Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO sát sự BIẾN dị DI TRUYỀN của các GIỐNG đậu NÀNH glycine max (l ) merrill NHẬP nội dựa TRÊN đặc TÍNH NÔNG học vụ ĐÔNG XUÂN 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.19 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MƠN DI TRUYỀN GIỐNG NƠNG NGHIỆP
hóg

VÕ THÀNH AN

KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA CÁC GIỐNG
ĐẬU NÀNH Glycine max (L.) Merrill NHẬP NỘI
DỰA TRÊN ĐẶC TÍNH NƠNG HỌC
VỤ ĐÔNG XUÂN 2010

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Ngành: NÔNG HỌC

CẦN THƠ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MƠN DI TRUYỀN GIỐNG NƠNG NGHIỆP
hóg

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Ngành: NÔNG HỌC

KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA CÁC GIỐNG
ĐẬU NÀNH Glycine max (L.) Merrill NHẬP NỘI
DỰA TRÊN ĐẶC TÍNH NƠNG HỌC
VỤ ĐƠNG XN 2010


Cán Bộ Hướng Dẫn Khoa Học:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Trần Thị Thanh Thủy
TS. Trương Trọng Ngôn

Võ Thành An
MSSV: 3077231
Lớp Nông học K33

CẦN THƠ - 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình luận
văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

VÕ THÀNH AN

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
…………………………………………………………………………………


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấm luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông
Học với đề tài:
“KHẢO SÁT SỰ BIẾN DỊ DI TRUYỀN CỦA CÁC GIỐNG ĐẬU Glycine max (L.)
Merrill NÀNH NHẬP NỘI DỰA TRÊN ĐẶC TÍNH NƠNG HỌC VỤ ĐÔNG
XUÂN 2010”
Do sinh viên VÕ THÀNH AN thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng vào ngày tháng
năm 2011.
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức: ...........................................
Ý kiến của Hội đồng: ..................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011.

Thành viên Hội Đồng

…………………..

……………………
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii

……………………



TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Võ Thành An

Giới tính: nam

Ngày sinh: 04/9/1989

Dân tộc: kinh

Con ơng: Võ Văn Dũng

Sinh năm: 1965

Con bà: Trần Thị Ngân Trang

Sinh năm: 1966

Nơi sinh: Lấp Vò, Đồng Tháp
Quê quán: Ấp An Bình, Xã Định n, Lấp Vị, Đồng Tháp
II. Q TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học
Thời gian đào tạo từ năm 1995 – 2000
Trường: Tiểu học Định Yên 1
Địa chỉ: Lấp Vò, Đồng Tháp
2. Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo từ năm 2000 – 2004

Trường: Trung học cơ sở Định Yên
Địa chỉ: Lấp Vị, Đồng Tháp
3. Trung học phổ thơng
Thời gian đào tạo từ năm 2004 – 2007
Trường: Trung học phổ thơng Lấp Vị 1
Địa chỉ: Lấp Vị, Đồng Tháp
4. Đại học
Trường: Đại Học Cần Thơ (thời gian đào tạo từ 2007 – 2011)
Địa chỉ: Đường 3/2. Phường Xuân Khánh. Quận Ninh Kiều. TP. Cần Thơ
Chun ngành: Nơng Học - Khóa 33

VÕ THÀNH AN

iv


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con.
Xin tỏ lòng biết ơn đến!
Thầy Trương Trọng Ngôn, cô Trần Thị Thanh Thủy, đã hết lịng hướng dẫn em
hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn Trịnh Văn Tuấn Em, Nguyễn Quang Sáng, Trịnh Xuân Trung, Trần
Xuân Giang, Trần Thị Ngọc Đồng lớp Nông Học K33, các bạn Nguyên, Tuấn lớp
Công Nghệ Giống Cây Trồng K34 và các bạn lớp Nông Học K35 đã nhiệt tình giúp
đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
Từ khi bắt đầu thực hiện cho đến lúc kết thúc đề tài tôi đã gặp không ít trở ngại
khó khăn, nhưng với sự hướng dẫn tận tình của các Thầy, Cơ và sự giúp đỡ nhiệt tình
của các bạn đã giúp tơi hồn thành đề tài một cách tốt nhất. Thân gởi đến Thầy, Cô và

các bạn lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai.

VÕ THÀNH AN

v


VÕ THÀNH AN, 2011 “Khảo sát biến dị di truyền của các giống đậu nành Glycine
max (L.) Merrill nhập nội dựa trên đặc tính nơng học vụ Đơng xn 2010”. Luận văn
tốt nghiệp Kỹ sư Nông học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần
Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Th.S Trần Thị Thu Thủy, TS. Trương Trọng Ngơn
...............................................................................................................................................

