Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

GIÁM ĐỊNH BỆNH hại TRÊN cây TRÓCBẠC (syngonium podophyllumschott), NGÂN hậu (aglaonema marantifolium blume) và PHÚ QUÝ (aglaonema crete) tại THỊ xã SA đéc, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.14 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Lê Thu Ngọc

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY TRÓC BẠC (Syngonium
podophyllum Schott), NGÂN HẬU (Aglaonema marantifolium Blume)
VÀ PHÚ QUÝ (Aglaonema crete) TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH HOA VIÊN - CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Lê Thu Ngọc

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY TRÓC BẠC (Syngonium
podophyllum Schott), NGÂN HẬU (Aglaonema marantifolium Blume)
VÀ PHÚ QUÝ (Aglaonema crete) TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH HOA VIÊN - CÂY CẢNH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Hoa viên - Cây cảnh với đề tài:

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY TRÓC BẠC (Syngonium
podophyllum Schott), NGÂN HẬU (Aglaonema marantifolium Blume)
VÀ PHÚ QUÝ (Aglaonema crete) TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC,
TỈNH ĐỒNG THÁP

Do sinh viên LÊ THU NGỌC thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. TRẦN THỊ THU THỦY


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Hoa viên - Cây cảnh với đề tài:

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI TRÊN CÂY TRÓC BẠC (Syngonium

podophyllum Schott), NGÂN HẬU (Aglaonema marantifolium Blume)
VÀ PHÚ QUÝ (Aglaonema crete) TẠI THỊ XÃ SA ĐÉC,
TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Lê Thu Ngọc thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp........................................
................................................................................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức................................

DUYỆT KHOA

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2012

Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn
Lê Thu Ngọc

i



TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Lê Thu Ngọc
Ngày sinh: 12/07/1990
Nơi sinh: Châu Thành – Cần Thơ
Địa chỉ: 18/2, KV 6, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP Cần Thơ.
Quá trình học tập:
1996 – 2000: Trường Tiểu Học Lê Bình III
2000 – 2005: Trường Trung Học Cơ Sở Lê Bình I
2005 – 2008: Trung Trường Học Phổ Thông Nguyễn Việt Hồng
2008 – 2011: Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, Ngành Hoa viên - Cây cảnh, khóa 34.

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ đã suốt đời tần tảo nuôi con nên người.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Trần Thị Thu Thủy, người đã gợi ý đề tài, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cám ơn cô đã
có những lời khuyên bổ ích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em nghiên cứu, hoàn
thành tốt luận văn này.
Thầy Phạm Phước Nhẫn, cô Lê Minh Lý – cố vấn học tập lớp Hoa viên - Cây
cảnh khóa 34 cùng tất cả quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy,
cùng các anh chị bộ môn Bảo vệ Thực vật đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn
 Anh Lê Thanh Toàn, chị Trần Thị Thanh Vân đã tận tình giúp đỡ tôi trong
thời gian thực hiện cũng như hoàn chỉnh luận văn.

 Cùng toàn thể thành viên lớp Hoa viên - Cây cảnh khóa 34 đã giúp đỡ tôi
trong suốt khóa học.

Lê Thu Ngọc

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i
TIỂU SỬ CÁ NHÂN .........................................................................................................ii
LỜI CẢM TẠ ...................................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG........................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................................vii
TÓM LƯỢC...................................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..............................................................................2
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY HỌ MÔN ...........................................................2
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY TRÓC BẠC, NGÂN HẬU VÀ PHÚ QUÝ ........2
1.2.1 Cây Tróc bạc........................................................................................................2
1.2.1.1 Đặc điểm thực vật .......................................................................................2
1.2.1.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ...........................................................3
1.2.2 Cây Ngân hậu ......................................................................................................3
1.2.2.1 Đặc điểm thực vật .......................................................................................3
1.2.2.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ...........................................................4
1.2.3 Cây Phú quý ........................................................................................................4
1.2.3.1 Đặc điểm thực vật .......................................................................................4
1.2.3.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh ...........................................................5
1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRÊN CHI SYNGONIUM VÀ CHI

