Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ẢNH HƯỞNG của KALI NITRATE PHUN QUA lá đến NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG cơm VÀNG (dimocarpus longan lour) tại xã PHÚ hựu, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ VĂN NGUYÊN

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA KALI NITRATE PHUN QUA LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG
CƠM VÀNG (Dimocarpus longan Lour) TẠI
XÃ PHÚ HỰU, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
K KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA KALI NITRATE PHUN QUA LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG
CƠM VÀNG (Dimocarpus longan Lour) TẠI
XÃ PHÚ HỰU, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cán bộ hướng dẫn:
PGs.TS. Nguyễn Bảo Vệ

Sinh viên thực hiện:
Lê Văn Nguyên
MSSV: 3083343
Lớp: Trồng Trọt K34

Cần Thơ 2012


i

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA KALI NITRATE PHUN QUA LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG
CƠM VÀNG (Dimocarpus longan Lour) TẠI
XÃ PHÖ HỰU, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Lê Văn Nguyên thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần thơ, ngày.… tháng.… năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn


PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ


ii

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ
ngành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA KALI NITRATE PHUN QUA LÁ
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG
CƠM VÀNG (Dimocarpus longan Lour) TẠI
XÃ PHÖ HỰU, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Lê Văn Nguyên thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...........................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..............
Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:...................................................
Thành viên hội đồng

…………………….

………………………..


…………………….

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
DUYỆT KHOA
Trƣởng khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn

Lê Văn Nguyên


iv

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Lê Văn Nguyên

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 02/11/1990

Dân tộc: Kinh


Nơi sinh: Thạnh Trị – Sóc Trăng
Họ và tên cha: Lê Văn Đơ
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Hằng
Quê quán: số nhà 28 , ấp 23, xã Vĩnh Thành, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
Quá trình học tập:
Năm 1996-2001: học tại trƣờng Tiểu học “Vĩnh Lợi”
Năm 2001-2005: học tại trƣờng THCS “Vĩnh Lợi”
Năm 2005-2006: học tại trƣờng THPT “Lê Văn Tám”
Năm 2006-2008: học tại trƣờng THPT “Trần Văn Bảy”
Năm 2008-2012: sinh viên ngành Trồng Trọt khóa 34, Khoa Nông nghiệp &
SHƢD, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Điện thoại: 0988472890

Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2012
Ngƣời khai

Lê Văn Nguyên


v

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên ngƣời, giúp đỡ tao điều kiện cho
con đƣợc học tập.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
Thầy Nguyễn Bảo Vệ và cô Bùi Thị Cẩm Hƣờng đã luôn theo dõi, hết lòng
hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cô cố vấn Nguyễn Thị Xuân Thu đã quan tâm dìu dắt, động viên và giúp đỡ
tập thể lớp Trồng Trọt K34 trong suốt quá trình học tập.

Gia đình ông Trần Văn Tuấn, xã Phú Hựu huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp đã giúp đỡ cho em hoàn thành thí nghiệm.
Chân thành biết ơn!
Quý Thầy, Cô trong bộ môn Khoa Học Cây Trồng-Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng-Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báo cho em.
Các bạn Tăng Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngọc Lành, Nguyễn Ngọc Dung,
Nguyễn Trọng Ái, Dƣơng Thị Ngọc Dệ, Dƣơng Thị Phƣơng Thảo, Chau Đa, Lâm
Minh Duy và các bạn học cùng lớp Trồng Trọt K34, đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm luận văn.

Lê Văn Nguyên


vi

LÊ VĂN NGUYÊN. 2012. “Ảnh hƣởng của kali nitrate phun qua lá đến năng
suất và phẩm chất của nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan Lour) tại
xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp ”. 37 trang. Luận văn tốt
nghiệp Kỹ sƣ Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng
Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hƣớng dẫn: PGs. Ts. Nguyễn Bảo Vệ.

TÓM LƢỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của kali nitrate phun qua lá đến năng suất và phẩm chất
của nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan Lour) tại xã Phú Hựu, huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra số lần phun
KNO3 qua lá sau khi đậu trái (nồng độ 1%) hiệu quả nhất cho nhãn Xuồng Cơm
Vàng trên đất phù sa xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp theo mùa
thuận 2010. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4

