Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

HIỆU QUẢ của các CÔNG THỨC DINH DƯỠNG TRÊN sự RA HOA của LAN dendrobium sonia THỦY CANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM THỊ XUÂN ĐÀO

HIỆU QUẢ CỦA CÁC CÔNG THỨC DINH DƯỠNG
TRÊN SỰ RA HOA CỦA LAN Dendrobium sonia
THỦY CANH

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Tên đề tài:

HIỆU QUẢ CỦA CÁC CÔNG THỨC DINH DƯỠNG
TRÊN SỰ RA HOA CỦA LAN Dendrobium sonia
THỦY CANH

Giáo viên hướng dẫn
PGs.Ts. Nguyễn Bảo Toàn

Sinh viên thực hiện


Phạm Thị Xuân Đào
MSSV: 3077387
Lớp: HVCC K33

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ VÀ SINH HÓA

Luận văn tốt nghiệp Hoa Viên & Cây Cảnh với đề tài:

“HIỆU QUẢ CỦA CÁC CÔNG THỨC DINH DƯỠNG TRÊN
SỰ RA HOA CỦA LAN Dendrobium sonia
THỦY CANH”
Do sinh viên PHẠM THỊ XUÂN ĐÀO thực hiện kính trình lên hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011
Cán bộ hướng dẫn

PGs.Ts. Nguyễn Bảo Toàn

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ VÀ SINH HÓA


Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận Luận văn tốt nghiệp đính kèm
với tên đề tài:

“HIỆU QUẢ CỦA CÁC CÔNG THỨC DINH DƯỠNG TRÊN
SỰ RA HOA CỦA LAN Dendrobium sonia
THỦY CANH”
Do sinh viên PHẠM THỊ XUÂN ĐÀO thực hiện và bảo vệ trước hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp và đã được thông qua.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức: ……………
Ý kiến hội đồng:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Duyệt Khoa

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2011

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii

Chủ tịch Hội đồng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Xuân Đào

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai của con
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Nguyễn Bảo Toàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Thầy cố vấn Lê Văn Bé, cô Lê Hồng Giang cùng với quí thầy cô Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng đã tận tâm dìu dắt, rèn luyện tôi suốt những năm học tại
trường Đại Học Cần Thơ.
Chân thành cảm ơn
Cô Lê Ngọc Xem, các anh chị phòng Cấy mô, bộ môn Sinh lý – sinh hoá, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ; các chú, các anh
chị ở trại Thực nghiệm và nhân giống cây trồng trường Đại Học Cần Thơ đã tạo
điều kiện, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong quá trình thực tập. Các bạn sinh viên lớp Hoa
Viên & Cây Cảnh K33 đã giúp đỡ động viên tôi trong những năm tháng trên giảng
đường Đại Học.

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN


Họ và tên: Phạm Thị Xuân Đào
Sinh ngày: 29/07/1989
Nơi sinh: Vĩnh Long
Quê quán: ấp An Hòa, xã Phú Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Con ông Phạm Hồng Quang và bà Nguyễn Thị Việt.
Đã tốt nghiệp THPT năm 2007 tại trường THPT Phạm Hùng, huyện Long
Hồ tỉnh Vĩnh Long.
Trúng tuyển vào trường đại học Cần Thơ năm 2007 ngành Hoa Viên và Cây
Cảnh, Khóa 33, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ.

Ngày….tháng….năm 2011
Người khai

Phạm Thị Xuân Đào

v


MỤC LỤC

Lời cam đoan.......................................................................................................... iii
Lời cảm tạ .............................................................................................................. iv
Tiểu sử cá nhân ....................................................................................................... v
Mục lục .................................................................................................................. vi
Danh sách hình....................................................................................................... ix
Danh sách bảng ....................................................................................................... x
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................ xi
Tóm lược............................................................................................................... xii

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................2
1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY LAN Dendrobium
sonia........................................................................................................................ 2
1.1.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại................................................................... 2
1.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cây lan Dendrobium sonia ................................. 3
* Nhiệt độ .......................................................................................................3
* Ẩm độ ..........................................................................................................3
* Độ thông thoáng...........................................................................................3
1.1.3 Vai trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng đối với cây lan ............... 4
* Nhóm 1: Gồm các nguyên tố carbon (C), hydrogen (H) và oxygen (O) .......4
* Nhóm 2: Các nguyên tố đa lượng gồm 3 nguyên tố nitrogen (N), phospho
(P), potasium (K).....................................................................................................4
* Nhóm 3: Gồm 3 nguyên tố calcium (Ca), magnesium (Mg) và sulphur (S)...5
* Nhóm 4: Các nguyên tố vi lượng gồm sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn),
mangan (Mn), bor (B), molipden (Mo),... ................................................................5
1.2 THỦY CANH .............................................................................................. 7
1.2.1 Kỹ thuật thủy canh ................................................................................... 7
1.2.2 Sơ lược lịch sử phát triển của kỹ thuật thuỷ canh...................................... 7
* Kỹ thuật thuỷ canh ở thế giới .......................................................................7
* Kỹ thuật thuỷ canh ở Việt Nam ....................................................................7
1.2.3 Các dạng thủy canh .................................................................................. 8
* Hệ thống thủy canh không hoàn lưu .............................................................8
* Hệ thống thủy canh hoàn lưu........................................................................8
vi


* Hệ thống khí canh ........................................................................................9
1.2.4 Một số loại giá thể thủy canh................................................................... 9
1.2.5 Ưu và nhược điểm của kỹ thuật thuỷ canh .............................................. 10