AGLAONEMA ĐÃ ĐƯỢC BÁO CÁO .............................................................................5
1.3.1 Trên chi Syngonium.............................................................................................5
1.3.1.1 Bệnh cháy lá (Pseudomonas campestris) .....................................................6
1.3.1.2 Bệnh thối cuống (Mycrothecium sp.) ...........................................................6
1.3.1.3 Bệnh đốm lá (Cephalosporium sp.) .............................................................7
1.3.1.4 Bệnh đốm lá (Aremonium sp.) .....................................................................7
1.3.1.5 Bệnh thán thư (Colletotrichum spp.)............................................................7
1.3.1.6 Bệnh héo và thối mềm (Pectabacterium chrysanthemi) ...............................7
1.3.2 Trên chi Aglaonema.............................................................................................8
1.3.2.1 Bệnh thối rễ và thối thân (Rhizoctonia sp.) ..................................................8
1.3.2.2 Bệnh thối nhũn (Erwinia carotovora)..........................................................8
1.3.2.3 Bệnh thối thân (Fusarium sp.) .....................................................................9
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP ............................................................ 10
2.1 PHƯƠNG TIỆN .........................................................................................................10
2.2 PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................................11
2.2.1 Phương pháp điều tra ......................................................................................... 11
2.2.2 Phương pháp thu mẫu và đánh giá bệnh ..........................................................11
2.2.3 Phương pháp giám định ..................................................................................... 12
2.2.4 Phương pháp áp dụng khi giám định...................................................................12
2.2.5 Xác định tên tác nhân gây bệnh .......................................................................14
2.2.6 Lây bệnh nhân tạo ............................................................................................16
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................17
3.1 TÌNH HÌNH BỆNH HẠI ............................................................................................ 17

iv


3.1.1 Tình hình bệnh hại trên cây Tróc bạc tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.............17
3.1.2 Tình hình bệnh hại trên cây Ngân hậu tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ...........21
3.1.3 Tình hình bệnh hại trên cây Phú quý tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp..............28

3.2 KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH ............................................................................................ 33
3.2.1 Bệnh trên cây tróc bạc........................................................................................ 33
3.2.1.1 Bệnh thán thư (Colletotrichum spp.).......................................................... 33
3.2.1.2 Bệnh đốm lá (Phomopsis sp.) ....................................................................36
3.2.1.3 Bệnh đốm lá (Acremonium sp. (?)) .......................................................... 37
3.2.1.4 Bệnh đốm rong (Cephaleuros sp.) ............................................................. 40
3.2.2 Bệnh trên cây ngân hậu ...................................................................................... 42
3.2.2.1 Bệnh thối nhũn vi khuẩn (Erwinia sp.) ...................................................... 42
3.2.2.2 Bệnh thán thư (Colletotrichum spp.).......................................................... 44
3.2.2.3 Bệnh đốm lá (Mycrothecium sp.)............................................................... 46
3.2.2.4 Bệnh đốm rong (Cephaleuros sp.) ............................................................. 48
3.2.2.5 Bệnh đốm lá (Cercospora sp.)...................................................................50
3.2.3 Bệnh trên cây Phú quý ....................................................................................... 51
3.2.3.1 Bệnh thối do vi khuẩn (Pseudomonas sp.) ................................................. 51
3.2.3.2 Bệnh thán thư (Colletotrichum spp.).......................................................... 54
3.2.3.3 Bệnh đốm lá (Mycrothecium sp.)............................................................... 55
3.2.3.4 Bệnh đốm rong (Cephaleuros sp.) ............................................................. 56
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................59
4.1 KẾT LUẬN................................................................................................................ 59
4.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 61
PHỤ CHƯƠNG

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên Bảng


Trang

2.1

Phân cấp mức độ bệnh (Bộ môn Bảo vệ Thực vật, ĐHCT)

12

3.1

Mức độ bệnh hại trên cây Tróc bạc qua các tháng điều tra

19

3.2

Mức độ bệnh hại trên cây Ngân hậu qua các tháng điều tra

23

3.3

Mức độ bệnh hại trên cây Phú quý qua các tháng điều tra

29

vi



DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên Hình

Trang

1.1

Cây Tróc bạc

3

1.2

Cây Ngân hậu

4

1.3

Cây Phú quý

5

2.1

Sơ đồ quy trình giám định bệnh do nấm

15


2.2

Sơ đồ qui trình giám định bệnh do vi khuẩn

15

3.1

Triệu chứng và nấm Colletotrichum spp. với dạng bào tử hình

34

liềm gây bệnh thán thư trên cây Tróc bạc
3.2

Triệu chứng và nấm Colletotrichum spp. với dạng bào tử hình trụ

35

(một đầu cùn, một đầu nhọn và thắt eo ở giữa) gây bệnh thán thư
trên cây Tróc bạc
3.3

Triệu chứng và nấm Colletotrichum spp. với dạng bào tử hình trụ

36

(một đầu cùn và một đầu hẹp) gây bệnh thán thư trên cây Tróc
bạc

3.4

Triệu chứng và nấm Phomopsis sp. gây bệnh đốm lá trên cây

38

Tróc bạc
3.5

Triệu chứng và nấm Acremonium sp. (?) gây bệnh đốm lá trên

39

cây Tróc bạc
3.6

Triệu chứng và tảo Cephaleuros sp. gây bệnh đốm rong trên cây

41

Tróc bạc
3.7

Triệu chứng và vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối nhũn trên cây

