Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

SO SÁNH 6 GIỐNG (DÒNG) đậu NÀNH glycine max (l )merrill tại TRƯỜNG đại học cần THƠ vụ ĐÔNG XUÂN 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

ĐẶNG TRẦN AI

SO SÁNH 6 GIỐNG/DÒNG ĐẬU NÀNH [Glycine max
(L.) Merrill] TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC
Tên đề tài:

SO SÁNH 6 GIỐNG/DÒNG ĐẬU NÀNH [Glycine max
(L.) Merrill] TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN



Ts. Nguyễn Phước Đằng

Đặng Trần Ai
MSSV: 3087669
Lớp: TT0819A1

Cần Thơ, 2012


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học với đề tài:

SO SÁNH 6 GIỐNG/DÒNG ĐẬU NÀNH [Glycine max
(L.) Merrill] TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010

Do sinh viên Đặng Trần Ai thực hiện và đề nạp.

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2012

Cán bộ hướng dẫn

Ts. Nguyễn Phước Đằng


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận
văn nào trước đây.
Đặng Trần Ai


iv

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
----------------------------------------------------------------------------------- --------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Nông học với đề tài:

SO SÁNH 6 GIỐNG/DÒNG ĐẬU NÀNH [Glycine max
(L.) Merrill] TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010


Do sinh viện Đặng Trần Ai thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.....................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:............................................

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2011

Thành viên hội đồng

..................................

.................................

............................

DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD


v

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Đặng Trần Ai
Ngày, tháng, năm sinh: 09/07/1990

Nơi sinh: TP Cần Thơ
Họ tên cha: Đặng Văn Phương
Họ tên mẹ: Đặng Thị Lùn
Chỗ ở hiện nay: Số 225, ấp Tân An, xã Thuận Hưng, Huyện Thố Nốt, TP Cần Thơ
Quá trình học tập:
 Tốt nghiệp cấp I năm 2001 tại trường tiểu học Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt
TP Cần Thơ.
 Tốt nghiệp cấp II năm 2005 tại trường THCS Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt
TP Cần Thơ.
 Tốt nghiệp cấp III năm 2008 tại trường THPT Thốt Nốt, huyện Thốt Nốt, TP
Cần Thơ.
 Năm 2008 - 2012: sinh viên ngành Nông học khóa 34 thuộc khoa Nông
Nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Người khai

Đặng Trần Ai


vi

LỜI CẢM TẠ
Xin kính dâng lòng biết ơn cha mẹ đã lo lắng, chăm lo cho con ăn học nên
người. Cảm ơn cha, mẹ đã suốt đời tận tụy, vất vả vì con.
Thành kính biết ơn thầy Nguyễn Phước Đằng, cô Thái Kim Tuyến đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo em nhiều điều trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm và
giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành biết ơn hai thầy cố vấn học tập Nguyễn Trọng Ngữ, Phạm
Ngọc Du cùng toàn thể quý Thầy (Cô) khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng đã

hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quí báu cho em trong suốt thời gian học
tập tại trường.
Xin cám ơn toàn thể các bạn lớp Nông học K34, đặc biệt là bạn Trần Phước
Thiện, Hồ Lê Ý Nhi và Nguyễn Văn Phố đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặng Trần Ai


vii

MỤC LỤC
Mục
Lời cam đoan
Tiểu sử cá nhân
Lời cảm tạ
Mục lục
Danh sách bảng
Danh sách hình
Danh sách các chữ viết tắt
Tóm lược
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây đậu nành
1.2 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng của cây đậu nành
1.2.1 Giá trị dinh dưỡng, trị liệu
1.2.2 Giá trị về nông nghiệp
1.2.3 Giá trị về công nghiệp
1.3 Tình hình sản xuất cây đậu nành
1.3.1 Trên thế giới
1.3.2 Trong nước
1.4 Đặc điểm thực vật cây đậu nành

1.4.1 Rễ
1.4.2 Thân, lá
1.4.3 Hoa, trái và hạt
1.5 Công tác chọn giống đậu nành
1.5.1 Trên thế giới
1.5.2 Ở Việt Nam
1.6 Một số quan điểm về chọn giống đậu nành
1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần năng suất và năng suất
1.7.1 Yếu tố ngoại cảnh
1.7.2 Sâu bệnh trên đậu nành
2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Giống đậu nành
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.1.3 Địa điểm và thời gian thí nghiệm
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
2.2.2 Kỹ thuật canh tác
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
2.2.4 Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống
2.2.5 Phân tích số liệu
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Trang
iii
v
vi
vii
ix
x

