Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN ủ rơm rạ đến SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT của lúa JASMINE85 TRONG vụ ĐÔNG XUÂN 2009 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.05 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
------o0o------

NGUYỄN VĂN ĐĂNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN Ủ RƠM RẠ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
LÚA JASMINE85 TRONG VỤ
ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ – 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
------o0o------

NGUYỄN VĂN ĐĂNG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN Ủ RƠM RẠ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
LÚA JASMINE85 TRONG VỤ
ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010

Chuyên ngành: NÔNG HỌC
Mã số: 52620104

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Ts. Nguyễn Thành Hối

Cần Thơ – 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đăng


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----------------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông Học với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN Ủ RƠM RẠ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA
LÚA JASMINE85 TRONG VỤ
ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010
Do sinh viên Nguyễn Văn Đăng thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp........................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ..........................................................

Cần Thơ, ngày…..tháng….năm 2010
Thành viên hội đồng

…………………..

………………………

…………………….

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Nguyễn Văn Đăng

Giớ tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 27/02/1985

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Mỹ Tú – Sóc Trăng
Chỗ ở: Ấp Phước Ninh, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm .
Trường: Tiểu học Mỹ Phước D.

Địa chỉ: Ấp Phước THọ C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm .
Trường: Trung học cơ sở Mỹ Tú.
Địa chỉ: Ấp Phước THọ C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng.
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm .
Trường: Trung học phổ thông Huỳnh Hữu Nghĩa.
Địa chỉ: Ấp Cầu Đồn, thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc
Trăng.
Ngày….tháng….năm 2010
Người khai ký tên


Nguyễn Văn Đăng
Kính dâng!
Cha, Mẹ suốt đời vì sự nghiệp tương lai của con.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ts. Nguyễn Thành Hối đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn
này.
Chân thành cảm ơn
Cô Phan Thị Thanh Thủy, các cô trong thư viện khoa Nông nghiệp & SHƯD
và các bạn lớp Nông Học K33 đã giúp đỡ trong quá trình làm luận văn.


NGUYỄN VĂN ĐĂNG. 2010. “ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN Ủ RƠM RẠ ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA LÚA JASMINE85 TRONG VỤ ĐÔNG
XUÂN 2009 - 2010”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông Học. Khoa Nông
Nghiệp – Đại học Cần Thơ.
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thành Hối.


TÓM LƯỢC
Sự phát triển của công nghiệp, đô thị hóa đã lấy đi một phần đất canh tác
nông nghiệp và nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao của nông dân đã thúc đẩy họ
chuyển từ sản xuất từ 1 lên 2 - 3 vụ trong năm làm cho đất không có thời gian phục
hồi. Đồng thời, việc lạm dụng phân hóa học để tăng năng suất cây trồng song song
với đó là sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật đã có những tác dụng xấu đến hệ sinh
thái đồng ruộng. Hệ sinh vật trong ruộng chết dần, đất đai mất dần khả năng sản
xuất. Người dân chỉ chú trọng dùng phân hóa học (Chủ yếu là N, P, K) với liều cao
mà quên bón trả lại phân hữu cơ, dần dần dưỡng chất trong đất bị mất cân đối, kết
cấu đất bị phá hủy năng suất lúa ngày càng giảm và không ổn định, sâu bệnh diễn
biến năng hơn là điều tất yếu. Cho nên, đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN Ủ
RƠM RẠ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA LÚA JASMINE85
TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010” nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của phân hữu
cơ rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất lúa.
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẩu nhiên với 3 nghiệm thức và
3 lần lập lại, cụ thể sau: NT1: Không bón phân hữu cơ rơm rạ; NT2: Bón 5 tấn phân
hữu cơ rơm rạ; NT3: Bón 10 tấn phân hữu cơ rơm rạ. Kết quả như sau: Bón hữu cơ
rơm rạ 5 tấn/ha và 10 tấn/ha không làm khác biệt chiều cao, số chồi so với không
bón qua các giai đoạn sinh trưởng. Về thành phần năng suất, số bông/m2, số
hạt/bông, trọng lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế cũng khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức bón phân hữu cơ 5 tấn/ha, 10


tấn/ha và không bón phân hữu cơ rơm rạ. Chỉ số HI không khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, năng suất có khuynh hướng gia tăng ở
nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ rơm rạ so với nghiệm thức không bón và
điều này cũng được thể hiện qua khuynh hướng gia tăng chỉ số HI ở nghiệm thức
bón phân hữu cơ rơm rạ.