* Ưu điểm .....................................................................................................10
* Nhược điểm................................................................................................10
1.2.6 Dung dịch dinh dưỡng cho thủy canh ..................................................... 11
1.2.7 Độ pH của dung dịch thủy canh.............................................................. 12
1.2.8 Độ dẫn điện EC ...................................................................................... 13
1.2.9 Yêu cầu của việc quản lý hệ thống thủy canh ......................................... 13
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.............................................14
2.1 PHƯƠNG TIỆN......................................................................................... 14
2.1.1 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................. 14
2.1.2 Thời gian và địa điểm............................................................................. 14
2.1.3 Thiết bị, dụng cụ và hoá chất.................................................................. 14
* Thiết bị.......................................................................................................14
* Dụng cụ......................................................................................................14
* Hóa chất .....................................................................................................14
2.2. PHƯƠNG PHÁP....................................................................................... 16
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................16
2.2.2 Phương pháp thực hiện ...........................................................................16
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 17
2.2.4 Xử lý số liệu........................................................................................... 18
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................19
3.1 KẾT QUẢ.................................................................................................. 19
3.1.1 Ghi nhận tổng quát ................................................................................. 19
3.1.2 Tỉ lệ tạo rễ (%) và số rễ hình thành.........................................................19
3.1.3 Chiều cao thân gia tăng tương đối (%)....................................................21
3.1.4 Tỉ lệ (%) tạo chồi mới và chiều cao gia tăng tương đối (%) của chồi mới22
3.1.5 Số lá gia tăng tương đối..........................................................................24

vii



3.1.6 Tỉ lệ (%) tạo phát hoa ............................................................................. 25
3.1.7 Giá trị pH và EC..................................................................................... 26
3.2 THẢO LUẬN ............................................................................................ 27
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................28
4.1 Kết luận...................................................................................................... 28
4.2 Đề nghị ......................................................................................................28
Tài liệu tham khảo ...........................................................................................29
Phần phụ chương .............................................................................................30

viii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Hoa lan Dendrobium sonia .......................................................................2
Hình 1.2 Biểu đồ cho thấy sự hiện diện của các nguyên tố khoáng ở các mức độ pH
khác nhau .............................................................................................................. 12
Hình 2.1 Máy đo EC..............................................................................................14
Hình 2.2 pH kế cầm tay.........................................................................................14
Hình 2.3 Lan Dendrobium sonia được được chuyển lên thủy canh ........................17
Hình 3.1 Sự sinh trưởng của cây lan Dendrobium sonia trên các loại CTDD ở 60
NSKTC; (a) Đối chứng, (b) MS, (c) Hoagland ......................................................19
Hình 3.2 Rễ cây lan Dendrobium sonia trên các loại CTDD ở 90 NSKTC; (a) Đối
chứng, (b) MS, (c) Hoagland ................................................................................. 20
Hình 3.3 Chồi mới của cây lan Dendrobium sonia trên các loại CTDD ở 30
NSKTC; (a) Đối chứng, (b) MS, (c) Hoagland ......................................................23
Hình 3.4 Phát hoa lan Dendrobium sonia trên các loại CTDD ở 90 NSKTC; (a) Đối
chứng, (b) MS, (c) Hoagland .................................................................................26

ix



DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần hóa học của chỉ xơ dừa (%) ...................................................9
Bảng 1.2 Mức độ tương hợp của các loại dưỡng chất trong thủy canh ...................11
Bảng 2.1 Công thức dinh dưỡng theo Hoagland được bổ sung bởi Epstein (1972)
..............................................................................................................................15
Bảng 2.2 Công thức dung dịch dinh dưỡng MS (Murashige and Skoog,1962). .........16
Bảng 3.1 Hiệu quả của các loại CTDD thủy canh lên số rễ hình thành (rễ/cây) theo
thời gian của lan Dendrobium sonia ......................................................................20
Bảng 3.2 Hiệu quả của các loại CTDD thủy canh lên chiều cao gia tăng tương đối
(%) theo thời gian trên thân chính của lan Dendrobium sonia................................21
Bảng 3.3 Hiệu quả của các loại CTDD thủy canh lên tỉ lệ tạo chồi (%) theo thời
gian của lan Dendrobium sonia .............................................................................22
Bảng 3.4 Hiệu quả của các loại CTDD thủy canh lên chiều cao gia tăng tương đối
(%) theo thời gian của chồi lan Dendrobium sonia ................................................23
Bảng 3.5 Hiệu quả của các loại CTDD thủy canh lên số lá gia tăng tương đối (%)
theo thời gian của lan Dendrobium sonia...............................................................24
Bảng 3.6 Hiệu quả của các loại CTDD thủy canh lên tỉ lệ tạo phát hoa tại 90
NSKTC của lan Dendrobium sonia .......................................................................25
Bảng 3.7 Giá trị pH và EC trước khi thủy canh......................................................26
Bảng 3.8 Giá trị pH và EC theo thời gian của các loại dinh dưỡng.........................27

x


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

MS

EDTA
NSKTC
pH
EC
CTD
ctv.

Murashige và Skoog (1962)
Ethylene diamine tetraacetic acid
Ngày sau khi thủy canh
Power of Hydrogen
Electrical conductivity
Công thức dinh dưỡng
Cộng tác viên

xi


PHẠM THỊ XUÂN ĐÀO. “Hiệu quả của các công thức dinh dưỡng trên sự ra hoa
của lan Dendrobium sonia thủy canh”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa Viên
& Cây Cảnh, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần
Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGs.Ts Nguyễn Bảo Toàn.

