Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

dạy học theo chủ đề cầu long biên chứng nhân lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.93 KB, 22 trang )

PHỤ LỤC III
PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI
1.Tên dự án dạy học:
Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, hội họa và kiến
thức cuộc sống vào việc giảng dạy văn bản “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử”
của nhà báo Thúy Lan (Tiết 127 – Ngữ văn 6).
2. Mục tiêu dạy học.
2.1. Kiến thức:
- Qua khái niệm văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa, cùng với những ví dụ thực tế,
học sinh tiếp cận và hiểu được bản chất của văn bản nhật dụng.
- Từ các chi tiết, hình ảnh của văn bản, cùng với những kiến thức được tích hợp từ các
môn học khác các em hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị của cầu Long Biên –
Những vẻ đẹp và giá trị thiên về văn hóa tinh thần, hơn là ý nghĩa vật chất hữu hình.
- Qua việc tích hợp các đơn vị kiến thức ở các môn học khác nhau vào bài học, học
sinh sẽ tái hiện lại, xâu chuỗi và kết hợp nhiều đoạn kiến thức đã học ở các môn có liên
quan, từ đó giúp các em khắc sâu thêm kiến thức, vận dụng một kiến thức một cách tự
nhiên, linh hoạt.
2.2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng tìm kiếm, xử lý thông tin, biết vận dụng linh hoạt các đơn vị kiến thức ở
các môn khác vào việc hiểu đầy đủ về tác phẩm.
-Từ việc hiểu về tác phẩm, học sinh biết nhìn nhận đánh giá về sự vật, cuộc sống bên
ngoài không chỉ qua những đặc điểm bề ngoài, mà còn biết đánh giá và cảm nhận giá
trị văn hóa tinh thần của những thứ “tưởng như cũ kĩ, đổ nát”.
- Hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự tìm kiếm thông tin để phục vụ bài học.
-Phát triển kĩ năng giao tiếp, khả năng hoạt động nhóm.
2.3. Thái độ:
- Bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng những giá trị vật
chất và tinh thần gắn liền với lịch sử dân tộc cho dù giá trị ấy đã xưa cũ thông qua hình
ảnh cụ thể là Cầu Long Biên.
- Qua các kiến thức tích hợp liên quan, học sinh hiểu hơn về lịch sử bi tráng của dân
tộc, qua đó khơi dậy lòng tự hào và ý thức xây dựng đất nước trong tinh thần và thái độ


của các em.
2.4. Các năng lực cần phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
- Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
- Số lượng: 33em.
- Số lớp thực hiện: 1.
- Khối lớp: 6.


4. Ý nghĩa của dự án
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết.
Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn
phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em
giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên
tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 6. Tích hợp
trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập
và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh hiểu được:
-Ý nghĩa và giá trị lịch sử của cầu Long Biên – Một chứng nhân cho lịch sử dân tộc
suốt từ đầu thế kỉ 20 đến nay. Cầu Long Biên và các di tích lịch sử khác thường thiên
về giá trị “tinh thần” hơn là giá trị “vật chất”. Không chỉ học sinh mà rất nhiều người

nếu chỉ nhìn “hình ảnh”, ngắm “trực quan” và dù có trực tiếp đi lại trên cầu Long Biên
thì khó mà hiểu được giá trị của nó, khó mà cảm thấy yêu mến, quý trọng nó được.
Việc kết hợp kiến thực lịch sử, địa lý, hội họa vào bài dạy chính là sự khơi mở cho các
em học sinh đến với cái “phi vật chất” với cái “giá trị tinh thần’ của cầu Long Biên để
các em yêu mến và quý trọng cây cầu – Chứng nhân lịch sử.
Trên thực tế, có nhiều em học sinh đã từng hỏi chúng tôi rằng: “Rùa đá ở Văn
Miếu vừa cũ, vừa toàn chữ Nho thầy ạ”…hay “Thầy ơi! Sao chùa Một Cột nhỏ
thế”…”Em thấy mọi người khen thì em cũng thích thôi ạ”…Đó là những tâm sự rất
thật và rất chính đáng của các em. Muốn yêu, muốn thích điều gì đó chũng ta phải
hiểu, phải biết về nó, đặc biệt là những thứ thiên về giá trị tinh thần hơn là vất chật.
Các em có biết về những gì mà cầu Long Biên chứng kiến các em mới yêu cây cầu
được, các em có biết về nguồn gốc của các bia tiến sĩ trong Văn Miếu các em mới thấy
thích thú được…Trong dự án này chúng tôi muốn hướng dẫn cho các em cách tiếp cận,
cách “yêu” những di tích, di sản “tinh thần” ấy. Đó là phải tìm hiểu, phải kiếm tìm
những thông tin, phải trải nghiệm với các di tích di sản ấy, việc làm này giống như
chúng ta tự mình đi khám phá miền đất mới, sẽ rất lý thú và chúng ta sẽ yêu, sẽ mến
những điều tự mình khám phá ấy như một lẽ tự nhiên.
Trong dự án này chúng tôi tích hợp nhiều kiến thức lịch sử vào bài giảng để
thông qua đó các em biết thêm về lịch sử dân tộc, dần bồi đắp lòng yêu nước, lòng tự
hào dân tộc cho các em. Kiến thức của các môn khoa học xã hội nói chung và nhất là
môn Ngữ văn và Lịch sử nói riêng, phải thấm từ từ, từng chút thì các em sẽ nhớ lâu, sẽ
vận dụng được linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống. Vì vậy việc “tích hợp” ở đây
không chỉ đơn thuần là về mặt kiến thức, mà còn là vấn đề phương pháp, kĩ năng ghi
nhớ, và vận dụng kiến thức cho các em.
Tóm lại việc giảng dạy có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp
giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức
hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động không. Học sinh có hứng thú học tập,
tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn, vận dụng kiến
thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu

5.1 Giáo viên.


- Tranh ảnh về cầu Long Biên trong quá khứ và hiện tại.
- Thông tin, tranh ảnh về Ép – phen, Đu – me, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của Pháp ở Việt Nam.
- Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: Máy chiếu projecter)
5.2 Học sinh.
- Sưu tầm tranh ảnh về cầu Long Biên, tranh ảnh về các di tích lịch sử của đất nước, và
của địa phương em.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
6. 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
6.2. Khởi động (Kiểm tra bài cũ) (2 phút)
(?) Từ đầu học kỳ 2 của chương trình Ngữ văn 6 đến nay em đã được học những văn
bản nào viết theo thể loại bút kí
Trả lời: “Cô Tô” – Nguyễn Tuân, “Lao xao” – Duy Khán.
6.3. Kết nối ( Bài mới) (1 phút)
(Trình bày các quá trình dạy – học trên Bài giảng điện tử Powerpoint)
Bài học được tiến hành trong 1 tiết học (45 phút).
Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn HS tìm hiểu như
sau:
Mục I: Đọc - Tìm hiểu chung. (7 phút)
Trong phần I này, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung sau:
1. Khái niệm văn bản nhật dụng.
- Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống
trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi
trường, năng lượng…Văn bản nhật dụng có thể dùng cho tất cả các thể loại cũng như
tất cả các kiểu văn bản.
- Tích hợp với kiến thức thực tế đời sống: Vận dụng kiến thức thực tế cuộc sống:
Những vấn đề bức thiết hiện nay được viết theo kiểu văn bản nhật dụng để minh họa

