Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐỊNH DANH VIRUS NUCLEOPOLYHEDROVIRUS (NPV) gây BỆNH côn TRÙNG và HIỆU QUẢ của một số CHỦNG VIRUS PHÂN lập đối với sâu ăn tạp spodoptera lituraTRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ TỐ NGA

ĐỊNH DANH VIRUS NUCLEOPOLYHEDROVIRUS (NPV)
GÂY BỆNH CÔN TRÙNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ
CHỦNG VIRUS PHÂN LẬP ĐỐI VỚI SÂU ĂN TẠP
Spodoptera litura TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Tên đề tài:

ĐỊNH DANH VIRUS NUCLEOPOLYHEDROVIRUS (NPV)
GÂY BỆNH CÔN TRÙNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ
CHỦNG VIRUS PHÂN LẬP ĐỐI VỚI SÂU ĂN TẠP
Spodoptera litura TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS Trần Văn Hai
Th.s Trịnh Thị Xuân


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Tố Nga
MSSV: 3083657
Lớp: Nông Học k34


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP

BỘ MÔN

VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BẢO VỆ THỰC VẬT

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông Học với đề tài:

ĐỊNH DANH VIRUS NUCLEOPOLYHEDROVIRUS (NPV) GÂY
BỆNH CÔN TRÙNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỦNG
VIRUS PHÂN LẬP ĐỐI VỚI SÂU ĂN TẠP Spodoptera litura
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tố Nga
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày… tháng…năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Trần Văn Hai


Ths. Trịnh Thị Xuân


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN
BẢO VỆ THỰC VẬT

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông
Học với đề tài:

ĐỊNH DANH VIRUS NUCLEOPOLYHEDROVIRUS (NPV) GÂY
BỆNH CÔN TRÙNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHỦNG
VIRUS PHÂN LẬP ĐỐI VỚI SÂU ĂN TẠP Spodoptera litura
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Do sinh viên Nguyễn Thị Tố Nga thực hiện. Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn
tốt nghiệp: ..............................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Đề tài tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.........................................

Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2012
DUYỆT KHOA

Cán bộ hướng dẫn

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD


Phản biện 1

Phản biện 2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tố Nga


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn ghi nhớ
công ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và đã tận tụy nuôi dạy con nên người, sự
hy sinh cao cả đó chính là động lực giúp con vượt qua tất cả những khó khăn.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGs.Ts. Trần Văn Hai và Ths. Trịnh Thị Xuân đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp
này.
Chân thành cảm ơn
Anh Nguyễn Chí Long lớp BVTV K32, cùng tất cả các bạn phòng thí
nghiệm NEDO đã luôn giúp đỡ, đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.



LƯỢC SỬ CÁ NHÂN

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Tố Nga

Giới tính: Nữ

Sinh ngày: / / 1989

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Phú Thọ - Phú Tân – An Giang
Con ông: Nguyễn Văn Tân và bà: Trần Thị Bạch Tuyết
Nguyên quán: xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Địa chỉ liên lạc: số nhà 1187 , tổ 2, ấp Phú Mỹ Hạ, xã Phú Thọ, huyện Phú
Tân, tỉnh An Giang.
Email:
Tóm tắt quá trình học tập:
Từ năm 2004 – 2007: học sinh trường THPT Chu Văn An, địa chỉ:
thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
Từ năm 2008 – 2012: sinh viên ngành Nông Học khóa 34, Khoa
Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. Tốt nghiệp Kỹ sư Nông Học
năm 2012.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tố Nga


MỤC LỤC
Nội dung
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm tạ
Lược sử cá nhân
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình

Trang
i
iii
iv
v
vi
viii
ix

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius (Lepidoptera:Noctuidae)
1.1.1
Phân bố

1.1.2
Ký chủ
1.1.3
Đặc điểm hình thái
1.1.4
Tập quán sinh sống và cách gây hại
1.1.5
Thiên địch của sâu ăn tạp
1.1.5.1 Nấm ký sinh
1.1.5.2 Nguyên sinh động vật
1.1.5.3 Ong ký sinh
1.1.5.4 Vi khuẩn
1.1.5.5 Virus
1.2 Virus gây bệnh côn trùng
1.2.1
Lịch sử về virus gây bệnh côn trùng
1.2.2
Cấu tạo và đặc điểm của NPV
1.2.3
Đặc tính của NPV
1.2.4
Sự lây nhiễm, xâm nhập và phát triển của NPV trong cơ thể
ký chủ

1
2
2
2
2
2

3
4
4
4
4
5
5
7
7
8
9
10

Cơ chế lây nhiễm và triệu chứng của bệnh virus côn trùng
Cơ chế gây bệnh của virus lên ký chủ
Triệu chứng của bệnh
Phương pháp chuẩn đoán và định danh virus gây bệnh côn
trùng
1.2.5.1 Chuẩn đoán căn cứ vào triệu chứng
1.2.5.2 Chuẩn đoán qua kính hiển vi điện tử
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Thời gian và địa điểm

10
10
11
12

Phương tiện và phương pháp
2.2.1

Thu thập và định danh virus gây bệnh trên sâu ăn tạp tại một
số tỉnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long

16
16

1.2.4.1
1.2.4.2
1.2.4.3
1.2.5

2.2

13
15
16
16


2.2.2

Đánh giá hiệu lực của các dòng virus SpltNPV trên sâu ăn tạp
tuổi 2 trong điều kiện phòng thí nghiệm

17

2.2.3

Đánh giá hiệu lực của 1 chủng virus SpltNPV thu tại Kiên
Giang trên sâu ăn tạp tuổi 3 và 4 trong điều kiện phòng thí

nghiệm
Đánh giá hiệu lực của chế phẩm virus SpltNPV dạng khô trên
sâu ăn tạp tuổi 2 trong điều kiện phòng thí nghiệm (ngay sau
khi sản xuất, sau 2 tháng và 5 tháng bảo quản)
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