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa.......................................................................................................ii
Lời cam đoan.......................................................................................................iii
Bảng nhận xét của hội đồng báo cáo....................................................................iv
Quá trình học tập..................................................................................................v
Cảm tạ..................................................................................................................vi
Tóm lược.............................................................................................................vii
Mục lục................................................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH...........................................................................................xi
DANH SÁCH BẢNG..........................................................................................xii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT............................................................................. xiii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...............................................................3
1.1 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG LÚA JASMINE85..................................................3
1.2 MỘT SỐ KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA CAO SẢN.................................4
1.2.1 Chuẩn bị đất...........................................................................................4
1.2.2 Chuẩn bị giống.......................................................................................4
1.2.3 Bón phân và chăm sóc............................................................................5
1.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG RƠM, RẠ CỦA NÔNG DÂN HIỆN NAY.....6
1.4 PHÂN HỮU CƠ..........................................................................................8
1.4.1 Khái niệm chất hữu cơ...........................................................................8
1.4.2 Nguồn gốc chất hữu cơ..........................................................................9
1.4.3 Khái niệm phân hữu cơ..........................................................................9
1.4.5 Vai trò của phân hữu cơ đối với đất và cây trồng...................................10
1.4.5.1 Tác dụng cải tạo hóa tính đất..............................................................11
1.4.5.2 Cải tạo lý tính đất................................................................................14
1.4.5.3 Về mặt sinh học...................................................................................15
1.5 VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐỐI VỚI LÚA.......................................16



CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .........................................20
2.1 PHƯƠNG TIỆN..........................................................................................20
2.2 PHƯƠNG PHÁP.........................................................................................22
2.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI........................................................................23
2.4 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT....................................................................24
2.5 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN.................................................25
2.6 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ...........................................................25
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................26
3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VỀ MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH VÀ
SÂU BỆNH TRONG THỜI GIAN LÀM THÍ NGHIỆM...................................26
3.2 SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA..................................27
3.2.1 Chiều cao cây lúa....................................................................................27
3.2.2 Số chồi trên/m2........................................................................................30
3.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT.............................................................32
3.3.1 Số hạt chắc/bông.....................................................................................32
3.3.2 Trọng lượng 1000 hạt..............................................................................34
3.3.3 Năng suất lý thuyết.................................................................................36
3.3.4 Năng suất thực tế.....................................................................................37
3.3.5 Chỉ số thu hoạch (HI)..............................................................................40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................45
PHỤ CHƯƠNG...................................................................................................50


DANH SÁCH HÌNH

HÌNH
1.1


TÊN HÌNH

Trang

Các thời kỳ bón phân và điều chỉnh mực nước ruộng cho lúa sạ ướt, với
giống có thời gian sinh trưởng 100 ngày................................................5

1.2

Tổng quát các thành phần chất hữu cơ được phân hủy.............................8

1.3

Các dạng lân trong đất..............................................................................18

3.1

Chỉ số thu hoạch (HI) của giống lúa Jasmin 85 ở các mức phân rơm rạ.............41

3.2

Tương quan giữa năng suất lý thuyết và chỉ số HI của giống lúa Jasmine85
...............................................................................................................42


DANH SÁCH BẢNG

BẢNG


TÊN BẢNG

Trang

1.1

Thành phần dinh dưỡng từ rơm rạ sau thu hoạch lúa ở Châu Á...................7

1.2

Đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất..................................................11

1.3

Tỷ lệ mùn của một số loại phân hữu cơ.......................................................12

1.4

Tính mang điện của một số keo đất.............................................................13

1.5

Đánh giá mức độ phân hủy của chất hữu cơ trong đất.................................15

2.1

Đặc điểm của phân rơm rạ...........................................................................20

2.2


Bảng phân tích một số đặc điểm vật lý và hóa học của đất thí nghiệm........21

2.3

Các thới điểm bón phân cho lúa...................................................................22

3.1

Đặc điểm khí hậu Thành phố Cần Thơ năm 2009........................................27

3.2

Chiều cao (cm) cây lúa Jasmine85 ở các mức phân rơm rạ theo thời gian sinh
trưởng.....................................................................................................28