43

Ngân hậu
3.8


Triệu chứng bệnh thối nhũn trên cây Ngân hậu sau khi được

44

chủng bệnh
3.9

Triệu chứng và nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên

45

cây Ngân hậu
3.10

Triệu chứng bệnh đốm lá trên cây Ngân hậu

47

3.11

Nấm Myrothecium sp. gây bệnh đốm lá trên cây Ngân hậu

48

vii


3.12

Triệu chứng bệnh đốm rong trên cây Ngân hậu


49

3.13

Triệu chứng và tảo Cephaleuros sp. gây bệnh đốm rong trên cây

50

Ngân hậu
3.14

Triệu chứng và nấm Cercospora sp. gây bệnh đốm lá trên cây

51

Ngân hậu
3.15

Triệu chứng bệnh thối nhũn trên lá cây Phú

52

3.16

Vi khuẩn Pseudomonas sp. gây bệnh thối nhũn trên cây Phú quý

53

3.17


Triệu chứng bệnh thối nhũn trên cây Phú quý sau khi được chủng

54

bệnh
3.18

Triệu chứng và nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên

55

cây Phú quý
3.19

Triệu chứng và nấm Myrothecium sp. gây đốm lá trên cây Phú

57

quý
3.20

Triệu chứng và tảo Cephaleuros sp. gây bệnh đốm rong trên cây
Phú quý

viii

58



LÊ THU NGỌC. 2011. Giám định bệnh hại trên cây Tróc bạc (Syngonium
podophyllum Schott), Ngân hậu (Aglaonema marantifolium Blume), Phú quý
(Aglaonema crete) tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học,
Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Thu Thuỷ

TÓM LƯỢC
Đề tài: “Giám định bệnh hại trên cây Tróc bạc (Syngonium podophyllum
Schott), Ngân hậu (Aglaonema marantifolium Blume), Phú quý (Aglaonema crete)
tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm
2011 tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ nhằm mục đích xác định thành phần bệnh hại trên cây
Tróc bạc, Ngân hậu và Phú quý và bệnh gây hại nặng nhất.
Kết quả điều tra và giám định cho thấy:
- Trên cây tróc bạc giám định được 4 bệnh bao gồm: Bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum spp., bệnh đốm lá do nấm Phomopsis sp., bệnh đốm lá do nấm
Acremonium sp. (?) và bệnh đốm rong do tảo Cephaleuros sp. Trong đó bệnh thán
thư do nấm Colletotrichum spp. là bệnh gây hại quan trọng với mức độ nặng (+++).
- Trên cây Ngân hậu xác định được 5 bệnh gồm có: Bệnh thối nhũn do vi
khuẩn Erwinia sp., bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp., bệnh đốm lá do nấm
Mycrothecium sp., bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp. và bệnh đốm rong do tảo
Cephaleuros sp. Trong số 5 bệnh trên, bệnh thối nhũn do vi khuẩn Erwinia sp.,
bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. và bệnh đốm lá do nấm Mycrothecium
sp. là bệnh gây hại quan trọng với mức độ nặng (+++).
- Trên cây Phú quý xác định được 4 bệnh gây hại là bệnh thối nhũn do vi
khuẩn Pseudomonas sp., bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp., bệnh đốm lá do
nấm Mycrothecium sp. và bệnh đốm rong do tảo Cephaleuros sp. Trong đó bệnh
thối nhũn do vi khuẩn Pseudomonas sp. và bệnh thán thư do nấm Colletotrichum
spp. là bệnh gây hại quan trọng với mức độ nặng (+++).


