Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THIẾT kế sân vườn BIỆT THỰ số 68, KHU đô THỊ cồn KHƯƠNG, QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN HỮU HIỆU

THIẾT KẾ SÂN VƢỜN BIỆT THỰ SỐ 68, KHU ĐÔ THỊ CỒN
KHƢƠNG, QUẬN BÌNH THỦY - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Cần Thơ, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: HOA VIÊN VÀ CÂY CẢNH

Tên đề tài:

THIẾT KẾ SÂN VƢỜN BIỆT THỰ SỐ 68, KHU ĐÔ THỊ CỒN
KHƢƠNG, QUẬN BÌNH THỦY - THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
PGs.Ts LÊ VĂN BÉ

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN HỮU HIỆU
MSSV: 3087724


Lớp: HOA VIÊN – CÂY CẢNH K34

Cần Thơ, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ-SINH HÓA


Chứng nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Hoa Viên Cây Cảnh với đề tài:
“THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ SỐ 68, KHU ĐÔ THỊ CỒN
KHƯƠNG, QUẬN BÌNH THỦY - THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

Do sinh viên NGUYỄN HŨU HIỆU thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ..... năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn

PGs.Ts LÊ VĂN BÉ

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN SINH LÝ-SINH HÓA



Hội đồng chấm luận văn đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Hoa
Viên Cây Cảnh với đề tài:
“THIẾT KẾ CẢNH QUAN BIỆT THỰ SỐ 68, KHU ĐÔ THỊ CỒN
KHƯƠNG, QUẬN BÌNH THỦY - THÀNH PHỐ CẦN THƠ”

Do sinh viên: NGUYỄN HỮU HIỆU thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng ngày
15 tháng 06 năm 2012.
Luận văn đã đƣợc hội đồng chấp thuận và đánh giá ở mức: ……………………
Ý kiến hội đồng:
…………………………………………………………………………………….......
………………………………………………………………………………………...
Thành viên 1

Thành viên 2

Thành viên 3

PGS.Ts LÊ VĂN BÉ

Ths.KTS TRẦN CHINH PHONG

Ths MAI VĂN TRẦM

KHOA DUYỆT
Trƣởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

NGUYỄN HỮU HIỆU

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: NGUYỄN HỮU HIỆU

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 06/09/1990
Nơi sinh: Châu Thành - Hậu Giang
Quê quán: Châu Thành - Hậu Giang

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Ấp Thuận Hƣng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang
Điện thoại : 0985260939
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP:
1996 – 2001: Học tại trƣờng Tiểu học Ngô Hữu Hạnh1
2001 – 2005: Học tại trƣờng Trung học cơ sở Ngã Sáu.
2005 – 2008: Học tại trƣờng Trung học phổ thông Ngã Sáu.

2008 – 2012: Học ngành Hoa Viên và Cây Cảnh khóa 34 tại trƣờng Đại học Cần
Thơ.

Ngày

tháng

năm 2012

Ngƣời khai ký tên

NGUYỄN HỮU HIỆU

iv


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ với lòng biết ơn và sự kính trọng nhất, và là những ngƣời đã hy sinh rất
nhiều, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập đến ngày hôm nay.
Thầy Lê Văn Bé đã hƣớng dẫn em tận tình trong suốt thời gian học tập và làm
luận văn.
Anh Trƣơng Hoàng Ninh, Nguyễn Thành Nhân, Võ Đăng Khanh, Huỳnh Lê
Minh Trung, và các thành viên của lớp Hoa Viên và Cây Cảnh khóa 34 và các anh
chị Hoa Viên và Cây Cảnh khóa 33 đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
học tại trƣờng.
Tuy nhiên, dù đã cố gắng hết sức, luận văn này vẫn không thể tránh những sai
sót trong quá trình viết bài. Mong nhận đƣợc sự thông cảm và góp ý chân thành từ
phía ngƣời đọc để tôi có thể bổ sung và trao dồi kiến thức chuyên môn của mình.


Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2012

NGUYỄN HỮU HIỆU

v


MỤC LỤC
Nội dung
Trang
LỜI CAM ĐOAN
iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
iv
LỜI CẢM TẠ
v
MỤC LỤC
vi
DANH SÁCH HÌNH
xiii
DANH SÁCH BẢNG
ix
TÓM LƢỢC
x
MỞ ĐẦU
1

2
Chƣơng 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
2
1.1.1 Địa hình
2
1.1.2 Khí hậu
2
1.1.3 Thủy văn
2
1.1.4 Thổ nhƣỡng
3
1.2 KHÁI NIỆM THIẾT KẾ CẢNH QUAN
3
1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT VƢỜN CÔNG VIÊN
4
1.3.1 Vƣờn Nhật Bản
4
1.3.2 Vài nét về lịch sử phát triển nghệ thuật thiết kế cảnh quan ở một số nƣớc
5
phƣơng Tây
1.3.3 Vài nét về lịch sử phát triển nghệ thuật thiết kế cảnh quan ở Việt Nam
6
1.4 CÂY XANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ CẢNH
7
QUAN
1.4.1Vai trò của cây xanh
7
1.4.2 Phân loại cây xanh
9

