Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT của 5 GIỐNG cà CHUA NHẬP nội TRÊN HAI LOẠI GIÁ THỂ xơ dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 75 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

SƠN BÔNG SEN

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI TRÊN
HAI LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2010


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI TRÊN
HAI LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Thị Ba
ThS. Võ Thị Bích Thủy

Sinh viên thực hiện:
SƠN BÔNG SEN
MSSV: 3061015
Lớp: Nông Học K32

Cần Thơ, 2010
LỜI CẢM TẠ


iii

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng !
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì con.
Ông bà ngoại, các dì, cậu, mợ đã giúp đở con trong suốt quá trình học tập.
Thành kính biết ơn !
Cô Trần Thị Ba và cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình giúp đỡ con hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp.
Thầy Bùi Văn Tùng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ con trong suốt
thời gian thực hiên đề tài.
Cô cố vấn học tập Phan Thị Thanh Thủy đã dìu dắt con qua giảng đường đại
học .
Chân thành cảm ơn !
Chị Kiều lớp cao học Trồng Trọt khóa 15 đã trao đổi và giúp đỡ em trong
thời gian làm đề tài. Các bạn Mỹ Ngọc, Thanh Phong, Thanh, Thể, Tú và đặc biệt là
bạn Nguyễn Văn Tú cùng với các bạn lớp Trồng Trọt k32 và các em lớp Trồng

Trọt, Nông Học k33 đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn.

Sơn Bông Sen


iv

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Sơn Bông Sen
Năm sinh: 1985
Con ông: Sơn Ơi
Con bà: Trương Thị Dê
Nơi sinh: Bạc Liêu
Quá trình học tập:
Năm 1991 - 1996: học tại trường tiểu học Vĩnh Phú Tây, Bạc Liêu.
Năm 1996 - 2000: học tại trường trung học cơ sở Vĩnh Thanh, Bạc Liêu.
Năm 2000- 2003: học tại trường trung học phổ thông Dân Tộc Nội Trú Bạc
Liêu, Bạc Liêu.
Năm 2004 - 2006: làm cán bộ văn phòng tại UBND xã Vĩnh Thanh.
Năm 2006 - 2010: sinh viên Trường Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học,
khóa 32, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Sơn Bông Sen


vi

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI TRÊN
HAI LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA

Do sinh viên Sơn Bông Sen thực hiện

Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…tháng….năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

TS. TRẦN THỊ BA


vii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Nông Học với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI TRÊN
HAI LOẠI GIÁ THỂ XƠ DỪA

Do sinh viên Sơn Bông Sen thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .........................................................
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: .................................................

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày …tháng…năm 2010
Chủ tịch Hội đồng


viii

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Danh sách hình

x


Danh sách bảng

Xi

Tóm lược

xii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cà chua

2

1.1.1 Nguồn gốc

2

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng

2

1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh


2

1.2.1 Nhiệt độ

2

1.2.2 Ánh sáng

2

1.2.3 Nước

3

1.2.4 Đất và chất dinh dưỡng

3

1.2.5 Bệnh hại

3

1.3 Hiện trạng sản xuất cà chua trong nước và thế giới

4

1.4 Đặc điểm thực vật học

5


1.4.1 Hệ rễ

5

1.4.2 Thân

5

1.4.3 Lá

6

1.4.4 Hoa

6

1.4.5 Trái

6

1.5 Một số trở ngoại trong sản xuất cà chua

7

1.6 Sản xuất cà chua trong nhà lưới

8

1.7 Một số loại giá thể


8

1.8 Một số kết quả nghiên cứu các giống cà chua lai đa dạng ở nước ta

9

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN

11
11

2.1.1 Địa điểm và thời gian

11

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

11

2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm

14
14


ix


2.2.2 Kỹ thuật canh tác

14

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

15

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

16

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17

3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT

17

3.2 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

17

3.2.1 Cường độ ánh sáng

17

3.2.2 Nhiệt độ không khí


18

3.2.3 Ẩm độ không khí

19

3.3 TÌNH HÌNH BỆNH HÉO TƯƠI VÀ KHẢM

20

3.4 TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG

21

3.4.1 Ngày trổ hoa, thu hoạch và thời gian kéo dài thu hoạch

21

3.4.2 Số lá trên thân chính

21

3.4.3 Chiều cao thân chính

22

3.4.4 Đường kính gốc thân

23


3.4.5 Kích thước trái

24

3.5 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT

25

3.5.1 Số trái trên cây

25

3.5.2 Trọng lượng trái

26

3.5.3 Trọng lượng trái trên cây

28

3.5.4 Trọng lượng toàn cây

28

3.6 NĂNG SUẤT

29

3.7 MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG TRÁI


30

3.7.1 Độ dày thịt trái

30

3.7.2 Số vách ngăn trái

31

3.7.3 Độ Brix trái

31

3.7.4 pH trái

32

3.7.5 Độ cứng trái

32

3.7.6 Độ khác màu trái

33

HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC NGHIỆM THỨC

35


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

36

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

37


x

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Cây cà chua trồng trong giá thể Grow Bed và Túi Bầu được tưới
bằng hệ thống tưới nhỏ giọt trong nhà lưới tại trại thực nghiệm
Nông nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009).