TÓM LƯỢC

Nghiên cứu “Hiệu quả của các công thức dinh dưỡng trên sự ra hoa của lan
Dendrobium sonia thủy canh” được thực hiện nhằm xác định công thức dinh dưỡng
thích hợp cho sự ra hoa của cây lan Dendrobium soia.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 3
nghiệm thức (3 loại dinh dưỡng thủy canh); mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại, mỗi

lần lặp lại 6 cây.
Kết quả cho thấy: cây lan sinh trưởng và tạo phát hoa tốt nhất ở nghiệm thức
MS. Dinh dưỡng Hoagland tác động lên cây lan có hiệu quả cao tương đương
nhưng không bằng dinh dưỡng MS. Dinh dưỡng MS cho số lá gia tăng tương đối
cao nhất, khác biệt với dinh dưỡng Hoagland ở mức ý nghĩa 1%. Tỉ lệ tạo rễ ở hai
dinh dưỡng MS và Hoagland có sự tương đương nhau, nhưng xét chung thì dinh
dưỡng MS vẫn tốt hơn Hoagland.

xii


MỞ ĐẦU

Hoa lan được rất nhiều người biết đến và yêu thích. Cùng với sự phát triển của
nghề trồng lan trong thời gian qua, loài hoa quý này không chỉ làm đẹp hơn hình ảnh
của Việt Nam trong mắt của du khách đến với xứ sở nhiệt đới này mà còn mang lại
nhiều hiệu quả kinh tế cao cho nước nhà.
Một loài hoa cắt cành phổ biến trong họ lan hiện nay, lan Dendrobium sp. Lan
Dendrobium được trồng và khai thác hoa cắt cành thường trong nhà lưới có lưới che
sáng, nước tưới, độ ẩm, ánh sáng, phân bón được quan tâm một cách chặt chẽ. Tuy
nhiên, do nhu cầu thị trường, cũng như thị hiếu của người yêu lan, đòi hỏi loài hoa
này phải có một đặc tính hoàn hảo hơn như: sức sống cây mạnh, phát hoa dài, số
lượng hoa nhiều, cánh hoa to, màu sắc tươi và quan trọng là thời gian nở được kéo
dài. Khi lan Dendrobium được trồng trong chậu nhựa hoặc chậu đất nung với giá thể
là than hay vỏ cây, phun tưới dinh dưỡng và thuốc bảo vệ thực vật thì ta sẽ khó kiểm
soát được những yếu tố gây ra ảnh hưởng lên sự ra hoa của loài hoa này.
Thông tin mới đây có báo cáo về một kỹ thuật trồng lan mới đã được nghiên
cứu, thủy canh hoa lan Dendrobium, nhưng chưa được công bố chi tiết. Ở Việt Nam
thủy canh hoa lan Dendrobium là một kỹ thuật mới chưa được nghiên cứu, mặc dù
thủy canh trên các loại cây trồng khác đã được công bố khá nhiều. Thủy canh là kỹ

thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng hoặc
các giá thể không phải là đất, các giá thể có thể là than, cát, trấu, rán, vỏ xơ
dừa,…Tất nhiên thủy canh có thể kiểm soát khá nhiều yếu tố như dinh dưỡng, nước
tưới và dịch bệnh, mà chính những yếu tố này có thể gây ra ảnh hưởng lên sự ra hoa
của loài hoa này.
Lan Dendrobium là loài phụ sinh có hệ thống rễ khí sinh khá nhiều. Các rễ này
hấp thụ nước và dinh dưỡng trong không khí khi cây sống trong điều kiện tự nhiên.
Và khi áp dụng thủy canh, cây lan trồng được trong môi trường nước ban đầu, phun
dinh dưỡng cho cây hấp thu qua lá sau đó sẽ áp dụng kỹ thuật nhúng rễ cho rễ cây
thích nghi dần vào dung dịch dinh dưỡng. Lúc này, các rễ khí sinh sẽ hấp thụ dinh
dưỡng trực tiếp từ dung dịch thủy canh. Vấn đề đặt ra là cung cấp dinh dưỡng thế
nào là tốt nhất để cây tạo ra những phát hoa như ý trong thủy canh lan Dendrobium
thì chưa được nghiên cứu.
Do đó đề tài “Hiệu quả của các loại công thức dinh dưỡng trên sự ra hoa
của lan Dendrobium sonia thủy canh” được đặt ra với mục tiêu: xác định loại công
thức dinh dưỡng thích hợp cho sự ra hoa cây lan Dendrobium sonia thủy canh.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY LAN
Dendrobium sonia
1.1.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại
Lan Dendrobium sonia thuộc họ Orchideae
Họ phụ: Epidendroideace
Tông: Epidedrae
Tên Dendrobium có nguồn gốc từ chữ Hy lạp: Dendro nghĩa là cây gỗ, cây lớn;
bios là sự sống vì tất cả các loài của Dendrobium đều là phụ sinh, sống bám trên cây

gỗ. Dendrobium sp. có trên 1600 loài (trong đó có Dendrobium sonia) và rất nhiều
dạng cây lai được tạo ra, đây là giống phong lan bản địa, có phân bố rộng và được
tìm thấy trên các hải đảo Thái Bình Dương, đến dãy Hymalaya, từ Philippin đến
Fidgi,…(Huỳnh Văn Thới, 1996).

Hình 1.1 Hoa lan Dendrobium sonia

Hình dạng của Dendrobium rất biến thiên:
- Nhóm có giả hành rất dài và mang lá dọc theo chiều dài của giả hành ấy,
thường rụng hết lá khi ra hoa. Hoa thường chụm 2–3 cái dọc theo chiều dài của giả
hành.
- Nhóm có giả hành ngắn, to, tận cùng thường có 2 – 3 lá dai, bền, không rụng.
Phát hoa tập trung ở phần này tạo thành chùm, đứng hay thòng.

