Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHUN KALI NITRATE QUA lá đến NĂNG SUẤTVÀ PHẨM CHẤT TRÁI QUÝT ĐƯỜNG(Citrus reticulatablanco) tại HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.53 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

THẠCH HIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN KALI NITRATE QUA LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
TRÁI QUÝT ĐƯỜNG (Citrus reticulata Blanco)
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

LUẬN VĂN KỸ SƯ NÔNG HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN KALI NITRATE QUA LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
TRÁI QUÝT ĐƯỜNG (Citrus reticulata Blanco)
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện:

PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ

Thạch Hiệp

ThS. Bùi Thị Cẩm Hường

MSSV: 3083638
Lớp: Nông Học K34

Cần Thơ, 2012


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN KALI NITRATE QUA LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
TRÁI QUÝT ĐƯỜNG ( Citrus reticulata Blanco)
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG”
Do sinh viên THẠCH HIỆP thực hiện.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…… tháng ……. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn


PGS.TS. NGUYỄN BẢO VỆ

ThS. BÙI THỊ CẨM HƯỜNG


iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA PHUN KALI NITRATE QUA LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
TRÁI QUÝT ĐƯỜNG ( Citrus reticulata Blanco)
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG”
Do sinh viên THẠCH HIỆP thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
ngày……tháng ……năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức ………………

Ý kiến hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2012
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
Thành viên 1

Thành viên 2


Thành viên 3

…………………

…………….......

…………………

DUYỆT KHOA
TRƯỞNG KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2012

Thạch Hiệp


v

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Thạch Hiệp
Năm sinh: 1989

Nơi sinh: Châu Điền, Cầu Kè, Trà Vinh
Họ và tên Cha: Thạch Sane
Họ và tên Mẹ: Thạch Thị Hone
Quê quán: Châu Điền, Cầu Kè, Trà Vinh.
Quá trình học tập:
Năm 1996-2001: học sinh trường tiểu học Châu Điền D
Năm 2001-2005: học sinh trường THCS Châu Điền
Năm 2005-2008: học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Trà Vinh
Năm 2008-2012: sinh viên trường Đại học Cần Thơ.


vi

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha Mẹ, người đã hết lòng vì sự nghiệp của con.
Thành kính ghi ơn,
PGs.Ts. Nguyễn Bảo Vệ và ThS. Bùi Thị Cẩm Hường đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt kinh nghiệm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp.
Chân thành biết ơn,
Thầy Nguyễn Hồng Phú, cô Trần Thị Bích Vân đã nhiệt tình và chỉ dẫn em trong
thời gian thực hiện đề tài.
Các anh, chị lớp Cao học Trồng Trọt K17 và các bạn Nông Học K34 đã giúp đỡ em
hoàn thành luận văn này.
Thân ái gởi về,
Các bạn sinh viên Khoa Nông Nghiệp và SHƯD những lời chúc tốt đẹp và thành
công.
Trân trọng


Thạch Hiệp


vii

Thạch Hiệp, 2012. “Ảnh hưởng của phun kali nitrate qua lá đến năng suất và
phẩm chất trái quýt đường (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Phụng Hiệp,
tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học. Khoa Nông Nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn
Bảo Vệ và ThS. Bùi Thị Cẩm Hường.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của phun kali nitrate qua lá đến năng suất và phẩm chất trái quýt
Đường (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực
hiện nhằm mục tiêu xác định số thời điểm phun phân bón lá kali nitrate thích hợp
nhất để có thể nâng cao phẩm chất và năng suất trái quýt Đường sau thu hoạch. Thí
nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, 3
cây/lặp lại. Có tất cả 5 nghiệm thức là 5 thời điểm phun phân bón lá kali nitrate: đối
chứng (không phun), 2, 4, 6 và 8 tuần/lần. Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 05
năm 2011 đến tháng 12 năm 2011 tại vườn quýt Đường trên 4 năm tuổi của hộ nông
dân ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tất cả các nghiệm
thức được phun với liều lượng như nhau (5 g/l). Thời điểm bắt đầu phun kali nitrate
lúc trái non xuất hiện và có đường kính từ 1-2 cm. Kết quả thí nghiệm được ghi
nhận như sau: (1) Các chỉ tiêu số múi, số hạt chắc và số hạt lép/trái không khác biệt
nhau; (2) Phun kali nitrate qua lá ở thời điểm 4 tuần/lần có trọng lượng trái (165 g),
đường kính trái (6,91 cm), chiều cao trái (6,08 cm), màu sắc vỏ trái (E=45,2), độ
Brix (9,79%), vitamin C (44,8 mg/100 g) cao nhất, có trị số pH (3,95) thấp nhất và
cho năng suất trái cao nhất (27,2 kg/cây).
Từ khóa: quýt Đường, kali nitrate, phun qua lá, năng suất, phẩm chất.



viii

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CAM ĐOAN

iv

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

v

LỜI CẢM TẠ

vi

TÓM LƯỢC

vii

MỤC LỤC

viii

DANH SÁCH BẢNG


xi

DANH SÁCH HÌNH

xii

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Nguồn gốc và phân loại quýt Đường