12

2.1

Diễn biến cường độ ánh sáng qua các thời điểm khảo sát trong
ngày 17/05/2009 tại nhà lưới trại thực nghiệm khoa Nông nghiệp,

ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

18

3.1

Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới ở các thời
điểm khảo sát trong ngày 17/05/2009 tại nhà lưới trại thực nghiệm
khoa Nông nghiệp, ĐHCT (Tháng 2/7/2009)

19

3.5

Kích thước trái của 5 giống cà chua nhập nội trên hai loại giá thể
xơ dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT (Tháng 2-7/2009).

25

3.6

Số trái trên cây của 5 giống cà chua nhập nội trên hai loại giá thể
xơ dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

26

3.7


Trọng lượng trái trên cây và trọng lượng toàn cây của 5 giống cà
chua nhập nội trên hai loại giá thể xơ dừa trồng trong nhà lưới tại
trại thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

28

3.8

Năng suất thực tế và năng suất lý thuyết của 5 giống cà chua nhập
nội trên hai loại giá thể xơ dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực
nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

30


xi

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Tỷ lệ thành phần các chất trong dung dịch, dinh dưỡng cung cấp
cho cà chua trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông
nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009)


13

2.2

Lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho cây cà chua trong quá trình
sinh trưởng và phát triển trong nhà lưới tại trại thực nghiệm
Nông nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

15

3.1

Tỷ lệ cây bệnh héo tươi và khảm trên 5 giống cà chua nhập nội
trên hai loại giá thể xơ dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực
nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

20

3.2

Ngày trổ hoa, thời gian kéo dài và kết thúc thu hoạch của giống
cà chua nhập nội trên hai loại giá thể xơ dừa trồng trong nhà lưới
tại trại thực nghiệm khoa Nông nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

21

3.3

Số lá trên thân chính của 5 giống cà chua nhập nội trên hai loại
giá thể xơ dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông

nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009).

22

3.4

Chiều cao thân chính của giống cà chua trên hai loại giá thể xơ
dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

23

3.5

Đường kính gốc thân của 5 giống cà chua trên hai loại giá thể xơ
dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

24

3.6

Trọng lượng trái của 5 giống cà chua nội trên hai loại giá thể xơ
dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT (Tháng 02-07/2009)

27

3.7


Độ dày thịt trái, số vách ngăn, độ ngọt và pH trái của 5 giống cà
chua nhập nội trên hai loại giá thể xơ dừa trồng trong nhà lưới
trại thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

32

3.8

Độ cứng trái của 5 giống cà chua nhập nội trên hai loại giá thể
xơ dừa trồng trong nhà lưới tại trai thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

33

3.9

Độ khác màu trái của 5 giống cà chua nhập nội trên hai loại giá
thể xơ dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông
nghiệp, ĐHCT (Tháng 2-7/2009)

34

3.10

Hiệu quả kinh tế của 5 giống cà chua nhập nội trên hai loại giá
thể xơ dừa trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông
nghiệp, ĐHCT.

35



xii

SƠN BÔNG SEN, 2010 “Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của 5 giống cà
chua nhập nội trên hai loại giá thể xơ dừa” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng
dẫn: TS.Trần Thị Ba và Ths. Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của 5 giống cà chua nhập nội
trên hai loại giá thể xơ dừa” được tiến hành từ tháng 2-7/2009 trong nhà lưới tại trại
thực nghiệm Nông nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí lô
phụ, gồm 2 nhân tố: nhân tố lô chính là 5 giống cà chua (Ruby, Rulow, Tovistar,
Red Crown 250, Sweet cheery hybrid), nhân tố lô phụ là 2 loại giá thể (Grow Bed
và Túi Bầu) với 3 lần lặp lại. Diện tích thí nghiệm: 47,6 m2 (4 m x 11,9 m) khoảng
cách cây 0,35 m, khoảng cách hàng 1,70 m.
Kết quả thí nghiệm cho thấy sự sinh trưởng về chiều cao cây, đường kính gốc thân
và số lá cây cà chua thuộc sinh trưởng vô hạn, nên thời gian sinh trưởng kéo dài của
các giống đến kết thúc thu hoạch 120-134 ngày sau khi trồng, có triển vọng nhất là
giống Red Crown 250 với trọng lượng trái trên cây 1,35 kg/cây cho năng suất trái
31,10 tấn/ha và 2 giống cà trái nhỏ là Rulow và Ruby có trọng lượng gần tương
đương nhau (0,95 kg/cây và 1,03 kg/cây) và năng suất trái 21,87 tấn/ha và 23,62
tấn/ha, các giống cà chua trồng trên giá thể Grow Bed và Túi Bầu không có sự khác
biệt nhau về sinh trưởng và năng suất.


