Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT cải mầm TRÊN các PHƯƠNG PHÁP tưới NHỎ GIỌT và các LOẠI GIÁ THỂ KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

GF

NGUYỄN THỊ HẬU

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CẢI MẦM TRÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP
TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ CÁC LOẠI
GIÁ THỂ KHÁC NHAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

Cần Thơ - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

NGUYỄN THỊ HẬU

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CẢI MẦM TRÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP
TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ CÁC LOẠI
GIÁ THỂ KHÁC NHAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRẦN THỊ BA


THS. VÕ THỊ BÍCH THỦY

Cần Thơ - 2009

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
bản thân. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung
thực và chưa được công bố trong luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hậu

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
- oOo -

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CẢI MẦM TRÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP
TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ CÁC LOẠI
GIÁ THỂ KHÁC NHAU


Sinh viên Nguyễn Thị Hậu thực hiện
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Trần Thị Ba

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
…………………………………………………………………………………….......

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Nông học với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CẢI MẦM TRÊN CÁC PHƯƠNG PHÁP
TƯỚI NHỎ GIỌT VÀ CÁC LOẠI
GIÁ THỂ KHÁC NHAU

Do sinh viên Nguyễn Thị Hậu thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức……………………………….

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…. tháng …. năm 2009
Chủ tịch Hội đồng

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Thị Hậu
Ngày sinh: 15-05-1985
Quê quán: Ấp 9A, Xã Thuận Hòa, Huyện An Minh, Tỉnh Kiên Giang
Đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung
Trực, Rạch Giá năm 2004.
Năm 2005-2009: sinh viên trường Đại học Cần Thơ, ngành Nông học, khóa 31,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.
Tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học năm 2009.

v


LỜI CẢM ƠN
Xin kính dâng !
Cha mẹ kính yêu đã suốt đời tận tụy cho tương lai của con.
Thành kính biết ơn!

Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh quý báo và hết lòng
giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cô Võ Thị Bích Thủy đã chỉ dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong
suốt thời gian thực hiện thí nghiệm
Quý thầy cô bộ môn Khoa học Cây trồng đã giúp đỡ để em hoàn thành đề tài
tốt nghiệp.
Thầy cố vấn học tập đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ cho em trong suốt bốn
năm học Đại học.
Chân thành cảm ơn!
Chị Lê Thị Thúy kiều cao học k15, các bạn Trồng Trọt K31 và các em Nông
học K32 đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin và gởi lời thân yêu đến tập thể lớp Nông học k31 với lời chúc
sức khỏe và thành đạt.

Nguyễn Thị Hậu

vi


NGHUỄN THỊ HẬU, 2009 “Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất cải mầm trên
các phương pháp tưới nhỏ giọt và các loại giá thể khác nhau”. Luận văn tốt
nghiệp Kỹ sư Nông học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Ts Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất cải mầm trên các phương pháp
tưới nhỏ giọt và các loại giá thể khác nhau” tại trại Nghiên cứu và Thực nghiệm
Nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ
(9/2008-3/2009) nhằm chọn ra kiểu phương pháp tưới nhỏ giọt và giá thể trồng cải
mầm thích hợp. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5

thí nghiệm: 1/ Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất cải mầm trên tổ hợp giá thể,
ống tưới nhỏ giọt và dụng cụ trồng (24-29/09/2008) gồm: (i) XD + 1 ống nhỏ giọt
trên rãnh của tấm tole; (ii) XD + 1 ống nhỏ giọt dưới rãnh của tấm tole; (iii) XD + 1
ống nhỏ giọt trong máng tole; (iv) XD + 2 ống nhỏ giọt trong máng tole; (v) Vải + 1
ống nhỏ giọt trên rãnh của tấm tole; (vi) Vải + 1 ống nhỏ giọt dưới rãnh của tấm
tole; (vii) Vải + 1 ống nhỏ giọt trong máng tole; (viii) Vải + 2 ống nhỏ giọt trong
máng tole. Kết quả cho thấy các nghiệm thức sử dụng giá thể Xơ dừa trên ống tưới
nhỏ giọt và dụng cụ trồng cho năng suất và chiều cao tương đương nhau tốt hơn so
với các nghiệm thức sử dụng ống tưới nhỏ giọt và dụng cụ trồng ở giá thể Vải. 2/
Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất cải mầm trên các hệ thống tưới nhỏ giọt khác
nhau (25-30/11/2008), gồm 3 hệ thống: (i) 1 ống φ12 đặt trên rãnh tấm tole; (ii) 1
ống φ8 đặt dưới rãnh tấm tole; (iii) 2 ống φ8 đặt trong máng tole. Kết quả về chiều
cao và năng suất hoàn toàn không khác biệt nhau qua phân tích thống kê. 3/ Khảo
sát sự sinh trưởng và năng suất cải mầm trên các loại giá thể khác nhau bằng hệ
thống tưới nhỏ giọt (vụ 1: 25-30/12/2008), gồm 5 loại giá thể: (i) 100% Đất PQ +
0% XD; (ii) 70% Đất PQ + 30% XD; (iii) 50% Đất PQ + 50% XD; (iv) 30% Đất
PQ + 70% XD; (v) 0% Đất PQ + 100% XD. Kết quả cho thấy giá thể đơn thuần
100% Xơ dừa cho năng suất và chiều cao tốt nhất và có huynh hướng thấp dần khi

