Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ẢNH HƯỞNG NỒNG độ PACLOBUTRAZOL lên sự RA HOA XOÀI cát CHU tại HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.75 KB, 71 trang )

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ KIM XUYẾN

ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL
LÊN SỰ RA HOA XOÀI CÁT CHU
TẠI HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ – 2008


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ KIM XUYẾN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu



iv

LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và Tên

:

Nguyễn Thị Kim Xuyến

Ngày sinh

:

06– 06 – 1985

Nơi sinh

:

xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Họ và tên cha:

:

Nguyễn Văn Son

Họ và tên mẹ


:

Phan Thị Ly

Quê quán

:

xã Long Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

:

Tốt nghiệp PTTH trường PTTH Long Phú

Quá trình học tập:
Năm 2004

Từ 2004 – 2008 :

Sinh viên Trường Đại Học Cần Thơ, chuyên ngành
Nông Học, khóa 30, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


v

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,

Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của chúng con.
Thành kính ghi ơn,
Ts. Trần Văn Hâu đã tận tụy hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Thầy cố vấn học tập, quí thầy cô, các anh chị làm việc ở bộ môn Khoa Học
Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần
Thơ.
Chân thành cảm ơn,
Tập thể lớp Nông Học K30 đặc biệt là bạn Lê Thanh Điền, bạn Phạm Thị
Thắm và bạn Nguyễn Tấn Để đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện
đề tài.

TrungChân
tâmthành
Họcbiết
liệuơn,ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chị Lê Thị Thanh Thủy đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Thân gởi về,
Các bạn lớp Nông Học K30 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong
tương lai.


vi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài: “ẢNH HƯỞNG NỒNG
ĐỘ PACLOBUTRAZOL LÊN SỰ RA HOA XOÀI CÁT CHU TẠI HUYỆN

CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP”.
Do sinh viên NGUYỄN THỊ KIM XUYẾN thực hiện kính trình lên Hội
đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày……..tháng…….năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Trần Văn Hâu


vii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ
sư Nông Học với đề tài:
ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ PACLOBUTRAZOL
LÊN SỰ RA HOA XOÀI CÁT CHU
TẠI HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Nguyễn Thị Kim Xuyến thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
ngày…….tháng……năm 2008.
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức………………

TrungÝtâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
DUYỆT KHOA
Trưởng khoa NN & SHƯD

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2008
Chủ tịch Hội đồng


viii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
LỜI CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH
DANH SÁCH BẢNG
TÓM LƯỢC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

Tình hình sản xuất xoài trên thế giới và ở Việt Nam
1.2
Đăc điểm xoài Cát Chu
1.3
Đăc điểm ra hoa và đậu trái xoài
1.3.1
Sự ra hoa của xoài
Đặc tính đậu trái
1.3.2
Tính chất rụng trái xoài
1.3.3
Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa xoài
1.4
Khí hậu
1.4.1
Giống
1.4.2
Tuổi chồi
1.4.3
1.4.4 liệuTuổi
Trung tâm Học
ĐHlá Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
Chất điều hoà sinh trưởng
1.4.5
Hóa chất xử lý ra hoa xoài
1.5
Paclobutrazol
1.5.1
Thiourea
1.5.2

Qui trình xử lý ra hoa xoài
1.5.3
PBZ kết hợp với Thiourea
1.5.4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1
Phương tiện
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.1.3 Điều kiện thí nghiệm
2.1.4 Hoá chất kích thích ra hoa
2.1.5 Thiết bị sử dụng
2.1.6 Số liệu khí tượng trong thời gian thực hiện thí nghiệm
Phương pháp
2.2
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Qui trình chăm sóc
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu
2.2.4 Phương pháp phân tích
Xử lý số liệu thí nghiệm
2.3
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

cứu

iii
iv
v
viii

x
xi
xii
1
2
2
4
4
4
6
6
7
7
9
9
10
11
11
12
13
14
14
16
16
16
16
16
17
17
17

19
19
19
20
21
21
22


ix

3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Ghi nhận tổng quát
Tỉ lệ ra hoa
Sự tương quan giữa nồng độ xử lý PBZ và tỉ lệ ra hoa
Chiều dài, tổng số hoa và tỉ lệ hoa lưỡng tính trên phát hoa
Chiều dài phát hoa từ khi nhú mầm hoa đến thu hoạch
Tỉ lệ giữ trái/phát hoa từ khi đậu trái trứng cá đến khi thu
hoạch trái
3.7
Qúa trình từ khi kích thích ra hoa đến khi thu hoạch của xoài
Cát Chu
3.8
Năng suất và thành phần năng suất

3.8.1 Tổng số trái trên cây
3.8.2 Trọng lượng trung bình một trái
3.8.3 Năng suất trái trên cây
3.8.4 Phân loại trái
Phẩm chất trái
3.9
3.9.1 Tỉ lệ phần ăn được
3.9.2 Độ Brix
Hiệu quả kinh tế
3.10
3.10.1 Tổng chi phí
3.10.2 Tổng thu
3.10.3 Lợi nhuận
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1
Kết luận
4.2 Học liệu
ĐềĐH
nghị Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

22
23
25
26
28
29

31
31
31
31
32
33
34
34
34
35
35
36
36
38
38
38
39
43


x

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1


Số liệu khí tượng tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp từ tháng
1-12/2007

18

3.1

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên tỉ lệ chồi ra hoa, chồi ra lộc và
chồi không đáp ứng của xoài Cát Chu tại Cao Lãnh, Đồng Tháp,
năm 2007

25

3.2

Tương quan giữa nồng độ xử lý PBZ và tỉ lệ ra hoa của xoài Cát
Chu 6 năm tuổi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007

26

3.3

Sự tăng trưởng chiều dài phát hoa từ khi nhú mầm hoa đến khi
thu hoạch của xoài Cát Chu 6 năm tuổi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp,
năm 2007.