2.2.4

CHƯƠNG 3
3.1 Thu thập và định danh virus gây bệnh trên sâu ăn tạp tại một số tỉnh của

19

22
22

Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đánh giá hiệu lực của các dòng virus SpltNPV trên sâu ăn tạp tuổi 2
trong điều kiện phòng thí nghiệm
3.3 Đánh giá hiệu lực của 1 chủng virus SpltNPV thu tại Kiên Giang trên
sâu ăn tạp tuổi 3 và 4 trong điều kiện phòng thí nghiệm
3.3.1
Hiệu lực của SpltNPV thu tại Kiên Giang lên SAT tuổi 3
3.3.2
Hiệu lực của SpltNPV thu tại Kiên Giang lên SAT tuổi 4
3.4 Đánh giá hiệu lực của chế phẩm virus SpltNPV dạng khô trên sâu ăn tạp
tuổi 2 trong điều kiện phòng thí nghiệm (ngay sau khi sản xuất, sau 2
tháng và 5 tháng bảo quản)

3.4.1
Hiệu lực của chế phẩm virus SpltNPV ngay sau khi sản xuất
3.4.2
Hiệu lực của chế phẩm virus SpltNPV sau 2 tháng sản xuất
3.4.3
Hiệu lực của chế phẩm virus SpltNPV sau 5 tháng sản xuất
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG
3.2

25
27
27
28
31

31
32
33
35
35
35


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


1.1
2.3
3.1
3.2

3.3
3.4

Tên bảng

Trang

Một số tiêu chuẩn so sánh nhận dạng virus gây bệnh côn trùng.
Các nghiệm thức thể hiện sự phối trộn công thức khác nhau
Các nguồn virus thu thập được từ sâu ăn tạp tại một số tỉnh của
ĐBSCL
Độ hữu hiệu của các dòng virus SpltNPV thu thập tại 4 tỉnh
ĐBSCL với SAT tuổi 2 trong điều kiện PTN NEDO bộ môn
BVTV-ĐHCT
Độ hữu hiệu của virus SpltNPV đối với SAT tuổi 3 ở các nồng
độ trong điều kiện PTN NEDO bộ môn BVTV-ĐHCT
Mật số OBs/sâu nhiễm bệnh trên từng nghiệm thức theo thời
gian

13
20
22
26

27


28

Độ hữu hiệu của virus SpltNPV đối với SAT tuổi 4 ở các nồng
độ trong điều kiện PTN NEDO bộ môn BVTV-ĐHCT
Mật số OBs/sâu nhiễm bệnh trên từng nghiệm thức theo thời
gian

29

3.7

Sự đáp ứng liều gây chết của SAT ở tuổi 3 và 4 đối với SpltNPV
ở điều kiện phòng thí nghiệm NEDO bộ môn BVTV-ĐHCT

30

3.8

Độ hữu hiệu của chế phẩm virus trên sâu ăn tạp tuổi 2 trong điều kiện
PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT.
Độ hữu hiệu của chế phẩm virus sau 2 tháng sản xuất trên sâu ăn tạp
tuổi 2 trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT.
Độ hữu hiệu của chế phẩm virus sau 5 tháng sản xuất trên sâu ăn tạp
tuổi 2 trong điều kiện PTN, Bộ môn BVTV – ĐHCT.

31

3.5
3.6


3.9
3.10

30

33
34


DANH SÁCH HÌNH
Hình

1.1
1.2
1.3
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên hình

Trang

Thành trùng, trứng, ấu trùng SAT trong đất
Cấu tạo của virus

Khóa xác định một số nhóm virus bằng phương pháp nhận
dạng triệu chứng bên ngoài của ký chủ.
Phương pháp cho ăn nhỏ giọt.
Chủng nhiễm sâu ăn tạp với chế phẩm virus NPV lây nhiễm
thức ăn
Triệu chứng đặc trưng thứ nhất của SAT Spodoptera litura
bị nhiễm virus NPV
Triệu chứng đặc trưng thứ hai của SAT Spodoptera litura bị
nhiễm virus NPV
Triệu chứng đặc trưng thứ ba của SAT Spodoptera litura bị
nhiễm virus NPV
Giải phẫu cơ thể sâu ăn tạp Spodoptera litura bị nhiễm bệnh
virus
Các thể vùi virus NPV quan sát dưới kính hiển vi huỳnh
quang x 40

3
9

14
18
20

23
24
24

25
25



DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ĐBSCL
ĐC
ĐHCT
IPM
NPV
NSKC
Obs
PTN
CT1
CT2
CT3

Ý nghĩa
Đông Bằng Sông Cửu Long
Đối chứng
Đại Học Cần Thơ
Integrated Pest Management
Nucleo polyherosis virus
Ngày sau khi chủng
Occlusion bodies
Phòng thí nghiệm
Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3


