỡi mác. (3) Lá bàng: là loại lá chính của cây, cấu tạo gồm bẹ lá,
cuống lá, phiến lá với gân chính và các gân phụ (4) Lá cờ: chỉ có một lá cờ, xuất
hiện báo hiệu cây sắp trổ hoa, phiến lá to, ngắn, cuống lá rất rộng. (5) Lá mo (lá
bắc): mọc trên phát hoa (cùi buồng) và trên buồng hoa (bắp chuối). (6) Đọt xì gà: là
giai đoạn phiến lá chưa mở ra, vẫn còn cuộn lại.
Thời kỳ tăng trưởng của lá chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3 tháng. Giai
đoạn đầu kích thước lá lớn nhỏ tùy theo mức độ cung cấp dinh dưỡng trong đất.
Giai đoạn sau kích thước tùy thuộc vào khí hậu, chất dinh dưỡng không còn tác
dụng nhiều trên sự phát triển của lá nữa, chính nhiệt độ và vũ lượng là 2 yếu tố
chính để quy định sự phát triển ở giai đoạn sau. Nhận xét này rất quan trọng trong
việc bón phân giúp cho lá phát triển tốt trong giai đoạn đầu. Các lá ở giai đoạn đầu
có tác dụng giúp củ chuối lớn thêm. Giai đoạn có lá thứ 8 đến lá thứ 10 lá chuối có
tác dụng để nuôi buồng. Thời gian một lá chuối sống từ khi nở đến khi khô là 100
đến 200 ngày tùy điều kiện dinh dưỡng và sâu bệnh (Phạm Văn Côn, 2006).
Hoa và trái: Sự phát triển của buồng hoa khoảng 100 ngày, trong suốt thời
gian đó, những hoa nguyên thủy phân hóa không ngừng, đồng thời thân mang
buồng hoa tận cùng dài ra để thoát ra khỏi thân giả (bẹ lá).
Buồng hoa: buồng hoa là một phát hoa, trên buồng hoa mọc thành từng
chùm (nải hoa) trên chóp của thân thật theo đường xoắn ốc. Những chùm mọc sau
có số hoa ít dần, kích thước cũng nhỏ đi. Sau khi điểm sinh trưởng đã cho ra một số
chùm hoa, thì hoa cái có sự thay đổi đột ngột, số lượng hormone đã cạn, khi đó xuất
hiện những chùm hoa đực với số lượng rất nhiều. Trên mỗi chùm hoa có 2 hàng
hoa, chùm hoa phát triển từ phải sang trái luân phiên nhau.
Trái: Trọng lượng trái, tỷ lệ thịt trái/vỏ tăng đều trong suốt quá trình tăng

trưởng của trái. Kích thước trái giảm dần từ nải thứ nhất đến nải cuối cùng, thường
nải cuối cùng chỉ đạt 50 - 60% so với nải thứ nhất. Trong cùng một nải, trái ở hàng
trên lớn hơn trái ở hàng dưới.
1.1.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Nhiệt độ: Chuối là cây nhiệt đới, ưa khí hậu nóng, ẩm và nhiều mưa. Nhiệt
độ thích hợp để chuối phát triển 20 - 250C. Nhiệt độ 160C, chuối ngừng sinh trưởng.
Nếu chuối chưa tượng buồng, gặp nhiệt độ thấp thì số lá sẽ ra nhiều hơn, thời gian
xuất hiện 1 lá cũng lâu hơn, nghĩa là lâu thu hoạch. Chuối chịu được nhiệt độ cao
tới 40 0C.
Lượng mưa: Cây chuối yêu cầu nước rất nhiều do diện tích lá lớn. Cây
chuối cần một lượng mưa từ 1,500 - 2,000 mm phân bố đều trong năm. Cây chuối là
cây chịu hạn kém do bộ rễ ăn nông và sức hút nước yếu. Hạn và rét là nguyên nhân
chính làm chuối trổ hoa không thoát, buồng nhỏ và vặn vẹo, chất lượng kém.
3