2. Tác giả, tác phẩm
a.Tác giả : Thuý Lan.
b.Tác phẩm : Trích báo “Người Hà Nội”, thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
3. Đọc.
Cách đọc: Chậm rãi, rõ ràng, đoạn nói những vất vả cực nhọc của người dân Việt Nam
khi xây dựng cầu, những mất mát đau thương của cây cầu trong chiến tranh cần đọc
với giọng nhẹ nhàng, xót xa. Các đoạn khác đọc to, rõ ràng, hào hùng, thể hiện niềm tự
hào.
4.Tìm hiểu chú thích.
Học sinh đọc và tìm hiểu các chú thích cùng với phần chuẩn bị bài từ ở nhà. Nếu có
chú thích nào hay từ ngữ nào còn chưa hiểu rõ thì học sinh có thể hỏi thêm giáo viên ở
phần này.
5. Thể loại
- Bút kí ( mang nhiều yếu tố hồi kí) là một thể của ký, nằm trung gian giữa ký sự và tùy
bút. Bút ký thiên về ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong
các chuyến đi. Bút ký tái hiện con người và sự việc một cách phong phú, sinh động,
nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc
trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình nhưng tùy theo độ


đậm nhạt khác nhau của các phương thức mà ta có bút ký chính luận, bút ký tùy bút
v.v..
6.Bố cục: 3 phần
- Phần 1 : từ đầu đến “quá trình làm cầu” => Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên.
- Phần 2 : tiếp đến “dẻo dai, vững chắc” => Minh chứng, khẳng định cầu Long Biên là
nhân chứng sống động của dân tộc.
- Phần 3 : còn lại => Ý nghĩa của câu cầu trong hiện tại và tương lai.
Mục II: Đọc hiểu chi tiết văn bản.
Trong phần I này, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung sau:
1.Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên (10 phút)

a. Đặc điểm cầu :
- Vị trí : bắc ngang sông Hồng
- Độ dài : 2290m
- Trọng lượng : 17000 tấn
- Hình dáng : như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng.
- Chất liệu : bằng sắt
=>Tích hợp kiến thức địa lý để giới thiệu cho học sinh về vị trí của cầu Long Biên:
GV bổ sung thêm một số thông tin về vị trí của cầu Long Biên bằng thuyết minh và
hình ảnh trên màn chiếu: Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông
Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Dân gian còn gọi
là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm)
- Nghệ thuật so sánh đã gây cho người đọc sự bất ngờ vì sức mạnh kĩ thuật làm cầu
sắt, vì sự tiến bộ công nghệ làm cầu lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam. Vì thế “
Cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời văn minh cầu sắt” và
là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam
(Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp ở Việt Nam).
=>Tích hợp kiến thức lịch sử về quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp ở Việt Nam (ngoài cầu Long Biên, trong lần khai thác thuộc địa lần thứ nhất thực
dân Pháp còn cho xây dựng nhiều công trình, cơ sở hạ tầng khác như đường sắt, nhà
xưởng…)
 Cầu Long Biên là cây cầu to, đồ sộ, hiện đại bậc nhất Đông Nam Á những năm đầu
thế kỉ 20.
b.Quá trình xây cầu :
- Xây dựng 1898-1902 do kĩ sư người Pháp Ép - phen thiết kế.
=> Tích hợp kiến thức thực tế cuộc sống ( Ép – phen và tháp Ép - phen): Trình chiều
hình ảnh và giới thiệu thêm vài nét về kiến trúc sư Ép- phen và công trình nổi tiếng của
ông (Tháp Ép –phen ở Pháp), tấm biển sắt ghi năm khởi công và hoàn thành cầu Long
Biên.
- Khi mới khánh thành, cầu mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Đu- me.

=> Tích hợp kiến thức lịch sử (Toàn quyền Đu – me và tình hình Đông Dương đầu thế
kỉ 20)
- Được xây dựng bằng bao mồ hôi, sương máu của nhân dân. Đánh đập dã man, hơn
1000 dân phu bị chết.
=> Tích hợp kiến thức môn giáo dục công dân: Đồng cảm trước những đau thương của
đồng bào, căm thù giặc xâm lược  Biểu hiện của lòng yêu nước.


-Cảm xúc của tác giả:Người viết đã phần nào gợi lại cho người đọc không khí của lịch
sử, xã hội lúc bấy giờ. Qua đó bày tỏ sự thương xót của mình khi nhắc lại những cảnh
khổ cực của dân phu Việt Nam và sự căm phẫn trước những cảnh đối xử tàn nhẫn của
các chủ tư bản Pháp khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm
cầu.
Cầu Long Biên là cây cầu to lớn, là nhân chứng quý giá của dân tộc.
2. Cầu Long Biên – Nhân chứng sống động cho lịch sử đau thương, anh dũng của
thủ đô Hà Nội (12 phút)
a.Năm 1945 đến năm 1954.
- Năm 1945, cầu được đổi tên là cầu Long Biên.
=> Tích hợp kiến thức lịch sử về tình hình nước ta năm 1945: Ngày 2/9/1945 Bác Hồ
đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hòa. Việc cây
cầu được đổi tên thành cầu Long Biên có ý nghĩa rất quan trọng, nó chứng tỏ ý thức
độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
- Cầu chứng kiến người dân thủ đô cùng trung đoàn yêu dấu ra đi bí mật.
- Chứng kiến cảnh đát trời bốc lửa, thành đô nghi ngút cháy.
=>Tích hợp kiến thức lịch sử về tình hình nước ta năm 1946 – 1947. (Thực dân Pháp
bội ước, quay trở lại xâm lược nước ta. Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp: Giáo viên trình chiếu hình ảnh
Trung đoàn Thủ Đô đi qua cầu Long Biên rút khỏi Hà Nội sau hơn 2 tháng chiến đấu
giam chân địch
=> Tích hợp kiến thức giáo dục công dân: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và niềm tự

hào về di tích lịch sử: Việc đưa bài ca dao và đoạn thơ đã phổ nhạc vào bài viết đã làm
cho mạch cảm xúc vừa chân thực (vì những ấn tượng, cảm nghĩ trực tiếp về cầu ở
những thời điểm đó, tác giả chưa thể có), vừa có tác dụng nâng cao ý nghĩa tư tưởng
của bài văn: Ở đây cái “tôi” đã được hòa quyện với cái “ta”, tình cảm đối với quê
hương đất nước, đối với di tích lịch sử của những thế hệ sau đã được tình cảm của bao
thế hệ đàn anh nuôi dưỡng
=> Tích hợp kiến thức lịch sử : Quân ta tiến về tiếp quản Hà Nội (10/10/1954): Từ cây
cầu Long Biên quân và dân ta đã rút khỏi Hà Nội để thực hiện cuộc kháng chiến 9 năm
chống thực dân Pháp. Và 9 năm sau cây cầu lại hân hoan chào đón những người con
năm xưa trở về trong chiến thắng vẻ vang. (Giáo viên trình
chiếu hình ảnh thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội và quân ta tiến về Hà Nội tháng
10/1954)
=>Cầu lặng lẽ chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh và lòng người Hà Nội anh dũng
sắt son bảo vệ đô thành.
- Cầu chứng kiến màu xanh của bãi mía, nương dâu, bãi ngô vườn chuối.
- Chứng kiến những ánh đèn mọc lên như sao sa.
=>Cầu chứng kiến sự hồi sinh của Hà Nội tươi đẹp, trù phú, yên bình, quyến rũ và thơ
mộng.
b.Những năm kháng chiến chống Mĩ :
-Đợt 1: Cầu bị đánh 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn
-Đợt 2: Cầu bị bắn phá 4 lần với 1000m bị hỏng và 2 trụ lớn bị cắt đứt, cầu rách nát,
những nhịp cầu tả tơi như ứa máu.
-Đợt cuối cùng vào năm 1972 cầu bị không quân Mỹ ném bom laze.
- Cầu rách nát giữ trời, tả tơi như ứa máu.


