Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Nghề 4 trồng lúa năng suất cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.28 KB, 43 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG BÌNH

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG
NGHỀ: TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO
(Phê duyệt tại Quyết định số 913 /QĐ-SNN ngày 29 tháng 12 năm 2014
Của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình)

QUẢNG BÌNH, NĂM 2014
1


Phụ lục 4
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO
(Phê duyệt tại Quyết định số /QĐ-SNN ngày tháng năm 2014
của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình)
Tên nghề: Trồng lúa năng suất cao
Trình độ đào tạo: Dạy nghề dưới 3 tháng
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức
khỏe, có đủ trình độ để lĩnh hội kiến thức.
Số lượng mô đun đào tạo: 04 mô đun
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng nhận hoàn thành khóa học
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
a. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm sinh vật học của cây lúa.
- Biết được các khâu kỹ thuật làm đất, gieo trồng lúa.
- Hiểu được kỹ thuật chăm sóc lúa nhằm đạt năng suất cao.
- Làm được các phương pháp vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch, bảo quản lúa
an toàn.
b. Kỹ năng:


- Lập được kế hoạch gieo trồng, lịch thời vụ.
- Chọn được giống năng suất cao, tính toán được lượng giống cần gieo trên
đơn vị diện tích.
- Thực hiện thành thục các khâu kỹ thuật làm đất, thời vụ trồng, gieo sạ lúa.
- Thực hiện thành thục quy trình thâm canh lúa nhằm đạt năng suất cao.
c. Thái độ: Yêu ngành nghề, trung thực, chịu khó, có tính kỷ luật cao trong
khi thực hiện các công việc trồng lúa.
2. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp khóa học nghề “Trồng lúa năng suất cao”. Người làm
nghề trồng lúa có khả năng làm việc được ở các hợp tác xã, trang trại, hộ gia
đình trồng lúa, các chương trình có liên quan đến lĩnh vực trồng, chăm sóc và
kinh doanh lúa.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 1,5 tháng
2


- Thời gian học tập: 6 tuần
- Thời gian thực học: 210 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, thi kết thúc khóa học: 30 giờ (trong
đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ).
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
* Thời gian học tập: 240 giờ, gồm:
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 210 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 60 giờ
+ Thời gian học thực hành: 150 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, thi kết thúc khóa học: 30 giờ.
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

HỌC TẬP


MH/MĐ

Tên môn học, mô đun

MĐ1

Chuẩn bị các điều kiện
trồng lúa

Kỹ thuật làm đất, gieo
trồng lúa
Các biện pháp kỹ thuật
MĐ3
chăm sóc lúa
MĐ4
Thu hoạch và bảo quản
Ôn tập và kiểm tra kết thúc
Tổng cộng
MĐ2

Tổng
số

Thời gian đào tạo
Trong đó

Thực

thuyết
hành

Kiểm
tra

48

12

32

04

48

12

32

04

84

24

56

04


44
16
240

12

30

60

150

2
16
30

Ghi chú: Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khoá học
được tính vào giờ thực hành của khóa học.
IV. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết chương trình mô đun kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian,
phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề “Trồng lúa năng suất cao” được dùng dạy nghề
cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun
3


trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc
khoá học sẽ được cấp chứng nhận học nghề. Theo yêu cầu của học viên, có thể