1.4.3 Các nguyên tắc phối kết cây xanh
10
12
Chƣơng 2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
12
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
12
2.2.1 Khảo sát, phân tích hiện trạng khu đất
12
2.2.2 Thiết lập sơ đồ công năng
12
2.2.3 Thiết kế hoàn chỉnh
12
2.2.4 Dự toán chi phí
13
14
Chƣơng 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG KHU VỰC THIẾT KẾ
14
3.1.1 Hiện trạng khu vực thiết kế
14
3.1.2 Nhu cầu của chủ đầu tƣ
16
3.2 QUY HOẠCH XÂY DỰNG MÔ HÌNH BỐ TRÍ CẢNH QUAN
16
3.2.1 Phân khu chức năng
16
3.2.2 Phƣơng án thiết kế
17

3.3 THUYẾT MINH VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ CHO MÔ HÌNH
17
3.3.1 Phƣơng án 1
17
Thực vật đƣợc sử dụng trong phƣơng án 1
21
Dự toán kinh phí phƣơng án 1
23
3.3.2 Phƣơng án 2
33

vi


Thực vật đƣợc sử dụng trong phƣơng án 2
Dự toán kinh phí phƣơng án 2
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƢƠNG

37
38
47
47
47
47
48


vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

3.1

Hiện trạng trạng trước và sau biệt thự

14

3.2
3.3
3.4

Hiện trạng 2 bên biệt thự
Hướng nắng hướng gió
Phân khu khu vực thiết kế

15
16
17

3.5


Mặt bằng tổng thể thiết kế phương án 1

3.6

Phối cảnh tổng thể phương án 1

18

3.7

Phối cảnh phân khu A1 phương án 1

26

3.8

Phối cảnh phân khu A2 phương án 1

27

3.9

Phối cảnh phân khu B phương án 1

28

3.10

Phối cảnh phân khu C phương án 1


29

3.11

Phối cảnh phân khu D phương án 1

30

3.12

Phối cảnh tiêu cảnh phân khu D phương án 1

31

3.13

Phối cảnh phân khu E phương án 1

32

3.14

Mặt bằng tổng thể thiết kế phương án2

3.15

Phối cảnh tổng thể phương án 2

34


3.16

Phối cảnh phân khu A1 phương án 2

41

3.17

Phối cảnh phân khu A2 phương án 2

42

3.18

Phối cảnh phân khu B phương án 2

43

3.19

Phối cảnh phân khu C phương án 2

44

3.20

Phối cảnh phân khu D phương án 2

45


3.21

Phối cảnh phân khu E phương án 2

46

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1

Tên bảng

Trang

Bảng phân loại chiều cao các loại cây

10

3.1

Thực vật được sử dụng trong phương án 1

21

3.2


Bảng dự toán phương án 1

23

3.3

Thực vật được sử dụng trong phương án 2

37

3.4

Bảng dự toán phương án 2

38

ix


NGUYỄN HỮU HIỆU, 2012. “Thiết kế sân vườn biệt thự số 68, khu đô thị Cồn
Khương – Thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Hoa
Viên và Cây Cảnh, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ, 49 trang.
Cán bộ hướng dẫn: PGs.Ts LÊ VĂN BÉ

TÓM LƯỢC
“Thiết kế sân vườn biệt thự số 68, khu đô thị Cồn Khương – Thành phố Cần
Thơ” được tiến hành từ tháng 1/2012 – 05/2012. Diện tích xây dựng 827,4 m2 và
diện tích thiết kế 658,8 m2. Vị trí của biệt thự nằm giữa khu đất. Dựa vào công trình
kiến trúc và sở thích của chủ đầu tư, hai phương án cây xanhđược dưa ra. (1) Thiết

kế theo bố cục tự do và phong cách hiện đại, sẽ cho khuôn viên có sức sống của thời
đại, nhưng vẫn mang nét mền mại của phương đông. (2) Thiết kế theo phong cách
vườn Nhật kết hợp với phong cách vườn Việt Nam theo bố cục hình học, đây là
phong cách có đường nét mạnh mẽ, bên cạnh đó tăng tính tự nhiên cho khuôn viên
nhờ được thiết kế theo vườn Việt Nam, và vườn Nhật lại cho con người nhận thấy
rằng mọi cái được dạy bởi thiên nhiên.

x


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa trên thế giới diễn ra một cách nhanh chóng đã
dẫn đến môi trường đô thị tạo thành những đảo nhiệt ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Vấn đề đô thị xanh
được xem là trọng tâm và mục tiêu phát triển trong quy hoạch của nhiều thành
phố trên thế giới nhằm cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống,
thích ứng với biến đổi khí hậu trong giai đoạn mới.
Tuy nhiên khái niệm về đô thị xanh vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, do
việc quy hoạch và phát triển mảng xanh trong các đô thị là rất khó. Chính vì
thế, giải pháp phát triển mảng xanh bằng cách xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu
tư tham gia xây dựng công viên, vườn hoa; phát triển thêm mảng xanh đang
được xem là vấn đề cấp thiết. Vì vậy, cây xanh được xem như "lá phổi" của bất
kỳ đô thị nào, nó tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí cho con người.
Cần Thơ là một trong những trung tâm đang phát triển mạnh của cả nước
nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Vì vậy người dân cần phải
có một không gian xanh để thư giãn sau giờ làm việc, bằng cách đưa thiên
nhiên vào nơi sinh hoạt như thế họ có thể hòa nhập vào thiên nhiên, đồng thời
cũng góp phần nhỏ cải thiện sự biến đổi khí hậu, góp phần tăng diện tích cây
xanh trong thành phố.
Nắm bắt được vai trò và tính cấp thiết của việc xây dựng mảng xanh, với tư