MỞ ĐẦU

Trước sự gia tăng dân số như hiện nay thì nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng
tăng theo. Chính vì thế cây trồng nói chung, cây lương thực thực phẩm và hoa màu
nói riêng đang chịu sự khống chế và lạm dụng của con người trong việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật nhằm tăng năng suất và phẩm chất cây trồng để dáp ứng nhu
cầu dân số ngày càng tăng. Sự lạm dụng qua mức thuốc bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp đang là vấn đề hết sức cấp bách, không những gây ô nhiễm môi
trường, mà còn xảy ra tình trạng kháng thuốc của các loài côn trùng và bệnh hại
cây trồng, làm thất thu đáng kể cho mùa màng.
Đứng trước tình hình này, rất nhiều nỗ lực tìm kiếm giải pháp để giải quyết vấn đề
trên. Quan điểm IPM (Integrated Pest Management - quản lý dịch hại tổng hợp) đã
ra đời, trong đó đấu tranh sinh học dịch hại đóng vai trò khá quan trọng trong điều
chỉnh sự cân bằng sinh học của quần thể.
Virus gây bệnh côn trùng (siêu vi khuẩn thiên địch) đã được các nhà khoa học trên
thế giới phát hiện ra hơn 1.540 loài, ngay từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX thuốc
trừ sâu virus phát triển với nhịp độ rất nhanh, có hơn 20 loại virus của các loài sâu
hại đã được sản xuất theo phương pháp công nghiệp thành dạng thuốc trừ sâu
thương mãi như Gemstar, Virin-HS, Spod-X, Ness-A, Ness-E, Spodopterin, Capex
2…. được bán ra thị trường để phòng trừ các loại sâu hại cây trồng phổ biến như
sâu ăn tạp Spodoptera litura, sâu đo Trichoplusia ni, sâu xanh da láng Spodoptera
exigua, sâu xanh bông Heliothis armigera, sâu tơ Plutella xylostella, sâu cuốn lá
trà Adoxophyes orana, sâu xếp lá trà Homona magnamima (Kunimi, 2005;
Kunimi, 2007; Hughes và Wood, 1981; Hughes et al., 1986; Takatsuka et al.,
2002; Phạm Thị Thùy, 2004).
Chính vì vậy đề tài “Định danh virus Nucleopolyherovirus (NPV) gây bệnh côn
trùng và hiệu quả của một số chủng virus phân lập đối với sâu ăn tạp
Spodoptera litura trong điều kiện phòng thí nghiệm.” được thực hiện nhằm mục
đích:
- Thu thập và định danh loài virus gây bệnh sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius
tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Đánh giá hiệu quả của các chủng virus thu thập được trên sâu ăn tạp trong điều

kiện phòng thí nghiệm.


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Sâu ăn tạp Spodoptera litura (Lepidoptera: Noctuidae )
1.1.1 Phân bố
Sâu ăn tạp Spodoptera litura hay còn gọi là sâu đất, sâu ổ, sâu khoang là đối tượng
gây hại quan trọng và phân bố rộng khắp trên hầu hết các loại cây trồng đặc biệt là
rau màu ở các vùng nhiệt đới châu Á, kể các một số nước ôn đới, Châu Úc và đảo
Thái Bình Dương.
1.1.2 Ký chủ
Phổ ký chủ của sâu ăn tạp rất rộng. Tại Việt Nam, sâu ăn tạp gây hại trên 290 loại
cây của 90 họ thực vật (Nguyễn Văn Tuất, 2003). Sâu ăn tạp tấn công mạnh mẽ,
cắn phá nhiều bộ phận non của cây làm giảm phẩm chất cây trồng, ảnh hưởng đến
giá trị kinh tế. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để kiểm soát sâu ăn tạp (SAT) rất
khó khăn vì sâu có khả năng kháng thuốc cao (Kasai và Ozaki, 1975; Takatsuka et
al., 2002; Takai, 1991).
Tại ĐBSCL theo kết quả ghi nhận của Phạm Huỳnh Thanh Vân và Lê Thị Thùy
Minh (2001), thì từ tháng 2/2000 đến tháng 2/2001 sâu ăn tạp xuất hiện phổ biến
trên các ruộng điều tra như: bắp, cải xanh, cải bông, đậu nành…ngoài ra chúng
còn gây hại trên các loại cây trồng khác như: ớt, cà chua, khoai lang.
1.1.3 Đặc điểm hình thái
Giai đoạn thành trùng: Bướm có chiều dài thân từ 20-25mm, sải cánh rộng từ 3545mm. Cánh trước màu nâu vàng. Phần giữa từ cạnh trước cánh tới cạnh sau cánh
có 1 vân ngang rộng, màu trắng. Trong đường vân trắng này có 2 đường vân màu
nâu. Cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1-2 tuần tùy
điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện
thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng. Thời gian đẻ trứng của bướm kéo dài

từ 5-7 ngày, đôi khi đến 10 hoặc 12 ngày.
Giai đoạn trứng: Trứng hình bán cầu, đường kính từ 0,40-0,50 mm. Bề mặt trứng
có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những
đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ. Trứng mới đẻ có màu trắng vàng, sau
chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lông từ
bụng bướm mẹ. thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày.


Giai đoạn ấu trùng: Sâu có 5-6 tuổi tùy điều kiện môi trường và phát triển trong
thời gian từ 20 đến 25 ngày. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 35-53 mm, hình ống tròn.
Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Toàn
thân màu xanh ở tuổi nhỏ và màu nâu ở tuổi lớn với 1 sọc màu vàng sáng ở hai
bên hông chạy từ đốt thứ nhất của bụng đến đốt cuối. Dọc theo đường ấy có những
điểm hình bán nguyệt. Từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng mỗi đốt có một
chấm đen rõ, đây là điểm đặc biệt của loài sâu này để phân biệt với các loài sâu
khác cùng giống; trong số đó hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất và càng lớn hai
chấm này gần như giao nhau thành một khoang đen trên lưng nên sâu này còn có
tên gọi là “Sâu Khoang”.

Hình1.1 Thành trùng, trứng và ấu trùng SAT trong đất (Nguồn: Trần Văn Hai, ĐHCT)

Giai đoạn nhộng: Nhộng dài từ 18-20 mm, màu nâu hoặc màu nâu tối. Cuối bụng
có một đuôi gai ngắn. Thời gian nhộng từ 7-10 ngày. Theo ghi nhận của Phạm Thị
Nhất (2000), thì mép trước của đốt bụng thứ 4 và vòng quanh mép trước đốt bụng
thứ 5-7 của nhộng có nhiều chấm lõm.
1.1.4 Tập quán sinh sống và cách gây hại
Bướm thường vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày
bướm đậu ở các mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa
đêm. Bướm bay rất mạnh, có khi xa đến vài chục mét và cao đến 6-7m. Sau khi vũ
hóa vài giờ bướm có thể bắt cặp và 1 ngày sau đẻ trứng.