3.3

Số chồi giống lúa Jasmine85 ở các mức phân rơm rạ theo thời gian sinh
trưởng.....................................................................................................30

3.4

Số bông/m2 , số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt của giống lúa Jasmine85 ở
các mức phân rơm ra.................................................................................35

3.5

Năng suất lý thyết và năng suất thực tế của giống lúa Jasmine85 ở các mức
phân rơm rạ............................................................................................38



DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
vsv : Vi sinh vật
CHC : Chất hữu cơ
NSKG : Ngày sau khi gieo


MỞ ĐẦU
Lâu nay rơm, rạ vẫn được coi là rác thải sau mỗi vụ thu hoạch và người dân
thường đốt đi. Việc đốt rơm, rạ như ở một số nước: Việt Nam, Philippies, SriLanka, Indonesia và Ấn Độ là rất phổ biến, đã làm cho môi trường sinh thái mất cân
bằng và quan trọng là mất đi một lượng đáng kể dinh dưỡng, làm ô nhiễm môi
trường (Phạm Thị Phấn và Nguyễn Kim Chung, 2005). Mặc khác, trong trồng trọt
phân bón là vật tư không thể thiếu đối với cây trồng, nhưng việc lạm dụng quá
nhiều phân hoá học đã làm hư hại đất, ảnh hưởng đến môi trường và làm mất cân
đối dinh dưỡng trong cây, giảm sức đề kháng và dẫn đến giảm năng suất, chất lượng
sản phẩm. Cho nên, hiện nay thế giới đang có khuynh hướng hướng đến một nền
nông nghiệp bền vững và nông nghiệp sạch. Tiêu chí của sản xuất nông nghiệp trên
có nhiều vấn đề, nhưng tập trung là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và bảo vệ môi
trường (trong đó có bảo vệ nguồn nước và bảo tồn tài nguyên đất). Biện pháp là sử
dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, phân hữu cơ, …, một cách hợp lý,
hiệu quả hơn, tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp và tránh ô nhiễm môi trường, chất
lượng nguồn nước và đất đai hàng năm vẫn được duy trì tốt, chứ không phải chúng
ta chỉ khai thác trong một khoảng thời gian vài năm rồi đất đai trở nên cằn cỗi và
môi trường nước, đất bị huỷ hoại như vậy sẽ không bền vững. Theo kết quả thực
nghiệm về dinh dưỡng cây trồng các nhà khoa học Pháp (Boussingau lt, Deheran)
Đức (Liebig), những người này được xem là các nhà tiên phong về hóa học nông
nghiệp họ cho rằng “Để cho đất khỏi bị kiệt quệ cần phải trả lại cho đất tất cả các
yếu tố phân bón cây lấy đi theo sản phẩm thu hoạch”, (Trích Vũ Hữu Yêm và ctv.,
2001). Khai thác, sử dụng hữu cơ là một giải pháp để bảo tồn tài nguyên đất trong

sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo ra được sản phẩm sạch hơn. Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) của chúng ta được xem là vựa lúa lớn của Việt Nam. Tuy
nhiên, do việc sản xuất liên tục 3 vụ lúa trong năm như hiện nay, nông dân thường
đốt rơm để tranh thủ được lịch thời vụ hoặc khỏi tốn công di chuyển và cùng với
việc bón phân hóa học cao đã làm cho đất trồng lúa ngày càng bạc màu, mất dần
khả năng sản xuất. Vì vậy, sử dụng phân hữu cơ nói chung và phân rơm rạ nói riêng
để bón trả lại cho đồng ruộng là một giải pháp thiết thực, hữu ích và hiệu quả kinh


tế cao thay vì đốt bỏ đi. Việc áp dụng phương pháp này không chỉ giúp cải thiện
được độ phì nhiêu cho đồng ruộng, hy vọng tăng năng xuất lúa mà còn giải quyết
được vấn đề ô nhiễm môi trường từ rơm rạ. Cho nên, đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA
PHÂN Ủ RƠM RẠ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA LÚA
JASMINE85 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2009 - 2010 được thực hiện nhằm tìm
hiểu ảnh hưởng của phân hữu cơ rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất lúa.


