Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

GIÁM ĐỊNH BỆNH hại TRÊN cây LAN ý (spathiphyllum patinii brown), BẠCH mã HOÀNG tử (aglaonema commutatum schott vạn NIÊN THANH (dieffenbachia amoena schott) tại THỊ xã SA đéc ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ MINH NHỰT

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY LAN Ý (Spathiphyllum patinii Brown),
BẠCH MÃ HOÀNG TỬ (Aglaonema commutatum Schott
VẠN NIÊN THANH (Dieffenbachia amoena Schott)
TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP

Luận ăn tốt nghiệp
Kỹ sư: Hoa Viên & Cây Cảnh

Cần Thơ – 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận ăn tốt nghiệp
Kỹ sư: Hoa Viên & Cây Cảnh

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY LAN Ý (Spathiphyllum patinii Brown),
BẠCH MÃ HOÀNG TỬ (Aglaonema commutatum Schott
VẠN NIÊN THANH (Dieffenbachia amoena Schott)
TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN


PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy

Nguyễn Thị Minh Nhựt
MSSV: 3083745
Lớp: TT0879A1

Cần Thơ – 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Hoa viên và Cây cảnh với đề tài:
“GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY LAN Ý (Spathiphyllum patinii Brown),

BẠCH MÃ HOÀNG TỬ (Aglaonema commutatum Schott
VẠN NIÊN THANH (Dieffenbachia amoena Schott)
TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP”

Do sinh viên NGUYỄN THỊ MINH NHỰT thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày .…tháng….năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy

iii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Hoa viên và Cây cảnh với đề tài:
“GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY LAN Ý (Spathiphyllum patinii Brown),

BẠCH MÃ HOÀNG TỬ (Aglaonema commutatum Schott
VẠN NIÊN THANH (Dieffenbachia amoena Schott)
TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP”

Do sinh viên NGUYỄN THỊ MINH NHỰT thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng
chấm luận văn tốt nghiệp và đã được thông qua.
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:………………………….. …..
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp:…………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………….…………………………………………………………………………….

Duyệt khoa
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012
Chủ tịch Hội Đồng

iv



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Nhựt

v


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

1. Tiểu Sử Cá Nhân
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Nhựt
Sinh ngày: 23-10-1990
Nơi sinh: Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Nhu
Họ và tên mẹ: Trần Thị Gấm
2. Quá Trình Học Tập
1996 – 2001: học tại trường tiểu học Ngô Quyền, Quận Ninh Kiều, Thành phố
Cần Thơ.
2001 – 2005: học tại trường trung học cơ sở Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố
Cần Thơ.
2005 – 2008: học tại trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, Quận Ninh
Kiều, Thành phố Cần Thơ.
2008 – 2012: học tại trường Đại học Cần Thơ, ngành Hoa viên - Cây cảnh khóa
34, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.


vi


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng cha mẹ suốt đời nuôi nấng và dạy dỗ con khôn lớn nên người.
Mãi mãi biết ơn cô Trần Thị Thu Thủy người đã gợi ý đề tài, tận tình hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ, cho em những lời khuyên hết sức bổ ích trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn:
 Thầy Phạm Phước Nhẫn, cô Lê Minh Lý – cố vấn học tập đã dìu dắt, giúp đỡ
em trong những năm học vừa qua.
 Anh Lê Thanh Toàn, chị Trần Thị Thanh Vân và chị Nguyễn Thị Hàn Ni đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em
trong suốt quá trình làm luận văn.
Thân gửi đến các bạn lớp Hoa viên cây cảnh K34 và toàn thể sinh viên Khoa
Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng lời chúc tốt đẹp nhất.

NGUYỄN THỊ MINH NHỰT

vii


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang


Danh sách bảng

x

Danh sách hình

xi

Tóm lược

xiii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY BỘ MÔN

2

1.2

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT


3

1.2.1

Cây Lan ý (Spathiphyllum patinii Brown)

3

1.2.2

Cây Bạch mã hoàng tử (Aglaonema commutatum Schott)

4

1.2.3
1.3

Cây Vạn niên thanh (Dieffenbachia amoena Schott)
THÀNH PHẦN BỆNH TRÊN CHI SPATHIPHYLLUM, AGLAONEMA

