Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Nghề 5 nuôi và phòng trị bệnh cho trâu bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.34 KB, 53 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG BÌNH

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG
NGHỀ: NUÔI VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO TRÂU, BÒ
(Phê duyệt tại Quyết định số 913/QĐ-SNN ngày 29 tháng 12 năm 2014
Của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình)

QUẢNG BÌNH, NĂM 2014


CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
NUÔI, PHÒNG TRỊ BỆNH CHO TRÂU, BÒ
(Phê duyệt tại Quyết định số 913 /QĐ-SNN ngày 29 tháng 12 năm
2014
Của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình)
Nghề đào tạo: Nuôi và phòng, trị bệnh cho trâu, bò
Trình độ đào tạo: Dạy nghề dưới 3 tháng
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề
cần học.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04 mô đun.
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
a. Kiến thức:
- Trình bày được kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc trâu bò đực giống, cái
sinh sản và trâu bò thịt.
- Mô tả được triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và phương pháp phòng và
trị bệnh thường gặp ở trâu, bò.
b. Kỹ năng:
- Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò


- Xác định được nguyên nhân, triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán và
phòng, trị bệnh thường gặp ở trâu, bò.
c. Thái độ:
- Chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực
chăn nuôi và phòng - trị bệnh cho trâu, bò.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Cơ hội việc làm
Sau khóa học, người học có thể tự tổ chức chăn nuôi trâu, bò ở quy mô hộ
gia đình, nhóm hộ gia đình, hợp tác xã và làm việc tại các cơ sở chăn nuôi trâu, bò.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC
TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 1,5 tháng
- Thời gian học tập: 6 tuần
- Thời gian thực học: 210 giờ


- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, thi kết thúc khóa học: 30 giờ (trong
đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ).
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
* Thời gian học tập: 240 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 210 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 60 giờ
+ Thời gian học thực hành: 150 giờ
- Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, thi kết thúc khóa học: 30 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ
PHÂN BỐ THỜI GIAN

MH,



Thời gian đào tạo (giờ)
Tên môn học, mô đun

Tổng
số

Trong đó

thuyết

Thực
hành

Kiểm
tra

MĐ 01 Nuôi trâu, bò đực giống

44

12

30

2

MĐ 02 Nuôi trâu, bò cái sinh sản

60


16

42

2

MĐ 03 Nuôi trâu, bò thịt

44

12

30

2

MĐ 04 Phòng và trị bệnh cho trâu, bò

72

20

48

4

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa
học
Tổng cộng


20
240

20
60

150

30

Ghi chú: Thời gian kiểm tra hết mô đun, ôn và kiểm tra kết thúc khoá học
được tính vào giờ thực hành của khóa học.
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
(Nội dung chi tiết chương trình mô đun kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ
DƯỚI 3 THÁNG
1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn, mô đun đào tạo nghề; thời gian,
phân bố thời gian và chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề:
Chương trình dạy nghề dưới 3 tháng, nghề “nuôi và phòng, trị bệnh cho
trâu, bò” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi


học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở
lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp giấy chứng nhận học nghề.
Chương trình có 4 mô đun như sau:
- Mô đun 01: “Nuôi trâu, bò đực giống” có thời gian đào tạo là 44 giờ,
trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 30 giờ, kiểm tra 2 giờ. Mô đun được xây
dựng trên cơ sở thích hợp giữa kiến thức, kỹ năng cơ bản về xác định điều kiện
chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống.