Trứng được đẻ thành từng ổ có phủ lông màu vàng.
Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị khua động nhẹ chúng có thể
bò phân tán ra chung quanh hoặc nhả tơ buông mình xuống đất; ở giai đoạn này
sâu chỉ gặm mặt dưới lá, chừa biểu bì trên và gân. Sang tuổi 2 sâu bắt đầu phân tán


và ăn gặm lá nhiều hơn. Từ tuổi 4 sâu có phản ứng rõ rệt đối với ánh sáng, nghĩa
là sâu thường trốn ánh sáng nên ban ngày sâu ẩn những nơi tối hoặc chui xuống kẻ
đất nứt, ban đêm sâu chui lên cây; trong những ngày trời râm mát hoặc mưa nhẹ
thì ban ngày sâu có thể bò hoạt động trên cây. Ở tuổi lớn sâu có tập quán ăn thịt
lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành và trái non.
Khi sắp hóa nhộng sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó
hóa nhộng.
1.1.5 Thiên địch của sâu ăn tạp
1.1.5.1 Nấm ký sinh
Nấm có hơn 4 loài được ghi nhận, những loài nấm này khi tấn công sẽ gây rối loạn
cơ thể ký chủ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển vào giai đoạn ấu
trùng. Nghiên cứu của Trịnh Thị Xuân (2006), thì các loài nấm ký sinh trên sâu ăn
tạp bao gồm: Paecilomyces sp., Nomuraea rileyi, Beauveria bassiana và
Metarhizium anisopliae.
1.1.5.2 Nguyên sinh động vật
Theo Nakai et al. (2005) thì sâu ăn tạp ở ĐBSCL còn bị ký sinh thêm bởi loài
Nosema bombycis thuộc nhóm nguyên sinh động vật (protozoa). Một kết quả của
Hatakeyama và nhóm nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ năm 2011 cho biết
rằng tỷ lệ thành trùng sâu ăn tạp tại Tp. Cần Thơ bị nhiễm protozoa là 46,7% và đã
xác định, phân làm 4 nhóm trong đó loài Nosema bombycis (Nosematidae:
Microsporida) chiếm đa số với 10/16 mẫu được phân tích.
Con đường lây nhiễm của nguyên sinh động vật là qua đường tiêu hóa của ký chủ
vào trong máu. Triệu chứng của côn trùng bị nhiễm nguyên sinh động vật thường
biểu hiện không rõ ràng tùy thuộc vào những tác nhân gây bệnh khác nhau bao

gồm kích thước nhỏ, hình dạng méo mó, lờ đờ, kém ăn, cơ thể mất cân bằng thải
ra phân màu trắng. Ký chủ có lớp da trong suốt khi bị bệnh thường có màu trắng
đục hoặc những vùng phồng lên trên biểu bì, côn trùng có màu sậm thì biểu hiện
thành những đốm màu đen trên da.
Nhìn chung nhóm Noseme bombycis phát triển tương đối chậm vì thế đòi hỏi phải
có sự lây nhiễm khởi đầu ở giai đoạn sớm để biểu hiện triệu chứng cấp tính. Giai
đoạn ấu trùng nằm ở tuổi cuối thường sống sót với số bào tử cho phép và tạo ra sự
lây nhiễm mãn tính ở thành trùng.
1.1.5.3 Ong ký sinh


Từ kết quả khảo sát của Đặng Thị Dung và Vũ Quang Côn (1996) thì trong nhóm
côn trùng ký sinh thì họ Braconidae chiếm ưu thế với 3 loài phổ biến là
Microplitis prodeniae, Microplitis sp. 1 và Microplitis sp. 2.
Cũng theo nhóm tác giả này số cá thể sâu ăn tạp bị nhiễm ở những ngày cuối tuổi
1 đến hết tuổi 4 là tương đương nhau. Ở ngày đầu của tuổi 5 tỷ lệ sâu bị nhiễm ký
sinh thấp hơn rõ rệt, còn ngày cuối của tuổi 5 và 6 do sức đề kháng cao, thành
phần dinh dưỡng không còn phù hợp, nên ong ký sinh bị chết trong cơ thể vật chủ.
Ở tuổi 1 do kích thước của sâu quá nhỏ nên ấu trùng của ong ký sinh bị thiếu dinh
dưỡng do vậy bị chết hoặc không hình thành pha nhộng dẫn đến hiệu quả ký sinh
thấp.
Theo Giản Thị Ngọc Mẫn (2003), thì thường các loài ong (thuộc họ Braconidae)
ký sinh trên sâu non bộ cánh vẩy thường lựa chọn vật chủ ở tuổi 1 – 2. Nhưng đối
với loài Microlitis prodeniae ký sinh trên sâu ăn tạp phổ biến tuổi đẻ trứng ký sinh
tương đối rộng (từ tuổi 1 – 4) ngoại trừ sâu tuổi 5, ong có đẻ trứng nhưng ong non
không thể phát triển được đến thành thục.
1.1.5.4 Vi khuẩn
Vi khuẩn Bacillus thuriniensis (Bt) là loài vi khuẩn sản sinh tinh thể một loại chất
độc chứa protein có tác dụng phòng trừ đối với nhiều loài sâu, là loài vi khuẩn
kiêm ký sinh (Chu Thị Thơm và ctv, 2006). Hiệu quả phòng trừ lên tới trên 90%

(Trần Văn Mão, 2002).
Tác dụng gây bệnh chủ yếu của vi khuẩn Bt. đối với côn trùng là qua thức ăn vào
cơ thể. Khi vi khuẩn vào ruột giữa của côn trùng không hình thành enzyme mà gây
độc chủ yếu là do chất độc tinh thể. Sau khi tinh thể hòa tan trong ruột côn trùng
chỉ mấy phút là côn trùng tê liệt, chỉ 55 phút là vách ruột bị vỡ, làm cho tế bào
thượng bì ruột giữa rụng, để lộ màng đáy mỏng tạo điều kiện cho tế bào dinh
dưỡng của vi khuẩn xâm nhập (Trần Văn Mão, 2002).
1.1.5.5 Virus
Siêu vi khuẩn thiên địch gây bệnh rất phổ biến trên sâu ăn tạp và có khả năng
mang lại hiệu quả phòng trừ cao, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho con
người và vật nuôi (Hunter - Fujita et al., 1998). Hiện nay, một số nước tiên tiến
trên thế giới đã sử dùng virus SpltNPV để phòng trừ sâu ăn tạp như Nhật Bản,
Trung Quốc, Mỹ, Anh, Canada…(Hunter - Fujita et al., 1998; Kunimi, 2005). Ở
nước ta, việc sử dụng virus NPV để phòng trừ sâu xanh hại bông vải, sâu tơ cũng