2


- Nhóm có giả hành rất mảnh mai, dài hay ngắn, có lá dọc theo chiều dài của
chúng, dai, bền, không rụng. Hoa thường cô độc ở nách lá.
Theo kiểu thân người ta thường chia chúng ra 2 nhóm:
- Kiểu Dendrobium nobile hay là kiểu thân mềm thường ở vùng hơi lạnh như
Đà Lạt.
- Kiểu Dendrobium phalaenopsis hay kiểu thân cứng, thường ở vùng nóng hơn.
Cả Dendrobium nobile và Dendrobium phalaenopsis có cùng đặc điểm trong
việc tạo lập các giả hành mới và trong sự biệt hóa các chồi sơ khởi ở nách lá dọc theo
giả hành. Nhưng chúng lại rất khác biệt trong việc tạo chồi hoa (Nguyễn Thiện Tịch
và ctv., 2006).
1.1.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cây lan Dendrobium sonia
* Ánh sáng
Hầu hết lan Dendrobium đều phát triển mạnh ở nơi có nhiều sáng. Khi cây thừa

sáng có thể sẽ gây ra vàng lá, cháy lá, các giả hành có thể trở nên trơ trụi trông xấu
nhưng cây sẽ thích nghi dần và vẫn ra hoa. Trái lại khi cây thiếu sáng sẽ yếu ớt, đứng
không vững, ít ra hoa, số lượng hoa trên cây cũng ít đi. Ánh sáng tốt nhất là vào
khoảng 70% - 80%.
* Nhiệt độ
Nhiệt độ tác động ở cây lan qua con đường quang tổng hợp. Ta biết rằng cường
độ quang hợp gia tăng theo nhiệt độ hay nhiệt độ cao làm gia tăng sự phát triển dinh
dưỡng ở cây lan. Vì lý do này mà vào mùa nắng cần tăng lượng phân bón cho lan để
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự gia tăng này. Nếu nhiệt độ thấp quá sẽ làm cho
nước trong tế bào của cây kết tinh thành nước đá, làm gia tăng thể tích, phá vỡ các
cấu trúc tế bào. Như vậy, lan Dendrobium chỉ phát triển tốt nhất ở trong khoảng nhiệt
độ cực đại là 350C, nhiệt độ tối hảo là 270C. Rõ ràng nhu cầu nhiệt độ ở cây lan có
khác nhau nên ta gặp chúng tập trung thành những nhóm lan khác nhau ở những
vùng nhiệt độ khác nhau: lan vùng núi cao, lan vùng đồng bằng, lan vùng nhiệt đới,
lan vùng ôn đới,...(Nguyễn Xuân Linh, 1998).
* Ẩm độ
Các cây lan, nhất là phong lan, sống bám trên các cây cao, chúng lấy nước từ
các trận mưa, từ hơi nước trong không khí. Ẩm độ quyết định sự hiện diện của các
loài phong lan. Ẩm độ trong chậu còn gọi là ẩm độ cục bộ, tùy thuộc cấu tạo giá thể
(chất trồng), thể tích của chậu, loại chậu, vị trí đặt chậu, cách tưới nước, nghĩa là
hoàn toàn tùy thuộc vào kỹ thuật của người trồng lan.
* Độ thông thoáng

3


Độ thông thoáng là một yếu tố cần thiết cho lan phát triển tốt. Không khí nơi
vườn lan không những để làm mát cây mà còn làm thay đổi lượng CO2 cần cho sự
quang hợp của cây (Trần Văn Huân và Văn Tích Lượm, 2002).
1.1.3 Vài trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng đối với cây lan

Dendrobium sonia
* Nhóm 1: Gồm các nguyên tố carbon (C), hydrogen (H) và oxygen (O)
Ba nguyên tố này có sẵn trong không khí và trong nước mà cây lan sử dụng qua
con đường quang tổng hợp:
nCO2 + 2nH2O  (CH2O)n + nO2 + nH2O
* Nhóm 2: Các nguyên tố đa lượng gồm 3 nguyên tố nitrogen (N), phospho (P),
potasium (K)
Vai trò của nitrogen (N): N là một trong 3 nguyên tố mà cây rất cần, N cần cho
việc tạo lập các sắc tố và nhất là protein, là nguyên tố giúp cho sự tăng trưởng ở lá,
làm cây phát triển tốt, ngoài ra còn giúp điều hòa phospho. Nếu cây tưới quá nhiều N
thì giai đoạn đầu, cây sinh trưởng rất tốt, lá to có màu xanh đậm, nhưng cây không
khỏe, thân cây cao lớn nhưng mềm yếu, nhất là ở lá và đọt cây; sức đề kháng kém, dễ
sinh bệnh, dễ thoái mầm; cây chậm già dễ bị gãy ngọn khi có gió mạnh; ít ra hoa.
Thiếu N thì lá nhỏ hơi vàng, không xanh tươi, cây không lớn được, èo uột, cằn cỗi.
Cây già nhanh ra hoa quá sớm mặc dù cây còn nhỏ (Nguyễn Thiện Tịch và ctv.,
2006).
Vai trò của phospho (P): P là chất quan trọng thứ nhì, sau N và cùng dùng
chung với N để tạo ra protein cho cây, giúp cây điều hòa hoạt động sinh lý như giúp
cho cây nẩy chồi mạnh, ra hoa nhanh, ra rễ nhiều. Nên cũng còn được xem như là
nguyên động lực thúc đẩy hoạt động của các tế bào. P còn làm cho việc thụ phấn đi
đến kết quả tốt, quả mập, hột khỏe, tỉ lệ nẩy mầm cao. P ở trong tế bào chất, nhất là
nhân, tham gia vào thành phần của nucleoprotein, adenosinphosphat, giữ vai trò quan
trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp ở cây cỏ. Nếu tỉ lệ P quá cao sẽ kích thích
sự ra hoa quá sớm, làm cho cây chưa phát triển đến cùng thì đã già trước tuổi; lá sẽ
ngắn và cứng khác thường. Xử lý bằng cách tăng N giảm P vì N và P luôn luôn bổ
sung cho nhau, không thể thiếu một trong hai nguyên tố này. Nếu thiếu, cây sẽ nhỏ,
cằn cỗi, yếu, sức đề kháng kém; lá xanh thẩm hoặc xanh pha lẫn màu tím cà; rễ chậm
phát triển; chậm ra hoa, ít đậu quả; hột không khỏe, thường nhiều hột lép tỉ lệ nảy
mầm rất thấp.
Vai trò của potasium (K): K cũng là nguyên tố quan trọng, cũng như P giúp cho