- Mô đun 02: “Nuôi trâu, bò cái sinh sản” có thời gian đào tạo là 60 giờ,
trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 42 giờ, kiểm tra 2 giờ. Mô đun được xây
dựng trên cơ sở tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng cơ bản về xác định điều kiện
chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản.
- Mô đun 03: “Nuôi trâu, bò thịt” có thời gian đào tạo là 44 giờ, trong đó
lý thuyết 12 giờ, thực hành 30 giờ, kiểm tra 2 giờ. Mô đun được xây dựng trên
cơ sở tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng cơ bản về xác định điều kiện chăn nuôi,
giống, thức ăn, nuôi dưỡng và nuôi vỗ béo trâu, bò thịt.
- Mô đun 04: “Phòng và trị bệnh cho trâu, bò” có thời gian đào tạo là 72
giờ, trong đó lý thuyết 20 giờ, thực hành 48 giờ, kiểm tra 4 giờ. Mô đun được
xây dựng trên cơ sở tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng cơ bản về xác định nguyên
nhân, triệu chứng và phương pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở trâu, bò.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp
TT

Mô đun kiểm tra

Hình thức kiểm tra

Thời gian kiểm tra
Không quá 60 phút

Kiến thức, kỹ năng nghề
1

Lý thuyết nghề

Vấn đáp hoặc trắc nghiệm

2


Thực hành nghề

Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 8 giờ

3. Các chú ý khác:
Tổ chức lớp học vào thời điểm nông nhàn, tại thôn bản hoặc cơ sở chăn
nuôi. Số học viên bố trí khoảng 35 người/lớp (có thể thay đổi cho phù hợp với
tình hình cụ thể).


Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi tham
quan các cơ sở nuôi trâu, bò; nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hoạt động
văn hóa, thể thao khác khi có đủ điều kiện.


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Nuôi trâu, bò đực giống
Mã số mô đun: MĐ 01


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 44 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 30 giờ; kiểm tra: 2
giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Nuôi trâu bò đực giống là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào
tạo nghề dưới 3 tháng, nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò.
- Mô đun giới thiệu những nội dung cơ bản về xác định điều kiện chăn

nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Học xong mô đun này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức
ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống.
- Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi
dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống.
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:

TT

Tên chương, mục

Tổng số
8

Thời gian
Thực

hành,
thuyết
bài
tập
2
6

3


Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi trâu,
bò đực giống
Chọn giống trâu, bò đực
Chuẩn bị thức ăn cho trâu, bò
đực giống

4

Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống

6

2

3

5

Chăm sóc trâu, bò đực giống

6

2

4

6

Kiểm tra kết thúc mô đun


2

1
2

Kiểm
tra

12
10

3
3

8
7

1

1

2


Cộng
2. Nội dung chi tiết:

44

12


Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi trâu bò đực giống

28

4

Thời gian: 8 giờ

Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về chuẩn bị chuồng trại chăn nuôi trâu, bò đực
giống
- Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò đực giống
đúng kỹ thuật
A. Lý thuyết

Thời gian: 2 giờ

1. Chuẩn bị chuồng trại
1.1. Vị trí chuồng nuôi
1.2. Hướng chuồng nuôi
1.3. Kiểu chuồng
2. Dụng cụ chăn nuôi
2.1. Máng ăn
2.2. Máng uống
2.3. Dụng cụ vệ sinh
B. Thực hành

Thời gian: 6 giờ


Bài tập 1: Nhận biết chuồng trại nuôi trâu, bò đực giống Thời gian: 3 giờ
+ Dụng cụ và vật liệu thực hành:
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi trâu, bò đực
giống.
- Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống.
- Băng hình về trại chăn nuôi trâu, bò đực giống.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung
- Nhận biết vị trí chuồng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống qua mô hình,
tranh ảnh, hình vẽ và tham quan trang trại nuôi trâu, bò đực giống.
- Nhận biết kiểu, hướng chuồng nuôi trâu, bò đực giống và tính diện tích
chuồng nuôi theo quy mô đàn.