duy “hành động nhỏ cho thay đổi lớn”, mỗi cá nhân góp một mảng xanh là
cách tốt nhất để đảm bảo tương lai phát triển xanh và bền vững cho các đô thị
lớn. Vì thế đề tài “Thiết kế cảnh quan sân vườn biệt thự số 68, khu đô thị Cồn
Khương - Thành phố Cần Thơ” Với hai phương án thiết kế được thực hiện,theo
ước muốn của chủ đầu tư. Không chỉ với mục đích tạo vẻ đẹp riêng cho ngôi
biệt thự, và là nơi thư giản chủ chủ đầu tư và gia đình, mà còn góp phần làm
tăng mảng xanh, tạo bầu không khí trong lành cho thành phố.

1


CHƢƠNG 1.
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
1.1.1 Địa hình
Địa hình có dạng thoái dần theo hai hướng Nam và Tây Nam, độ cao tuyệt đối
biến động từ 0,6 – 1,6 m so với mực nước biển (nguồn: />1.1.2 Khí hậu
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trong năm chia ra 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 5 – 11 ứng với gió Tây Nam.
+ Mùa khô từ tháng 11 – 4 (năm sau) ứng với gió mùa Đông Nam và gió mùa
Đông Bắc
- Nhiệt độ không khí:
+ Trung bình năm 26,70C.
+ Cao nhất 37,60C.
+ Thấp nhất 17,80C.
- Độ ẩm:
+ Trung bình năm 82%.
+ Trung bình tháng 76 – 86%.
- Mưa: Tập trung vào mùa mưa (tháng 5 – 11).
+ Lượng mưa trung bình năm 1.829 mm.

+ Số ngày mưa trung bình 114 ngày.
- Gió:
+ Hướng Đông (Đông Nam và Đông Bắc) từ tháng 11 – 4.
+ Hướng Tây Nam từ tháng 5 – 11.
+ Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s, lớn nhất là 30 m/s.
- Nắng:
+ Năng lượng bức xạ năm khoảng 100 KCL/cm3.
+ Số giờ nắng 7,1h/ngày.
+ Bình quân năm 1000 – 2000h (nguồn: />1.1.3 Thủy văn
Đoạn sông Hậu qua Cần Thơ dài 15,4 km, rộng 1400 – 1800 m. Ngoài ra trên
địa bàn thành phố có 150 sông rạch lớn nhỏ, đáng chú ý là sông Cần Thơ, Bình

2


Thủy, Trà Nóc,… với nguồn nước ngọt quanh năm và thích ứng với nhiều loại
phương tiện giao thông thủy, và chế độ thủy triều 2 lần/ngày
Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh điểm là vào tháng 9, tháng 10, tại
Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3/s
Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu
lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3/s. Mực nước sông lúc này chỉ
cao hơn 48 cm so với mực nước biển (nguồn: />1.1.4 Thổ nhƣỡng
Thành phố Cần Thơ có 4 nhóm đất chính, gồm: đất phù sa, đất mặn, đất phèn,
đất xáo trộn (đất lên líp, thổ cư …). Trong đó, đất mặn chiếm diện tích nhỏ nhất
(4.878 ha), kế đến là đất xáo trộn (55.047 ha), xếp vị trí thứ 3 là đất phèn (79.221
ha) và có diện tích lớn nhất là đất phù sa (146.144 ha), chiếm 49,33% diện tích tự
nhiên. Đất phù sa phân bố dọc theo sông Hậu dài trên 60 km, khoảng phân bố cách
sông từ 8 – 20 km, trung bình 15 km. Đây là loại đất tốt nhất trong các loại đất cho
phép đa dạng hóa cây trồng.
- Xét về tính chất lý – hóa của đất ta thấy:

+ Về lý tính: Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét và thịt từ 68 – 82%, cát
chiếm tỷ lệ là từ 18 – 32%, đất có kết cấu viên cục dung tích hấp thu cao, giữ nước
và dinh dưỡng tốt. Đât có ưu thế trong thâm canh lúa, nhưng lại hạn chế khi trồng
cây công nghiệp ngắn ngày (làm đất khó thoát nước, không tơi xốp nên rễ cây họ
đậu khó phát triển tốt).
+ Về hóa tính: Tỷ lệ mùn ở mức khá đến giàu (1,45 – 6,2%), trong đó đất phèn và
đất phù sa Gley cao gấp 1,5 – 2,5 lần đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng. Đạm
tổng số giàu (>0,11%), cao nhất là đất phèn hoạt động trung bình và đất phù sa
Gley. Lân và kali tổng số trung bình, riêng đất phù sa được bồi (Pb) khá. Hàm
lượng lân dễ tiêu ở đất phèn thấp, chỉ 1,5 – 2,5 mg/100g đất, lí do chủ yếu là bị
Al3+ và Fe2+ cố định (nguồn: />1.2 KHÁI NIỆM THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Thiết kế cảnh quan là thiết kế không gian bên ngoài: Không gian được hình
thành do quan hệ của ngoại vật và con người nhận thức ra nó bằng các giác quan
(chủ yếu là thị giác). Trong quan niệm của cảnh quan, không gian này không chỉ
hàm chứa mối quan hệ của nó với khối xây dựng bao quanh, cũng như các thành