cây hấp thu N dễ dàng. Giúp cho sự phát triển chồi mới, đọt mới. K còn giúp cho sự
vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng trong cây, cũng như giúp cho cây dự trữ
chất dinh dưỡng, tinh bột để nuôi cây trong thời kì nghỉ của cây. K còn giúp cho cây
4


cứng cáp, đứng thẳng nhờ sự tăng cường thành lập các bó mạch trong thân, K cũng
thúc đẩy ra hoa nhiều và giúp hoa có màu sắc tươi thắm, đều. Đồng thời K cũng tăng
đề kháng sâu bệnh. Nếu tưới phân quá nhiều K thì cây và lá cằn cỗi khác thường; ở
cây con ngọn lá không đổi màu nhưng héo rũ, ngọn lá già sẽ trở nên vàng nâu rồi
cháy khô; cây chậm phát triển. Khi xảy ra như vậy, không có con đường nào khác
ngoài việc ngừng tưới K cho đến khi cây trở lại bình thường. Nếu thiếu K thì cây sẽ
ngừng phát triển, khô dần rồi chết; hoặc cây đang độ phát triển thì ngừng phát triển
ngay, lá ở ngọn cây mọc chụm lại vì các lóng thu ngắn đi, thân cây trở nên lùn và èo
uột, lá cũng sẽ vàng úa và rụng đi; nếu đậu trái rồi thì hột sẽ nẩy mầm rất ít (Trần
Văn Bảo, 1999).
*Nhóm 3: Gồm 3 nguyên tố calcium (Ca), magnesium (Mg) và sulphur (S)
Vai trò của calcium (Ca): Ca là nguyên tố cần thiết nhất để tạo lập vách tế bào
và giúp cho tế bào hoạt động một cách điều hòa trong việc tạo lập protein, giúp cây
hấp thụ nhiều đạm, giúp cây phát triển bộ rễ khỏe mạnh, giúp cây đứng vững. Nếu
hấp thụ Ca quá liều lượng, cây sẽ không hấp thụ được sắt nhưng lại hấp thụ nhiều N
nên lúc đó cây có màu xanh đậm khác thường. Do đó khi cây có nhiều Ca thì có thể
kết luận là cây dư N. Trong trường hợp như vậy ta nên ngưng tưới Ca và xem lại
nước tưới có quá nhiều Ca không. Nếu tưới bằng nước giếng thì xem lại nước giếng
đó có phải là nước cứng không? Nếu thiếu Ca, rễ lan sẽ chậm phát triển, lá sẽ nhỏ lại,
cây và lá đều lỏng khỏng, không đứng thẳng được. Nếu thiếu Ca cùng một lúc với N
thì cây càng suy yếu vì việc tạo lập protein sẽ ngừng.
Vai trò của magnesium (Mg): Mg là một trong những nguyên tố tạo nên diệp
lục tố, giúp cây phát triển cân đối, điều hòa ở tất cả các bộ phận của cây. Mg cần
thiết cho sự di chuyển tinh bột, sự tạo thành và di chuyển dầu thực vật, sự hấp thu và

di chuyển chất P ở cây. Nếu trong phân có Mg hơi nhiều thì lá lan to và xanh khác
thường nhưng nếu quá nhiều Mg thì màu sắc của lá lại phai nhạt đi, ngọn lá sẽ bị héo
và khô khi bị nắng. Cần ngừng tưới Mg một thời gian cho đến khi cây trở lại bình
thường. Nếu thiếu Mg thì cây tăng trưởng chậm, kháng bệnh kém, lá đổi màu rõ rệt
và mau rụng, biểu hiện rõ rệt ngay ở bộ rễ: bộ rễ phát triển quá tốt nhưng thân và lá
lại không phát triển. Như vậy tỉ lệ giữa rễ, thân, lá không cân đối, thường rễ to khác
thường.
Vai trò của sulphur (S): S là một nguyên tố không kém phần quan trọng, là một
thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào sinh trưởng. Nếu thiếu S thì cây sẽ cằn
cỗi, hiện tượng xảy ra trên lá giống như thiếu N vì lá vàng nhạt đi chỉ khác là ở viền
lá hay bị bầm và thối; kích thước của lá nhỏ hẳn đi; hiện tượng thiếu S xuất hiện ở
phần đỉnh, trong khi thiếu N thì hiện tượng xảy ra ở lá già. Lan ít gặp hiện tượng
thiếu S vì phần lớn phân tưới đã có các ion sulphat (SO4)2- trong (NH4)2SO4, K2SO4,
MgSO4,...(Huỳnh Văn Thới, 1996).

