Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Nghề 3 trồng rau an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.48 KB, 37 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG BÌNH

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG
NGHỀ: TRỒNG RAU AN TOÀN
(Phê duyệt tại Quyết định số 913/QĐ-SNN ngày 12 tháng năm 2014
của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình)

QUẢNG BÌNH, NĂM 2014


CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRỒNG RAU AN TOÀN
(Phê duyệt tại Quyết định số 913/QĐ-SNN ngày 29tháng năm 2014
của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình)
Tên nghề: Trồng rau an toàn
Trình độ đào tạo: Dạy nghề dưới 3 tháng
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức
khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên.
Số lượng mô đun đào tạo: 04 mô đun
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
a. Kiến thức:
- Trình bày, phân tích được các nguyên nhân gây ô nhiễm rau hiện nay
như: Ô nhiễm nguồn nước, kim loại nặng…
- Trình bày được các điều kiện để thiết lập xây dựng vùng rau an toàn, bộ
tiêu chuẩn VietGAP.
- Trình bày được kỹ thuật trồng các loại rau trồng các vụ Đông và Hè Thu,
ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để khắc phục điều kiện cực đoan.
- Liệt được các loại sâu hại chính từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ


phù hợp cho rau.
b. Kỹ năng:
- Lập được kế hoạch trồng rau an toàn theo nhu cầu thị trường.
- Thực hiện thành thạo các thao tác ươm cây giống, làm đất, bón phân,
phòng trừ sâu bệnh, các biện pháp luân canh, xen canh, thu hoạch bảo quản,
đóng gói rau an toàn.
- Tổ chức quản lý sản xuất trồng rau an toàn có hiệu quả, theo đúng quy trình
VietGAP.
- Thực hiện việc theo dõi, ghi chép sổ sách theo VietGAP.
- Vận dụng quy trình sản xuất rau theo hướng VietGAP vào mô hình trồng
rau tại địa phương.
c. Thái độ:
- Có tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật cao.
- Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi.
- Đảm bảo an toàn trong các khâu công việc, tổ chức nơi làm việc linh hoạt .


2. Cơ hội việc làm
Người có chứng nhận học nghề kỹ thuật trồng rau an toàn được bố trí làm
việc tại các trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh
vực sản xuất, kinh doanh trồng rau an toàn.
Có thể trực tiếp sản xuất rau an toàn theo VietGAP tại địa phương nơi
sinh sống.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học:1,5 tháng
- Tổng thời gian học tập: 6 tuần
- Thời gian thực học: 210 giờ.
- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học:

30 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
* Thời gian học tập: 240 giờ, gồm:
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 210 giờ.
+ Thời gian học lý thuyết: 60 giờ,
+ Thời gian học thực hành: 150 giờ.
- Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khoá học: 30 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC
TẬP

Mã MĐ

Tên mô đun

MĐ 01 Các điều kiện trồng rau an toàn
và quy trình trồng rau an toàn
theo hướng VietGAP.
MĐ 02 Kỹ thuật trồng các loại rau vụ
Đông Xuân
MĐ 03 Kỹ thuật trồng các loại rau vụ Hè
Thu
MĐ 04 Ứng dụng các kỹ thuật khắc phục
điều kiện cực đoan để trồng rau
an toàn
Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học
Tổng số

Thời gian đào tạo (giờ)
Trong đó
Tổng


Thực Kiểm
số
thuyết hành
tra

42

12

26

4

70

18

48

4

70

18

48

4


42

12

28

2

150

16
30

16
240

60


Ghi chú: Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khoá học được
tính vào giờ thực hành của khóa học.
IV. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết chương trình mô đun kèm theo)
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ
DƯỚI 3 THÁNG.
1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian,
phân bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình độ dưới 3 tháng “Trồng rau an toàn” được dùng
dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các
mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra

kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng nhận học nghề.
Chương trình gồm 4 mô đun như sau:
- Mô đun 01: “ Các điều kiện để trồng rau an toàn và quy trình sản xuất rau an
toàn theo hướng VietGAP” có thời gian đào tạo là 42 giờ trong đó có 12 giờ lý
thuyết, 26 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục đích mục đích tìm hiểu thị
trường sản phẩm rau từ đó áp dụng vào quy mô sản xuất của từng vùng và đăng
ký sản xuất rau theo hướng VietGAP, trang bị những nội dung cơ bản tìm hiểu
các nguyên nhân gây ô nhiễm rau, đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và theo dõi
ghi chép.
- Mô đun 02: “Kỹ thuật trồng các loại rau vụ Đông Xuân" có thời gian đào tạo là
70 giờ trong đó có 18 giờ lý thuyết, 48giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục
đích cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về ưu nhược điểm của các
yếu tố đất đai, khí hậu theo mùa vụ để chọn lựa các loại rau phù hợp với địa
phương để gây trồng đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rau
an toàn trong giai đoạn Đông Xuân để sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả kinh tế.
- Mô đun 03: “Kỹ thuật trồng các loại rau vụ Hè Thu" có thời gian đào tạo là 70
giờ trong đó có 18 giờ lý thuyết, 48giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục đích
cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về ưu nhược điểm của các yếu
tố đất đai, khí hậu theo mùa vụ để chọn lựa các loại rau phù hợp với địa phương
để gây trồng đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ rau an toàn
trong giai đoạn Hè Thu để sản xuất rau an toàn đạt hiệu quả kinh tế.
- Mô đun 04: "Ứng dụng các kỹ thuật khắc phục điều kiện cực đoan để trồng rau
an toàn" có thời gian đào tạo là 42 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 28 giờ thực


hành và 2 giờ kiểm tra với mục đích cung cấp cho người học những kiến thức cơ
bản về các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các khâu: Làm đất, che phủ mặt
đất, bón phân và phân bón, tưới nước, giử ẩm, điều khiển tiểu khí hậu với những
vật liệu, nguyên liệu sẳn có ở địa phương nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học

Số TT Mô đun kiểm tra Hình thức kiểm tra
Kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghề:
1
Kiến thức nghề
Trắc nghiệm hoặc vấn đáp
2
Kỹ năng nghề
Bài thực hành tổng hợp

Thời gian kiểm tra
Không quá 60 phút
Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác
Trong quá trình thực hiện để đạt hiệu quả cao trong đào tạo và phù hợp với thực
tế giáo viên nên bố trí cho người học đi thăm quan tại các cơ sở (chợ bán sản
phẩm rau, hợp tác xã sản xuất rau an toàn ...) nhằm nâng cao nhận thức của
người học.


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
TÊN MÔ ĐUN: CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN VÀ QUY

TRÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VietGAP
MÃ MÔ ĐUN: MĐ1
TỔNG SỐ GIỜ: 42
TÊN NGHỀ: TRỒNG RAU AN TOÀN


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỒNG RAU AN TOÀN VÀ QUY TRÌNH SẢN
XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG VIET GAP
Mã số của mô đun: MĐ1
Thời gian mô đun: 42 giờ Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 26 giờ;
Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun này là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy
nghề trình độ dưới 3 tháng của nghề trồng rau an toàn;
- Tính chất: Chọn vùng sản xuất theo các điều kiện quy định, đăng ký vùng
trồng rau an toàn và các tiêu chí của nó; Ghi chép, theo dõi các điều kiện tác
động đến sản xuất rau, Địa điểm thực hiện ở khu sản xuất rau an toàn.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Trình bày được các bước thu thập thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm
rau;
- Biết được các giấy tờ liên quan khi đi đăng ký tiêu chuẩn VietGAP;
- Lựa chọn được vườn trồng rau phù hợp với điều kiện sản xuất rau an toàn;
- Áp dụng các kỹ thuật cơ bản vào sản xuất từng loại rau
- Nhận thức được ý nghĩa của công tác chuẩn bị sản xuất rau an toàn.
- Trình bày được các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng rau.
- Áp dụng được các biện pháp trong sản xuất rau an toàn như: Hạn chế các
nguyên nhân gây hại đến chất lượng rau, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong
sản xuất;
- Thực hiện việc theo ghi chép, lưu chữ hồ sơ cho sản phẩm rau an toàn theo
hướng VietGAP
- Nhận thức được ý nghĩa của công tác sản xuất rau an toàn theo hướng
VietGAP.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN :
1 .Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT Tên các bài trong Mô đun
1