vii


tỷ lệ đất Phú quốc tăng lên. 4/ Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất cải mầm trên
các loại giá thể khác nhau bằng hệ thống nhỏ giọt (vụ 2: 21–26/02/2009), bố trí thí
nghiệm tương tự như thí nghiệm 3 nhưng vào vụ có thời tiết nóng hơn. Kết quả về
chiều cao và năng suất không khác biệt với thí nghiệm 3. 5/ Khảo sát sự sinh trưởng
và năng suất cải mầm trên các loại giá thể khác nhau bằng hệ thống nhỏ giọt, nhưng
tái sử dụng giá thể cũ của thí nghiệm 3 & 4 (vụ 3: 5-8/03/2009), bố trí thí nghiệm
tương tự thí nghiệm 3 và 4. Kết quả tất cả các loại giá thể đều cho năng suất quá
thấp chỉ bằng 12-13% so với giá thể sử dụng lần đầu (thí nghiệm 3 & 4).

Tóm lại: cải mầm trồng trên 3 hệ thống tưới nhỏ giọt không khác biệt cả
chiều cao và năng suất. Cải mầm trồng trên giá thể thuần 100% Xơ dừa cho chiều
cao và năng suất tốt nhất.

viii


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Tiểu sử cá nhân
Lời cảm ơn
Tóm lược
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
MỞ ĐẦU
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về rau mầm
1.1.1 Lịch sử phát triển của rau mầm
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng
1.1.3 Các loại hạt dùng làm rau mầm
1.1.4 Cách sử dụng rau mầm
1.1.5 Ưu điển và hạn chế của việc trồng rau mầm
1.1.6 Điều kiện ngoại cảnh trồng rau mầm
1.2 Hệ thống tưới nhỏ giọt
1.2.1 Tình hình phát triển của tưới nhỏ giọt
1.2.2 Ưu điểm và hạn chế
1.3 Sản xuất rau trên giá thể
1.3.1 Tác dụng của giá thể
1.3.2 Giá thể trồng rau mầm.


Trang
ii
v
vi
vii
iv
xi
xii
1
2
2
3
3
4
5
5
7
7
7
8
9
9
9

Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

10

2.1 Phương tiện thí nghệm

2.1.1 Địa điểm và thời gian
2.1.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
2.2 Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Phương pháp canh tác
2.2.3 Phương pháp ghi nhận
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát
3.2 Thí nghiệm 1
3.2.1 Chiều cao cây
3.2.2 Năng suất
3.3 Thí nghiệm 2
3.3.1 Chiều cao cây
3.3.2 Năng suất
3.4 Thí nghiệm 3
3.4.1 Điều kiện thí nghiệm

10
10
10
13
13
18
19
20
21
21
21
21

23
24
24
25
26
26

ix


3.4.2 Chiều cao cây
3.4.3 Năng suất
3.4.4 Hàm lượng chất khô
3.5 Thí nghiệm 4
3.5.1 Điều kiện thí nghiệm
3.5.2 Chiều cao cây
3.5.3 Năng suất
3.5.4 Hàm lượng chất khô
3.6 Thí nghiệm 5
3.6.1 Điều kiện thí nghiệm
3.6.2 Năng suất
3.7 Hiệu quả kinh tế
3.7.1 Thí nghiệm 1 và 2
3.7.2 Thí nghiệm 3
3.7.3 Thí nghiệm 4
3.7.4 Thí nghiệm 5
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
Tài liệu tham khảo

Phụ chương

27
28
30
31
31
32
33
34
35
35
37
39
39
39
40
41
43
43
43
44
47

x


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Giá trị dinh dưỡng một số loại rau mầm

3

2.1

Tình hình khí tượng tại thành phố Cần Thơ (9/2008–2/2009)

13

3.1

Chiều cao cây và năng suất của cải mầm ở thời điểm 6 NSKG
trên tổ hợp giá thể, ống tưới nhỏ giọt và dụng cụ trồng (TN1:
24-29/09/2008)

22

3.2

Chiều cao cây và năng suất của cải mầm ở thời điểm 6 NSKG
trên 3 hệ thống tưới nhỏ giọt (TN2: 25-30/11/2008)

25


3.3

Hàm lượng chất khô của cải mầm trồng trên 5 loại giá thể khác
nhau bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (TN3, vụ 1: 25-30/12/2008)

31

3.4

Hàm lượng chất khô của cải mầm trồng trên 5 loại giá thể khác
nhau bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (TN4, vụ 2: 21-26/02/2009)