dạy độc lập một hoặc một số mô đun như “Kỹ thuật làm đất, Gieo trồng lúa”,
“Các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa” cho các học viên và cấp giấy chứng
nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình nghề “Trồng lúa
năng suất cao” bao gồm 04 mô đun bắt buộc độc lập. Có thể tổ chức học lý
thuyết trong phòng học, học thực hành thì áp dụng phương pháp lớp học hiện
trường, lớp học có sự tham gia hoặc khuyến nông thị trường. Nội dung của các
mô đun như sau:
- Mô đun 01: “Chuẩn bị các điều kiện trồng lúa” có thời gian học là 48 giờ,trong
đó có 12 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục đích hướng
dẫn cho học viên tìm hiểu đặc điểm sinh học của cây lúa; bị các điều kiện trồng
lúa; Xác định được nhu cầu của thị trường, xác định khả năng, điều kiện trồng
lúa của cơ sở; Lập kế hoạch trồng lúa; Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị và vật tư,
lúa giống để trồng lúa năng suất cao.
+ Mô đun 02: “Kỹ thuật làm đất, gieo trồng lúa” có thời gian đào tạo là 48 giờ
trong đó có 12 giờ lý thuyết, 32 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục đích
giúp học viên tính lượng lúa giống để ngâm ủ; Ngâm, ủ lúa giống; Làm đất để
gieo trồng lúa; Gieo mạ, sạ lúa và cấy lúa theo tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các
công việc này là tiền đề để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt và cũng là kiến thức
cần thiết để học viên làm cơ sở học tiếp các mô đun sau.
+ Mô đun 03: "Các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa" có thời gian đào tạo là 84
giờ trong đó có 24 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục
đích hướng dẫn cho học viên biết cách: Dặm lúa; Bón phân; Điều chỉnh nước;
Phòng trừ cỏ dại trong ruộng lúa; Phòng trừ sâu bệnh hại và áp dụng biện pháp
khoa học kỹ thuật tiên tiến để thâm canh lúa.
+ Mô đun 04: “Thu hoạch và bảo quản lúa” có thời gian đào tạo là 44 giờ trong
đó có 12 giờ lý thuyết, 30 giờ thực hành và 2 giờ kiểm tra với mục đích giúp học
viên biết cách: Xác định thời điểm thu hoạch; Chuẩn bị thu hoạch; Thu hoạch;
Làm khô, làm sạch; Bảo quản và tiêu thụ lúa, đồng thời cũng hướng dẫn học
viên tính hiệu quả kinh tế trong trồng lúa năng suất cao để có hướng cho những
vụ trồng lúa tới.

4


2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học
TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra
Không quá 60 phút

Kiến thức, kỹ năng nghề
1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm

2

Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 12 giờ

3. Các chú ý khác
Nên tổ chức lớp học trùng vào vụ lúa tại thôn bản hoặc cơ sở sản xuất
giống. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi thăm
quan tại các cơ sở sản xuất lúa giống có uy tín; có thể tổ chức các hoạt động

ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện.

5


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN TRỒNG LÚA
Mã mô đun: MĐ01
Nghề: Trồng lúa năng suất cao

6


Thời gian mô đun: 48 giờ
(Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 32 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
Là mô đun cơ sở nằm trong chương trình đào tạo nghề Trồng lúa năng
suất cao được bố trí để giúp học viên xác định được các công việc chuẩn bị
trước khi trồng lúa. Đồng thời giới thiệu cho học viên các bước lập kế hoạch về
vật tư, vật liệu, nhân công, vốn, … để có các biện pháp chuẩn bị phù hợp.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Học xong mô đun này người học có năng lực:
+ Nêu được những điểm cơ bản về đặc tính sinh vật học của cây lúa.
+ Nêu được các bước xác định nhu cầu thị trường về trồng và tiêu thụ lúa.
+ Nêu được cách lập kế hoạch trồng lúa; Chuẩn bị nhân công; Dụng cụ, trang
thiết bị, vật tư, lúa giống... để trồng lúa.
+ Xác định được các đặc điểm nông học, sinh học, sinh thái, sinh lý của cây lúa
+ Lập được kế hoạch để trồng lúa.
+ Chuẩn bị được nhân công; Dụng cụ, thiết bị; Vật tư, lúa giống... để trồng lúa.
+ Có tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT
1
2
3
4

Nội dung

Tổng số

Giới thiệu về cây lúa
Xác định nhu cầu thị trường
Lập kế hoạch trồng lúa
Chuẩn bị trước khi trồng lúa
Tổng

12
12
12
12
48

Thời gian

Thực
Kiểm
thuyết
hành

tra
03
08
01
03
08
01
03
08
01
03
08
01
12
32
04

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành
được tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Giới thiệu về cây lúa
Thời gian: 12 giờ (Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 08 giờ; Kiểm tra: 01 giờ)
7


Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Nắm được tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Giới thiệu được tổng quát về cây lúa.
Nội dung lý thuyết:

1. Giá trị kinh tế và tình hình sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2. Một số giống lúa năng suất và chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
3. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa
4. Xác định các bộ phận của cây lúa
5. Tìm hiểu các đặc điểm sinh thái của cây lúa
6. Các vụ lúa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Nội dung thực hành:
1. Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính?
a. Từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi thu hoạch lúa
b. Từ khi cây lúa trỗ bông đến khi thu hoạch
c. Từ khi chín đến khi thu hoạch
2. Khi bón dư phân đạm thì các lóng thân lúa như thế nào?
a. Lóng thân lúa có xu hướng dài ra
b. Lóng thân lúa có xu hướng ngắn đi
c. Lóng thân giữ nguyên như đặc điểm của giống
3. Đối với lúa cấy, biện pháp kỹ thuật nào có tác dụng làm cho cây lúa đẻ nhánh sớm?
a. Cấy mạ đủ tuổi, nông tay và bón thúc đạm sớm
b. Cấy mạ già, nông tay và bón thúc đạm muộn
c. Cả a và b
4. Khi nào thì nhánh lúa vô hiệu?
a. Nhánh lúa đẻ sớm có trên 3 lá
b. Nhánh lúa đẻ muộn có dưới 3 lá
c. Cả a và b
5. Hoa lúa thường nở hoa, tung phấn vào thời điểm nào trong ngày?
a. Buổi sáng
b. Buổi sáng và buổi trưa
c. Buổi sáng và buổi chiều
8



d. Cả a, b và c
6. Có thể phân biệt lá lúa và lá cỏ lồng vực sau mọc từ 10 - 40 ngày?
a. Hình dạng và màu sắc lá
b. Tai lá
c. Bẹ lá
7. Phân biệt và xác định các bộ phận của lá lúa, các bộ phận của cây lúa?
8. Quảng Bình có các vụ lúa chính nào?
9. Các giống lúa năng suất và chất lượng cao được trồng tại địa phương?
Bài 2. Xác định nhu cầu thị trường
Thời gian: 12 giờ (Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 08 giờ; Kiểm tra: 01 giờ)
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Xác định được nhu cầu thị trường của cây lúa.
- Phân tích được một số kênh thông tin về tình hình trồng và tiêu thụ lúa.
Nội dung lý thuyết:
1. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu của thị trường
2. Xác định loại thông tin cần thu thập
3. Thu thập thông tin về trồng và tiêu thụ lúa
4. Phân tích thông tin và xác định nhu cầu trồng lúa của thị trường
5. Một số thông tin trồng và tiêu thụ lúa trong thực tế
Nội dung thực hành:
1. Xác định nhu cầu thị trường và tiêu thụ sản phẩm lúa bằng phiếu điều tra.
2. Trước khi trồng lúa, người trồng lúa có cần tìm hiểu thông tin thị trường về
trồng và tiêu thụ lúa không?
a. Có
b. Không
c. Cả a và b
3. Trước khi đi thu thập thông tin, cần phải làm gì?
a. Lập sẵn bảng câu hỏi
b. Chuẩn bị giấy, bút, phương tiện đi thu thập thông tin

c. Phô tô đủ số lượng bảng câu hỏi cần để đi điều tra
d. Cả a, b và c
9


Bài 3. Lập kế hoạch trồng lúa
Thời gian: 12 giờ (Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 08 giờ; Kiểm tra: 01 giờ)
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Hiểu được tại sao phải lập kế hoạch trồng lúa.
- Lập được kế hoạch trồng lúa đúng yêu cầu.
Nội dung lý thuyết:
1. Kế hoạch trồng lúa là gì?
2. Tại sao phải lập kế hoạch trồng lúa
3. Những căn cứ để lập kế hoạch trồng lúa
4. Các bước lập một bảng kế hoạch
5. Thực hiện lập một bảng kế hoạch trồng lúa
Nội dung thực hành:
1. Có cần lập bảng kế hoạch để trồng lúa không?
a. Có
b. Không
c. Cả a và b
2: Lập kế hoạch có tác dụng như thế nào trong quá trình trồng lúa?
a. Chủ động về tiền vốn
b. Chủ động về công lao động
c. Chủ động về vật tư, dụng cụ trang thiết bị
d. Cả a, b và c
3. Lập một bảng kế hoạch trồng lúa (tính chi phí, hạch toán giá thành 1 kg lúa, tính
lỗ, lãi) cho 1ha lúa. Biết rằng chi phí từ gieo trồng đến khi thu hoạch hoàn tất cho 1
ha lúa được tính theo giá cả thị trường.