5


* Nhóm 4: Các nguyên tố vi lượng gồm sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan
(Mn), bor (B), molipden (Mo),...
Các nguyên tố vi lượng, cây lan cần với lượng rất ít nhưng lại không thể thiếu
được. Thường chúng có sẵn trong nước mà ta đã tưới hàng ngày cho lan, nhưng trong
phân bón cũng cần thêm các vi lượng ấy, miễn sao các vi lượng trong nước tưới và
trong phân bón không đủ làm hại cây.
Vai trò của sắt (Fe): Fe là nguyên tố cần thiết cho việc tạo lập diệp lục tố và
trong việc quang tổng hợp; làm cho lá cây có màu xanh. Tuy cây cần ít Fe nhưng
phải thường xuyên bón thêm Fe cho cây vì hiện tượng thiếu Fe thường dễ xảy ra hơn
thiếu các chất khác. Vì Fe giúp cho việc quang tổng hợp cho nên nhu cầu về Fe của
cây cũng tùy thuộc vào ánh sáng nữa: nếu ánh sáng nhiều thì cây quang hợp nhiều do
đó cần nhiều Fe. Vì vậy vào mùa hè, nắng nhiều, ta phải chú ý lượng Fe thêm vào

cho phân tưới ở lan. Fe còn giúp cho cây khỏe, nhất là phía đỉnh ngọn, mập khác
thường. Tưới nhiều Fe làm cho hoa rất đẹp, màu sắc rất đậm. Nếu dùng quá nhiều Fe
trong cùng một lúc thì dễ làm hại cây vì Fe dễ làm cho nguyên sinh chất trong tế bào
của rễ cây bị kết tủa nên cây không hút được nước để nuôi cây. Biểu hiện ban đầu
cho thấy là ở đầu rễ của những rễ mới ló ra có màu hơi nâu, sau đó thối dần và chết
cả rễ, làm cho cây thiếu bộ phận hấp thu nước và muối khoáng. Nếu thiếu Fe nhiều
sẽ đưa đến việc thiếu các chất khác trong cây. Đó là lá cây sẽ nhạt màu đi hoặc
không còn màu nữa, làm cho sự quang hợp chậm lại, cây không thể điều chế được
glucoze nên rễ ngừng phát triển, không hút dưỡng chất được. Khi thấy lá thiếu màu
xanh thì nên tưới thêm Fe ngay cho cây, đừng để chậm trễ. Cũng cần lưu ý là tưới Fe
lúc có bộ rễ mới đang tăng trưởng mới có tác dụng.
Vai trò của đồng (Cu): thường cây lan ít có hiện tượng thiếu Cu vì trong các
thuốc trừ sâu bệnh cho lan như New Kasuran, Zincopper, Kocide...có chứa nhiều Cu.
Hiện tượng thiếu Cu xảy ra thì lá non có màu bạc tái khác thường, phần mất diệp lục
xảy ra trước tiên ở bìa, ngọn lá sẽ có đóm trắng cách khoảng và lá mềm dễ rụng; nếu
phát sinh ở đỉnh ngọn thì làm cho tế bào ở đó chết; cùng lúc, chúng thi nhau mọc
chồi mới thành chùm ở bên dưới; ngọn lá sẽ khô dần, cây dễ thối.
Vai trò của kẽm (Zn): bình thường cây lan ít thiếu Zn vì chúng cần rất ít, nhưng
nếu thiếu thì hiện tượng sẽ thấy ngay ở đỉnh ngọn. Zn có liên quan đến sự tạo lập
acid indolil acetic một loại auxin của cây, vì vậy khi thiếu Zn thì các đốt ngắn lại, các
lá mọc chụm với nhau, đầu rễ ngừng phát triển ngay. Thường nếu dùng phân có
nhiều P hoặc phân ở dạng baze sẽ làm cho thiếu Zn. Điều này cần lưu ý vì những
người trồng lan thường thích dùng phân tưới thúc cho lan ra hoa và như thế có thể
không những không cho hoa mà còn làm cho đỉnh ngọn không phát triển, lá mọc
chụm thành một cục (Nguyễn Thiện Tịch và ctv., 2006).

6


1.2 THỦY CANH

1.2.1 Kỹ thuật thủy canh
Canh tác không cần đất (soilless culture) hay thủy canh (hydroponics) là một kỹ
thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng (nước và phân), cung cấp tất cả các
thành phần dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng tối hảo, có hoặc không sử dụng
môi trường nhân tạo (giá thể như cát, đá, sỏi, than bùn, xơ dừa, mạc cưa, sợi tự nhiên
hay tổng hợp) để nâng đỡ cây về mặt cơ học (Dickson, 2004). Trồng không cần đất
hay thủy canh thường được trồng trong nhà hơn ngoài trời (Jensen, 1997).
Chọn lựa môi trường tự nhiên cần thiết cho cây phát triển là sự sử dụng những
chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tránh sự tấn công của cỏ dại,
côn trùng và bệnh lây nhiễm từ đất (Võ Thị Bạch Mai, 2003).
Trồng cây bằng phương pháp thủy canh có nhiều thuận lợi. Cây sẽ sinh trưởng
và phát triển nhanh hơn do được cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng thiết
yếu, tránh được cỏ dại, sâu và côn trùng có hại trong đất, giúp canh tác đơn giản hơn.
Thủy canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện đại.
1.2.2 Sơ lược lịch sử phát triển của kỹ thuật thuỷ canh
* Kỹ thuật thuỷ canh ở thế giới
Kỹ thuật thuỷ canh có từ nhiều thế kỷ trước ở các vùng Amazon, Babylon, Ai
Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, khi đó người ta đã biết dùng phân bón hòa tan để trồng
dưa leo, dưa hấu và nhiều loại rau khác. Sau đó các nhà nghiên cứu thuộc sinh lý học
thực vật bắt đầu nghiên cứu trồng cây trên các dinh dưỡng đặc biệt để thí nghiệm và
họ gọi là “nuôi cấy dinh dưỡng”.
Những năm 60 của thế kỷ XIX, Sachs và Knop (Đức) đã tiến hành những
phương pháp trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng để tìm các nguyên tố mà cây cần
(trích dẫn Võ Thị Bạch Mai, 2003). Năm 1929, Gericke trường đại học California đã
thành công trong việc trồng cà chua cao 7,5m trong dung dịch dinh dưỡng. Năm
1938, hai nhà dinh dưỡng cây trồng trường đại học California là Hoagland và Arnon
đã phát triển nhiều công thức cho dinh dưỡng khoáng. Trong những năm 30 của thế
kỷ XX, Gericke (California) đã phổ biến rộng rãi thuỷ canh ở nước Mỹ. Những nông
trại thuỷ canh di động đã cung cấp thực phẩm rau tươi cho lính Mỹ trong suốt thời
gian chiến tranh quân sự tại Nam Thái Bình Dương (trích dẫn Võ Thị Bạch Mai,