2

Chuẩn bị các điều kiện để sản xuất Rau
an toàn
Quy trình sản xuất rau an toàn theo
hướng VietGAP

TS

Thời gian
LT
TH

12

4

8

28

8

18

KT

2



3 Kiểm tra kết thúc Mô đun
2
2
4 Cộng
42
12
26
4
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện để sản xuất rau an toàn Thời gian: 12 giờ
Phần I: Lý thuyết – 4 giờ
1.Mục tiêu:
- Trình bày được các tiêu chí để thiết lập vườn rau an toàn theo tiêu chuẩn
VietGAP;
- Lập được hồ sơ, biết được thủ tục đăng ký theo tiêu chuẩn VietGAP;
2. Nội dung chi tiết
1. Tìm hiểu nhu cầu về thị trường
1.1. Thu thập thông tin thị trường
1.2. Xử lý và phân tích thông tin thị trường
2. Thiết lập vườn trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP
2.1. Tìm hiểu vùng đất
2.2. Quy hoạch thiết kế vườn rau
2.3. Chọn địa điểm xây dựng vườn.
2.4. Một số vườn trồng rau an toàn.
3. Chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký theo tiêu chuẩn VietGAP
3.1. Đơn xin cấp giấy.
3.2. Bản kê khai điều kiện sản xuất.
3.3. Danh sách các hộ nông dân tham gia sản xuất.
Phần II: Thực hành - 8 giờ

1. Viết đơn đăng ký vườn sản xuất rau theo tiêu chuẩn Viet GAP
2. Liệt kê các điều kiện phục vụ cho sản xuất
3. Lập danh sách các hộ tham gia sản xuất
4. Dự kiến các loại rau sẽ sản xuất
5. Xử lý các thông tin về thị trường sản phẩm rau
Bài 2: Quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP
Thời gian: 28giờ
Phần I: Lý thuyết – 8 giờ
1.Mục tiêu:
- Đánh giá và lựa chọn được vùng sản xuất rau an toàn.
- Phân tích được nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rau.


- Quản lý được đất và giá thể, giống và gốc ghép, nguồn nước, phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật.
- Trình bày được các biện pháp thu hoạch và xữ lý sau thu hoạch đảm bảo an
toàn.
2. Nội dung chi tiết
1.Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
1.1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
1.1.1 Dư lượng thuốc BVTV
1.1.2. Kim loại nặng
1.1.3. Vi sinh vật gây bệnh
1.1.4. Vật ký sinh
1.2. Yêu cầu thực hành theo VietGap
1.3. Bảng mẫu ghi chép, theo dõi nhật ký xử lý đất
2. Giống và gốc ghép
2.1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
2.2. Yêu cầu thực hành theo VietGAP
2.3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi

2.3.1. Giống rau tự sản xuất
2.3.2. Giống rau mua
3. Quản lý đất và giá thể
3.1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
3.1.1. Dự lượng thuốc hóa học, kim loại nặng
3.1.2. Sinh vật, vật ký sinh
3.2. Biện pháp đánh giá, loại trừ giảm thiểu các mối nguy
3.3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi
3.3.1. Phân tích hiện trạng sử dụng đất
3.3.2. Biện pháp xử lý đối với đất trồng và giá thể
4. Phân bón và chất bổ sung
4.1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
4.1.1. Kim loại nặng
4.1.2. Vi sinh vật gây bệnh
4.1.3. Vật ký sinh
4.2. Yêu cầu thực hành theo viet gap
4.2.1. Mua và tiếp nhận phân bón
4.2.2. Bảo quản và xử lý