đem lại kết quả tốt. Chính vì thế việc lựa chọn virus SpltNPV làm tác nhân sinh
học nhằm thúc đẩy sự tiến bộ trong nông nghiệp đem lại an toàn cho người sử
dụng đang được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Bên cạnh đó theo
Phạm Thị Thùy (2004) thì virus gây bệnh trên côn trùng là một trong những nhóm
vi sinh vật gây bệnh có nhiều triển vọng trong việc phòng trừ sâu hại cây trồng.
Hiện nay, virus được xếp vào 13 họ và có khoảng 30 loài virus RNA và một loài
virus DNA chưa được phân loại (Quang Chân Chân, 2002). Trong đó, Baculovirus
thuộc họ Baculoviridae là nhóm virus tạo thể vùi. Họ Baculoviridae hiện gồm hai
giống, virus đa nhân diện (NPVs) và virus hạt (GVs), (Murphy et al., 1995). Trong
đó giống được quan tâm nhiều nhất trong việc sử dụng virus như một công tác
quản lý dịch hại đó chính là NPVs. NPVs là một nhóm siêu vi khuẩn đã và đang
được các nhà khoa học khắp mọi nơi trên thế giới quan tâm do các ưu điểm vốn có
của chúng mà thuốc hóa học cũng như các loài thiên địch khác không có được,
chẳng hạn như tính đặc hiệu đối với ký chủ, không gây ô nhiễm môi trường,

không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tác dụng nhanh hơn nhiều loại virus
khác…
Theo Phạm Thị Thùy (2004), virus gây bệnh côn trùng là một trong những nhóm
vi sinh vật có nhiều triển vọng trong việc phòng trừ sâu hại cây trồng. Đây là
nhóm virus có kích thước rất nhỏ (siêu vi khuẩn) có khả năng sống và sinh sản
trên các mô và tế bào sống, nhưng chúng không thể nuôi cấy trên môi trường nhân
tạo. Virus gây bệnh côn trùng có đặc điểm nổi bật là tính chuyên tính cao nghĩa là
virus chỉ gây bệnh riêng cho từng loại côn trùng gây hại, chúng chỉ gây bệnh trên
những mô nhất định của côn trùng đó và mỗi loại virus có một phổ ký chủ riêng,
ví dụ như virus gây bệnh trên Spodoptera litura thì chỉ gây bệnh cho Spodoptera
litura, virus sâu xanh bông thì chỉ gây bệnh trên sâu xanh bông, virus sâu tơ chỉ
gây bệnh trên sâu tơ… Do đó tên virus thường gắn với tên ký chủ ví dụ như: loài
virus SpltNPV- Splt là tên viết tắt của Spodoptera litura, NPV được viết tắt từ tên
chi Nucleopolyhedrosis virus. (George O.Poin ar, Jr., and Gerard M. Thomas,
1984).
Khi nghiên cứu để xác định loài virus, các nhà khoa học thường dựa vào sự xuất
hiện của các thể protein khác nhau, bởi virus côn trùng thường có vỏ protein bao
bọc để tạo nên các thể vùi (virion) với hình khối đa diện hoặc hình hạt, không phải
virus gây bệnh trên côn trùng đều tạo thành những thể vùi mà cũng có những virus
không tạo thể vùi (George O.Poin ar, Jr., and Gerard M. Thomas, 1984).


Virus tạo thể vùi (OBs) thuộc ba họ virus, mỗi họ phát triển độc lập với nhau và
đều có khả năng sinh sản ra thể vùi (OBs) gồm một hoặc nhiều virus nằm trong
một khung protein. Những (OBs) cho phép virus tồn tại một khoảng thời gian dài
trong môi trường. Kể từ lúc có nhiều loài ấu trùng của côn trùng xuất hiện cho đến
thời điểm giới hạn trong năm, virus phải hoàn thành chu trình nhân giống của nó
trong khoảng thời gian sống của ấu trùng, sau đó nhờ thể vùi (OBs) mà nó sống
sót nhiều tháng với sự vắng mặt của ký chủ mẫn cảm (Frances R.Hunter-Fujita và
ctv, 1998).

1.2 Virus gây bệnh côn trùng
1.2.1 Lịch sử về virus gây bệnh côn trùng
Lịch sử cổ đại đã ghi nhận những phát hiện về bệnh do virus trên tằm dâu và ong
khi con người bắt đầu nuôi dưỡng hai loài côn trùng có ích này để phục vụ đời
sống. Năm 384 – 322 trước công nguyên Aristotle đã miêu tả bệnh của ong, tuy
nhiên người Trung Quốc đã có những quan sát về bệnh tằm dâu từ 2.700 năm
trước Công Nguyên (Tanada và Kaya, 1993).
Sau đó năm 1856 hai nhà khoa học trên thế giới là Cornilia và Maestri đã mô tả
thật kỹ lưỡng bệnh này trên tằm nghệ. Chính hai nhà khoa học đã này tìm thấy thể
đa diện trên cơ thể tằm (Weiser, 1972; Simmonds et al., 1976). Tuy nhiên, vào
năm 1898 Bolle lại là người đầu tiên phát hiện ra sự hòa tan thể đa diện (thể vùi)
trong ruột tằm và giải phóng ra các hạt virus nhỏ (thể siêu vi). Tiếp sau đó Akkva
(1919), Komarek và Breindl (1924) đã tiến hành lọc chất dịch từ tằm và sâu róm
(Lymantria monacha) bị bệnh và khẳng định bản chất virus của các bệnh tạo nên
thể đa diện ở côn trùng (Phạm Văn Lầm, 1995).
Đến năm 1975, Martignoni và Iwai đã đưa ra danh sách 647 loài côn trùng thuộc
các họ khác nhau bị virus tấn công. Đến những năm giữa thập niên 80, các nhà
khoa học đã mô tả hơn 700 virus gây bệnh cho 800 loài côn trùng khác nhau
(Jayaraj, 1985).
Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định có khoảng hơn 1.450 loài virus gây bệnh
khác nhau thuộc 13 họ siêu vi khuẩn thiên địch được phân lập từ côn trùng và ve
bét, trong đó khoảng 90% là thể vùi (Georghe và Gerard, 1984).
Virus học trên côn trùng là một lĩnh vực đã và đang được nghiên cứu kỹ lưỡng để
phát hiện ra những virus mới và những mối quan hệ mới giữa ký sinh và ký chủ.
Hiện nay, những virus gây bệnh đã được biết đến một cách tương đối rõ ràng.