TĨM LƯỢC
Đề tài “ Khảo sát biến bị di truyền của các giống đậu nành Glycine max
(L.) Merrill nhập nội dựa trên đặc tính nơng học vụ Đơng xn 2010” được thực
hiện tại Khu vực 5, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ nhằm xác
định được sự biến dị về mặt di truyền của các giống đậu nành nhập nội từ đó tìm ra
được những nguồn gen q của các giống đậu nành này. Thí nghiệm được bố trí theo
thể thức hồn tồn ngẫu nhiên. Mỗi giống được gieo thành một hàng dài 5m, với 3 lần
lặp lại. Khoảng cách gieo là 40 x 10cm, giống MTĐ 176 được chọn làm giống đối
chứng.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Thời gian sinh trưởng trung bình tương đối ngắn
(85 ngày). Các giống khảo sát trong thí nghiệm có chiều cao khi chín trung bình
thuộc dạng thấp cây (31 cm). Có năng suất cao (12,7 g/cây). Hàm lượng dầu trong hạt
đậu nành tương đối cao (20,51%). Hàm lượng acid béo không no khá cao (83,7%).
Các tính trạng chịu sự kiểm sốt chặt chẽ bởi kiểu gen. Biến dị di truyền tương đối
cao. Trong đó số hạt/cây có nhiều biến dị di truyền nhất (PCV = 54,1 %). Thời gian
sinh trưởng là có ít biến dị về kiểu hình nhất (PCV= 10,2 %).


vi


MỤC LỤC
Trang

Cam đoan .............................................................................. ii
Tiểu sử cá nhân ...................................................................... iv
Lời cảm tạ .............................................................................. v
Tóm lược ................................................................................ vi
Mục lục ................................................................................. vii
Danh sách hình ...................................................................... x
Danh sách bảng ..................................................................... xi
Danh sách chữ viết tắt ............................................................ xii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Vai trò của giống nhập nội.......................................................................... 2
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sinh trưởng của đậu nành ...... 2
1.2.1 Ánh sáng .......................................................................................... 2
1.2.2 Nhiệt độ ........................................................................................... 3
1.2.3 Nước ............................................................................................... 3
1.2.4 Độ ẩm .............................................................................................. 4
1.2.5 Đất đai ............................................................................................. 4
1.2.6 Sâu hại ............................................................................................. 5
1.2.7 Bệnh hại ........................................................................................... 5
1.3 Quan điểm chọn giống đậu nành ............................................................... 6
1.4 Hàm lượng dầu ............................................................................................ 7
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Thời gian và địa điểm .................................................................................. 10
2.2 Phương tiện .................................................................................................. 10

2.2.1 Giống ............................................................................................... 10
2.2.2 Phân bón .......................................................................................... 10
2.2.3 Thuốc trừ sâu bệnh .......................................................................... 10

vii


2.3 Phương pháp ................................................................................................ 11
2.3.1 Bố trí thí nghiệm.............................................................................. 11
2.3.2 Quy trình kỹ thuật canh tác ............................................................. 11
Gieo hạt và chăm sóc................................................................................ 11
Bón phân ................................................................................................... 11
2.3.3 Cách đánh giá các chỉ tiêu ............................................................... 11
Chỉ tiêu hình thái ...................................................................................... 11
Chỉ tiêu sinh trưởng .................................................................................. 12
Chỉ tiêu nông học ..................................................................................... 12
Năng suất và các thành phần năng suất .................................................... 12
Chỉ tiêu sâu bệnh ...................................................................................... 13
Tính kháng đỗ ngã .................................................................................... 14
Hàm lượng dầu ........................................................................................ 14
2.4 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 14
Chương 3 KẾT QUẢTHẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát ..................................................................................... 15
3.1.1 Tình hình thời tiết ............................................................................ 15
3.1.2 Tình hình cỏ dại ............................................................................... 16
3.1.3 Tình hình bệnh hại ........................................................................... 16
3.1.4 Tình hình sâu hại ............................................................................. 16
3.1.5 Tình hình đỗ ngã ............................................................................. 17
3.2 Các đặc tính hình thái ................................................................................. 18
3.2.1 Màu hoa và màu trục hạ diệp .......................................................... 18

3.2.2 Màu vỏ trái, vỏ hạt, lông tơ và màu tể ........................................... 18
3.3 Các đặc tính sinh trưởng ........................................................................... 20
3.3.1 Thời gian trổ và dứt trổ ................................................................... 20
3.3.2 Thời gian tạo trái ............................................................................. 22
3.3.3 Thời gian sinh trưởng ...................................................................... 22
3.4 Các đặc tính nơng học ................................................................................. 23
3.4.1 Chiều cao cây ................................................................................. 23
3.4.2 Số lóng trên thân chính .................................................................... 23

viii


3.4.3 Số cành hữu hiệu ............................................................................. 25
3.5 Năng suất và thành phần năng suất........................................................... 25
3.5.1 Năng suất (g/cây)............................................................................. 25
3.5.2 Thành phần năng suất ..................................................................... 28
Số trái/cây ................................................................................................. 28
Số hạt/cây ................................................................................................. 29
Trọng lượng 100 hạt ................................................................................. 29
3.6 Hàm lượng dầu ............................................................................................ 29
Hàm lượng dầu và các loại acid béo ........................................................ 31
Tỉ lệ giữa acid béo no và acid béo không no ............................................ 33
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận ....................................................................................................... 36
4.2 Đề nghị .......................................................................................................... 36
Chương 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 37
PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................. 40

ix



DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

3.1

Sự phân bố màu trục hạ diệp và màu hoa của các giống khảo
sát.

