Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO sát đặc điểm HÌNH THÁI một số GIỐNG dâm bụt ở THÀNH PHỐ cần THƠ và GIÂM CÀNH cây dâm bụt kép HỒNG (hibiscus rosa sinenis l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: NGÀNH HOA VIÊN – CÂY CẢNH

Tên đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI MỘT SỐ GIỐNG
DÂM BỤT Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ GIÂM
CÀNH CÂY DÂM BỤT KÉP HỒNG
(Hibiscus rosa-sinenis L.)

Cán bộ hướng dẫn
Ths. Phạm Thị Phương Thảo

Sinh viên thực hiện:
Lâm Thị Muội
MSSV: 3083737
Lớp: HVCC K34

CẦN THƠ - 2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Hoa Viên Cây Cảnh với đề tài:
“KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI MỘT SỐ GIỐNG DÂM BỤT Ở
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ GIÂM CÀNH CÂY DÂM BỤT KÉP HỒNG
(Hibiscus rosa-sinenis L.)”

Do sinh viên Lâm Thị Muội thực hiện và đề nạp.
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày 24 tháng 4 năm 2012

Ths. Phạm Thị Phương Thảo

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ – SINH HÓA

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đè tài:
“KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI MỘT SỐ GIỐNG DÂM BỤT Ở
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ GIÂM CÀNH CÂY DÂM BỤT KÉP HỒNG
(Hibiscus rosa-sinenis L.)”
Do sinh viên Lâm Thị Muội thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức: .........................................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: .................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

Duyệt của Khoa

Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày 24 tháng 04 năm 2012.
Thành viên 1

Thành viên 2

Thành viên 3

…..………………

………………….

………………….

3


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
LÝ LỊCH
Họ tên:

Lâm Thị Muội

Giới tính: Nữ

Ngày sinh:

14/12/1990


Nơi sinh:

Thới Bình – Cà Mau

Dân tộc:

Kinh

Tôn giáo:

Không

Địa chỉ:

54, ấp kinh 5B – xã Tân Phú – huyện Thới Bình – tỉnh Cà Mau

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
 1996 – 2001: Trường Tiểu học Trí Phải
 2001 – 2005: Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Nguyễn
 2005 – 2008: Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
 2008 – 2012: Theo học ngành Hoa Viên – Cây Cảnh K34, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày 24 tháng 04 năm 2012

Lâm Thị Muội

4



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Tất cả các hình ảnh,
kết quả ghi nhận và trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng
được ai công bố ở bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn
(ký tên)

Lâm Thị Muội

5


LỜI CẢM TẠ
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Phương Thảo đã tận tình hướng dẫn,
dạy dỗ, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Chân thành cảm tạ thầy cố vấn học tập Phạm Phước Nhẫn, cô Lê Minh Lý cùng
toàn thể quý Thầy Cô khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng về những kiến
thức mà quý thầy cô đã truyền dạy cho tôi trong suốt thời gian học ở trường.
Xin gửi lời yêu thương sâu sắc và cảm ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ và những người
thân yêu trong gia đình đã luôn yêu thương che chở dạy dỗ con nên người.
Gửi lời cám ơn đến thầy Lê Văn Bé, anh Nguyễn Hoàng Sơn cùng tập thể anh chị
và các bạn đang thực hiện luận văn ở Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa, các bạn Lương
Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thị Kim Ngân, Huỳnh Thị Thanh Nhàn cùng các bạn lớp
Hoa Viên Cây Cảnh khoa 34 đã đóng góp, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài.

Lâm Thị Muội


6


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .................................................................................................... i
Tiểu sử cá nhân ................................................................................................. iii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iv
Lời cảm tạ ......................................................................................................... v
Mục lục ............................................................................................................. vi
Danh sách bảng ................................................................................................. x
Danh sách hình .................................................................................................. xi
Bảng chữ viết tắt ............................................................................................... xii
Tóm lược ........................................................................................................... xiv
Phụ lục .............................................................................................................. xvi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................... 2
1.1 NGUỒN GỐC CÂY HOA DÂM BỤT ...................................................... 2
1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI .......................................................................... 2
1.2.1 Thân..................................................................................................... 2
1.2.2 Lá ........................................................................................................ 2
1.2.3 Hoa ...................................................................................................... 2
1.2.4 Trái ...................................................................................................... 3
1.2.5 Hạt ....................................................................................................... 3
1.2.6 Rễ ........................................................................................................ 3
1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI ........................................................................... 3
1.3.1 Ánh sáng .............................................................................................. 3
1.3.2 Đất ....................................................................................................... 3
1.3.3 Nhiệt độ ............................................................................................... 4

1.3.4 Nước tưới............................................................................................. 4
1.3.5 Phân bón .............................................................................................. 4
1.3.6 Sâu bệnh .............................................................................................. 4
1.4 PHÂN LOẠI KHOA HỌC, HOA THỨC VÀ HOA ĐỒ.......................... 5
1.4.1 Loài Hibiscus rosa-sinenis ................................................................... 6
7