2

1.1.1 Nguồn gốc

2

1.1.2 Phân loại

2

1.2 Tình hình sản xuất cây có múi

3


1.2.1 Tình hình sản xuất cây có múi trên thế giới

3

1.2.2 Tình hình sản xuất cây có múi ở Việt Nam

3

1.2.3 Tình hình sản xuất cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long

4

1.3 Đặc tính thực vật cây có múi

4

1.3.1 Rễ

4

1.3.2 Thân, cành

5

1.3.3 Lá

5

1.3.4 Hoa


5

1.3.5 Trái

6

1.3.6 Hột

6

1.4 Quá trình sinh trưởng và phát triển trái của cây có múi

7

1.5 Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá

7

1.5.1 Con đường hấp thu chất khoáng qua lá

8

1.5.2 Sự di chuyển các dưỡng chất bên trong lá

9

1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất qua lá

10



ix

1.6 Phân kali nitrate (KNO3)

11

1.6.1 Đặc tính hóa lý của kali nitrate

11

1.6.2 Vai trò của kali nitrate đối với cây trồng

11

1.6.3 Một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng phân kali nitrate
trên cây trồng
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện

15
16
16

2.1.1 Thời gian và địa điểm

16

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm


16

2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

16

2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

17

2.3.1 Đường kính và chiều cao trái

17

2.3.2 Trọng lượng trái và trọng lượng vỏ trái

17

2.3.3 Độ dày vỏ trái

17

2.3.4 Màu sắc vỏ trái

17

2.3.5 Số múi, hột chắc, hột lép và tổng số hột

17


2.3.6 Độ Brix

18

2.3.7 Trị số pH dịch trái

18

2.3.8 Hàm lượng vitamin C

18

2.3.9 Năng suất

19

2.3.10 Đánh giá cảm quan

19

2.4 Xử lý số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đường kính và chiều cao trái

20
21
21

3.1.1 Đường kính trái


21

3.1.2 Chiều cao trái

22

3.2 Trọng lượng trái

23

3.3 Trọng lượng vỏ trái

24

3.4 Độ dày vỏ trái

25

3.5 Độ khác màu vỏ trái

26

3.6 Số múi, hột chắc, hột lép và tổng số hột

27


x

3.7 Độ Brix, trị số pH và hàm lượng vitamin C


28

3.7.1 Độ Brix

28

3.7.2 Trị số pH dịch trái

29

3.7.3 Hàm lượng vitamin C

30

3.8 Năng suất

31

3.9 Đánh giá cảm quan

32

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

34

4.1 Kết luận

34


4.2 Đề nghị

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

35


xi

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Thang đánh giá một số đặc điểm bên ngoài của trái quýt
đường

20

3.1

Số múi, hạt chắc, hạt lép và tổng số hạt trên trái quýt Đường

giữa các nghiệm thức phun kali nitrate ở các thời điểm khác
nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

28


xii

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

3.1

Đường kính trái quýt Đường giữa các nghiệm thức phun kali
nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

21

3.2

Chiều cao trái quýt Đường giữa các nghiệm thức phun kali
nitrate tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

22

3.3


Trọng lượng trái quýt Đường giữa các nghiệm thức phun kali
nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

24

3.4

Trọng lượng vỏ trái quýt Đường giữa các nghiệm thức phun
kali nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

25

3.5

Độ dày vỏ trái quýt Đường giữa các nghiệm thức phun kali
nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

26

3.6

Độ khác màu vỏ trái quýt Đường giữa các nghiệm thức phun
kali nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

27

3.7

Độ Brix của trái quýt Đường giữa các nghiệm thức phun kali

nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

29

3.8

Trị số pH của trái quýt Đường giữa các nghiệm thức phun
kali nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

30

3.9

Hàm lượng vitamin C của trái quýt Đường giữa các nghiệm
thức phun kali nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

31

3.10

Năng suất của quýt Đường giữa các nghiệm thức phun kali
nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang

32

3.11

Thang đánh giá cảm quan trái quýt Đường giữa các nghiệm
thức phun kali nitrate khác nhau tại Phụng Hiệp, Hậu Giang