Bài 4. Chuẩn bị trước khi trồng lúa
Thời gian: 12 giờ (Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 08 giờ; Kiểm tra: 01 giờ)
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Lựa chọn được giống lúa phù hợp để trồng.
- Chuẩn bị được các vật tư, vật liệu, nhân công, ... trước khi trồng.
Nội dung lý thuyết:
10


1. Chọn giống lúa năng suất cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương
2. Chuẩn bị phân bón
3. Chuẩn bị thuốc bảo vệ thực vật
4. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để trồng lúa
5. Chuẩn bị nhân công
Nội dung thực hành:
1. Chọn giống lúa để trồng thì chọn theo tiêu chí nào sau đây?
a. Chọn giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt
b. Chọn giống lúa chống chịu sâu bệnh
c. Chọn giống lúa thích ứng với sự biến đổi khí hậu
d. Cả a, b và c
2. Chọn lúa giống để trồng thì chọn theo tiêu chí nào sau đây?
a. Chọn lúa giống có nguồn gốc rõ ràng
b. Chọn lúa giống có tỉ lệ nảy mầm trên 85%
c. Chọn lúa giống từ cấp xác nhận trở lên
d. Cả a, b và c
3. Kể tên một số loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến tại địa phương?
4. Kể tên một số loại phân bón được sử dụng phổ biến tại địa phương?
5. Lập kế hoạch chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và nhân công trước khi trồng lúa?
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

- Vật liệu:
+ Sách vở, giấy bút ghi chép, máy tính
+ Vườn thực hành, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, …
- Dụng cụ và thiết bị:
+ Cuốc, xẻng, rổ, rá, cân, ...
- Học liệu:
+ Tranh ảnh, sơ đồ, …
+ Tài liệu phát tay, áp phích hướng dẫn thực hành, tài liệu tham khảo có liên
quan đến mô đun.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Kiểm tra định kỳ
11


Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện, đảm bảo
an toàn trong quá trình thực hiện và bài báo cáo thực hành để đánh giá cho từng
bài thực hành.
- Kiểm tra kết thúc mô đun:
Tổ chức kiểm tra phần thực hành kết hợp với vấn đáp những kiến thức lý
thuyết liên quan đến mô đun.
2. Nội dung đánh giá
+ Lựa chọn được giống lúa phù hợp với địa phương để trồng.
+ Chuẩn bị được các dụng cụ, vật tư, vật liệu trước khi trồng lúa.
+ Lập được kế hoạch trước khi trồng lúa.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình Mô đun được sử dụng để giảng dạy cho nghề Trồng lúa
năng suất cao, trình độ dưới 3 tháng.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun

Mô đun này gồm phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song
vừa học lý thuyết, vừa học thực hành cho từng phương pháp phân tích để học
viên dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập, sử dụng giáo án tích hợp để
giảng dạy.
+ Giáo viên nên sử dụng, kết hợp nhiều phương pháp, nhưng chú trọng
phương pháp giảng dạy có sự tham gia để phát huy khả năng tư duy và sáng tạo
của học viên.
+ Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình trong giảng dạy lý
thuyết để học viên nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.
+ Giáo viên thực hiện thao tác mẫu và miêu tả từng bước một trên những
dụng cụ thiết bị, máy móc đã nêu trong phần lý thuyết một cách chậm rãi theo
trật tự lôgíc của bài thực hành.
+ Học viên quan sát những kỹ năng của giáo viên làm, sau đó học viên
làm theo và làm nhiều lần.
+ Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong
thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân.
+ Giáo viên kiểm tra xem các kỹ năng mà học viên đã thực hiện đã đạt
yêu cầu chưa.
12


+ Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những khó
khăn và sai sót có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
3. Tài liệu tham khảo
- Chương trình dạy nghề: Trồng lúa năng suất cao - Trình độ Sơ cấp
nghề.(Phê duyệt tại Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng 10 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).
- Website: ongnghiepphattriennongthon
- Website: huattrongluacannangsuatcao
- Website: himinhcity/quanlydichbenhhailua

* Kế thừa các tài liệu tham khảo của các tác giả
- Giáo trình Kỹ thuật trồng lúa năng suất cao - Bộ Nông nghiệp 1992.
- Giáo trình Kỹ thuật trồng lúa, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2005.
- Giáo trình Đại cương về cây lúa, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2010.
- Bài giảng cây lương thực, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2011.

13


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: KỸ THUẬT LÀM ĐẤT, GIEO TRỒNG LÚA
Mã mô đun: MĐ02
Nghề: Trồng lúa năng suất cao

14


Thời gian mô đun: 48 giờ
(Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 32 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
Là mô đun thứ hai nằm trong chương trình đào tạo nghề Trồng lúa năng
suất cao được bố trí để giúp học viên xác định được lượng lúa cần gieo trước khi
trồng lúa. Đồng thời giới thiệu cho học viên các phương pháp ngâm ủ lúa, các
phương pháp sạ lúa, cấy lúa đúng kỹ thuật.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Học xong mô đun này người học có năng lực:
+ Làm đất để gieo, cấy lúa đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Xác định được lượng lúa giống cần gieo trồng.
+ Ngâm ủ lúa giống đúng kỹ thuật và phù hợp với mục tiêu trồng lúa, phù hợp với
phương thức gieo trồng lúa.

+ Thực hiện được các bước chăm sóc cây mạ.
+ Có tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT
1
2
3
4
5

Nội dung

Tổng số
12
03
09
12
12
48

Làm đất
Tính lượng lúa giống để ngâm ủ
Ngâm, ủ lúa giống
Gieo mạ và chăm sóc mạ
Sạ lúa - Cấy lúa
Tổng

Thời gian


Thực
Kiểm
thuyết
hành
tra
03
08
01
03
01
08
03
08
01
02
08
02
12
32
04

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành
được tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết
Bài 1. Làm đất để sạ (cấy) lúa
Thời gian: 12 giờ (Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 08 giờ; Kiểm tra: 01 giờ)
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Vệ sinh sạch cỏ dại, tàn dư thực vật trong và xung quanh ruộng trồng lúa.
15



- Tiến hành làm đất đúng kỹ thuật.
Nội dung lý thuyết:
1. Vệ sinh đồng ruộng
2. Làm đất
Nội dung thực hành:
1. Có thể cày đất để trồng lúa bằng phương tiện nào sau đây:
a. Cày đất bằng phương tiện thủ công (dùng sức kéo của trâu hay bò).
b. Cày đất bằng phương tiện máy cày
c. Cả a và b
2. Làm đất để trồng lúa gồm có công việc nào sau đây:
a. Cày đất
b. Bừa đất
c. Trục và san ruộng
d. Cả a, b và c
3. Phân nào sau đây thường dùng để bón lót cho ruộng trước khi sạ hay cấy:
a. Phân chuồng đã ủ hoai mục
b. Phân lân
c. Cả a và b
4. Vệ sinh ruộng trước khi làm đất để trồng lúa gồm có:
a. Dọn sạch và tiêu hủy cỏ dại ở ruộng và xung quanh ruộng lúa
b. Dọn sạch và tiêu hủy mầm mống dịch hại ở ruộng và xung quanh ruộng lúa
c. Cả a và b
5. Dọn vệ sinh đất trồng lúa/1000 m2 ruộng
6. Đánh đường nước xung quanh ruộng có diện tích 1000 m 2 và cạn hết nước trên
ruộng trước khi sạ lúa.
Bài 2. Tính lượng lúa giống để ngâm ủ
Thời gian: 03 giờ (Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 0 giờ; Kiểm tra: 0 giờ)
Mục tiêu:

Học xong bài này học viên có khả năng:
- Tính được lượng lúa giống trước khi ngâm ủ.
- Chuẩn bị được lúa giống cần ngâm, ủ.
Nội dung:
16


1. Xác định phương thức gieo trồng để tính lượng lúa giống
2. Xác định đặc điểm giống lúa để tính lượng lúa giống
3. Xác định diện tích đất để tính lượng lúa giống
4. Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
5. Tính lượng lúa giống
Bài 3. Ngâm, ủ lúa giống
Thời gian: 09 giờ (Lý thuyết: 01 giờ; Thực hành: 08 giờ; Kiểm tra: 0 giờ)
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Chuẩn bị được lúa giống cần ngâm, ủ.
- Thao tác ngâm, ủ lúa đúng kỹ thuật.
Nội dung lý thuyết:
1. Tìm hiểu điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm
2. Chuẩn bị ngâm lúa giống
3. Ngâm lúa giống
4. Vớt lúa giống
5. Ủ lúa giống
6. Điều chỉnh mầm của hạt lúa giống
7. Xử lý hạt trước khi gieo sạ
Nội dung thực hành:
1. Điều kiện bên trong cần thiết để hạt giống nảy mầm là:
a. Sức sống của hạt lúa giống
b. Sự ngủ nghỉ của hạt

c. Cả a và b
2. Điều kiện bên ngoài cần thiết để hạt giống nảy mầm là:
a. Ẩm độ của hạt giống
b. Nhiệt độ
c. Ôxy
d. Cả a, b và c
3. Muốn cho hạt giống nảy mầm đều, quá trình ủ cần phải:
a. Đảo hạt giống trong đống ủ
b. Không đảo hạt giống trong đống ủ
17


c. Cả a và b
4. Trong quá trình ủ hạt giống, nhiệt độ của dống ủ cao hơn 350C, thì phải làm như
thế nào?
a. Phải bỏ tấm che phủ
b. Phải trải lúa mỏng hơn
c. Phải nhúng nước để giảm nhiệt độ
d. Cả a, b và c
5. Mỗi nhóm 5 - 7 học viên hãy ngâm, vớt và ủ lúa 10 kg lúa giống
Bài 4. Gieo và chăm sóc mạ
Thời gian: 12 giờ (Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 08 giờ; Kiểm tra: 01 giờ)
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Làm được các phương pháp gieo mạ khô và mạ ướt.
- Thao tác các phương pháp gieo mạ đúng kỹ thuật.
Nội dung lý thuyết:
1. Tìm hiểu các phương pháp gieo mạ
2. Các phương pháp gieo mạ
Nội dung thực hành:

1. Gieo mạ ướt là:
a. Gieo mạ ở trên sân
b. Gieo mạ ở dưới ruộng
c. Cả a và b
2: Lượng lúa giống gieo để cấy cho 1 ha là:
a. 40-60 kg
b. 60-80 kg
c. 80-100 kg
d. Cả a, b và c
3: Khi nào phải tưới mạ cho mạ gieo sân?
a. Trời mưa
b. Trời nắng
c. Cả a và b
4. Một ngày tưới cho mạ gieo ở sân mấy lần?
18


a. Lúc nào mạ khô thì tưới
b. Một lần
c. Hai lần
d. Cả a, b và c
5. Làm luống để gieo mạ ở ruộng ướt
6. Gieo mạ ở ruộng khô (10 m2/5 học viên) và ở ruộng ướt (50 m2/5 học viên)
7. Chăm sóc mạ
Bài 5. Sạ lúa - Cấy lúa
Thời gian: 12 giờ (Lý thuyết: 03 giờ; Thực hành: 08 giờ; Kiểm tra: 01 giờ)
Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Hiểu được sạ lúa, cấy lúa là gì?
- Tiến hành các thao tác sạ lúa, cấy lúa đúng kỹ thuật.