1.4.2 Loài Hibiscus schizopetalus ................................................................. 7
1.4.3 Loài Hibiscus mutabilis........................................................................ 7
1.4.4 Loài Hibiscus syriacus ......................................................................... 7
1.4.5 Loài Malvaviscus arboreus .................................................................. 8
1.5 GIÁ TRỊ Y HỌC ....................................................................................... 8
1.6 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÂM CÀNH ................................................ 9
1.6.1 Định nghĩa ........................................................................................... 9
1.6.2 Ảnh hưởng của auxin đến sự ra rễ của cành giâm................................. 9
1.6.3 Yêu cầu về điều kiện môi trường cho cành giâm .................................. 10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................... 11
2.1 PHƯƠNG TIỆN ........................................................................................ 11
2.1.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................ 11
2.1.2 Vật liệu và phương tiện thí nghiệm ........................................................ 11
2.1.3 Hóa chất................................................................................................. 11
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............................................................. 11
2.2.1 Điều tra và sưu tập các giống hoa dâm bụt ở Thành phố Cần Thơ .......... 11
2.2.2 Ảnh hưởng NAA lên sự ra rễ cành giâm hoa dâm bụt ............................ 12
2.2.3 Cách xử lý kết quả ................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................... 15
3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VÀ KHẢO SÁT ................................................... 15
3.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC GIỐNG HOA DÂM BỤT...................... 18
3.2.1 Lá hoa dâm bụt ...................................................................................... 18

3.2.1.1 Lá non .............................................................................................. 18
3.2.1.2 Lá trưởng thành ................................................................................ 18
3.2.2 Lá bắc ................................................................................................. 20
3.2.3 Lá kèm ................................................................................................ 22
3.2.3 Hoa và các thành phần khác ................................................................... 24
3.2.3.1 Đặc điểm hình thái của nụ hoa .......................................................... 24
3.2.3.2 Đặc điểm hình thái của hoa............................................................... 25
3.2.3.3 Đặc diểm hình thái của lá đài và đài phụ........................................... 26
3.2.3.4 Đặc điểm hình thái của nhị hoa......................................................... 28

8


3.3 ĐẶC ĐIỂM ĐẶC TRƯNG CỦA TỪNG GIỐNG HOA DÂM BỤT....... 29
3.3.1 Dâm bụt kín (Malvaviscus arboreus ) .................................................... 29
3.3.2 Dâm bụt kép hồng (Hibiscus rosa-sinenis) ............................................. 30
3.3.3 Dâm bụt kép vàng (Hibiscus rosa-sinenis) ............................................. 31
3.3.4 Dâm bụt kép đỏ (Hibiscus rosa-sinenis) ................................................. 32
3.3.5 Dâm bụt cam nhạt (Hibiscus ros-sinenis) ............................................... 33
3.3.6 Dâm bụt tím sen (Hibiscus rosa-sinenis) ................................................ 34
3.3.7 Dâm bụt hồng phấn (Hibiscus rosa-sinenis) ........................................... 35
3.3.8 Dâm bụt đỏ (Hibiscus rosa-sinenis) ....................................................... 36
3.3.9 Dâm bụt hồng (Hibiscus rosa-sinenis) ................................................... 37
3.3.10 Dâm bụt vàng (Hibiscus rosa-sinenis).................................................. 38
3.3.11 Dâm bụt trắng (Hibiscus rosa-sinenis) ................................................. 39
3.3.12 Dâm bụt lá đốm (Hibiscus rosa-sinenis)............................................... 40
3.313 Dâm bụt xẻ (Hibiscus schizopetalus)..................................................... 41
3.4 THÍ NGHIỆM HIỆU QUẢ CỦA NAPHTHALENE ACETIC ACID LÊN
CÀNH GIÂM HOA DÂM BỤT ...................................................................... 42
3.4.1 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên số cành giâm ra chồi ........... 42

3.4.2 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên số rễ hình thành trung bình của
cành giâm ....................................................................................................... 43
3.4.3 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên chiều dài rễ dài nhất của cành
giâm................................................................................................................ 44
3.4.4 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên tỷ lệ ra rễ của cành giâm ..... 46
3.4.5 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên tỷ lệ cành ra chồi của cành giâm
....................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................... 49
4.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 49
4.2 ĐỀ NGHỊ.................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50

9


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

Bảng 3.1 Các giống hoa dâm bụt được khảo sát và phân nhóm ......................... 16
Bảng 3.2 Kích thước lá của 9 giống hoa dâm bụt được khảo sát ....................... 20
Bảng 3.3 Kích thước lá bắc của 9 giống hoa dâm bụt được khảo sát ................. 22
Bảng 3.4 Kích thước lá kèm của 9 giống hoa dâm bụt được khảo sát................ 23
Bảng 3.5 Nụ và hoa của 9 giống hoa dâm bụt được khảo sát............................. 26
Bảng 3.6 Kích thước lá đài và đài phụ của 9 giống hoa dâm bụt được khảo sát. 27
Bảng 3.7 Kích thước nhị của 9 giống hoa dâm bụt............................................. 28

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên số cành ra chồi của cành
giâm .................................................................................................................. 42
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên số rễ trung bình của cành
giâm .................................................................................................................. 44
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên chiều dài rễ dài nhất của
cành giâm .......................................................................................................... 45
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên tỷ lệ ra rễ của cành giâm
.......................................................................................................................... 47
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên tỷ lệ ra chồi của cành giâm
.......................................................................................................................... 48