Ngược lại, cây chuối chịu úng cũng kém so với nhiều cây ăn quả khác. Nước ngập
trên 10 ngày liên tục cây sinh trưởng kém, lá vàng và có thể chết.
Ánh sáng: Tất cả các giống chuối đều cần ánh sáng, mặc dù chuối không có
tính quang kỳ. Ở những vườn chuối thiếu ánh sáng thì cây con đời sau thường cao
hơn đời trước khoảng 50 cm. Lá màu vàng trắng khi cây bị thiếu dinh dưỡng và ánh
sáng.
Gió: Gió bão là yếu tố khí hậu gây thiệt hại vườn chuối khó khắc phục nhất.
Vườn chuối không trồng cây chắn gió sẽ làm rách lá nhiều, ảnh hưởng đến quang
hợp, giảm năng suất.
Đất đai: Nói chung, cây chuối không kén đất, ở nước ta vùng nào cũng trồng
được vì khí hậu thích hợp, chỉ cần đất không bị ngập nước. Chuối cũng cần nhiều
nước nên đất cũng phải nhiều mùn, xốp, chứa được nhiều nước nhưng cũng cần
thoát nước trong mùa mưa. Mực nước ngầm cần sâu trên 0,8 m. Độ pH thích hợp
rộng, từ 4,8 - 8,0, tối thích là 6,0 - 7,5.

1.1.3 Thành phần dinh dưỡng và dược tính
1.1.3.1.Giá trị dinh dưỡng
Theo phân tích của khoa học, chuối chín bao gồm nhiều chất bột, chất đạm,
chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng potassium rất cao và
cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể.
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của chuối (tính trên 100 gram thịt chuối)
Thành phần
Hàm lượng
Năng lượng
97 Kcal
Nước
74,4 g
Protein
1,5 g
Glucid
22,2 g
Tro
0,9 g

0,8 g
Potassium
400 mg
Calci
11 mg
Photpho
28 mg
Fe
0,6 mg
Caroten
45 mg

Vitamin C
6 mg
Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam

1.1.3.2. Dược tính của chuối
Quả chuối có giá trị dinh dưỡng khá cao so với nhiều loại quả khác, quả
chuối chứa nhiều đạm, đường, bột, cho nhiều năng lượng nhưng lại dễ tiêu hóa. Rất
phong phú về chất khoáng và vitamin như A, B1, B2, C… Đó là một loại thức ăn
quý cho mọi người ở bất kể lứa tuổi nào.
4