=> Tích hợp kiến thức lịch sử (Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc): Trình chiếu hình ảnh
cầu Long Biên bị tàn phá bởi bom đạn của đế quốc Mỹ
- Nhân dân ta hàn cầu, bảo vệ cầu.
=> Tích hợp kiến thức lịch sử (Quân và dân Hà Nội chiến đấu chống lại những lần ném

bom phá hoại của Mỹ Ngụy)
Tích hợp kiến thức Giáo dục công dân: Bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về tinh thần và
truyên thống anh hùng bất khuất của quân dân ta: Hình ảnh cây cầu sững sững giữa
mênh mông trời nước sông Hồng sau những lần bắn phá của kẻ thù cũng chính là hình
ảnh biểu tượng cho quân và dân thủ đô anh dũng, kiên cường chống lại những đòn thù
của Mỹ Ngụy. Đập tan ý đồ của chúng muốn phá hoại miền Bắc XHCN, ngăn cản
miền Bắc chi viện cho miền Nam. Cây cầu bất diệt như con người Hà Nội trung kiên,
bất khuất.
(Giáo viên trình chiếu hình ảnh quân và dân Hà Nội bảo vệ cầu Long Biên)
=> Cầu oằn mình chịu đựng sự oanh tạc dã man của giặc Mĩ. Nhưng nó vẫn sừng
sững và bất diệt như con người Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung
luôn anh dũng, bất khuất.
c. Những ngày tháng lũ lụt:
=> cầu dẻo dai, vững chắc chứng kiến con người chống chọi với sự tàn phá của thiên
nhiên.
- Cảm xúc của tác giả: (Tác giả đã dùng từ “tôi” 10 lần), dung phương thức biểu cảm –
thuyết minh, sử dụng nhiều danh từ, động từ, tính từ có sắc thái biểu hiện tình cảm rõ
nét như : “trang trọng”, “say mê”, “quyến rũ”, “khát khao”, “bi thương”, “hung
tráng”, “nhói đau” “oanh liệt” “thân thương” “tả tơi” “ứa máu”…đã khắc họa
thành công hình ảnh cầu Long Biên như một “chứng nhân” chứng kiến sự trưởng
thành của một dân tộc anh hung, bất khuất, dũng cảm, cần lao. Đồng thời bộc lộ tình
yêu của tác giả đối với cây cầu, đối với Hà Nội.
Tiểu kết:
-Cây cầu chứng kiến sự trưởng thành của một dân tộc anh hùng, bất khuất, dũng
cảm, cần lao.
-Tình yêu của tác giả đối với cây cầu, với Hà Nội
3. Cầu Long Biên - hôm nay và mai sau. (7 phút)
- Hiện tại : cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường.
=>Tích hợp kiến thức địa lý (giới thiệu về vị trí của cầu Chương Dương và cầu Thăng
Long): Bắc ngang song Hồng giờ đây đã có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương

hiện đại hơn và cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường, nhưng nó đã trở thành
chứng nhân lịch sử. Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động đau thương và anh
dũng của thủ đô Hà Nội. (Giáo viên trình chiếu hình ảnh cầu Long Biên, Chương
Dương, Thăng Long)
- Biện pháp nhân hoá. Đã đem lại sự sống linh hồn cho cây cầu. Cầu Long Biên đã trở
thành người đương thời của bao thế hệ, như nhân vật bất tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc
động trước bao đổi thay, bao nỗi thăng trầm của thủ đô, của đất nước cùng với con
người.
- Tương lai : Trở thành điểm dừng chân của du khách năm châu khi đến thăm đất nước
Việt Nam
=> Tích hợp kiến thức thực tế cuộc sống: Hiện nay, người ta đang có dự kiến phá bỏ
cầu Long Biên để xây dựng một cây cầu khác hiện đại hơn. Em có đồng ý với dự kiến


đó không vì sao? (Giáo viên trình chiếu đoạn video về hình ảnh cầu Long Biên trong
hiện tại với những giá trị tinh thần vô giá)
 Cầu Long Biên mang trong mình giá trị lịch sử, giá trị tinh thần vô giá, sẽ tồn
tại mãi cũng lịch sử dân tộc.
Mục III. Tổng kết. (2 phút)
Trong phần III này, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung sau:
1.Nội dung :
Khẳng định cầu Long Biên vẫn luôn là chứng nhân lịch sử quý giá thiêng liêng của thủ
đô Hà Nội và cả nước.
2. Nghệ thuật:
-Nghệ thuật nhân hoá, so sánh đặc sắc
- Từ ngữ biểu cảm, xúc động.
3. Ghi nhớ: SGk
Mục IV : Luyện tập (3 phút)
Trong phần IV này, giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài tập 1: Kể một số « chứng nhân lịch sử » khác của đất nước mà em biết.

Học sinh kể được : Cầu Hiền Lương, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm…
=> Tích hợp kiến thức lịch sử: Học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử của đất nước, của
địa phương.
6.4. Củng cố và dặn dò (3 phút)
Củng cố.
- Nhắc lại nội dung, nghệ thuật của văn bản
Dặn dò
-Học bài
-Làm bài tập:
Em hãy chọn và làm một trong hai bài tập sau:
1.Vẽ tranh về cầu Long Biên hay những di tích của quê hương đất nước mà em biết.
=> Tích hợp kiến thức hội họa để các em đến với văn bản, đến với cầu Long Biên một
cách tự nhiên, dễ hiểu, dễ nhớ.
2. Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là
chứng nhân lịch sử của địa phương ? Hãy cung cấp một số thông tin về di tích ấy.
Học sinh kể được: Đình Ruối-Yên Nghĩa…..
=> Tích hợp kiến thức lịch sử: Tìm hiểu về các di tích ở địa phương.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Hình thức kiểm tra: Giao bài tập về nhà, sau đó giáo viên thu bài làm của học
sinh, chấm bài và nhận xét.
Câu hỏi kiểm tra đánh giá:
Em hãy chọn và làm một trong hai bài tập sau:
1.Vẽ tranh về cầu Long Biên hay những di tích của quê hương đất nước mà em biết.
Cung cấp một số thông tin về di tích ấy.
=> Tích hợp kiến thức hội họa để các em đến với văn bản, đến với cầu Long Biên một
cách tự nhiên, dễ hiểu, dễ nhớ.
2. Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là
chứng nhân lịch sử của địa phương ? Hãy cung cấp một số thông tin về di tích ấy.
Học sinh kể được: Đình Ruối-Yên Nghĩa…..
=> Tích hợp kiến thức lịch sử: Tìm hiểu về các di tích ở địa phương.