10


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

Hình 1.1 Đặc điểm của hoa................................................................................ 3
Hình 1.2 Hoa đồ của hoa dâm bụt ...................................................................... 5
Hình 2.1 Cành giâm hoa dâm bụt được nhúng vào dung dịch NAA ................... 13
Hình 3.1 Màu sắc và các dạng lá non của hoa dâm bụt ...................................... 18
Hình 3.2 Các dạng lá của hoa dâm bụt ............................................................... 19
Hình 3.3 Màu sắc của lá .................................................................................... 19
Hình 3.4 Hình dạng của các loại lá bắc .............................................................. 21
Hình 3.5 Lá kèm của hoa dâm bụt ..................................................................... 23

Hình 3.6 Hình dạng và màu sắc nụ hoa.............................................................. 24
Hình 3.7 Màu sắc hoa khi nở ............................................................................. 25
Hình 3.8 Hình dạng đài phụ và lá đài của hoa dâm bụt ...................................... 27
Hình 3.9 Nhị của hoa dâm bụt ........................................................................... 28
Hình 3.10 Nụ hoa và hoa của dâm bụt kín ......................................................... 30
Hình 3.11 Lá và lá bắc của hoa dâm bụt kín ...................................................... 30
Hình 3.12 Lá và hoa của hoa dâm bụt kép hồng ................................................. 31
Hình 3.13 Nụ hoa và hoa của dâm bụt kép vàng ................................................ 31
Hình 3.14 Lá của dâm bụt kép vàng................................................................... 32
Hình 3.15 Hoa và nụ hoa của hoa dâm bụt kép đỏ ............................................. 32
Hình 3.16 Lá và lá bắc của hoa dâm bụt kép đỏ ................................................. 33
Hình 3.17 Lá của dâm bụt cam nhạt................................................................... 33
Hình 3.18 Nụ hoa và hoa của hoa dâm bụt cam nhạt.......................................... 34
Hình 3.19 Hoa và lá của dâm bụt tím sen........................................................... 34
Hình 3.20 Hoa của hoa dâm bụt hồng phấn ....................................................... 35
Hình 3.21 Nụ hoa của hoa dâm bụt hồng phấn................................................... 35
Hình 3.22 Lá, nụ hoa và hoa của hoa dâm bụt đỏ ............................................... 36
Hình 3.23 Hình dạng lá, nụ và hoa của hoa dâm bụt hồng (giống Thái Lan) ...... 37
Hình 3.24 Nụ và hoa của hoa dâm bụt vàng (giống Thái Lan) ........................... 38
Hình 3.25 Nụ và hoa của hoa dâm bụt trắng (giống Thái Lan) ........................... 39
11


Hình 3.26 Hình dạng lá và lá bắc của hoa dâm bụt lá đốm ................................ 40
Hình 3.27 Nụ và hoa của hoa dâm bụt lá đốm.................................................... 40
Hình 3.28 Nụ và hoa của hoa dâm bụt xẻ........................................................... 41
Hình 3.29 Lá và lá bắc của hoa dâm bụt xẻ........................................................ 41
Hình 3.30 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên cành giâm ở thời điểm 15
ngày sau khi giâm .............................................................................................. 43
Hình 3.31 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên cành giâm ở thời điểm 22

ngày sau khi giâm .............................................................................................. 45
Hình 3.32 Ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên cành giâm ở thời điểm 29
ngày sau khi giâm .............................................................................................. 47

12


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CD: chiều dài
CR: chiều rộng
NAA: Naphthalene acetic acid
IAA: Indol acetic acid
IBA: Indol butyric acid
NSKG: ngày sau khi giâm
2,4-D: Dichlorophenoxy acetic acid
NK: Ninh Kiều
BT: Bình Thủy

13


LÂM THỊ MUỘI, 2012. “Khảo sát đặc điểm hình thái một số giống dâm bụt ở
Thành phố Cần Thơ và giâm cành cây dâm bụt kép hồng (Hibiscus rosasinenis L.)”. Luận văn tốt nghiệp ngành Hoa Viên Cây Cảnh, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Phương Thảo.

TÓM LƯỢC
Hoa dâm bụt (bụp lồng đèn) (Hibiscus spp.) là loài cây đẹp, màu sắc đa dạng và
được trồng làm hàng cảnh, làm hàng rào ở các vùng có khí hậu nhiệt đới trên toàn
thế giới. Ở Việt Nam, hoa dâm bụt rất đa dạng về màu sắc và chủng loại nhưng