Năng lượng: Chuối là nguồn thực phẩm bổ sung năng lượng rất tốt cho
người làm việc nặng nhọc.
Khi thật chín, chuối có chứa chất TNF (Tumor Nacrosis Factor) mà theo nghiên cứu
tại Đại học Tokyo Nhật có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường như ung
thư. Khi chuối chín, trên vỏ xuất hiện những đốm đen, càng đen thì khả năng tăng
tính miễn dịch càng cao và tăng sức mạnh của các tế bào máu trắng lên gấp 8 lần so
với vỏ chuối xanh.
Chất xơ: Phòng ngừa ung thư ruột kết vì chất xơ ức chế hoạt động của
những vi khuẩn đường ruột kỵ khí, thúc đẩy vi khuẩn hiếu khí có lợi phát triển, làm
cho lượng acid cholelic trong đại tràng giảm xuống giúp giảm nguy cơ ung thư.
Chất xơ còn có tác dụng kích thích nhu động ruột nên điều hòa bài tiết rất tốt.
Potassium (Kali): Tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo thành acetylcholin
dẫn truyền kích thích thần kinh đến các cơ, chống đột quỵ và tạo hưng phấn cho hệ
thần kinh, tạo cân bằng acid-bazơ. Ngoài ra, kali còn góp phần làm giảm huyết áp
mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ.
Vitamin C: Có khả năng tạo kháng thể (gamma - globulin) giúp duy trì sức
đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng, làm chậm quá trình lão hóa,
giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, chuối được xếp vào loại thực phẩm có lượng đường cao, nên người bị
bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.
1.2 Thu hoạch
Từ trồng đến trổ khoảng 6 - 10 tháng và từ trổ đến thu hoạch khoảng 60 - 90
ngày tùy theo giống. Thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no
đầy và góc cạnh của trái. Lúc thu hoạch tránh làm cho trái bị trầy xước.
Trong quá trình già chín, ruột trái phồng dần lên, cạnh tròn dần lên (tròn
cạnh), tiết diện trái tăng lên. Nếu chỉ tiêu thụ nội địa, không vận chuyển đi xa thi
nên thu hoạch vào lúc trái tròn mình, vỏ có màu xanh đậm (Sylvia M. Blankenship,
Donna D. Ellsworth, and Ronald L. Powell, 1993). Nếu xuất khẩu thì tùy theo thời
gian vận chuyển mà quyết định thời gian thu hoạch cho phù hợp, nếu thu hoạch sớm
quá thì phẩm chất sẽ không ngon, nếu thu hoạch trễ thì chuối sẽ chín trước khi được
đưa đến nơi tiêu thụ. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là lúc quả chuối đạt độ
chín sinh lý, lúc này quá trình sinh trưởng và tích lũy đã ngừng lại mà chuyển sang
giai đoạn chín hoặc già hóa.
Không nên thu hoạch chuối vào những ngày mưa gió, nên thu hoạch vào
những ngày nắng ráo. Khi chặt phải cẩn thận không chặt vào trái để nấm bệnh
không thể xâm nhập gây thối trái trong quá trình bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ
(Nguyễn Thị Minh Phương, 2008).

5


Ngoài ra còn có cách xác định độ già, độ chín sau đây:
Theo độ dầy tức là căn cứ vào tỷ lệ P (khối lượng của quả tính bằng g) và L
(chiều dài ruột tính bằng cm) của trái ở giữa nải thứ nhất hay nải thứ 2 của buồng.
Theo tỷ trọng của quả chuối. Trị số d tăng dần trong quá trình sinh trưởng và
chín. dthu hái =0.96 (Quách Dĩnh và ctv., 1996).
Theo độ chắc của trái chuối. Độ chắc này giảm theo quá trình chín. Dụng cụ
để đo độ chắc gọi là xuyên thân kế. Áp lực xuyên thân kế giảm theo độ chín.

Theo hàm lượng đường và hàm lượng tinh bột. Theo quá trình chín, hàm
lượng tinh bột giảm đi và hàm lượng đường tăng lên.
Theo màu vỏ: thang màu BRM (Banana Repening Manual). Trên thế giới
người ta đánh giá độ chín của chuối dựa vào thang màu 7 mức, phân chia theo màu
sắc của vỏ chuối, như sau:

Hình 1.2: Bảng thang màu 7 mức chia theo màu sắc của vỏ chuối
Mức 1: khi vỏ chuối có màu xanh đậm.
Mức 2: khi vỏ chuối có màu xanh sáng.
Mức 3: khi vỏ chuối có màu xanh - vàng.
Mức 4: khi vỏ chuối có màu vàng - xanh.
Mức 5: khi vỏ chuối đã vàng, nhưng cuống và nướm còn xanh.
Mức 6: khi vỏ chuối vàng hoàn toàn ( không còn chỗ xanh).
Mức 7: khi vỏ chuối vàng có đốm nâu (chín trứng cuốc)
(Nguồn: Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình, 2002)