Theo Hunter – Fujita et al., 1998 thì nét đặc trưng của virus gây bệnh là không ảnh
hưởng đến thực vật hay động vật có xương sống và các virus này có thể kết hợp lại
với nhau thông qua những thể siêu vi (virion), những thể siêu vi này kết dính với

nhau cùng nằm bên trong một khung có cấu tạo bằng protein, được gọi là thể vùi.
Thể vùi có kích thước đường kính từ 0,5 – 20 µm, có thể nhìn thấy dưới kính hiển
vi phản quang.
Virus gây bệnh côn trùng chỉ có khả năng sống, sinh sản ở trong các mô, tế bào
sống, không thể nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo được. Virus gây
bệnh côn trùng có đặc điểm nổi bật khác với nhóm khác là tính chuyên hóa rất
cao, chỉ gây bệnh cho côn trùng, ngay ở côn trùng chúng cũng chuyên hóa ở
những mô nhất định của ký chủ.
1.2.2 Cấu tạo và đặc điểm của NPV
NPV có dạng hình que, đường kính 0,15 - 15 µm, chứa hàng trăm tiểu thể virus,
mỗi tiểu thể gồm một hoặc nhiều nucleocapsid. Mỗi nucleocapsid có cấu tạo bên
trong là DNA và bên ngoài được bao bọc bằng một capsid protein. Các virion dính
lại với nhau để tạo thành thể vùi là nhờ vào một chất nền cũng được cấu tạo bằng
protein (Hunter – Fujita et al., 1998; Adams et al., 1991; McCarthy et al., 1986).
NPV thuộc họ Baculoviridae nên nó mang những đặc điểm cấu tạo đặc trưng của
họ này. Theo Phạm Thị Thùy (2004), virus thuộc nhóm này có dạng hình que, kích
thước từ 40 – 70 nm x 250 – 400 nm, bên ngoài là một lớp vỏ có cấu tạo từ
lipoprotein bao quanh một lớp protein nằm trong lõi DNA (Nucleocapsid), bên
trong có chứa các virion, các virion bao gồm 11 - 25 polypeptide. Trong số
polypeptide đó thì có khoảng 4 - 11 polypeptide được kết hợp với nucleocapsid và
số polypeptide còn lại kết hợp với capside. DNA ở dạng sợi vòng gồm hai sợi, với
trọng lượng phân tử từ 50 - 100 x 106 kDa, các virion được bao quanh bởi một tinh
thể protein (Evans và Shapiro, 1997).
Cũng theo trích dẫn của Kelly (1985) và Smith (1976) cho rằng, virus có dạng
hình que (gậy) có một hoặc nhiều nucleocapsid được bao bọc bởi một lớp vỏ,
nucleocapsid là một phức hợp gồm DNA và protein (gọi tắt là DeoxyriboNucleoProtein – DNP) và chúng cũng được bao quanh bởi một lớp vỏ capsid (bên trong
lớp vỏ capsid này chỉ có một hoặc nhiều nucleocapsid), nếu là một nucleocapsid
thì gọi là NPV đơn Nucleocapsid - Single Nucleocapsid (NPV-SNPV); nếu có nhiều
nucleocapsid trong vỏ capsid thì gọi là NPVs Nucleocapsid - Multiple
Nucleocapsid (NPV – MNPV). Khi pha loãng thấy chúng tạo huyền phù màu trắng



đục, để quan sát thể vùi thì thường quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại
15.280 - 20.000 lần, ở độ phóng đại này thì có thể thấy thể vùi đa diện là những
khối kết tinh có nhiều cạnh, có dạng gần giống như hình cầu.

Axit Nucleic
Capsid

Nucleocapsid
Virion

Capsomer
Virus không vỏ

Axit Nucleic
Capsid

Nucleocapsid
Virion

Capsomer

Virus có vỏ
Hình 1.2 Cấu tạo của virus

Theo Russell và Consigli (1985) thì vỏ bao bên ngoài của các nucleocapsid dễ tạo
thành một tiểu thể virus được biết là có cấu tạo từ glucoside. Các thể vùi virus
NPV trên Spodoptera litura (SpltNPV) có đặc điểm là dễ bị kiềm hóa. Dùng dung
dịch NaOH 0,1N có thể phá vỡ lớp protein bao bên ngoài để giải phóng các virion.

Chính vì vậy, trong ruột côn trùng, dịch vị ruột mang tính kiềm nên các thể đa
diện dễ bị phá hủy, phóng thích các virion để lây nhiễm vào các nhân tế bào khác
(Vialard et al., 1990; Murphy et al., 1995).
1.2.3 Đặc tính của NPV
Theo Phạm Thị Thùy (2004), NPV có các đặc tính sau:
NPV có kích thước rất nhỏ dưới 1,4 chiều dài của sóng ánh sáng, nên các dụng cụ
quang học cổ điển không nhìn thấy được.