3


phần khác của thiên nhiên và nhân tạo. Thiết kế cảnh quan bên ngoài còn cần có
sự liên hệ với không gian bên trong.
Thiết kế cảnh quan là một hoạt động sáng tạo môi trường vật chất – không gian
bao quanh con người. Và đối tượng của thiết kế cảnh quan là tạo địa hình với bậc
thang, tường chắn đất, bề mặt trang trí từ vật liệu xây dựng, cây xanh, các tác
phẩm điêu khắc, công trình nước,… nghĩa là các thành phần của môi trường vật
chất không gian (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT VƢỜN CÔNG VIÊN
1.3.1 Vườn Nhật Bản
Người Nhật đã chịu ảnh hưởng xu hướng nghệ thuật vườn Trung Quốc nhưng
để phù hợp với kiểu thiên nhiên đất nước mình họ đã tạo nên kiểu nghệ thuật

phong cảnh đặc sắc với những nguyên lý riêng. Phong cảnh vườn Nhật cổ không
phải để đi vào ngắm mà để ngồi thưởng thức. Vì vậy không gian vườn chan hòa
với không gian bên trong nhà (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Vườn được xem như một phần của nhà. Người Nhật thích giữ nguyên phong
cảnh đất nước mình, để đạt được ý nguyện họ đã thu nhỏ thiên nhiên tạo thành
những bức tranh hoàn chỉnh để ngắm. Người Nhật đã dùng thủ pháp tượng trưng
cao thiên nhiên đôi khi chỉ biểu hiện dáng dấp (dòng suối, con sông, thác đổ).
Nghệ thuật vườn Nhật độc đáo nhất là tạo cảnh khô. Nổi tiếng trên thế giới có
vườn Rioanji. Vườn chỉ có hai yếu tố cát trắng hạt to và đá. Cát chỉ dùng bừa để
trải giả làm sóng biển. Trên thảm cát đó sắp xếp một cách nghệ thuật những nhóm
đá tượng trưng đất nước đảo (Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, 1986).
Vườn nhật mang tính triết lí sâu sắc, được thiết kế bằng chất liệu kiến trúc thu
nhỏ như cổng, đình, chùa, đèn lồng đá, hồ nước cá vàng, cây cỏ hoa lá thay đổi
theo mùa,… tạo ra phong cảnh biến động theo sự trầm tư và suy niệm của người
thưởng thức (Lê Minh Trung, 1999).
Bố cục vườn Nhật sử dụng không gian mở là chủ yếu. Vườn Nhật hạn chế
dùng cây. Cây trong vườn Nhật được nghiên cứu tỷ mỉ dưới các dạng:
- Cây để mọc tự nhiên. Thường dùng loại lá xanh quanh năm như cây thông hình
ô.
- Cây hãm với tỷ lệ bé hài hòa với mảnh vườn nhỏ (đó là một nghệ thuật đã đạt
đến đỉnh cao).
- Rêu và cỏ hầu như không thể thiếu được trong vườn Nhật. Đặc tính chung của
vườn Nhật là bố cục tạo nên sự mềm mại đặc sắc, màu lục xám bao trùm khắp
vườn mang tính chất cổ kính nên thơ.

4


Vườn Nhật bố cục theo 3 phong cách:
- Phong cách Xin: đơn giản, phẳng.

- Phong cách Xô: phức tạp, có đồi.
- Phong cách Djiô: địa hình phức tạp có núi đồi, sông, suối.
Trong nghệ thuật vườn công viên, nguyên tắc “Xin” phản ánh chân thực và
chính xác việc thể hiện cảnh. Nguyên tắc bán tượng trưng là phong cách “Djiô”
còn nguyên tắc “Xô” là sự tượng trưng thuần tuý, cô đọng cực độ nhưng hình thức
hết sức truyền cảm (Hàn Tất Ngạn, 2000).
1.3.2 Vài nét về lịch sử phát triển nghệ thuật thiết kế cảnh quan ở một số
nƣớc phƣơng Tây
1.3.2.1 Vườn Hy Lạp
Vườn Nhim-phê-ia trung tâm là hồ nước trang trí trong hồ có những tảng đá
đẹp còn quanh hồ trồng cây bóng mát. Nhim-phê-ia sau này (thời kỳ phục hưng)
trở thành mô típ của vườn La Mã. Cái đẹp của vườn Hy Lạp còn gắn bó với những
truyền thuyết dân gian. Hoa được người Hy Lạp ưa chuộng và thường tượng trưng
cho các truyền thuyết cao đẹp. Họ rất thích hoa cẩm chướng. Hy lạp có “vườn hoa
vàng” và có cả những tuyển tập viết về hoa được xem như công trình khoa học.
Hy Lạp còn có loại vườn gọi là vườn Pa-pây-on: dùng đồi nhân tạo để trang trí,
đỉnh đồi có những con đường uốn quanh hình xoắn ốc. Ngoài ra Hy Lạp còn phổ
biến kiểu vườn có xây dựng hang động, các giàn leo, tượng, mặt nước dưới dạng
vòi phun theo hình thức tượng. Bố cục vườn Hy Lạp theo xu hướng cân xứng đều
đặn nhưng rất tinh xảo về cách bài trí, cảnh quan đẹp và có sức truyền cảm về các
hình tượng nghệ thuật (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.3.2.2 Vườn Ý
Nghệ thuật phản ánh hiện thực, đề cao con người trong ý đồ và thủ pháp bố cục
vườn. Con người phải có vị trí khống chế thiên nhiên. Kiến trúc biệt thự trở nên
quan trọng khi được liên hoàn với các tầng bậc sân và cầu thang làm trung tâm
vườn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
Sử dụng mặt nước với nhiều hình dạng phong phú, địa hình dốc được sử dụng
triệt để nhiều độ cao khác nhau để tạo thác. Bố cục vườn Ý mang theo kiểu vườn
kín nhưng hệ thống các sân lại liên lạc với nhau bằng một trục. Những yếu tố cấu
tạo vườn được đưa vào phong phú (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 1986).