5
6

VÀ DIEFFENBACHIA ĐƯỢC GHI NHẬN

1.4

1.3.1

Chi Spathiphyllum


6

1.3.2

Chi Aglaonema

6

1.3.3

Chi Dieffenbachia

7

LƯỢC KHẢO TRIỆU CHỨNG MỘT SỐ BỆNH QUAN TRỌNG TRÊN

8

CHI SPATHIPHYLLUM, AGLAONEMA VÀ DIEFFENBACHIA
1.4.1

Chi Spathiphyllum

8

1.4.2

Chi Aglaonema


9

1.4.3

Chi Dieffenbachia

10

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

11

2.1

PHƯƠNG TIỆN

11

2.2

PHƯƠNG PHÁP

13

2.2.1

Phương pháp điều tra

13


viii


2.2.2

Phương pháp thu mẫu và đánh giá bệnh

13

2.2.3

Phương pháp giám định

14

2.2.4

Phương pháp áp dụng khi giám định

14

2.2.5

Xác định tên tác nhân gây bệnh

16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1


3.2

19

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH HẠI TRÊN BA LOẠI KIỂNG

19

3.1.1

Cây Lan ý

19

3.1.2

Cây Bạch mã hoàng tử

23

3.1.3

Cây Vạn niên thanh

27

KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

30


3.2.1

Cây Lan ý

30

Bệnh thán thư

30

Bệnh đốm rong

31

Bệnh đốm lá

32

Bệnh đốm lá do nấm Myrothecium

33

Cây Bạch mã hoàng tử

35

Bệnh thán thư

35


Bệnh đốm lá do nấm Myrothecium

39

Bệnh đốm lá do vi khuẩn

41

Bệnh đốm rong

43

Bệnh cháy xám

44

Cây Vạn niên thanh

46

Bệnh thán thư

46

Bệnh đốm vi khuẩn

49

3.2.2


3.2.3

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH BẢNG
BẢNG

TỰA BẢNG

TRANG

2.1

Phân cấp mức độ bệnh (Bộ môn Bảo vệ Thưc vật, ĐHCT)

13

3.1

Mức độ bệnh trên cây Lan ý

21


3.2

Mức độ bệnh trên cây Bạch mã hoàng tử

25

3.3

Mức độ bệnh trên cây Vạn niên thanh

29

x


DANH SÁCH HÌNH
TỰA HÌNH

HÌNH
1.1
1.2
1.3
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
3.4

3.5

TRANG

Cây Lan ý
Cây Bạch mã hoàng tử
Cây Vạn niên thanh

3

Phương pháp nuôi cấy trên lam
Sơ đồ quy trình giám định bệnh do Nấm

15
17
18

4
5

Sơ đồ quy trình giám định bệnh do Vi Khuẩn
Triệu chứng và tác nhân bệnh Thán thư trên cây Lan ý
Triệu chứng và tác nhân gây bệnh Đốm rong trên cây Lan ý
Triệu chứng và tác nhân bệnh Đốm lá trên cây Lan ý
Triệu chứng và tác nhân bệnh Đốm lá do nấm Myrothecium
trên cây Lan ý
Triệu chứng và tác nhân bệnh Thán thư trên cây Bạch mã

31
32

33
34
36

hoàng tử.
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13

Giai đoạn sinh sản hữu tính của nấm Colletotrichum
Triệu chứng và tác nhân gây bệnh Thán thư trên cây Bạch mã
hoàng tử.

38
38

Triệu chứng và tác nhân bệnh Đốm lá do nấm Myrothecium
trên cây Bạch mã hoàng tử
Triệu chứng và tác nhân bệnh Đốm lá do vi khuẩn trên cây
Bạch mã hoàng tử

40

Cây Bạch mã hoàng tử được chủng bệnh nhân tạo trong
phòng thí nghiệm

Triệu chứng và tác nhân bệnh Đốm rong trên cây Bạch mã
hoàng tử
Triệu chứng và tác nhân bệnh Cháy xám trên cây Bạch mã

43

hoàng tử
Triệu chứng và tác nhân bệnh Thán thư trên cây Vạn niên
thanh

xi

42

44
45
47


3.14

Triệu chứng và tác nhân bệnh Thán thư trên cây Vạn niên
thanh

48

3.15
3.16

Triệu chứng bệnh Đốm vi khuẩn trên cây Vạn niên thanh

Tác nhân gây bệnh Đốm vi khuẩn trên cây Vạn niên thanh

50
51

xii


NGUYỄN THỊ MINH NHỰT, 2012. “Giám định bệnh hại trên cây Lan ý
(Spathiphyllum patinii Brown), Bạch mã hoàng tử (Aglaonema commutatum Schott)
và Vạn niên thanh (Dieffenbachia amoena Schott) tại thị xã Sa Đéc - Đồng Tháp”.
Luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại
học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy
TÓM LƯỢC
Đề tài “Giám định bệnh hại trên cây Lan ý (Spathiphyllum patinii N.E.Br), Bạch
mã hoàng tử (Aglaonema commutatum Schott) và Vạn niên thanh (Dieffenbachia
amoena Schott) tại thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp” được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12
năm 2011 tại nhà lưới Bộ môn Bảo vệ Thực vật khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
dụng nhằm mục đích đánh giá mức độ bệnh và xác định thành phần bệnh hại trên một
số loại hoa kiểng lá có giá trị kinh tế làm cơ sở cho việc tìm các biện pháp phòng trị
trong tương lai.
Nội dung nghiên cứu gồm: điều tra mức độ bệnh qua các tháng và xác định thành
phần bệnh trên 3 loại kiểng. Công tác điều tra và thu mẫu được thực hiện tại phường
Tân Qui Đông, thị xã Sa Đéc - Đồng Tháp. Chỉ tiêu ghi nhận dựa vào thang đánh giá
mức độ bệnh của bộ môn Bảo vệ Thực vật và xác định thành phần bệnh hại dựa vào 4
bước của quy tắc Koch.
Kết quả điều tra và giám định ghi nhận tổng cộng có 7 bệnh gây hại trên 3 loại
cây kiểng nêu trên bao gồm các bệnh do nấm, vi khuẩn và tảo. Các bệnh gây hại rất
nặng với mức độ (+++) có bệnh thán thư (Colletotrichum spp.), bệnh đốm lá do vi
khuẩn (Pseudomonas sp.) và bệnh đốm lá vi khuẩn (Erwinia sp.). Các bệnh gây hại