ix


MỞ ĐẦU
Hiện nay cuộc sống của người dân ngày càng đầy đủ hơn thì nhu cầu về giải trí
ngày càng tăng, trong đó có chơi cây kiểng. Đặc biệt là kiểng lá, bởi lẽ kiểng lá
không đòi hỏi khắc khe về kĩ thuật trồng và chăm sóc giống như một số loại cây
trồng khác; bộ lá của kiểng lá rất đẹp, nhiều màu sắc, tuổi thọ của lá dài, trưng bày
được quanh năm, phù hợp với việc trang trí trong nhà và phòng làm việc (Nguyễn
Văn Phong, 2011).
Trong số các loài kiểng lá, các cây kiểng thuộc họ Môn cũng được trồng rất
rộng rãi. Đa số các cây này có thể sống trong nhà lâu năm, đặc biệt có thể chịu đựng
được môi trường nghèo dinh dưỡng. Nhiều loại Môn cảnh có thân leo nên người ta
có thể trồng trong các chậu chỉ cần một ít đất xốp và có trụ cắm để cây leo chung
quanh tạo một cụm cây xanh khá đẹp mắt (Đặng Phương Trâm, 2005). Một số loài
kiểng lá họ Môn được trồng phổ biến như: Tróc bạc, Ngân hậu, Phú quý… Cây
Tróc bạc còn gọi là Trầu bà trắng, xuất xứ từ Trung và Nam Mỹ, hiện được trồng
rất phổ biến ở Việt Nam. Đây là loài cây chịu bóng bán phần hoặc hoàn toàn, cây có
khả năng thanh lọc không khí thích hợp làm cây trồng nội thất. Bên cạnh đó, cây
Ngân hậu và cây Phú quý cũng là những cây chịu bóng rất tốt và rất thích hợp để
trang trí nội thất. Tuy nhiên, giá trị của cây sẽ giảm rất nhiều khi cây bị bệnh gây
hại, bộ lá cây mang các vết bệnh. Mặc dù vậy, nghiên cứu về bệnh trên cây Tróc
bạc, Ngân hậu, Phú quý vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam. Do đó đề tài: "Giám
định bệnh hại trên cây Tróc bạc (Syngonium podophyllum Schott), Ngân hậu
(Aglaonema marantifolium Blume), Phú quý (Aglaonema crete) tại thị xã Sa Đéc,
tỉnh Đồng Tháp" được tiến hành nhằm mục đích xác định thành phần bệnh hại trên
cây Tróc bạc, Ngân hậu và Phú quý và bệnh gây hại nặng nhất.

1



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY HỌ MÔN
Họ Môn (Ráy) Araceae, thuộc bộ Môn Arales.
Trên thế giới có 110 chi, 2000 loài, phân bố ở chủ yếu nhiệt đới, một vài loài ở
ôn đới. Việt Nam có trên 30 chi, 135 loài (Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam).
Thường là cây thân cỏ sống nhiều năm (Đặng Minh Quân, 2010). Cơ quan
dinh dưỡng khá phong phú. Phần lớn địa thực vật hay nê thực vật, có căn hành hoặc
thủy sinh nổi. Số khác là dây leo hoặc phụ sinh (Phạm Thị Nga và Võ Văn Bé,
2010). Lá mọc từ gốc của thân rễ (ráy) hay mọc cách trên thân leo (ráy leo) (Hoàng
Thị Sản, 1999). Lá mọc xen, hầu hết có gân hình mạng giống như cây song tử diệp.
Lá thường có phiến rộng, cuống dài và có bẹ lá; phiến thường xuyên hay xẻ thùy
(Đặng Minh Quân, 2010).
Theo Đặng Minh Quân (2010) phát hoa là một buồng không chia nhánh và có
một mo to bao lấy; mo thường có màu đẹp. Hoa có thể lưỡng phái, đơn phái, hoa
đơn phái thường trần. Phấn hoa như ở cây song tử diệp (Phạm Thị Nga và Võ Văn
Bé, 2010). Hoa nhỏ, không cuống. Hoa lưỡng tính có bao hoa, còn hoa đơn tính thì
bao hoa giảm hoặc không có bao hoa. Trên trục phát hoa, các hoa cái ở dưới, hoa
đực ở trên, cách nhau bởi một đoạn không sinh sản. Bộ nhị thường có 4-6 nhị,
không có chỉ nhị. Bộ nhụy thường gồm 3 lá noãn hợp thành bầu trên, 3 buồng, mỗi
buồng chứa 1 noãn. Phì quả chứa 1 hoặc nhiều hột (Đặng Minh Quân, 2010).
1.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY TRÓC BẠC, NGÂN HẬU VÀ PHÚ QUÝ
1.2.1 Cây Tróc bạc
1.2.1.1 Đặc điểm thực vật
Tróc bạc có tên khoa học là Syngonium podophyllum Schott thuộc bộ Môn
(Arales), họ Môn (Araceae), chi Syngonium.

2



Cây có nguồn gốc từ Mehico, Costa-Rica (Châu Mỹ) (Trần Hợp, 2000). Là
loài thân mây, có màu xanh quanh năm. Trên thân có các rễ khí sinh thường đâm ra
từ giữa cuống lá. Đốt thân khá ngắn, khi còn nhỏ mọc thành bụi, sau mọc thành thân
leo (Trương Lỗ Quy, 2004). Cây mọc thẳng, rồi buông thõng xuống, dài, mềm, thân
có đốt và rễ phụ. Lá hình tim sâu, mũi nhọn. Gân rõ màu trắng nổi bật trên phiến
màu xanh bóng. Cuống lá dài mềm uốn cong. Cụm hoa dạng bông dày có mo (Trần
Hợp, 2000) (Hình 1.1).