Khi đánh giá độ chín, người ta so màu của quả chuối với màu sắc trên thang
màu. Màu của quả chuối ứng với mức nào ta có độ chín ở mức đó. Trên thực tế, độ
chín thu hái của chuối thường là ở mức 1, mức 2. Mức 3 là lúc chuối bắt đầu
chuyển màu. Mức 4 là chuối đã chuyển màu. Mức 5 là chuối có thể ăn được, nhưng
chưa ngon bằng chuối chín ở mức 6. Để ăn tươi thì chuối chín ở mức 7 là ngon
nhất.
1.3 Những biến đổi sau thu hoạch
Trong quá trình bảo quản quả tươi, các biến đổi về sinh lý và sinh hóa xảy ra
có liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của quả tươi: giống, loài,
6


điều kiện trồng trọt và chăm sóc, độ già chín khi hái, kỹ thuật thu hái, vận chuyển
và các yếu tố kỹ thuật trong quá trình bảo quản. Phần lớn các biến đổi sau thu hoạch

là tiếp tục các biến đổi trong quá trình phát triển của trái. Nhưng các biến đổi sau
thu hoạch khác cơ bản với các biến đổi trong quá trình phát triển là ở chổ các biến
đổi trong quá trình phát triển là sự tổng hợp các chất, còn các biến đổi sau thu hoạch
là sự phân hủy và tiêu hao vật chất để sinh năng lượng duy trì quá trình sống.
1.3.1 Các biến đổi sinh lý
Trái sau khi thu hái để trong môi trường bảo quản sẽ xảy ra một số biến đổi
sinh lý có thể dẫn đến giảm khối lượng cũng như chất lượng của trái. Đó là những
hiện tượng như: sự bay hơi nước, sự giảm khối lượng tự nhiên. Các hiện tượng này
làm giảm trọng lượng của trái, dẫn tới khô héo, gây rối loạn sinh lý và giảm khả
năng kháng khuẩn, kết quả là trái dễ bị thối rửa và hư hỏng.
Sự bay hơi nước: Quá trình thoát hơi nước diễn ra liên tục trong suốt đời
sống của cây trồng, thậm chí ngay cả khi đã thu hoạch chúng vẫn tiếp tục thoát hơi
nước. Khi còn ở trên cây lượng nước bốc hơi được bù đắp thường xuyên nhờ sự hấp
thu nước của rễ cây và vận chuyển đến các bộ phận trên cây. Nhưng sau khi thu
hoạch, lượng nước mất đi này không được bù đắp lại. Vì vậy sự mất nước sau thu
hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái sinh lý cũng như chất lượng của sản
phẩm.
Tốc độ và lượng nước mất đi phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Yếu tố nội tại:
 Mức độ háo nước của hệ keo trong tế bào, phân tử keo trong chất nguyên
sinh: hệ keo có tính háo nước sẽ giữ được nước tốt hơn, giúp trái tươi lâu hơn.
 Cấu tạo và trạng thái của mô bảo vệ: trái có cấu trúc vỏ dầy và đặc tính của
lớp sáp trên vỏ cũng hạn chế mất nước hơn các loại trái mềm vỏ mỏng, không có
lớp sáp.
 Đặc điểm và mức độ bị tổn thương cơ học: trái nguyên vẹn, không bị tổn
thương thì ít bị mất nước hơn.
 Trái thuộc các giống khác nhau, độ già chín khác nhau thì biến đổi khác nhau
nên có cường độ hô hấp khác nhau, thay đổi theo từng giai đoạn.
 Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích của trái cũng ảnh hưởng đến tốc độ
thoát hơi nước. Tỷ lệ này càng lớn, tốc độ thoát hơi nước càng cao.

Yếu tố môi trường:
Sự bay hơi nước còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như: độ ẩm, nhiệt
độ của môi trường bảo quản, tốc độ chuyển động của không khí trong môi trường
bảo quản. Sự chênh lệch về áp suất hơi nước trên bề mặt sản phẩm và áp suất hơi
nước trong không khí càng lớn thì sự thoát hơi nước càng nhanh, cách bao gói, thời
gian và phương pháp tồn trữ.