Bài tập 2: Nhận biết dụng cụ chăn nuôi trâu, bò đực giống

Thời gian: 3 giờ

+ Dụng cụ và vật liệu thực hành:
- Tranh ảnh, mô hình, bản vẽ các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ
sinh trong chăn nuôi trâu, bò đực giống.
- Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống.
- Băng hình về cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
- Máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể
+ Nội dung
- Nhận biết máng ăn, máng uống trong chăn nuôi trâu, bò đực giống qua
mô hình, tranh ảnh, băng hình và tham quan trang trại nuôi trâu, bò đực giống.
- Nhận biết các dụng cụ vệ sinh chuống trại, vệ sinh thân thể và hầm khí
Bioga trong chăn nuôi trâu, bò đực giống.

Bài 2. Chọn giống trâu, bò đực

Thời gian: 12 giờ

Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được đặc điểm một số giống trâu bò đực
- Xác định được giống trâu, bò đực theo yêu cầu kỹ thuật.
A. Lý thuyết

Thời gian: 3 giờ

1. Giới thiệu một số giống trâu đực
1.1. Giống trâu nội
1.2. Giống trâu nhập nội
2. Giống bò đực
2.1. Giống bò đực nội
2.2. Giống bò đực nhập nội
3. Chọn trâu, bò đực làm giống
3.1. Chọn trâu đực làm giống
3.2. Chọn bò đực làm giống
B. Thực hành

Thời gian: 9 giờ


Bài tập 1: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống
Việt Nam và trâu Mura.

Thời gian: 4,5 giờ


+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi trâu đực giống
Việt Nam và Mura.
- Trại chăn nuôi trâu giống.
- Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu, bò đực giống
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
- Trâu mura và trâu đực giống Việt Nam
+ Nội dung
- Đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam qua mô hình,
tranh ảnh, băng hình và trâu đực giống đang nuôi tại cơ sở.
- Đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Mura qua mô hình, tranh
ảnh, băng hình và trâu đực giống đang nuôi tại cơ sở.
Bài tập 2: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống
chuyên thịt.

Thời gian: 4,5 giờ

+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình về các giống bò Brahman, Drought Master,
Charolais và bò Lymousin.
- Bò đực giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Lymousin.
- Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất giống Brahman, Drought
Master, Charolais và bò Lymousin.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung
- Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Brahman qua mô
hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống.
- Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Drought Master qua
mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống.
- Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Charolais qua mô

hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống.


- Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Lymousin qua mô
hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống.
Bài 3. Chuẩn bị thức ăn cho trâu bò đực giống

Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu: học xong bài học này, người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống.
- Xác định được thức ăn cho trâu, bò đực giống theo yêu cầu kỹ thuật.
A. Lý thuyết

Thời gian: 3 giờ

1. Xác định thức ăn thô, xanh
1.1. Xác định thức ăn thô
1.2. Xác định thức ăn xanh
2. Xác định thức ăn tinh
2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm
2.2. Xác định thức ăn củ quả.
2.3. Xác định thức ăn hỗn hợp
3. Xác định thức ăn bổ sung
3.1. Ure
3.2. Khoáng và Vitamin
B. Thực hành

Thời gian: 7 giờ


Bài tập 1: Ủ rơm khô bằng ure và vôi

Thời gian: 2,5 giờ

+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về rơm, rạ và phương pháp ủ
rơm rạ làm thức ăn cho trâu, bò đực giống.
- Rơm rạ và dụng cụ, ure và vôi cần thiết .
- Cơ sở chăn nuôi trâu, bò.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung
* Quy trình ủ rơm, rạ bằng ure.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.
- Bước 2: Thực hiện việc ủ rơm
- Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn


* Ủ rơm rạ bằng vôi.
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.
- Bước 2: Thực hiện việc ủ rơm
- Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn
Bài tập 2: Ủ chua thân lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống
Thời gian: 2,5 giờ
+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về cây ngô và phương pháp ủ chua
thân, lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống.
- Rơm rạ và dụng cụ, ure và vôi cần thiết.
- Cơ sở chăn nuôi trâu, bò.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung

* Quy trình ủ chua thân, lá cây ngô
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.
- Bước 2: Thực hiện việc ủ chua thức ăn xanh
- Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn
Bài tập 3: Phối trộn thức ăn tinh cho trâu, bò đực giống