xi
xii
1
2
2
2
2
3
3
4
4
5
6
6
6
7
8
8
8
9
9
9
11
13
13
13
13
13
14
14

14
15
16
17
18


viii

3.1 Ghi nhận tổng quát
3.1.1 Sự sinh trưởng của cây đậu nành
3.1.2 Tình hình sâu bệnh
3.1.3 Sự đổ ngã
3.1.4 Tình hình cỏ dại
3.2 Đặc tính sinh trưởng
3.2.1 Ngày trổ hoa
3.2.2 Thời gian sinh trưởng
3.3 Đặc điểm hình thái
3.4 Đặc tính nông học
3.4.1 Chiều cao cây lúc chín
3.4.2 Chiều cao đóng trái
3.4.3 Số lóng trên thân chính
3.4.4 Số cành hữu hiệu
3.5 Thành phần năng suất và năng suất
3.5.1 Số trái trên cây
3.5.2 Phần trăm trái lép và trái một hạt
3.5.3 Phần trăm trái hai hạt
3.5.4 Phần trăm trái ba hạt
3.5.5 Số hạt trên mét vuông
3.5.6 Trọng lượng 100 hạt

3.5.7 Năng suất
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

18
19
19
20
21
21
21
21
22
23
23
24
24
25
25
25
27
27
27
28
29
29
31

31
31
32
34


ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1
1.2
1.3
2
3.1

3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Tựa bảng
Trang
Thành phần hóa học của hạt đậu nành
2
Tình hình sản suất đậu nành trên thế giới
4
Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam từ 2005 - 2011

5
Nguồn gốc các giống/dòng đậu nành thí nghiệm
13
Tình hình khí tượng thủy văn trong thời gian tiến hành thí
18
nghiệm tại thành phố Cần Thơ từ tháng 11/2010 đến tháng
02/2011
Ngày trổ hoa và thời gian sinh trưởng của 6 giống đậu nành,
22
vụ Đông Xuân 2010-2011
Một số đặc điểm hình thái của 6 giống đậu nành thí nghiệm
23
Các đặc tính sinh trưởng và nông học của 6 giống đậu nành,
23
vụ Đông Xuân 2010-2011
Số lóng trên thân chính và số cành hữu hiệu của 6 giống thí
25
nghiệm, vụ Đông Xuân 2010-2011
Số trái trên cây và phần trăm trái (lép, 1, 2, 3 hạt) của 6 giống
26
thí nghiệm, vụ Đông Xuân 2010-2011
Số hạt trên mét vuông, trọng lượng 100 hạt, năng suất lý
28
thuyết và năng suất thực tế 6 giống đậu nành thí nghiệm, vụ
Đông Xuân 2010-2011


x

DANH SÁCH HÌNH


Hình
1

Tựa hình
Tỷ lệ sản lượng đậu nành thế giới năm 2010

Trang
5


xi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Center
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
FAO: Food and Agriculture Organization
IITA: Iternational Institute of Tropical Argiculture
MOAC: Ministry of Agriculture and Cooperatives
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSKG: Ngày sau khi gieo


xii

ĐẶNG TRẦN AI. 2012. “So sánh 6 giống đậu nành tại Trường Đại học Cần
Thơ vụ Đông Xuân 2010-2011”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học, Bộ môn Di
Truyền Giống Nông Nghiệp, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Phước Đằng.


TÓM LƯỢC
Đề tài “So sánh 6 giống đậu nành (Glycine max (L) Merrill) tại trường Đại
học Cần Thơ vụ Đông xuân 2010 - 2011” được thực hiện nhằm mục tiêu chọn ra
những giống đậu nành cho năng suất cao và ít nhiễm sâu bệnh. Sáu giống trong thí
nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với ba lần lặp
lại cho mỗi giống. Khoảng cách gieo hạt là 35 x 15 cm, 2 cây/hốc.
Kết quả cho thấy giống MTĐ 865-1 là giống có nhiều triển vọng với nhiều
đặc tính tốt: có năng suất cao (2,42 tấn/ha), số trái trên cây cao (34 trái/cây), trọng
lượng hạt lớn (22,91 g/100 hạt), thời gian sinh trưởng ngắn (83 ngày), có khả năng
kháng sâu bệnh tốt hơn các giống khác.
Nhìn chung các giống trong thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng dưới 90
ngày thích hợp với cơ cấu luân canh hai lúa một màu, khả năng sinh trưởng và phát
triển khá tốt cho thấy các giống đều thích nghi khá tốt với điệu kiện môi trường ở
ĐBSCL