Nội dung lý thuyết:
1. Sạ lúa là gì?
2. Tiến hành sạ lúa
3. Cấy lúa là gì?
4. Xác định mật độ cấy
5. Cấy lúa bằng mạ dược
6. Cấy mạ gieo trên sân
Nội dung thực hành:
1. Sạ lúa theo hàng là gì?
a. Sạ bằng dụng cụ sạ hàng, lúa mọc có hàng lối.
b. Sạ bằng tay, lúa mọc không có hàng lối
c. Cả a và b
2. Sạ lúa theo hàng:
a. Tốn lúa giống hơn sạ lan
b. Tiết kiệm lúa giống hơn sạ lan
c. Hết lúa giống như sạ lan
d. Cả a, b và c
3. Điều chỉnh mầm lúa giống để sạ hàng
a. Lúa ngâm 24 giờ, vớt ra để ráo
19


b. Hạt lúa ngâm, ủ nứt nanh
c. Mầm của hạt lúa dài 1-2mm
d. Cả a, b và c
4. Sạ hàng trên ruộng
5. Cấy lúa là:
a. Cắm (đặt) gốc cây mạ xuống bùn trong ruộng
b. Gieo hạt lúa giống xuống ruộng
c. Cả a và b

6. Trong khi cấy lúa, có kiểu cấy lúa nào sau đây?
a. Cấy ngửa tay
b. Cấy úp tay
c. Cả a và b
7. Cấy lúa bằng kiểu gieo mạ nào thì phải nhổ mạ để cấy
a. Gieo mạ sân
b. Gieo mạ dưới ruộng
c. Cả a và b
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
- Vật liệu:
+ Sách vở, giấy bút ghi chép, máy tính, …
+ Vườn thực hành, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, …
- Dụng cụ và thiết bị:
+ Cuốc, xẻng, rổ, rá, cân, bao lác, ...
- Học liệu:
+ Tranh ảnh, sơ đồ, …
+ Tài liệu phát tay, áp phích hướng dẫn thực hành, tài liệu tham khảo có liên
quan đến mô đun.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Kiểm tra định kỳ
Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện, đảm bảo
an toàn trong quá trình thực hiện và bài báo cáo thực hành để đánh giá cho từng
bài thực hành.
20


- Kiểm tra kết thúc mô đun:
Tổ chức kiểm tra phần thực hành kết hợp với vấn đáp những kiến thức lý
thuyết liên quan đến mô đun.

2. Nội dung đánh giá
+ Các biện pháp làm đất trước khi trồng lúa.
+ Thao tác các phương pháp ngâm ủ lúa đúng kỹ thuật.
+ Thao tác sạ lúa, cấy lúa đúng kỹ thuật.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Chương trình Mô đun được sử dụng để giảng dạy cho nghề Trồng lúa
năng suất cao, trình độ dưới 3 tháng.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun
Mô đun này gồm phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song
vừa học lý thuyết, vừa học thực hành cho từng phương pháp phân tích để học
viên dễ tiếp thu bài và gây hứng thú trong học tập, sử dụng giáo án tích hợp để
giảng dạy.
+ Giáo viên nên sử dụng, kết hợp nhiều phương pháp, nhưng chú trọng
phương pháp giảng dạy có sự tham gia để phát huy khả năng tư duy và sáng tạo
của học viên.
+ Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình trong giảng dạy lý
thuyết để học viên nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng.
+ Giáo viên thực hiện thao tác mẫu và miêu tả từng bước một trên những
dụng cụ thiết bị, máy móc đã nêu trong phần lý thuyết một cách chậm rãi theo
trật tự lôgíc của bài thực hành.
+ Học viên quan sát những kỹ năng của giáo viên làm, sau đó học viên
làm theo và làm nhiều lần.
+ Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong
thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân.
+ Giáo viên kiểm tra xem các kỹ năng mà học viên đã thực hiện đã đạt
yêu cầu chưa.
+ Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những khó
khăn và sai sót có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.