18

3.2

Sự phân bố màu vỏ trái của các giống khảo sát.

19

3.3

Sự phân bố màu vỏ hạt của các giống khảo sát.

19

3.4


Sự phân bố màu tể của các giống khảo sát.

20

3.5

Sự phân bố số cành hữu hiệu của các giống khảo sát.

25

3.6

Mối tương quan giữa trái/cây và năng suất.

28

3.7

Mối tương quan giữa năng suất và số hạt/cây.

29

3.8

Mối tương quan giữa acid béo không no và trọng lượng 100
hạt.

32

x



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa Bảng

Trang

2.1

Danh sách 30 giống đậu nành nhập nội khảo sát

10

3.1

Ghi nhận thời tiết từ tháng 01/2010 đến 04/2010

15

3.2

Sâu, bệnh hại và tính kháng đỗ ngã trên các giống đậu nành trong thí
nghiệm.

17

3.3


Thời gian trổ và thời gian sinh trưởng của các giống đậu nành trong thí
nghiệm

21

3.4

Phân nhóm thời gian sinh trưởng của các giống đậu nành trong thí
nghiệm

22

3.5

Chiều cao trổ, chiều cao chín và số lóng trên thân chính của các giống
đậu nành khảo sát.

24

3.6

Tỉ lệ các loại trái của các giống đậu nành trong thí nghiệm

26

3.7

Thành phần năng suất và năng suất của các giống đậu nành nhập nội
trong vụ Đông Xuân 2010


27

3.8

Hàm lượng acid béo của các giống đậu nành khảo sát

30

3.9

Hàm lượng acid béo no, acid béo không no và tỉ lệ giữa chúng của
các giống đậu nành khảo sát

34

3.10

Một số giống đậu nành tiêu biểu trong 31 giống đậu nành khảo sát

35

3.11

Khoảng biến động, giá trị trung bình, PCV, CV của một số chỉ tiêu khảo
sát trong thí nghiệm.

35

xi



DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
AVRDC
DHA
ĐBSCL
h2bs
IUPAC
NSKG
PCV
SD
STT
TGST
TGT
TGTT
USDA
W100 hạt

Chữ viết đầy đủ
Asean Vegetables Research and Development Center
Docosahexaenoic acid

Đồng bằng sông Cửu Long
Heritability in broad sense
International Union of Pure and Applied Chemistry
Ngày sau khi gieo
Phenotypic coefficient of variatiorr
Standard deviation
Số thứ tự

Thời gian sinh trưởng
Thời gian trổ
Thời gian tạo trái
United States Department of Agriculture
Weight 100 hạt

xii


MỞ ĐẦU
Đậu nành (Glycine max (L). Merrill) là cây công nghiệp ngắn ngày, đồng thời là cây
trồng truyền thống ở nước ta. Cây đậu nành đóng vai trị quan trọng trong việc cung
cấp thức ăn cho người và gia súc. Ngồi ra, cây đậu nành cũng giúp ích rất nhiều trong
việc cải tạo đất, nhờ vi khuẩn nốt sần cố định đạm làm tăng độ phì cho đất.
Từ hạt đậu nành có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau, rất ngon và đa
dạng. Dầu đậu nành chứa khoảng 24% acid Oleic, 54% acid Linoleic và 7% acid
Linolenic (Kinney, 1996). Đây là, các acid béo không no cần thiết cho sức khỏe và
không thể tự tổng hợp được, điển hình như: acid Linolenic cịn gọi là omega-3 là tiền
chất của DHA (docosahexaenoic acid) hình thành não người.
Cải thiện năng suất và nâng cao phẩm chất của các giống đậu nành nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng đậu nành ngày càng tăng của con người là nhiệm vụ hàng đầu của những
nhà chọn giống.
Từ những vấn đề vừa nêu, đề tài “Khảo sát sự biến dị di truyền của các giống đậu
nành Glycine max (L). Merrill nhập nội dựa trên đặc tính nơng học vụ Đơng
xn 2010” được thực hiện với mục tiêu: Xác định được sự biến dị về mặt di truyền
qua đó tìm ra được những nguồn gen quý của các giống đậu nành nhập nội.