7


Ánh sáng mặt trời cũng có ảnh hưởng đến quá trình bay hơi nước. Ánh sáng
làm tăng nhiệt độ, làm tăng độ mở khí khổng, tăng tính thấm của nguyên sinh chất
trong tế bào, do đó cũng làm tăng sự thoát hơi nước.
Sự thoát hơi nước của trái sau thu hoạch làm cho trái bị héo, giảm mẫu mã,
giảm sức đề kháng. Nếu mất nước quá nhiều trái sẽ không còn giá trị thương phẩm.
Trong thực tế bảo quản, để hạn chế sự thoát hơi nước của trái người ta thường áp
dụng các biện pháp như: hạ thấp nhiệt độ, tăng độ ẩm và giảm tốc độ chuyển động
của không khí trong kho bảo quản. Bên cạnh đó, áp dụng bao màng không thấm
nước, bao gói đều hạn chế mất nước đáng kể (Nguyễn Minh Thủy, 2008).
Sự giảm trọng lượng tự nhiên: Sự giảm khối lượng tự nhiên có liên quan
mật thiết đến quá trình bay hơi nước và sự tổn hao chất khô do quá trình hô hấp.
Trái sau khi thu hoạch, các hoạt động sống vẫn xảy ra, đó là sự đốt cháy chất hữu cơ
sinh ra CO2, H2O và năng lượng để duy trì hoạt động sống. Quá trình này kết hợp
với quá trình bay hơi nước làm cho trái bị giảm khối lượng tự nhiên.
Đối với rau quả tươi, 75 - 85% sự giảm khối lượng khi tồn trữ là do mất
nước, còn 15 - 25% là do mất chất khô trong quá trình hô hấp (Quách Dĩnh, 1996).
Khối lượng trái bị giảm đi trong thời gian tồn trữ phụ thuộc vào mùa thu hoạch,
giống, độ nguyên vẹn của trái, điều kiện bảo quản…
Sự sinh nhiệt: Tất cả lượng nhiệt sinh ra trong quả tươi khi bảo quản là do
hô hấp. Có 2/3 lượng nhiệt này tỏa ra môi trường xung quanh, còn 1/3 được dùng

vào các quá trình trao đổi chất bên trong tế bào, quá trình bay hơi và một phần dự
trữ ở dạng năng lượng hóa học “vạn năng”, đó là liên kết phosphate giàu năng
lượng của phân tử adenozin triphosphate (ATP).
Hô hấp là quá trình làm tăng nhiệt độ của khối nguyên liệu bảo quản. Nhiệt
độ tăng thì kích thích cường độ hô hấp tăng. Khi nhiệt độ và độ ẩm tăng lên đến
mức thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc thì nhiệt lượng sinh ra lại
tăng hơn, do có thêm sự hô hấp của vi sinh vật. Đó là điều kiện dẫn đến hư hỏng trái
nhanh chóng, làm giảm giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan của trái (Phạm Văn
Côn, 2006).
1.3.2 Sự biến đổi sinh hóa
Quá trình hô hấp: Biến đổi sinh hóa quan trọng nhất trong tồn trữ trái cây là
sự hô hấp của trái. Về bản chất, hô hấp là quá trình phân giải oxi hóa các chất hữu
cơ phức tạp (tinh bột, đường, lipid, protein, axit hữu cơ,…) thành các chất có cấu
tạo phân tử đơn giản hơn và giải phóng năng lượng. Tuy nhiên hoạt động hô hấp
tiêu hao một lượng lớn các chất hữu cơ dự trữ làm giảm khối lượng tự nhiên và chất
lượng của trái.
Hầu hết các chất đều có thể tham gia vào quá trình hô hấp nhưng chủ yếu
vẫn là các chất đường, nhất là đường đơn. Các chất không phải đường tham gia trực