Hình 1.1: Cây Tróc bạc
1.2.1.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
Cây Tróc bạc thích điều kiện sống nửa râm; nhưng nếu râm quá, thân cây sẽ
gầy và dài ra, đồng thời mất đi màu sắc và độ bóng vốn có. Cây thích khí hậu nóng
ẩm, nhiệt độ thích hợp nhất là 15-25oC. Kị nhiệt độ thấp và giá rét, khi nhiệt độ
dưới 10oC lá sẽ vàng (Trương Lỗ Quy, 2004).
1.2.2 Cây Ngân hậu
1.2.2.1 Đặc điểm thực vật
Cây Ngân hậu có tên khoa học là Aglaonema marantifolium Blume thuộc bộ
Môn Arales, họ Môn Araceae, chi Aglaonema (Võ Văn Chi, 2003).
Cây có nguồn gốc từ các đảo Mulucca, Xê-lép và Philliphin. Cây được gây
trồng rất rộng rãi làm cây cảnh, cây trang trí ở nhiều nước nhiệt đới. Cây mọc thành

3


bụi dây, sống lâu năm, thân cao 20-40 cm. Lá thuôn dài nhọn cả 2 đầu, gốc có
cuống dài, mở rộng ở đáy thành bẹ ôm thân. Phiến lá dày màu xanh đậm, có nhiều
đốm vằn màu trắng dọc theo gân bên (Trần Hợp, 2000). Lá có cuống dài 5-7 cm,
phiến bầu dục dài 10-20 cm (Phạm Hoàng Hộ, 2000). Gân nổi rõ ở mặt dưới. Cụm
hoa trên cuống chung dài, mang hoa ở đỉnh, ngoài có mo màu trắng nhỏ bao bọc.

Quả mọng hình trái xoan dài 1-2 cm (Trần Hợp, 2000) (Hình 1.2).

Hình 1.2: Cây Ngân hậu
1.2.2.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
Thích môi trường có nhiệt độ cao, ẩm, nửa râm. Cây chịu bóng râm rất tốt,
nhưng kị ánh nắng gắt, khi ánh nắng chiếu mạnh lá sẽ trở nên vàng và nhỏ lại
(Trương Lỗ Quy, 2004).
Cây bắt đầu sinh trưởng ở nhiệt độ 10 oC, nhiệt độ để cây sinh trưởng tốt nhất
là 25-30oC, có thể chịu được nhiệt độ thấp ở mức 0 oC, kị khô (Trương Lỗ Quy,
2004).
1.2.3 Cây Phú quý
1.2.3.1 Đặc điểm thực vật
Cây Phú quý (Aglaonema crete) thuộc bộ Môn (Arales), họ Môn (Araceae),
chi Aglaonema.

4


Thân cây màu trắng hồng, lá cây xanh bóng đôi khi ửng vàng, viền ngoài của
lá màu đỏ chạy bao quanh lá cũng là nét riêng của loại cây này mà không thể nhầm
lẫn với bất kỳ cây nào khác. Bộ rễ cây to khỏe với nhiều rễ con dài khoảng 4-6 cm,
màu trắng ngà (trồng khoảng 2-3 tháng thì rễ cây sẽ chuyển sang màu xanh non).
Cây Phú quý đẻ nhánh rất nhanh, chiều cao toàn bộ cây là khoảng: 35-40 cm (Lê
Duy Phúc, 2011) (Hình 1.3).

Hình 1.3: Cây Phú quý
1.2.3.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh
Là loại cây dễ tính nhất vì nó có thể sống trong những môi trường chỉ có ánh
sáng nhẹ hay ít không gian. Cây có thể sống trong môi trường nghèo dinh dưỡng
nhưng phải cung cấp đủ nước cho cây. (Lê Duy Phúc, 2011).

1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TRÊN CHI SYNGONIUM VÀ CHI
AGLAONEMA ĐÃ ĐƯỢC BÁO CÁO
1.3.1 Trên chi Syngonium
* Các nghiên cứu về bệnh trên chi Syngonium
Trên chi Syngonium ghi nhận được 7 bệnh gồm 5 bệnh do nấm như mốc xám
(Botrytis sp.), đốm lá (Alternaria panax), thán thư (Colletotrichum spp.), thối rễ
(Phytophthora nicotianae), thối rễ (Pythium sp.), 2 bệnh do vi khuẩn là vi khuẩn
thối nhũn (Erwinia chrysanthemi), vi khuẩn đốm lá (Pseudomonas vitians) (Blake