Yêu cầu làm bài:
Đối với bài tập thứ nhất, học sinh vẽ được di tích (học sinh vận dụng các kĩ năng hội
họa để vẽ tranh), sau đó cung cấp được một số thông tin về di tích mà mình vừa vẽ.
Đối với bài tập thứ hai: Học sinh nêu tên của di tích, địa chỉ của di tích, cung cấp một
số thông tin về di tích (xây dựng từ thời nào, gắn với nhân vật và sự kiện nào…), cảm
nhận của em về giá trị lịch sử của di tích ấy.
Gợi ý: Ở huyện Ý Yên có một số di tích như:
- Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định với các di tích nằm trên huyện Ý Yên như
đền Vua Đinh ở Yên Thắng, đình Thượng Đồng, đình Cát Đằng và đền Cộng Hòa ở xã
Yên Tiến.
- Phủ Nghĩa Hưng (thời Pháp thuộc).
- Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) xã Yên Đồng- Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần
thứ nhất. (Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) thuộc xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Phủ Quảng Cung là một trong những trung tâm của Đạo Mẫu Việt Nam thờ Thánh
Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất.Đây là một quần thể "Di tích lịch sử văn hóa
quốc gia" đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng vào ngày 11/4/2013 và
UBND tỉnh Nam Định xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2005. Quần thể
di tích lịch sử văn hóa Phủ Quảng Cung đã được đón nhận Bằng bảo trợ di
sản của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam vào ngày 6/4/2011. Quần thể di tích
lịch sử văn hóa Phủ Quảng Cung hiện nay bao gồm: Phủ chính thờ Thánh Mẫu Liễu
Hạnh tại thôn Tiến Thắng (xưa gọi là Quảng Nạp) và khu quần thể di tích Đền Đáy tại
thôn Nam Đồng thuộc địa phận xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định. Lễ hội Phủ
Quảng Cung được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch. Theo "Vân
Hương Thánh Mẫu tam thế giáng sinh sự tích: "Thánh Mẫu Liễu Hạnh" giáng sinh lần
thứ nhất vào đêm mùng 6 tháng 3 năm Giáp Dần (1434) thời Lê Thái Tông, hoá thân
đêm mùng 2 tháng 3 năm Quý Tỵ (1473) thời Hồng Đức thứ tư tại ấp Quảng Nạp,
tổng Vỉ Nhuế, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, (Nam Định). Bà giáng sinh lần thứ hai
vào năm Đinh Tỵ (1557) và hoá ngày mùng 3 tháng 3 năm Đinh Sửu (1577) tại thôn

Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản (nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam
Định). Nhân dân lập đền thờ Thánh Mẫu tại đây gọi là Phủ Giầy. Lần thứ ba, bà giáng
sinh vào ngày 10 tháng 10 Kỷ Sửu (1609) tại đất Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá
và hoá ngày 23 tháng chạp năm Bính Ngọ (1626), nhân dân lập đền thờ Thánh Mẫu tại
phủ Sòng Sơn-Thanh Hoá, nay là Đền Sòng Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hoá. Phủ Quảng
Cung còn gọi là Phủ Nấp thuộc thôn Tiến Thắng, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên (Nam
Định) được xây dựng trên nền nhà sinh ra Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngay sau khi bà mất.
Phủ được tu sửa nhiều lần, đến năm Duy Tân thứ năm (1911) được tôn tạo to đẹp và
trang nghiêm. Trong Phủ vẫn còn đôi câu đối ghi lại dấu ấn này: "Hồng Đức tứ niên sơ
lập miếu/ Duy Tân ngũ tuế sửa linh từ". Do tác động của thiên nhiên, giặc dã và chiến
tranh, Phủ bị xuống cấp. Năm 1994, Phủ Quảng Cung được phục dựng lại trên nền đất
phủ xưa bằng nguồn kinh phí của tỉnh, huyện, xã và sự tri ân công đức của nhân dân
địa phương cùng quý khách thập phương. Hiện nay trong phủ còn giữ lại được nhiều
đồ tế tự tiêu biểu: Tượng Mẫu Phạm Thị Tiên Nga bằng đồng với tư thế ngồi thiền trên
toà sen, bát hương bằng đồng, thân chạm lưỡng long chầu nguyệt mang phong cách
nghệ thuật thời Hậu Lê và khắc chữ Hán Quảng Cung linh từ; 34 bản khắc gỗ có nội
dung của 64 quẻ thẻ, một hiện vật quý hiếm và một số bia đá, sắc phong hoành phi, câu
đối ghi dấu sự tích và ca ngợi công đức của Mẫu từ lâu đời. Hằng năm, vào đầu tháng


3 âm lịch, năm thôn Vỉ Nhuế (Nấp, Tràn, Vọng, Gon, Nhuế), Đồi, và La Ngạn tổ chức
lễ hội. Theo "Quảng Cung linh từ phả kí" do tiến sĩ Vũ Quang Trác phụng soạn năm
1781 thì từ năm 1740 cứ đến ngày kị của bà thì quan phủ Nghĩa Hưngdâng lên bề trên
đã về tế lễ ở Phủ Quảng Cung. Ngày nay, lễ hội Quảng Cung được tổ chức từ ngày
mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch. Đặc biệt, ngày mùng 4 có lễ rước kinh lấy nước,
đêm mùng 4 có lễ tế nến. Đây là nét độc đáo của Phủ Quảng Cung vừa mang tính lễ
nghi truyền thống, vừa mang tính nghệ thuật hấp dẫn trong sinh hoạt văn hoá tâm linh
của cộng đồng, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc.)
- Đình Cổ Hương, xã Yên Phương thờ thánh tổ Nguyễn Minh Không.

- Lễ hội đình Tràn ngày 14-3 âm lịch (Làng Tràn - xã Yên Đồng.)
- Nhà thờ Vĩnh Trị.
- Đình Ruối xã Yên Nghĩa.(Ngôi đền thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt người phụ nữ
yêu nước, tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn. Quê làng Chuế Cầu (Nay là Ngọc Chuế,xã
Yên Nghĩa,Ý Yên, Nam Định). Cùng chồng là Đinh Tuấn mở quán bán hàng ở gần
thành Cổ Lộng để điều tra tình hình quân Minh. Bà còn dùng mưu diệt nhiều toán giặc.
Được Lê Lợi phong là "Kiến Quốc phu nhân". Lê Thánh Tông cho lập đền thờ bà ở
làng quê. Lễ hội ngày 25 tháng 11 âm lịch hằng năm)
- Đền vua Đinh xã Yên Thắng.
- Cây cổ thụ Dã Hương hơn 500 tuổi, xã Yên Nhân.
8. Các sản phẩm của học sinh
8.1. Số học sinh chọn đề 1: 19 học sinh.
Điểm số:
Nhóm 1(Ngọc Anh, Việt Linh, Vân Anh, Hải Hà, Nga. Quỳnh, Quỳnh Anh ) 8 điểm.
Nhóm 2(Kiều Trang, Duy Hiệp, Kiều Oanh, Ngọc Thu, Mai Hoa, Thu Phương ) 8,5
điểm.
Nhóm 3 (Phát, Nhi, Khánh Linh, Hà Phương, Vũ, Nguyễn Yến ) 9 điểm.
8.2.Số học sinh chọn đề 2: 15 học sinh.
Điểm số:
Điểm 7: Duyên, Quang Trung, Mai Hương, Quang Long, Hoàng Vương.
Điểm 8: Huyền, Phương Anh, Duy Quý.
Điểm 9: Hoài Thương, Minh Nguyệt, Thu Thủy, Kim Anh,.
Điểm 10:Thu Trang, Minh, Ngọc Ánh.
Ý Yên, ngày 8 tháng 1 năm 2015
Người thực hiện
(Đồng tác giả)