8


tiếp vào chu trình hô hấp tạo nên các chất trung gian, không qua khâu chuyển hóa
thành đường (Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình, 2002).
Sự hô hấp của trái có thể diễn ra với sự có mặt của oxi (hô hấp hiếu khí) hoặc
thiếu oxi (hô hấp yếm khí).
Hô hấp hiếu khí: 6C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + 674 Kcal
Hô hấp yếm khí: C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH + 28 Kcal
Quá trình hô hấp được đặc trưng bởi cường độ hô hấp. Đó là số mg (hay số
ml) CO2 sinh ra hoặc O2 hấp thụ vào 1 kg nguyên liệu trong 1 giờ (mg/kg.h). Cường

độ hô hấp phụ thuộc vào các yếu tố:
Độ già chín của trái
Mức độ nguyên vẹn của trái
Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt và thể tích
Cấu trúc bề mặt…
Các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí, ánh sáng, các
sinh vật hại…(Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình, 2002).
Sự thay đổi thành phần hóa học: Trong thời gian bảo quản, hầu hết các
thành phần hóa học của trái đều bị biến đổi do tham gia hô hấp hoặc do hoạt động
của enzyme.
Glucid: là thành phần thay đổi lớn nhất, mạnh nhất trong quá trình bảo quản
cũng như trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trái. Hàm lượng tinh bột
giảm do quá trình đường hóa dưới tác dụng của enzyme nội tại mà chủ yếu là
phosphorylase. Tổng lượng đường khi đó tăng lên và đến khi đạt cực đại thì giảm
xuống do tham gia vào quá trình hô hấp. Sự tích tụ đường trong thời kì chín không
chỉ do đường hóa tinh bột mà còn do sự thủy phân hemicellulose (Nguyễn Thị Bích
Thủy và ctv., 2007).
Pectin: trong quá trình chín, protopectin chuyển thành pectin hòa tan làm
cho liên kết giữa các tế bào và các mô yếu đi và quả bị mềm. Khi trái chín, các
enzyme pectinase sẽ phân hủy pectin thành acid pectinic và methanol làm cho quả
bị nhũn và cấu trúc bị phá vỡ (Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình, 2002).
Các chất màu: Màu sắc là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất
lượng nông sản sau thu hoạch. Màu sắc cung cấp những thông tin về chất lượng như
độ chín, tình trạng dinh dưỡng khoáng của nông sản. Đối với chuối, màu sắc trái sẽ
chuyển từ xanh sang vàng, sự chuyển đổi này là do sự giảm của sắc tố chlorophyll,
đồng thời sắc tố carotenoid dần dần thể hiện rõ (Seymour et al., 1993).
Hương thơm được tạo ra do các chất bay hơi được tổng hợp trong quá trình
chín của trái bao gồm rượu, ester…
Hàm lượng vitamin C giảm đáng kể trong quá trình tồn trữ do quá trình khử
vì các mô bị phá hủy tạo điều kiện cho sự xâm nhập của oxy.