MỞ ĐẦU
Đậu nành [Glycine max (L.) Merrill] là cây công nghiệp ngắn ngày được
trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi giá trị kinh tế và hàm lượng dinh
dưỡng cao. Theo Mai Quang Vinh (1996), với biên độ thích ứng nhiệt độ, bức xạ
rộng hơn, ít kén đất hơn và có tổng tích ôn thấp hơn nhiều loại cây trồng khác, cây
đậu nành đã có vị trí kinh tế không thể thay thế trong cơ cấu cây trồng, cải tạo đất
và góp phần phá vỡ chu kỳ sâu bệnh trong luân canh trên tất cả các vùng sinh thái
từ Bắc vào Nam.
Tuy nhiên diện tích và sản lượng đậu nành trong những năm qua luôn biến
động và có chiều hướng giảm. Nguyên nhân do chí phí sản xuất tăng và năng suất
chưa cao, trong đó giống giữ một vai trò đặc biệt quan trọng quyết định năng suất.
Đồng thời việc chọn sử dụng các giống đậu nành có năng suất cao, thời gian sinh
trưởng thích hợp, ít nhiễm sâu bệnh là biện pháp để hạ giá thành sản xuất.
Thí nghiệm “So sánh 6 giống đậu nành tại trường Đại học Cần Thơ vụ

Đông Xuân 2010-2011” được thực hiện nhằm mục tiêu chọn được giống đậu nành
có một số đặc tính tốt, năng suất cao, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, ít nhiễm
sâu bệnh để đáp ứng được yêu cầu về giống đậu nành trong sản xuất ở Đồng bằng
sông Cửu Long.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY ĐẬU NÀNH
Đậu nành tên khoa học Glycine max (L.) Merrill Thuộc bộ Fabales, họ
Fabaceae, chi Glycine. L và thuộc chi phụ Soja (Phạm Văn Biên, 1996).
Đậu nành là một trong những cây trồng mà loài người đã biết sử dụng và
trồng trọt từ lâu đời, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc vào thế kỷ XI, dần lan
sang các vùng lân cận thuộc châu Á. Có mặt ở châu Âu vào thế kỷ thứ XVII và du
nhập vào Hoa Kỳ năm 1804 (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996). Đậu nành được du nhập
vào Việt Nam qua các tỉnh miền núi phía Bắc, xuống đồng bằng và vào Nam bộ từ
xa xưa, cách trồng đậu nành đã được mô tả trong sách “Vân Đài loại ngữ” của tác
giả Lê Quí Đôn viết năm 1773 (Mai Quang Vinh, 1996).
1.2 GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY ĐẬU NÀNH
Cây đậu nành là cây công nghiêp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, sử dụng làm
thức ăn cho người và gia súc, làm nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp chế
biến, là cây trồng cải tạo đất...
1.2.1 Giá trị dinh dưỡng, trị liệu
Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất
béo, 35- 45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết và nhiều vitamin,
khoáng chất. Đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng: 100 g đậu nành có 411 calo; 34 g
đạm; 18 g béo; 165 mg calcium; 11 mg sắt; trong khi đó thịt bò loại ngon chỉ có 165

calo, 21 g đạm; 9 g béo; 10 m calcium và 2,7 mg sắt.
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của hạt đậu nành
Thành phần
Hạt đậu nành
nguyên
Tử diệp
Vỏ hạt
Phôi

Tỷ lệ

Protein (%) Dầu (%)

Tro (%)

Hydratecarbon (%)

100

40,0

21,0

4,9

34,0

90,3
8
2,4


43,0
8,8
41,1

23,0
1,0
11,0

5,0
4,3
4,4

29,0
86,0
43,0

(Nguồn: www.thucpham.dncot.edu.vn)

2


Hạt đậu nành có chứa hàm lượng chất béo cao hơn các loại đậu đỗ khác nên
được coi là cây cung cấp dầu thực vật quan trọng. Lipit đậu nành có tỉ lệ axit béo
chưa no cao (khoảng 60 – 70%), axit linoleic chiếm 52 – 65%, oleic chiếm 25 –
36%, linolenoic 2 – 3% (Ngô Thế Dân và ctv, 1999). Dùng dầu đậu nành thay mỡ
động vật có thể tránh được nguy cơ xơ vữa động mạch.
Trong hạt đậu nành có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin B1 và B2 ngoài
ra còn các loại vitaminh như PP, A, E, K, D, C v.v… Đậu nành còn có nhiều chất
khoáng như Ca, P, Fe v.v…