33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quýt Đường (Citrus reticulata Blanco) là loại cây ăn trái có phẩm chất
ngon, có giá trị dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Trong thành phần thịt trái có
chứa 6-12% đường (chủ yếu là đường saccaroza), hàm lượng vitamin C từ
40-90 mg/100 g tươi, các axit hữu cơ từ 0,4-1,2%, trong đó có nhiều loại axit có
hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm.
Trái quýt Đường dùng để ăn tươi, làm mứt, nước giải khát và chữa bệnh.
Tinh dầu cất từ vỏ, trái, lá, hoa được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm và
chế biến mỹ phẩm.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi để phát triển nông
nghiệp, bên cạnh các loại ngũ cốc như: bắp, khoai mì, đậu nành thì cây ăn trái nói
chung và cây cam quýt nói riêng đã phát triển không kém. Trong đó, phải kể đến
là cây quýt Đường đã không ngừng gia tăng cả về diện tích cam quýt cũng như
sản lượng trong những năm gần đây. Điều đó dẫn đến nhu cầu tiêu thụ quýt
Đường trên thị trường ngày càng tăng. Trong kỹ thuật canh tác quýt Đường có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cũng như phẩm chất trái quýt Đường như:
chọn giống tốt, các biện pháp canh tác như tưới nước, bón phân, tỉa cành tạo
tán,… Ngoài ra, biện pháp phun qua lá trên cây có múi cũng góp phần làm tăng
năng suất và phẩm chất trái sau thu hoạch, việc lựa chọn thời điểm phun qua lá
với liều lượng thích hợp sẽ góp phần hoàn chỉnh qui trình canh tác, thu hoạch và
bảo quản.
Theo Daryl và Brown (1993), kali là một khoáng chất có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất và phẩm chất của các loại nông sản nhất là trên cây ăn trái như:
tăng độ cứng, tăng hàm lượng tinh bột và tăng lượng đường trong trái. Ngoài ra,
kali còn giúp cây tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường

(Viện Lân và Kali Canada, 1995), từ đó góp phần tăng năng suất và phẩm chất
nông sản khi thu hoạch.
Từ thực tế đó, đề tài “Ảnh hưởng của phun kali nitrate qua lá đến năng
suất và phẩm chất trái quýt Đường (Citrus reticulata Blanco) tại huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm tìm ra thời điểm phun kali
nitrate qua lá thích hợp để làm tăng năng suất và phẩm chất trái quýt Đường.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI CÂY QUÝT ĐƯỜNG
1.1.1 Nguồn gốc
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), một số loài cây có múi có
nguồn gốc ở Đông Nam Á, trong đó sự phát sinh của một vài loài cây có múi
cũng như những loại cùng họ được phân bố từ biên giới Đông Bắc của Ấn Độ
qua Miến Điện và một vùng phía Nam của đảo Hải Nam.
Quýt có nguồn gốc từ Đông Nam Á và quần đảo Malaysia. Vào năm 1805,
Abraham Hume đã đem cam quýt đầu tiên đến trồng tại nước Anh và sau đó phổ
biến ở vùng Maditerranean (Scora, 1975). Ngày nay, quýt được trồng khắp nơi
trên thế giới chủ yếu ở vùng nhiệt đới như quýt Satsuma ở Nhật, quýt King ở
Indonesia-Trung Quốc và quýt Mediterranean ở Ý.
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1999), cây quýt Đường không biết được
trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ bao giờ và có phải nhập từ Thái
Lan hay không, vì quýt Đường trước đây còn được gọi là quýt Xiêm do trái lúc
còn non ít chua nên người dân Chợ Lách chở cây giống đem bán gọi là quýt
Đường. Ở Thái Lan, trái quýt giống như quýt Đường của ta được ép bán nước
quả tươi ở chợ rất phổ biến.
Theo Trần Thế Tục và ctv. (1998) thì nghề trồng cam quýt đã xuất hiện ở

Trung Quốc cách đây từ 3000-4000 năm. Theo Vũ Công Hậu (1996), cho rằng
không xác định được quýt Đường được trồng ở Việt Nam thời gian nào.
1.1.2 Phân loại
Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv. (2003), cây có múi có nhiều chủng loại,
nằm trong họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae thuộc Rutales. Họ phụ này có đến
250 loài, chia ra nhiều chi và chi phụ, trong đó có nhiều chi được trồng lâu đời để
lấy quả. Đó là chi có múi (Citrus), chi cam 3 lá (Poncirus), và chi quất
(Fortunella).


3

Ở Việt Nam, quýt được trồng nhiều tại các tỉnh, thành phố như Cần Thơ,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Đồng Nai, Hòa Bình,
Nghệ An và Lạng Sơn (Trung và ctv., 2007). Theo FAO (2004), quýt được chia
làm 3 nhóm: nhóm quýt Citus reticulata, nhóm quýt King (Citrus nobilis) là
nhóm lai giữa quýt và cam (Citrus sinensis x Citrus reticulata) và nhóm quýt lai
bưởi (Citrus reticulata x Citrus maxima).
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÓ MÚI
1.2.1 Tình hình sản xuất cây có múi trên thế giới
Cam quýt là loại cây ăn trái quan trọng, chiếm sản lượng 107 triệu tấn trên
toàn thế giới (FAO, 2005). Theo Nguyễn Danh Vàn (2008), quýt Đường được
trồng khá phổ biến, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, trái to, khi chín vỏ trái có
màu xanh vàng, vỏ mỏng, nhiều nước, múi rất mềm, ít hột, giá trị kinh tế cao.
1.2.2 Tình hình sản xuất cây có múi ở Việt Nam
Trong thập niên vừa qua (1985-1995), ngành sản xuất cây có múi vươn lên
một cách đáng kể, nhu cầu tăng vọt từ 48 triệu tấn đến 80 triệu tấn (tốc độ tăng
hàng năm là 8,7%), diện tích cây có múi trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
chiếm 68% tổng diện tích cây có múi của cả nước, sản lượng đạt 79,4% sản
lượng cả nước Việt Nam (Niên giám thống kê, 1996). Trong đó, cam chiếm phần