1

MỞ ĐẦU


Cà chua là loại rau ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao, có thể ăn tươi hoặc chế
biến trong thực phẩm. Do đó, diện tích cà chua ngày càng mở rộng, vì vậy giống là
một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất cà chua, để đảm bảo nguồn giống
sạch và an toàn, nhiều nhà chọn giống trên thế giới đã lai tạo ra những giống cà
chua mới và đưa vào sản xuất nhà lưới. Để góp phần phong phú cho nguồn giống
nước nhà, các nhà nghiên cứu nước ta đã du nhập các giống có nguồn gốc từ nhiều
nước, đưa vào sản xuất. Ở Việt Nam, mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà kính,
kết hợp với công nghệ sản xuất không cần đất, đã mở ra hướng đi cho một nền nông
nghiệp công nghệ cao, bền vững. Trong đó, giá thể xơ dừa cũng được xem là yếu tố
quan trọng đang được quan tâm trong sản xuất cà chua, đáp ứng các yêu cầu làm
giảm các mầm bệnh phát sinh từ trong đất, góp phần làm tăng năng suất trong điều
kiện trồng ở Thành phố Cần Thơ. Đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của
5 giống cà chua nhập nội trên hai loại giá thể xơ dừa” được tiến hành trong nhà lưới
tại trại thực nghiệm Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ, nhằm xác định giống
đạt năng suất cao, sinh trưởng tốt trên giá thể Grow Bed hoặc Túi Bầu trong điều
kiện trồng trong nhà lưới ở Thành phố Cần Thơ.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng cà chua
1.1.1 Nguồn gốc
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solanaceae) có
nguồn gốc Trung và Nam Châu Mỹ (Phạm Hồng Cúc 1999). Theo Nguyễn Văn
Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), những loài cà chua hoang dại gần gũi với loài cà
chua trồng trọt ngày nay vẫn tìm thấy ở dọc theo dãy núi Andes (Peru), Ecuador
(đảo Galapagos) và Bolivia.
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng

Cà chua là loại rau ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao, trong cà chua có chứa
nhiều loại vitamin như A, C, B1, B2, PP, K…, nhiều nhất là vitamin C, ngoài ra còn
có các chất khoáng như Ca, Fe, P, S, Na, K, Mg và đường (Tạ Thu Cúc, 2002). Màu
sắc của trái cà chua là do hàm lượng sắc tố lycopen và carotene trong trái, nếu tỷ lệ
lycopen/carotene gia tăng cao, trái cà chua có màu đỏ thẩm, nếu hàm lượng
carotene gia tăng hơn, trái có màu cam (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
1.2 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
1.2.1 Nhiệt độ
Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ẩm và khô,
nhiệt độ đóng vai trò quan trọng để cây có được sản lượng cao và chín sớm, nhiệt
độ tối hảo cho tăng trưởng và phát triển tốt là 21-240C (Phạm Hồng Cúc, 2008).
Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), nhiệt độ ban ngày trên 300C
không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn tác động đến sức sống của hạt
phấn, là rụng hoa, không đậu trái. Hầu hết các giống cà chua trồng trọt sinh trưởng
không bình thường dưới 150C và trên 350C, nhiệt độ thích hợp từ 22- 240C (Tạ Thu
Cúc, 2002).
1.2.2 Ánh sáng
Cà chua là cây ưa ánh sáng, cường độ tối thiểu cho cây tăng trưởng là 2.0003.000 lux, cường độ tối hảo là 20.000 lux hay cao hơn. Tuy nhiên ở 80.000-100.000
lux cây bị héo, trái và lá bị cháy nắng (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Trần Khắc
Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), cường độ ánh sáng tốt thì cường độ quang hợp


3

tăng, cây ra hoa đậu trái sớm hơn, tỷ lệ đậu trái và chất lượng sản phẩm cũng tốt
hơn. Ánh sáng rất quang trọng giúp cây sinh trưởng tốt, trong điều kiện thiếu ánh
sáng làm cho cây yếu ớt, lá mỏng và vươn dài, cây bị vống, ra hoa, trái chậm, năng
suất và chất lượng trái giảm (Tạ Thu Cúc, 2004)
1.2.3 Nước
Theo Hoàng Minh (2005) Chế độ nước trong cây là yếu tố rất quan trọng ảnh

hưởng đến cường độ của các quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh
trưởng và phát triển. Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), cà chua là cây không chịu
úng nên khi chuyển đột ngột từ chế độ ẩm thấp sang chế độ ẩm cao sẽ gây ra hiện
tượng nứt quả. Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005) khi cây ra hoa
đậu trái là lúc cây nhiều nước nhất, nhưng khi chùm trái đầu tiên sắp chín, nhu cầu
nước giảm dần, nếu thừa nước sẽ tạo đều kiện cho thân lá rậm rạp, cây dễ bệnh và
trái dễ nứt.
1.2.4 Đất và chất dinh dưỡng
Theo Tạ Thu Cúc (2002) đất phù hợp với cà chua là đất thịt nhẹ, đất thịt
trung bình, đất thịt pha cát, giàu mùn, tươi xốp, tưới tiêu thuận lợi. Độ pH thích hợp
từ 5,5-7,5 chua, pH dưới 5,5 thì trung hòa bằng cách bón thêm vôi vào đất trước khi
trồng. Độ pH từ 6,0- 6,5 thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Nguyễn Văn
Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), đã nhận thấy trong các dinh dưỡng cà chua sử dụng
nhiều nhất là kali và đạm sau đó là lân, canxi và nguyên tố vi lượng.
1.2.5 Bệnh hại
Theo Chu Thị Thơm và ctv. (2005), thì cà chua là một đối tượng rất nhạy
cảm với các mầm bệnh. Có 75 loại bệnh khác nhau xâm nhiễm trên cà chua, trong
đó bệnh sương mai ở các tỉnh phía bắc, vùng trung du thì gây hại nghiêm trọng,
bệnh héo rũ vi khuẩn thích hợp cho vùng đồng bằng song Cửu Long do điều kiện
ngoại cảnh phát triển thuân lợi (Phạm Hồng Cúc, 1999).
Tạ Thu Cúc (2002), cà chua rất dễ bị các mầm bệnh gây hại, vì vậy phòng
trừ bệnh cà chua được xem là khâu quan trọng nhất, bệnh mốc sương Phytophora
infestans (mant) dễ phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 1-220C, thích hợp nhất là
18-20 0C và độ ẩm không khí cao, độ ẩm thấp nhất cho nấm phát triển là 76%.