5


và ctv., 2006). Ngoài ra, theo Harris (2011) thì trên chi Syngonium còn có bệnh
đốm lá (Acremonium sp.), thối (Ceratocytis sp.), đốm lá và thối cuống
(Myrothecium sp.).
* Các nghiên cứu về bệnh trên cây Tróc bạc
Trên cây Tróc bạc ghi nhận có 8 bệnh gồm 2 bệnh do vi khuẩn là bệnh cháy lá
(Pseudomonas campestris) (Miller, 1990), thối nhũn (Erwinia chrysanthemi)
(Knauss & Wehlburg, 1969) và 5 bệnh do nấm như bệnh thán thư (Colletotrichum
dematium) (Varez và Alvarez, 1997), thối cuống (Myrothecium sp.) (Chase, 1990),
đốm lá (Cephalosporium sp.) (Alfieri & Wehlburg, 1969), cháy lá (Rhizoctonia sp.)
(Knauss, 1973), đốm lá (Acremonium sp.) (Uchida & Aragaki, 1982) và 1 bệnh do
tảo là đốm rong (Cerphaleuros sp.) (Harris, 2011). Brenner & ctv. (1973) còn ghi
nhận thêm bệnh héo và thối mềm (Pectabacterium chrysanthemi).
1.3.1.1 Bệnh cháy lá (Pseudomonas campestris)
Triệu chứng đầu tiên là mô bị nhũn nước. Triệu chứng này xuất hiện vào lúc
sáng sớm và sẽ biến mất vào các thời điểm tiếp theo trong ngày. Triệu chứng này
xuất hiện khoảng 10 ngày tại cùng vị trí của lá. Vết bệnh sau đó sẽ phát triển rất
nhanh và có thể ảnh hưởng đến 50% diện tích tán lá trong vòng 2 ngày. Khi vết
nhũn nước lan rộng, những mô bị bệnh trước đó sẽ chuyển sang màu nâu sáng hoặc

nâu sậm cuối cùng bị cháy khô, xuất hiện đường viền màu vàng giữa mô bệnh và
mô khỏe. Cuối cùng, những vị trí không nhiễm bệnh sẽ trở nên vàng nhạt và khô,
toàn bộ lá héo. Cuống lá khô lại và vẫn còn gắn liền với thân (Miller, 1990).
Vì bệnh này mang bản chất lưu dẫn nên việc dùng thuốc hóa học thường
không đạt hiệu quả. Biện pháp quản lý nên dựa trên việc ngăn chặn mầm bệnh từ
mô nuôi cấy và ngăn chặn mầm bệnh từ các khu vực khác, cũng như tiêu hủy cây
bệnh (Miller, 1990).
1.3.1.2 Bệnh thối cuống (Myrothecium sp.)
Triệu chứng bệnh xuất hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần. Triệu chứng
điển hình là thối cuống lá, giảm số lượng lá và thối cả cây. Quá trình gây hại của

6


bệnh có thể xảy ra chậm, ít lá rụng và ít lá mới xuất hiện gây hiện tượng cây lùn, còi
cọc nhưng không làm chết cây. Nhiều vết đốm lá thỉnh thoảng xuất hiện trên những
cây bị thối cuống. Các thể quả trắng, đen của nấm cũng có thể được quan sát trên
các cây này (Chase, 1990).
1.3.1.3 Bệnh đốm lá (Cephalosporium sp.)
Những cây được lây bệnh đã xuất hiện những vết đốm lá đầu tiên sau 3 ngày
và những vết bệnh điển hình ở 8 ngày. Vết bệnh ban đầu rất nhỏ và không đồng
đều, sau đó vết bệnh bắt đầu lan rộng ra và chuyển sang màu nâu đỏ, xuất hiện viền
màu vàng giữa mô bệnh và mô khỏe. Bệnh thường gây hại trên lá non, ít khi gây hại
trên lá già và lá trưởng thành. Ổ nấm có thể được tìm thấy trên những mô hoại tử
của vết bệnh (Alfieri & Wehlburg, 1969).
1.3.1.4 Bệnh đốm lá (Acremonium sp.)
Theo Uchida & Aragaki (1982), vết bệnh có màu nâu đỏ, xuất hiện dọc theo
gân giữa của lá, hình dạng bất định đến tròn ở thời điểm 3 ngày sau khi được lây
bệnh. Ở 7 ngày sau khi lây bệnh, vết bệnh có đường kính từ 0,5-3 mm, xuất hiện
quầng vàng quanh vết bệnh. Sau đó, lá bị bệnh sẽ chuyển sang màu vàng.