những tài liệu nghiên cứu về chúng chưa nhiều. Để bảo tồn và sử dụng hiệu quả các
giống, cần thiết phải có những mô tả, phân loại cũng như kỹ thuật nhân giống hoa
dâm bụt thích hợp. Nhằm đạt mục tiêu trên, đề tài “Khảo sát đặc điểm hình thái
một số giống dâm bụt ở Thành phố Cần Thơ và giâm cành cây dâm bụt kép
hồng (Hibiscus rosa-sinenis L.)” được thực hiện nhằm khảo sát và mô tả hình thái
các giống hoa dâm bụt, lựa một giống điển hình để nhân nhanh bằng biện pháp
giâm cành nhằm nhân giống nhanh cho những giống tương tự lai ghép. Sau khi điều
tra đã phân được 13 giống hoa dâm bụt ở thành phố Cần Thơ, trong đó có 9 giống:
dâm bụt kín, dâm bụt kép hồng, dâm bụt kép vàng, dâm bụt kép đỏ, dâm bụt da
người, dâm bụt tím sen, dâm bụt hồng phấn, dâm bụt xẻ và dâm bụt đỏ được trồng
phổ biến nhất. Mỗi giống đều có đặc điểm đặc trưng, trong đó hình thái của lá, lá
bắc và những đặc điểm chủ yếu để nhận diện các giống hoa dâm bụt. Chín giống
được phân thành 3 loài gồm Hibiscus rosa-sinenis, Hibiscus schizopetalus,
Malvaviscus arboreus. Thí nghiệm ảnh hưởng của naphthalene acetic acid lên sự ra
rễ của cành giâm hoa dâm bụt được thực hiện với 3 nồng độ 500 ppm, 1.000 ppm,
1.500 ppm và đối chứng không xử lý naphthalene acetic acid. Kết quả cho thấy việc
sử dụng naphthalene acetic acid ở nồng độ 1.000 ppm đạt hiệu quả trong việc giâm
cành.

14


MỞ ĐẦU
Dâm bụt là một loài có hoa lớn và đẹp, đa dạng về chủng loại và màu sắc phong
phú. Đây là loại hoa nở gần như quanh năm, cây có thể trồng trong chậu hoặc để
cây mọc vươn cao, uốn cong thành cổng, cắt xén làm thành hàng rào hay trồng
thành bụi dày trong công viên (Trần Hợp, 2000). Ngoài ra, nhiều bộ phận dâm bụt
còn dùng để làm thuốc.
Hiện nay, các nhà vườn đã lai tạo ra rất nhiều chủng loại hoa có kích thước lớn,
cánh hoa nhiều hay ít, phẳng hay xoăn, màu sắc thay đổi. Mặc dù dâm bụt được

trồng và bày bán rất phổ biến tại các cơ sở sản xuất hay các vườn hoa kiểng nhưng
những tài liệu nghiên cứu nói về dâm bụt còn rất ít. Các tài liệu nghiên cứu về giống
hoa dâm bụt, kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng cũng chưa được tập hợp một cách
có hệ thống. Việc nghiên cứu và tổng hợp các kỹ thuật nêu trên sẽ giúp những
người trồng hoa cũng như những người yêu thích hoa kiểng có thể chọn lựa cho
mình một giống yêu thích, kỹ thuật trồng thích hợp và giúp nhận diện các giống
dâm bụt nhằm tạo cơ sở để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu trong tương lai. Vì
vậy, đề tài : “ Khảo sát đặc điểm hình thái một số giống dâm bụt ở Thành phố
Cần Thơ và giâm cành cây dâm bụt kép hồng (Hibiscus rosa-sinenis L.)” được
thực hiện nhằm:
-

Khảo sát đặc điểm hình thái một số giống dâm bụt ở quận Ninh Kiều và Bình
Thủy, Thành phố Cần Thơ.

-

Mô tả đặc diểm hình thái các giống dâm bụt.

-

Khảo sát nồng độ NAA thích hợp cho việc giâm cành dâm bụt kép hồng
(Hibiscus rosa-sinenis L.).

-

Tạo cơ sở cho việc lai ghép và nhân giống dâm bụt trong sản xuất kinh
doanh.

15



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC DÂM BỤT
Theo Trần Hợp (2000), dâm bụt (Hibiscus spp.) có nguồn gốc từ châu Á (có lẽ từ
Trung Quốc). Được trồng trên khắp thế giới ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
(Elevitch và Thomson, 2006).
Dâm bụt hay còn gọi là râm bụt hoặc có tên khác là bông lồng đèn. Loài hoa này
vốn có tên gốc là hoa dâng bụt (hoa dâng lên cho Bụt, tức Phật). Về sau đọc trại
thành dâm bụt. Hibiscus rosa-sinenis L. là quốc hoa của Malaysia với tên gọi là
Bunga Raya, còn Hibiscus syriacus là quốc hoa của Hàn Quốc.
1.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Dâm bụt có tên khoa học là Hibiscus rosa-sinenis L.. Thuộc chi Hibiscus, họ Bông
(Malvaceae) (Đặng Minh Quân, 2007).
1.2.1 Thân
Cây bụi lớn, cao 4-5 m. Cành nhánh rất dày đặc, mọc sát gốc (Trần Hợp, 2000).
1.2.2 Lá
Lá đơn, mọc cách, có lá kèm (Đặng Minh Quân, 2007). Lá có hình bầu dục, nhọn
đầu, tròn ở gốc, màu xanh bóng, mềm, nhẵn, mép có răng to (Trần Hợp, 2000). Lá
có màu xanh lá cây bóng ở bề mặt phía trên, xám xanh và lông ở mặt phía dưới
(Elevitch và Thomson, 2006). Lá thay đổi hình dạng và kích thước tùy theo loài
(Jacqueline, 2009). Lá non có màu lục sáng, lá già màu lục đậm, một số giống có
đốm trên lá.
1.2.3 Hoa
Hoa lớn, mọc ở nách lá. Cuống hoa dài thẳng hay cong đưa hoa lộ ra ngoài đám lá.
Hoa có 6-7 kiểu đài hình sợi nhọn và mảnh (Trần Hợp, 2000), đài hợp màu lục dài
gấp 2-3 lần đài con (Võ Văn Chi, 2004). Cánh tràng 5 chiếc rất lớn xếp xoắn, sát đè
lên nhau (Trần Hợp, 2000). Cánh hoa có thể tròn, thu hẹp hoặc rộng, nhẵn hoặc gấp
nếp, đơn giản hoặc chồng chéo. Nhị nhiều, tập hợp trên một trụ dài thẳng hay hơi