Sân vườn theo chiều dài trên các độ cao khác nhau, một bên bố trí các hốc
tường (nơi thường đặt các pho tượng), một bên là hý trường biểu diễn. Sân được

5


làm sân khấu, vườn xung quanh sân là phông. Thủ pháp bố cục này được coi là
nghệ thuật đặc trưng của nghệ thuật vườn công viên Ý thế kỉ XVI (Hàn Tất Ngạn,
1999).
Vườn có bố cục thể hiện rõ ràng khúc chiết trong nghệ thuật: lối đi được dẫn từ
parterre hoa (dạng bồn hoa có hoa và cây bụi thấp được cắt xén dạng hình học có
hoa văn phức tạp) chan hoà ánh nắng đến bóng mát ở vườn trên và xa hơn là cánh
rừng. Trước nhà thường là các parterre hoa với các hàng cột bao quanh là những
yếu tố hình khối chính trên sân trước. Dạng bồn hoa hình học (hình vuông hoặc
hình thoi) được lặp lại trong bố cục vườn với nhiều loài cây hoa có mùa nở hoa
khác nhau. Trong vườn sử dụng bố cục cây xanh theo dãy và tường cây xanh cắt
xén để phân chia không gian vườn. Cây bóng mát thường được cắt xén tạo khối
hình học còn cây bụi được cắt xén theo hình dạng phức tạp (Lê Đàm Ngọc Tú,
2006). Thêm vào đó, sự tương phản bằng bố cục các quần thể kiến trúc chặt chẽ
đối lập với đường nét mềm mại của thiên nhiên. Tuy vậy quần thể kiến trúc vẫn
chưa hài hoà với cảnh vật xung quanh do vườn luôn kín (Nguyễn Thị Thanh Thủy,
1986).
1.3.3 Vài nét về lịch sử phát triển nghệ thuật thiết kế cảnh quan ở Việt Nam
Vườn cảnh Việt Nam thời phong kiến đã chịu ảnh hưởng bởi phong cách vườn
cảnh của Trung Quốc. Và từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay thì các công viên lại làm
theo kiểu Pháp.
Theo cụ Nguyễn Phi Hoanh viết trong “Nghệ thuật vườn hoa Việt Nam” thì
vườn hoa cổ điển của nước có các nguyên liệu như: nước, cây, đá… Với các
nguyên liệu này, nghệ sĩ vườn hoa đã sáng tạo ra những cảnh lý tưởng cho con
người. Cảnh lý tưởng ấy phải có hòn giả sơn, có ao thanh hà, có cây cổ thụ, có

những lối đi khúc khuỷu như trong rừng lớn. Nó phải có đình, có tạ để khách nghỉ
chân, có những cầu qua dòng nước để khách dừng lại ngắm hoa sen hay là xem cá
lội.
Muốn cho người dạo chơi có cảm giác như đứng trước một cảnh thiên tạo,
người ta không xây đá ngay thẳng quanh bờ hồ hay bờ suối, mà thường để cho nó
nhô ra hoặc lõm vào như thiên nhiên. Các khóm hoa mọc chen vào những khe đá
hay ở mé nước. Lối đi khi rộng khi hẹp, khi lên gò khi xuống dốc, khi đi quanh
theo gốc cổ thụ như một khu rừng núi ít có bàn tay người sửa đổi. Cũng có khi con
đường xuyên qua đám cây rậm rạp có vẻ huyền bí, lại cũng có khi nó dẫn đến một
gian phòng bằng cây lá cho người ngồi nghỉ chân trò chuyện lúc trời oi bức.