lớn thị trường qua việc cung ứng cho công nghiệp nước giải khát, kế đến là quýt,
chanh, sau cùng là bưởi. Diện tích trồng cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long
năm 2003 là 40.000 ha với sản lượng 658.640,8 tấn và được trồng tập trung ở các
tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ,… (Nguyễn Minh Châu, 1998).
Sản xuất cây có múi ở Việt Nam có đặc điểm là diện tích trồng không tập
trung, nhỏ lẻ từng hộ gia đình, nhà nước đầu tư chưa đúng. Bên cạnh đó, cây có
múi rất phong phú, đa dạng và trải dài cả nước tới 15 độ vĩ tuyến nên mỗi vùng
có những giống đặc trưng.


4

1.2.3 Tình hình sản xuất cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long ước tính khoảng 234.363
ha và miền Đông Nam Bộ 100.000 ha so với tổng diện tích cây ăn quả của cả
nước là 500.000 ha (Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, 2002). Ở Nam Bộ,
diện tích cây có múi đứng hàng thứ hai (39.440 ha) sau cây nhãn (48.656 ha) với
sản lượng cao nhất là 552.160 tấn. Với gần 40.000 ha cây có múi, Đồng bằng
sông Cửu Long chiếm gần 37.000 ha, Đông Nam Bộ chỉ khoảng 3.000 ha đã cho
thấy sự quan trọng của cây có múi này đến đời sống của nông dân. Theo Vũ
Công Hậu (1996), quýt Đường được tiêu thụ phần lớn dưới dạng tươi chiếm 2/3
sản lượng. Trong đó, quýt Đường là một trong những cây được trồng ở nhiều tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long và mang lại thu nhập đáng kể cho nông dân. Diện
tích trồng và sản lượng quýt Đường ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những
năm qua đã không ngừng gia tăng để đáp ứng cho nhu cầu thị trường.
1.3 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CÂY CÓ MÚI
1.3.1 Rễ
Rễ cây cam quýt thuộc loại rễ nấm (Micorhiza). Sự phát triển của rễ thường
xen kẻ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất. Thường khi rễ hoạt động
mạnh, thân cành sẽ hoạt động chậm và ngược lại. Sự hoạt động của bộ rễ thường

kéo dài cả sau các đợt cành mọc rộ, do đó việc bón phân đầy đủ vào giai đoạn
cành phát triển có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây. Rễ cam quýt thường
mọc cạn, đa số rễ hút dinh dưỡng phân bố gần lớp đất mặt (Nguyễn Bảo Vệ và
Lê Thanh Phong, 2011).
Rễ mọc ra từ hột thường khỏe, mọc sâu, nếu đất tơi xốp, thoát nước tốt và
có đủ oxy rễ có thể mọc sâu trên 4 mét, nhưng có ít rễ hút và sự phân bố trên diện
tích hẹp. Rễ mọc ra từ cây chiết hay cành giâm thường ăn cạn hơn, phân bố trên
diện tích rộng, có nhiều rễ hút cho nên ít bị tác hại bởi mực thuỷ cấp (Trần
Thượng Tuấn và ctv., 1994). Nhìn chung rễ cam quýt phân bố ở tầng sâu 10-30
cm. Rễ hút tập trung ở tầng sâu 10-25 cm, rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1-8 năm
tuổi sau trồng, sau đó suy giảm nhiều và tái sinh kém (Trần Thế Tục và ctv.,
1998). Đất tơi xốp, đủ oxy là điều kiện cho sự phát triển bộ rễ cam quýt. Khi mực


5

nước ngầm quá cao, cam quýt cũng không phát triển được. Khi tỉ lệ oxy trong đất
dưới 1,2-1,5% thì bộ rễ ngừng phát triển (Nguyễn Văn Luật, 2006).
1.3.2 Thân, cành
Cây nhỏ, cao khoảng 2-8 m, đôi khi có gai. Cam quýt thuộc loại thân gỗ
dạng bụi hay bán bụi. Các cành chính thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng
1 m cách mặt đất (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Cành cây có múi phát triển theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một
khoảng nhất định thì ngừng lại, các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn
cành sẽ mọc ra, các cành thứ cấp này cũng mọc dài đến một khoảng nhất định thì
ngừng và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại tiếp tục phát triển giống như cũ.
Trong một năm cây có thể cho 3-4 đợt cành (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong, 2011).
1.3.3 Lá
Lá nhỏ, hẹp, hình xoan, dài 4-8 cm, rộng 1,5-4 cm màu xanh đậm bóng ở