9


1.4 Một số nghiên cứu liên quan đến nguyên liệu nghiên cứu
Trường Đại Học Cranfield Silsoe, UK đã xây dựng bảng màu của trái chuối
già.
Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng chuối cau Musa acuminata sau thu
hoạch.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự biến đổi sinh lý, hóa sinh của quả chuối tiêu
(Musa AAA) trong thời gian bảo quản.
Ảnh hưởng của Ethephon xử lý trước thu hoạch và điều kiện bảo quản đến
phẩm chất và thời gian tồn trữ trái quýt đường.
1.5 Ethephon và sự chín của trái
Trong các Phytohormones, ethylen được phát hiện muộn nhất và là chất duy
nhất tồn tại dưới dạng khí. Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình chín và quá
trình già hóa của cây trồng và nông sản. Ethylen là một Cacbuahydro đơn giản ở
dạng khí, nhưng lại được đưa vào ứng dụng đại trà nhanh nhất, mang lại hiệu quả
kinh tế to lớn. Khác với chế phẩm hoá học khác, ethylen không gây ảnh hưởng xấu
đến chất lượng vệ sinh nông sản và môi trường. Tuy nhiên việc nghiên cứu, sử
dụng, cung cấp thông tin về chất điều tiết sinh trưởng hữu hiệu này ở Việt Nam còn
hạn chế.
Trên thế giới hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp hoạt chất có tác dụng
tương tự ethylen (nhả chậm ethylen) được sử dụng nhiều hơn cả là 2-Clorethylen
phosphonic acid (ethephon).
Ethephon là một chất lỏng không màu, không mùi. Nó được ổn định trong
dạng acid và bị phá huỷ ở pH lớn hơn 3,5. Hàm lượng hoạt chất: 400 mg/l, tỉ trọng
1,2 g/ml, pH = 3. Nó dễ tan trong nước, ít độc với người và gia súc. Thử nghiệm độ
độc trên chuột cống theo đường tiêu hoá cho thấy: LD50 =7,000 mg/kg. ethephon
không độc hại với ong, ít độc hại với cá. ethephon không liên kết chặt chẽ trong mô

cây trồng. Nó có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa. Trong cây ethylen được giải
phóng từ ethephon theo sơ đồ sau:

Ethephon đã sử dụng một cách thành công trong nông nghiệp để làm chín
nhanh và chín đồng loạt; làm rụng lá một số cây trồng như bông, đậu tương… Giúp
cho việc thu hoạch bằng máy một cách dễ dàng.
Ở Việt Nam, tháng 11/1995, một dự án có tên “Sản xuất thử nghiệm chế
phẩm ethephon” đã được Viện sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

10


Hiện nay, tại Phân viện sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đang có 2 dạng
chế phẩm ethephon (Trần Hạnh Phúc và ctv., 2000)
Dạng mỡ bôi: có tên thương mại là LATEX - STIMULATOR
Dung dịch: có tên thương mại là HPC - 97 HXN
Việc sử dụng ethephon cho công nghệ sau thu hoạch đã đem lại một hiệu quả
kinh tế lớn cụ thể.
(1) Giúp cà phê chín đồng loạt, giảm công thu hái và giúp cho công nghệ xay
ướt cà phê phát triển nhanh chóng.
(2) Làm vải chín sớm từ 15 - 20 ngày, tránh được sự rớt giá do vải chín tập
trung.
(3) Giảm công thu hái đậu tương và giảm được 30% lượng phân bón cho vụ
sau do cánh đồng được phủ bông lá đậu tương.
(4) Việc ứng dụng ethephon, ngành công nghệ chế biến mít ra đời và tăng
trưởng, đem lại hiệu quả kinh tế to lớn.
(5) Ứng dụng ethephon đã làm họ cây có múi tăng hiệu quả sử dụng vì loại
được các nốt sần, khô múi.
1.6 Calciumi carbide (đất đèn) và sự chín của trái
Theo Phạm Văn Tấn (2011) để làm trái cây chín đồng loạt người ta dùng

ethylen, achetylen và ethephon. Thế giới sử dụng ethylen vì chất này không độc,
nhưng hóa chất này đắt tiền hơn acethylen và ethephon. Acethylen ở Việt Nam và
một số nước khác vẫn dùng rộng rãi. Người dân quen gọi acethylen là "khí đá",
được sinh ra từ phản ứng của đất đèn calcium carbide (CaC2) với nước. Màu sắc
của đất đèn phụ thuộc vào kích cỡ và tạp chất, từ đen cho đến trắng xỉn. Ứng dụng
chủ yếu của CaC2 là để tạo ra acethylen (C2H2) có tác dụng tương tự ethylen. Trong
nông nghiệp, từ lâu người ta đã dùng đất đèn để kích thích trái mau chín và chín
đồng loạt ở các kho, thường dùng cho dứa, chuối, cà chua…