6


Để tăng thêm vẻ tự nhiên cho cảnh vật, nghệ sĩ vườn hoa bao giờ cũng đắp
thành nhiều chổ lồi lõm, khấp khểnh trên mặt đất vườn hoa. Điểm kị nhất của
vườn hoa là mặt đất bằng phẳng. Người ta đào thêm hồ, khai dòng nước, lấy đất
đắp thành những ngọn đồi nhỏ để tránh cái đơn điệu của mặt bằng. Nói tóm lại,
vườn hoa Việt Nam là tác phẩm tả chân theo một cảnh thiên nhiên thích thú.
Thật ra, vườn cảnh Việt Nam cũng đã có truyền thống lâu đời nhưng vì các lí
do khách quan cũng như chủ quan mà chúng tồn tại rất ít. Các lăng tẩm, vườn tĩnh
tâm hay giả viên ở Huế là những vườn cảnh điển hình còn sót lại (Nguyễn Hoàng
Huy, 1997).
Nghệ thuật cảnh quan Việt Nam với sự ảnh hưởng từ lâu của vườn cảnh Trung
Hoa, Pháp, Liên Xô theo các giai đoạn lịch sử của đất nước. Do đó, sự giao lưu
ảnh hưởng văn hóa nói chung và nghệ thuật cảnh quan nói riêng là điều không thể
tránh khỏi. Cũng chính vì vậy mà hiện nay nghệ thuật cảnh quan của nước ta đang
tồn tại nhiều hình thức khác nhau:
+ Xu hướng vườn cây cắt xén hình học: Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật cắt xén
cây của phương Tây nhưng người Việt Nam khi áp dụng đã phát triển thêm loại

hình cắt uốn cây theo các hình con vật (rồng, chim, hươu…) và hiện nay vẫn còn
áp dụng nhiều trong các công viên công cộng, các mặt trước trụ sở với hình thức
cây thể hiện chữ.
+ Xu hướng cảnh quan phong cảnh đồng quê: Đây là một trào lưu nổi rộ hiện
nay, đặc biệt là trong các khu resort, các khu du lịch sinh thái, các quán ăn cũng
như nhà ở trong đô thị. Những khu đất được quy hoạch với mạng đường tự do với
những mảng cỏ rộng trên đó bố trí các tiểu cảnh mang các chủ đề về miền quê
Việt Nam như: bụi tre, cau, chuối, lu đất, thuyền hoa, xe thồ, guồng quay nước
Tây Nguyên… Thật sự, đây là một phát triển tích cực trong nghệ thuật cảnh quan
theo tinh thần Việt trên cơ sở “công viên phong cảnh đồng quê” thế kỷ XVIII.
+ Xu hướng cảnh quan kết hợp kỹ thuật: Là hình thức các chậu cây được xếp
trên các khung sườn sắt hình chữ nhật, kim tự tháp, hình cầu… Đây là hình thức
được áp dụng để trang trí đường phố trong các ngày lễ hội, một số trục đường, trục
chính đón tiếp của khu du lịch hay vườn hoa trung tâm khu ở, đô thị,… mà cần
thiết phô trương sự hào nhoáng bên ngoài hoặc phục vụ cho nhu cầu trưng bày
ngắn hạn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

7


1.4 CÂY XANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾT KẾ
CẢNH QUAN
1.4.1 Vai trò của cây xanh
Vai trò của cây xanh được biết đến nhờ các nghiên cứu của các nhà khoa học
để tìm ra sự ảnh hưởng của cây xanh đến với môi trường. Đến nay thì đã tìm ra
được một số vai trò của cây xanh đối với môi trường như:
1.4.1.1 Vai trò về kiến trúc và cảnh quan
Trong thiết kế xây dựng, cây xanh là một thành phần không thể thiếu được. Sự
kết hợp hình dáng, màu sắc, kết cấu, và kích thước cho phép sử dụng cây sử dụng
vào những mục đích kiến tạo công trình kiến trúc hài hòa với cảnh quan xung

quanh (Chế Đình Lý, 1997).
Cây xanh được đưa vào các công trình kiến trúc để tạo nên sự kết hợp hài hòa
giữa kiến trúc và cảnh quan xung quanh, giữa hữu cơ và vô cơ, giữa cứng nhắc và
mềm mại, giữa cái tĩnh và cái động…(Hoàng Phú Cường, 2006)
1.4.1.2 Tạo sự nghỉ ngơi và thư giản
Các công viên, khu du lịch được nhân dân ưa chuộng trong các kỳ nghỉ lễ, Tết,
một phần lớn là do tác dụng về cảnh quan thiên nhiên của cây xanh. Sau những
giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi ta hòa mình vào thiên nhiên được thiết kế trong
sân vườn với màu sắc, hương thơm của cây và hoa làm cho tinh thần thư giản,
thoải mái, như cây trồng ở bệnh viện giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh hơn
(Hàm Tất Ngạn, 2000).
1.4.1.3 Vai trò kỹ thuật học môi sinh
Theo Chế Đình lý, (1997) hạn chế tiếng ồn là các sống âm được hấp thụ bởi
thân, cành, nhánh của cây xanh và cây bụi, các phần này nhẹ và linh động, âm
thanh cũng bị đổi hướng và khúc xạ bởi cành nhánh to và thân. Người ta ước
lượng rằng trung bình rừng có thể làm giảm âm thanh đi với tỷ lệ 7 dB đối với mỗi
30 m khoảng cách ở tầng số 1000 SPL (Sound pressure level)
Giảm thiểu ô nhiễm không khí: Cây xanh có vai trò quan trọng trong việc giảm
thiểu ô nhiễm không khí thông qua quá trình hấp thụ CO2, SO2 và các khí độc khác
thông qua quá trình quang hợp, và trả lại Oxy cho khí quyển. Cây hút nước dưới
lòng đất và trả lại không khí dưới dạng hơi nước làm không khí mát mẻ hơn (Lê
Văn Bé, 2011)