1.3.1.5 Bệnh thán thư (Colletotrichum spp.)
Vết bệnh ban đầu trên lá là các đốm xám, bất dạng. Sau đó, vết bệnh lan rộng
ra, xuất hiện viền vàng đậm, hơi nhô lên. Ở tâm vết bệnh có thể quan sát thấy đĩa
đài màu đen. Tác nhân gây bệnh là Colltetotrichum dematium (Varez & Alvarez,
1997).
1.3.1.6 Bệnh héo và thối mềm (Pectabacterium chrysanthemi)
Theo Brenner và ctv. (1973), vi khuẩn gây bệnh héo và thối mềm trên cây
Tróc bạc là Pectabacterium chrysanthemi. Bệnh thường xuất hiện ở phần gân lá,
chóp lá. Lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ nhũn nước, màu nâu, có hình dạng từ

7


hình tròn đến bất định. Sau đó, vết bệnh lan rộng ra và liên kết lại với nhau và làm
cho toàn bộ lá bị nhũn nước.
1.3.2 Trên chi Aglaonema
Theo Nelson và Bushe (2008) ghi nhận trên chi Aglaonema có 4 bệnh trong đó
2 bệnh do nấm gồm cháy lá và thối nâu (Fusarium subglutinans), thối rễ (Pythium
sp., Rhizoctonia sp.), 1 bệnh do tảo là đốm rong (Cephaleuros virescens) và 1 bệnh
do vi khuẩn là vi khuẩn đốm lá (Pseudomonas cichorii; Erwinia sp.; Pseudomonas
sp.). Ngoài ra, còn có bệnh thán thư (Colletotrichum sp.), đốm lá (Myrothecium
sp.), southern blight (Slerotina sp.), thối nhũn (Erwinia sp.) (Harris, 2011).
1.3.2.1 Bệnh thối rễ và thối thân (Rhizoctonia sp.)
Các vết bệnh có màu nâu, bất dạng xuất hiện trên lá hoặc trên thân. Những bộ
phận nhiễm bệnh của cây sẽ bị bao phủ bởi hệ sợi nấm màu nâu khi ẩm độ không
khí cao. Bệnh đặc trưng bởi những vết hoại tử màu nâu. Khi bệnh nặng, những vết
hoại tử trên thân cây lan rộng làm cho cây bị ngã. Bệnh có thể gây hại trên hạt
giống (Chase, 1998).
Ngoài ra, theo Chase (1998) bệnh thối rễ do nấm Rhizoctonia sp. gây ra cũng
có triệu chứng giống như triệu chứng do những nấm gây bệnh thối rễ khác. Rễ sẽ

chuyển sang màu nâu, nhũn và hoại tử.
1.3.2.2 Bệnh thối nhũn (Erwinia chrysanthemi)
Theo Antosh (2001), bệnh do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi là bệnh nghiêm
trọng nhất trong giai đoạn nhân giống và giai đoạn trước khi cành giâm ra rễ.
Các triệu chứng do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra là thối lá hoặc thân.
Vết bệnh ban đầu là những vết đốm nhũn nước và tâm vết bệnh bị lõm xuống. Cây
bệnh sẽ mềm nhũn và có mùi thối.

8


1.3.2.3 Bệnh thối thân (Fusarium sp.)
Theo Antosh (2001), những cành giâm bị bệnh do nấm Fusarium sp. gây ra sẽ
mềm nhũn, đồng thời rễ thường xuất hiện đường viền có màu từ tím đến đỏ.
Ngoài ra, Uchida và Yahata (1914) còn ghi nhận bệnh thối thân cây sẽ làm cho
cây bị khô, nhăn nheo. Kèm theo thối thân là héo lá, lá bị vàng, cuống lá có màu
xanh nhạt hoặc vàng. Vết bệnh trên thân màu nâu, thân cây bị xốp và các mô mạch
sậm màu. Các vùng mô mạch sậm màu sẽ lan rất nhanh đến các vùng mô khỏe của
cây. Bệnh thường tấn công trên mô non của cây, đối với mô trưởng thành và mô già
thường ít bị bệnh hơn. Ở các lá trưởng thành, bệnh thường xuất hiện ở hai bên mép
lá, sau đó vết bệnh lan ra rất nhanh.