NPV là sự ký sinh trong tế bào nghĩa là NPV chỉ ký sinh, phát triển và sinh sản
trong tế bào sâu chủ và bị hủy hoại, cuối cùng làm cho sâu chủ chết.
NPV mang tính đặc thù, chúng có thành phần hóa học nhất định có khả năng gây
ra phản ứng miễn dịch được xác định ngay tên cơ thể sâu chủ. NPV thể hiện tính
chọn lọc cao.
NPV có tính mềm dẻo, có khả năng biến đổi khi cơ thể thay đổi.
Những đặc tính của virus đều phụ thuộc vào thành phần hóa học và chủ yếu là acid
nucleic. Thành phần hóa học nucleoprotein là đặc tính cơ bản của virus vì nó qui
định hoặc giải thích được kích thước của virus. Sự phụ thuộc của virus vào một hệ
tế bào, vào tính đặc thù về kháng nguyên của chúng, về phương thức sinh sản và
đặc tính của virus.
1.2.4 Sự lây nhiễm, xâm nhập và phát triển của virus NPV trong cơ thể ký
chủ
1.2.4.1 Cơ chế lây nhiễm và triệu chứng của bệnh virus trên côn trùng
Theo Kunimi và Nakai (2001) cho biết sự xâm nhập của virus vào cơ thể ký chủ
và sự phát triển của NPVs trong cơ thể ký chủ được mô tả như sau: khi côn trùng
bị nhiễm bởi virus NPVs thì virus sẽ xâm nhập vào ruột non sau đó phá vỡ lớp vỏ
virus, các phần tử virus sẽ phân tán tự do và sẽ tái tạo ra axit nucleic. Từ đó hình
thành vỏ bọc chứa axit nucleic, các virus này sẽ vào trong nhân của các tế bào mô
mỡ và nó sẽ tái tạo lại axit nucleic. Từ đó tạo ra các virus mới và các phần tử virus
này tập hợp lại với nhau hình thành thể đa diện nhân hoàn chỉnh.

Theo Ignoffo et al. (1971) sau khi xâm nhập vào cơ thể côn trùng, virus thường
bám vào các tế bào dễ mẫn cảm, xâm nhập vào các tế bào cơ thể và được nhân lên
trong đó, các virus mới sinh ra lại được phóng thích từ các tế bào bị nhiễm bệnh và
xâm nhập vào các tế bào chưa bị nhiễm, các thể vùi polyhedral inclusion body
(PIB) được tạo ra trong nhân của tế bào sâu chủ bị nhiễm, các polyhedral inclusion
body và nhân được tăng dần về kích thước, chúng phá hủy các tế bào bị nhiễm
bệnh và lan truyền vào khắp các khoang cơ thể của ký chủ, làm cho ký chủ xuất
hiện triệu chứng bệnh rồi chết.
1.2.4.2 Cơ chế gây bệnh của virus lên ký chủ
Theo Vũ Mai Nam (2001) khi giải thích về cơ chế xâm nhiễm của NPVs như sau:
virus SpltNPV xâm nhập vào cơ thể sâu qua thức ăn, vào đến ruột giữa do tác
động của dịch ruột, vỏ protein vỡ ra. Các virion phóng ra ngoài tấn công tế bào


thành ruột sau đó nhân nhanh khối lượng. Sâu bị nhiễm có màu trắng bệch, lờ đờ.
Hai hoặc ba ngày sau khi bị nhiễm, sâu không ăn, nằm bất động cho đến khi cơ thể
sưng lên, vỡ dịch chảy ra ngoài và sâu chết hẳn.
Thời gian từ lúc virus xâm nhập vào cơ thể cho đến khi sâu chết thay đổi tùy theo
tuổi và loài sâu. Cơ chế giết sâu là ký sinh trên ký chủ và bắt đầu quá trình ký sinh
khác làm bệnh lây nhiễm nhanh chóng và lan rộng không ngừng. Mặt khác, xác
sâu chết trở thành thức ăn cho sâu sống vì thế sự lây nhiễm càng nhanh hơn (Vũ
Mai Nam, 2001).
Hoàng Thị Việt (2002) cho rằng ngay khi ấu trùng ăn phải thức ăn bị nhiễm NPVs,
dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, các thể vùi của virus bị hòa tan và giải phóng các
virion, các virion xuyên qua ruột giữa đến dịch máu và nhập vào bên trong các tế
bào, điều này sẽ gây bệnh cho vật chủ.
Theo Phạm Thị Thùy (2004) khi thức ăn có chứa virus NPVs vào ruột sâu non,
cũng như Bacillus thuringiensis bằng con đường tiêu hóa virus đã thực hiện quá
trình phá hủy toàn bộ chức năng của sâu làm sâu chết. Cơ chế được mô tả như sau:
Khi vào ruột các thể vùi polyhedral inclusion body của virus sẽ giải phóng ra các

virion, dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, qua biểu bì mô ruột giữa, các virion xâm
nhập vào dịch huyết tương, chúng tiếp xúc với các tế bào và xâm nhập vào bên
trong để thực hiện quá trình gây bệnh cho sâu hại, quá trình này trải qua 3 giai
đoạn:
Giai đoạn tiềm ẩn: kéo dài từ 6 - 12 giờ, đây là giai đoạn xâm nhập của các thể
vùi polyhedral inclusion body xâm nhập vào trong tế bào, các virion được phóng
thích ra, chúng tự dính vào các vị trí thích hợp trên màng nhân tế bào thành ruột
của sâu.
Giai đoạn tăng trưởng (sinh sản): kéo dài 12 - 48 giờ, đây là giai đoạn tăng
nhanh của các virion mới trong dịch ruột của sâu, những sâu tuổi nhỏ chỉ sau 32
giờ trong cơ thể sâu đã chứa đầy các virion trần.
Giai đoạn cuối: đây là giai đoạn tạo thể vùi tức là các thể virion được bao bọc
trong thể protein, côn trùng trong giai đoạn này có màu sáng bóng, màu sắc nhạt
và đôi khi có màu hồng. Sự phân giải tế bào và sự phân giải của mô cơ thể bắt đầu
ngay sau khi virus tạo thể vùi.
Sâu tuổi nhỏ chết trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm virus.
Nhưng sâu tuổi lớn thời gian ủ bệnh từ 4 - 6 ngày, có khi dài hơn, vì quá trình ủ