2003).
Cho đến nay ở nhiều nơi trên thế giới đã có nhiều hệ thống trồng cây trong dung
dịch được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế sản xuất như Tây Ban Nha, Ý, Pháp,
Đức, Anh,…(Crearser, 2006).

7


* Kỹ thuật thuỷ canh ở Việt Nam
Việc nuôi trồng thủy canh được biết khá lâu, nhưng chưa được nghiên cứu có
hệ thống và chưa được sử dụng nhiều để trồng các loại cây cảnh. Thủy canh có vai
trò ngày càng cao trong sự phát triển của ngành nông nghiệp thế giới, các yếu tố ảnh
hưởng như khí hậu, sự thay đổi đất đai, sự ô nhiễm môi trường,…dẫn đến hình thành
nên các điều kiện, các phương thức canh tác khác nhau. Thuỷ canh được áp dụng từ
ngoài trời đến trong nhà kín. Nó được xem là ngành khoa học đang ứng dụng tại các
nước đang phát triển.
Theo Võ Thị Bạch Mai (2003), Khoa Sinh học Đại Học Quốc Gia Hà Nội phối
hợp với Viện Nghiên Cứu và Triển Khai Hồng Kông đã tiến hành nghiên cứu toàn
diện các khía cạnh khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội cho việc chuyển giao công
nghệ và phát triển thủy canh tại Việt Nam.
1.2.3 Các dạng thủy canh
Có nhiều loại hình thủy canh, cơ bản gồm 6 hệ thống. Từ 6 hệ thống cơ bản
này, có đến hàng trăm hệ thống thủy canh khác nhau nhưng nhìn chung tất cả các hệ
thống thủy canh đều là biến thể hay kết hợp của 6 hệ thống này.
Dạng Bấc (Wick)
Thủy canh (Water Culture)
Ngập và Rút định kỳ (Ebb và Flow)
Nhỏ giọt (Drip) – có hoàn lưu và không hoàn lưu
Kỹ thuật thủy canh màng dinh dưỡng (N.F.T. – Nutrient Film Technique)
Khí canh (Aeroponic)

Có 3 hệ thống thủy canh chủ yếu được sử dụng trên thế giới: hệ thống thủy canh
không hoàn lưu, hệ thống thủy canh hoàn lưu và hệ thống khí canh.
* Hệ thống thủy canh không hoàn lưu (hệ thống hở)
Là hệ thống thủy canh có dung dịch dinh dưỡng đặt trong thùng xốp hoặc các
vật chứa cách nhiệt, dung dịch nằm trong hộp từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch.
Đòi hỏi phải tự điều chỉnh được độ pH của dung dịch. Đây là kỹ thuật đơn giản đang
được triển khai ở nước ta, thích hợp trồng với quy mô gia đình.
* Hệ thống thủy canh hoàn lưu
Dung dịch dinh dưỡng được bơm tuần hoàn từ bình chứa được lắp đặt các thiết
bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa đến bộ rễ nuôi cây, sau đó
quay trở lại các bình chứa để điều chỉnh lại thông số. Hệ thống này có hiệu quả kinh
tế hơn, không đòi hỏi chất dinh dưỡng có cơ chế tự điều chỉnh độ pH, thích hợp với
quy mô sản xuất lớn.
8


* Hệ thống khí canh
Đây là hệ thống thủy canh cải tiến, rễ cây không trực tiếp nhúng vào dung dịch
mà lấy dưỡng chất qua hệ thống bơm phun định kỳ. Nhờ vậy tiết kiệm được dung
dịch dinh dưỡng và bộ rễ thở được tối đa.
Trong hệ thống này các cây được trồng trong thùng cách nhiệt, chỉ chứa sương
mù và hơi nước. Sương mù (chất dinh dưỡng) được phun định kỳ ở thời gian nhất
định trong suốt quá trình trồng. Cây được treo lơ lửng trong thùng, được duy trì trong
điều kiện sống độc lập. Vì không sử dụng đất hay môi trường tổng hợp (giá thể) nên
môi trường có độ sạch cao, cây sạch bệnh. Nếu một cây bị nhiễm bệnh có thể di
chuyển nó ra khỏi hệ thống một cách dễ dàng, không ảnh hưởng đến cây khác. Hệ
thống khí canh này có hiệu quả kinh tế cao thích hợp trong sản xuất rau hoa thương
phẩm và có thể trồng trái vụ.
1.2.4 Giá thể cho thủy canh
Theo Kauffmam (2005), để nâng đỡ cây trong hệ thống thủy canh phải có các

chất trơ như xơ thực vật được dùng làm giá thể cho rễ cây bám vào. Kết cấu của giá
thể nên có lỗ hỏng để duy trì hoàn hảo lượng không khí và nước cần thiết cho cây.
* Một số loại giá thể cho thủy canh: perlite, vermiculite, rockwool, scoria,
expanded clay balls, mạt cưa (sawdust), cỏ khô (hay) và rơm (straw), cát sông (hạt
mịn) và cát biển (hạt to),…
* Chỉ xơ dừa: Theo Võ Hoài Chân (2009), chỉ xơ dừa là một loại sợi tự nhiên có
đặc tính chắc, bền và có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn.
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của chỉ xơ dừa (%)
Thành phần