29

3.4


Tỉ lệ rụng trái/ phát hoa từ khi đậu trái trứng cá đến khi thu hoạch
trái của cây xoài Cát Chu 6 năm tuổi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp,
năm 2007

30

3.5

Tỉ lệ phân loại trái theo trọng lượng giữa các nghiệm thức trong
mùa nghịch

3.6

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên tỉ lệ phần ăn được của xoài Cát
Chu 6 năm tuổi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007

33

34

Trung 3.7
tâm Học
liệu ĐH
CầnđộThơ
TàiBrix
liệu
tập Cát
và Chu
nghiên

cứu
Ảnh hưởng
của nồng
PBZ @
lên độ
thịthọc
trái xoài
6
năm tuổi tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007

35


xi

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Số đọt/ chồi và tỉ lệ ra đọt của xoài Cát Chu trước khi tưới PBZ
tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007

23

3.2


Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên đặc tính hoa của xoài Cát Chu
tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007

28

3.3

Ảnh hưởng của nồng độ PBZ lên năng suất và thành phần năng
suất của xoài Cát Chu tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007

32

3.4

Hiệu quả kinh tế của việc trồng xoài Cát Chu ở các nồng độ xử lý
PBZ cho 1 hecta tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, năm 2007

37

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


xii

NGUYỄN THỊ KIM XUYẾN. 2008. “Ảnh hưởng nồng độ Paclobutrazol lên sự
ra hoa xoài Cát Chu tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp
Kỹ sư ngành Nông Học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn TS. Trần Văn Hâu.


TÓM LƯỢC

Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu xác định nồng độ Paclobutrazol thích hợp
nhất trước khi phun thiourea để kích thích ra hoa xoài Cát Chu đạt hiệu quả cao.
Thí nghiệm được thực hiện tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm
được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, bao gồm 4 nghiệm thức với 5 lần
lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 cây, có 3 nồng độ tiến hành xử lý
Paclobutrazol: 1,0 g a.i./m đường kính tán; 1,5 g a.i./m đường kính tán; 2,0 g
a.i./m đường kính tán và nghiệm thức đối chứng không xử lý Paclobutrazol.
Paclobutrazol được xử lý bằng cách tưới vào đất tương ứng cho từng nghiệm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thức. Sau 2 tháng tiến hành phun thiourea nồng độ 0,5% cho cả 4 nghiệm thức.

Kết quả cho thấy xử lý Paclobutrazol bằng cách tưới vào đất ở nồng độ 1,0; 1,5
và 2,0 g a.i./m đường kính tán đều có tỉ lệ ra hoa cao hơn ngiệm thức đối chứng.
Xử lý Paclobutrazol 1,5 g a.i./m đường kính tán có tỉ lệ ra hoa cao nhất (39,7%),
phát hoa dài nhất (46,2 cm), tỉ lệ hoa lưỡng tính cao (59,1%), lại có số lượng trái
và năng suất cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (315 trái/cây; 89,6 kg/cây).
Từ đó ngiệm thức tưới Paclobutrazol 1,5 g a.i./m đường kính tán cho lợi nhuận
cao nhất (131.468.500 đồng/ha). Trọng lượng trung bình một trái thì khác biệt
không ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Tỉ lệ trái loại 1, loại 2 và loại 3 cũng không
khác biệt giữa các nghiệm thức. Việc tưới Paclobutrazol ở các nồng độ khác nhau
trước khi phun thiourea đã không làm ảnh hưởng đến tỉ lệ phần ăn được và độ
Brix của thịt trái xoài.


1

MỞ ĐẦU


Xoài là một loại cây ăn trái nhiệt đới có giá trị kinh tế cao. Một số công trình
nghiên cứu cho thấy hiện nay thu thập từ cây ăn trái cao gấp 2 – 4 lần so với lúa trên
cùng một diện tích (Vũ Công Hậu, 1994 do Đặng Thanh Hải, 2000 trích dẫn). Trên
thế giới có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 – 2,2 triệu hecta. Riêng
vùng Châu Á chiếm 2/3 diện tích trồng xoài trên thế giới.
Ở nước ta xoài đựoc trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài lớn nhất hiện
nay là ĐBSCL. Các tỉnh trồng nhiều gồm có Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Cần Thơ. Theo thống kê tháng 5 năm 2000 thì diện tích trồng xoài ở ĐBSCL là
21.000 hecta tương đương với 60% diện tích trồng xoài cả nước (Nguyễn Văn Luật,
2004). Ở Cao Lãnh, Đồng Tháp xoài thường ra hoa tự nhiên vào tháng 12 – 1 và thu
hoạch tập trung từ tháng 4 – 5 (Trần Văn Hâu, 1997). Mặc dù là một loại cây có giá
trị nhưng giá cả của nó lại biến động rất lớn. Theo Trần Văn Hâu (1997) thì giá xoài

Trungmùa
tâm
Họccao
liệu
Cần
cứu
nghịch
gấpĐH
2 đến
3 lầnThơ
so với@
giáTài
xoàiliệu
mùa học
thuận,tập
trongvà

khinghiên
đó rất khó
làm
tăng năng suất lên gấp 2 lần bằng biện pháp canh tác. Chính vì vậy mà các nhà
vườn đã áp dụng nhiều biện pháp kích thích ra hoa xoài tráivụ để thu hoạch xoài rãi
vụ quanh năm nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, người ta thường sử dụng PBZ kết hợp với Thiourea hoặc Nitrate
Kali để kích thích ra hoa xoài. Tuy nhiên việc sử dụng PBZ chỉ dược nghiên cứu
trên xoài Cát Hoà Lộc và nó đã đem lại hiệu quả cao. Theo kết quả nghiên cứu của
Lê Thị Thanh Thuỷ (2006) thì xử lí PBZ trên xoài Cát Hoà Lộc khi lá 15 ngày tuổi
có tỉ lệ ra hoa cả vụ cao nhất (83,6%). Bên cạnh đó, xoài Cát Chu cũng là giống nổi
tiếng, được nhiều người ưa chuộng nhưng chưa dược áp dụng biện pháp kích thích
ra hoa này. Do đó đề tài “Ảnh hưởng của nồng độ Paclobutrazol lên sự ra hoa xoài
Cát Chu tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm mục tiêu xác
định liều lượng PBZ thích hợp nhất trong việc kích thích ra hoa trên xoài Cát Chu.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT XOÀI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Xoài (Mangifera indica) thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceac) là một trong
những cây ăn trái được trồng rất lâu đời ở Ấn Độ, chiếm 2/3 tổng lượng xoài trên
thế giới, với diện tích hơn 1 triệu hecta. Đến nay trên thế giới có gần 90 nước trồng
xoài với diện tích hàng triệu hecta (Nguyễn Văn Luật và ctv, 2004). Theo số liệu
của FAO, sản lượng xoài trên thế giới 1980 là 14,034 triệu tấn, năm 1990 là 15,750
triệu tấn và trong những năm gần đây đã lên tới khoảng 20 triệu tấn. Ba khu vực sản
xuất xoài chủ yếu hiện nay là Châu Á, Trung Nam Mỹ và Châu Phi, trong đó khu

vực Châu Á Thái Bình Dương là vùng sản xuất xoài lớn nhất thế giới.
Ở nước ta, xoài được trồng khắp nơi trên cả nước. Nhưng được trồng tập trung
trên ba vùng chính: vùng ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung.