Thời gian: 2 giờ

+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình nguyên liệu và phương pháp phối trộn
thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò đực giống.
- Các loại nguyên liệu cần thiết.
- Cơ sở chăn nuôi trâu, bò.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung
- Xác định công thức phối trộn
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ.
- Bước 2: Phối trộn nguyên liệu.
- Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn


Bài 4. Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống

Thời gian: 6 giờ

Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về nuôi dưỡng trâu, bò đực giống.
- Thực hiện được việc nuôi dưỡng trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật.
A. Lý thuyết


Thời gian: 2 giờ

1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng
1.1. Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm.
1.2. Xác định nhu cầu khoáng và vitamin
2. Xác định khẩu phần ăn
2.1 Xác định khẩu phần duy trì
2.2. Xác định khẩu phần sản xuất
3. Cho ăn
3.1. Cho ăn theo phương thức chăn thả.
3.2. Cho ăn theo phương thức nhốt chuồng.
B. Thực hành

Thời gian: 4 giờ

Bài tập 1: Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm cho trâu, bò đực giống
theo trọng lượng cơ thể và sức sản xuất

Thời gian: 2 giờ

+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình phương pháp đo các chiều đối với
trâu,
bò.
- Thước dây và thước gậy.
- Bảng nhu cầu dinh dưỡng gia súc, gia cầm.
- Cơ sở chăn nuôi trâu, bò.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung
Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm cho trâu, bò đực giống

- Bước 1: Tính trọng lượng của trâu, bò đực giống theo phương pháp đo kích
thước các chiều: vòng ngực, dài thân chéo (dùng thước dây, thước gậy để đo).
Trọng lượng trâu, bò được tính theo công thức:


P= VN x VN x DTC x 90
Trong đó: - P là trọng lượng con vật, đơn vị tính Kg
- VN chu vi vòng ngực, đơn vị tính mét
- DTC Dài thân chéo, đơn vị tính mét
- Bước 2: Tính nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò đực giống theo trọng lượng và
sức sản xuất đã được xác định. Cách tính như sau:
Nhu cầu năng lượng nghỉ phối bằng trọng lượng cơ thể nhân với 0,8 - 1,2
ĐVTA chia cho 100, nhu cầu chất đạm là 100 gam/ 1ĐVTA.
Nhu cầu năng lượng cho phối trung bình bằng trọng lượng co thể nhân
với 0,9 - 1,3 ĐVTĂ chia cho 100, nhu cầu chất đạm tiêu hóa 125 gam/ ĐVTA
Nhu cầu năng lượng cho phối nặng bằng trọng lượng co thể nhân với 1 1,4
ĐVTĂ chia cho 100, nhu cầu chất đạm tiêu hóa 140 - 145 gam/ ĐVTA
Cũng có thể tra trong bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò đực giống.
- Bước 3: Ghi chép số liệu thu được về năng lượng (đơn vị thức ăn), Chất đạm
tiêu hóa g/ DVTA.
Bài tập 2: Phối hợp khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống

Thời gian: 2 giờ

+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình,băng hình các loại thức ăn.
- Các loại thức ăn cho trâu, bò đực giống
- Bảng nhu cầu dinh dưỡng gia súc, gia cầm.
- Bảng giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn cho trâu, bò.
- Cân bàn, dụng cụ chăn nuôi .

- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung
Xác định khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống
- Bước 1: Xác định tiêu chuẩn ăn cho trâu, bò đực giống trên cơ sở nhu cầu dinh
dưỡng theo trọng lượng cơ thể và mức độ giao phối của đực giống (tra bảng nhu
cầu dinh dưỡng của đực giống)


- Bước 2: Xác định tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần cho trâu bò, đực
giống, Đối với mùa đông, thức ăn thô xanh chiếm 25 - 40%; thức ăn củ quả 20 30%; thức ăn tinh 40 - 45%. Mùa hè cỏ tươi xanh 35- 45%; cỏ khô 15-20% và
thức ăn tinh 35 - 45%
- Bước 3: phối hợp thử khẩu phần ăn cho con vất trên cơ sở các loại thức ăn hiện
có theo tiêu và tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần.
- Bước 4: Cho ăn và điều chỉnh khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống.
Bài 5. Chăm sóc trâu, bò đực giống

Thời gian: 6 giờ

Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về chăm sóc trâu, bò đực giống
- Thực hiện được việc chăm sóc trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật
A. Lý thuyết

Thời gian: 2 giờ

1. Vận động
1.1. Vận động kết hợp chăn thả.
1.2. Vận động kết hợp lao tác nhẹ
2. Tắm, chải
2.1. Tắm cho trâu, bò đực giống

2.2. Chải cho trâu, bò đực giống.
3. Sử dụng trâu, bò đực giống
3.1. Sử dụng trâu, bò đực giống.
3.2. Quản lý trâu, bò đực giống.
B. Thực hành

Thời gian: 4 giờ

Bài tập 1: Thực hành tắm, chải trâu, bò đực giống

Thời gian: 2 giờ

+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình,băng hình phương pháp tắm chải cho trâu, bò đực giống.
- Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống.
- Dụng cụ tắm chải.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung


- Tắm cho trâu, bò đực giống bằng vòi nước, dùng xà phòng xát lên da con vật
sau đó dùng bàn chải lông cọ, tẩy rửa chất bẩn bám trên da, sau đó phun nước
rửa sạch nước xà phòng trên cơ thể con vật, dùng vải xô lau, chùi vùng mặt,
mũi, mồm và cơ quan sinh dục đực giống.
- Chải cho trâu, bò đực giống. Dùng bàn chải, chải đều trên cơ thể con vật, từ
phải qua trái từ trên lưng xuống dưới bụng, từ trước ra sau. Đầu tiên dùng bàn
cải cứng để chải sạch chất bẩn bám trên cơ thể con vật, sau dùng bàn chải sắt
chải nhẹ nhàng hai lần theo chiều xuôi và ngược của lông.
Bài tập 2: Thực hành kiểm tra sức khỏe cho trâu, bò đực giống Thời gian: 2 giờ
+ Dụng cụ và vật liệu thực hành

- Tranh ảnh, mô hình,băng hình phương pháp kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và
cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống.
- Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống.
- Dụng cụ thú y.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung
- Kiểm tra khối lượng của con vật, bằng phương pháp đo các chiều.
- Kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và đặc biệt là cơ quan sinh dục bằng phương
pháp chẩn đoán lâm sàng.
* Kiểm tra mắt
* Kiểm tra răng, hàm.
* Kiểm tra chân.
* Kiểm tra cơ quan sinh dục
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
- Vật liệu: chuồng nuôi, thức ăn …
- Dụng cụ, phương tiện dạy học, máy vi tính, máy chiếu hắt
- Giáo trình, bài giảng, giáo án
- Hình ảnh trâu, bò đực giống, chuồng nuôi, thức ăn …
- Trang thiết bị bảo hộ lao động
- Cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống.


V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận hoặc vấn đáp khi hết mô đun
- Bài thu hoạch thực tập, thực hành
- Thi hết mô đun: viết hoặc vấn đáp
2. Nội dung đánh giá
- Trình bày nội dung về đặc điểm trâu, bò đực giống, chuồng nuôi, thức ăn
- Thực hiện được việc chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng chương trình
- Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công
việc của nghề
- Ứng dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các tình huống diễn ra trong
thực tế khi thực hiện nuôi trâu, bò đực giống
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học
- Giảng lý thuyết trên lớp
- Hướng dẫn thực hành về xác định giống, thức ăn, chuồng nuôi trâu, bò đực
giống
- Chiếu video về các giống trâu, bò đực và nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò đực
- Tổ chức cho người học thảo luận nhóm về nội dung đã được học
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý
Nội dung về nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò đực giống.
4. Tài liệu cần tham khảo
- Giáo trình chăn nuôi trâu, bò - ĐHNN - Hà Nội
- Giáo trình thức ăn chăn nuôi - ĐHNN - Hà Nội
- Giáo trình vi sinh vật chăn nuôi - ĐHNN Hà Nội
- Giáo trình giải phẫu sinh lý gia súc - Trường cao đẳng Nông Lâm.