4.2.3. Hướng dẫn ủ phân
4.2.4. Sử dụng phân
4.3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi
4.3.1. Sử dụng phân bón
4.3.2. Mua phân bón và chất bổ xung
4.3.3. Xử lý phân hữu cơ
5. Nguồn nước
5.1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
5.1.1. Hoá chất bảo vệ thực vật
5.1.2. Vi sinh vật gây bệnh

5.2. Yêu cầu thực hành theo VietGAP
5.2.1. Nguồn nước
5.2.2. Bảo dưỡng giếng và hệ thống cung cấp nước
5.2.3. Sử dụng nước tưới
5.3. Mẫu ghi chép biện pháp khắc phục mối nguy từ nguồn nước
6. Hóa chất bảo vệ thực vật và loại khác
6.1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
6.2. Yêu cầu thực hành theo VietGAP
6.3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
7.1. Phân tích và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng
7.2. Yêu cầu thực hành theo VietGAP
7.3. Bảng mẫu ghi chép và theo dõi
Phần II: Thực hành – 18 giờ
Câu 1: Vẽ, mô tả con đường lây lan chất độc hóa học từ đất lên cây rau và đưa
ra biện pháp xử lý?
- Nguồn lực: Giấy A0, bút mầu các loại.
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi
nhóm nhận nhiệm vụ vẽ mô tả con đường lây lan chất độc hóa học trên cây rau.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biện pháp hạn chế, xử lý các chất hóa học
đến nguồn đất.
Câu 2: Vẽ, mô tả con đường lây lan kim loại nặng từ đất lên cây rau và đưa ra
biện pháp xử lý ?


- Nguồn lực: Giấy A0 , bút mầu các loại.
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi
nhóm nhận nhiệm vụ vẽ mô tả con đường lây lan kim loại nặng trên cây rau.

- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biện pháp hạn chế, xử lý các kim loại nặng
đến nguồn đất.
Câu 3: Vẽ, mô tả con đường lây lan vi sinh vật gây hại từ đất lên cây rau và đưa
ra biện pháp xử lý ?
- Nguồn lực: Giấy A0 , bút mầu các loại.
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi
nhóm nhận nhiệm vụ vẽ mô tả con đường lây lan vi sinh vật trên cây rau.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biện pháp hạn chế, xử lý các vi sinh vật
đến nguồn đất.
Câu 4: Vẽ, mô tả con đường lây lan sinh vật ký sinh từ đất lên cây rau và đưa ra
biện pháp xử lý ?
- Nguồn lực: Giấy A0 , bút mầu các loại
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi
nhóm nhận nhiệm vụ vẽ mô tả con đường lây lan sinh vật ký sinh trên cây rau.
- Thời gian hoàn thành: 30 phút.
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Biện pháp hạn chế, xử lý các vật ký sinh
đến nguồn đất.
Câu 5: Ghi các thông tin vào biểu mẫu đánh giá vùng sản xuất ?
- Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực địa đất
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi
nhóm nhận nhiệm vụ quan sát, điều tra, đánh giá vùng đất chuẩn bị cho sản xuất
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm
của người học.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Bảng mẫu ghi chép thông tinh đánh