21


3. Tài liệu tham khảo
- Chương trình dạy nghề: Trồng lúa năng suất cao - Trình độ Sơ cấp
nghề.(Phê duyệt tại Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng 10 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).
- Website: ongnghiepphattriennongthon
- Website:
- Website: huattrongluacannangsuatcao
- Website: himinhcity/quanlydichbenhhailua
* Kế thừa các tài liệu tham khảo của các tác giả
- Giáo trình Kỹ thuật trồng lúa năng suất cao - Bộ Nông nghiệp 1992.
- Giáo trình Kỹ thuật trồng lúa, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2005.
- Giáo trình Đại cương về cây lúa, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2010.
- Bài giảng cây lương thực, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2011.

22


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC LÚA
Mã mô đun: MĐ03
Nghề: Trồng lúa năng suất cao

23


Thời gian mô đun: 84 giờ
(Lý thuyết: 24 giờ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
Là mô đun thứ ba nằm trong chương trình đào tạo nghề Trồng lúa năng
suất cao được bố trí để giúp học viên thao tác được cách dặm lúa, làm cỏ, quản
lý nước khi trồng lúa. Đồng thời giới thiệu cho học viên các phương pháp quản
lý dịch hại tổng hợp khi trồng lúa đúng kỹ thuật.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Học xong mô đun này người học có năng lực:
+ Dặm lúa, làm cỏ, quản lý nước, bón phân cho cây lúa đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Áp dụng được các phương pháp phòng trừ cỏ dại hại lúa.
+ Áp dụng được các phương pháp phòng trừ côn trùng hại lúa.
+ Áp dụng được các phương pháp phòng trừ bệnh hại lúa.
+ Áp dụng được các phương pháp phòng trừ động vật hại lúa.
+ Áp dụng được các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để thâm canh cây lúa.
+ Có tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
TT

Nội dung

Tổng số

Thời gian

Thực
Kiểm
thuyết
hành
tra
02

04
02
04
03
08
01
04
08
03
08
01
04
08
03
08
01

06
Dặm lúa
06
Quản lý nước cho cây lúa
12
Phòng trừ cỏ dại hại lúa
Bón phân cho lúa
12
12
Phòng trừ côn trùng hại lúa
12
Phòng trừ bệnh hại lúa
12

Phòng trừ động vật hại lúa
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật
12
03
08
01
8 tiên tiến để thâm canh lúa
Tổng
84
24
56
04
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được
tính bằng giờ thực hành.
1
2
3
4
5
6
7

2. Nội dung chi tiết
Bài 1. Dặm lúa
Thời gian: 06 giờ (Lý thuyết: 02 giờ; Thực hành: 04 giờ; Kiểm tra: 0 giờ)
24


Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:

- Xác định được diện tích ruộng lúa cần dặm
- Thao tác dặm lúa đúng yêu cầu kỹ thuật
Nội dung lý thuyết:
1. Dặm lúa là gì?
2. Gieo mạ dự phòng để cấy dặm
3. Xác định diện tích ruộng lúa cần dặm
4. Chuẩn bị nhân công để cấy dặm
5. Chuẩn bị mạ để cấy dặm
6. Cấy dặm
7. Bón phân sau dặm
Nội dung thực hành:
1. Dặm lúa ở ruộng sạ vào thời điểm nào là thích hợp?
a. Sau khi sạ 10-15 ngày
b. Sau khi sạ 18-22 ngày
c. Sau khi sạ 25 ngày
2. Dặm lúa ở ruộng cấy vào thời điểm nào là thích hợp?
a. Sau khi cấy 05 - 07 ngày
b. Sau khi cấy 10-14 ngày
c. Sau khi cấy 15 ngày
3. Diện tích lúa trong ruộng bị trống như thế nào thì cần phải dặm?
a. Diện tích lúa bị trống nhỏ hơn 1m2
b. Diện tích lúa bị trống lớn hơn 1m2
c. Cả a và b
4. Sau khi dặm, cần bón thêm phân nào cho chổ ruộng mới dặm?
a. Phân urê
b. Phân lân
c. Phân kali
6. Chuẩn bị mạ và cấy dặm vào ruộng bị trống
Bài 2. Quản lý nước cho cây lúa
Thời gian: 06 giờ (Lý thuyết: 02 giờ; Thực hành: 04 giờ; Kiểm tra: 0 giờ)

Mục tiêu:
Học xong bài này học viên có khả năng:

25


×