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Nuôi trâu, bò cái sinh sản
Mã số mô đun: MĐ 02

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN


NUÔI TRÂU, BÒ CÁI SINH SẢN
Mã số mô đun: MĐ 02

Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; thực hành: 42 giờ; kiểm tra: 2
giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Nuôi trâu bò cái sinh sản là mô đun chuyên ngành trong chương trình
đào tạo nghề dưới 3 tháng, nghề nuôi và phòng, trị bệnh cho trâu, bò.
- Mô đun giới thiệu những nội dung cơ bản về xác định điều kiện chăn
nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Học xong mô đun này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức
ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản.
- Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi
dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản.
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian

TT Tên chương, mục

1
2

Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi trâu,
bò cái sinh sản
Chọn giống trâu, bò cái sinh sản

4

Xác định thức ăn cho trâu, bò cái
sinh sản

Nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản

5

Chăm sóc trâu, bò cái sinh sản

3

Tổng số

Thời gian
Thực

hành,
thuyết
bài
tập

Kiểm
tra

8

2

6

10

3


6

1

10

2

7

1

10
20

2
7

8
12

1


6

Kiểm tra kết thúc mô đun

2


Cộng

60

2
16

39

5

2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi

Thời gian: 8 giờ

Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về chuẩn bị điều kiện chăn nuôi trâu, bò cái
sinh sản
- Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản
theo yêu cầu kỹ thuật.
A. Lý thuyết

Thời gian: 2 giờ

1. Chuẩn bị chuồng trại
1.1. Vị trí chuồng nuôi
1.2. Định hướng chuồng nuôi
1.3. Kiểu chuồng nuôi

2. Dụng cụ chăn nuôi
2.1. Máng ăn
2.2. Máng uống
2.3. Dụng cụ vệ sinh
B. Thực hành

Thời gian: 6 giờ

Bài tập 1: Nhận biết chuồng trại chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản Thời gian: 3 giờ
+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi trâu, bò cái
giống.
- Trại chăn nuôi trâu, bò cái giống.
- Băng hình về trại chăn nuôi trâu, bò cái giống.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
+ Nội dung
- Nhận biết vị trí chuồng trại chăn nuôi trâu, bò cái giống qua mô hình,
tranh ảnh, hình vẽ và tham quan trang trại nuôi trâu, bò cái giống.


- Nhận biết kiểu, hướng chuồng nuôi trâu, bò cái giống và tính diện tích
chuồng nuôi theo quy mô đàn.
Bài tập 2: Nhận biết dụng cụ chăn nuôi trâu, bò cái giống

Thời gian: 3 giờ

+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Tranh ảnh, mô hình, bản vẽ các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ
sinh trong chăn nuôi trâu, bò cái giống.
- Trại chăn nuôi trâu, bò cái giống.

- Băng hình về cơ sở chăn nuôi trâu, bò cái giống.
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
- Máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể
+ Nội dung
- Nhận biết máng ăn, máng uống trong chăn nuôi trâu, bò cái giống qua
mô hình, tranh ảnh, băng hình và tham quan trang trại nuôi trâu, bò cái giống.
- Nhận biết các dụng cụ vệ sinh chuống trại, vệ sinh thân thể và hầm khí
Bioga trong chăn nuôi trâu, bò cái giống.
Bài 2. Chọn giống trâu, bò cái sinh sản

Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về chọn giống trâu, bò cái sinh sản
- Nhận biết được các loại giống trâu, bò cái sinh sản.
A. Lý thuyết
1. Giới thiệu một số giống trâu cái sinh sản
1.1. Giống trâu cái nội
1.2. Giống trâu cái nhập nội
2. Giống bò cái sinh sản
2.1. Giống bò nội
2.2. Giống bò nhập nội
3. Chọn trâu, bò cái làm giống
3.1. Chọn trâu cái làm giống
3.2. Chọn bò cái làm giống

Thời gian: 3 giờ


B. Thực hành


Thời gian: 7 giờ

Hướng dẫn những đặc điểm về giống trâu, bò cái sinh sản
+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Trại chăn nuôi trâu, bò giống.
- Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu, bò cái giống
- Máy vi tính sách tay, Projecter..
- Các giống trâu, bò cái sinh sản
+ Nội dung
- Đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu, bò cái giống Việt Nam qua mô hình,
tranh ảnh, băng hình và trâu, bò cái giống đang nuôi tại cơ sở.
Bài 3. Xác định thức ăn cho trâu bò cái sinh sản

Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu: học xong bài học này, người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về xác định thức ăn cho trâu, bò cái sinh sản.
- Xác định được thức ăn cho trâu, bò cái sinh sản theo yêu cầu kỹ thuật.
A. Lý thuyết

Thời gian: 2 giờ

1. Xác định thức ăn thô, xanh
1.1. Xác định thức ăn thô
1.2. Xác định thức ăn xanh
2. Xác định thức ăn tinh
2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm
2.2. Xác định thức ăn củ quả.
2.3. Xác định thức ăn hỗn hợp

3. Xác định thức ăn bổ sung
3.1. Ure
3.2. Khoáng và Vitamin
B. Thực hành

Thời gian: 8 giờ

Kỹ thuật trồng các giống cỏ hòa thảo trong chăn nuôi trâu, bò
+ Dụng cụ và vật liệu thực hành
- Bãi trồng cỏ


- Phân bón (Phân hữu cơ, Lân supe, đạm urê ...)
- Giống cỏ hòa thảo
- Máy bơm, dụng cụ tưới nước
- Dụng cụ làm đất
+ Nội dung
Trình tự các bước
Bước 1. Chọn thời vụ gieo trồng:
Trồng trong mùa mưa, nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa.
Bước 2. Chuẩn bị đất: Cày đất ở độ sâu 20-25cm, bừa và cày ải 2 lần để làm cho
đất tơi, vơ cỏ dại và san phẳng mặt đấtt trồng. Rạch hàng sâu 15-20cm, khoảng
cách hàng 50-80cm.
Bước 3. Chuẩn bị phân bón: Đầu tư cho 1ha cỏ trồng: Phân hữu cơ hoai mục:
15-20 tấn; Lân supe: 400-500 kg; KCL: 150-200kg; Đạm urê: 400-500 kg.
Các loại phân hữu cơ, phân lân dùng bón lót theo hàng; phân đạm và kaly
được chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc.
Bước 4. Chuẩn bị giống: Sử dụng loại thân giống có độ tuổi 80-100 ngày và
được chặt vát thành hom có độ dài 50 - 60cm/hom. Mỗi hom có từ 3-5 mắt
mầm.

Bước 5. Kỹ thuật trồng cỏ: Đặt hom theo long rãnh, đặt hom này gối lên nửa
hom kia nối tiếp nhau, sau đó dùng cuốc lấp đất kín hom một lớp khoảng 3-5cm
và đảm bảo mặt đất phẳng sau khi lấp hom
Bước 6. Chăm sóc: Sau khi trồng 10-15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm.
Trồng dặm những hom chết và làm cỏ phá váng. Dùng cuốc làm cỏ dại trước khi
cỏ lên cao. Dùng urê bón thúc khi cỏ ở giai đoạn 30 ngày tuổi.
Bước 7. Thu hoạch: Thảm cỏ được thu hoạch khi cỏ đạt 2,5 tháng tuổi (cây có
thân cứng). Các lứa tái sinh thường thu hoạch khi thảm cỏ sinh trưởng có độ
cao trung bình 80 - 100cm.
Bài 4. Nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản.