TrungDiện
tâmtích
Học
Cần
@40.000
Tài liệu
học
tậpđoán
vàtăng
nghiên
cứu
xoàiliệu
nướcĐH
ta hiện
nayThơ
khoảng
hecta,
và dự
lên 150.000
hecta vào năm 2010 (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003). Các tỉnh trồng nhiều xoài là
Khánh Hoà: 2.025 hecta với 17.688 tấn, Tiền Giang: 4.662 hecta với 36.800 tấn,
Đồng Tháp: 2.898 hecta với 5.154 tấn, Vĩnh Long: 1.765 hecta với 16.486 tấn, Cần
Thơ: 1.645 hecta với 6.630 tấn và An Giang: 1.067 hecta với 24.534 tấn. Ở miền
Bắc, diện tích xoài còn rất thấp, tập trung chủ yếu ở Lai Châu và Sơn La. Như vậy,
khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là khu vực sản xuất xoài lớn nhất của Việt
Nam.. Theo Vũ Công Hậu (1996) cho biết tại chợ An Hữu và Mỹ Đức Tây (vùng

sản xuất xoài chủ yếu của nước ta) có 70% xoài bán ra Hà Nội và Lạng Sơn, 20%
đưa về thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 10% là bán trong tỉnh. Hiện nay các nhà
khoa học đã tìm thấy có khoảng 46 giống xoài đang được trồng ở các tỉnh phía
Nam, viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã hội nhập được 39 giống xoài từ
Thái Lan, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Đài Loan và Trung Quốc (Đào Thị Bé Bảy và Phạm
Ngọc Liễu, 2002). Vì vậy các nhà nhân giống xoài đang cố gắng lai tạo thêm nhiều


3

giống mới có phẩm chất và năng suất cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Trái xoài chín có mùi thơm hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng của xoài cũng cao, đặc
biệt giàu vitamin A và C và ở Mỹ, Thompson (1924) so sánh xoài với táo bơm thì
thấy xoài có nhiều chất khô hơn (17,2 g trong 100g phần ăn được so với 14,96 g)
nhiều đường hơn (13,2 g so với 7,58 g), xoài lại ít axit hơn táo 0,14% so với 1,04
%. Khi ăn xoài xanh, hàm lượng vitamin C nhiều hơn vitamin A. Ngoài ra trái xoài
có chứa nhiều chất khác như protein, lipid, gluxit, tro, canxi, sắt, photpho…
(Nguyễn Văn Luật và ctv, 2004). Ngoài việc trồng lấy quả, xoài còn có nhiều công
dụng khác; cung cấp nhiều mật cho người nuôi ong, dùng làm thực phẩm, là cây
cảnh và cây che bóng tốt ở những vùng nhiều nắng hay bị hạn, hạt xoài trong có
nhân nhiều tanin, có thể dùng làm thuốc trị giun sán, bệnh tiêu chảy, xuất huyết nội
( Vũ Công Hậu, 2000).
Xoài ghép ra hoa rất sớm, có khi vừa trồng tháng năm đến cuối năm đã ra hoa.
hột thì
xoài
bưởi
nămThơ
thứ 3-4
ra hoa,

giống
khác
phải 6-8cứu
năm.
TrungTrồng
tâm từHọc
liệu
ĐH
Cần
@đãTài
liệucáchọc
tập
vàthìnghiên
Tại ĐBSCL xoài ra hoa từ tháng 12-3 dương lịch. Phát hoa mọc ở ngọn cách nhánh
đã phát triển đầy đủ trong năm trước, phát hoa dài 10-60cm, mang nhiều nhánh.
Trên một chùm hoa có rất nhiều hoa và theo tác giả khác nhau số lượng hoa biến
động rất lớn, từ 200-4000 hoa ( Trần Thế Tục, 1998). hoặc 400-7000 hoa (Kiều
Ngọc Ẩn) hoặc 100-6000 hoa trên một chùm (Rostermans, 1993). Trên chùm hoa,
các hoa lưỡng tính thường phân bố tập trung ở phần dưới của chùm hoa và phần
trên rất ít, tuy nhiên sự phân bố này còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng giống.


4

1.2 ĐẶC ĐIỂM XOÀI CÁT CHU

Là cây đại mộc, được trồng khá phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL, tập trung nhất là
tỉnh Đồng Tháp. Giống này có chất lượng trái ngon, ngọt, vị hơi chua, thịt mặn,
chắc, dạng trái thuôn, tròn ở phần cuống. Tỷ lệ thịt ăn được cao 78-80%. Là giống
có đặc tính dể ra hoa và đậu trái, năng suất rất cao. Cây 10 năm tuổi cho thu hoạch

300 - 400 kg/cây/năm. Trọng lượng trái trung bình 300 - 400 g, vỏ màu vàng đậm
và thịt màu đỏ, vỏ trái mỏng. Độ Brix 18-20%.
Xoài Cát Chu hay bất cứ giống xoài nào khác để trổ hoa thì cần phải trải qua
nhiều giai đoạn từ đâm chồi đến giai đoạn cuối cùng là trổ hoa. Do đó, muốn điều
khiển cho xoài ra hoa ta phải tác động các biện pháp thích hợp trong cả quá trình
chứ không đơn thuần một quá trình riêng lẻ nào. Theo Dokmaihom và ctv. (1996)
thì xử lý bằng Paclobutrazol phải kết hợp với Thiourea giúp xoài ra hoa hiệu quả
hơn vì Thiourea được cho là thúc đẩy hiệu quả của PBZ trong việc kích thích ra hoa
( Trần Văn Hâu, 2005).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.3 ĐẶC ĐIỂM RA HOA VÀ ĐẬU TRÁI XOÀI