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG LÚA JASMINE85
Jasmine 85 được xem là giống lúa thơm đầu tiên, ngắn ngày, cho năng suất
cao.
Theo Trương Đích (2000) có một số đặc điểm sau:
+ Jasmine85 (Dòng lai IR 841-85) được chọn tạo từ tổ hợp lai Pata/TN 1//
Khao dawk Mali của Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI). Nhập nội vào Việt Nam
năm 1992 và được sản xuất rộng tại các tỉnh ĐBSCL.
+ Chu kỳ sinh trưởng từ 100 – 110 ngày, ở miền bắc thì vụ xuân là 144 ngày
và vụ mùa 118 ngày.
+ Chiều cao cây trung bình từ 80 – 90 cm.
+ Số bông/bụi: 8 – 10, lúa nở bụi khá.

+ Bông dài: 20 – 25 cm; hạt chắc/bông: 80 – 100.
+ Hạt to và dài, trọng lượng 1000 hạt trung bình từ 25 – 26 gram. Kích thước
hạt trung bình dài từ 7,2 – 7,8 mm, rộng từ 2,1 – 2,2 mm.
+ Năng suất trung bình đạt từ 4,6 – 6 tấn/ha, ở miền bắc từ 3 – 5 tấn/ha.
+ Cứng cây, ít đổ ngã, chịu phèn, mặn nhẹ.
+ Giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu loại cao cấp, hạt trong, không bạc bụng, có
mùi thơm vừa, dẻo độ hồ hóa cấp 4 – 5.
+ Khả năng chống chịu sâu bệnh: Không kháng rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh
không vằn, nhiễm bệnh xoắn lá.
Còn theo Nguyễn Thị Lan (2000):
+ Chu kỳ sinh trưởng từ từ 105 – 110 ngày.
+ Chiều cao cây trung bình từ 110 – 115 cm.
+ Bông dài: 26,2 cm; hạt chắc/bông: 106.
+ Hạt to và dài, trọng lượng 1000 hạt trung bình từ 26 gram.
+ Tán lá đứng, đẻ nhánh trung bình.


+ Nhiễm năng rầy nâu, bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, bệnh xoắn lá, một số bệnh
siêu vi trùng của lúa cỏ.
+ Năng suất 4 – 6 tấn/ha.
+ Mùi thơm nhẹ, cấp 5. Ngon, ngọt cơm, không bạc bụng.
+ Hàm lượng amylose 18 – 22%.
1.2 MỘT SỐ KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA CAO SẢN
1.2.1 Chuẩn bị đất
Đất phải được cài ải hoặc cài vùi rơm, rạ, cỏ dại, diệt mầm sâu bệnh và ngăn
sự bốc phèn, bốc mặn lên tầng đất mặt. Trước khi gieo sạ bơm nước vào rồi tiến
hành trục lại cho đất thật nhuyễn tạo một lớp bùn mềm dầy ở trên mặt. Rút nước ra
cạn, đánh rãnh, san bằng mặt luống và sạ. Ở nơi nào phải sạ liền không có thời gian
ngâm đất thì phải dọn hết rơm rạ và cỏ dại đem ra khỏi ruộng trước khi làm đất. Vì
rơm rạ, cỏ dại tươi bị phân giải trong điều kiện yếm khí sẽ sản sinh ra chất độc (acid

hữu cơ với nồng độ cao) làm hại rễ lúa (hiện tượng ngộ độc hữu cơ).
1.2.2 Chuẩn bị giống
Cần chọn giống lúa thích nghi tốt với điều kiện địa phương cho năng suất cao,
ổn định, kháng một số đối tượng sâu bệnh chính trong vùng và có phẩm chất gạo tốt
đạt yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Hạt giống cần phải phơi khô, đãi sạch hạt lép
lửng, hạt cỏ, ngâm trong nước sạch 24 giờ, ủ 36 - 48 giờ. Trong quá trình ngâm, cần
thay nước ít nhất 1 lần để loại nước chua.
Tốt nhất nên dùng giống xác nhận hoặc nguyên chủng. Lượng hạt giống cần
cho mỗi hecta tùy loại đất, giống lúa, tỉ lệ nẩy mầm của hạt và mùa vụ gieo trồng,
trung bình từ 100-150 kg/ha.
- Trước khi gieo xịt thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm sau khi sạ,
bắt hết ốc bưu vàng hoặc dùng thuốc diệt ốc. Sạ vãi hay sạ hàng tùy vào điều kiện
của từng nông hộ.