Bùi Văn Huy

Phạm Thị Bích Liên



GIÁO ÁN DỰ THI
“DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC NĂM HỌC 2014 – 2015”
BÀI 29 - TIẾT 123 - NGỮ VĂN 6

CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Khái niệm văn bản nhật dụng
- Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương
mà anh dũng của dân tộc ta.
- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài.
2. Kĩ năng :
a. Kĩ năng bài học.
- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm
theo dòng hồi tưởng.
- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài
bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.
- Trình bày những suy nghĩ tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi
tráng của đất nước.
b. Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định cách sống tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hoá.
- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của
bản thân về ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cây cầu Long Biên
3. Thái độ :
- Tự hào về cây cầu - chứng nhân lịch sử của dân tộc, tự hào về lịch sử dân tộc.
4. Các năng lực cần phát triển cho học sinh:

- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý.
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị đồ dùng, phương pháp/ kĩ thuật dạy học :
1. Chuẩn bị đồ dùng: Tranh ảnh, máy chiếu đa năng, bút chỉ, loa máy tính, phiếu học
tập, phiếu trắc nghiệm .
2. Phương pháp/ kĩ thuật.
- Thảo luận nhóm
- Kĩ thuật trình bày 1 phút về những ý nghĩa lịch sử của cây cầu Long Biên- một nhân
chứng quan trọng gắn với lịch sử dân tộc.
- Thực hành sáng tạo: Cảm nhận về giá trị của cầu Long Biên trong hiện tại và tương
lai -Vẽ tranh về cầu Long Biên và các cảnh đẹp của quê hương, đất nước.


III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
1. Ổn định tổ chức (1phút)
2. Khởi động (Kiểm tra bài cũ)(2 phút)
(?) Từ đầu học kỳ 2 của chương trình Ngữ văn 6 đến nay em đã được học những văn
bản nào viết theo thể loại bút kí
Trả lời: “Cô Tô” – Nguyễn Tuân, “Lao xao” – Duy Khán.
3.Kết nối (Giới thiệu bài mới)(1 phút)
Cầu long Biên – Cây cầu đã đi vào thi ca, nhạc họa làm xao xuyến tâm hồn của bao
người Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc, cầu
Long Biên đã cùng với nhân dân cả nước anh dũng chỗng lại kẻ thù xâm lược. Trong
cuộc sống hòa bình hôm nay, cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường để nhường
chỗ cho hai cây cầu hiện đại khác là cầu Thăng Long và cầu Chương Dương nhưng nó
vẫn là chứng nhân lịch sử của dân tộc. Vậy vai trò chứng nhân lịch sử của cầu Long

Biên được tác giả Thúy Lan thể hiện như thế nào? Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm
hiểu văn bản “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS

VẬN DỤNG
KIẾN THỨC
LIÊN MÔN

Hoạt động 1: Đọc-Tìm hiểu
chung văn bản.(7 phút)
- Sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi,
hướng dẫn học sinh làm việc cá
nhân
- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS
tìm hiểu về văn bản nhật dụng.

GV trình chiếu, giới thiệu một
số vấn đề bức thiết hiện nay mà
văn bản nhật dụng hay đề cập tới
như: ô nhiễm môi trường, xâm
phạm quyền trẻ em…

? Em hãy cho biết ai là tác giả
của văn bản ? Giới thiệu sơ lược
về tác phẩm.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Khái niệm văn bản nhật dụng.

- Văn bản nhật dụng là những bài viết
có nội dung gần gũi, bức thiết với
cuộc sống trước mắt của con người
và cộng đồng trong xã hội hiện đại
như: thiên nhiên, môi trường, năng
lượng…Văn bản nhật dụng có thể
dùng cho tất cả các thể loại cũng như
tất cả các kiểu văn bản.
-Vận dụng kiến
thức thực tế
cuộc sống:
Những vấn đề
bức thiết hiện
nay được viết
theo kiểu văn
bản nhật dụng
để minh họa.
2. Tác giả, tác phẩm
a.Tác giả : Thuý Lan.
b.Tác phẩm : Trích báo “Người Hà


Nội”, thuộc kiểu văn bản nhật dụng.
3. Đọc.
- GV hướng dẫn đọc:
Chậm rãi, rõ ràng.
Đoạn nói những vất vả cực nhọc
của người dân Việt Nam khi xây
dựng cầu, những mất mát đau
thương của cây cầu trong chiến

tranh cần đọc với giọng nhẹ
nhàng, xót xa.
Các đoạn khác đọc to, rõ ràng,
hào hùng, thể hiện niềm tự hào.
Giáo viên đọc mẫu đoạn 1
HS đọc tiếp và nhận xét cách
đọc.
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ
“chứng nhân”, “Ép – phen”, “Bi
tráng”
? Văn bản này được viết theo thể
loại nào .
HS theo dõi vào chú thích * và
trả lời: Bút kí
GV bổ sung, mở rộng: Bút kí là
một loại kí ghi lại những sự
việc, cảnh vật mà nhà văn đã
mắt thấy tai nghe cùng những
cảm nghĩ của mình, được trình
bày không chặt chẽ về mặt cốt
truyện như trong kí sự, nhưng
cũng không phóng túng như
trong tùy bút.
? Văn bản trên có thể chia làm
mấy phần? Hãy xác định giới
hạn và nội dung của từng phần?
Hs trả lời.

Hoạt động 2: Đọc - Hiểu chi
tiết văn bản.

-Sử dụng phương pháp thảo luận
nhóm, suy nghĩ cá nhân.

4.Tìm hiểu chú thích.
5. Thể loại
- Bút kí ( mang nhiều yếu tố hồi kí)

6.Bố cục: 3 phần
- Phần 1 : từ đầu đến “quá trình làm
cầu” => Giới thiệu khái quát về cầu
Long Biên.
- Phần 2 : tiếp đến “dẻo dai, vững
chắc” => Minh chứng, khẳng định
cầu Long Biên là nhân chứng sống
động của dân tộc.
- Phần 3 : còn lại => Ý nghĩa của câu
cầu trong hiện tại và tương lai.
II. Đọc - Hiểu chi tiết văn bản.