Loại sợi
Dừa khô

Dừa tươi

Dừa non

Chất tan

26,0

29,0

38,5

Pectin

14,3

14,0


15,3

Hemicellulose

8,5

8,2

9,3

Lignin

29,3

31,7

20,1

Cellulose

23,9

19,3

14,4

9



1.2.5 Ưu và nhược điểm của kỹ thuật thủy canh
* Ưu điểm
Thủy canh là một hệ thống trồng có thể giúp giảm được những vấn đề cây trồng
thường gặp trên đất như mầm bệnh hay côn trùng gây hại cây trồng do sử dụng đất
không hợp lý, đất thoát nước kém, sự thoái hóa do xói mòn, đất bị nhiễm độc, diện
tích đất trồng khan hiếm và khó thuê lao động để phục vụ nông nghiệp.
Phương pháp thuỷ canh cung cấp điều kiện tốt nhất cho cây trồng, do đó sản
lượng cao hơn và có thể đẩy mạnh sản lượng nông nghiệp.
Lợi ích lớn nhất là tạo được sản phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, tươi ngon, bán
được giá cao hơn phù hợp với xu thế hiện đại.
Dễ dàng chăm sóc không cần quan tâm đến chế độ nước tưới, phân bón dùng
tưới trực tiếp, không cần làm đất, không cần làm cỏ dại.
Trồng được nhiều vụ có thể trồng trái vụ và không phải sử dụng thuốc trừ sâu
bệnh và các hoá chất độc hại khác.
Cho năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
Không đòi hỏi lao động nặng, người già, trẻ em đều có thể tham gia hiệu quả.
* Nhược điểm
Phương pháp thuỷ canh có nhược điểm là vốn đầu tư ban đầu lớn, giá thành sản
xuất cao nên công nghệ này còn phát triển hạn chế, chỉ phục vụ chủ yếu cho một bộ
phận nhỏ xã hội có thu nhập cao.
Chỉ trồng các loại hoa và cây ngắn ngày và phải là cây hàng niên.
Nước sử dụng pha dung dịch phải đạt một số yêu cầu như không nhiễm phèn,
độ mặn < 2.500 ppm.
Phải theo dõi thường xuyên sự thay đổi của các ion H+ trong dung dịch (giá trị
pH), độ dẫn điện của ion (EC) và cần phải điều chỉnh mỗi ngày cho phù hợp với sự
phát triển của cây (pH thích hợp trong khoảng 5.8-6.5, giá trị EC thích hợp là 1.5-2.5
dS/m), tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất.
Ngoài ra sự thay đổi các yếu tố môi trường cũng như cung cấp chất dinh dưỡng
đột ngột có thể ảnh hưởng lên cây như làm rối loạn sinh lý của cây.


10


1.2.6 Dung dịch dinh dưỡng cho thủy canh
Dung dịch dinh dưỡng là tác nhân quan trọng nhất quyết định sự thành công hay
thất bại của hệ thống thủy canh. Cây trồng trong môi trường đất, dinh dưỡng có sẵn
trong đất do được bổ sung cho từ phân bón, thông thường dinh dưỡng này không
chứa đầy đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Còn
cây trồng trong thủy canh sẽ nhận được dinh dưỡng chỉ từ một nguồn, vì vậy cần
thiết sử dụng công thức phân bón thích hợp. Dinh dưỡng thủy canh có sẵn từ các
công ty sản xuất và các Viện trường nghiên cứu tự pha chế. Điều quan trọng là phải
tuân thủ nồng độ pha loãng được hướng dẫn trên nhãn và kiểm tra dung dịch dinh
dưỡng để biết chắc pH có giá trị từ 5-7. Dung dịch dinh dưỡng là một dạng phân bón
cung cấp thức ăn cần thiết cho cây nhưng chủ yếu gồm 2 phần chính là đa lượng và
vi lượng. Có nhiều loại công thức dinh dưỡng phù hợp cho từng loại cây.
Khi thiết lập công thức phối trộn cũng cần tránh những hợp chất không hoặc ít
hòa tan. Trong thủy canh, dinh dưỡng cần phải luôn tồn tại trong dung dịch ở trạng
thái ion để cây trồng hấp thu dễ dàng. Nếu chúng tồn tại ở dạng kết tủa, cây trồng sẽ
dễ rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng vì không hấp thu được. Việc lựa chọn những
loại dinh dưỡng thích hợp là điều rất quan trọng. Bảng 1.2 cho thấy mức độ tương
hợp của các loại phân bón thường sử dụng để thủy canh.
Bảng 1.2 Mức độ tương hợp của các loại dưỡng chất trong thủy canh

Các chất hòa tan

NH4NO3 (NH4)2SO4 Ca(NO3)2 NH4 H2PO4 K2SO4 KCI

NH4NO3


-

C

C

C

C

C

(NH4)2SO4

C

-

L

C

C

C

Ca(NO3)2

C


L

-

X

C

C

NH4 H2PO4

C

C

X

-

C

C

K2SO4

C

C


L

C

-

C

KCI

C

C

X

C

C

-

CaSO4.2H2O

X

X

X


X

C

C

MgSO4.H2O

C

C

C

X

C

C

KNO3

C

L

C

C


-

C

C: tương hợp tốt, có thể phối trộn trong dung dịch, L; sự tương hợp giới hạn, X: không tương hợp
(Nguồn: http:www.agridept.gov.lkTechinformationsHponicsH_Eng.pdf)

11


×