35

3.5

Năng suất tổng cải mầm trồng trên 5 loại giá thể khác nhau,
nhưng tái sử dụng giá thể cũ bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (TN4,
vụ 3: 5-8/03/2009)

37

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình


Trang

2.1

Vật liệu và dụng cụ trồng cải mầm: (a) đất rừng Phú Quốc, (b) giá
thể Xơ dừa X0, (c) hạt cải củ Trang Nông, (d) kệ trồng cải mầm

11

2.2

Sơ đồ đo độ nghiêng của hệ thống trồng cải mầm tại nhà lưới trại
Nghiêng cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và
Sinh học Ứng dụng, trường ĐHCT

12

2.3

Hệ thống trồng cải mầm (TN1: 24-29/09/2008): (a) & (b) 1 ống
đặt trên rãnh và dưới rãnh tấm tole, (b) & (c) 1 ống và 2 ống đặt
trong máng tole

14

2.4

Hệ thống trồng cải mầm (TN2: 25-30/11/2008): (a) 1 ống φ12 trên
rãnh tấm tole, (b) 1 ống φ8 đặt dưới rãnh tấm tole, (c) 2 ống φ8 đặt

trong máng tole

16

2.5

(a) Thùng chứa nước dùng áp lực trên cao; (b) Kệ trồng cải mầm

17

3.1

Rễ cải mầm (TN1: 24-29/09/2008): (a) trên giá thể Vải, (b) trên
giá thể Xơ dừa

23

3.2

Nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trung bình qua 6 ngày khảo sát, cải
mầm trồng trên 5 loại giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ
giọt (TN3, vụ 1: 25-30/12/2008)

27

3.3

Chiều cao cây của cải mầm qua 4 thời điểm khảo sát, trồng trên 5
loại giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ (TN3, vụ 1: 2530/12/2008)


28

3.4

Năng suất và tỷ lệ năng suất thương phẩm trên năng suất tổng của
cải mầm trồng trên 5 loại giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới
nhỏ giọt (TN3, vụ 1: 25-30/12/2008)

30

3.5

Nhiệt độ, ẩm độ & ánh sáng trung bình qua 6 ngày khảo sát của
cải mầm trồng trên 5 loại giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới
nhỏ giọt (TN4, vụ 2: 21-26/02/2009)

32

3.6

Chiều cao cây của cải mầm qua 4 thời khảo sát, trồng trên 5 loại
giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (TN4, vụ 2: 2126/02/2009)

33

Năng suất và tỷ lệ năng suất thương phẩm trên năng suất tổng của
cải mầm trồng trên 5 loại giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới
nhỏ giọt (TN4, vụ 2: 21-26/02/2009)

34


3.7

xii

ơ


3.8

Nhiệt độ, ẩm độ & ánh sáng trung bình qua 3 ngày khảo sát, cải
mầm trồng trên 5 loại giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ
giọt, nhưng tái sử dụng giá thể cũ (TN5, vụ 3: 5-8/03/2009)

36

3.9

Cải mầm bi nấm tấn công khi trồng trên 5 loại giá thể tái sử dụng
(TN5, vụ 3: (a) 100% Đất PQ + 0% XD; (b) 70% Đất PQ + 30%
XD; (c) 50% Đất PQ + 50% XD; (d) 30% Đất PQ + 70% XD; (e)
0% Đất PQ + 100% XD; (f) Cải mầm trên giá thể tái sử dụng

38

xiii


MỞ ĐẦU
Cải mầm là loại cải được trồng rất ngắn ngày (5-7 ngày), an toàn và bổ

dưỡng, thực phẩm sạch có giá trị dinh dưỡng cao. Theo lời của bác sĩ Nguyễn Lân
Đính, chuyên viên dinh dưỡng nguyên giám đốc trung tâm dinh dưỡng thành phố
Hồ Chí Minh nhận xét: bản thân các loại cải mầm có các thành phần dinh dưỡng
nhất định như Vitamin A, B, C, E,…vì giai đoạn cây mầm là giai đoạn cây chứa
đầy đủ các chất dinh dưỡng dự trữ để giúp cây tăng trưởng và phát triển về sau,
chúng ta ăn rau mầm là ăn phần “cao cấp” nhất, dinh dưỡng nhất.
Theo thống kê của Bộ Y tế (2006), từ 1999-2004 trên toàn quốc có 1.428 vụ
ngộ độc vói hơn 23.000 người mắc, trong đó có 316 trường hợp tử vong, Rau quả
không an toàn là tác nhân của một trong các vụ ngộ độc trên, tuy nhiên đều phần lớn
là ngộ độc cấp tính do thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật có hại gây ra, dễ nhận
biết. Ảnh hưởng của tồn dư quá ngưỡng nitrat (NO3) và các kim loại nặng đối với cơ
thể con người còn gây hiệu quả nghiêm trọng và kéo dài. Hiện nay, với việc xã hội
ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện con người ngày
càng muốn nâng cao nhu cầu cuộc sống của mình, nhất là vấn đề sức khỏe. Đặc biệt
rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong bửa ăn hằng ngày của mỗi người trên khắp
hành tinh, khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì yêu cầu vể
số lượng và chất lượng rau lại càng được gia tăng như một nhân tố tích cực trong cân
bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ hơn (Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh, 2007)
Trước tình hình đó có một đòi hỏi cấp thiết đặc ra là sản suất được những
cây cải mầm sạch cả về sâu bệnh lẫn dư lượng hóa chất đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng. Nhưng viêc sản suất cải mầm còn gặp nhiều khó khăn, vì đây là loại rau rất
ngắn ngày ( 5-7 ngày), sống trên giá thể và lớn lên nhờ nước, còn chưa phổ biến và
khá mới mẻ với nông dân. Do đó để tìm phương pháp tưới nước và loại giá thể phù
hợp là rất khó, chính vì vậy đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất rau
mầm trên các phương pháp tưới nhỏ giọt và các loại giá thể khác nhau” là hết
sức cần thiết nhằm tuyển chọn ra phương pháp tưới và loại giá thể phù hợp cho
năng suất cao, phẩm chất tốt, sinh trưởng mạnh.