1.2.3 Bón phân và chăm sóc
Tổng lượng phân các loại cần thiết cho một vụ lúa tùy thuộc vào giống lúa,
độ phì của đất, mùa vụ trồng và mức độ thâm canh. Nói chung, trên hầu hết các loại
đất phù sa ở ĐBSCL, công thức phân 90-40-30 (kg N, P2O5, K2O/ha) tổng quát cho
đa số các giống lúa ngắn ngày còn trong thí nghiệm có thể dùng công thức 100-6030. Tùy điều kiện cụ thể từng nơi, từng vụ, từng giống mà gia giảm số lượng và loại
phân cho phù hợp. Có thể sử dụng các loại phân đơn hay phân hỗn hợp như NPK
16-16-8, NPK 20-20-15,…. nhưng phải đáp ứng đủ nhu cầu N-P-K cho cây lúa.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), nên chia ra nhiều lần bón phân và bón theo giai
đoạn được trình bày ở Hình 1.1.

Hình 1.1 Các thời kỳ bón phân và điều chỉnh mực nước ruộng cho lúa sạ ướt, với
giống có thời gian sinh trưởng 100 ngày (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008)


Thường xuyên theo dõi mực nước trong ruộng, trong suốt thời gian sinh

trưởng của cây lúa mực nước trong ruộng không ngập sâu quá 10 cm, mực nước
tăng dần theo sinh trưởng của cây và đạt 10 cm vào giai đoạn khoảng 40 – 45 ngày
sau gieo. Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm và có biện pháp
phòng trị kịp thời.
1.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG RƠM, RẠ CỦA NÔNG DÂN HIỆN NAY
Khối lượng rơm được sản xuất ra tùy thuộc vào chế độ nước, mùa vụ, cây
trồng, phân bón trong đất và tỷ lệ lúa/rơm, nếu tỷ lệ lúa/rơm của đất khô và đất ngập
nước đều nhau thì trung bình khối lượng rơm trên mỗi hecta của lúa nước sẽ cao 2
lần so với đất khô (Phạm Thị Phấn và ctv., 2002). Rơm, rạ chứa khoảng 0,5-0,8%
N; 0,16-0,27% P2O5; 0,05-0,1 %S; 1,4-2 % K2O; 4-7 % Si; 40% C và là nguồn cung
cấp đạm, kali quan trọng nếu được trả lại cho đất, năm 1981 trên toàn thế giới sản
xuất khoảng 408 triệu tấn lúa (Ponnamperuma, 1984; Dobermanm và Fairhurst,
2000). Giả sử tỷ lệ hạt/rơm là 2:3 thì tổng lượng rơm, rạ là trên khoảng 600 triệu
tấn, khi đó lượng rơm, rạ này chứa khoảng 3,6 triệu tấn N, 0,6 triệu tấn P2O5 và 9
triệu tấn K2O, (Ponnamperuma, 1984; Đỗ Thị Ren và ctv., 1999 trích Phạm Thị
Phân và ctv., 2002).
Ở những nước nhiệt đới thì 1 tấn lúa khô thì có gần 1,5 tấn rơm và nó chứa
5kg N, 2kg P2O5, 25kg K2O, 70kg Si, 6kg Ca, 2kg Mg,… (Bảng 1.1), và đồng thời
nó còn chứa hợp chất C-N cung cấp cho các vi sinh vật (vsv) biến dưỡng bao gồm:
Đường, tinh bột, lignin, cellulose, hemicellulose, pectin và protein. Trong khi ở
trạng thái khô thì rơm chứa khoảng 40%C cho nên nó kích thích sự hoạt động của
vsv dị dưỡng và quang dưỡng cố định đạm trong đất khi ngập lũa (Phạm Thị Phấn
và ctv., 2002).


Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng từ rơm rạ sau thu hoạch lúa ở Châu Á
(Schiere và ctv., 1989)
Loại Dinh dưỡng Khoáng
Đơn Vị
Hàm lượng

Ca
%
0,38
P
%
0,12
Mg
%
0,17
Na
%
0,11
K
%
2,06
Cu
mg/kg
7,7
Fe
mg/kg
552,0
Zn
mg/kg
117,3
Mn
mg/kg
338,9
Hiện nay, nông dân thường không chú ý nhiều đến việc sử dụng hợp lý và có
hiệu quả lượng lớn rơm, rạ này. Nông dân ở một số nước như: Việt Nam,
Philippies, Sri-Lanka, Indonesia và Ấn Độ đốt rơm là rất phổ biến, đã làm cho môi

trường sinh thái mất cân bằng và quan trọng là mất đi một lượng đáng kể N, P và C
trên đồng ruộng, tăng lượng CO2 làm ô nhiễm môi trường (Phạm Thị Phấn và
Nguyễn Kim Chung, 2005). Theo kế quả điều tra của Lâm Văn Lĩnh (2006) và
Đặng Công Bình (2006), nông dân ở 3 tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trà Vinh cho
thấy 46 – 49% rơm được nông dân đốt , 8 – 9% bỏ đi, chỉ có 17 – 27% dùng trồng
nấm và 17 – 21% phủ liếp. Nếu ta ủ chúng lại và bón trả vào đất thì không những
cung cấp thêm một lượng đáng kể dinh dưỡng cho cây, trả lại cho đất một phần
dinh dưỡng khoáng trung và vi lượng cho cây mà phân hóa học hầu như không có.

1.4 PHÂN HỮU CƠ
1.4.1 Khái niệm chất hữu cơ


Chất hữu cơ (CHC) là thành phần cơ bản kết hợp với các sản phẩm phong hóa
từ đá mẹ để tạo thành đất. Chất hữu cơ là đặt trưng để phân biệt đất với đá mẹ và là
nguồn nguyên liệu để tạo nên độ phì của đất. Số lượng và tính chất của CHC quyết
định nhiều tính chất lý – hóa – sinh học của đất (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế
Hùng, 1999).
Chất hữu cơ trong đất có thể được chia thành hai thành phần chính : Thành
phần dễ phân hủy (labile organic matter hoặc light fracrion) và thành phần đa phân
tử, khó phân hủy (humus material hoặc heavy fraction). Phần khó phân hủy này liên
kết với khoáng sét tạo nên đất hữu cơ, đây là thành phần chính chiếm từ 80 – 90%
lượng C trong đất. Trong 100gram CHC khi phân hủy có 60 – 80% tạo thành khí
CO2, 3 – 8% chuyển thành sinh khối của vsv trong đất, 3 – 8% hợp chất không phải
humus và 10 – 30% hợp chất humus (Hình 1.2) (Võ Thị Gương, 2006).
CO2

CHC

100g


Sinh khối
3 – 8%

CO2 trong đất
60 – 80%
Humus
10 – 30%
Hợp chất không mùn
3 – 8%

Hình 1.2 Tổng quát các thành phần chất hữu cơ được phân hủy (Võ Thị Gương,
2006)

Chất hữu cơ là thành phần quý nhất của đất, hàm lượng CHC trong đất có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao độ phì tự nhiên của đất, do đó nó ảnh hưởng đến
nhiều tính chất lý – hóa – sinh học và là nguồn dinh dưỡng quan trọng của đất


(Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999 ; Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Nguồn
CHC dễ phân hủy là chìa khóa cung cấp đạm và nhiều khoáng chất khác của đất,
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, ngược lại thành phần khó phân hủy của CHC
lại đóng vai trò ổn định cấu trúc vật lý của đất ( De Datta và ctv., 1988; Vlek và
Byrne, 1986).
1.4.2 Nguồn gốc chất hữu cơ
Chất hữu cơ trong đất được bổ sung từ các nguồn chính sau :
- Xác sinh vật: Động vật, thực vật, vsv và các động vật đất. Trong đó xác
thực vật là nguồn bổ sung CHC chủ yếu cho đất, trung bình hàng năm có từ 5 – 15
tấn thân, lá và rễ cây được bổ sung vào mỗi hecta. Ngoài thực vật, xác vsv, động vật
cũng cung cấp một phần CHC đáng kể, mặc dù khối lượng không lớn nhưng chất