phía trên mặt lá và xanh nhợt ở mặt dưới, cuống có cánh nhỏ (Trần Thượng Tuấn
và ctv., 1994). Lá gồm có phiến lá và cánh lá. Một cây cam quýt khoẻ mạnh có
thể có 150.000 - 200.000 lá với tổng diện tích lá khoảng 200 m2 (Nguyễn Bảo Vệ
và Lê Thanh Phong, 2011).
1.3.4 Hoa
Hoa cây có múi có dạng hình thuôn tròn, đỉnh hơi to hơn phía dưới, đường
kính rộng từ 2,5-4 cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính. Đài hoa dai không
rụng, hình chén, có 3-5 lá đài. Hoa có 4-8 cánh (thường là 5), màu trắng, dính
liền vào nhau ở đáy. Bao phấn có 4 ngăn màu vàng, mọc bằng hay hơi nhô cao
hơn đầu nướm nhụy. Đầu nướm nhụy cái to. Bầu noãn có 8-15 ngăn dính liền
nhau tại một trục ở giữa trái, mỗi tâm bì có 0-6 tiểu noãn.
Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá. Trong điều
kiện tự nhiên hoa thường mọc ra vào đầu mùa mưa hoặc trong kỹ thuật xiết nước
kích thích ra hoa. Hầu hết các loài cam quýt đều tự thụ, tuy nhiên cũng có thể thụ
phấn chéo (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).


6

1.3.5 Trái
Trái dạng hình cầu hơi hẹp, đường kính 5-8 cm, vỏ mỏng dễ lột màu xanh
vàng hay đỏ cam khi chín, nhiều nước màu cam, ngọt. Trái nặng trung bình từ
6-7 trái/kg (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1994).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011), trái cây có múi gồm có 3
phần: ngoại, trung và nội quả bì.
 Ngoại quả bì: Là phần vỏ ngoài của trái, gồm có biểu bì với lớp cutin dày
và các khí khổng. Bên dưới lớp biểu bì là lớp tế bào nhu mô vách mỏng, giàu lục
lạp nên có thể quang hợp được khi trái còn xanh. Trong giai đoạn chín, diệp lục
tố sẽ phân hủy, nhóm sắc tố màu xanthophyll và carotene trở nên chiếm ưu thế,
màu sắc trái thay đổi từ xanh sang vàng hay cam.

 Trung quả bì: Là phần phía trong kế ngoại quả bì, đây là một lớp gồm
nhiều tầng tế bào hợp thành, có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt hay hồng
nhạt như ở bưởi. Các tế bào cấu tạo dài với những khoảng gian bào rộng, chứa
nhiều đường bột, vitamin C và pectin.
 Nội quả bì: Gồm có các múi trái được bao quanh bởi vách mỏng trong
suốt. Bên trong vách múi có những sợi đa bào (hay còn gọi là con tép, lông mập),
phát triển và đầy dần dịch nước, chiếm đầy các múi chỉ chừa lại một số khoảng
trống để hột phát triển. Như vậy nội quả bì cung cấp phần ăn được của trái với
dịch nước có chứa đường và acid (chủ yếu là acid citric).
1.3.6 Hột
Hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hột trong trái và mỗi múi thay
đổi tùy giống. Ở quất (Fortunella), hột nhỏ nhất, kế đến chanh, quýt, cam, lớn
nhất là bưởi. Số lượng hột trong mỗi múi có từ 0-6 hột, hầu hết các loài cây có
múi đều có hột đa phôi (tức có nhiều cây con mọc ra từ mỗi hột) (Nguyễn Bảo
Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).


7

1.4 QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI CỦA CÂY CÓ
MÚI
Quá trình sinh trưởng và phát triển có thể biểu diễn theo hình chữ S, tương
tự như quá trình sinh trưởng của các mô, tế bào và các cơ quan khác (Phạm Đình
Thái và ctv., 1987).
Theo Trần Văn Hâu, 2008. Sự phát triển trái của cây có múi theo đường
cong đơn giản, gồm ba giai đoạn như các loại trái cây khác:
(1) Giai đoạn phân chia tế bào: 4-6 tuần sau khi ra hoa.
(2) Sự phát triển kích thước trái:
 Chanh: 2-3 tháng
 Cam: hơn 6 tháng