1.Giới thiệu khái quát về cầu
Long Biên (10 phút)
a.Đặc điểm cầu :
- Gv yêu cầu học sinh đọc lại
phần 1 của văn bản, phát hiện
các chi tiết tác giả dùng để giới
thiệu về đặc điểm của cầu như:
vị trí, độ dài, trọng lượng, hình
dáng, chất liệu
- HS phát hiện

- GV bổ sung thêm một số thông
tin về vị trí của cầu Long Biên
bằng thuyết minh và hình ảnh
trên màn chiếu: Cầu Long
Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc
qua sông Hồng nối hai
quận Hoàn Kiếm với quận Long
Biên của Hà Nội. Dân gian còn
gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ
Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ
Đề thuộc huyện Gia Lâm)
- Tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật nào để giới thiệu đặc
điểm của cây cầu ? Qua việc sử
dụng nghệ thuật đó cây cầu hiện
lên như thế nào?
HS trả lời.
GV nhận xét và bình luận: Nghệ
thuật so sánh đã gây cho người
đọc sự bất ngờ vì sức mạnh kĩ
thuật làm cầu sắt, vì sự tiến bộ
công nghệ làm cầu lần đầu tiên
được áp dụng ở Việt Nam. Vì
thế “ Cầu Long Biên được coi là
một thành tựu quan trọng trong
thời văn minh cầu sắt” và là kết
quả của cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của thực dân Pháp ở
Việt Nam (Giáo viên trình chiếu
một số hình ảnh về cuộc khai

thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp ở Việt Nam).

-Tích hợp kiến
thức địa lý để
giới thiệu cho
học sinh về vị
trí của cầu
Long Biên.

1.Giới thiệu khái quát về cầu Long
Biên
a.Đặc điểm cầu :
- Vị trí : bắc ngang sông Hồng
- Độ dài : 2290m
- Trọng lượng : 17000 tấn
- Hình dáng : như một dải lụa uốn
lượn vắt ngang sông Hồng.
- Chất liệu : bằng sắt

-Miêu tả thông qua so sánh
=> Là cây cầu to, đồ sộ, đẹp.

-Tích hợp kiến
thức lịch sử về
quá trình khai
thác thuộc địa
lần thứ nhất của
thực dân Pháp
ở Việt Nam

(ngoài cầu
Long Biên,
trong lần khai
thác thuộc địa
lần thứ nhất
thực dân Pháp
còn cho xây
dựng nhiều
công trình, cơ
sở hạ tầng khác
như đường sắt,


nhà xưởng…)
b.Quá trình xây cầu :
- GV HD HS tìm hiểu quá trình
xây cầu:
Cầu Long Biên được xây dựng
vào năm nào, do ai là người
thiết kế?
Học sinh trả lời
Giáo viên bổ sung thêm: Trình
chiều hình ảnh và giới thiệu
thêm vài nét về kiến trúc sư Épphen và công trình nổi tiếng của
ông (Tháp Ép –phen ở Pháp),
tấm biển sắt ghi năm khởi công
và hoàn thành cầu Long Biên.
Tên gọi của cầu khi mới khánh
thành?
Học sinh trả lời

Giáo viên trình chiếu hình ảnh
Đu – me và giới thiệu vài nét về
Đu – me và tình hình ở Đông
Dương lúc bấy giờ.
Giáo viên bình thêm: Tên gọi
của cầu gợi nhắc một thời thực
dân, nô lệ, áp bức và bất công.
Để xây dựng cầu Long
Biên,người Việt Nam chúng ta
đã phải đổ biết bao mồ hôi,
xương máu của mình.Em hãy
đọc đoạn văn từ chỗ “Nó được
xây dựng không chỉ bằng mồ
hôi…bị chết trong quá trình làm
cầu” và nêu cảm xúc của em.
Dự kiến học sinh trả lời: Đoạn
văn cho em thấy được quá khứ
đau thương, tủi cực của người
dân Việt Nam thời Pháp thuộc.
Để xây dựng cây cầu đã có biết
bao người phải thiệt mạng. Càng
thương xót họ bao nhiêu em
càng phẫn nộ với cách đối xử
tàn bạo và dã man của bọn thực
dân bấy nhiêu.
Cảm xúc của tác giả khi viết

b.Quá trình xây cầu :
-Xây dựng 1898-1902 do kĩ sư người
Pháp Ép - phen thiết kế.


-Tích hợp kiến
thức thực tế
cuộc sống ( Ép
– phen và tháp
Ép - phen)
-Tích hợp kiến
thức lịch sử
(Toàn quyền
Đu – me và
tình hình Đông
Dương đầu thế
kỉ 20)
-Tích hợp kiến
thức môn giáo
dục công dân:
Đồng cảm
trước những
đau thương của
đồng bào, căm
thù giặc xâm
lược  Biểu
hiện của lòng
yêu nước.

-Khi mới khánh thành, cầu mang tên
Toàn quyền Pháp ở Đông Dương
Đu- me.

-Được xây dựng bằng bao mồ hôi,

sương máu của nhân dân.
- Đánh đập dã man, hơn 1000 dân
phu bị chết.

-Cảm xúc của tác giả:Người viết đã
phần nào gợi lại cho người đọc


đoạn văn này?
Học sinh trả lời:
-Thương xót người Việt Nam,
căm thù bọn tư bản Pháp.
Giáo viên nhận xét và bổ sung.

2. Cầu Long Biên – Nhân
chứng sống động cho lịch sử
đau thương, anh dũng của thủ
đô Hà Nội (12phút)
-Phương pháp: Hoạt động nhóm.
Giáo viên khái quát phần 1: Qua
việc tìm hiểu về đặc điểm và quá
trình xây dựng cầu, ta thấy cầu
Long Biên là cây cầu to lớn, là
nhân chứng quý giá của dân tộc.
Cây cầu được xây dựng bằng
máu và nước mắt của người dân
Việt Nam.
- GV yêu cầu đại diện 3nhóm
lần lượt trình bày nội dung đã
chuẩn bị ở nhà: Trong mỗi giai

đoạn, cây cầu đã chứng kiến
những gì? Từ đó nhận xét về giá
trị của cây cầu ?
+ Nhóm 1 : Năm 1945đến năm
1954
+ Nhóm 2: Những năm kháng
chiến chống Mĩ.
+Nhóm 3: Những ngày tháng lũ
lụt.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận
xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, hỏi thêm :
+Nhóm Đoàn Kết:
Năm 1945 có sự kiện lịch sử nào
nổi bật ở nước ta? Và việc đổi
tên cầu Đu – me thành cầu Long
Biên có ý nghĩa gì?
Học sinh trả lời
Giáo viên nhận xét và khẳng

không khí của lịch sử, xã hội lúc bấy
giờ. Qua đó bày tỏ sự thương xót của
mình khi nhắc lại những cảnh khổ
cực của dân phu Việt Nam và sự căm
phẫn trước những cảnh đối xử tàn
nhẫn của các chủ tư bản Pháp khiến
cho hàng nghìn người Việt Nam bị
chết trong quá trình làm cầu.
 Cầu Long Biên là cây cầu to
lớn, là nhân chứng quý giá của

dân tộc.
2. Cầu Long Biên – Nhân chứng
sống động cho lịch sử đau thương,
anh dũng của thủ đô Hà Nội

Tích hợp kiến
thức lịch sử về
tình hình nước
ta năm 1945.

a.Năm 1945 đến năm 1954.
- Cầu được đổi tên là cầu Long Biên.