nặng (++) có bệnh đốm lá do nấm Myrothecium (Myrothecium sp.), bệnh đốm rong
(Cephaleuros sp.), bệnh gây hại ở mức thấp hơn (+) là bệnh đốm lá (Cercospora sp.),
và bệnh cháy xám (Botryodiplodia sp.). Trong đó, bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum spp. gây ra là bệnh gây hại phổ biến nhất. Bệnh gây hại nặng nhất vào
tháng 10 ở mức độ (+++) trên ba loại kiểng.

xiii


MỞ ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, đời sống vật chất của
người dân càng được cải thiện. Song song đó, đời sống tinh thần cũng được quan
tâm nhiều hơn, điển hình là nhu cầu chơi cây cảnh, kiểng lá màu của người dân
ngày càng nhiều. Do vậy, việc trồng hoa kiểng đã trở nên phổ biến và mặt hàng hoa
kiểng ngày càng có chỗ đứng vững chắc hơn trên thị trường.
Hiện nay, ngành sản xuất hoa cây cảnh trên thế giới đang phát triển một cách
mạnh mẽ và đã trở thành một ngành thương mại mang lại lợi nhuận cao. Sản xuất
hoa cây cảnh đã mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa, trong
đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghề trồng hoa kiểng rất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu cây
trồng của nước ta hiện nay và khi nói đến hoa và cây kiểng miền Nam, người ta
không thể không nghĩ đến địa danh Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Với truyền thống hơn
trăm năm về việc trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống, Sa Đéc đã trở thành một
địa danh nổi tiếng khắp cả nước về nghề trồng hoa kiểng và người dân nơi đây sống
chủ yếu bằng nghề trồng hoa, cây cảnh. Một trong những loại hoa kiểng được ưa
chuộng hiện nay chính là kiểng lá màu. Họ Môn cũng là một trong những họ kiểng
lá được trồng phổ biến trong nhà, chúng không những dễ trồng, đa dạng về chủng
loại, màu sắc mà còn phù hợp với nhiều mục đích sử dụng (làm cảnh, kinh
doanh…).
Tuy nhiên, việc trồng và chăm sóc các loại kiểng lá đang gặp một số khó khăn

do côn trùng hay bệnh hại gây nên. Bệnh trên hoa kiểng do tác nhân nào gây ra và
triệu chứng như thế nào thì hiện nay rất ít công trình nghiên cứu về bệnh hại trên
các loại kiểng lá. Do đó đề tài “Giám định bệnh hại trên cây Lan ý (Spathiphyllum
patinii Brown), Bạch mã hoàng tử (Aglaonema commutatum Schott) và Vạn niên
thanh (Dieffenbachia amoena Schott) tại thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp” được thực hiện
nhằm mục đích đánh giá mức độ bệnh và xác định thành phần bệnh hại trên một số
loại hoa kiểng lá có giá trị kinh tế làm cơ sở cho việc tìm các biện pháp phòng trị
trong tương lai.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÂY THUỘC BỘ MÔN
 Bộ Môn hay còn gọi là Bộ Ráy (Arales) gồm 2 họ: Araceae và Lemnaceae.
Trong bộ này phần lớn là cây thân củ hoặc thân rễ, sống nhiều năm. Hoa có kích
thước nhỏ, tiêu giảm, lưỡng tính hoặc đơn tính tập hợp thành bông đơn, có mo mọc
ở ngoài, đa số chúng thường sống trên cạn, ít sống ở nước (Võ Văn Chi và Dương
Đức Tiến, 1978; Đặng Minh Quân, 2010).
Họ Araceae còn gọi là họ Ráy có 110 chi và khoảng 2000 loài, phân bố chủ
yếu ở vùng nhiệt đới và vùng á nhiệt đới. Họ Ráy ở nước ta có 21 chi và có khoảng
77 loài, trong đó phần lớn thuộc nhóm thân ngầm, cây ưa bóng, sống trên cạn,
dưới nước hay trong môi trường nửa cạn nửa nước (Võ Văn Chi và Dương Đức
Tiến, 1978).
Cây thường có dạng thân cỏ, sống được nhiều năm, phần gốc phình thành củ
lớn, có nhiều đốt, mỗi đốt có một lá, một vòng rễ và một mắt có thể phát triển thành
nhánh (sinh củ con). Hệ thống gân lá có hình song hành hay mạng chân vịt, gân lá
thường nổi rõ ở mặt dưới phiến lá, gân phụ có hình vòng cung. Một số loài còn có
dạng dây leo, sống phụ sinh, lá có hình khiên, gốc hình tim; cuống lá mập, dài và có