(3) Giai đoạn trưởng thành: ngắn hơn 2 tháng
Một số đặc tính của trái (như kích thước, hình dạng trái, cấu trúc và bề dày
của con tép) được xác định trong 2 tháng đầu sau khi ra hoa. Cây mang nhiều trái
ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ phát triển trái.
1.5 SỰ HẤP THU DINH DƯỠNG QUA LÁ
Việc hấp thu dinh dưỡng của cây được thực hiện chủ yếu từ rễ. Tuy nhiên lá
và các bộ phận non của cây cũng có thể hấp thu chất khoáng dù ở mức độ hấp thu
không cao so với rễ. Hầu hết các loại phân dùng bón vào đất để cung cấp dinh
dưỡng cho cây thông qua hệ thống rễ. Tuy nhiên cũng có loại phân dùng cung
cấp cho cây thông qua việc phun qua lá (Taiz và Zeiger, 2002).
Mặc dù có trở ngại trong việc cung cấp dinh dưỡng qua lá, nhưng việc cung
cấp dinh dưỡng qua lá cũng có lợi ích đối với đất có chất khoáng hữu dụng thấp
như: ở đất đá vôi, đất có lượng Fe hữu dụng thấp và thiếu Fe rất phổ biến do hiện
tượng “lime chlosis”. Do đó, việc phun dinh dưỡng qua lá có hiệu quả hơn bón
vào đất, dù ở dạng chelate Fe đắt tiền (Horesh và Levy, 1981); đất có lớp đất mặt
bị khô; ở những vùng đất bán khô hạn, lớp đất mặt bị thiếu nước kéo theo làm
giảm hữu dụng các dưỡng chất trong suốt thời gian sinh trưởng của cây (Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004); rễ giảm hoạt động ở giai đoạn sinh sản do có


8

sự cạnh tranh carbohydrate giữa rễ và bông. Vì vậy việc phun dinh dưỡng qua lá
có thể bù đắp sự thiếu dinh dưỡng này (Trobisch và Schilling, 1970).
1.5.1 Con đường hấp thu chất khoáng qua lá
Cung cấp dưỡng chất qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh
dưỡng nhanh hơn so với phương pháp cung cấp qua rễ. Tuy nhiên, việc cung cấp
dinh dưỡng khoáng qua lá mang tính chất nhất thời và gặp nhiều hạn chế do cấu
tạo của vách tế bào của lớp biểu bì. Vách này được bao phủ bởi lớp cutin và lớp
sáp. Bên ngoài của vách tế bào biểu bì là phần kị nước, bên trong là phần ưa

nước; lớp kị nước giúp lá giảm bốc thoát hơi nước. Riêng lớp cutin có tác dụng
giúp cho chất khoáng trong tế bào không bị rửa trôi. Sự hấp thu chất khoáng dựa
theo các con đường: Hấp thu qua lớp cutin, thông qua khí khẩu và thông qua vi
rãnh estodesmata.
1.5.1.1 Hấp thu qua lớp cutin
Thông thường lớp cutin ở lá trưởng thành trở nên không thấm nước. Do đó
các chất hòa tan không thể xuyên qua lớp cutin được. Tuy nhiên, lớp cutin ở
những lá còn non, nước và các chất hòa tan có thể xuyên qua dễ dàng. Lớp cutin
không thấm nước chủ yếu là nhóm lipid và polyester của acid béo có chứa nhóm
OH. Cấu trúc của lớp cutin ở thực vật không đồng nhất, không có đặc tính hình
thái và cấu trúc tiêu biểu nào của các loài thực vật. Vì vậy, khả năng bám dính và
giữ lại các chất khoáng trên bề mặt lá thì phụ thuộc rất nhiều vào tính chất hóa
học của lớp cutin (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
1.5.1.2 Thông qua khí khẩu
Trên hai mặt lá, tế bào khẩu là nơi thông thương giữa bên trong lá và bên
ngoài môi trường. Khi tế bào khẩu trương nước, khẩu sẽ mở ra nước sẽ bốc thoát
ra ngoài và CO2 xâm nhập vào khí khẩu. Đồng thời, các chất kháng dạng khí như
NH3, NO2, SO2 cũng được hấp thu qua khí khẩu. Trong khi đó, nếu trên mặt lá có
dung dịch khoáng thì sự chênh lệch nồng độ chất tan bên trong lá và bên ngoài
khá lớn, nên chất tan sẽ xuyên thấm vào bên trong tế bào khẩu theo quy luật
khuếch tán. Tốc độ xuyên thấm qua lớp cutin bên trong tế bào khẩu thì nhanh
hơn khu vực chung quanh (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).


9

1.5.1.3 Thông qua vi rãnh Estodesmata
Sự di chuyển của các chất hòa tan ngang qua lớp cutin còn xảy ra ở những
khe nhỏ gọi là rãnh estodesmata. Estodesmata là một thành phần không thuộc về
tế bào chất và được xem như con đường thoát hơi nước đặc biệt. Khe này bắt đầu