giá vùng sản xuất


Câu 6: Nhận biết một số loại hạt túi trồng rau đủ tiêu chuẩn đem trồng, gieo hạt
và đề xuất một số biện pháp xử lý hạt giống.
- Nguồn lực: Các túi hạt giống rau có nguồn gốc và không rõ nguồn gốc
- Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 5 túi
hạt giống rau.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện túi rau có nguồn gốc, đề xuất
biện pháp xử lý hạt giống.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Xác định đúng chủng loại hạt rau có nguồn gốc
+ Đề xuất biện pháp xử lý hạt giống
Câu 7: Nhận biết một số loại cây gốc ghép đủ tiêu chuẩn đem trồng và đề xuất
một số biện pháp xử lý cây giống
- Nguồn lực: Các cây gốc ghép rau có nguồn gốc và không rõ nguồn gốc
- Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận 5 loại
cây gốc ghép có nguồn gốc.
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên nhận diện cây gốc ghép có nguồn gốc, đề
xuất một số biện pháp xử lý cây giống.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:
+ Xác định đúng cây gốc ghép rau có nguồn gốc
+ Đề xuất một số biện pháp xử lý cây giống
Câu 8: Ghi các thông tin vào biểu mẫu vật liệu gieo trồng?
- Nguồn lực: Giấy A4 , bút, khu vực địa đất
- Cách thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), mỗi
nhóm nhận nhiệm vụ quan sát, điều tra, đánh giá vùng đất chuẩn bị cho sản xuất
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.

- Phương pháp đánh giá: Các nhóm tự đánh giá, giáo viên quan sát trình tự làm
của người học.
Câu 9: Hướng dẫn phun thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng ?
- Nguồn lực: Thuốc trừ sâu, trừ bệnh, bình phun, nước.
- Các thức tổ chức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm), thực hiện phun thuốc
- Thời gian hoàn thành: 1giờ/nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được:


+ Biết lựa chọn đúng thuốc.
+ Biết pha thuốc đúng liều lượng.
+ Biết xác định đúng thời điểm.
+ Biết phun đúng cách.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun 01 Hướng dẫn sản xuất rau
an toàn theo hướng VietGAP trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề
của nghề trồng rau an toàn;
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: máy tính, máy chiếu, tranh
ảnh, giấy A4, A0, sổ ghi chép;
3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, Vườn sản xuất rau an toàn
4. Điều kiện khác: chuyên gia hướng dẫn
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Kiểm tra định kỳ
+ Phần lý thuyết: Hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm;
+ Phần thực hành: Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực
hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện và đánh giá cho từng bài thực
hành.
- Kiểm tra kết thúc mô đun:

+ Phần lý thuyết: Hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm;
+ Phần thực hành: Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực
hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện và đánh giá cho từng bài thực
hành;
2. Nội dung đánh giá
- Lý thuyết:
Phân tích và nhận diện các yếu tố đến việc lựa chọn vùng sản xuất rau an toàn,
Các biện pháp thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; Đưa ra các biện pháp đánh giá
và loại trừ các yếu tố đến việc lựa chọn vùng sản xuất, thu hoạch và xử lý sau
thu hoạch
- Thực hành:
Lập hồ sơ ghi sổ theo dõi nhật ký đánh giá định kỳ theo dõi mua phân bón và
chất bổ sung, xử lý phân hữu cơ, sử dụng phân bón, đánh giá nguồn nước,
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình


- Chương trình mô đun đào tạo cho nông dân và người lao động ở trình độ dạy
nghề dưới 3 tháng áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Chương trình mô đun này có thể sử dụng dạy độc lập cho các khoá tập huấn.
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến
thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu,
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
- Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết
giảng dạy tại phòng, phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vườn thực hành có
đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành
trong mô đun.
- Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy học viên làm trung tâm.
- Thực hành: Sử dụng phương pháp cầm tay chỉ việc.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Lý thuyết:
Phân tích và nhận diện các yếu tố đến việc lựa chọn vùng sản xuất, giốngvà gốc
ghép, quản lý đất và giá thể, phân bón và chất bổ sung, nguồn nước, thuốc bảo
vệ thực vật và hoá chất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, đánh giá nhu cầu thị
trường.
Đưa ra các biện pháp đánh giá và loại trừ các yếu tố đến việc lựa chọnvùng sản
xuất, giống và gốc ghép, quản lý đất và giá thể, phân bón và chất bổ sung, nguồn
nước, thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
- Thực hành:
Lập hồ sơ ghi chép giống tự sản xuất, mua giống, ghi sổ theo dõi nhật ký đánh
giá định kỳ đất đai và giá thể, biện pháp xử lý đối với đất trồng và giá thể, theo
dõi mua phân bón và chất bổ sung, xử lý phân hữu cơ, sử dụng phân bón, đánh
giá nguồn nước, biện pháp khắc phục yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nước, việc
mua hoá chất, sử dụng hoá chất và thông tin về hoá chất, mẫu ghi chép về thu
hoạch sản phẩm, xử lý sau thu hoạch, phân loại sản phẩm, đóng gói sản phẩm.
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
- Chương trình dạy nghề: Trồng rau an toàn-Trình độ Sơ cấp nghề.(Phê duyệt
tại Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng 10 năm 2011của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).
- Website: của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
* Kế thừa các tài liệu tham khảo của các tác giả