1



CHƯƠNG I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Vai trò của giống nhập nội
Giống nhập nội là những giống có nguồn gốc từ nhiều nơi trên thế giới phản ánh tính
đa dạng của điều kiện sinh thái khác nhau, vì thế chúng có nhiều đặc tính quý, phong
phú và đa dạng. Chúng là bộ sưu tập gen rất quý có khả năng đáp ứng các mục tiêu cải
thiện giống. Giống nhập nội thường đóng vai trị quan trọng như:
- Bổ sung nguồn gen quý.
- Làm tăng tính đa dạng di truyền.
- Làm nguồn vật liệu khởi đầu cho việc lai tạo (Nguyễn Văn Hoan, 2000).
Tác dụng to lớn của nguồn giống nhập nội thể hiện qua 3 mặt sau:
- Sử dụng trực tiếp trong sản xuất.
- Cho ra giống mới trực tiếp từ nguồn vật liệu khởi đầu.
- Dùng làm nguồn vật liệu để lai, gây đột biến, chuyển gen… rồi từ đó chọn
ra giống mới thích hợp (Trần Thượng Tuấn, 1992).
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và sinh trưởng của đậu nành
1.2.1 Ánh sáng
Đậu nành là cây ngày ngắn, cơ chế hình thành nụ hoa của đậu nành liên quan chặt chẽ
với quang kỳ, chủ yếu là độ dài của thời gian tối trong ngày. Tuy nhiên các giống đậu
nành khác nhau có phản ứng khác nhau đối với chu kỳ ánh sáng, từ những giống trổ
hoa theo chu kỳ ngày ngắn đến những giống trổ hoa theo chu kỳ ngày dài lên đến 16
giờ.
Vì đa số các giống đậu nành có tính quang cảm, trên thực tế có thể phân các giống đậu
nành thành các nhóm quang cảm mạnh, ít quang cảm và khơng quang cảm.. Thường
các giống dài ngày có phản ứng mạnh hơn các giống ngắn ngày.
Bức xạ mặt trời mạnh cũng có thể là điều bất lợi, nó làm tăng nhiệt độ lá và do đó dẫn
đến tăng cường độ thốt hơi nước ở tốc độ lớn hơn tốc độ của dòng nước hút qua rễ
(Boyer và cs, 1980). Bức xạ mạnh vào những tháng đầu mùa hè thường làm giảm
quang hợp và năng suất do nhiệt độ lá và thoát hơi nước.
Điều kiện quang kỳ có tác động rất lớn đến thời gian trổ hoa do đó có ảnh hưởng đến

tồn bộ chu kỳ sinh trưởng của đậu nành. Vì vậy, đối với đậu nành sự phân nhóm theo
2


thời gian sinh trưởng chỉ đúng với từng vùng địa lý hẹp, cũng như đối với từng vụ
gieo trồng nhất định.
Đậu nành là cây ngày ngắn, có rất ít giống không nhạy cảm với quang kỳ (Murfet,
1977). Biến động của quang chu kỳ có ảnh hưởng tới sinh trưởng sinh thực trước và
sau khi hoa nở (Cure và ctv, 1982). Trong điều kiện ngày ngắn, tỷ lệ chất khơ tích lũy
vào hạt cao hơn trong điều kiện ngày dài, ngược lại, ở điều kiện ngày dài, tỷ lệ chất
khơ tích lũy vào thân, lá và rễ sẽ gia tăng.
Về cường độ ánh sáng, nhu cầu của đậu nành là khoảng 50.000 lux (Upmeyer, 1972).
Đậu nành thuộc nhóm cây có khả năng quang hô hấp ở cường độ ánh sáng cao. Q
trình này sẽ là hao phí sản phẩm tạo ra từ quang hợp theo con đường oxy hóa thành
CO2, nên ảnh hưởng đến năng suất
1.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố chi phối mạnh quá trình sinh trưởng và phát triển
của cây đậu nành và thường làm thay đổi thời gian của các giai đoạn sinh trưởng cũng
như chu kỳ sinh trưởng.
Đậu nành có thể phát triển tốt trong phạm vi rộng của nhiệt độ. Garner và Allard
(1930) đã cho rằng khi nhiệt độ dưới 250C thì sự ra hoa bị cản trở. Deloudre (1953)
cững kết luận hầu như đậu nành nảy mầm nhanh ở 300C, nhưng Grabe và Metzet
(1969) lại cho biết một số giống đậu nành nẩy mầm ở 150C cũng tốt như ở 300C, nẩy
mầm bị cản trở khi nhiệt độ thấp hơn nữa.
Theo S. H. Kwon (1969) nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng của đậu nành đối với
khơng khí là 24-300C, đối với đất là 22-270C. Nhiệt độ dưới 170C và trên 370C làm
giảm trọng lượng khô của cây. Nhiệt độ tối thích để hình thành mầm hoa là khoảng
240C, nhiệt độ cao trên 280C có tác dụng đẩy mạnh sự trổ hoa.
1.2.3 Nước
Nước là một trong những yếu tố hàng đầu của mơi trường, có ý nghĩa rất quan trọng