Chính vì thành phần dinh dưỡng cao như vậy nên đậu nành có khả năng cung
cấp năng lượng khá cao 4700 cal/kg (Nguyễn Danh Đông, 1982) và trở thành nguồn
thực phẩm quan trọng của con người.
1.2.2 Giá trị về nông nghiệp
Đậu nành là nguồn thức ăn cho chăn nuôi rất tốt, thức ăn tươi (thân, lá đậu
nành) cho đại gia súc, thức ăn khô (nghiền tổng hợp) cho gia cầm. Khô dầu đậu
nành có hàm lượng dinh dưỡng khá cao (N: 6,2%; P 2O5: 0,7%; K2O: 2,4) vì thế làm
thức ăn cho gia súc rất tốt (Ngô Thế Dân và ctv, 1999).
Cây đậu nành là cây trồng luân canh cải tạo đất tốt (trong hệ thống luân
canh), chống xói mòn cho đất. Một ha đậu tương nếu sinh trưởng và phát triển tốt
để lại trong đất từ 30 – 60 kg N (Phạm Gia Thiều, 2000).
Thân lá đậu nành sử dụng làm phân bón hữu cơ rất tốt bởi hàm lượng N
trong thân chiếm khoảng 0,05%, trong lá chiếm khoảng 0,19% (Nguyễn Danh
Đông, 1982).
Rễ đậu nành có nốt sần, hoạt động cung cấp đạm cho cây, có 2 loại vi khuẩn
trong nốt sần là Rhizobium japonicum và Brady Rhibinum japonicum.
1.2.3 Giá trị về công nghiệp
Đậu nành là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến như: Thực
phẩm, thức ăn chăn nuôi, công nghệ ép dầu, cao su chất dẻo, xà phòng, tơ nhân tạo,
dầu...
Đậu nành hiện nay trên thế giới chiếm 50% tổng sản lượng sử dụng cho công
nghiệp ép dầu. Dầu đậu nành có rất nhiều ưu điểm là dung dịch có màu vàng sáng,

3


có hệ số đồng hoá cao (98%). Ngoài ra, dầu đậu nành có nhiệt độ đông đặc thấp
(-15 oC đến -18 oC) có tác dụng làm bôi trơn máy móc động cơ. Với chỉ số xà phòng
hoá cao (185-195 mg), dầu đậu nành được sử dụng để thuỷ phân 1 g dầu. Chỉ số Iốt
cao (122-150 mg) dùng để đo độ bão hoà của axit trong dầu. Dầu đậu nành có thể

dung làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất bổ trợ.
Ngoài ra đậu nành còn được chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Nhu
cầu tiêu dùng đậu nành hiện nay trên thế giới chủ yếu: dầu, bột và dạng hạt (dạng
bột được tiêu thụ mạnh nhất chiếm 60%).
1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĐẬU NÀNH
1.3.1 Trên thế giới
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất đậu nành trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

1960

21,00

12,00

25,20

1990

54,34


19,17

104,19

2000

74,34

21,70

151,41

2005

91,39

23,00

209,53

2006

92,99

23,82

221,50

2007


94,90

22,78

216,18

2008

96,87

23,84

230,95

Năm

(Nguồn: FAO Statistic Database, 2009)

Đậu là cây lấy hạt lấy dầu bậc nhất thế giới nên được trồng ở khắp các châu
lục. Diện tích và sản lượng đậu nành trên thế giới tăng mạnh nhất trong những năm
1965 – 1980 và tương đối ổn định đến nay. Diện tích và sản lượng trong những năm
gần đây tăng lên đáng kể, diện tích từ 21 triệu ha năm 1960 tăng lên 96,87 triệu ha
năm 2008. Năng suất đậu nành thế giới chỉ đạt 1,2 tấn/ha đến năm 1990 là 1,9
tấn/ha tăng 59,75%. Đến năm 2008, năng suất đậu nành thế giới đạt 2,4 tấn/ha tăng
98,67% so với năm 1960.

4



Hình 1: Tỷ lệ sản lượng đậu nành thế giới năm 2010 (Nguồn: soyats.com).
Trong năm 2010, sản lượng đậu nành thế giới đạt 258,4 triệu tấn, trong đó
Hoa Kỳ vẫn là nước có sản lượng đậu nành đứng hàng đầu thế giới với sản lượng
90,6 triệu tấn, chiếm khoảng 35% sản lượng đậu nành thế giới. Các nước sản xuất
đậu nành lớn khác là Brazil (70 triệu tấn), Argentina (49.5 triệu tấn), Trung Quốc
(15.2 triệu tấn). Ấn Độ (9.6 triệu tấn), Paraguay (7.5 triệu tấn), Canada (4.3 triệu
tấn).
1.3.2 Trong nước
Mặc dù quy mô sản xuất còn khá nhỏ và nhu cầu tiêu thụ trong nước có xu
hướng giảm, nhưng sản lượng đậu nành nước ta năm 2010 vẫn đạt 297.000 tấn, tăng
39% so với năm 2009. Nguyên nhân chính là do sự mở rộng đáng kể về diện tích
cây trồng (khoảng 35%) và những nỗ lực nhằm cải thiện năng suất của cây đậu
nành.
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất đậu nành ở Việt Nam từ 2005 - 2011
Diện tích canh tác
(1000 ha)
Sản lượng (tấn/ha)
Tổng sản lượng
(1000 tấn)