bẹ lá; lá mọc chụm từ đầu thân rễ, mọc cách hay mọc đứng; phiến lá rộng, thường
xẻ thùy hoặc nguyên (Đặng Minh Quân, 2010).
Tính chất đặc trưng nhất của họ Ráy là phát hoa. Phát hoa là một buồng không
chia nhánh, cụm hoa to, gốc cụm hoa mang một lá bắc lớn gọi là mo (spathe)
thường bao lấy bông, lá bắc thường có nhiều màu sắc; ở một số loài khác, lá này có
màu xanh lục. Đa số loài ở họ Ráy, lá bắc có màu tươi làm cho cụm hoa nổi bậc
khiến cho sâu bọ dễ tìm thấy giúp cho quá trình thụ phấn tốt hơn (Võ Văn Chi và
Dương Đức Tiến, 1978). Hoa lưỡng tính có bao hoa, còn hoa đơn tính thì bao hoa
giảm hoặc không có bao hoa. Trên trục phát hoa có 4 phần, phần hoa cái dưới
cùng, phía trên là phần không sinh sản, trên nữa là phần hoa đực dài gấp đôi
phần hoa cái (cách nhau một đoạn không sinh sản) và trên cùng là phần sinh sản

2


(nhọn mũi). Hoa không có bao hoa, hoa đực có nhị tụ nhiều cánh, bộ nhị
thường có 4-6 nhị, không có chỉ nhị; hoa cái có bầu nhụy một ô, vòi nhụy rất
ngắn, bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu trên gồm ba buồng, mỗi buồng chứa
một noãn (Võ Văn Chi, 2002; Đặng Minh Quân, 2010).
Một số loài của họ Ráy khi trổ bông, thân cây sẽ tăng thân nhiệt khoảng
38 - 46 0C giống như thân nhiệt của động vật máu nóng, mặt dù nhiệt độ môi
trường bên ngoài thấp 4 0 C. Sự phát nhiệt này do một kích thích tố làm cho
tinh bột bị thủy phân thành đường rồi bị oxy hoá, sự nóng lên này làm cho
phát hoa có nhiệt độ cao để các chất có mùi trong hoa bốc hơi mạnh và sẽ
nhanh chóng quyến rũ côn trùng đến thụ phấn cho hoa.
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.2.1 Cây Lan ý (Spathiphyllum patinii Brown)
Theo Đặng Minh Quân (2010), cây
lan ý (Spathiphyllum patinii Brown) được
xếp vào lớp một lá mầm (Liliopsida), phân

lớp Cau (Arecidae), bộ Môn (Arales), họ
Môn (Araceae), chi Spathiphyllum (Phạm
Hoàng Hộ, 2000).
Cây Lan ý nở hoa quanh năm và dễ
trồng nên khá phổ biến. Cây có nguồn gốc
từ Colombia (Nam Châu Mỹ) và được gây
trồng làm cảnh rộng rãi ở các tỉnh miền
Nam nước ta. Cây Lan ý là cây thân thảo,
thân cây mọc thành bụi có thể cao đến 120

Hình 1.1 Cây Lan ý

cm. Lá có hai dạng: lá tròn và lá nhọn. Lá có màu xanh đậm có độ bóng mọc thẳng
đứng, dạng thuôn rộng có cuống dài dạng bẹ làm thành thân giả ngắn ở gốc, lá dài
40 – 50 cm, gân lá thường to và lộ rõ. Hoa có màu trắng sau khi trồng 1,5 – 2 năm
(Trương Lỗ Quy, 2004; Đặng Phương Trâm, 2005).

3


Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:
Cây thích hợp với khí hậu ấm áp, ẩm và môi trường nửa râm, nếu nắng quá
mạnh sẽ làm vàng lá, ở ánh sáng yếu khoảng 2000 lux cây vẫn sinh trưởng bình
thường. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là 200 - 250C (Trương Lỗ Quy,
2004).
Cây có thể trồng trong các chậu nhỏ hoặc trồng trực tiếp trên mặt đất. Cây này
cần nhiều nước để sinh trưởng tốt nên phải cung cấp đầy đủ nước cho cây. Để cây
ra hoa nhiều và đẹp thì cần bón phân 2-3 tháng / 1 lần, nên thường xuyên cắt tỉa bớt
lá già và lá úa. Ngoài ra, cây cũng có thể sống trong nước nên cũng có thể trồng
theo phương pháp thủy canh (Trương Lỗ Quy, 2004).