lượng cao (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999 ; Ngô Thị Hồng Liên,
2006).
- Phân hữu cơ được dùng phổ biến như : Phân chuồng, phân xanh, bùm ao,
.v.v.
1.4.3 Khái niệm phân hữu cơ
Phân hữu cơ là loại phân được loài người sử dụng đầu tiên từ gần 3000 năm
trước đây (tại Trung Quốc) và được sử dụng phổ biến đến ngày nay. Phân hữu cơ
được chia làm 2 nhóm (dựa vào thành phần và tính chất khác nhau của chúng): Chất
cải tạo đất và phân hữu cơ (theo nghĩa hẹp). Nhóm chất cải tạo là nhóm có tỷ lệ C/N
cao đất được vùi vào trong đất không thông qua chế biến. Nhóm phân hữu cơ có tỷ
lệ C/N thấp và được qua chế biến hoặc không, bón vào đất nhằm cung cấp dinh
dưỡng là chính (Nguyễn Như Hà và ctv., 2006).
Phân hữu cơ là các loại CHC khi vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Quan trọng hơn nữa là phân hữu cơ có khả
năng cải thiện độ phì nhiêu của đất (Vũ Hữu Yên và ctv., 2001; Chu Thị Thơm và
ctv., 2005; Nguyễn Như Hà và ctv., 2006).


Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv., (2005), phân hữu cơ là loại phân chứa các
chất dinh dưỡng ở dạng những hợp CHC. Những chất dinh dưỡng này cây không
trực tiếp sử dụng được mà phải qua sự phân giải của các vsv và các tác động lý, hóa
trong đất.
1.4.5 Vai trò của phân hữu cơ đối với đất và cây trồng
Mặc dù nền công nghiệp hóa học trên thế giới ngày càng phát triển, phân hữu
cơ cũng vẫn được xem là nguồn phân quý giá đối với cây trồng và đất. Phân hữu cơ
không những giúp tăng năng suất cây trồng mà còn nâng cao hiệu lực của phân hóa
học, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất ( Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004).
Đất bao gồm ba thành phần chính là phần rắn, phần lỏng, phần khí. Một loại
đất gọi là tối hảo cho cây trồng thì phần rắn có khoảng 45% thể tích là khoáng sét,
5% là CHC, ẩm độ tối hảo khoảng 25% và 25% thể tích là không khí (Ngô Ngọc

Hưng, 2009). Khi đất chứa nhiều dưỡng chất trong đó đặc biệt là CHC và mùn sẽ
hình thành nên độ phì nhiêu mà nó có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu của cây
trồng về các chất dinh dưỡng, với số lượng, dạng và tỷ lệ thích hợp để cây có thể
sinh trưởng và phát triển tốt, tạo ra lượng sinh khối lớn nhất, đất nào có khả năng
thoả mãn nhu cầu của cây trồng cao, cho năng suất cao thì được gọi là phì nhiêu và
ngược lại (Đỗ Thị Thanh Gen, 1999). Một đất được gọi là phì nhiêu thì không thể
thiếu thành phần CHC gồm chưa phân hủy, bán phân hủy và phân hủy. Theo Bảng
1.2 CHC được chia ra nhiều mức độ khác nhau dựa vào lượng CHC hiện diện trong
đất.

Bảng 1.2 Đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong đất (I.V. Chiurin, 1951, 1972 trích
Đỗ Thị Thanh Gen, 1999)
Chất hữu cơ (%)
Đánh giá
<1
Rất nghèo
1,1 - 3
Nghèo
3,1 - 5
Trung bình


5,1 - 8
>8,1

Khá
Giàu

Chất hữu cơ và mùn (mùn được sinh ra trong quá trình phân huỷ của các chất hữu
cơ) đóng vai trò quan trọng vô cùng đối với tất cả các quá trình lý – sinh – hoá xảy ra trong

đất, người ta coi mùn là một chỉ tiêu quyết định lớn đến độ phì nhiêu của đất. Mùn là kho
thức ăn cho cây và các vsv, chứa một lượng khá đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng mà cây
trồng và một số vsv sử dụng được như: N, P, K, S, Mg, Ca, v.v…., nguyên tố vi lượng.
Ngoài ra mùn còn kích thích sự hoạt động của các vsv có lợi tăng khả năng phân huỷ các
CHC, tăng khả năng dự trữ chất dinh dưỡng, dự trữ nước và tăng độ xốp của đất, giúp bộ
rễ của cây trồng hoạt động mạnh.