1.3.1 Sự ra hoa của xoài
Xoài là loại cây ăn trái chỉ ra hoa trên ngọn của chồi đã được hình thành trước
đó 4 đến 9 tháng do giai đoạn này xoài rất để đáp ứng với chất kích thích. Trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới ở vùng Bắc bán cầu xoài ra hoa tập trung từ tháng 12-2
và thu hoạch từ tháng 5-6 ( Trần Văn Hâu, 2004). Sự ra hoa xoài có thể tính theo
mùa, ra đọt là yếu tố quyết định khả năng ra hoa xoài. Sự ra đọt phụ thuộc nhiều
yếu tố như môi trường, tuổi cây và khả năng mang trái của năm trước ( Nakasone và
ctv, 1955). Xoài ra đọt non thường sau các đợt bị “Stress” như nhiệt độ thấp, ngập
úng hoặc dùng các hoá chất kích tích ( Trần Văn Hâu, 1999). Thời kỳ phân hoá
mầm hoa là thời kỳ quan trọng nên cần có biện pháp canh tác thích hợp để gia tăng
cường độ ra hoa (Singh, 1960). Bước vào thời kỳ phân hoá mầm hoa, cây xoài cần
2- 3 tháng ngừng sinh trưởng để cây tích lũ đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên thời điểm để
sự phân hoá mầm hoa xảy ra biến động tuỳ theo điều kiện thời tiết của từng vùng


5


(Singh, L.B, 1959). Muốn có quá trình phân hoá mầm hoa ở xoài cần phải có một
trong hai yếu tố sau: Nhiệt độ thấp và khô hạn. Theo Bùi Trang Việt (2003) hoa
thành lập từ mô phân sinh chồi ngọn hay chồi nách qua ba giai đoạn chính: chuyển
tiếp ra hoa, khởi phát hoa, tăng trưởng và nở hoa. Sự chuyển tiếp ra hoa gây nên các
biến đổi sâu sắc của mô phân sinh ngọn, từ mô phân sinh dinh dưỡng thành mô
phân sinh tiền hoa. Đây là sự đánh thức mô phân sinh chờ. Theo Bugante (1995,
trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2000) quá trình ra hoa xoài trải qua chín giai đoạn:
Giai đoạn ra đọt, giai đoạn tích luỹ chất dinh dưỡng, giai đoạn phát triển rễ, giai
đoạn nghĩ ngắn, giai đoạn đủ khả năng ra hoa, giai đoạn bắt đầu tượng hoa, giai
đoạn miên trạng, giai đoạn quyết định sự ra hoa và giai đoạn trổ hoa. Giai đoạn bắt
đầu tượng hoa là lúc cây xoài sẵn sàng để kích thích ra hoa, giai đoạn này thường
vào lúc chồi được 2 đến 3 tháng tuổi và sẽ đạt năng suất cao khi kích thích ra hoa.
Tuy nhiên quá trình ra hoa của xoài trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn đều
có ý nghĩa nhất định. Sự ra hoa còn phụ thuộc vào sự dao động của nhiệt độ và khả
củaĐH
mùaCần
trước.Thơ
Toàn@
bộ Tài
quá liệu
trình học
phân tập
hoá mầm
hoa xảy cứu
ra rất
Trungnăng
tâmmang
Họctrái
liệu
và nghiên

nhanh và tất cả các giai đoạn phát triển từ khi phân hoá mầm hoa đến khi hoàn tất
hoa nở mất 28-32 ngày (Singh và ctv, 1968). Sau khi hình thành mầm hoa sẽ đi vào
thời kỳ miên trạng trừ phi có điều kiện thích hợp để ra hoa. Chồi giai đoạn này rất
dể đáp ứng với chất kích thích (Bugante, 1995). Trong khi nghiên cứu đặc tính ra
hoa xoài “Carabao” ở Philippines, Bugante (1995) kết luận rằng xoài có đặc tính
miên trạng rất mạnh. Nếu có các yếu tố tác định đưa mầm hoa ra khỏi thời kỳ miên
trạng, mầm hoa sẽ phát triển và cây sẽ ra hoa.
Theo Singh, L.B. (1959) hoa xoài thường bắt đầu nở vào buổi sáng sớm và kết
thúc nở hoa vào buổi chiều (Popenoe, 1917; Mushahibuddin và Dinsa, 1946; Singh,
R.N, 1954). Theo Kostermans, hoa xoài thường nở vào buổi sáng với thời gian tung
phấn khoảng 8-12 giờ là tốt nhất. Cây xoài là cây tự thụ nhưng quá trình thụ phấn
chỉ xảy ra khi có côn trùng truyền phấn, chủ yếu là các loại ruồi nhà. Theo Trần
Thượng Tuấn và ctv. (1997) thì hoa lưỡng tính của xoài thường nằm ở ngọn phát


6

hoa và đầu các gié chính. Khi nở, các hoa xoài có đường kính khoảng 5-8 mm đồng
thời tiết ra mật thơm để quyến rủ côn trùng đến thụ phấn.
1.3.2 Đặc tính đậu trái
Sự đậu trái là yếu tố xác định năng suất của cây xoài. Mặc dù xoài có rất nhiều
hoa lưỡng tính nhưng khả năng đậu trái của xoài rất thấp. Trên thực tế cây xoài có
rất nhiều hoa nhưng số đậu trái chỉ vài chục. Một số tác giả cho rằng chỉ có 0,1%
hoặc thấp hơn số hoa lưỡng có thể cho trái vào lúc thu hoạch (Bijhouwer, 1937;
Naike và Rao, 1943; Singh, 1954a). Tỉ lệ hoa lưỡng tính có liên quan trực tiếp đến tỉ
lệ đậu trái, cũng là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đậu trái ban
đầu. Điều này có nghĩa là từ 1000 hoa lưỡng tính trung bình chỉ có 1-2 trái đậu.
Nguyên nhân đầu tiên là do sự vượt trội của tỷ lệ hoa đực so với hoa lưỡng tính. Lý
do thứ hai là một số lượng lớn hoa lưỡng tính không được thụ phấn. Ngoài ra, hạt
phấn không có khả năng nảy mầm trên vòi nhụy, sự hiện diện của các loại hoa dị