nghiệm thức và 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại 1 cây, các nghiệm thức được như sau:
Nghiệm thức 1 (NT1): phun KNO3 (1%) vào thời điểm 10 tuần sau khi đậu trái (1
lần phun). Nghiệm thức 2 (NT2): phun KNO3 (1%) vào thời điểm 6 và 10 tuần sau
khi đậu trái (2 lần phun). Nghiệm thức 3 (NT2): phun KNO3 (1%) vào thời điểm 2,
6 và 10 tuần sau khi đậu trái (3 lần phun). Nghiệm thức đối chứng (ĐC) (NT4):
không phun KNO3 .
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Đường kính, chiều cao, tỷ lệ đường kính/chiều
cao, tỷ lệ đậu trái và số trái trên chùm không khác biệt giữa các nghiệm thức theo
thời gian tăng trưởng. Tuy nhiên, đường kính trái ở giai đoạn 10 tuần sau khi đậu
trái, ở nghiệm thức 3 lần phun có đường kính trái (3,03 cm). Ở nghiệm thức 3 lần
phun tại thời điểm thu hoạch cho đường kính trái (3,22 cm), trọng lượng trái (20,9
g), trọng lượng chùm (224 g), năng suất (30,7 kg/cây), màu sắc vỏ trái (45,3), độ
Brix dịch trái (21,4%) và trọng lượng thịt trái (13,4 g). Tuy nhiên chiều cao trái, tỷ
lệ đường kính/chiều cao, số trái trên chùm, độ dày thịt trái, trọng lượng vỏ hột và tỷ
lệ phần trăm ăn được không khác biệt giữa các nghiệm thức.


vii

MỤC LỤC
TÓM LƢỢC

vi

DANH SÁCH HÌNH

x

MỞ ĐẦU


1

CHƢƠNG 1

2

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ CÂY NHÃN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
2
1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn trên thế giới

2

1.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn ở Việt Nam

3

1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY NHÃN

3

1.2.1 Rễ

3

1.2.2 Thân


3

1.2.3 Lá

4

1.2.4 Hoa

4

1.2.5 Trái

4

1.2.6 Hột

5

1.3 CÁC GIỐNG NHÃN ĐƢỢC TRỒNG PHỔ BIẾN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
5
1.3.1 Nhãn Tiêu Da Bò

5

1.3.2 Nhãn Long

5


1.3.3 Nhãn Xuồng Cơm Vàng

6

1.3.4 Nhãn Edor (Edaw)

7

1.3.5 Nhãn Giồng Vĩnh Châu

7

1.4 VAI TRÕ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

7

1.4.1 Trong sự kích hoạt enzyme

7

1.4.2 Trong quá trình quang hợp

8

1.4.3 Cải thiện hiệu quả sử dụng nƣớc

9

1.4.4 Gia tăng năng suất và sản phẩm nông sản


9

1.4.5 Ảnh hƣởng đến chất lƣợng

10

1.5 SỰ HẤP THU DINH DƢỠNG QUA LÁ

12

1.6 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP

13

1.6.1 Vị trí địa lý

13

1.6.2 Khí hậu

13

1.6.3 Đất đai

14

1.6.4 Chế độ thủy văn

14



viii

CHƢƠNG 2

15

PHƢƠNG TIỆN - PHƢƠNG PHÁP

15

2.1 PHƢƠNG TIỆN

15

2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

15

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

15

2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm

15

2.2. PHƢƠNG PHÁP

15


2.2.1 Bố trí thí nghiệm

15

2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi

16

2.2.2.1 Đƣờng kính và chiều dài trái theo thời gian tăng trƣởng

16

2.2.2.2 Tỷ lệ đậu trái

16

2.2.2.3 Phẩm chất trái

16

2.2.3 Xử lý thống kê

18

CHƢƠNG 3

19

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


19

3.1 ẢNH HƢỞNG KNO3 ĐẾN SỰ TĂNG TRƢỞNG CỦA TRÁI

19

3.1.1 Kích thƣớc trái

19

3.1.2 Số trái trên chùm

22

3.2 ẢNH HƢỞNG KNO3 ĐẾN CHẤT LƢỢNG TRÁI

23

3.2.1 Kích thƣớc trái

23

3.2.2 Số trái trên chùm và tỷ lệ đậu trái

25

3.2.3 Trọng lƣợng trái

26


3.2.4 Trọng lƣợng chùm trái

27

3.2.5 Năng suất trái trên cây

28

3.2.6 Màu sắc vỏ trái

30

3.2.7 Độ dày thịt trái

31

3.2.8 Độ Brix dịch trái

32

3.2.9 Trọng lƣợng thịt trái

33

3.2.10 Trọng lƣợng vỏ + hột và tỷ lệ phần trăm ăn đƣợc

34

CHƢƠNG 4


37

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

37

4.1 KẾT LUẬN

37

4.2 ĐỀ NGHỊ

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

38

PHỤ CHƢƠNG

43


ix

DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Bảng


Trang

Đƣờng kính trái (cm) nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý
3.1

KNO3 với số lần phun khác nhau theo thời gian tăng trƣởng

19

tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Chiều cao trái (cm) nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý
3.2

KNO3 với số lần phun khác nhau theo thời gian tăng trƣởng

20

tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Tỷ lệ đƣờng kính/chiều cao trái nhãn Xuồng Cơm Vàng
3.3