1



CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CẢI MẦM
1.1.1 Giá trị dinh dưỡng
Theo Bruce, E. (2007), cải mầm là một trong những món ăn bổ dưỡng nhất
và hoàn thiện nhất đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa
học Mỹ, sự nảy mầm làm tăng hàm lượng enzyme trong cải cao hơn 43 lần so với
thức ăn bình thường. Quá trình nảy mầm dưới tác dụng của ánh sáng sẽ tạo chất
diệp lục, chất này giúp cơ thể khắc phục hiện tượng thiếu protein trong bệnh thiếu
máu. Cải mầm chứa rất nhiều vitamin (A, B, C, E,…) và nhiều khoáng chất (
Calcium, Kali, Sắt, Kẽm, Magie).
Cải mầm có thời gian canh tác rất ngắn, (5-7 ngày) rất an toàn và bổ dưỡng.
Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của mầm cải củ rất cao, các thành phần có
trong 100g trọng lượng tươi cải mầm gồm có: nước (90,1%), năng lượng (43cal),
protein (3,8 mg), calcium (50 mg), vitamin A (391 IU), thiamin (0,1 mg), vitamin C
(28,9 mg) (Meyerowitz, 2002).
Theo Nguyễn Thị Đào (2007) các loại hạt đều chứa đầy đủ các chất bổ
dưỡng cần thiết để nuôi mầm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của nó. Vì thế, trong
quá trình trồng, người ta không phải sử dụng đến phân hóa học. Mầm lại được ủ và
nuôi trong các nhà lưới được ngăn chặn xâm nhập của côn trùng nên cũng không
cần dùng đến thuốc trừ sâu. Hàm lượng các độc tố từ phân bón và thuốc trừ sâu
hoàn toàn không có. Nói cách khác, cải mầm là loại cải siêu sạch.
Theo một số tài liệu nước ngoài: Người Nhật dùng mầm đậu xanh hằng ngày
như một món ăn truyền thống, theo các chuyên gia dinh dưỡng Pháp, phụ nử Nhật
nhờ ăn mầm đậu xanh nên họ ít có nguy cơ bị ung thư 5-8 lần so với phụ nử
phương Tây. Bên cạnh cải mầm còn có thể dùng trị suy dinh dưỡng cho trẻ em ở
những nước nghèo (Hội rau mầm quốc tế: ISGA, 2001).


2


Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng một số loại cải mầm (Bruce, E. 2007)
Loại mầm
Cải củ
Đậu Adzuki
Lúa kiều mạch
Cỏ 3 lá đỏ
Cỏ họ đậu
hạt thơm
Garbanzo
Đậu lăng
Đậu xanh
Đậu Hà Lan
Hướng dương
Lúa mì
lúa mach đen

Proten
(%)
25
15

Vitamins

Chất khoáng

Potassium
Iron, Niacin, Calcium

Calcium
Calcium, Magie, Iron
A, B, C, E
Potassium, Znic

Chlorophyll
Lecithin
Trace,
Elements

30

A

Iron, Niacin, Calcium

Digestive Aid

20
25
20
20

A, C, E
A, B, C, E
A, C, E
A, B, C

Carbohydrates


-

B, E

Iron,Calcium, Magie
Iron,Calcium, Phospho
Potassium, Iron
Iron,Calcium,Magie,
Phospho, Potassium,