Thời gian: 10 giờ

Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản.


- Nuôi dưỡng được trâu, bò cái sinh sản đúng kỹ thuật.
A. Lý thuyết

Thời gian: 2 giờ

1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng
1.1. Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm.
1.2. Xác định nhu cầu khoáng
2. Xác định khẩu phần ăn
2.1 Xác định khẩu phần duy trì
2.2. Xác định khẩu phần mang thai, tích lũy và sản xuất
3. Cho ăn
3.1. Cho ăn theo phương thức chăn thả

3.2. Cho ăn theo phương thức nhốt chuồng.
B. Thực hành

Thời gian: 8 giờ

Ủ rơm bằng đạm ure
- Dụng cụ và vật liệu thực hành
+ Nguyên liệu để ủ:
Rơm khô = 100kg Đạm ure = 2,5 kg
Vôi đã tôi = 0,5kg Muối ăn = 0,5kg
Nước sạch = 70 - 80 lít
+ Chuẩn bị dụng cụ để ủ:
Cân đồng hồ, Chậu to, Xô đựng nước, Ô doa
Túi nilon hoặc bao tải dứa lành và dây buộc miệng túi
Mảnh nilong để phủ kín rơm đã chế biến, nếu ủ rơm nhiều trên sân gạch,
hoặc trên nền nhà kho, nền chuồng sạch không đọng nước đều được.
- Nội dung
+ Kỹ thuật ủ:
Bước 1 : Rải rơm lên bạt, hoặc lên sân gạch, sân betông dày khoảng 15 - 20cm
Bước 2: Tưới nước đã hòa ure + vôi + muối đảo rơm thật đều cho rơm thấm đều,
nếu không rơm vẫn còn khô.
Bước 3: Lần lượt như vậy trải rơm lại tưới khi nào hết nguyên liệu thì cho vào
bao tải buộc kín miệng lại cất vào chỗ khô ráo


+ Cách cho ăn:
Sau khi ủ 10-15 ngày thì lấy ra cho trâu, bò ăn. Lấy ra xong, còn lại phải
buộc hoặc đậy kín lại
Rơm ủ đảm bảo chất lượng phải có màu vàng đậm, không có mùi mốc,
rơm ẩm, mềm.

Có thể trộn lẫn với cỏ xanh cho dễ ăn. cho vào máng ăn hoặc chỗ sạch
Bài 5. Chăm sóc trâu, bò cái sinh sản

Thời gian: 20

giờ
Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng
- Trình bày được nội dung về chăm sóc trâu, bò cái sinh sản
- Thực hiện được việc chăm sóc trâu, bò cái sinh sản đúng kỹ thuật.
A. Lý thuyết

Thời gian: 7 giờ

1. Chăm sóc trâu, bò cái chờ phối
1.1.Vận động
1.2. Tắm, chải
1.3. Vệ sinh chuồng trại
1.4. Phát hiện động dục
2. Chăm sóc trâu, bò cái mang thai
2.1. Vệ sinh chuồng trại
2.2. Vệ sinh thân thể.
2.3. Đỡ đẻ cho trâu, bò.
B. Thực hành

Thời gian: 13 giờ

Chăm sóc trâu bò cái sinh sản
- Dụng cụ và vật liệu thực hành
+ Băng hình phương pháp vận động, tắm chải cho trâu, bò cái sinh sản
+ Trại chăn nuôi trâu, bò cái giống

+ Trâu bò cái ở thời kỳ động dụng, thời kỳ mang thai và giai đoạn sinh con.
+ Dụng cụ thú y.
+ Thuốc thú y
+ Dụng cụ đỡ đẻ cho trâu bò


×