định lại:
Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản
“Tuyên ngôn độc lập” khai sinh
ra nước Việt Nam dân chủ công
hòa. Việc cây cầu được đổi tên
thành cầu Long Biên có ý nghĩa
rất quan trọng, nó chứng tỏ ý
thức độc lập chủ quyền của dân
tộc ta.
-Việc trích dẫn một bài thơ và
lời một bản nhạc trong đoạn văn
đã có tác dụng như thế nào trong
việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng
nhân” của cầu Long Biên.
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét và bổ sung:

Việc trích dẫn một bài thơ và lời
một bản nhạc trong đoạn văn đã
làm nổi bật tính “chứng nhân”
của cây cầu ở chỗ: Nó đã chứng
kiến cuộc sống bình yên của thủ
đô, những ngày toàn quốc kháng
chiến oanh liệt và sự chiến đấu
anh dũng của nhân dân Hà Nội.
Từ cây cầu này, năm 1947,
người dân Hà Nội và Trung đoàn
Thủ Đô ra đi bí mật chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến 9 năm
chống thực dân Pháp.
(Giáo viên trình chiếu hình ảnh
Trung đoàn Thủ Đô đi qua cầu
Long Biên rút khỏi Hà Nội sau
hơn 2 tháng chiến đấu giam
chân địch)
Giáo viên bình thêm: Việc đưa
bài ca dao và đoạn thơ đã phổ
nhạc vào bài viết đã làm cho
mạch cảm xúc vừa chân thực (vì
những ấn tượng, cảm nghĩ trực
tiếp về cầu ở những thời điểm
đó, tác giả chưa thể có), vừa có
tác dụng nâng cao ý nghĩa tư
tưởng của bài văn: Ở đây cái
“tôi” đã được hòa quyện với cái
“ta”, tình cảm đối với quê hương
đất nước, đối với di tích lịch sử


Tích hợp kiến
thức lịch sử về
tình hình nước
ta năm 1946 –
1947. (Thực
dân Pháp bội
ước, quay trở
lại xâm lược
nước ta. Bác
Hồ ra lời kêu
gọi toàn quốc
kháng chiến.
Cả dân tộc
bước vào cuộc
kháng chiến
chống Pháp lần
thứ 2.
-Tích hợp kiến
thức giáo dục
công dân: Giáo
dục học sinh ý
thức bảo vệ và
niềm tự hào về
di tích lịch sử.

- Cầu chứng kiến người dân thủ đô
cùng trung đoàn yêu dấu ra đi bí mật.
- Chứng kiến cảnh đát trời bốc lửa,
thành đô nghi ngút cháy.

=> Cầu lặng lẽ chứng kiến sự tàn phá
của chiến tranh và lòng người Hà Nội
anh dũng sắt son bảo vệ đô thành.


của những thế hệ sau đã được
tình cảm của bao thế hệ đàn anh
nuôi dưỡng.
- GV dẫn dắt, chuyển ý: Từ cây
cầu Long Biên quân và dân ta đã
rút khỏi Hà Nội để thực hiện
cuộc kháng chiến 9 năm chống
thực dân Pháp. Và 9 năm sau
cây cầu lại hân hoan chào đón
những người con năm xưa trở về
trong chiến thắng vẻ vang.
(Giáo viên trình
chiếu hình ảnh thực dân Pháp rút
khỏi Hà Nội và quân ta tiến về
Hà Nội tháng 10/1954)
-Đọc đoạn văn “Mỗi lần có dịp
đứng trên cầu Long Biên…
quyến rũ và khát khao) và cho
biết ngoài chứng kiến những sự
kiện lịch sử của thủ đô Hà Nội,
cầu Long Biên còn chứng kiến
điều gì?
Học sinh trả lời
Giáo viên nhận xét và chốt ý:
Cầu chứng kiến sự hồi sinh của

Hà Nội tươi đẹp, trù phú, yên
bình, quyến rũ và thơ mộng.
b. Những năm kháng chiến
chống Mĩ :
Nhóm 2 trình bày những chi tiết
nói về sự phá hoại của đế quốc
Mĩ trong những đợt ném bom
đối với cầu Long Biên.
Nhóm học sinh trình bày, học
sinh các nhóm khác theo dõi
nhận xét, bổ sung.
Giáo viên định hướng, chốt lại
vấn đề.
- GV chiếu hình ảnh nhân dân ta
chiến đấu bảo vệ cầu.
(Trình chiếu hình ảnh cầu Long
Biên bị tàn phá bởi bom đạn của
đế quốc Mỹ)

-Tích hợp kiến
thức lịch sử :
Quân ta tiến về
tiếp quản Hà
Nội
(10/10/1954)

- Cầu chứng kiến màu xanh của bãi
mía, nương dâu, bãi ngô vườn chuối.
- Chứng kiến những ánh đèn mọc lên
như sao sa.

=> Cầu chứng kiến sự hồi sinh của
Hà Nội tươi đẹp, trù phú, yên bình,
quyến rũ và thơ mộng.

-Tích hợp kiến
thức lịch sử
(Mỹ ném bom
đánh phá miền
Bắc)

-Tích hợp kiến
thức lịch sử
(Quân và dân
Hà Nội chiến
đấu chống lại
những lần ném
bom phá hoại
của Mỹ Ngụy)

b. Những năm kháng chiến chống
Mĩ :
-Đợt 1: Cầu bị đánh 10 lần, hỏng 7
nhịp và 4 trụ lớn
-Đợt 2: Cầu bị bắn phá 4 lần với
1000m bị hỏng và 2 trụ lớn bị cắt
đứt, cầu rách nát, những nhịp cầu tả
tơi như ứa máu.
-Đợt cuối cùng vào năm 1972 cầu bị
không quân Mỹ ném bom laze.
- Cầu rách nát giữ trời, tả tơi như ứa

máu.
- Nhân dân ta hàn cầu, bảo vệ cầu.
=> Cầu oằn mình chịu đựng sự oanh
tạc dã man của giặc Mĩ. Nhưng nó
vẫn sừng sững và bất diệt như con
người Hà Nội nói riêng và nhân dân
Việt Nam nói chung luôn anh dũng,
bất khuất.


Dưới mưa bom bão đạn của kẻ
thù cây cầu hiện lên như thế
nào?
-Học sinh trả lời: Cây cầu “vẫn
sừng sững giữa mênh mông trời
nước”
Giáo viên nhận xét và bình
thêm: Hình ảnh cây cầu sững
sững giữa mênh mông trời nước
sông Hồng sau những lần bắn
phá của kẻ thù cũng chính là
hình ảnh biểu tượng cho quân và
dân thủ đô anh dũng, kiên cường
chống lại những đòn thù của Mỹ
Ngụy. Đập tan ý đồ của chúng
muốn phá hoại miền Bắc
XHCN, ngăn cản miền Bắc chi
viện cho miền Nam. Cây cầu bất
diệt như con người Hà Nội trung
kiên, bất khuất.