đối với sự sinh trưởng và phát triển của đậu nành. Trong thực tế sản xuất, mặc dù
hiếm có đậu nành chết vì hạn, nhưng nước là một yếu tố hạn chế năng suất đậu nành.
Yêu cầu về nước thay đổi theo nhiệt độ. Tần số mưa cần thiết cho năng suất cao ảnh
hưởng bởi loại đất. Whitt và Van Bavell (1955) đã ước đoán lượng nước cần thiết là
0,76 cm/ngày trong thời kỳ sinh trưởng cực đại. Phải cung cấp đầy đủ trong giai đoạn
phát triển hạt đến chín hồn toàn mới đảm bảo năng suất cao nhất. Theo Shaw và

3


Lawing (1966) năng suất đậu nành giảm nghiêm trọng nhất là khi đậu nành bị thiếu
nước vào tuần cuối cùng của giai đoạn tạo nụ trái và phình to của hạt.
Cây đậu nành không chịu được cả úng và hạn, do bộ rể tập trung ở tầng đất cày, nên
khả năng sử dụng nước ở các tầng đất sâu bị hạn chế và khó giữ được ẩm độ thích hợp
ở vùng rễ tập trung trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây. Trong những yếu tố ảnh
hưởng đến sự nảy mầm của hạt thì nước là quan trọng nhất.
Theo Việt Chương và Nguyễn Việt Thái (2003) hàm lượng nước trong hạt giống phải
đạt mức 50% mới dễ nảy mầm. Trái lại, nếu lượng nước thừa thì tỷ lệ nảy mầm của
hạt cũng không cao. Như vậy, đất thiếu độ ẩm cần thiết hay quá ướt sẽ làm cho hạt
giống bị hôi thối.
1.2.4 Độ ẩm
Theo Trần Thị Kim Ba và ctv (2008) độ ẩm đất thích hợp đối với đậu nành nằm trong
khoảng 75% - 90% độ ẩm giới hạn ngoài đồng. Độ ẩm dưới 75% độ ẩm giới hạn
ngoài đồng có ảnh hưởng kìm hãm sinh trưởng của đậu nành, nhưng mức độ kìm hãm
thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cây.
Trong điều kiện thiếu ẩm, cây đậu nành có các cơ quan sinh trưởng kém, cường độ ra
hoa, số lượng hoa, tỷ lệ hoa rụng bị ảnh hưởng rõ rệt, thời gian tạo hạt kéo dài, hạt ít
phình to và năng suất bị giảm.
1.2.5 Đất đai
Cây đậu nành khơng địi hỏi đặc biệt về loại đất. Chúng được trồng trên nhiều loại đất

khác nhau, từ vùng ôn đới đến vùng nhiệt đới và Nam bán cầu. Về thành phần cơ giới,
có thể gặp cây đậu nành trên các loại đất từ nhẹ đến nặng. Độ phì của các loại đất
trồng cũng có thể khác biệt nhau rất lớn.
Cây đậu nành có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như phù sa cổ, phù sa mới,
đất đỏ, đất phèn nhẹ, đất hữu cơ… Tuy nhiên, cây đậu nành sẽ sinh trưởng và phát
triển tốt trên đất tơi xốp, phì nhiêu, có pH trong khoảng 5,8 – 6,5 (Pandey, 1987).
Theo tập chí Crop water management, 2002 chỉ tiêu pH biểu thị độ chua của đất là
một yếu tố ảnh hưởng mạnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành. Độ
pH thích hợp cho đậu nành khoảng 5 – 6,5.
Nhược điểm về độ chua cao của đất thường kèm theo hiện tượng thiếu canxi, là một
nguyên tố dinh dưỡng quan trọng trong quá trình trao đổi chất và đậu trái của đậu
nành, cũng như quá trình cộng sinh cố định đạm.

4


1.2.6 Sâu hại
Theo Trần Thượng Tuấn và Nguyễn Phước Đằng (1993) trên đậu nành có nhiều loại
cơn trùng tấn cơng nhưng gây hại chủ yếu là 3 loại sau:
Dòi đục thân (Melanagromyza sojae): chủ yếu gây hại ở gian đoạn đầu từ 7 đến 15
ngày sau khi gieo. Dòi nở ra đục thẳng vào gân xuyên qua cuống lá và đục vào thân
của cây đậu, ăn thành đường hầm ngay giữa thân kéo dài từ gốc đến ngọn cây.
Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua): phát triển mạnh trong mùa nắng và mật độ cao
chúng ăn trụi lá, hoa, trái non và đọt non của cây đậu làm giàm năng suất. Ở ĐBSCL,
sâu có khả năng gây hại lớn khơng những trên cây đậu nành mà cả trên nhiều loại cây
trồng khác (Nguyễn Thị Thu Cúc, 1998).
Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): gây hại vào lúc cây phát triển cành lá mạnh. Chúng tập
trung cắn phá lá và các phần non của cây làm cây kém phát triển.
Sâu đục trái (Etiella zinckenella Treitske): thường tấn công vào giai đoạn trổ hoa
tượng trái đến khi vỏ trái cứng. Hạt mới hình thành bị sâu đục sẽ không phát triển. Sâu