[1]. Nhóm tác giả PGS. TS. Trần Khắc Thi, TS. Tô Thị Thu Hà. Sổ tay hướng
dẫn thực hành Viet GAP trên rau
[2]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 Nhà
Xuất bản Nông nghiệp
[3]. Bộ NN&PTNT (2008). Viet GAP – Quy trình thực hành nông nghiệp tốt
cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam ban hành theo quyết định số 379/QĐBNN-KHCN ngày 28/01/2008

[4]. UM- FDA (2006). Improving the safety and quality of fresh fruit and
vegetables: a Training Manual of trainers. Univitsity of maryland


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT TRỒNG RAU VỤ ĐÔNG XUÂN

MÃ MÔ ĐUN: MĐ2
TỔNG SỐ GIỜ: 70
TÊN NGHỀ: TRỒNG RAU AN TOÀN


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
KỸ THUẬT TRỒNG RAU VỤ ĐÔNG XUÂN
Mã số của mô đun: MĐ2
Thời gian mô đun: 70 giờ Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 48 giờ;
Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun này là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy
nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau an toàn;
- Tính chất: Phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn của thời tiết, khí hậu và
thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn mang tính thời vụ để chọn lựa đúng các
loại rau thích hợp và biện pháp kỹ thuật gây trồng.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Trình bày được các yếu tố thuận lợi, khó khăn của thời tiết khí hậu trong tỉnh,
tiểu vùng khí hậu trong tỉnh và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản
phẩm rau an toàn vụ Đông Xuân.
- Chọn được giống rau phù hơp với thời vụ và thị trường nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho người trồng;
- Trình bày được các khâu kỹ thuật cơ bản trong quy trình kỹ thuật sản xuất các

loại rau;
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN :
1 .Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
TT Tên các bài trong Mô đun
1
2

TS
6

Thời gian
LT
TH KT
6
0

Bài mở đầu
Kỹ thuật trồng các loại rau vụ Đông
60
12
48
Xuân
3 Kiểm tra kết thúc Mô đun
4
4
4
Cộng
70
18
48

4
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài mở đầu Thời gian: 6 giờ
1.Mục tiêu:
- Trình bày được thuận lợi và khó khăn của thời tiết, khí hậu địa phương đối với
sản xuất rau an toàn.
- Phân tích được các yếu tố ảnh đến thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn
trong vụ Đông Xuân của địa phương;


- Chọn được các loại rau phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và thị trường
tiêu thụ để đưa vào sản xuất.
2. Nội dung chi tiết
1. Điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương trong vụ Đông Xuân;
2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn tại địa phương và các yếu tố ảnh
hưởng;
3. Chọn loại rau để sản xuất.
Bài 2: Kỹ thuật trồng các loại rau vụ Đông Xuân Thời gian: 60giờ
Phần I: Lý thuyết – 12 giờ
1.Mục tiêu:
- Trình bày được kỹ thuật trồng các loại rau thuộc các nhóm: Rau mầm, rau gia
vị; rau ăn lá; rau ăn củ, quả.
- Thao tác thực hành đúng quy trình kỹ thuật.
2. Nội dung chi tiết
1.Kỹ thuật trồng các loại rau gia vị
1.1. Kỹ thuật trồng hành tím.
1.2. Kỹ thuật trồng Ngò
2. Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá.
2.1. Kỹ thuật sản xuất cải xanh, cải canh, cải chíp.