4

Đỗ Tấn Dũng (2005), cho rằng cây cà chua có mức độ nhiễm bệnh héo xanh
vi khuẩn nặng hơn các cây trồng khác. Bệnh từng gây hại ở giai đoạn từ khi cây ra

hoa đến khi ra trái non, quả già, chín. Theo Ngô Quang Vinh (2004), bệnh có thể
làm thiệt hại năng suất từ 20-30% thậm chí có thể lên đến 100%. Ban đầu vi khuẩn
xâm nhiễm qua các vết thương tự nhiên ở vùng rễ gây ra khi trồng trọt, do sâu bệnh
hay tuyến trùng, khi xâm nhập vào mô, vi khuẩn lan truyền, sinh sản nhanh chóng
chiếm đầy mạch dẫn của cây làm cho chúng bị tắt, vì vậy cây héo và chết. Bệnh
phát triễn mạnh trong điều kiện ẩm 30-350C. Bệnh gây hại trên cây và trở về đất qua
các tàn dư và phát tán nhờ nước, đất hoặc sự di chuyển của cây bệnh (Phạm Văn
Kim, 1999).
Trần Thị Ba và ctv. (1999), cà chua thường bị một số bệnh hại sau: héo tươi
do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, bệnh đốm vi khuẩn héo vàng Fusarium
oxysporum, và bệnh khảm do vi rút. Bệnh nguy hiểm nhất trong vụ hè thu là bệnh
héo tươi mà vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ loại bệnh này làm tổn thất rất
lớn về sản lượng (Tạ Thu Cúc, 2002; Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2004)
1.3 Hiện trạng sản xuất cà chua trong nước và thế giới.
Thế giới, cà chua là loại cây trồng có giá trị kinh tế, được trồng rộng rãi trên
thế giới. Theo số liệu thống kê của FAO năm 2006 thì diện tích và sản lựợng cà
chua năm 2005 là 4,6 triệu ha với 124,6 triệu tấn. Với xu hướng gieo trồng này so
với thập kỷ trước đã tăng 140,4 diện tích sản lượng cà chua và tăng 142,2 % về sản
lượng.
Theo FAS (2007) Châu Á là khu vực đứng đầu về sản suất cà chua thứ 2 là
Châu Âu. Trung quốc là nước có diện tích trồng và xuất khẩu cà chua lớn nhất thế
giới, với sản lượng 36,5 triệu tấn vào năm 2006 với 85% sản lượng dùng tươi và
xuất khẩu sang các nước khác là 675.000 tấn. Mỹ có mạng lưới nhập khẩu cà chua
rộng khắp. Nhìn chung Châu Á có diện tích trồng lớn nhất, nhưng năng suất còn
thấp, nơi tiêu thụ cà chua lớn nhất là Châu Âu rồi đến Châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ.
Ở Việt Nam, cà chua được nhập vào từ thời thực dân pháp chiếm đóng (Chu
Thị Thơm và ctv., 2005). Do đó cà chua được trồng ở nước ta khoảng 100 năm nay,
diện tích trồng hàng năm diễn biến từ 15000-17000 ha, với sản lượng 28.000 tấn
(Tạ Thu Cúc, 2005). Tuy nhiên năng suất còn thấp so với trung bình thế giới do