đục trái gây hại nhiều nhất trong vụ Xuân Hè.
1.2.7 Bệnh hại
Theo Nguyễn Phước Đằng và ctv (2009) các bệnh gây hại phổ biến trên đậu nành ở
ĐBSCL là:
Bệnh héo cây con (Rhizoctonia solani): nấm gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con từ 12 tuần tuổi, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, độ ẩm khơng khí cao. Bệnh có
thể tồn tại đến khi cây ra hoa đậu trái. Cây bệnh ở phần thân giáp mặt đất có màu nâu
đỏ, sau đó chổ vết bệnh teo lại, cây đỗ ngã và khô héo.
Bệnh rỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi): gây hại chủ yếu trên lá, đôi khi trên thân, cuống
lá và trái. Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những đốm nhỏ vàng hoặc đỏ nâu dần dần tâm
vết bệnh hơi khô nhô thành cái gai rỉ (ở cả hai mặt nhưng rõ nhất là ở mặt dưới). Giai
đoạn đậu ra hoa tạo trái là thời kỳ dễ nhiễm bệnh. Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư cây
bệnh và trong đất.
Bệnh đốm phấn (Peronospora manshurica): ở điều kiện ẩm độ cao, sáng sớm có
sương mù, ngày nắng nóng bệnh dễ phát triển. Vết bệnh tấn công chủ yếu trên lá, mặt
dưới lá màu trắng, lúc đầu xuất hiện những đốm màu tro hình trịn, về sau vết bệnh có
hình trịn hoặc hình không rõ rệt, màu nâu vàng, xung quanh viền nâu thẫm, có ranh
giới với phần xanh cịn lại của lá. Bệnh nặng lá bị vàng và rụng sớm làm ảnh hưởng
đến năng suất.
5


Bệnh hạt tím (Cercospora kikuchii): thường xuất hiện trong mùa mưa. Bệnh tuy
không trực tiếp làm giảm năng suất đậu nành nhưng làm giảm chất lượng hạt giống.
Triệu chứng đặc trưng dễ nhận thấy nhất là vỏ hạt đậu nành biến sang màu nâu tím.
1.3 Quan điểm chọn giống đậu nành
Theo chương trình lai tạo và thanh lọc giống đậu nành tại Trung tâm nghiên cứu và
phát triển rau Á Châu, 1975 (AVRDC) có 7 tiêu chuẩn đã được đề nghị để chọn giống
đậu nành:
- Tiềm năng năng suất cao
- Chín sớm

- Khơng quang cảm
- Kháng nổ trái
- Phẩm chất hạt tốt
- Kháng một số sâu bệnh chính
- Dạng cây thích hợp: lóng ngắn, nhiều trái trên cây, kháng đỗ ngã.
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv (1983) một giống đậu nành tốt cần phải có những đặc
tính sau:
- Có khả năng cho năng suất cao và ổn định
- Có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng dưới 80 ngày tùy theo vụ
- Có khả năng kháng các loại sâu bệnh chính trong vùng
- Có hàm lượng protein cao
- Có khả năng tạo nốt sần với các dòng vi khuẩn Rhizobium japonicum
- Có khả năng thích nghi rộng, ít quang cảm
- Hạt giống chậm mất sức nảy mầm trong quá trình bảo quản
Theo Đào Thế Tuấn (1975) một giống đậu nành có năng suất cao và ổn định cần phải
có một số phẩm chất sau:
- Giống có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời với hiệu suất cao
- Chín sớm, thích nghi rộng
- Kháng sâu, bệnh chính với hiệu suất cao và ổn định
- Có khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh
6


Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng mục đích chung vẫn là:
- Năng suất cao, chín sớm
- Kháng được những loại sâu bệnh chính ở từng địa phương khác nhau
- Chống chịu được với những bất lợi của ngoại cảnh
- Hàm lượng đạm cao, phẩm chất hạt phải phù hợp với yêu cầu của thị trường
1.4 Hàm lượng dầu
Dầu đậu nành chủ yếu bao gồm các triacylglycerol và các acid béo. Các acid béo