cong. Bầu có 5 vòi xếp tỏa ở đỉnh trụ nhị (Trần Hợp, 2000). Màu sắc hoa đa dạng từ
màu trắng sang màu hồng và màu đỏ. Dâm bụt ra hoa quanh năm (Elevitch và
Thomson, 2006).

16


A

B

(A) Hoa dâm bụt;

(B) Nhị của hoa dâm bụt

Hình 1.1 Đặc điểm của hoa

1.2.4 Trái
Màu nâu nhạt, hình trứng, viên nang khô (Elevitch và Thomson, 2006). Trái nang
có 5 thùy khô, chứa vài hạt trong mỗi thùy.
1.2.5 Hạt
Có hình thận, màu nâu đến nâu đen, nhám và lông (Elevitch và Thomson, 2006).
1.2.6 Rễ
Cây có một rễ chính và có bộ rễ mọc rất gần mặt đất, hình trụ dài 5-15 cm, đường
kính khoảng 2 cm (Elevitch và Thomson, 2006).
1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI
1.3.1 Ánh sáng
Dâm bụt có nhu cầu nắng nhưng sẽ chịu bóng râm một phần, tốt nhất là 2-3 giờ của
nắng buổi sáng. Không nhận được ánh sáng đủ cây sẽ cao, lá lớn và hạn chế ra hoa.
Cây tăng trưởng và ra hoa trong môi trường nóng và ẩm ướt (Jacqueline, 2009).

Nếu trồng cây trong bóng râm và không cung cấp đủ không gian sống thì sự cạnh
tranh ánh sáng xảy ra.
1.3.2 Đất
Dâm bụt mọc trên tất cả loại đất. Chúng phát triển tốt dưới điều kiện đất có tính
acid nhẹ, giàu chất hữu cơ, ẩm ướt và hệ thống thoát nước tốt. Trong đất cát, cần sử
dụng chất hữu cơ để điều chỉnh thông khí. Cây chịu đựng được đất có tính acid hoặc
kiềm (pH=5.0-8.5) (Elevitch và Thomson, 2006). Cây có thể phát triển trong đất
ngập nước, cát và đá vôi (Allen, 2003). Những loại giá thể giữ nước nhiều sẽ làm
cây thối gốc.

17


1.3.3 Nhiệt độ
Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ (12-320C), tuy cây có thể chịu được nhiệt độ cao
(24-410C) nhưng nhiệt độ thấp (5-240C) sẽ không làm tổn thương nhiều đến cây
mặc dù cũng ảnh hưởng đến sự rụng hoa hoặc lá của cây (Elevitch và Thomson,
2006). Cây thích hợp ở độ ẩm 50%, nếu thấp hơn thì sẽ tạo sương mù trên lá.
Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 100C, đặc biệt vào ban đêm thì hoa sẽ có kích thước
nhỏ hơn bình thường và cánh hoa cũng có thể biến dạng, dưới 0 0C trong nhiều giờ
liền thì khả năng cây chết rất cao. Nếu nhiệt độ trên 350C, các nụ hoa sẽ khép lại và
rụng.
1.3.4 Nước tưới
Cây sử dụng rất nhiều nước nên cần tưới ổn định cho chúng, đặc biệt là trong mùa
nóng và khô (Jacqueline, 2009), cần ít nước hơn khi thời tiết lạnh và mưa. Nước
được dẫn tới hệ thống rễ và lá. Tránh ngập rễ trong thời gian dài vì như thế sẽ làm
cho sâu bệnh dễ tấn công vào rễ. Nên tưới khi cây có nhu cầu.
1.3.5 Phân bón
Bón phân để kích thích hoa nở to hơn. Không nên bón nhiều phân vì quá nhiều phân
bón sẽ kích thích giai đoạn tăng trưởng và kìm hãm sự ra hoa. Không nên bón lúc

đất khô. Chọn các loại phân bón nitơ (N), photpho (P) và kali (K) với số lượng
trung bình, thấp và cao tương ứng (17-5-24). Tuy nhiên, ban đầu bón phân bón lá để
kích thích các thân cây mới cho mạnh và sau đó mới dùng phân bón thúc ra hoa.
Sắt, đồng, mangan và các khoáng chất khác cũng tốt cho dâm bụt.
1.3.6 Sâu bệnh
Dâm bụt thu hút ve, nhện gây lá vàng, bọ trĩ gây ra chồi thả. Rệp vừng ăn vào hoa,
thân và lá, nấm mốc phát triển trên các dịch ngọt tiết ra bởi các con rệp này, chúng
phát triển mạnh vào mùa xuân (Juanita Popenoe, 2008). Có thể phòng trừ côn trùng
gây hại bằng nước xà phòng, tinh dầu cây nem và thuốc trừ sâu. Dâm bụt cũng có
thể bị nhiễm một số bệnh trên lá, bột nấm mốc, nấm mốc sương mai và nấm
Botrytis spp. là phổ biến nhất, đặc biệt cây cũng bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn
Pseudomonas spp. gây đốm lá do nước đọng. Ngoài ra, tưới nước nhiều dẫn đến
vàng lá do sốc nước.