1.4.5.1 Tác dụng cải tạo hóa tính đất
Hóa tính của đất được định nghĩa là toàn bộ các phản ứng hóa lý xuất hiện
giữa các thành phần trong đất hoặc là chất được cho vào đất (Ngô Ngọc Hưng,
2009). Như vậy, phân hữu cơ bón vào đất sau khi được vsv phân giải sẽ cung cấp
thêm các dinh dưỡng khoáng góp phần làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho cây
trồng và vsv. Hàng năm có trung bình từ 2 – 5% CHC được khoáng hóa, trong khi
đó tốc động mùn hóa có thể thấp hơn nếu đất bị canh tác liên tục và không cung cấp
đủ CHC cho quá trình mùn hóa ( Đỗ Thị Thanh Gen, 1999; Ngô Ngọc Hưng và
ctv., 2004).
Mùn chiếm một tỷ lệ cao trong CHC (85 – 90%), là những hợp chất cao phân
tử, có cấu tạo phức tạp (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999; Hà Thị
Thanh Bình và ctv., 2002 ). Tuy nhiên, mỗi loại phân có một tỷ lệ mùn khác nhau
(Bảng 1.3) tùy vào điều kiện khi CHC được phân hủy và bản chất của CHC đó.
Bảng 1.3 Tỷ lệ mùn của một số loại phân hữu cơ (Hà Thị Thanh Bình và ctv., 2002)
Loại phân
Phân chuồng
Phân rơm, rạ khô
Tàn dư cây trồng, thực vật
Phân xanh

Tỷ lệ mùn
40 – 50%
20%

15 – 20%
20 – 30%


Chất hữu cơ được xem như ngôi nhà dự trữ dinh dưỡng, trong quá trình phân
giải CHC có thể làm tăng khả năng hòa tan của một số chất khó tan, cung cấp đầy
đủ dinh dưỡng dưới dạng dễ tiêu cho cây và vsv. Việc hình thành các phức hợp hữu
cơ – vô cơ cũng có thể làm giảm khả năng di động của một số nguyên tố khoáng
nên giữ được phân bón, làm hạn chế khả năng đồng hóa kim loại nặng của cây, sản
phẩm nông nghiệp trở nên sạch hơn. Quan trọng hơn là phức hợp hữu cơ – vô cơ,
mùn, hay keo đất hạn chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng và làm tăng tính đệm của đất
(Vũ Hữu Yên và ctv., 2001; Hà Thị Thanh Bình và ctv., 2002; Nguyễn Như Hà và
ctv., 2006; Tran Thi Ngoc Son và ctv., 2008; Võ Thị Gương, 2006).
Mùn còn làm tăng khả năng trao đổi và hấp thu dinh dưỡng giữa đất và cây.
Trên bề mặt của hợp chất mùn có các gốc có thể mang điện tích âm như hydroxy
-OH, carboxilic –COOH, phenolic group –COH (Bảng 1.4). Độ lớn của điện tích
âm tùy thuộc pH của đất. Ở đất có pH cao, khả năng trao đổi cation của humus vào
khoảng 150 – 300 cmol/kg rất cao so với CEC của khoáng sét. Vì thế, các CHC sau
khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi và hấp thu dinh dưỡng cho đất. Đặc tính
này rất quan trọng với đất có thành phần cơ giới nhẹ, mùn còn kết hợp với phiến sét
tạo thành thành phần cơ bản của phức hệ hấp thu giúp đều tiết dinh dưỡng cho cây
trồng, humus còn thúc đẩy tiến trình phân hủy phiến sét và bản thân quá trình
khoáng hóa của chính nó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cho nên mùn là kho
dự trữ dinh dưỡng rất quan trọng cho cây trồng và được vsv khoáng hóa từ từ (Vũ
Hữu Yên và ctv., 2001; Nguyễn Như Hà và ctv., 2006; Võ Thị Gương, 2006 ; Hà
Thị Thanh Bình và ctv., 2002 ).
Bảng 1.4 Tính mang điện của một số keo đất (Ngô Ngọc Hưng, 2009)
Keo đất

Điện tích âm


Humus (Chất mùn)
Vermiculite
Smectite
Illite
Kaolinite
Fe & Al Oxides

200
120
100
40
12
5

Điện tích

% Điện tích

% Điện tích

dương
0
0
0
0
4
5

không đổi

10
95
95
80
5
0

biến đổi
90
5
5
20
95
100


×