9


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
Thời gian: Bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2011.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học và nhà lưới bộ môn Bảo vệ

Thực vật, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Vật liệu và dụng cụ:
- Thu mẫu bệnh 3 loại cây Tróc bạc, Ngân hậu, Phú quý tại thị xã Sa Đéc, tỉnh
Đồng tháp.
- Đĩa petri, ống nghiệm, giấy thấm, kéo, kẹp…
- Sổ ghi chép, viết, giấy báo, hóa chất phân bón.
Thiết bị: Tủ cấy, kính hiển vi, tủ úm…
Các loại môi trường sử dụng trong nuôi cấy và phân lập gồm môi trường
PDA, môi trường King’ B và môi trường Water Agar.
* Công thức các loại môi trường sử dụng để phân lập và nuôi cấy:
Môi trường PDA (pH=6.5-6.8) (Shurfleff và Averre, 1997)
Khoai tây

200 g

Đường Dextrose

20 g

Agar

20 g

Nước cất

1000 ml

Môi trường King’s B (pH=7.2-7.4) (Shurfleff và Averre, 1997)
Proteose peptone


20 g

Glycerol

15 ml

K2HPO4

1,5 g

MgSO4 .7H2O

1,5 g

Agar

15-20 g

Môi trường Water Agar (Atlas, 2004)
Agar

15-20 g

Nước cất

1000 ml

10



2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Phương pháp điều tra
- Phương pháp: Điều tra trực tiếp ngoài đồng theo phiếu điều tra có sẵn (Phụ
chương).
- Địa điểm: Tại phường Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
+ Trên cây Tróc bạc: điều tra trên 8 vườn
+ Trên cây Ngân hậu: điều tra trên 15 vườn
+ Trên cây Phú quý: điều tra trên 15 vườn
- Quy mô vườn: trên 500 chậu
- Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 12-2011. Định kỳ 1 tháng/lần.
2.2.2 Phương pháp thu mẫu và đánh giá bệnh
* Thu mẫu bệnh
Mẫu bệnh thu thập phải thật tươi có vết bệnh còn mới và phần tiếp giáp
giữa mô bệnh và mô không bệnh phải rõ ràng. Mỗi loại triệu chứng bệnh được
thu thập nhiều mẫu và cho vào bao giấy có ghi đầy đủ các chi tiết, tên mẫu, thời
gian thu mẫu, nơi thu mẫu, mức độ bệnh và mô tả triệu trứng bệnh.
- Bênh ở lá: thu lá bệnh ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi mức độ khoảng 3
đến 5 lá.
- Bệnh ở thân: thu cả thân hoặc vạt lấy vết bệnh.
Ngoài ra chụp ảnh cây bệnh: toàn cây, một lá bệnh với vết bệnh ở mức nhẹ,
trung bình và nặng.
* Đánh giá mức độ bệnh: Đối với mỗi bệnh, phải nhìn tổng quát diện tích
cây trồng thiệt hại để đánh giá mức độ nhiễm bệnh theo 5 cấp từ nhẹ đến rất nặng
theo thang đánh giá của Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Cần Thơ
(Bảng 2.1).

11


Bảng 2.1. Phân cấp mức độ bệnh (Bộ môn Bảo vệ Thực vật, ĐHCT)


Mức độ bệnh

Mô tả

(-)

Không có bệnh.

(±)

Bệnh nhẹ, xuất hiện lẻ tẻ, chú ý tìm mới thấy được vài lá bị bệnh.

(+)

Bệnh trung bình, số cây bị bệnh ít và có nhiều lá bị bệnh.

(++)

Bệnh nặng, số cây bị bệnh bằng 1/3 số lượng cây trong vườn.

(+++)

Bệnh nặng, số cây bị bệnh lớn hơn 1/3 số lượng cây trong vườn.

2.2.3 Phương pháp giám định
Qui trình giám định
Khi giám định tùy từng trường hợp mà áp dụng một số bước hoặc tất cả các
bước của quy tắc Koch.
- Bước 1: mô tả triệu chứng và tìm mầm bệnh trong mô bệnh.

- Bước 2: phân lập tách ròng và định danh mầm bệnh.
- Bước 3: tiêm chủng mầm bệnh đã phân lập vào cây mạnh. Quan sát lại triệu
chứng bệnh xuất hiện.
- Bước 4: tái phân lập mầm bệnh từ vết bệnh được tiêm chủng. So sánh với
mầm bệnh ban đầu.
Đối với bệnh đã được báo cáo nhiều lần trong nước và trên thế giới chỉ áp
dụng bước 1 và 2 của quy tắc Koch.
Đối với bệnh mới chưa báo cáo trong nước, thì tiến hành cả 4 bước của quy
tắc.
Đối với bệnh chưa xác định rõ tác nhân được đánh dấu chấm hỏi (?).
2.2.4 Phương pháp áp dụng khi giám định
- Đối với tác nhân gây bệnh là nấm
+ Quan sát vết bệnh dưới kính lúp để tìm các bộ phận của nấm ở mặt dưới
hoặc mặt trên. Cạo hoặc làm phẩu thức quan sát dưới kính hiển vi để tìm bào
tử, đính bào đài, ổ nấm… Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp dán băng keo

12


×