5

chưa có bộ giống tốt, địch hại và chưa áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên
tiến trong sản xuất và chế biến (Tạ Thu Cúc, 2002). Riêng tỉnh Lâm Đồng có
khoảng 4500 ha gieo trồng mỗi năm, cung cấp cho thị trường khoảng 150.000 tấn
cà chua.
1.4 Đặc điểm thực vật học
1.4.1 Hệ rễ
Rễ cây cà chua thuộc loại rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong mặt đất, rễ phụ
cấp 2 phân bố dày đặc trong đất ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh. Khi gieo thẳng rễ
cà chua có thể ăn sâu tới 1,5 m, nhưng ở độ sâu dưới 1 m rễ ít khả năng hút nước và
chất dinh dưỡng ở tầng đất 0,5 m yếu. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0-30 cm, sự
phân bố hệ rễ trong đất sâu hay cạn phụ thuộc vào bộ phận trên mặt đất và các yếu
tố khác (Tạ Thu Cúc, 2002)
1.4.2 Thân
Theo Mai Thị Phương Anh (1996) thân cà chua thuộc thân bụi, phân nhánh
mạnh trong vườn ươm, thân mềm nhiều nước, dễ gãy xung quanh thân có phủ một
lớp lông dày có màu sắc khác nhau. Đặc tính của cây cà chua là bò lan ra xung
quanh hoặc mọc thành bụi, căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng chiều cao cây có thể
phân thành 3 loại:
+ Loại thấp: chiều cao cây dưới 65 cm, cây lùn mập, khoảng cách giữa các
lóng ngắn.
+ Loại cao: cây cao trên 120 cm đến trên 200 cm như Múi Hà Nội, cà chua
Phổ Yên (Thái Nguyên), P375, Red Crown 250, thân lá sinh trưởng mạnh.
+ Loại cao trung bình: loại này có chiều cao trên 65 cm đến dưới 120 cm,
thân lá sinh trưởng mạnh. Ở thời kỳ cây con, thân tròn, có màu tím nhạt, có lông tơ
phủ dày, thân giòn, dễ gãy, dễ bị tổn thương. Khi trưởng thành cây có màu xanh hơi
tối, thường có tiết diện đa giác, cây cứng, phần gốc hóa gỗ.
1.4.3 Lá

Theo Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), lá cà chua thuộc lá kép
lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh gồm 3-4 đôi lá chét tùy theo giống, ngọn lá có một
phiến lá riêng biệt gọi là lá đỉnh. Ở giữa các đôi lá chét còn có lá giữa, trên gốc lá
chét có những phiến lá nhỏ gọi là lá bên. Bộ lá có ý nghĩa đối với năng suất, số lá


6

trên cây ít, khi lá bị bệnh hại sẽ ảnh hưởng đến năng suất quả. Lá ít không những
ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây mà còn ảnh hưởng đến chất lượng quả,
bởi vì lá ít thường gây hiện tượng rám quả và nứt quả (Chu Thị Thơm và ctv., 2005)
1.4.4 Hoa
Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ là chính, số lượng hoa trên chùm
thay đổi tùy theo giống và điều kiện thời tiết thường màu sắc của trái là sự phối hợp
giữa màu và vỏ trái, thịt trái (Trần Thị Ba và ctv,. 1999). Hoa cà chua mọc thành
chùm, hoa dính vào chùm bằng cuốn ngắn, số lượng hoa của mỗi chùm từ 5-20, có
khi nhiều hơn. Hoa cà chua gồm có đài hoa, cánh hoa, nhị và nhụy (Nguyễn Văn
Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003)
1.4.5 Trái
Theo Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003), cà chua thuộc loại quả
mọng, nhiều nước, có số lượng ô khác nhau, dạng quả có thể dẹt, tròn dẹt, tròn hoặc
hình elip, bầu dục. Vỏ trái có thể nhẵn hay khía, màu sắc của trái có thể thay đổi tùy
theo giống và điều kiện thời tiết, thường màu sắc của trái là sự phối hợp giữa màu
và võ trái, thịt trái (Trần Thị Ba và ctv,. 1999).
1.4.6 Hạt
Trọng lượng hạt cà chua từ 2,5 – 3,5 g (Mai Thị Phương Anh, 1996). Hạt cà
chua nẩy mầm 4-5 ngày sau khi gieo và lá thật xuất hiện một tuần sau đó, hạt khô
giữ ẩm độ 5,5% có thể nẩy mầm tốt sau nhiều năm tồn trữ trong kho (Phạm Hồng
Cúc, 2002). Hạt cà chua nhỏ, dẹt nhọn, cuống hạt màu vàng sáng, vàng tối hoặc
vàng nhạt, hạt khô có màu vàng bao phủ lông tơ, 1 g chứa 300-350 hạt, một quả

chứa 50-350 hạt, sức nẩy mầm của hạt có thể giữ được 4-5 năm (Nguyễn Văn Viên
và Đỗ Tấn Dũng, 2003).
1.5 Một số trở ngại trong sản xuất cà chua
Giống giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, việc chọn giống
thích hợp với điều kiện tự nhiên giúp thu được năng suất cao, ổn định, phẩm chất
trái tốt từ đó tăng hiệu quả kinh tế (Trần Thượng Tuấn, 1992). Ngoài ra, việc sản
xuất hạt giống đã tăng nhanh số lượng, đảm bảo chất lượng, duy trì nguồn gen hiện
có hoặc mới tạo ra và thỏa mãn số lượng hạt giống cho nhu cầu hằng ngày càng
tăng của nông dân (Vũ Văn Liết, 2007). Giống có tác dụng giải quyết căn bản tất cả