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

204,1

185,6

190,1

192,1

146,2

197,8

215 *

1,43

1,39

1,45

1,39

1,46

200


1,63*

292,7

258,1

275,5

267,6

213,6

296,9

350 *

(Nguồn: Tổng Cục thống kê Việt Nam, * số liệu ước tính của FAS)

Theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ, đậu nành được trồng ở 28
tỉnh trên khắp cả nước, trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng
65% đậu nành nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không cần màu mỡ; và

5


35% được trồng ở những vùng đất thấp ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Đậu nành
được trồng ở nhiều địa phương trên khắp cả nước vào từng thời điểm khác nhau nên
có cả vụ xuân, vụ hè và vụ đông.
1.4 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY ĐẬU NÀNH
1.4.1 Rễ

Rễ cây đậu nành khác với cây hoà thảo khác, bộ rễ cây đậu nành có hình
chuỳ, gồm có rễ chính và các rễ phụ. Trên rễ chính mọc ra nhiều rễ phụ (rễ cấp 1, 2,
3) rễ tập hợp trong nhiều tầng đất 7-8 cm, rộng 30-40 cm2. Trên rễ chính và rễ phụ
có rất nhiều nốt sần.
Bộ rễ của đậu nành phân bố rộng, sâu, số lượng nốt sần hình thành nhiều ít
phụ thuộc vào đất đai, khí hậu và kĩ thuật canh tác. Trên rễ của đậu nành có 2 loại vi
khuẩn hoạt động là Rhizobium japonicum và Brady Rhizobium japonicum (phát
triển chậm). Rễ đậu nành phát triển được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Rễ chính phát triển mạnh kéo dài và sinh ra nhiều rễ con (rễ
phụ). Thời kì này kéo dài hay không phụ thuộc vào giống và thời vụ.
Giai đoạn 2: Lớp rễ đầu tiên phát triển chậm dần, các rễ con (rễ phụ) phát
triển theo chiều sâu và chiều rộng. Số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào đất đai và
điều kiện canh tác.
1.4.2 Thân, lá
Thân đậu nành thuộc loại thân thảo (màu sắc thân có liên quan đến màu sắc
hoa). Khi còn non thân màu xanh hoặc tím, khi già thân có màu nâu nhạt, màu sắc
thân đậu nành có nhiều liên quan đến màu sắc hoa (thân xanh-hoa trắng, thân tímhoa tím). Thân đậu nành có trung bình 10-15 lóng, các lóng phía gần gốc thường
ngắn, lóng phía trên thường dài hơn. Chiều dài lóng các giống khác nhau thì có sự
khác biệt (biến động từ 3-10 cm). Thân đậu nành trong vụ hè có lóng dài hơn vụ
xuân và vụ đông. Chiều dài lóng của đậu nành phụ thuộc vào điều kiện canh tác,
thời vụ trồng, bình thường cây đậu nành có chiều cao thân 0,3-1 m. Trên thân lá cây
đậu nành có lớp lông tơ dài, ngắn khác nhau và mật độ tuỳ theo giống. Căn cứ vào
tập tính sinh trưởng của thân cành người ta chia ra 4 loại thân: thân leo, thân bò,
thân mọc thẳng, thân nửa bò.

6


Đậu nành có ba loại lá: lá mầm (tử diệp), lá đơn, lá kép lông chim (lá thật).
Lá thứ ba dài hơn gồm có cuống dài và hai đôi lá chét đối nhau. Số lượng và diện