là những
yếu tốCần
hạn chế
khả@
năng
đậuliệu
trái của
Trunghình
tâmcũng
Học
liệu ĐH
Thơ
Tài
họcxoài.
tập và nghiên cứu
1.3.3 Tính chất rụng trái xoài
Bất kỳ cây ăn trái nào cũng bị rụng trái non, nhưng ở xoài thì hiện tượng này
xảy ra rất nặng, có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của trái. Singh, R.N.
(1954a) chia quá trình phát triển của xoài thành 4 giai đoạn: giai đoạn trứng cá, giai
đoạn hạt đậu, giai đoạn hòn bi và giai đoạn phát triển đầy đủ. Ở giai đoạn trứng cá
thì hoa và trái rụng rất nhiều. Theo Nunez- Elisea và Davenport (trích dẫn Trần Thị
Bé Hồng, 2001) phần lớn những phát hoa mất tất cả các trái non đầu tiên, số trái
rụng trong 4 tuần đầu chiếm hơn 90% của toàn số trái rụng và kết thúc sự đậu trái là
0,61%. Sự rụng trái ở xoài xảy ra là do ảnh hưởng tương tác của các yếu tố bên
ngoài cũng như các đặc tính cố hữu bên trong của giống và xảy ra ngẫu nhiên không
phụ thuộc vào kích thước hoặc vị trí trên phát hoa. Có nhiều nguyên nhân làm xoài
rụng trái non như: hoa đực nhiều, hoa lưỡng tính có thể đậu trái ít, mưa, ẩm độ
không khí cao, sâu bệnh và giống …Để giảm bớt tỉ lệ trái rụng, tăng năng suất



7

phẩm chất trái, tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả thuộc Viện nghiên cứu Nông
Nghiệp Bangladesh đã tiến hành phun thí nghiệm một só chất điều tiết sinh trưởng
lên cây xoài (giống Langra 15 tuổi) khi cây bắt đầu nở hoa. Kết quả cho thấy tỉ lệ
trái giữ được trên cây so với số trái đậu ban đầu đạt cao nhất (9,32%) ở các cây xoài
được phun auxin kết hợp với 2% urea và thấp nhất ở công thức đối chứng (2,1%).
Như vậy, khi phun các chất hoá học lên cây thì thời gian, nồng độ, cách sử dụng là
những yếu tố quan trọng cần phải tính đến cho từng giống trong từng điều kiện canh
tác cụ thể đạt hiệu quả cao.
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN SỰ RA HOA XOÀI

1.4.1 Khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh trưởng và sự ra hoa xoài
(Chacko,1991), trong đó nhiệt độ là một yếu tố khí hậu quan trọng trong việc ra
hoa.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nhiệt độ thấp và khô hạn trong một thời gian tạo ra “stress” sẽ ngăn cản hoặc

ức chế sự hoạt động của nơi chứa các chất dự trữ mà nó sẽ cạnh tranh với mô phân
sinh và tạo ra điều kiện cần thiết tổng hợp ra chất kích thích ra hoa dẫn đến sự kích
thích ra hoa. Nhiệt độ tác động lên tất cả các bộ phận của cây nhưng nhiệt độ thấp
thường được ghi nhận chủ yếu ở chồi. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ
vào ban đêm dưới 200C là cần thiết cho sự ra hoa. Tuy nhiên, mỗi giống có đáp ứng
yêu cầu nhiêt độ khác nhau. Các giống xoài miền Bắc Ấn sẽ không ra hoa trong
điều kiện nhiệt độ trên 170C, trong khi đó nếu nhiệt độ xuống dưới 70C thì các
giống này đều ra hoa rất tốt (Maas, 1989, Nguyễn Lê Lộc Uyển, 2001 trích dẫn).
Ngoài ra, biên độ nhiệt ngày/đêm (31/250C) sẽ làm gia tăng số chồi dinh dưỡng và

chồi ngủ (Shu và Sheen, 1987). Ở Queensland, sản xuất xoài hàng năm có mối quan
hệ gắn chặt với số ngày lạnh vào tháng 5-6 trong năm, chu kỳ nhiệt ngày và đêm
20/100C giúp xoài ra hoa dễ dàng (Beal và Nowman, 1978, trích dẫn bởi
Rameshwar, 1988). Chu kỳ nhiệt độ gián tiếp giúp cho xoài có cơ hội tăng tỉ lệ thụ
phấn và sự thụ tinh. Nhiệt độ có liên quan đến khả năng sống của hạt phấn, nhiệt độ


8

giữa 150C và 250C thì khả năng nảy mầm hạt phấn cao nhất (76,0 – 77,4 %)
(Sukhvibul và ctv, 1999).
Sự ra hoa xoài có liên quan đến khả năng quang tổng hợp (Chacko, 1991). Kết
quả quan sát về sự đáp ứng của xoài đối với quang kỳ, Chacko và Randhawa (1971)
thấy rằng xoài ra hoa không phải trong điều kiện ngày ngắn hơn 12 giờ mà là ra hoa
trong điều kiện ngày có số giờ chiếu sáng nhất định. Bên cạnh hai yếu tố nhiệt độ và
quang kỳ ra, ẩm độ đất và ẩm độ tương đối của không khí cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc ra hoa của nhiều loại cây trồng (Whyte, 1960). Ở những vùng
cận nhiệt đới, nhiệt độ vào ban đêm khoảng 150C hay thấp hơn giúp xoài dễ dàng ra
hoa, nhưng ở những vùng nhiệt đới thì nhiệt độ khoảng 200C hoặc cao hơn thì xu
hướng sinh trưởng dinh dưỡng mạnh hơn. Xoài ở những vùng này thường chỉ ra hoa
khi gặp những đêm lạnh dưới 200C hoặc bị ảnh hưởng của điều kiện khô hạn hoặc
ngập úng. Theo ghi nhận của Pongsomboon (1991) thì thời gian khô hạn trong 5
tuần, sau đó tưới lại 3 tuầncây sẽ ra hoa (Trần Văn Hâu, 2005). Thí nghiệm của Lu
Chacko
cácThơ
cây xoài
“Kensington”
hoanghiên
80 % chỉcứu
sau 4