15

B, E

30

A, B, C
A, C, E
A, C, E

Chất khác

Magie,
Phospho

Chlorophyll
Carbohydrates,
Acid,
Pantothenic


1.1.2 Lịch sử phát triển của cải mầm
* Trên thế giới
Trên thế giới, người Trung Quốc đã khám phá ra cải mầm cách đây hơn
3.000 năm, đầu tiên là mầm đậu xanh, mầm lúa. có giá trị về dinh dưỡng và dược
liệu. Năm 1772 – 1115, cải mầm giải quyết được tai họa thiếu Vitamin C cho
những thủy thủ hành trình dài trên biển. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II cải
mầm được quan tâm sử dụng nhiều ở Mỹ. Hơn 30 năm qua các nước phương Tây
rất thích ăn cải mầm, nó còn là thực phẩm chủ yếu trong bửa ăn kiêng khi mà thức
ăn giàu đạm đã dư thừa. Một số nhà khoa học đã dần tìm ra tác dụng kỳ diệu của
rau mầm, một số loại mầm có tác dụng ngừa ung thư (cải bông xanh) và đề nghị
trong thực đơn hằng ngày của con người. hiện nay các nước tiên tiến có rất nhiều
tập đoàn chuyên kinh doanh cải mầm, ở Nhật cải mầm được sản xuất theo quy mô
công nghiệp (Sandeson, 2007).
* Ở Việt Nam

3


Theo Phan Quốc Kinh (2007) Giám đốc Khoa học Trung tâm Phát triển Hóa
Sinh Việt Nam là người đầu tiên công bố cách trồng cải mầm. Ngay trong năm
1997, sản phẩm cải mầm đã được ông giới thiệu trong cuốn sách Thực phẩm chức
năng và Thực phẩm thuốc do nhà xuất bản Nông Nghiệp phát hành.
Theo Trần Thị Ba và ctv. (2008) hạt đậu xanh làm giá là loại rau mầm
truyền thống ở nước ta, đậu phộng đậu nành thỉnh thoảng cũng được sử dụng làm
cải mầm. Từ năm 2002 mầm cải củ bắt đầu xuất hiện ở nhà hàng, giờ cũng trở nên
phổ biến, gần đây mầm rau muống hướng dương cũng đã xuất hiện. Tất cả đều sản
xuất lẻ tẻ, quy mô gia đình.
1.2 CÁC LOẠI HẠT SẢN XUẤT CẢI MẦM
Trên thế giới, đã từ lâu có rất nhiều loại hạt được sử dụng để sản xuất cải
mầm như cải củ (Radish), cải bắp (Cabbage), cải bông xanh (Broccoli), cải rổ (Kale

), đậu xanh (Mungbean), đậu Hà Lan (Garden sugar pea), đậu phộng (Peanut), đậu
nành(Soybean), đậu lăng (Lentil), cỏ đinh lăng (Alfalfa), hướng dương (Sunflower),
rau muống (Water Spinach), cỏ họ đậu hạt thơm (cây cà ri: Fenugreek), cỏ 3 lá đỏ
(Red clover), cải xanh (Mustard), bí đỏ (Pumpkin), mè (Sesame), hành củ (Onion),
lúa mì(Wheat), lúa kiều mạch (Buckwheat), lúa mạch đen (Rye), rau dền
(Amarant), bắp (Corn), hạt kê (Millet), yến mạch (Oats), lúa (Rice), Ở Việt Nam,
phổ biến là hạt đậu xanh làm giá, cải củ, nhìn chung hầu hết các loại hạt giống rau
thông thường đều có thể dùng sản xuất cải mầm, mỗi loại mầm có nét đặt trưng
riêng về mùi vị, màu sắc và hình thái (Trần Thị Ba và ctv., 2008).
1.3 CÁCH SỬ DỤNG CẢI MẦM
Một trong những loại rau đang được người tiêu dùng ưa thích là rau mầm vì
cách chế biến đa dạng: trộn dầu giấm; ăn kèm với các loại thịt và hải sản nướng, xào;
súp rau nhúng tái… và đặc biệt ăn kèm với bánh xèo, bánh khọt, cá trê, cá lóc ruộng
nướng trui, tôm sú tái chanh thật là ngon!...Ở Việt Nam, hiện nay trong các nhà
hàng, món yêu thích hiện nay là món cải mầm lót dĩa, thịt bò xào nóng hoặc tái được
cho lên trên hoặc cải mầm trang trí giữa dĩa rồi đặt thịt, tôm, cá, gà chiên…để xung

4


quanh hay đặt trực tiếp lên trên. Ở nước ngoài, người ta còn sử dụng nước ép cải
mầm trộn lẫn với nước trái cây khác như táo, cà rốt dùng như một loại nước giải
khác bổ dưỡng ( />1.4 ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC TRỒNG CẢI MẦM
14.1 Ưu điểm
Theo Trần Thị Ba và ctv. (2008) thì trồng cải mầm không bị ô nhiểm môi
trường, do thời gian canh tác ngắn nên không sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật. Còn theo Quách Vĩnh Tấn (2008) chủ cơ sở sản xuất cải mầm Bình Tân
Xanh cho biết: cải mầm đúng quy cách được trồng theo phương pháp “4 không”,
nghĩa là không đất (trồng trên giấy hoặc bột xơ dừa), không phân hoá học, không
thuốc trừ sâu - chất tăng trưởng và không dùng nước nhiễm bẩn để tưới cho cải