8


Kiểm soát giao thông: Cây xanh giúp định hướng mọi người theo hướng đã
định, hoặc giúp ta xác định phương hướng. Cây xanh kiểm soát giao thông cơ giới
mà còn đối với bộ hành. Nhiều loại cây xanh được thay thế các vật liệu bê tông,
dây xích sắt,… dùng làm hàng rào giậu, để tăng tính tự nhiên của cảnh quan (Chế

Đình Lý, 1997).
Giảm sự chói sáng và chiếu sáng: Cây xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu
bớt ánh sáng sơ cấp có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt đúng chỗ,
các cây bụi chung quanh các sàn, cửa sổ hay dọc theo đường phố để bảo vệ tầm
nhìn cho lái xe (Chế Đình Lý, 1997).
1.4.1.4 Kiểm soát thái hóa đất đai, bảo vệ lưu vực tích thủy
Ở những khu vực đất dốc và mực thủy cấp sâu, việc trồng cây phân tán và tập
trung có tác dụng rất lớn trong việc chống xói mòn, rửa trôi và bảo vệ lưu vực tích
thủy, giữ nước và điều tiết nước ngầm (Chế Đình Lý, 1997).
1.4.1.5 Bảo vệ chống gió và sự di chuyển của không khí
Cây xanh có khả năng kiểm soát gió bằng cách:
Cản trở.
Định hướng.
Làm lệch hướng.
Lọc gió (Chế Đình Lý, 1997).
1.4.1.6 Một số công dụng khác của cây xanh
Ngoài công dụng chính cây xanh còn có một số công dụng khác:
Cung cấp gỗ
Dưới tán cây là nơi vui chơi cho trẻ em
Dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm (Chế Đình Lý, 1997)
1.4.2 Phân loại cây xanh
1.4.2.1 Phân loại theo mục đích sử dụng
Cây che bóng.
Cây phủ xanh.
Cây trang trí.
1.4.2.2 Phân loại theo công dụng
Che bóng mát.

9



Làm tường che chắn tầm nhìn khi thiết kế các phòng sinh hoạt ngoài trời.
Sử dụng cây có hình dáng đặc biệt để nhấn mạnh cửa ra vào, hoặc trang trí tô điểm
trên nền cây che phủ.
Làm hàng rào ngăn cản sự đi lại, có xén tỉa hoặc trồng tự do.
Che phủ nền cho hoa viên.
Sử dụng cho cây leo lên các giàn.
1.4.2.3 Phân loại theo kích thước trưởng thành
Cây đại mộc (cao trên 20 - 25m).
Cây trung mộc (10 – 20m).
Cây tiểu mộc (dưới 10m) (Chế Đình Lý, 1997).
1.4.2.4 Phân loại theo hình dạng
Theo Chế Đình Lý (1997), phân ra các dạng: cây to, cây bụi, cây đa niên, cây hoa
ngắn ngày, cỏ và dây leo giàn.
Bảng 1: Phân loại chiều cao các dạng cây
Dạng cây
Cây bóng mát
Cây tán xòe
Cây tán bầu dục
Cây tán hẹp dáng cao
Cây rào che
Cây hàng rào xén
tỉa
Cây hàng rào
không quy cách
Cây bụi
Cây che phủ nền
Cây đa niên
Cỏ trang trí
Dây leo giàn

Cây ngắn ngày
Cây rau màu

Tiêu chí đánh giá
Dạng trung bình (m)
7 - 12
7 - 12
7 - 12

Dạng lớn(m)
>12
>12
>12

7 - 12

>12

1,5 – 2,5

2.5 – 4,5

>4,5

<1

1–2

2–4


1–2
1–2
0.25 – 0.60

2 – 4,5
2–4
>0.60

Dạng nhỏ (m)
3 -7
3–7
3–7

<1,5
<1
<1
<0. 25

(Chế Đình Lý, 1997)

1.4.3 Các nguyên tắc phối kết cây xanh
1.4.3.1 Phối kết cây theo tương quan về màu sắc
Cây xanh được phối kết theo hai hướng của màu sắc, đó là tương đồng và
tương phản. Nếu như những sắc màu tương đồng mang tính nhẹ nhàng sẽ tạo cảm

10


giác tĩnh lặng thì với tương phản lại ngược lại, nó sẽ tạo ra sự xung đột giữa các
đối tượng và làm giảm đi tính chất đơn điệu của đối tượng. Ứng dụng những