tích lá đều ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phụ thuộc vào giống, thời vụ gieo
trồng. Ngoài ba loại lá trên đậu nành còn hai loại lá rất nhỏ là: lá gối (gọi là lá gốc)
vị trí nằm sát cuống lá thật và cuống chùm hoa và lá kèm (rất nhỏ) vị trí nằm sát
cuống của lá chét (có đôi lá đối nhau).
1.4.3 Hoa, trái và hạt
Hoa đậu nành nhỏ không có hương vị, thuộc loại hoa hình cánh bướm màu
sắc hoa có 2 màu (trắng hoặc tím), tuỳ theo giống cây khác nhau mà màu sắc hoa
cũng khác nhau (tím nhạt, tím đậm, trắng khác). Hoa phát sinh ở nách lá, đầu cành,
đầu thân, hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 1-10 hoa/chùm, bình thường có 3-5
hoa/chùm (khác nhau tùy theo giống). Hoa đậu nành ra rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu quả
rất thấp (18-20% hoặc 30%).
Hoa đậu nành thuộc loại hoa đồng chu lưỡng tính, trong hoa có nhị và nhuỵ.
Thời gian bắt đầu nở hoa sớm hay muộn, dài, ngắn tuỳ thuộc vào giống và điều kiện
sinh thái. Các giống chín sớm 25-30 NSKG (vụ hè, vụ xuân kéo dài hơn 35-38
NSKG). Các giống chín trung bình và chín muộn kéo dài hơn 45-50 NSKG.
Thời gian ra hoa kéo dài, ngắn phụ thuộc giống và thời vụ. Tỉ lệ đậu quả tập
trung vào các đợt hoa rộ.
Trái đậu nành được hình thành từ ngoài vào trong (hình thành vỏ trái sau đó
hình thành hạt). Số trái biến động từ 2-20 trái/chùm, có thể lên đến vài trăm trên
một cây. Trái đậu nành có từ 1-5 hạt/trái tuỳ theo giống và điều kiện sinh thái (bình
thường quả có 2-3 hạt/trái). Trái đậu nành thuộc loại quả giáp hơi cong tuỳ theo
giống, màu sắc của quả phụ thuộc vào sắc tố Caroten và Xanthophyll, màu sắc
lông/thân lá phụ thuộc vào sắc tố Antocyanin. Trái đậu nành chín có nhiều màu sắc
tuỳ theo từng giống khác nhau (vàng, nâu, đen, vàng nâu, màu xám...). Khi mới
hình thành trái (trái non) trên thân, trái đậu nành nhiều long, các giống khác nhau có
số lông thưa, dày khác nhau. Trên cây, trái thường tập trung nhiều từ đốt thứ 4 trở
lên, tập trung nhiều 5-6, đốt 9-10 giảm dần. Trái hình thành và lớn nhanh từ 15-18
ngày sau khi hoa nở (quả dài 2-7 cm có khi dài đến 9 cm).

7



Hạt đậu nành có nhiều hình dạng khác nhau (tròn dài, tròn dẹt, bầu dục...).
Màu sắc hạt gồm có màu vàng nâu, vàng xanh, đen, tím... Trong đó hạt màu vàng
được ưa chuộng nhất.
Kích thức hạt phụ thuộc vào giống khác nhau, trọng lượng 1000 hạt thay đổi
20-400 g tùy theo giống. Rốn hạt đậu nành có màu sắc khác nhau phụ thuộc vào
giống (đây là đặc điểm dễ nhận biết một giống).
1.5 CÔNG TÁC CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH
1.5.1 Trên thế giới
Hiện nay nguồn gen đậu nành được lưu trữ chủ yếu ở 15 nước trên thế giới:
Đài Loan, Autralia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Indonesia, Thụy Điển, Thái
Lan, Mỹ và Liên Xô (cũ) (Trần Đình Long, 2005).
Nhiều Viện và Trung tâm Nông nghiệp quốc tế trên thế giới đã đặt nhiều
trương trình nghiên cứu và khảo nghiệm giống đậu nành bao gồm:
 Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ
thống đánh giá (Soybean – Evaluation trial – Aset) giai đoạn 1 (Nguyễn Thị Út,
2006).
 IITA: Viện nghiên cứu Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế.
 Trung tâm MOAC tại Thái Lan nghiên cứu nhằm cải tiến giống có năng suất
cao và có khả năng chống chịu được các bệnh hại chính (gỉ sắt, sương mai…).
 Ấn Độ tiến hành khảo nghiệm các giống địa phương và nhập nội tại đại học
Pathaga.
1.5.2 Ở Việt Nam
Nguyễn Thị Út và ctv (2006) đã nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu tương
gồm 330 giống thu thập ở Việt Nam và nhập nội. Tác giả đã xác định được một số
giống có đặc tính quý làm vật liệu cho công tác chọn giống.
Trong vòng 20 năm (1985 – 2005), Trần Đình Long và ctv đã chọn tạo 28
giống mới, trong đó có 8 giống được công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật thông
qua việc tuyển chọn từ tập đoàn giống nhập nội.

Viện Di truyền Nông nghiệp đã chọn tạo thành công 4 giống quốc gia và 4
giống khu vực bằng phương pháp xử lý đột biến (Mai Quang Vinh và ctv, 2005).