(Giáo viên trình chiếu hình ảnh -Tích hợp kiến
quân và dân Hà Nội bảo vệ cầu thức Giáo dục
Long Biên)
công dân: Bồi
đắp lòng yêu
nước, tự hào về
tinh thần và
truyên thống
anh hùng bất
khuất của quân
dân ta.
c.Những ngày tháng lũ lụt:
Nhóm 3 trình bày
Các nhóm khác nhận xét và bổ
sung.
Giáo viên chốt ý và hỏi thêm.
-Trong những ngày lũ lụt, cây
cầu đã chứng kiến những gì?
Hình ảnh cây cầu trong những
ngày đó hiện lên như thế nào?
Học sinh trả lời:
-Sông Hồng đỏ rực, nước cuồn
cuộn chảy với sức mạnh không
gì ngăn nổi, nhấn chìm bao màu
xanh thân thương, bao làng mạc

c.Những ngày tháng lũ lụt:
=> cầu dẻo dai, vững chắc chứng
kiến con người chống chọi với sự tàn
phá của thiên nhiên.



trù phú đôi bờ.
-Cây cầu như chiếc võng đung
đưa nhưng vẫn dẻo dai vững
chắc.
- GV nhận xét và bổ sung: Trong
kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, cây cầu anh dũng,
kiên cường chống chọi với bom
đạn của kẻ thù để tồn tại. Và
trước sự khắc nghiệt của tự
nhiên, thiên tai con người cũng
như người dân luôn bền bỉ, dẻo
dai vượt khó, bảo vệ và bám trụ
lấy mảnh đất quê hương với thủ
đô yêu dấu.
(Giáo viên trình chiếu hình ảnh
cây cầu trong mùa lũ lụt.)
Tình cảm của tác giả ở đoạn văn
này bộc lộ rõ ràng và tha thiết
hơn đoạn văn trên qua hình thức
biểu hiện của ngôi kể (Tác giả
đã dùng từ “tôi” 10 lần), dung
phương thức biểu cảm – thuyết
minh, sử dụng nhiều danh từ,
động từ, tính từ có sắc thái biểu
hiện tình cảm rõ nét như : “trang
trọng”, “say mê”, “quyến rũ”,
“khát khao”,

“bi thương”,
“hung tráng”,
“nhói đau”
“oanh liệt” “thân thương” “tả
tơi” “ứa máu”…đã khắc họa
thành công hình ảnh cầu Long
Biên như một “chứng nhân”
chứng kiến sự trưởng thành của
một dân tộc anh hung, bất khuất,
dũng cảm, cần lao. Đồng thời
bộc lộ tình yêu của tác giả đối
với cây cầu, đối với Hà Nội.
3. Cầu Long Biên - hôm nay và
mai sau. (7 phút)
Phương pháp : Thuyết trình,
thảo luận, trình bày một phút.
- GV HD HS tìm hiểu vai trò, vị
trí của cây cầu trong hiện tại và
tương lai.
- Hiện tại cầu Long Biên có vai

=> Cây cầu chứng kiến sự trưởng
thành của một dân tộc anh hùng,
bất khuất, dũng cảm, cần lao.
Tình yêu của tác giả đối với cây
cầu, với Hà Nội

Tích hợp kiến
thức địa lý
(giới thiệu về vị

trí của cầu
Chương Dương
và cầu Thăng

3. Cầu Long Biên - hôm nay và
mai sau.
- Hiện tại : cầu Long Biên đã rút về
vị trí khiêm nhường.


trò như thế nào đối với đất Long)
nước?
Học sinh trả lời
Giáo viên nhận xét và bổ sung:
Bắc ngang song Hồng giờ đây
đã có thêm cầu Thăng Long, cầu
Chương Dương hiện đại hơn và
cầu Long Biên đã rút về vị trí
khiêm nhường, nhưng nó đã trở
thành chứng nhân lịch sử. Cầu
Long Biên như một nhân chứng
sống động đau thương và anh
dũng của thủ đô Hà Nội.
(Giáo viên trình chiếu hình ảnh
cầu Long Biên, Chương Dương,
Thăng Long)
- Ở đây tác giả sử dụng nghệ
thuật gì? Qua việc sử dụng nghệ
thuật ấy cầu Long Biên hiện lên
như thế nào?


Theo cách nhìn nhận của tác giả
thì trong tương lai cây cầu sẽ có
vai trò và vị trí như thế nào?
Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét và bổ sung:
Chính cây cầu đã làm cho bao
khách du lịch nước ngoài « trầm
ngâm », suy nghĩ. Giữa ta và họ
ít nhiều vẫn còn khoảng cách.
Chính « cầu Long Biên như một
nhân chứng sống động, đau
thương và anh dũng » đã góp
phần xóa dần khoảng cách ấy
nên từ một chiếc cầu bằng sắt
nối khoảng cách đôi bờ, tác giả
đã gợi cho ta nghĩ đến một
« nhịp cầu vô hình » rút ngắn
dần cự ly giữa những trái tim.
Hiện nay, người ta đang có dự -Tích hợp kiến
kiến phá bỏ cầu Long Biên để thức thực tế

- Biện pháp nhân hoá. Đã đem lại sự
sống linh hồn cho cây cầu. Cầu
Long Biên đã trở thành người đương
thời của bao thế hệ, như nhân vật bất
tử chịu đựng, nhìn thấy, xúc động
trước bao đổi thay, bao nỗi thăng
trầm của thủ đô, của đất nước cùng
với con người.

- Tương lai : Trở thành điểm dừng
chân của du khách năm châu khi đến
thăm đất nước Việt Nam
=> Cầu vẫn có giá trị tinh thần vô
giá.


xây dựng một cây cầu khác hiện cuộc sống.
đại hơn. Em có đồng ý với dự
kiến đó không vì sao?
Đây là câu hỏi mở, học sinh phát
biểu theo suy nghĩ chủ quan.
Giáo viên nhận xét và định
hướng: Chúng ta không nên phá
bỏ cầu Long Biên để thay bằng
cây cầu khác bởi vì cầu Long
Biên không chỉ đơn thuần là hạ
tầng giao thông mà nó còn là
chứng nhân lịch sử, là biểu
tượng cho tinh thần và ý chí Việt
Nam trong suốt những năm
tháng kháng chiến.
(Giáo viên trình chiếu đoạn
video về hình ảnh cầu Long
Biên trong hiện tại với những
giá trị tinh thần vô giá)
Hoạt động 3: Tổng kết (2
phút)
Phương pháp/ kĩ thuật: Trình
bày một phút

- Giáo viên yêu cầu học sinh
khái quát lại nội dung và nghệ
thuật của văn bản
-Giáo viên gọi học sinh đọc ghi
nhớ trong sách giáo khoa.
Hoạt động 4 : Luyên tập (3
phút)
- Kể một số chứng nhân lịch sử
khác của đất nước mà em biết.

Hoạt động 5: (2 phút)
Củng cố.
- Nhắc lại nội dung, nghệ thuật
của văn bản
Dặn dò
-Học bài
-Làm bài tập:
Em hãy chọn và làm một trong
hai bài tập sau:

-Tích hợp kiến
thức lịch sử:
Học sinh tìm
hiểu các di tích
lịch sử của đất
nước, của địa
phương.

III. Tổng kết.
1.Nội dung :

Khẳng định cầu Long Biên vẫn luôn
là chứng nhân lịch sử quý giá thiêng
liêng của thủ đô Hà Nội và cả nước.
2. Nghệ thuật:
-Nghệ thuật nhân hoá, so sánh đặc
sắc
- Từ ngữ biểu cảm, xúc động.
3. Ghi nhớ: SGk
IV. Luyện tập.
Bài tập 1: HS kể được : Cầu Hiền
Lương, chùa Một cột, Văn Miếu
Quốc Tử Giám, Hồ Gươm…


1.Vẽ tranh về cầu Long Biên
hay những di tích của quê hương
đất nước mà em biết.
2. Hãy kể tên các di tích ở địa
phương em (Xã, huyện, tỉnh)?
Ghi lại một số thông tin về di
tích ấy?

-Tích hợp kiến
thức hội họa
- Tích hợp kiến
thức lịch sử.




×