2.2. Kỹ thuật sản xuất rau mồng tơi
2.3. Kỹ thuật sản xuất Cải mào gà
2.4. Kỹ thuật sản xuất rau cần.
3. Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ, quả.
3.1. Kỹ thuật sản xuất Dưa chuột
3.2. Kỹ thuật sản xuất Bí đỏ.
3.3. Kỹ thuật sản xuất cà chua.
3.4. Kỹ thuật sản xuất Đậu cô ve
3.5. Kỹ thuật sản xuất Bí xanh.
Phần II: Thực hành – 48 giờ
Bài tập 1: Chuẩn bị đất làm vườn tạo cây con
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất tạo cây con 10 m2.
- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng,
- Địa điểm: Khu đất tạo cây giống ở vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ


- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Tạo được luống vườn ươm.
+ Bón phân lót.
Bài tập 2: Tạo cây giống trên khay
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống dưa chuột.
- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt
giống dưa chuôt, giá, vải ủ.
- Địa điểm: Khu nhân giống cây con.
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm).
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ.

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ
+ Bón phân lót trên luống khay
+ Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ
Bài tập 3: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống bắp cải.
- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau,
giá, vải ủ. rơm, cuốc
- Địa điểm: Khu nhân giống cây con
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thao tác thực hiện của học viên.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ
+ Bón phân lót trên luống vườn ươm
+ Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ
Bài tập 4: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m .
- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm)
2


- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo
tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ Lên luống đúng kích thước
+ Xử lý đất
Bài tập 5: Bón phân hữu cơ
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2.
- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng
- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hiện của học viên.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ.
Bài tập 6: Bón phân hóa học
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học
cho rau 50 m2 ở các thời kỳ cây rau.
- Nguồn lực cần thiết: 2 kg phân đạm, 1 kg phân Kali, ô doa, nước tưới.
- Địa điểm: Vườn sản xuất rau
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hiện của người học.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học
- Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào
gốc cây rau.
Bài tập 7: Làm cỏ
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2.
- Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc,
- Địa điểm: Vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Phương pháp đánh giá: Quan sát quá trình thực hiện của người học.
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm sạch cỏ
- Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau


+ Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay
Bài tập 8: Điều tra sâu bệnh đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của rau
- Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích 50m2.
- Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong,
- Địa điểm: Vườn sản xuất rau
- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm)
- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:
+ Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ
+ Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau
+ Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy: Giáo viên biên soạn tài liệu giảng dạy Mô đun 2 trên cơ sở
giáo trình các mô đun 3,4,5 trong chương trình dạy nghề Trồng rau an toàn trình
độ sơ cấp nghề của Bộ NNPTNT và có tính đến điều kiện của địa phương khi
chọn loài và điều chỉnh một số chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp;
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, giấy
A4, A0, sổ ghi chép;
3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, Vườn sản xuất rau an toàn và các
nguyên vật liệu phụ trợ.
4. Điều kiện khác: Giáo viên hướng dẫn.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Kiểm tra định kỳ
+ Phần lý thuyết: Hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm;
+ Phần thực hành: Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực
hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện và đánh giá cho từng bài thực

hành;
- Kiểm tra kết thúc mô đun:
+ Phần lý thuyết: Hình thức kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm;
+ Phần thực hành: Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực
hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện và đánh giá cho từng bài thực
hành.
2. Nội dung đánh giá