1.2.2 Cây Bạch mã hoàng tử (Aglaonema commutatum Schott)
Cây Bạch mã hoàng tử có tên
khoa học Aglaonema commutatum
Schott,

thuộc

lớp

một



mầm

(Liliopsida), phân lớp Cau (Arecidae),
bộ Môn (Arales), họ Môn (Araceae),
chi Aglaonema (Phạm Hoàng Hộ,
2000).
Chi Aglaonema có tất cả 21 loài
Hình 1.2 Cây Bạch mã hoàng tử

ở vùng Ấn Độ - Mã Lai. Ở nước ta có

tới 15 loài. Đây là cây dạng bụi, thân mọng nước. Lá có một phiến, hình trái xoan
hay thuôn có gân mép rõ, cuốn lá ngắn, có rãnh. Cụm hoa thường có mùi thơm, mo
thẳng, màu trắng, ngắn. Bông mo mang các nhị và bầu nhụy liên tục với những nhị
thô sơ lẫn với các bầu nhụy. Bao phấn không cuốn, bầu nhụy chỉ có một noãn (Võ
Văn Chi, 2002).
Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:

Cây có tốc độ sinh trưởng và ra lá mới nhanh. Vì đây là loại cây lá màu, có
nhiều sắc tố, nên thỉnh thoảng đưa cây ra hứng nắng vào buổi sáng sẽ làm cho lá

4


xanh, thân tròn to và cây sẽ ra hoa nhanh hơn. Không nên để phơi dưới ánh nắng
buổi trưa (từ 11h- 15h) vì nắng gay gắt sẽ làm cho lá cây bị cháy nắng.
Cây chịu bóng bán phần hoặc hoàn toàn, phù hợp làm cây trồng nội thất. Do
cây có bộ lá sum xuê nên nhu cầu nước cao vì vậy lượng hơi nước thoát qua lá cũng
khá nhiều.
1.2.3 Cây Vạn niên thanh (Dieffenbachia amoena Schott)
Vạn niên thanh có xuất xứ từ rừng
nhiệt đới Bắc Nam Mỹ và Tây Ấn. Hầu
hết đều có nguồn gốc từ Dieffenbachia
seguina. Hiện nay, cây Vạn niên thanh
hay còn gọi là cây môn trường sanh có
tên khoa học Dieffenbachia amoena
Schott (Phạm Hoàng Hộ, 2000; Cây
Cảnh Thăng Long, 2010) thuộc lớp một
lá mầm (Liliopsida), phân lớp Cau

Hình 1.3 Cây Vạn niên thanh

(Arecidae), bộ Môn (Arales), họ Môn
(Araceae), chi Dieffenbachia.
Vạn niên thanh là loại cây mọc khoẻ, dễ trồng, chịu được điều kiện thiếu ánh
sáng. Đây là loại cây thân thảo, thân mềm nhiều nước, ít phân nhánh, cho nhiều
mầm chồi từ gốc, cao khoảng 70 – 120 cm (Đào Mạnh Khuyến, 1996). Lá to hình
bầu dục, mọc thẳng đứng có màu xanh thẫm, nhiều gân nổi ở giữa, hai bên gân lá

chính phân bố rất nhiều vết chấm hoặc đường vằn màu trắng, vàng nhạt không đồng
đều, lá có chiều dài 32 – 40 cm, rộng 16 – 20 cm. Hoa có lá bắc màu xanh, xung
quanh cụm hoa trung tâm có nhiều hoa nhỏ. Trái có rất ít hoặc không có, nhiệt độ
thích hợp nhất cho sự sinh trưởng là 25 – 300C.
Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:
Cây ưa môi trường ấm, ẩm và nửa râm. Cây không chịu được nhiệt độ dưới
15oC và ở những nơi có gió lùa. Cây phát triển mạnh khi tiếp nhận ánh sáng lọc vào
mùa xuân, mùa hè và mùa thu.

5


Trong thời kỳ sinh trưởng thì bón phân đạm là chính để cây chóng lớn. Đối với
cây đã trưởng thành thì bón ít phân đạm để giữ cho hình dáng cây được ổn định và
màu sắc được tươi đẹp (Trương Lỗ Quy, 2004). Đất trồng cây phải tơi xốp và thoát
nước tốt, nên hai năm đảo đất trong chậu một lần, bón lót trong chậu một lớp phân
đồng thời cắt bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy cây ra mầm mới.
1.3 THÀNH PHẦN BỆNH TRÊN CHI SPATHIPHYLLUM, AGLAONEMA VÀ
DIEFFENBACHIA ĐÃ ĐƯỢC GHI NHẬN
1.3.1 Chi Spathiphyllum
Trên thế giới cho đến nay ghi nhận có 8 bệnh do nấm, 2 bệnh do vi khuẩn và 1
bệnh do tảo gây ra trên chi Spathiphyllum đó là bệnh đốm lá và thối rễ
(Phytophthora parasitica), bệnh thối rễ (Sclerotium rolfsii) và một bệnh do vi
khuẩn (Xanthomonas campestris pv. dieffenbachiae), bệnh đốm lá do nấm
Myrothecium (Myrothecium roridum) (Horst, 2008; Norman, 2011), bệnh thối rễ do
nấm Cylindrocladium (Cylindrocladium spathiphylli) (Horst, 2008; Norman, 2011;
Moorman, 2011), thối rễ, thân (Rhizoctonia) (Horst, 2008; Norman, 2011;
Findebookee, 2011), thối rễ (Pythium), đốm lá (Alternaria, Colletotrichum)
(Findebookee, 2011), bệnh đốm rong (Cephaleuros virescens) (Sue Harris, 2011;
Florida Department of Agriculture, 2011). Ngoài ra, Sue Harris (2011) còn ghi nhận

thêm bệnh Southern blight (Sclerotinia) và bệnh cháy lá do vi khuẩn (Erwinia).
Tại Việt Nam, Dương Công Kiên (1999); Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh
(2003), Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng (2005) và Trần Thị Lệ Trinh (2007) ghi
nhận trên cây Lan ý có 1 bệnh thán thư (Colletotrichum spp.).