Trungvàtâm
Học(1996)
liệu cho
ĐHthấy
Cần
@ giống
Tài liệu
học tậpravà
tuần xiết nước và giống xoài “Irwin” ra hoa sớm hơn một tháng so với đối chứng
khi tưới nước đầy đủ. Theo kết quả nghiên cứu của Bally và ctv. (1997) cho thấy
giống xoài “Kensington Pride” nếu đặt trong điều kiện khô hạn trong 3 năm liên tục
thì tỉ lệ chồi ra hoa cao hơn so với các cây xoài có tưới tiêu đầy đủ. Trong điều kiện
nhiệt độ thấp, trung bình thấp nhất vào khoảng 150C, thì cây xoài ra hoa mà không
cần để ý đến điều kiện khô hạn. Như vậy, sự khô hạn thúc đẩy sự phát triển mầm
hoa đã được kích thích. Ngập úng cũng là yếu tố giúp xoài ra hoa dễ dàng. Để
chứng minh điều này, Kohli và Reddy (1985) đã cho cây xoài 2 năm tuổi vào chậu
và sau 55 ngày thì có hai cây ra hoa. Kết quả khảo sát của Rameshwar và ctv.
(1982) trên 18 cây xoài giống “Mahmuda vikarabak”, 5 năm tuổi, bị ngập trong suốt
2 tháng đã cho ra hoa 65%. Như vậy, điều kiện ngập có thể dùng để kích thích cho
xoài ra hoa.


9

1.4.2 Giống
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa của xoài, nhưng là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa. Các giống ở miền Bắc Ấn Độ có
khuynh hướng ra hoa cách năm trong khi đó các giống miền Nam thì ra hoa hàng
năm (Pandey và Kishore, 1987). Theo Chacko (1991), các giống khác nhau có đặc
tính ra hoa cũng khác nhau khi đáp ứng với điều kiện môi trường. Nếu năng suất

mùa trước quá trúng thì cây sẽ dễ bị kiệt sức và giảm khả năng ra hoa mùa sau
(Thimmaraju, 1996; trích dẫn bởi Pandey, 1988). Sự khác nhau giữa các giống còn
được thể hiện qua sự tích lũy tinh bột khác nhau. Ở nhiệt độ 30/250C, giống xoài
Irwin có hàm lượng tinh bột gấp 2 lần so với các giống khác. Đây là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự ra hoa khác nhau của từng giống xoài. Các giống
xoài đa phôi như “Pico” và “Carabao” thì rất dễ đáp ứng với nitrate kali trong khi
các giống xoài khác thì không đáp ứng với hoá chất này (Bondad, 1977). Ở nước ta
các giống xoài Bưởi, Hòn, Thanh Ca rất mẫn cảm với các hoá chất kích thích ra

Trunghoa,
tâm
Học
ĐH
Cần
liệuLộc,
họcCát
tập
và nghiên
cứu
trong
khiliệu
đó các
giống
xoàiThơ
khác @
nhưTài
Cát Hoà
Trắng,
Cát Chu thì
khó

hơn (Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng, 1994).
1.4.3 Tuổi chồi
Tuổi chồi khác nhau thì đáp ứng ra hoa khác nhau đối với từng liều lượng hoá
chất kích thích bởi vì độ thành thục của chồi có quan hệ với sự tổng hợp các chất
kích thích ra hoa trong cây (Chacko, 1991, trích dẫn bởi Nguyễn Lê Lộc Uyển,
2001). Chồi bắt đầu ra hoa khi nó đạt đến độ thành thục sinh lý (Buell, 1954). Chồi
còn non, mang lá có màu xanh sáng, hay lá già thường ra đọtthay vì ra hoa khi có
điều kiện kích thích thích hợp cho sự ra hoa. Kulkarni (2002) cũng ghi nhận rằng
chồi mang lá già có thể ra hoa với ngưỡng tối thiểu của nhiệt độ thấp, trong khi chồi
chưa trưởng thành đòi hỏi yếu tố nhiệt độ thấp ở mức độ cao hơn hoặc trải qua
ngưỡng nhiệt độ thấp lâu hơn. Nunez – Eliseas và Davenport (1994) cho rằng lá còn
non không có khả năng thúc đẩy sự ra hoa vì mầm hoa chỉ khởi phát trên những
chồi sinh trưởng ở thời kỳ ngủ là những chồi mang lá đã phát triển hoàn toàn, co


10

màu xanh đậm và cứng do đã hoá lignin. Quirol (1987) quan sát thấy rằng hàm
lượng tinh bột, đường hoà tan và hàm lượng đạm trong các chồi có kích thích ra hoa
bằng nitrate kali caop hơn các chồi không ra hoa. Sự trưởng thành của chồi có ý
nghĩa quan trọng lên sự ra hoa. Tuy nhiên, trong thời kỳ nghỉ, chồi trưởng thành sẽ
không đáp ứng với sự kích thích. Tuỳ vào tháng ra đọt, sự khởi phát hoa có thể xuất
hiện từ 4-9 tháng sau khi đâm chồi. Trái lại, Chadha và Pal (1986) cho rằng sự sinh
trưởng của chồi ít nhiều do sự quyết định bởi đặc tính của giống và sự phân hoá
mầm trái ở cây ra trái hàng năm là một đặc tính hàng niên. Đối với những cây ra trái
cách năm, năm thuận hay năm nghịch bị chi phối bởi sự phân hoá mầm hoa hơn là
tuổi và sự ngừng sinh trưởng của chồi.
1.4.4 Tuổi lá
Lá có vai trò quan trọng trong sự kích thích ra hoa. Sự khởi phát hoa trên cây
xoài là kết quả tác động phức tạp giữa các giai đoạn phát triển của chồi và yếu tố