7

các vấn đề bệnh hại, giảm bớt tổn thất và giảm chi phí cho biện pháp phòng trừ
khác, là biện pháp hiệu quả và kinh tế. Mặt khác dùng giống không mang bệnh để
gieo trồng có tác dụng phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng. Do vậy việc dùng giống
chống bệnh, giống sạch bệnh có chất lượng tốt để gieo trồng sẽ tránh được bệnh,
đảm bảo năng suất (Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân, 1999).
Hiện nay hàng ngàn giống cà chua đã được tuyển chọn có dạng trái khác
nhau và tăng trưởng tối hảo ở các điều kiện canh tác khác nhau. Giống thế hệ lai F1
có sức sống tốt thể hiện ở sự sinh trưởng và năng suất, sức chống chịu tốt. Theo
Trần Thị Ba và ctv. (1999), giống cà chua chủ yếu hiện nay là giống lai F1 hầu hết
từ các nước Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc,...và theo Phạm Hồng Cúc
(1999), cho rằng giống lai F1 tốt phù hợp với đồng bằng sông Cửu Long, chống
chịu bệnh, năng suất cao, trái cứng, dễ vận chuyển và để được lâu.
Căn cứ vào hình dạng trái có thể chia cà chua thành 3 nhóm là cà chua hồng,
trái tương đối to, năng suất cao, chất lượng tốt là giống được trồng phổ biến hiện
nay, cà chua múi to năng suất cao, chất lượng kém hơn cà chua hồng và cà chua bi
trái nhỏ chua nhiều hạt, ít thịt, hiện chỉ dùng làm nguyên liệu lai tạo giống (Nguyễn
Mạnh Chinh và ctv., 2007).

Cà chua bi (Cherry Tomato) thuộc loại hữu hạn, cây cao hơn 1 m, trái nhỏ
trung bình 15-20 g, dạng hình thon dài, khi chín có màu đỏ, được sử dụng như một
loại trái cây hoặc rau, vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường. Cà chua bi có
chất lượng tốt, đặc biệt là độ đường rất cao (8,5-10%), giàu vitamin là yếu tố có tính
chất quyết định đến năng suất và chất lượng trái (Tạ Thu Cúc, 2002), Theo Tạ Thu
Cúc (2004), với công nghệ sản xuất cà chua trong nhà lưới hiện nay ở một số nơi,
có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây qua dung dịch dinh dưỡng pha sẵn, không sử
dụng phân bón thông thường mà vẫn đảm bảo được sự phát triễn tốt nhất cho cây.
1.6 Sản xuất cà chua trong nhà lưới
Diện tích trồng cà chua hằng năm trên thế giới khoảng 2,7 triệu ha, trong đó
80-85% dùng để ăn tươi, lượng cà chua chế biến khoảng 68 triệu tấn/năm. Cà chua
được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới vào những mùa mà điều kiện thời tiết không
thuận lợi cho canh tác (Phạm Hồng Cúc, 2008).


8

Ở Việt Nam, công nghệ trồng rau không cần đất mở ra hướng sản xuất nông
nghiệp sạch, an toàn và có thể thay thế các loại rau nhập khẩu cung cấp cho các siêu
thị, khách sạn, nhà hàng (Hồ Hữu An, 2005). Theo phòng nông nghiệp của 2 huyện
Củ Chi và Hóc Môn, huyện chủ trương sẽ mở rộng thêm diện tích trồng rau an toàn
trong nhà lưới lên đến 100 ha tại các xã Nhuận Đức và Thới Tam Thôn (Quang Đạt,
2004). Tại Đà Lạt, hàng chục hộ gia đình đầu tư nhà kính, nhà lưới sản xuất rau
theo quy trình mới, ít sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học (Phạm
Bá Phong và Nguyễn Bá Hùng, 2004). Theo Thu Thảo (2008), hiện nay một nông
dân xã Phú An (Bến Cát) đã đầu tư 400 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng cà
chua trong nhà kính với diện tích 2.000 m2. Ngoài ra diên tích ở ĐBSCL gồm các
tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng cũng đạt khoảng 20.000
m2, chủ yếu là cung cấp rau cho người dân ở thành phố, thị xã với lượng rau rất
khiêm tốn. Dự báo diện tích nhà lưới sẽ ngày một tăng, không chỉ tại thành phố Hồ

Chí Minh, Biên Hòa mà còn lây lan ở nhiều tỉnh ĐBSCL (Trần Thị Ba và ctv.,
2008).
Nhà lưới đòi hỏi vốn cao cả trong xây dựng và bảo hành, sử dụng rộng rãi để
phát triển giá trị cây trồng như hoa và rau, nhà lưới cho phép người nông dân kiểm
tra số các thông số sản xuất bao gồm các khí hậu, phân bón, kiểm tra sinh học bệnh
cây và côn trùng tối ưu việc sử dụng đất và phân phối số lượng trong suốt mùa vụ
gieo trồng. Yếu tố quyết định sự thành bại của phương pháp trồng cà chua mới này
chính là sự cách ly tuyệt đối của môi trường bên ngoài. Nông dân Israel trồng thành
công trung bình khoảng 4 tấn cà chua/ ha, gấp 4 lần tổng thu hoạch trên đồng ruộng
(Viện nghiên cứu rau quả, 2007)
1.7 Một số loại giá thể trồng cà chua
* Xơ dừa (không chứa hoặc chứa mùn dừa): là vật liệu tự nhiên, tương đối rẻ
tiền. Sau khi hấp khử trùng sẽ là môi trường tốt cho hạt mầm và rễ phát triển mà
không sợ bệnh hoặc nấm mốc (Đông Phương, 2008). Mùn dừa mau phân hủy nên
sau khi trồng một thời gian, giá thể chỉ còn sơ dừa. xơ dừa làm tăng độ thoáng khí,
mùn dừa làm tăng độ giữ ẩm.
* Trấu: thường là gỗ nghiền, khã năng giữ nước và dinh dưỡng cao, giá
thành rẽ. Tuy nhiên mùn cưa có chỉ số C:N cao, có xu hướng ảnh hưởng đến rễ (Jim