8


Trong giai đoạn 1985 – 2005, bằng phương pháp lai hữu tính các nhà chọn
tạo giống đậu nành Việt Nam đã lai tạo được 15 giống đậu nành được công nhận là
giống quốc gia (Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh, 2005).
1.6 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ CHỌN GIỐNG ĐẬU NÀNH
Theo Trần Thượng Tuấn (1983), yêu cầu chính đối với giống đậu nành ở
miền Nam là có khả năng cho năng suất cao và ổn định; Có thời gian sinh trưởng
ngắn, khoảng 90 ngày trở lại tùy mùa vụ; Có khả năng thích nghi tương đối rộng, ít
quang cảm để có thể trồng ở nhiều vùng và mùa vụ khác nhau nhằm giải quyết
những khó khăn trong vấn đề hạt giống; Ở ĐBSCL đòi hỏi giống phải chịu đựng
được đất phèn nhẹ và có thành phần cơ giới nặng để trồng được sau vụ lúa; Có khả
năng chống chịu với các loại sâu bệnh chính trong vùng; Có khả năng tạo nốt sần
với các dòng vi khuẩn Rhizobium japonicum trong tự nhiên; Hạt có hàm lượng đạm
cao, giống chậm mất sức nảy mầm trong quá trình bảo quản.
Theo Nguyễn Hữu Quán (1984), cần chọn giống đậu có khả năng cho năng
suất cao và ổn định; Có tốc độ quang hợp cao, chuyển đổi có hiệu quả năng lượng
mặt trời thành vật chất khô; Sử dụng hiệu quả chất màu và phân bón; Cho sản phẩm
đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo quan điểm của nông dân trồng đậu nành ở vùng ĐBSCL thì giống đậu
nành lý tưởng phải có các tiêu chuẩn sau: thời gian sinh trưởng ngắn, không quá 90
ngày. Hoa có màu tím, hạt có màu vàng sáng, kích thước hạt trung bình hoặc lớn
(trọng lượng 100 hạt từ 15-19 g). Chín tập trung rụng trụi lá khi chín và không đỗ
ngã.
1.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN
NĂNG SUẤT

1.7.1 Yếu tố ngoại cảnh
Đất đai: Cây đậu nành thích hợp nhất trên đất tơi xốp, phì nhiêu, có thành
phần cơ giới nhẹ, pH thích hợp cho cây đậu nằm trong khoảng 5,5 - 6,5.
Đất ở ĐBSCL đa số là đất ruộng, chứa nhiều sét, ít nhiễm phèn và có độ pH
thấp, trung bình pH khoảng 4 – 5; Đậu nành vẫn đạt được năng suất cao nếu được
chăm sóc đúng mức (Trần Thượng Tuấn, 1993).

9


Theo Ngô Thế Dân và ctv (1999), ở đất nghèo kali, đất cát đậu nành phản
ứng rõ rệt với phân Kali, nhưng đối với vùng trồng đậu nành thuộc Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, do đặc điểm đất ở đây tương đối giàu Kali nên
hiệu quả bón Kali ở vùng này thấp.
Ánh sáng: Đậu nành là cây ngắn ngày mẫn cảm với ánh sáng. Những giống
có thời gian sinh trưởng ngắn thì ít mẫn cảm với ánh sáng hơn giống càng dài ngày
thì cang mẫn cảm với ánh sáng.
Theo nghiên cứu của Sakamoto và Shaw (1967), cường độ ánh sáng bão hòa
đối với tán cây đậu nành bằng khoảng 60.000 lux vào đầu thời kỳ trổ hoa, sau đó
giảm xuống còn khoảng 40.000 lux ở giai đoạn hạt xanh của cây (được trích dẫn bởi
Trần Thượng Tuấn, 1983).
Nhiệt độ: Đậu nành là cây ưa nhiệt, yêu cầu tổng tích ôn là 2.400 0C. Nhiệt
độ tối thích cho sự sinh trưởng đậu nành đối với không khí là 24 - 340C, đối với đất
là 22 - 27 0C (Swon, 1969).
Nhiệt độ là một trong những yếu tố chi phối sự phát triển và thường làm thay
đổi chu kỳ sinh trưởng cây đậu nành, tác động của nhiệt độ của đậu tương còn mạnh
hơn cả quang kỳ. Ở ĐBSCL chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm tương đối
nhỏ nên ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thời gian sinh trưởng của đậu nành cũng
không rõ rệch.
Nước: Nhu cầu nước của cây đậu nành dao động từ khoảng 350 – 800mm

trong một vụ (Mayer và ctv, 1992). Nhu cầu nước phụ thuộc vào độ dài thời gian
sinh trưởng, nhu cầu nước của cây không đồng đều ở các giai đoạn.
Theo Lawn (1982), hiệu suất quang hợp sẽ giảm ở cây bị thiếu nước do tổng
sản phẩm quang hợp sẽ giảm so với tỉ lệ CO2 hấp thụ trên một đơn vị diện tích lá
giảm và diện tích quang hợp giảm do sự phát triển của lá kém và chóng tàn.
Theo Ngô Thế Dân và ctv (1999), ở cây bị thiếu nước quá trình cố định đạm
bị giảm một phần do lượng sản phẩm quang hợp chuyển về rễ giảm, một phần do
thế nước ở nốt sần; Sự cố định đạm giảm khi thế nước giảm và ngừng hoạt động khi
trọng lượng nốt sần giảm dưới 80% so với khi đủ nước.