bệnh còn phụ thuộc vào tuổi sâu, điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và lượng thức ăn khi
lây nhiễm… Ngay sau khi sâu chết sâu trở nên mềm nhũn, da bị vỡ và giải phóng
ra hàng tỷ thể vùi bám trên các bộ phận của cây trồng, đó là nguồn virus lan truyền
sang cá thể khác.
1.2.4.3 Triệu chứng của bệnh
Theo Yoshinori và Harry (1993) cho rằng trong thời gian 2 - 3 ngày đầu của thời
kỳ ủ bệnh, sâu non bị nhiễm bệnh không biểu hiện về triệu chứng bệnh rõ rệt và
không có sự thay đổi về thức ăn. Sâu nhiễm bệnh 5 - 7 ngày thì thấy các đốt thân
của sâu non bị sưng phồng lên, căng phồng và mọng nước, cơ thể sâu chuyển sang
màu trắng đục, da bở dễ bị vỡ.
Trước khi chết sâu thường trèo lên ngọn cây, bám chân lên ngọn cây, bám chân

vào cành cây, treo đầu xuống phía dưới hay còn gọi là triệu chứng chết treo. Dịch
trắng chảy ra ngoài sâu chết, hiện tượng sâu chết treo, dịch trắng có mùi hôi
(Miller et al., 1997).
Thời gian từ khi cơ thể sưng phồng và mọng nước đến khi sâu chết không quá một
ngày. Thời gian ủ bệnh của sâu ăn tạp thường kéo từ 4 - 10 ngày. Đối với nhộng
trong thời kỳ ủ bệnh, triệu chứng bị bệnh không rõ, nhưng vào giai đoạn cuối của
thời kỳ ủ bệnh thân nhộng xuất hiện màu đục, da dễ vỡ, dịch trắng có mùi hôi chảy
ra và nhộng cũng bị chết (Erlandson et al., 1984).
* Bệnh lý
Theo Phạm Thị Thùy (2004) khi sâu mới bị nhiễm bệnh virus NPVs thì các
chromatin tụ tập và các hạt rất nhỏ chuyển động tròn mạnh ở vùng quanh thân
được gọi là propolyhedral. Propolyhedral có đường kính 0,2 - 0,4 µm; đây là
những hạt trong giai đoạn tiền phát triển của polyhedral. Kích thước nhân tế bào bị
nhiễm bệnh tăng lên là do sự sinh sản tràn đầy của các polyhedral và cuối cùng
làm cho tế bào bị phá vỡ, phần lớn các polyhedral được hòa lẫn vào trong huyết
tương.
Smith (1953) cho biết rằng trong nhân toàn bộ polyhedral được tạo ra 1 lần và sau
đó kích thước tăng dần. Ở các ký chủ thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera, các
polyhedral được tạo ra trong nhân của tế bào máu, tế bào thể béo, gian bào ống và
biểu bì, không có trong các tế bào thần kinh. Polyhedral có đường kính 0,5 - 15
µm, kích thước và hình dạng của chúng phụ thuộc vào từng loại virus của các loài
côn trùng.


Theo Phạm Thị Thùy (2004) tác nhân gây bệnh của virus đa diện nhân là do các
thể vùi Polyhedral Inclusion Body (PIB) và virus hạt do thể vùi Occlusion Body
(OBs) gây ra.
1.2.5 Phương pháp chẩn đoán và định danh virus gây bệnh côn trùng
Virus thường được đặt tên sau khi phân lập từ ký chủ, tuy nhiên có nhiều trường
hợp nhiều virus tấn công một ký chủ, nhưng cũng có một virus tấn công nhiều ký

chủ, như virus Autographa californica (Payne, 1986).
Mặc dù đã có sự đồng ý chung nên có phương pháp tốt hơn để giám định virus,
nhưng lại chưa nhất trí về cách thực hiện. Vì vậy việc giám định virus vẫn dựa vào
đặc điểm của nó, cộng với phạm vi ký chủ và các triệu chứng khi nhiễm do căn
bệnh đó gây nên (Murphy et al., 1995).
1.2.5.1 Chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng
Đa số trường hợp, cơ sở để nhận dạng virus gây bệnh côn trùng là dựa vào triệu
chứng bị bệnh của côn trùng, đây còn được gọi là triệu chứng học. Căn cứ vào
triệu chứng bên ngoài để xác định sự có mặt của virus côn trùng. Thông thường thì
người ta sẽ so sánh giữa côn trùng khỏe và côn trùng bị bệnh dựa vào các tiêu
chuẩn được áp dụng như sau:
Bảng 1.1 Một số tiêu chuẩn so sánh nhận dạng virus gây bệnh côn trùng
TT
1

2
3

4
5

Tiên chuẩn
Tuổi của sâu

Cách đánh giá, so sánh với sâu khỏe
Các giai đoạn phát triển của sâu, sâu bị nhiễm thường
xảy ra ở giai đoạn ấu trùng, các giai đoạn nhộng, trưởng
thành ít khi bị nhiễm bệnh.
Kích thước
Chiều rộng, dài, đầu : những dấu hiệu về kích thước

không bình thường so với sâu khỏe.
Thời gian kéo Khi đã biết thời gian kéo dài tuổi của sâu thì có thể so
dài tuổi của sánh sự phát triển các giai đoạn của sâu. Thông thường
sâu
một số virus CPV và NPV làm kéo dài giai đoạn phát
triển của ấu trùng.
Tập tính
Hoạt động của sâu, khả năng ăn của sâu.
Các biểu hiện Màu của cơ thể sâu, những biến đổi bất thường bên
ngoài của sâu. Các triệu chứng biểu hiện màu sắc vùng
bụng, mỡ, cơ và hạ bì.


×