trong các phân tử triacylglycerol và acid béo tự do xác định chất lượng của lipid, giá
trị dinh dưỡng của nó, hương vị và tính chất vật lý, chẳng hạn như sự ổn định oxy hóa
và nhiệt độ nóng chảy (Hildebrand và Collins, 1998).
Acid béo gồm 2 loại là acid béo bão hòa và acid béo khơng bão hịa. Acid béo bão hịa
là acid béo khơng có nối đơi trong mạch cacbon như acid Palmitic và acid Stearic.
Acid khơng bão hịa là loại acid có 1, 2 hay nhiều nối đôi trong mạch cacbon. Acid
béo không bão hịa có 1 nối đơi trong mạch cacbon gọi là acid khơng bão hịa đơn.
Acid khơng bão hịa đa là những acid có 2 hay nhiều nối đơi trong mạch cacbon.
Các loại acid khơng bão hịa chứa trong dầu đậu nành là acid Linolenic (7%) gọi là
omega- 3, acid Linoleic (54%) gọi là omega-6, acid Oleic (24%) gọi là omega-9 rất
quan trọng trong dinh dưỡng con người. Các acid bão hòa: acid Palmitic (11%) và
acid Stearic (4%). (Wang và Hildebrand, năm 1988; Osorio và cộng sự, 1995; Kinney,
1996).
Chất lượng của các phần dầu thay đổi đáng kể giữa các nguồn và nó phụ thuộc vào
thành phần acid béo đặc biệt về tỷ lệ acid béo chưa bão hòa, chủ yếu là acid Oleic,
acid Linoleic và acid Linolenic (Somerville và Browse, 1991).
Acid Oleic, acid Linoleic và acid Linolenic là acid béo khơng no có 18 carbon, có
chứa một, hai và ba liên kết đơi bị gián đoạn bởi một nhóm methylene, tương ứng.
acid Oleic được gọi là acid béo không bão hòa đơn, trong khi acid Linoleic và acid
Linolenic là acid béo khơng bão hịa đa (Yadav, 1996).

7


v Acid Oleic (18:1) : là một acid béo có một nối đơi ở vị trí cacbon số 9. Theo
IUPAC, tên của acid Oleic là cis-9-octadecenoic acid. Công thức C18H32O2.
Công thức phân tử

Acid Oleic


v Acid Linoleic (18:2) : là một acid béo khơng no có 2 nối đơi ở vị trí cacbon
số 9 và cacbon số 12. Cơng thức C18H30O2. Theo IUPAC, tên của acid Linoleic là
cis,cis-octadeca-9,12-dienoic acid.
Công thức phân tử

Acid Linoleic
v Acid Linolenic (18:3) : là acid béo không bão hịa có 3 nối đơi ở vị trí
cacbon số 9, cacbon số 12 và cacbon số 15. Công thức C18H28O2. Theo IUPAC, tên
của acid Linoleic là all-cis-octadeca-9,12,15-trienoic acid.
Công thức phân tử

=

Acid Linolenic

v Acid Palmitic (16:0) : là một acid béo bão hịa có 16 cacbon, là một trong
những acid béo bão hịa được tìm thấy phổ biến nhất ở động vật và thực vật. Theo
IUPAC tên của acid Palmitic là hexadecanoic acid. Công thức C16H32O2

8


Công thức phân tử

Acid Palmitic
v Acid Stearic (18:0) : là các acid béo bão hòa với 18 carbon. Theo IUPAC
acid Stearic có tên là octadecanoic acid, cơng thức hóa học của nó là C18H36O2, hoặc
CH3(CH2)16COOH
Cơng thức phân tử


Acid Stearic

9


CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Đơng xn từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010. Tại
lô đất thuộc Khu vực 5, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.
2.2 Phương tiện
2.2.1 Giống: gồm 30 giống nhập nội có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật
Bản, Mỹ, USDA và một giống đối chứng MTĐ176, theo bảng 2.1 bên dưới.
Bảng 2.1 Danh sách 31 giống đậu nành trong thí nghiệm
STT

Tên Giống

Xuất Xứ

STT

Tên Giống

Xuất Xứ

1

IT 102340


Hàn Quốc

17

Dunbar

Mỹ

2

IT 102668

Hàn Quốc

18

LG99-11509

Mỹ

3

IT 102691

Hàn Quốc

19

Magellan


Mỹ

4
5

IT 103906
IT 104620

Hàn Quốc
Hàn Quốc

20
21

Pana
SFA02-15642

Mỹ
Mỹ

6

IT 161797

Nhật Bản

22

Sprite 87


Mỹ

7

IT 161799

Nhật Bản

23

SS02-8889

Mỹ

8

IT 161965

Nhật Bản

24

SS02-9789

Mỹ

9

IT 162053


Nhật Bản

25

SSO2-8737

Mỹ

10

IT 162079

Nhật Bản

26

PI 133226

USDA, Mỹ

11

IT 161401

Trung Quốc

27

PI 200542


USDA, Mỹ

12

IT 161483

Trung Quốc

28

PI 340900 B

USDA, Mỹ

13

IT 161557

Trung Quốc

29

PI 510675

USDA, Mỹ

14

IT 161621


Trung Quốc

30

PI 548659

USDA, Mỹ

15

IT 161627

Trung Quốc

31

MTĐ 176 (ĐC)

ĐHCT

16

CAMP

Mỹ

2.2.2 Phân bón: Sử dụng các loại phân đơn để bón trong thí nghiệm gồm: Urê (46%
N), Super Lân (16% P2O5), Kali Clorua (60% K2O).
2.2.3 Thuốc phòng trừ sâu bệnh: sử dụng các loại thuốc phổ biến trên thị trường
như: Basudin, Catex, Peran, Thiamectin, Dylan…

Các phương tiện khác như: cân phân tích, máy đo độ ẩm hạt (PFEUFFER – HE50),
thước dây...