từ tế bào chất kéo dài và xuyên qua vách tế bào. Khe nhỏ này nằm giữa tế bào
kèm và tế bào phụ cận.
Như vậy, khe estodesmata có tương quan thuận với số lượng tế bào khẩu.
Bình thường, những thực vật sống ngoài trảng (ưa nắng), số tế bào khẩu ở mặt
trên ít hơn ở mặt dưới. Do đó, số lượng khe estodesmata ở mặt dưới nhiều hơn
mặt trên. Khi phun dung dịch khoáng lên bề mặt lá dung dịch khoáng sẽ bám
dính lên bề mặt lá. Nước và chất tan sẽ được cây hấp thu qua khe estodesmata
(Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
1.5.2 Sự di chuyển các dưỡng chất bên trong lá
Sau khi hấp thu, dưỡng chất sẽ theo hai con đường để đến mô dẫn truyền
trước khi ra khỏi lá: (i) Theo khoảng trống giữa các tế bào lá (gian bào): Chiếm
3-5% tổng thể tích lá và thay đổi theo từng loại cây; (ii) cầu liên bào, phụ thuộc
vào hoạt động của tế bào chất. Dưỡng chất được biến dưỡng tại lá thông qua quá
trình quang hợp. Sản phẩm quang hợp sẽ di chuyển từ tế bào thịt lá đến nhu mô
libe bằng hai ngõ: Một ngõ thông qua cầu liên bào gọi là symplast; một ngõ đi
ngang qua màng tế bào thịt lá gọi là apoplast. Dưỡng chất được hấp thu qua lá sẽ
được tổng hợp thành carbohydrate và sau đó được vận chuyển đến bộ phận khác
của cây thông qua mạch libe. Trong quá trình phát triển của cây, nếu cung cấp
dưỡng chất không đầy đủ thì các nguyên tố khoáng sẽ di động từ lá già sang lá
non. Nếu thiếu trầm trọng thì thực vật không thể hoàn tất chu kỳ sống (Taiz và
Zieger, 2002).


10

1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất qua lá
1.5.3.1 Ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ
Ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ có mối liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh
hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất qua lá. Do các yếu tố này ảnh hưởng đến quá
trình quang hợp nhằm tạo ra các chất carbohydrate. Sự hấp thu dưỡng chất qua lá

tốt nhất khi ánh sáng thấp, ẩm độ cao, nhiệt độ tối hảo. Ngoài ra, các yếu tố này
còn ảnh hưởng đến sự phát triển độ dày của lớp cutin và lớp sáp. Ánh sáng càng
cao làm cho lớp cutin và lớp sáp dày hơn.
Nhiệt độ cao làm gia tăng sự hấp thu dưỡng chất qua lá. Tuy nhiên, nhiệt độ
cao cũng làm dung dịch phun qua lá khô nhanh hơn, từ đó làm giảm sự hấp thu.
Ẩm độ cao của không khí giúp dung dịch phun chậm khô. Ở một nhiệt độ, ẩm độ
không khí thích hợp giúp cho sự thoát hơi nước ở lá diễn ra bình thường. Chính
nhờ lớp hơi nước trên bề mặt lá cũng giúp cho sự hấp thu dưỡng chất tăng lên
(Taiz và Zieger, 2002).
1.5.3.2 Lớp sáp và lông ngoại bì
Ở lá non, nước có thể thấm qua lớp sáp của lông ngoại bì hay khí khổng,
sau đó trải ra bề mặt của lớp tế bào biểu bì. Lá trưởng thành, nước vẫn thấm qua
lông ngoại bì nhưng không trải rộng ra được do phần đáy của lông ngoại bì đã bị
cutin hóa. Lông ngoại bì trên lá được xem như hàng rào chắn gió cực nhỏ giúp
cho lá giữ được dung dịch phun lâu hơn. Từ đó, chất tan có cơ hội xâm nhập vào
tế bào lá (Taiz và Zieger, 2002).
1.5.3.3 Độ dày của lớp cutin
Độ dày của lớp cutin thay đổi theo từng loại. Lớp cutin có cấu tạo bởi các
nhóm lipid và polyester của acid béo. Lớp cutin vẫn thấm nước khi lá còn non và
không thấm nước khi lá trưởng thành. Như vậy, tính xuyên thấm của lớp cutin
phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của lá (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn,
2004).
1.5.3.4 Tuổi lá, loại cây và tình trạng dinh dưỡng của cây
Khả năng hấp thu dưỡng chất sẽ khác nhau tùy theo tuổi lá. Lá còn non và
lá đang tăng trưởng mạnh thì khả năng hấp thu dưỡng chất mạnh hơn lá già. Do


11

lá ở thời kỳ phân chia giảm nhiễm, nên cần nhiều dưỡng chất để tổng hợp các

chất tạo nên cấu trúc của lá. Lá cây có thể hấp thu chọn lọc các chất dinh dưỡng
tùy thuộc vào nhu cầu của chúng. Cây sẽ hấp thu chất khoáng nhanh hơn khi cây
đang thiếu chất khoáng đó (Trobisch và Schilling, 1970).
1.5.3.5 Cây bị stress
Đối với cây trồng bị ngập úng hoặc khô hạn thì các hoạt động bên trong tế
bào bị rối loạn, đưa đến tình trạng mất cân bằng sinh trưởng trong cây. Vì vậy,
khả năng hấp thu dinh dưỡng qua lá cũng bị hạn chế. Dưỡng chất có vai trò sinh
lý và sinh hóa quan trọng trong đời sống thực vật. Tùy theo giai đoạn sinh
trưởng, loại cây,… mà nhu cầu dinh dưỡng của từng loại khoáng sẽ khác nhau.
Vì vậy, khi chế độ bón phân cho cây trồng không hợp lý sẽ đưa đến tình trạng
thiếu dinh dưỡng khoáng. Phần lớn các triệu chứng này thường thể hiện trên lá
(Trobisch và Schilling, 1970). Việc quan trọng và cần thiết nhất là phải dựa vào
triệu chứng để xác định đúng nguyên tố không bị thiếu, từ đó mới có biện pháp
xử lý thích hợp.
1.6 PHÂN KALI NITRATE (KNO3)