- Lý thuyết:
Phân tích các yếu tố đất đai, khí hậu, thời vụ của địa phương và thị trường
tiêu thụ sản phẩm trong vụ Đông Xuân để chọn loại rau phù hợp.
- Thực hành:
Thao tác thực hành các khâu kỹ thuật trồng các loại rau.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình mô đun đào tạo cho nông dân và người lao động ở trình độ dạy
nghề dưới 3 tháng áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Chương trình mô đun này có thể sử dụng dạy độc lập cho các khoá tập huấn
chuyên đề: Trồng rau vụ Đông Xuân.
- Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến
thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu,
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
- Các bài trong mô đun là các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết
giảng dạy tại phòng, phần thực hành giảng dạy tại thực địa, vườn thực hành có
đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành
trong mô đun.
- Lý thuyết: Sử dụng phương pháp lấy học viên làm trung tâm
- Thực hành: Sử dụng phương pháp cầm tay chỉ việc
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Lý thuyết:
Phân tích các yếu tố đất đai, khí hậu, thời vụ của địa phương và thị trường tiêu
thụ sản phẩm trong vụ Đông Xuân để chọn loại rau phù hợp. Đặc biệt chú ý
chọn lựa được các loại rau phù hợp tính thời vụ, đảm bảo thị trường tiêu thụ và
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
- Thực hành:
Cần linh hoạt trong hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất,
không cứng nhắc, rập khuôn. Mỗi loại rau cố gắng áp dụng được ít nhất 2 biện
pháp kỹ thuật để học viên có điều kiện so sánh.
4. Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo:
- Chương trình dạy nghề: Trồng rau an toàn.Trình độ Sơ cấp nghề.(Phê duyệt
tại Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng 10 năm 2011của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).


- Website: của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
* Kế thừa các tài liệu tham khảo của các tác giả
[1]. Nhóm tác giả PGS. TS. Trần Khắc Thi, TS. Tô Thị Thu Hà. Sổ tay hướng
dẫn thực hành Viet GAP trên ra.u
[2]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 Nhà
Xuất bản Nông nghiệp.
[3]. Bộ NN&PTNT (2008). Viet GAP – Quy trình thực hành nông nghiệp tốt
cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam ban hành theo quyết định số 379/QĐBNN-KHCN ngày 28/01/2008.
[4]. UM- FDA (2006). Improving the safety and quality of fresh fruit and
vegetables: a Training Manual of trainers. Univitsity of maryland


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT TRỒNG RAU VỤ HÈ THU


MÃ MÔ ĐUN: MĐ3
TỔNG SỐ GIỜ: 70
TÊN NGHỀ: TRỒNG RAU AN TOÀN


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
KỸ THUẬT TRỒNG RAU VỤ HÈ THU
Mã số của mô đun: MĐ3
Thời gian mô đun: 70 giờ Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 48 giờ;
Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun này là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy
nghề trình độ sơ cấp của nghề trồng rau an toàn;
- Tính chất: Phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn của thời tiết, khí hậu và
thị trường tiêu thụ sản phẩm RAT mang tính thời vụ để chọn lựa đúng các loại
rau thích hợp và biện pháp kỹ thuật gây trồng.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Trình bày được các yếu tố thuận lợi, khó khăn của thời tiết khí hậu trong tỉnh,
tiểu vùng khí hậu trong tỉnh và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản
phẩm rau an toàn vụ Hè Thu.
- Chọn được giống rau phù hơp với thời vụ và thị trường nhằm đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho người trồng;
- Trình bày được các khâu kỹ thuật cơ bản trong quy trình kỹ thuật sản xuất các
loại rau;
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN :
1 .Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian
Thời gian
TS
LT

TH KT
1 Bài mở đầu
6
6
0
2 Kỹ thuật trồng các loại rau vụ Hè Thu
60
12
48
3 Kiểm tra kết thúc Mô đun
4
4
4
Cộng
70
18
48
4
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài mở đầu Thời gian: 6 giờ
1.Mục tiêu:
- Trình bày được thuận lợi và khó khăn của thời tiết, khí hậu địa phương đối với
sản xuất rau an toàn.
- Phân tích được các yếu tố ảnh đến thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn
trong vụ Hè Thu của địa phương;

TT Tên các bài trong Mô đun



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×