Trungmôi
tâm
Họcmặc
liệudùĐH
Cần
Thơ
@ Tài
học
tậptriển
và hoàn
nghiên
cứu
trường,
sự khởi
phát
hoa xuất
hiện liệu
sau khi
lá phát
toàn và
đạt
đến màu xanh đậm nhưng không xác định được ở tuổi nào thì đủ điều kiện để kích
thích ra hoa. Trong thực tế sản xuất ở ĐBSCL, khi tiến hành kích thích ra hoa cho
cây xoài thi tuổi lá là yếu tố quan trọng quyết định thời điểm kích thích ra hoa, tuy
nhiên yếu tố này còn tuỳ thuộc vào từng giống khác nhau. Để khảo sát tuổi lá, có
thể đáp ứng với việc kích thích ra hoa trong điều kiện nhiệt độ thấp (18/100C ngày
và đêm), Nunez – Eliseas và Davenport (1995) nhận thấy tỉ lệ ra hoa ở lá 2, 4 và 8
tuần tuổi có giá trị lần lượt là 8%, 15%, và 64% sau 60 ngày xử lý. Tỷ lệ ra hoa thấp
hơn nhiều nếu chỉ xử lý nhiệt độ thấp như trên, nếu tuổi lá và thời xử lý không thích

hợp thì cây sẽ ra chồi với tỉ lệ ngược lại. Như vậy có thể nói rằng tuổi lá tăng sẽ
thúc đẩy sự kích thích ra hoa và làm giảm các chất ức chế, đặc biệt là Gibberellin
(Pharis và King, 1985) mà mức độ của nó được ghi nhận là giảm cùng với độ
trưởng thành của lá trên giống xoài Irwin.


11

1.4.5 Chất điều hoà sinh trưởng
Ngoài các yếu tố dinh dưỡng, chất điều hoà sinh trưởng có ảnh hưởng đến sự
ra hoa xoài. Kachru và csv (1971) cho rằng chính hàm lượng Gibberellin trong chồi
cao đã làm ngăn cản sự ra hoa của cây xoài và gây ra hiện tượng ra trái cách năm
bởi vì qua thí nghiệm ông nhận thấy hàm lượng Gibberellin trong chồi ở năm
nghịch cao hơn trong năm thuận và khi phun Gibberellin ở nồng độ 400 ppm đã làm
ức chế sự ra hoa hai tuần trong năm thuận. Chacko (1991) chứng minh bằng nhiều
thí nghiệm và kết luận rằng các cây còn tơ không ra hoa được là do hàm lượng
Gibberellin cao ở lá. Tổng hợp những nghiên cứu về vai trò của Gibberellin lên sự
ra hoa của cây xoài, Protacio (2000) cho rằng cây xoài đủ khả năng ra hoa khi hàm
lựơng Gibberellin trong chồi ở mức thấp nhất hay hàm lượng Gibberellin giảm đến
mức không phát hiện được ở giai đoạn 6 tuần trước khi ra hoa. Do đó, biện pháp
nhằm làm giảm nồng độ của Gibberellin được tổng hợp trong rễ như biện pháp cắt
rễ sẽ thúc đẩy sự ra hoa. Ngoài hàm lượng Gibberellin ra, hàm lượng các chất sinh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

trưởng khác cũng thay đổi khác nhau qua các giai đoạn của quá trình ra hoa. Vào

giai đoạn sinh trưởng hàm lượng kinetin cao nhằm giúp cho cây tăng cường phân
chia tế bào và chuyển vị các chất cần thiết cho sự phát triển của cây. Ở giai đoạn ra
hoa, hàm lượng auxin đạt cao nhất vì nó có liên quan tới quá trình tổng hợp

ethylene để giúp cây ra hoa (Paulas và Shanmugavelu, 1988). Các thao tác và hiện
tượng tạo vết thương ở mô cây để giúp cây dễ cảm ứng ra hoa cũng có liên quan
đến khả năng tổng hợp ethylene vào auxin. Thí nghiệm của Mallik (1951) bằng kĩ
thuật xiết vòng dày 2 cm trên hai giống xoài “Banganapally” và “Rumani” cho thấy
các chồi có xiết vòng điều ra hoa sớm.
1.5 HÓA CHẤT XỬ LÝ RA HOA XOÀI

Hiện nay, hóa chất kích thích ra hoa xoài được sử dụng khá phổ biến nhằm
điều khiển cho xoài ra hoa đồng loạt hay sớm hoặc trái vụ. Vì thế biện pháp này đã
được nhiều nhà vườn áp dụng rộng rãi.


12

1.5.1 Paclobutrazol
1.5.1.1 Đặc tính của Paclobutrazol (PBZ)
PBZ có tên gọi khác là Cultar, do công ty ICI phát minh vào thập niên 80 và
có tên hóa học là: (2RS, 3RS)- 1- (4- chlorophenyl) – 4, 4- dimethylethyl – 2- (1H –
1,2,4- triazol – 1- yl) pentan – 3- ol và có công thức tổng quát là C16H20CIN3O.
PBZ là chất ức chế sự sinh tổng hợp GA3 và được sử dụng như là một chất làm
chậm sự tăng trưởng ở nhiều loại cây trồng. PBZ có thể được hấp thu qua lá, tán
cây, thân và rễ, được di chuyển qua mô xylem đến bên dưới chồi sinh mô. Ở đó nó
ngăn cản quá trình sinh tổng hợp Gibberellin và làm chậm tốc độ phân chia tế bào,
làm cho thực vật trở nên già cõi hơn, làm gia tăng việc sản xuất hoa và nụ trái. Khi
xử lí PBZ bằng cách tưới vào đất ở liều lượng 2,5 g a.i/cây đã làm giảm sức mạnh
của cây xoài khoảng 50% so với đối chứng. Tác động của PBZ đã tăng hàm lượng
phenolic trong chồi ngọn, làm tăng tỉ lệ mô gỗ trên mô libe trong thân, làm giảm
hàm lượng ABA nội sinh và mức độ Cytokinin hoạt động (Iyer và Kurian, 1992).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Còn Tongumpai và ctv (1991) và Charnvichit (1992) nhận thấy hiệu quả của PBZ sẽ