mầm (phải dùng nước sạch). Đặc biệt, do cải mầm được gieo trên bột xơ dừa xay
nhuyễn nên không sợ bị nhiễm kim loại nặng như trồng trên đất. Phương pháp
trồng cải mầm được sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, thành phố Hồ Chí
Minh khuyến khích và cấp giấy chứng nhận là cải mầm an toàn.
Theo Trần Tiến Lãng (2008) cố vấn kỹ thuật của Công ty Trang Nông cho
biết: sử dụng cải mầm là một xu hướng phát triển ở Việt Nam, vì đây là loại rau
sạch, giàu dinh dưỡng và đậm đà hương vị. Ban đầu ở một số nước, người ta chỉ
mới dùng xà lách làm cải mầm. Giờ đây có đến hơn 20 loại hạt giống được dùng
làm cải mầm, nhiều loại hạt với nhiều mùi vị khác nhau, chế biến được rất nhiều
món ăn khác nhau, thường ở dạng tươi sống như xà lách, xà lách xoong…
Cải mầm dễ trồng và là loại rau sạch, có thể tận dụng những khoảng không
gian trống trong nhà (mái hiên, sân thượng,…) tiết kiệm diện tích vì có thể trồng
thành từng cụm hoặc từng tầng. Thực trạng hiện nay, diện tích trồng trọt ngày càng
bị co hẹp dần do quá trình đô thị hóa. Để có nguồn rau sạch, đáp ứng đủ nhu cầu về
rau cho mỗi gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình sinh sống ở đô thị, nên tận dụng
khoảng trống trên sân thượng (có làm giàn lưới che) hoặc trong sân vườn nhà (nơi
thoáng mát) để trồng cải mầm. Cải mầm trồng được quanh năm không ảnh hưởng
thời tiết vì trồng trong nhà, phòng, nhà lưới, nhà kín (Nguyễn Thị Hưng, 2006).

5


Trồng cải mầm để giảm stress có thể xem như là một thú vui giải trí, vừa có
thể tăng thêm thu nhập, vừa có thể bổ sung thêm rau trong bữa ăn hàng ngày vì nó
có vị cay nồng kích thích vị giác để có thể ăn ngon hơn sau những ngày lao động
mệt nhọc, nếu trồng cải mầm sẽ tạo cảm giác sảng khoái, gần gũi thiên nhiên, giúp
giảm bớt căng thẳng và cuối cùng là cả nhà cùng vui với những món ăn ngon miệng
từ cải mầm bổ dưỡng (Llc and Dwgco, 2009).
1.4.2 Hạn chế
Hạt giống không an toàn do công ty giống cây trồng sử dụng hóa chất để bảo

quản hạt, hạt giống có thể nhiểm một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột như
Escherichia coli 0157: H7 và Salmonella. Cải mầm trồng trong môi trường ẩm độ
rất cao nên dễ phát triển bệnh, đặc biệt ở những vụ trồng sau nếu không đảm bảo vệ
sinh sạch sẽ làm phát sinh bệnh (Trần Thị Ba và ctv., 2008).
Khó điều khiển được lượng nước tưới vì năng suất cải mầm phụ thuộc nhiều
vào nước tưới, nếu tưới quá ít cây còi cọc chậm phát triển nhưng tưới dư dễ gây
úng. Cải mầm là loại cải còn non, dễ bị mất nước nên sau khi thu hoạch, phải bảo
quản trong tủ lạnh để giữ cho cải mầm không bị héo nhằm bảo toàn chất lượng
(Salunkhe and Desai, 1984)
Việc quản bá rộng rãi lợi ích về giá trị dinh dưỡng của cải mầm đến mọi
người dân hiện nay gặp rất nhiều khó khăn vì việc sản xuất cải mầm hiện nay chủ
yếu là nhỏ lẻ, chưa trồng được dạng quy mô tập trung, sản xuất với số lượng lớn.
Kỹ thuật thu htrồng trên 5 loại giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ giọt
(TN3, vụ 1: 25-30/12/2008)
3.4.4 Hàm lượng chất khô
Hàm lượng chất khô của cải mầm trên 5 loại giá thể khác nhau không khác
biệt qua phân tích thống kê (Bảng 3.3) dao động từ 5,97% của giá thể 0% Đất PQ +
100% XD đến 6,57% của giá thể 70% Đất PQ + 30% XD tương đương với giá thể
100% Đất PQ + 0% XD, giá thể 30% Đất PQ + 70% XD và giá thể phối trộn tỷ lệ
bằng nhau là giá thể 50% Đất PQ + 50% XD. Kết quả thí nghiệm 3 cho thấy rất phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Meyerowitz (2002) cho biết trong 100 g trọng
lượng cải mầm tươi có hơn 90% là nước vì vậy sau khi sấy 100 g cải mầm tươi thì
trọng lượng cải mầm khô còn khoảng 6%.