11


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
 Thời gian thực hiện: từ tháng 3/2012 đến tháng 5/2012
 Địa điểm thực hiện: thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới Bộ môn Sinh Lý
- Sinh Hóa, Khoa NN&SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.
2.1.2 Phương tiện thí nghiệm
 Vật liệu thí nghiệm
Chuối già Phi, chuối già Hương
Cân điện tử
Chiết quang kế (Refractomerter)
Máy đo độ cứng (Penetrometer)
Kho lạnh
 Hóa chất thí nghiệm
Ethephon 40%
Khí đá (Calcium Carbide)
Phèn (Nhôm Sunfat)

2.2 PHƯƠNG PHÁP
Thí nghiệm: Ảnh hưởng của ethephon và khí đá đến thời gian chín, phẩm chất
của trái chuối già Phi, chuối già Hương.
2.2.1 Mục đích
Xác định nồng độ xử lý Ethephon và thời gian xử lý khí đá khác đến sự chín
của hai giống chuối già Phi và già Hương.
2.2.2 Phương pháp thực hiện
Bố trí: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên thừa
số hai nhân tố, có 10 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại
có 4 trái.
Nghiệm thức 1: đối chứng không xử lý Ethephon
Nghiệm thức 2: Ethephon 200 ppm
Nghiệm thức 3: Ethephon 400 ppm
Nghiệm thức 4: Ethephon 600 ppm
Nghiệm thức 5: Ethephon 800 ppm
Nghiệm thức 6: đối chứng không xử lý khí đá
Nghiệm thức 7: xử lý khí đá 12 giờ
Nghiệm thức 8: xử lý khí đá 24 giờ
Nghiệm thức 9: xử lý khí đá 36 giờ

12


Nghiệm thức10: xử lý khí đá 48 giờ
Thí nghiệm có hai nhân tố là:
* Hai giống chuối già Phi và già Hương
* Cách xử lý chuối trước khi bảo quản
Số liệu thu thập được phân tích theo kiểu thừa số, hai nhân tố.
Cách tiến hành:
Giống chuối: Hai giống chuối già Hương và già Phi được trồng tại Khu II,

đại học Cần Thơ. Trái chuối đã già hoàn toàn (3 tháng sau khi bẻ bắp). Trọng lượng
trái trung bình khoảng 253±7,34 g/trái, dài trái 25,5±0,42 cm, chu vi 14,1±0,12 cm.
Rửa nhựa chuối cho sạch bằng cách ngâm trong dung dịch phèn 0,3% trong vòng 15
phút.
Xử lý ethephon bằng cách nhúng vào dung dịch ở các nồng độ khác nhau 0,
200, 400, 600, 800 ppm trong 5 phút. Sau đó, bao trái lại bằng bọc nylon có đục 16
lỗ (đường kính mỗi lỗ khoảng 1 cm) sau đó bảo quản trong tủ mát ở nhiệt độ
18±10C.
Phương pháp xử lý khí đá, trái chuối sau khi rửa sạch bằng nước phèn 0,3%
thì được đặt trong thùng nhựa có thể tích 100 lít. Đặt trong thùng nhựa kín này 200
g khí đá với thời gian khác nhau 0, 12, 24, 36 và 48 giờ. Sau khi xử lý với khí đá
theo thời gian cần thiết, bọc trái chuối lại bằng bọc nylon có đục 16 lỗ (đường kính
mỗi lỗ khoảng 1 cm) sau đó bảo quản trong tủ mát ở nhiệt độ 18 ±10C.
Quy trình xử lý chuối sau thu hoạch được mô tả bằng sơ đồ sau:
Trái chuối sau thu hoạch

Rửa trái bằng phèn 0.3%
trong 15 phút

Xử lý khí đá theo thời
gian khác nhau

Ngâm trong dung dịch
Ethephon 5 phút

Bảo quản chuối ở nhiệt
độ 18 ±10C
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình xử lý chuối sau thu hoạch
13



×