1.3.2 Chi Aglaonema
Trên thế giới ghi nhận trên chi Aglaonema có 13 bệnh. Trong đó có 10 bệnh do
nấm đó là: bệnh thán thư (Colletotrichum sp., Glomerella) (Horst, 2008; Sue Harris,
2011; Moorman, 2011; Findebookee, 2011), bệnh đốm lá do nấm Myrothecium
(Myrothecium roridum) (Horst, 2008; Sue Harris, 2011; Moorman, 2011), bệnh thối
thân (Fusarium subglutinans) (Horst, 2008; Nelson và Bushe, 2008; Sue Harris,

6


2011), bệnh thối đen (Pythium spp.) (Horst, 2008; Nelson và Bushe, 2008; Sue
Harris, 2011), bệnh thối rễ (Rhizoctonia sp.) (Nelson và Bushe, 2008); Glebal
masses (Sphaerobolus stellatus) (Horst, 2008), Southern blight (Sclerotinia) (Sue
Harris, 2011), bệnh đốm lá (Cercospora và Corynespora), thối thân và rễ
(Cylindrocladiella), thối rễ (Cylindrocladium) (Findebookee, 2011); 2 bệnh do vi
khuẩn là: bệnh cháy do vi khuẩn (Erwinia spp. và Xanthomonas spp.) (Horst, 2008;
Nelson và Bushe, 2008; Sue Harris, 2011; Moorman, 2011), bệnh đốm lá do vi
khuẩn (Pseudomonas cichorii) (Nelson và Bushe, 2008; Sue Harris, 2011; Pfleger
và Gould, 2011; Moorman, 2011), 1 bệnh do tảo là bệnh đốm rong (Cephaleuros
virescens) (Nelson và Bushe, 2008).
Tại Việt Nam cho đến nay chỉ ghi nhận được 1 bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum sp. gây ra (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).

1.3.3 Chi Dieffenbachia
Trên thế giới hiện nay đã ghi nhận được trên chi Dieffenbachia có 8 bệnh do

nấm đó là bệnh thán thư (Colletotrichum sp. và Gloeosporium sp., Glomerella
cincta), đốm lá (Cephalosporium dieffenbachiae), đốm lá (Leptosphaeria sp.), thối
rễ (Pythium splendens và Rhizoctonia sp.), thối thân, rễ (Phytophthora palmivora)
(Horst, 2008; Sue Harris, 2011; Findebookee, 2011), thối cuống (Myrothecium
roridum) (Horst, 2008; Nelson và Bushe, 2008; Sue Harris, 2011 và Moorman,
2011), bệnh đốm lá (Lophodermium sp.) (Brooks Fred, 2002), thối cổ thân
(Fusarium solani) (Horst, 2008; Sue Harris, 2011) và 1 bệnh do vi khuẩn là bệnh
thối thân, lá (Erwinia dieffenbachiae, Erwinia carotovora or Erwinia chrysanthemi)
(Horst, 2008; Moorman, 2011). Ngoài ra, Sue Harris (2011) còn ghi nhận được
bệnh đốm lá (Xanthomonas) và Southern blight (Sclerotinia).
Trên bệnh thán thư, Nelson và Bushe (2008); Moorman (2011) đã xác định
được do loài Colletrotrichum gloeosporiodes gây ra.
Tại Việt Nam, có 2 bệnh do nấm đó là bệnh đốm than (Vermicularia sp.) (Trần
Văn Mão và Nguyễn Thế Nhã, 2002) và bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp.

7


(Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005) và 1 bệnh do vi khuẩn là bệnh đốm vi
khuẩn (Pseudomonas sp.) (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005)
1.4 LƯỢC KHẢO TRIỆU CHỨNG MỘT SỐ BỆNH QUAN TRỌNG ĐƯỢC
GHI