30


Bảng 3.3 Hàm lượng chất khô của cải mầm trồng trên 5 loại giá thể khác nhau
bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (TN3, vụ 1: 25-30/12/2008)
Giá thể

100% Đất PQ + 0% XD
70% Đất PQ + 30% XD
50% Đất PQ + 50% XD
30% Đất PQ + 70% XD
0% Đất PQ + 100% XD
Mức ý nghĩa
CV. (%)

Hàm lượng chất khô (%)
6,33
6,57
6,33
6,50
5,97
ns
9,9

Những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa ở mức 5%
trong phép thử LSD, ns: khác biệt không ý nghĩa.
Đất PQ: đất Phú Quốc, XD: Xơ dừa

3.5 Thí nghiệm 4: khảo sát sự sinh trưởng và năng suất cải mầm trên 5 loại
giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ giọt ( vụ 2: 21–
26/02/2009)
3.5.1 Điều kiện thí nghiệm:
Theo tình hình khí tượng thủy văn tại thành phố Cần Thơ (Bảng 2.1, Chương
2) ở thí nghiệm 3 tháng 12/2008, trung bình nhiệt độ 25,40C và ẩm độ 84%/ngày so
với thí nghiệm 4 tháng 02/2009, trung bình nhiệt độ 25,60C và ẩm độ 80%/ngày.
Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thí nghiệm 4 nóng hơn thí nghiệm 3 (hơn 10C: 4%,
tương ứng). Đồng thời trong thời điểm thực hiện thí nghiệm 4 nhiệt độ (24,732,50C), ẩm độ (68,8-93,6%) không khí bên trong kệ trồng cải mầm cũng khá cao

và cường độ ánh sáng thấp (40-80 lux). Điều kiện khí hậu bên ngoài trời nhiệt độ
(25-370C), cường độ ánh sánh (1000-5000 lux) khi che vải cường độ áng sáng
trong phòng giảm đồng thời làm giảm nhiệt độ khoảng 3,50C, tao điều kiện tốt cho
cải mầm sinh trưởng và giảm bệnh. Qua kết quả (Hình 3.2, Phụ chương 2) ở thí
nghiệm 3 ẩm độ (82,4-96,6%) cao hơn thí nghiệm 4 (Hình 3.5, Phụ chương 2)
khoảng 3-10% vì vậy xuất hiện bệnh nhiều nên năng suất thấp hơn so với thí
nghiệm 4.

31


100

120
Nhiệt độ

90

Ánh sáng

88.2
79.4

80
71.8

68.8

75.0
60


60

30

24.7

27.6

32.5

30.8

32.5

28.8

Ánh sáng (lux

Nhiệt độ (0C), ẩm độ (%)

93.6

Ẩm độ

40

20

0

7:00

9:00

11:00

13:00

15:00

17:00

Thời gian trong ngày (giờ)

Hình 3.5 Nhiệt độ, ẩm độ & ánh sáng trung bình qua 6 ngày khảo sát của cải mầm
trồng trên 5 loại giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (TN3, vụ
2: 21-26/02/2009)
3.5.2 Chiều cao cây
Chiều cao cây của cải mầm qua 4 thời điểm khảo sát (3; 4; 5; 6 NSKG) trên
5 loại giá thể khác nhau (vụ 2: 21-26/02/2009) có khác biệt qua phân tích thống kê
(Hình 3.6, Phụ chương 3), luôn có huynh hướng tăng dần theo các giai đoạn khảo
sát, dao động từ 3 NSKG (3,8-5,7 cm) đến 6 NSKG (7,7-10,4 cm). Chiều cao cây
của cải mầm trên giá thể 100% Đất PQ + 0% XD luôn thấp nhất ở 3 NSKG chỉ
đựợc 66% và ở 6 NSKG được 74% so với giá thể 0% Đất PQ + 100% XD. Giá thể
có phối trộn 30% Đất PQ + 70% XD ở 3 NSKG không khác biệt với giá thể thuần
100% XD nhưng đến 6 NSKG tốc độ tăng trưởng chậm hơn, còn ở giá thể 70% Đất
PQ + 30% XD chiều cao cây thấp không khác biệt thống kê với giá thể 50% Đất PQ
+ 50% XD dao động ở 3 NSKG ( 4,4-4,5 cm) đến 6 NSKG (8,1-8,6 cm).
Kết quả về chiều cao cây ở thí nghiệm 4 không khác biệt so với thí nghiệm 3,
cao nhất ở giá thể 0% Đất PQ + 100% XD và thấp nhất luôn ở giá thể thuần 100%

Đất PQ + 0% XD và kế đến là những giá thể có phối trộn tỷ lệ đất Phú Quốc nhiều.
Tuy nhiên chiều cao cây cải mầm trên giá thể 0% Đất PQ + 100% XD ở thí nghiệm
4 (10,4 cm) có thấp hơn so với thí nghiệm 3 (11,8 cm) vì thí nghiệm 3 được thực

32


hiên vào thời điểm mưa nhiều ẩm độ cao nên cây sinh trưởng nhanh hơn ở thí
nghiêm 4.
12.0

Chiều cao cây (cm)