1.6.1 Đặc tính hóa lý của kali nitrate (KNO3)
Kali là một kim loại màu trắng bạc, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, nhiệt độ nóng
chảy 630C nhưng kim loại này rất mềm và nhẹ ngay cả dầu hỏa là một dung môi
rất nhẹ mà kali vẫn không chịu chìm. Do đặc tính hóa học phản ứng với nước và
oxy để tạo thành kiềm. Bởi vậy, khi cho kali vào nước, phản ứng xảy ra rất nhanh
và sinh nhiệt nên ta thấy kali chạy trên mặt nước và sinh ra tiếng nổ đồng thời
cháy với ngọn lửa màu tím nhạt (Nguyễn Hạc Thúy, 2003).
1.6.2 Vai trò của kali nitrate (KNO3) đối với cây trồng
Kali nitrate là một loại muối có màu trắng dễ tan trong nước, kali nitrate
không chỉ cung cấp kali cho cây trồng (46% K2O) mà còn chứa một lượng đạm
dễ tiêu (14% N) để cây trồng có thể sử dụng trực tiếp. Kali nitrate có tác dụng tốt
trong việc làm gia tăng năng suất và phẩm chất trái do ion K+ đóng vai trò quan
trọng trong sự cân bằng cation-anion được thể hiện trong sự biến dưỡng nitrate.
Trong đó K+ là ion đối lập với NO3- ở lá, lượng ion K+ còn lại tổng hợp các acid

hữu cơ để cân bằng điện tích; một phần của dạng ion K+ được sử dụng lại như là


12
-

một ion đối lập với NO3 trong tế bào rễ giúp cho sự vận chuyển ở mô gỗ
(Jeschke và ctv., 1985).
Kali và nitrate là 2 cation đồng hành di chuyển rất nhanh tới chồi. Sự hấp
thu của các cation đồng hành (như K+ trong KNO3) chịu ảnh hưởng của sự khử
nitrate và khử ATP từ quang hợp. Sự cạnh tranh này có tầm quan trọng về mặt
sinh thái trong việc thích nghi của cây ở điều kiện ánh sáng yếu (Smirnoff và
ctv., 1985). Do vậy, trong điều kiện thời tiết bất lợi, K+ đóng vai trò rất quan
trọng trong sự chuyển vị nitrate. Khi hàm lượng đạm cao, kích thích sự sinh
trưởng, tăng trọng lượng trái nhưng hàm lượng các chất dự trữ giảm, dẫn đến
hàm lượng đường trong trái giảm và hàm lượng nitrate tích lũy trong trái cao có
thể gây ngộ độc cho người sử dụng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Sự hấp thu kali của cây có tính chọn lọc cao và đi kèm với hoạt động biến dưỡng
khác. Đặc tính của kali là có tính di động cao ở mọi mức độ, trong mỗi tế bào,
trong mô, cũng như trong sự vận chuyển xa qua mạch gỗ và mạch libe. K+ có
nhiều trong tế bào chất, vai trò chủ yếu là tạo ra tiềm năng thẩm thấu của tế bào
và mô của cây. Ngoài ra, kali còn có chức năng trong việc kéo dài tế bào và điều
hòa sức trương của tế bào. K+ hoạt động chủ yếu như tác nhân mang điện tích có
tính di động cao, hình thành những phức hệ yếu và sẵn sàng trao đổi
(Jones và ctv., 1979).
1.6.2.1 Trong sự tổng hợp protein
Kali cần thiết cho sự tổng hợp protein ở thực vật thượng đẳng, kali tham gia
vào nhiều bước của tiến trình giải mã, bao gồm sự liên kết ARN vận chuyển tới
ribosome (Evans và Wildes, 1971; trích dẫn bởi Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy
Tài, 2004). Vai trò của kali trong việc tổng hợp protein không chỉ thấy cho sự

tích lũy các hợp chất đạm hòa tan ở cây thiếu kali, nhưng cũng thấy sự kết hợp
của đạm vô cơ vào trong protein.
1.6.2.2 Trong sự kích hoạt enzyme
Hiện nay, theo Daryl và Brown (1993), kali được ghi nhận đã kích hoạt trên
60 loại enzyme trong cây. Ngoài ra, kali vừa đóng vai trò là một coenzyme, vừa
đóng vai trò là một chất xúc tác, với sự tác động đó nên kali có khả năng gia tăng
tốc độ phản ứng (Vũ Hữu Yêm, 1995). Kali không chỉ kích hoạt enzyme khử


×