9

Fah và ctv., 2000) có những loại mùn có nhựa độc như mùn cưa gỗ lim, soan,
đại…cây rất khó phát triển hoặc hút chất độc vào rau gây hại cho người sử dụng. Vì
vậy nên lựa chọn mùn cưa và có cách xử lí để khử hết các độc tố trước khi sử dụng.
* Cát: Là một trong những giá thể rẻ nhất có thể sử dụng. Cát có nguồn gốc
từ biển nên trước khi sử dụng phải loại bỏ muối, vỏ sò chứa đá vôi. Trong cát có
những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi, rất ít dưỡng chất
(Ngô Quang Vinh, 2006).
* Sỏi: giống như cát nhưng không chứa đá vôi, tạo những khoảng trống lớn

nhiều không khí nhưng mất nước nhanh, khả năng giữ dinh dưỡng kém, nặng.
* Than bùn: đây là loại giá thể hữu cơ có khả năng giữ nước và dinh dưỡng
cao. Than bùn có chứa các khoáng như: N, P, K, Ca, Mg và một số nguyên tố vi
lượng (Võ Thị Bạch Mai, 2003). Than bùn phân hủy chậm, ít thông thoáng, pH
thấp, khó hút ẩm khi sử dụng cần tiệt trùng.
* Bông, vải: các loại bông vải đưa vào làm giá thể để trồng rau cũng cần
được chắc chắn rằng nó không chứa các hóa chất độc hại, vì có một số vải tẩm hóa
chất để làm mềm sợi vải và tăng độ bền của sợi….nên nó cũng là nguy cơ nhiễm
độc vào rau (Hoàng Tuấn, 2008)
* Giá thể Đá Len (Rockwool): được sản xuất từ đá basalt (thành phần của
nham thạch do núi lửa phun ra). Đá basalt được nung nóng chảy ra ở nhiệt độ 1600
0

C, người ta dùng những luồng khí thổi vô tạo thành những sợi bông mỏng mịn sau

đó dùng một loại keo đặc biệt cố định chúng lại với nhau thành những khối có kết
cấu vững chắc (Pityu, 2009). Được sản xuất ở nhiệt độ cao nên bông xốp rockwool
là một môi trường vô trùng lại có đặc tính giữ nước tốt và thoáng khí, thành phần
của nó là chất vô cơ không có phản ứng hóa học với các chất trong dung dịch dinh
dưỡng nên người ta sử dụng nó làm giá thể để sản xuất rau quả trong công nghệ
thủy canh không dùng đất. Sau mỗi lần trồng, giá thể ấy phải bỏ đi vì vỡ vụn ra nên
giá thành đầu tư hơi cao (Văn Mạnh, 2008). Loại giá thể này được sử dụng rộng rãi
tại các trang trại trồng cà chua tại Úc.


10

1.8 Một số kết quả nghiên cứu các giống cà chua lai đa dạng ở nước ta.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Minh (2006), hàng loạt các giống cà
chua mới HT21, HT142, HT160 và các giống cà chua lai khác nhau mang thương

hiệu TH cạnh tranh thành công với các giống cà chua lai trên thế giới ở nước ta để
phát triển sản xuất.
Kết quả nghiên cứu của Trần Kim Cương (2003), so sánh 13 giống cà chua
F1 thương phẩm Red Crown 250, T-02, T-27,TN52, TN148, 608, 609, Summer
900, Carioca, Ruchi, Indam 2103 và Indam 9714 nhận thấy giống 607 có phẩm chất
tương đối khá, năng suất lý thuyết 52,2 tấn/ha và năng suất thực tế 44,1 tấn /ha cao
nhất.
Trắc nghiệm trên 4 giống cà chua cherry TN84, TN359, TN 241 và TN 364
và không có thụ phấn bằng ong mật tại TP. Cần Thơ, xuân hè 2006 của Võ Ngọc
Hân và Lê Thị Kim Phụng (2006), nhận thấy giống TM 241 là giống có triển vọng
nhất cho năng suất thương phẩm 20,63 – 27,84 tấn/ha. Việc sử dụng ong thụ phấn
cho cà cherry trong nhà lưới làm tăng trọng lượng trái trên cây của 4 giống.
Theo nghiên cứu trong nhà lưới của Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy
(2006), kết luận: nhóm trái lớn
giống cà chua Red Crown 250 và TN 148 có triển vọng nhất với năng suất thương
phẩm 45,5-50,5 tấn/ha, đạt trên 80% tổng năng suất