100% Đất PQ + 0% XD
70% Đất PQ + 30% XD
50% Đất PQ + 50% XD
30% Đất PQ + 70% XD
0% Đất PQ + 100% XD

9.0

6.0

3.0
3

4

Ngày sau khi gieo


5

6

Hình 3.6 Chiều cao cây của cải mầm qua 4 thời điểm khảo sát, trồng trên 5 loại giá
thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (TN4, vụ 2: 21-26/02/2009)
3.5.3 Năng suất
Năng suất tổng và năng suất thương phẩm của cải mầm vào thời điểm thu
hoạc 6 NSKG trên 5 loại giá thể khác nhau (vụ 2: 21-26/02/2009) có khác biệt qua
phân tích thống kê (Hình 3.7, Phụ chương 3), luôn luôn cao nhất là giá thể 0% Đất
PQ + 100% XD (309,9 và 271,2 g/400 cm2, tương ứng) thấp là hỗn hợp giá thể
(100% Đất PQ + 0% XD; 70% Đất PQ + 30% XD; 50% Đất PQ + 50% XD; 30%
Đất PQ + 70% XD) không khác biệt qua phân tích thống kê (dao động 184,2-231,5
g/400 cm2), tỷ lệ năng suất thương phẩm trên năng suất tổng của 5 loại giá thể khác
biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê (biến thiên 77,7-87,9%).
Kết quả về năng suất của cải mầm trồng trên 5 loại giá thể tương thích với kết
quả chiều cao cây vì khi cây tăng trưởng mạnh, cây cao thì năng suất cũng cao theo.
Đồng thời không khác biệt với kết qủa thí nghiệm 3 cả về chiều cao và năng suất
nhưng ở thí nghiệm 4 năng suất trên giá thể 0% Đất PQ + 100% XD (271,2 g/400

33


cm2) cao hơn ở thí nghiệm 3 (246,6 g/400 cm2) vì ở thí nghiệm 3 thời tiết thuận lợi
về ẩm độ không khí, cải mầm ít bệnh nên năng suất thương phẩm cao hơn. Kết quả
thì giá thể đất Phú Quốc không thích hợp cho viêc trồng cải mầm bằng ống tưới nhỏ
giọt.

Năng suất (g/400 cm2)


400

Năng suất tổng
Năng suất thương phẩm
309,9 a

300

275,4 ab
237,5 bc

250,1 bc

226,9 c

200

100

231,5 b
184,2 c

186,7 c

77,7%

82,3%

210,5 bc


84%

271,8 a
87,9%

84,1%

0
100% Đất PQ + 70% Đất PQ + 50% Đất PQ + 30% Đất PQ +
0% XD
30% XD
50% XD
70% XD

0% Đất PQ +
100% XD

Giá thể

Hình 3.7 Năng suất và tỷ lệ năng suất thương phẩm trên năng suất tổng của cải mầm
trồng trên 5 loại giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (TN4, vụ 2:
21-26/02/2009)
3.5.4 Hàm lượng chất khô
Qua kết quả (Bảng 3.4) cho thấy hàm lượng chất khô của cải mầm trồng trên 5
loại giá thể (100% Đất PQ + 0% XD; 70% Đất PQ + 30% XD; 50% Đất PQ + 50%
XD; 30% Đất PQ + 70% XD; 0% Đất PQ + 100% XD) không khác biệt qua phân
tích thống kê (dao động 5,67-7,0%), tương thích với kết quả thí nghiệm 3.

34



Bảng 3.4 Hàm lượng chất khô của cải mầm trồng trên 5 loại giá thể khác nhau
bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (TN4, vụ 2: 21-26/02/2009)
Giá thể
100% Đất PQ + 0% XD
70% Đất PQ + 30% XD
50% Đất PQ + 50% XD
30% Đất PQ + 70% XD
0% Đất PQ + 100% XD
Mức ý nghĩa
CV. (%)

Hàm lượng chất khô (%)
6,03
7,00
6,37
5,37
5,67
ns
14,32

Những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa ở mức 5%
trong phép thử LSD, ns: khác biệt không ý nghĩa.
Đất PQ: đất Phú Quốc, XD: Xơ dừa

3.6 Thí nghiệm 5: Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất cải mầm trên 5 loại
giá thể khác nhau bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, nhưng tái
sử dụng giá thể cũ (vụ 3: 5-8/03/2009)
3.6.1 Điều kiện thí nghiệm:
Kết quả (Hình 3.8, Phụ chương 2) cho thấy trong thời gian thực hiện thí

nghiệm vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ và ẩm độ rất cao (28-36,20C; 66,791,0%, tương ứng) và cường độ ánh sáng rất thấp (30-60 lux). Nhiệt độ bên ngoài
cũng xấp xỉ bên trong (28-380C), điều kiện thời tiết bất lợi cho viêc trồng cải mầm.
Theo Nguyễn Mạnh Trinh (2008) cải mầm sống trong môi trường nhiệt độ cao và
ẩm độ cao với ánh sáng nhẹ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

35


×