NHẬN

TRÊN

CHI

SPATHIPHYLLUM,


AGLAONEMA



DIEFFENBACHIA
1.4.1 Chi Spathiphyllum
1.4.1.1 Bệnh thán thư (Anthracnose)
Vết bệnh hình thành từ chóp lá, mép lá hoặc giữa phiến lá. Viền vết bệnh có
màu vàng nhạt, mô bệnh mỏng dần, sau đó vết bệnh liên kết làm lá cháy đen thành
từng mảng, đôi khi rách cả phần mô bệnh và rụng sớm. Trên mô bệnh có nhiều
chấm tròn nhỏ màu đen đó là đĩa cành của nấm gây bệnh. Bệnh gây hại nặng nhất là
vào mùa mưa (Dương Công Kiên, 1999; Đặng Văn Đông và Đinh Thị Dinh, 2003;
Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005; Trần Thị Lệ Trinh, 2007).
Bệnh do nấm Colletotrichum spp. gây ra (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng,
2005). Sợi nấm có vách ngăn, bào tử đính đơn bào, không màu có hình trụ hoặc
hình liềm, đĩa đài mang nhiều gai cứng (Vũ Triệu Mân, 2007).
1.4.1.2 Bệnh thối rễ do nấm Cylindrocladium (Cylindrocladium spathiphylli)
Đây là bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến số lượng cây Lan ý. Bệnh phổ biến
nhất vào những tháng nóng. Triệu chứng đầu tiên khi bị nhiễm nấm
Cylindrocladium thường quan sát thấy là mặt dưới lá bị vàng và rũ xuống. Những
triệu chứng trên là kết quả của bệnh phát triển gây hư hại rễ. Nếu rễ của cây bị
nhiễm thì nên kiểm tra chi tiết, có thể tìm thấy trên rễ con những vết bệnh màu đỏ
đến nâu. Vết bệnh phát triển nhanh chóng là nguyên nhân làm cho cây bị lỡ cổ rễ và
tàn lụi và hàng ngàn bào tử được tạo ra khi rễ bị nhiễm nấm này. Những bào tử đó
sẽ phát tán vào lá, vết bệnh hình tròn hẹp màu nâu, xung quanh mô hoại tử có quầng
vàng (Norman, 2011).
1.4.1.3 Bệnh thối rễ và đốm lá do nấm Phytophthora
Nấm Phytophthora parasitica là một bệnh phổ biến thường gây hại cây Lan ý.
Bệnh này phát triển trong đất và có thể xâm nhập vào cây một cách dễ dàng khi hỗn


8


hợp đất bị ô nhiễm hoặc có thể xâm nhập vào cây một cách dễ dàng nếu các cây
được giâm trên mặt đất. Cây Lan ý khi bị nấm Phytophthora tấn công thì lá có biểu
hiện vàng, héo rũ, rễ khô héo và đổi màu tương tự như triệu chứng của nấm
Cylindrocladium. Nấm Phytophthora có thể phát triển trên bề mặt lá nhờ bào tử
động, bào tử này có khả năng bơi lội xuyên qua bề mặt lá bị ẩm ướt hoặc phát tán
bào tử xuyên qua lớp đất bị ô nhiễm lên trên bề mặt lá. Khi điều này xảy ra thì trên
lá xuất hiện những đốm đen, tuy nhiên, những vết thương đó không có quầng vàng
đặc trưng như của nấm Cylindrocladium (Norman, 2011).
1.4.1.4 Bệnh đốm lá do nấm Myrothecium (Myrothecium leaf spot)
Myrothecium roridum có thể là nguyên nhân gây hại nghiêm trọng đến thân và
lá non của cây Lan ý. Bệnh này thường làm hại mô non, cây cấy mô hoặc cây con
khi vận chuyển quá mức hay do bón phân hoặc sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều.
Trong ổ nấm có nhiều bào tử màu đen sậm phát triển trong mô bị bệnh và hàng
ngàn bào tử chứa bên trong các cấu trúc của mô bệnh, vì vậy khi chúng ta tưới
nước, những bào tử này dễ lây lan từ cây này sang cây khác (Norman, 2011).
1.4.1.5 Bệnh thối rễ do nấm Rhizoctonia và Sclerotium rolfsii
Cả hai bệnh đều gây hại trong đất và thường xâm nhập vào cây một cách dễ
dàng xuyên qua chậu cây bị bệnh. Nếu thành phần chứa trong chậu cây là vỏ cây,
phân trộn, rêu than bùn được trữ trên mặt đất, những bệnh này có thể sinh trưởng
trên những chất liệu đó, theo cách đó các cây sẽ bị bệnh. Rhizoctonia solani trong
điều kiện bình thường sinh ra ít bào tử, tuy nhiên nó có thể sản sinh ra những sợi
nấm nhỏ (như Sclerotia) và nó có thể lan truyền giữa các cây. Sclerotium rolfsii có
nhiều hạch nấm nhỏ, tròn, cứng giống như hạch nấm của Sclerotia chỉ khác nhau về
màu sắc từ vàng đến nâu (Norman, 2011).

1.4.2 Chi Aglaonema

1.4.2.1 Bệnh thán thư (Anthracnose)
Bệnh do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Vết bệnh là những chấm tròn nhỏ,
nâu xám hoặc vàng, có hoặc không có vòng đồng tâm, hơi lõm xuống, có viền màu

9


nâu nhạt, kích thước trung bình từ 2-7 mm (Trần Bá Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng,
2005).
1.4.2.2 Bệnh đốm lá do vi khuẩn (Bacterial leaf spot)
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas cichorii gây ra. Các triệu chứng rất đa dạng
và có thể làm lá tổn thương có màu nâu đen, các quầng sáng màu vàng có thể được
nhìn thấy trên mặt dưới của lá (Pfleger và Gould, 2011).
1.4.2.3 Bệnh cháy lá do vi khuẩn (Bacterial leaf blight)
Bệnh được ghi nhận do vi khuẩn Xanthomonas spp. gây ra. Các triệu chứng
bao gồm tổn thương mờ ở đầu lá và dọc theo bìa lá. Các tổn thương có thể kéo dài
và mở rộng vào giữa lá. Điểm tổn thương có màu xanh đầu tiên, sau đó chuyển sang
màu vàng và cuối cùng chuyển sang màu nâu khi chết. Khu vực bị bệnh thường
được bao quanh bởi một quầng màu vàng sáng tách biệt so với phần mô khỏe của
lá. Vảy trắng của dịch rỉ vi khuẩn khô thường ở trên các vết bệnh cũ trên mặt dưới
của lá (Pfleger và Gould, 2011).