được cải thiện khi kết hợp phun thêm KNO3 hay Thiourea (Nguyễn Việt Khởi và
Nguyễn Bảo Vệ, 2003).
Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và sự nhạy cảm của giống, việc xử lí PBZ coa
thể hiệu quả tạo ra trái mùa nghịch, cho trái sớm, làm giảm hiện tượng cho trái cách
năm cũng như những cây cho trái không ổn định (Woon và ctv., 1991).
1.5.1.2 Phương pháp xử lí PBZ
PBZ có thể được rễ hấp thụ và chuyển lên lá cũng như có thể hấp thụ trực tiếp
qua lá nên có thể xử lí bằng cách tưới vào đất hay phun lên lá. Nhằm xác định
phương pháp xử lí PBZ hiệu quả nhất, Buronkar và Gunjate (1993) đã so sánh hiệu
quả của hai phương pháp xử lí PBZ là phun lên lá ở nồng độ 500, 1000 và 2000
ppm và tưới vào gốc ở liều lượng 5 và 10 g a.i/cây trên sự ra trái cách năm của cây
xoài Alphonso 16 năm tuổi trong 3 năm liên tục. Kết quả cho thấy, biện pháp xử lí


13

tưới vào gốc cóa nhiều tiện lợi, dễ áp dụng và ít chi phí hơn so với biện pháp phun
lên lá (Burondkar and Gunjate, 1993; Burondkar và ctv., 1997) và có hiệu quả làm
tăng sự ra hoa và năng suất (Winston, 1992). Để tính liều lượng PBZ bằng phương
pháp tưới vào đất, Gonzalez và Blaikie (2003, trích dẫn Trần Văn Hâu, 2005) dựa
vào đường kính tán cây, chiều cao cây và hệ số 1,25. Công thức tính như sau:
Nồng độ PBZ (g a.i /cây) = (chiều cao cây + trung bình đường kính tán) / 2 *
1,25. Tuy nhiên, điều cần phải lưu y là việc kích thích ra hoa chỉ đạt kết quả trên
những cây khỏe,còn những cây không có đủ các chất carbohydrate biến đổi sẽ đáp
ứng rất kém khi xử lí PBZ.
1.5.1.3 Ảnh hưởng của PBZ lên sự ra hoa, năng suất và phẩm chất trái
Kích thích ra hoa xoài Haden 4 năm tuổi bằng cách tưới PBZ vào đất ở các

nồng độ 5-15 g a.i / cây, Ferrari và Sergent (1996) nhận thấy tất cả các nghiệm thức
có xử lí PBZ đều cho tỉ lệ ra hoa cao hơn, thời gian ra hoa kéo dài hơn so với đối

Trungchứng,
tâm Học
liệu
ĐH
Thơở @
tập
vànách
nghiên
cứu
đặc biệt
phát
hoaCần
xuất hiện
dướiTài
chồiliệu
ngọnhọc
và cả
chồi
mà điều
này
không xuất hiện ở nghiệm thức đối chứng. Voon và ctv. (1991) đã chỉ rõ là năng
suất có bị ảnh hưởng bởi PBZ như làm tăng số trái trên cây, nhưng không ảnh
hưởng đến kích cỡ trái. Phun PBZ ở nồng độ 2000 ppm sẽ làm số trái trên cây cao
hơn (126 trái) và phần trăm ra hoa là 67% khi so sánh với KNO3 ở nồng độ 26.000
ppm. Vaillaume (1991) cũng ghi nhận khi tưới gốc với liều lượng 16 g trên 3 giống
xoài Keitt, Brooks, và Lippens đã làm tăng số trái và trọng lượng trái trên cây.
1.5.2 Thiourea

Thiourea (Thiocarbamide) là hóa chất có tác dụng kích thích ra hoa trên xoài
giống như Nitrate Kali, có thể sử dụng để phá vỡ miên trạng chồi. Công thức hóa
học của thiourea là CH4N2S và có công thức phân tử là H2NCSNH2. Thiourea kích
thích xoài ra hoa 100% ở giống Pahutan, 85% ở giống Carabao (Bondad, 1978,
trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thùy Dung, 2002). Theo Nguyễn Lê Lộc Uyển (2001)
thiourea có hiệu quả hơn KNO3 khoảng 2 lần. Trên giống Nam Dok Mai 3 năm tuổi,


14

Jongumpai và ctv. (1997,trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2004) phun thiourea ở nồng
độ 0,5-1,0% để kích thích ra đọt tập trung. Ở nồng độ 0,5% cây ra đọt rất đồng đều
sau 14-16 ngày, trong khiở nồng độ 1% làm rụng lá rất nghiêm trọng. Trên giống
xoài Kiew Savoey cây cũng ra đọt tập trung sau 14 ngày xử lí ở nồng độ 0,5%.
Dùng Thiourea để xử lí xoài Cát Hòa Lộc ra hoa không ảnh hưởng đến một số
đặc tính phẩm chất trái như TSS, PH, đường tổng số và hàm lượng tinh bột trên
giống xoài này (Nguyễn Lê Lộc Uyển, 2001).
1.5.3 Qui trình xử lí ra hoa xoài

Thu hoạch
mùa nghịch

Xử lý
Paclobutrazol

Ra hoa

1 Học
2 3liệu 4ĐH Cần
5

6
7 Tài
8 liệu
9 học
10 tập
11 và 12
Tháng
Trung tâm
Thơ
@
nghiên
cứu
Phát
triển trái

Kích thích
ra đọt

Tỉa cành
Bón phân

Kích thích
Ra hoa
Đậu trái

Tưới nước

1.5.4 PBZ kết hợp với Thiourea
Thiourea có thể kích thích làm phá vỡ miên trạng của mầm hoa sau khi xử lí
PBZ từ 106-120 ngày và đạt tỉ lệ ra hoa từ 79,2% đến 100% (Charnvichit, 1989).

Chadraparnik và ctv. (1992, trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thùy Dung, 2002) cho biết
phun thiourea ở nồng độ 1500 ppm sau khi phun PBZ ở nồng độ 1000 ppm sẽ làm
tăng tổng số hoa/cây 75% so với cây chỉ phun PBZ mà không phun Thiourea. Ở


×