18


1.4 PHÂN LOẠI KHOA HỌC, HOA THỨC VÀ HOA ĐỒ
Chi Hibiscus thuộc họ Bông (Malvaceae) có rất nhiều loài. Theo Phạm Hoàng Hộ
(1999) và Trần Hợp (2000), dâm bụt có rất nhiều loài.
Phân loại khoa học
Lớp – Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Bộ - Bông (Malvales)
Họ - Bông (Malvaceace)
Chi – Hibiscus L.
Loài - Hibiscus rosa-sinenis
Hibiscus schizopetalus
Hibiscus mutabilis
Hibiscus syriacus
Malvaviscus arboreus


Công thức hoa:
Trong đó:
*

: Hoa đều
: Hoa lưỡng tính

K

: Lá đài

C

: Cánh hoa

A

: Tiểu nhụy hay nhị

G

: Tâm bì

Hình 1.2 Hoa đồ của hoa dâm bụt
Nguồn: />
19


1.4.1 Hibiscus rosa-sinenis L. (Dâm bụt)

Cây bụi lớn, cao 4-5 m, cành nhánh dày đặc, mọc sát gốc.
Lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn ở gốc, phiến không lông, bìa có răng to, lá bẹ như
kim.
Hoa lớn, cô độc, mọc ở nách lá, cọng rất dài (10-15 cm) có đốt ở phần trên, đưa hoa
lộ ra ngoài đám lá, lá đài phụ nhọn, cao 1,5 cm; đài hình ống 5 răng; cánh hoa dài 57 cm xếp xoắn đè lên nhau. Nhị nhiều, tập hợp trên một trụ đài thẳng hay hơi cong,
bầu có 5 vòi xếp tỏa ở đỉnh trụ nhị, nướm như nhung.
Theo Trần Hợp (2000), các nhà vườn lai tạo cho nhiều chủng như:
 Các chủng có hoa kép
- Cây Bụp vạch tím
Hibiscus rosa-sinenis L. var. subviolaceus Hort
Cây cho hoa màu hồng đậm với các vạch màu tím.
- Cây Bụp vằn
Hibiscus rosa-sinenis L. var. zebrinus Hort
Cây cho hoa màu vàng trắng có nhiều vằn không đều nhau màu đỏ tía.
- Cây Bụp xòe
Hibiscus rosa-sinenis L. var. kermesinus Hort
Cây cho hoa lớn, cánh tràng mở rộng, mép răng reo, màu đỏ tía.
- Cây Bụp xoăn
Hibiscus rosa-sinenis L. var. miniatus Hort
Cây cho hoa lớn, cánh tràng cuộn lại, răn reo, màu đỏ son.
 Các chủng có cánh hoa đơn
- Cây Bụp đơn bóng
Hibiscus rosa-sinenis L. var. brillantissimus Hort
Cây cho hoa lớn, cánh tràng xòe rộng, xoăn lại, màu hồng đậm dần trong
phía cánh hoa.
- Cây Bụp đơn vàng
Hibiscus rosa-sinenis L. var. calleri Hort
Cây cho hoa màu vàng nhạt, trong gốc cánh tràng hoa có màu đỏ sẫm.

20



- Cây Bụp đơn lá đốm
Hibiscus rosa-sinenis L. cooperi foliis variegatis Hort
Cây cho lá màu xanh nhưng có nhiều đốm lớn màu trắng, màu xanh đậm
hay có mép màu đỏ.
- Cây Bụp đơn đốm đỏ
Hibiscus rosa-sinenis L. var. fulgidus Hort
Cây có hoa lớn, cánh hoa răn reo, gốc họng có đốm đỏ đậm.
1.4.2 Hibiscus schizopetalus (Mast.) Hook.f. (Bụp xẻ)
Tiểu mộc cao đến 4 m, nhiều cành, mảnh, không lông.
Lá hình bầu dục nhọn, nhẵn, không lông, chụm ở nhánh ngắn, xanh đậm, bìa có
răng thưa.
Hoa thòng, cô độc, cọng dài 10-15 cm, cánh hoa đỏ, dài 5-6 cm, hướng lên, xẻ sâu
và rìa rất đẹp. Cuốn hoa rất mảnh, dài và có đốt ở phần giữa, thường thõng xuống
với phần dài nhất là cột nhị, ống tiểu nhụy dài 6-9 cm.
1.4.3 Hibiscus mutabilis L. (Phù dung)
Tiểu mộc cao 2-6 m, phân cành nhánh ít, thẳng, tán hẹp, thưa, có lông hình sao
trắng, cứng.
Lá có phiến màu lục tươi, mép khía răng màu xanh bóng nhạt nổi rõ gân và lông,
mặt dưới lá màu trắng.
Hoa cô độc ở nách lá trên, cọng dài, thường hoa đôi, to, đẹp, buổi sáng màu trắng,
buổi chiều chuyển sang màu hồng sẫm rồi đỏ. Lá đài phụ dài 10 cm, hẹp. Nang tròn,
hột có lông.
1.4.4 Hibiscus syriacus L. (Bụp hồng cận)
Tiểu mộc cao 3-4 m, mọc thành bụi, phân cành dày đặc, phần gốc thường không có
lá, trơ cành nhánh màu xám trắng.
Lá đơn, phiến lá xanh đậm, xẻ thùy sâu không dều, mép khía răng thô, màu xanh
bóng nổi rõ các gân.
Hoa đứng, cọng ngắn, cánh tràng xếp sát nhau, mềm xoắn lại và xòe rộng. Lá đài