1.4.3 Chi Dieffenbachia
1.4.3.1 Bệnh thán thư (Anthracnose)
Lúc đầu, vết bệnh là những chấm tròn nhỏ màu nâu xám hoặc nâu vàng, có
hoặc không có vòng đồng tâm hơi lõm xuống, có viền màu nâu nhạt, kích thước vết
bệnh từ 2 – 7 mm. Bệnh được ghi nhận do nấm Colletotrichum spp. gây ra (Trần Bá
Sơn và Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).
1.4.3.2 Bệnh đốm vi khuẩn (Bacterial Spot)
Vết bệnh lúc đầu chỉ là những chấm tròn nhỏ, nhũn nước, màu vàng sậm,

không có viền rõ rệt. Sau đó, vết bệnh lan rộng ra liên kết nhau tạo thành những
đốm màu vàng sậm, bệnh làm nhũn lá. Bệnh thường xuất hiện trên thân lá. Bệnh do
vi khuẩn Pseudomonas sp. có khuẩn lạc màu trắng sữa. Vi khuẩn hình que, gram
âm, có nhiều roi ở đỉnh, kích thước tế bào vi khuẩn là 1 x 3 m (Trần Bá Sơn và
Nhan Thị Mỹ Hằng, 2005).

10


1.4.3.3 Bệnh đốm lá và cháy đầu lá do vi khuẩn (Bacterial leaf spot and
tipburn)
Bệnh được ghi nhận do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. dieffenbachiae
gây ra. Bệnh này phát triển nhiều nhất ở những vùng có khí hậu nóng ẩm. Các triệu
chứng phổ biến nhất là lá bị vàng dọc theo bìa lá bắt đầu ở đầu lá. Trong điều kiện
nóng, ẩm, bìa lá có thể biến màu nâu đỏ thay vì màu vàng. Các triệu chứng sớm của
bệnh thì nhỏ, từ các chấm mờ sau đó chuyển sang màu vàng. Ở trung tâm của vết
bệnh cũ thường chuyển sang màu nâu. Khi bệnh tiến triển, lá bị ảnh hưởng chuyển
sang màu vàng và gãy từ thân cây (Pfleger và Gould, 2011).
1.4.3.4 Cháy lá vi khuẩn (Bacterial blight)
Bệnh được ghi nhận do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra. Bệnh thường
lây lan trên lá làm ảnh hưởng đến nhiều loài thực vật, bao gồm cả chi Aglaonema
spp. (Chinese Evergreens).
Các triệu chứng của bệnh này là lá non thường bị vàng, héo và mềm, có mùi
hôi thối ở gốc thân. Vi khuẩn này có thể lây lan trong không khí gây nhiễm bệnh
trên lá. Các triệu chứng lưu dẫn do vi khuẩn Philodendron spp. gây ra có thể làm
cho lá bị mềm và tàn lụi nhanh. Các vết đốm trên lá xuất hiện rõ nhất trên chi
Syngonium spp., hoặc tất cả các triệu chứng trên Philodendron selloum. Vi Khuẩn
Erwinia chrysanthemi phát triển tốt nhất trong môi trường không khí ẩm ướt, nhiệt
độ từ ấm áp đến nóng. Sự tấn công của vi khuẩn thường dẫn đến chết cây (Pfleger
và Gould, 2011).


11


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 8/2011
Địa điểm: khu nhà lưới khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Khu II,
trường Đại học Cần Thơ.
Vật liệu, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
 Đĩa Petri, kim mũi giáo, lam, lamella, kéo, kẹp, chai thủy tinh
 Tủ cấy, tủ úm, tủ thanh trùng ướt, tủ thanh trùng khô, kính hiển vi điện tử,
kính lúp, máy đo pH, cân điện tử.
 Mẫu (lá, thân…) của cây bệnh, sổ ghi chép, viết, giấy báo…
Các loại môi trường sử dụng trong nuôi cấy và phân lập gồm môi trường
Water agar, môi trường PDA và môi trường King’s B.
Công thức của các loại môi trường:
 Môi trường Water agar (Atlas, 2004)
Agar
20 g
Nước cất

1000 ml

 Môi trường King’s B (Shurfleff và Averre, 1997)
Agar
20 g
Proteose peptone
20 g

Glycerol
15 ml
K2HPO4
MgSO4.7H2O
Nước cất

1,5 g
1,5 g
1000ml

pH  7,2
 Môi trường PDA (Shurfleff và Averre, 1997)
Agar
20 g
Khoai tây
200 g
Đường Dextrose
20 g
Nước cất

1000 ml

pH  6,5

12


×