nguyên lý này vào việc thiết kế sân vườn có thể tạo ra được những khu vườn phù
hợp với yêu cầu, mong muốn của người sử dụng (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.4.3.2 Phối kết cây theo hình dáng
Ngoài những hiệu ứng về màu sắc, khai thác triệt để yếu tố hình dáng và chiều
cao cây sẽ tạo ra những hiệu quả bất ngờ. Thường khi phối kết theo bố cục này cần
quan tâm tương quan hình dáng giữa cây và công trình, giữa các loại cây với nhau
(Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.4.3.3 Phối kết theo mùa khí hậu
Cây xanh luôn phát triển và thay đổi theo mùa. Do đó, cần dựa trên những đặc
điểm sinh lý của thực vật để xây dựng một khu vườn sinh động với những cây lá
thay đổi theo mùa tạo sự đa dạng cho khu vườn (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).
1.4.3.4 Phối kết theo tỉ lệ (lá, hoa, chiều cao cây)
Việc phối kế theo tỉ lệ này tạo sự cân xứng, thăng bằng giữa điểm nhấn, giữa
các cây với công trình xung quanh. Ví dụ: một cây cao 3m sẽ nổi bật bên một ngôi
nhà nhỏ nhưng nó sẽ trở nên nhỏ bé khi bên cạnh một hay nhiều công trình kiến
trúc to lớn. Do đó, khi chọn loại cây trồng trong thiết kế cần tính toán tỉ lệ giữa
cây xanh với công trình là điều cần thiết để tạo sự hài hòa, thẩm mỹ (Lê Đàm
Ngọc Tú, 2006).
1.4.3.5 Phối kết theo vị trí
Kiểu phối kết này chính là sự phân phối cây sao cho hài hòa và đồng thời vẫn
tạo được sức hút về những điểm trung tâm. Ngoài ra, để tạo sức hút cho điểm
nhấn, chúng ta không chỉ cần sử dụng đến khối lượng cây mà còn có thể thay thế
bằng yếu tố màu sắc, hình dáng hay khoảng cách. Phối kết theo vị trí cần vận dụng
các nguyên tắc đóng, mở cảnh để tạo được các góc nhìn đẹp đến các tiểu cảnh,
điểm cảnh (Lê Đàm Ngọc Tú, 2006).

11


CHƢƠNG 2.

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
- Địa điểm thiết kế biệt thự Cồn Khương: Số 68, khu đô thị Cồn
Khương, quận Bình Thủy - thành phố Cần Thơ, diện tích khu vực thiết kế:
41,37 m x 20 m.
- Bản vẽ mặt bằng biệt thự, bản vẽ kết cấu biệt thự.
- Máy ảnh, máy vi tính, thước dây, bút chì, giấy vẽ,...
- Phần mềm vẽ và đồ họa chuyên dụng: autocad 2007, Sketchup pro 8,
Photoshop CS 5.
- Thời gian thực hiện: 01/2012 - 05/2012
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Khảo sát, phân tích hiện trạng khu đất
* Phân tích hiện trạng khu đất
Bao gồm việc đánh giá ưu khuyết điểm của vị thế khu đất, xác định
phương hướng cũng như mối tương quan với các công trình lân cận bao gồm
một số công việc sau:
+ Đo đạc, định vị khu đất và các công trình trong khu đất.
+ Đo đạc và ghi nhớ những đặc điểm của công trình. Xác định vị trí của
các thiết bị như vòi nước, chỗ thoát nước, đường dây dẫn điện,…
+ Định vị và đánh giá về hiện trạng thực vật trên khu đất
+ Xác định hướng nắng, hướng gió và các góc nhìn đẹp.
+ Khảo sát cảnh quan xung quanh khu vực thiết kế và các trục giao
thông chính.
* Nắm bắt nhu cầu sử dụng khu vực thiết kế của chủ đầu tư
Nhu cầu sử dụng ở mỗi không gian có thể sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào
chức năng không gian. Do đó, cần phải tiếp cận, tìm hiểu, nắm rõ nhu cầu và
mục đích sử dụng khu vực thiết kế của chủ đầu tư.
Sở thích chủ đầu tư: Có hồ nước hoặc non bộ, cây lớn, có khu vui chơi,
hoa thơm, chỗ nghĩ ngơi. Tuổi gia chủ: Mậu thân (1968), cung mạng: Đại trạch
thổ. Vốn đầu tư khoảng 550.000.000 – 600.000.000 VND .

2.2.2 Thiết lập sơ đồ công năng
Sau khi đã nắm rõ mục đích sử dụng của chủ đầu tư và dựa trên những
phân tích hiện trạng đã khảo sát bắt đầu tiến hành thiết lập sơ đồ công năng qua
các bước:
12


+ Khoanh vùng khu vực cần thiết kế lên bản vẽ mặt bằng.
+ Xác định những bước cần đưa vào thiết kế trong biệt thự như: vòi
phun nước, bồn hoa, lối đi,...
+ Đưa ra ý tưởng về mặt công năng và sử dụng các biểu tượng “giọt
nước” để định kích cỡ không gian các vùng công năng.
2.2.3 Thiết kế hoàn chỉnh
Chọn những loại cây trồng cần sử dụng trong thiết kế.
Thể hiện bản vẽ mặt bằng, mặt cắt: tỷ lệ bản vẽ, các ký hiệu thể hiện
trên bản vẽ, kích thước các vật thể trên bản vẽ...
Thể hiện bản vẽ phối cảnh hoàn chỉnh.
2.2.4 Dự toán chi phí
Đưa ra bảng dự toán chi phí gồm:
+ Chi phí mua nguyên, vật liệu: cây xanh, chậu hoa,...
+ Chi phí vận chuyển.
+ Chi phí nhân công.
+ Một số chi phí khác: Thuế VAT,...

13


×