phụ hẹp, cứng, vành đơn hay đôi, màu tím ít khi trắng, ống tiểu nhụy đứng. Nang
cao 1,5 cm, hột to 5 mm, có một rìa lông vàng, dài.

21


1.4.5 Malvaviscus arboreus Cav. (Bụp kín)
Cây gỗ lỡ hay bụi cao, phân cành nhánh sát gốc.
Lá gần như nguyên hay chia 3 thùy, đầu nhọn, gốc hình tim, mép có răng, màu xanh
nhạt, bóng.
Hoa có cuống dài, có lông. Tiểu đài gồm 8 sợi, dài, màu xanh. Cánh tràng màu hồng
đậm, hay đỏ, xoắn vào nhau và buông thõng xuống, không bao giờ nở xòe ra. Nhị
nhiều, thành cột dài, thò ra ngoài cánh hoa, đỉnh có 10 đầu nhụy xếp tỏa tròn. Quả
có 5 cạnh tròn.
1.5 GIÁ TRỊ Y HỌC
Hoa, lá dâm bụt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu tiêu
thủng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng.
Vỏ, rễ dâm bụt có vị ngọt, hơi hàn, có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm.
Trái có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu viêm đường hô hấp, tiêu đờm, giảm đau.
Ở Trung Quốc, vỏ và rễ cây được dùng làm thuốc điều kinh. Còn ở Malaysia cây
được pha nước uống để thông tiểu tiện và chữa mẩn ngứa.
Theo Võ Văn Chi (2000), một số loại dâm bụt được dùng làm dược thảo như:
 Phù Dung (Hibiscus mutabilis): lá được dùng làm thuốc uống giúp trị phổi nóng
sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ. Dùng ngoài trị mụn nhọt đang
sưng mủ, viêm mũi... Có thể phối hợp với hoa khô luyện thành bột nhão hoặc cao
bột.
 Bụp xẻ (Hibiscus schizopetalus (Mast.) Hook.f.): lá được dùng làm thuốc đắp
mụn nhọt. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng lá trị nhọt sưng ở dưới nách và
rễ dùng trị đầy hơi trướng bụng.
 Dâm bụp (Hibiscus rosa-sinenis L. ): vỏ, rễ, hoa và lá được dùng làm thuốc. Rễ

dùng chữa việm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp, viêm khí quản, viêm đường tiết
niệu. Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, hồi hộp và khó ngủ. Lá và hoa thường
dùng ngoài da.

22


1.6 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÂM CÀNH
1.6.1 Định nghĩa
Dựa vào hiện tượng cực tính, khả năng tái sinh của thực vật và tính độc lập của
chúng từ bộ rễ, thân, cành, lá và ngay cả những tế bào nhỏ bé trong các mô (mô
phân sinh) cũng có thể tái sinh, phân chia tế bào để tạo nên một cơ thể mới hoàn
chỉnh. Như vậy, phương pháp giâm cành là phương pháp nhân giống thực vật với
cành giâm là thân, lá hoặc rễ khi đặt các cơ quan này trong điều kiện thích hợp thì
chúng có khả năng khôi phục những bộ phận còn thiếu để trở thành một cơ quan
hoàn chỉnh (Lâm Ngọc Phương, 2010).
Sản xuất giống cây dâm bụt bằng phương pháp giâm cành có ưu điểm là trong
khoảng thời gian ngắn có thể tạo được lượng cây giống lớn, cây sống sinh trưởng và
phát triển tốt, giữ được đặc tính tốt của cây mẹ.
1.6.2 Ảnh hưởng của auxin đến sự ra rễ cành giâm
Chất điều hòa sinh trưởng thực vật là những hoạt chất sinh học rất lớn, được tạo ra
một lượng rất nhỏ để điều hòa sinh trưởng và phát triển của thực vật (Lê văn Hòa,
2005). Một trong những ứng dụng chính của auxin là kích thích quá trình tạo rễ. Do
đó, nó được áp dụng trong vi nhân giống và tạo rễ cành giâm. Các chất thường
dùng trong nông nghiệp là Naphthalene acetic acid (NAA), 2,4-Dichlorophenoxy
acetic acid (2,4-D), Indol butyric acid (IBA). Trong đó, hoạt tính của 2,4-D rất
mạnh, thường dược dùng làm thuốc diệt cỏ. NAA và IBA thường được sử dụng
trong giâm cành (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005).
Auxin tổng hợp như NAA có tác dụng sinh lý giống như auxin tự nhiên IAA; ngoài
ra, do ít bị enzyme nội bào phân giải, nên đã được sử dụng rất rộng rãi trong nông