10


Năng suất đậu nành giảm nghiêm trọng nhất là khi đậu nành bị thiếu nước
vào tuần cuối cùng của giai đoạn tạo trái và trong thời gian phình to của hạt (Shaw
và Laing, 1966).
1.7.2 Sâu bệnh trên đậu nành
1.7.2.1 Sâu hại chủ yếu trên đậu nành
Sâu hại là yếu tố gây ảnh hưởng cả về năng suất và chất lượng đậu nành nếu
không được phòng trừ kịp thời. Sự gây hại trên sâu bệnh sẽ làm cho cây trồng suy
yếu sức sinh trưởng và khả năng mang trái kém, nếu có trái cũng bị hư hỏng nhiều
năng xuất sụt giảm.
Theo Nguyễn Phước Đằng và ctv (2009), sâu hại trên đậu nành chủ yếu là ba
loại sâu sau :
- Sâu ăn tạp (Spodoptera litura) tấn công các bộ phận của cây đậu nành từ lá,
chồi non, hoa và trái. Sâu xuất hiện từ lúc cây đậu nành còn non mới nẩy mầm đến
lúc trước thu hoạch. Sâu ăn tạp gây hại nghiêm trọng trong giai đoạn ấu trùng. Khả
năng sinh sản mạnh cùng với thời gian phá hoại kéo dài vì thế sâu ăn tạp là đối
tượng gây hại quan trọng cho cây đậu nành.
- Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) có khả năng gây hại rất lớn không

những trên đậu nành mà cả trên nhiều loại cây trồng khác tại ĐBSCL. Sự bốc phát
gây hại của sâu xanh da láng là do quá trình tích lũy mật độ theo thời gian có sự
hiện diện của cây ký chủ trên đồng ruộng. Chu kỳ sinh trưởng của sâu tương đối
ngắn, có lẽ vì vậy mà sâu phát triển và gia tăng mật số rất nhanh, lây lan rất dễ và
kháng thuốc rất mạnh. Mật số sâu cao nhất vào vụ Xuân - Hè.
- Sâu đục trái (Etiella zinckenella) xuất hiện từ giai đoạn dứt trổ cho đến tạo
trái và hạt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất hạt. Sâu xuất
hiện gây hại từ khi nở hoa đến khi thu hoạch. Bướm đẻ trứng bên ngoài, trên các sợi
lông tơ của vỏ trái, ấu trùng đục vào trái, ăn ở và làm nhộng trong trái.
1.7.2.2 Bệnh hại chủ yếu đậu nành
Có nhiều nấm ký sinh và gây bệnh trên đậu nành. Mức độ tương quan giữa
chúng có tương quan chặt chẽ với điều kiện môi trường và mức độ nhiễm của cây

11


chủ. Vì vậy, một số bệnh chỉ gây thiệt hại với một số vùng nhất định và một số bệnh
lại phân bố rất rộng (Ngô Thế Dân,1999).
Các bệnh gây hại phổ biến trên đậu nành là :
- Bệnh héo cây con: do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm gây hại chủ yếu
ở giai đoạn con khoảng 1-2 tuần tuổi, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, độ
ẩm không khí cao. Bệnh có thể tồn tại đến khi cây ra hoa đậu trái. Phần thân giáp
mặt đất của cây bệnh có màu nâu đỏ, sau đó vết bệnh teo lại, cây đổ ngã và khô héo.
- Bệnh gỉ sắt: do nấm Phakopsora pachyrhizi Sydow gây ra. Bệnh có thể
nhận biết rõ khi dưới phiến lá xuất hiện các túi bào tử như nốt mụn vàng, và khi các
túi bào tử vỡ lộ ra bào tử màu nâu đỏ. Vết bệnh có thể hình thành ở các bộ phận của
cây, bệnh lan dần từ lá tầng thấp rồi lan dần lên những lá tầng trên, lá vàng khô rồi
rụng hàng loạt. Bệnh hại nặng làm năng suất đậu nành giảm.
- Bệnh đốm phấn: do nấm Peronospora manshurica gây ra. Điều kiện thích
hợp cho nấm phát triển là ẩm độ cao và nhiệt độ hơi thấp khoảng 20-22 oC. Đặc

trưng của bệnh là vào những ngày ẩm độ cao và sáng sớm, mặt dưới lá nơi vết bệnh
phủ lớp nấm màu xám hoặc phớt tím. Một số cây bệnh có biểu hiện trên toàn thân.
Bệnh nặng, lá vàng khô, rụng sớm, hạt lép, năng suất có thể giảm đến 8%.
- Bệnh hạt tím: do nấm Cercospora kikuchii gây ra. Tạo những vết màu tím
với kích thước khác nhau trên hạt, có thể bao trùm cả hạt. Tỉ lệ hạt có vết đốm tím
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hạt giống.

12


×