10


2.3 Phương pháp
2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hồn tồn ngẫu nhiên gồm 31 nghiệm thức với 3
lần lặp lại và MTĐ 176 được chọn làm giống đối chứng. Mỗi nghiệm thức được gieo
trên một hàng dài 5m, sau đó chọn 9 cây chỉ tiêu tương ứng với 3 lần lặp lại. Khoảng
cách gieo là 40 x 10 cm.
2.3.2 Quy trình kỹ thuật canh tác
Gieo hạt và chăm sóc
Gieo hạt: sau khi phân lơ, hạt được gieo bằng cách dùng chày tỉa xôm lổ sâu 1 – 2cm,
gieo theo hàng với khoảng cách 40 x 10 cm. Mỗi hốc bỏ 3 – 4 hạt, sau đó dùng tro
trấu lắp hạt lại.
Dậm hạt và tỉa cây: 7 NSKG xem hốc nào chưa nảy mầm thì dậm hạt ở vị trí ngay bên
cạnh. Vào 10 NSKG tỉa cây chỉ để lại 2 cây/hốc.
Tưới nước: 10 ngày đầu sau khi gieo tưới bằng thùng 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và
chiều mát, để đảm bảo các giống nẩy mầm đều và cây con phát triển tốt. Sau đó tưới
bằng máy bơm 1 lần/ngày.
Làm cỏ: làm cỏ 2 lần vào lúc 10 và 25 NSKG, trước lúc bón phân để cỏ dại khơng
cạnh tranh dinh dưỡng với cây.
Bón phân:
Sử dụng các loại phân đơn để bón trong thí nghiệm gồm: Urê (46 % N), Super Lân
(16 % P2O5), Kali Clorua (60 % K2O). Bón phân theo cơng thức phân 60 – 60 – 40
chia làm 3 lần bón.
- Lần 1: bón lót tồn bộ lượng phân lân và kali trước khi gieo 2 ngày.
- Lần 2: bón ½ lượng phân đạm 1/2 ở giai đoạn 7-10 NSKG.

- Lần 3: bón ½ lượng phân đạm 1/2 cịn lại ở giai đoạn 45 NSKG.
2.3.3 Cách đánh giá các chỉ tiêu
Theo trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Á Châu (AVRDC).
Chỉ tiêu hình thái
- Màu thân cây con: ghi nhận từ 7 – 10 NSKG.
- Màu hoa: ghi nhận lúc nở hoa.

11


- Màu vỏ trái, màu vỏ hạt và màu tể: ghi nhận khi thu hoạch.
Chỉ tiêu sinh trưởng
- Ngày mọc mầm (ngày): ghi nhận ngày có 50% số cây trong lơ nẩy mầm (cây
mọc mầm là cây có hai lá mầm khi có hai tử diệp xịe ngang).
- Ngày trổ (ngày): ghi nhận ngày có 50% số cây trong lơ trổ hoa đầu tiên.
- Ngày dứt trổ (ngày): ghi nhận ngày có 50% số cây trong lơ dứt trổ hoa (cây có
chùm hoa tận ngọn dứt trổ).
- Ngày chín (ngày): ghi nhận ngày có 95% số cây mang trái chín (vỏ trái
chuyển màu đặc trưng của giống).
- Thời gian kéo dài trổ (ngày): khoảng thời gian từ ngày bắt đầu trổ đến ngày
dứt trổ.
- Thời gian tạo trái (ngày): tính từ ngày có 50% số cây trong lơ dứt trổ hoa đến
lúc chín.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): số ngày từ khi gieo đến khi có 95% số cây trong
lơ chín (vỏ trái chuyển màu đặc trưng của giống).
Chỉ tiêu nông học
Chiều cao cây (cm) : chọn 3 cây ngẩu nhiên ở mỗi lần lặp lại.
- Chiều cao lúc trổ: đo chiều cao cây từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của thân
chính lúc cây trổ hoa.
- Chiều cao lúc chín: đo từ cổ rễ đến đỉnh cao nhất của thân chính lúc thu hoạch

trên 5 cây đã chọn lúc trổ hoa.
- Chiều cao đóng trái: đo từ cổ rễ đến trái thấp nhất lúc thu hoạch.
- Số cành hữu hiệu: tổng số cành mang trái trừ thân chính, đếm trên 9 cây đã
chọn. Cành mang trái là cành có trên 1 lóng.
- Số lóng trên thân chính: đếm từ lóng trên tử diệp đến tận ngọn trên 9 cây đã
chọn.
Năng suất và các thành phần năng suất
- Số trái: đếm số trái lép, trái 1 hạt, trái 2 hạt, trái 3 hạt, trái 4 hạt (nếu có).
- Số trái trên cây: đếm tất cả các trái trên cây kể cả trái lép trên 5 cây đã chọn.

12


×