nghiệp như kích thích cành giâm ra rễ …
Theo Nguyễn Minh Chơn (2010), các chất điều hòa sinh trưởng ảnh hưởng đến sự
tạo rễ bất định từ cành giâm. Auxin ảnh hưởng lớn lên sự kích thích ra rễ và được
thương mãi hoá. Việc xử lý cành chiết hay cành giâm của những loài cây ăn trái
hay hoa kiểng với NAA ở nồng độ 500-1.000 ppm cho hiệu quả thành lập rễ rất tốt.
Áp dụng auxin ngoại sinh có thể kích thích sự tượng rễ và sự phát triển sớm của rễ.
Hartmann và Kester (1968) cho rằng khi xử lý NAA ở nồng độ quá cao sẽ ngăn cản
sự phát triển chồi, lá vàng và rụng, cành có màu đen và cuối cùng là cành bị chết.

23


1.6.3 Yêu cầu về điều kiện môi trường cho cành giâm
Theo Mai văn Trầm (2009), môi trường thích hợp cho cành giâm phát triển tốt cần
đảm bảo một số yếu sau:
 Ẩm độ
Trong không khí, với điều kiện bốc thoát hơi nước thấp sẽ làm giảm sự thoát hơi
nước từ cành giâm để tránh sự thiếu hụt nước trong mô và những tế bào duy trì đủ
sức trương cho sự thành lập và phát triển rễ. Cành giâm chết trước khi mọc rễ do
mất nước là nguyên nhân chính của sự thất bại trong nhân giống. Để hạn chế sự
mất nước của cành giâm nên sử dụng hệ thống phun sương hoặc trùm kín cành
giâm (Nguyễn Bảo Toàn, 2007). Tuy nhiên, nếu thừa nước sẽ làm giảm sự thoáng
khí của môi trường giâm và gây ra bệnh, ngăn chặn hay làm trì hoãn sự phát triển
của rễ.
 Nhiệt độ
Theo Mai Văn Trầm (2009), đối với các loài cây nhiệt đới thì nhiệt độ phù hợp cho
cành giâm ra rễ vào khoảng 18-250C. Nhiệt độ ban ngày 27-290C và ban đêm ở
150C là phù hợp cho cành giâm ra rễ. Vì vậy, nhiệt độ cần được duy trì ở mức thích
hợp cho sự tái sinh nhu cầu trao đổi chất của cành giâm. Tránh sự sốc nhiệt của lá
(Hiệp hội hoa Đà Lạt, 2007). Ngoài ra, nhiệt độ ở đáy bồn giâm cành cũng có vai

trò quan trọng trong việc tạo rễ cành giâm.
 Ánh sáng
Ánh sáng thích hợp cho cành giâm phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng, cường độ
chiếu sáng và phẩm chất của ánh sáng (Nguyễn Bảo Toàn, 2007). Cành giâm là loại
cây thân gỗ ra rễ tốt nhất ở bức xạ thấp. Tuy nhiên, cây thân thảo ra rễ tốt hơn khi
bức xạ ánh sáng tăng tới 116 W/m2. Bức xạ ánh sáng quá cao ảnh hưởng đến việc
thành lập rễ và phát triển của rễ. Vì vậy, ánh sáng rất quan trọng đối với việc thành
lập rễ ở cành giâm.

24


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
 Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Thời gian thí nghiệm là từ tháng 12 năm 2011 đến
tháng 5 năm 2012.
 Địa điểm điều tra: tại các hộ dân và nơi kinh doanh hoa kiểng tại quận Ninh Kiều
và quận Bình Thủy của Thành phố Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu và phương tiện thí nghiệm
 Giống hoa: Các giống hoa dâm bụt (Hibiscus spp.).
 Phương tiện:
 Phiếu điều tra về đặc tính thực vật của hoa dâm bụt để ghi lại các chỉ tiêu về đặc
tính thực vật và quan sát mẫu ngoài thực địa.
 Thước đo, máy ảnh và sổ ghi chép để lưu lại đặc điểm tại chỗ của các mẫu hoa
dâm bụt điều tra.
 Giống hoa dâm bụt kép hồng (Hibiscus rosa-sinenis L.) để làm vật liệu giâm
cành.

 Giá thể sử dụng ngoài vườn ươm như: xơ dừa, tro trấu, trấu mục và các dụng cụ
đựng giá thể.
2.1.3 Hóa chất dùng trong thí nghiệm
 Nước cất
 Cồn 500
 Naphthalene acetic acid dạng bột (NAA 98%) của Mỹ sản xuất.
2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Điều tra khảo sát đặc điểm hình thái các giống hoa dâm bụt ở quận Ninh
Kiều và quận Bình Thủy của Thành phố Cần Thơ (thông qua phiếu điều tra
soạn sẵn).
 Địa điểm thực hiện: quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy của Thành phố Cần Thơ.

25


×