11

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Địa điểm và thời gian
* Địa điểm: nhà lưới - Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, trường Đại học Cần
Thơ
* Thời gian: từ tháng 2-7/2009
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
- Giống: gồm 5 giống cà chua

1/ Giống Ruby thuộc loại cà chua cherry F1 loại hình sinh trưởng vô hạn, ra nhiều
nhánh phụ nên cho nhiều chùm trái, ngày bắt đầu thu hoạch 58-60 ngày sau khi
trồng (NSKT). Dạng trái hình ê líp dài, thon màu đỏ tươi, nặng 6,5-7,0 g/trái, thịt
dai, ăn ngon, trái cứng và dễ vận chuyển, do công ty giống cây trồng Nông Hữu
nhập khẩu từ Đài Loan.
2/ Giống Rulow là giống cà chua Cherry lai F1 do công ty Nông Hữu lai tạo, cây
sinh trưởng khỏe, khả năng chống chịu bệnh sương mai, bệnh mốc sương và héo rũ
rất tốt, sớm ra hoa, đậu quả sai. Dạng trái hình ê líp dài, thon, màu vàng tươi, nặng
khoảng 13g, thịt quả dai, ăn ngon, độ đường cao, đạt 8,5-10%, rất thích hợp cho ăn
tươi dưới dạng tráng miệng hoặc đóng lọ, đóng hộp như các loại trái cây khác. Trái
cứng và dễ vận chuyển, bảo quản được lâu trước khi chế biến, thời gian cho thu
hoạch kéo dài trong 2-3 tháng, năng suất khá cao.
3/ Giống Sweet cherry hybrid là giống cà cherry thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn,
trọng lượng trái nhỏ, dạng trái tròn, thời gian thu hoạch đầu tiên 65 ngày, thời gian
kéo dài thu hoạch 55 ngày.
4/ Giống Tovistar là giống cà trái lớn thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, trọng
lượng trái to, dạng trái tròn, có màu đỏ đẹp, thịt trái dày cứng.
5/ Giống Red Crown 250 là giống cà trái lớn thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn,
cây cao, thân lá sinh trưởng mạnh. Quả tròn, thuôn nhẵn, múi không rõ, khi chín
quả có màu đỏ đẹp, thịt quả dày, cứng chịu vận chuyển và bảo quản, khối lượng quả
trung bình đạt 70-80 g, khả năng chống bệnh héo xanh, thối hạch của giống thuộc


12

loại khá, thời gian bắt đầu thu hoạch 60-65 ngày sau khi trồng, thời gian thu hoạch
40-45 ngày, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm.
- Giá thể: Grow Bed có chiều dài 1m, màu trắng, dạng cây, mỗi cây có 3 lổ,
mỗi lổ trồng một cây cà chua, được công ty Phong Phát xử lý mầm bệnh sẳn và Túi
Bầu có màu trắng, chiều dài 0,35 m, rộng 0,2 m, với xơ dừa được ngâm trong nuớc

2 lần, lần thứ nhất ngâm 90 phút và lần thứ hai ngâm 60 phút, xơ dừa ngâm xong để
ráo nước rồi cho vào Túi Bầu (túi bầu của công ty phong phát, xơ dừa mua từ bên
ngoài và tự xử lý)

(a)

(b)

Hình 2.2 Giá thể trồng cà chua (a) Grow Bed và (b) Túi Bầu được tưới bằng hệ
thống tưới nhỏ giọt, trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông nghiệp,
ĐHCT (Tháng 2-7/2009).
- Dinh dưỡng: Gồm các hóa chất như Calcium nitrate, Ammonium nitrate,
Iron EDTA, Potassium Nitrate, Monopotassium phosphate, sulphate, ZincChelate,..
được pha chế tại phòng thí nghiệm của Bộ Môn Khoa học Cây trồng thuộc khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ


13

Bảng 2.1 Tỷ lệ thành phần các chất trong dung dịch dinh dưỡng cung cấp cho cà
chua trồng trong nhà lưới tại trại thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT
(Tháng 2-7/2009)
Dung dịch mẹ

Liều lượng gram/lít

Phần A
Calcium nitrate

9950


Amonium

3200

Iron EDTA

65

Phần B
Potassium Nitrate

3250

Potassium Sulphate

3250

Monopotassium P hosphate
Magnesium Sulphate

4900

Manganese Chelate

17

Zine Chelate

14.5


Boric acid

28

Copper Chelate

18

Ammonium Molybdate

12

- Nông dược: Fanty 3.6 EC, Dầu khóang DS 98 Ec, Confidor 100 SL,
Regent 0,3 G, Oshin 20WP, Mataxyl 25 WP,….
- Hệ thống tưới nhỏ giọt: nước và dinh dưỡng được pha trộn theo tỉ lệ, sau
đó qua ống dẫn tới vòi tưới cho cây, mỗi gốc cây có 1 vòi (công nghệ của Do Thái)
- Các vật liệu khác: khay ươm cây con, dây làm giàn, bình phun thuốc, cân,
thuớc dây, thước kẹp vv..


×