đƣợc xử lý KNO3 với số lần phun khác nhau theo thời gian

21

tăng trƣởng tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Số trái trên chùm nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3
3.4


với số lần phun khác nhau sau theo thời gian tăng trƣởng tại

22

xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Chiều cao trái và tỷ lệ đƣờng kính/chiều cao trái nhãn Xuồng
3.5

Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với số lần phun khác nhau tại

24

xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Số trái trên chùm và tỷ lệ đậu trái nhãn Xuồng Cơm Vàng
3.6

đƣợc xử lý KNO3 với số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu -

25

Châu Thành - Đồng Tháp
Độ dày thịt trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3
3.7

với số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành -

31

Đồng Tháp
Trọng lƣợng vỏ + hột và tỷ lệ phần trăm ăn đƣợc nhãn

3.8

Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với số lần phun khác
nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp

34


x

DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1

2.2

2.3

2.4

3.1

3.2

Tên hình
Số trái trên chùm nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với
số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Đo chiều dài trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với số
lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Đo đƣờng kính trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với

số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Đo độ dày thịt trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với
số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Đƣờng kính trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với số
lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Trọng lƣợng trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với
số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp

Trang
17

17

18

18

23

27

Trọng lƣợng chùm trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3
3.3

với số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng

28

Tháp
3.4


3.5

3.6

Năng suất nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với số lần
phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Màu sắc vỏ trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với số
lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Độ Brix dịch trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3 với
số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng Tháp
Trọng lƣợng thịt trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3

3.7

với số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng

29

30

32

33

Tháp
Mẫu thịt, vỏ, hột trái nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc xử lý KNO3
3.8

với số lần phun khác nhau tại xã Phú Hựu - Châu Thành - Đồng

Tháp

35


1

MỞ ĐẦU
Nhãn (Dimocarpus longan Lour) là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đƣợc
trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 53.900 ha (Bộ Nông nghiệp
& PTNT, 2008). Giống nhãn đầu tiên đƣợc trồng là nhãn Long kế đến là nhãn Tiêu
Da Bò, hiện nay giống nhãn Xuồng Cơm Vàng đƣợc trồng ngày càng nhiều do chất
lƣợng tốt, trái to, độ dày thịt cao, hột nhỏ, giá bán cao hơn các loại nhãn khác.
Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất trù phú phía Nam sông Tiền,
diện tích tự nhiên chiếm khoảng 245.95 km2 , với tiềm năng phát triển nông nghiệp.
Huyện Châu Thành có 18.378 ha đất nông nghiệp. Trong đó, diện tích cây hàng
năm là 12.907 ha, cây lâu năm là 5.471 ha; trong số đó cây nhãn chiếm hơn 2.400
ha. Nhãn Xuồng Cơm Vàng có nguồn gốc ở TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
đạt giải nhất hội thi trái ngon 1997, và đƣợc trồng nhiều nhất ở huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp.
Ngƣời dân trồng nhãn dựa vào kinh nghiệm là chính nên năng suất thƣờng
không ổn định, chất lƣợng không đồng đều nên dễ dẫn đến tình trạng vào vụ thu
hoạch rộ trái nhãn bị mất giá. Hiện nay do nhu cầu của thị trƣờng, các nhà vƣờn
luôn tìm cách gia tăng năng suất thu hoạch bằng biện pháp xử lý ra hoa liên tục, tập
trung bón nhiều phân đạm, nhƣng không cung cấp hoặc cung cấp ít phân kali cho
cây, nên năng suất và phẩm chất hàng năm không ổn định. Trong khi đó kali là một
dƣỡng chất có ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của nông sản (Suelter,
1970), nhất là trên cây ăn trái nhƣ làm tăng độ cứng, tăng hàm lƣợng tinh bột, tăng
lƣợng đƣờng trong trái (Daryl và Brown, 1993). Đặc biệt là cung cấp kali qua lá vào
giai đoạn nuôi trái giúp cây khắc phục hiện tƣợng thiếu dinh dƣỡng do khả năng hấp

thu của bộ rễ bị hạn chế. Vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của kali nitrate phun qua lá
đến năng suất và phẩm chất của Nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus longan
Lour) tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” đƣợc thực hiện
nhằm mục tiêu tìm ra số lần phun kali nitrate phun qua lá sau khi đậu trái (nồng độ
1%) hiệu quả nhất cho nhãn Xuồng Cơm Vàng trên đất phù sa xã Phú Hựu, huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.


2

CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BỐ CÂY NHÃN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn trên thế giới
Cây nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour hay Euphoria longana
Lour. Nhãn cùng họ với cây vải và chôm chôm, thuộc giống Euphoria họ
Sapindaceae (Bồ hòn). Giống Euphoria gồm có khoảng 7 loài chỉ có Euphoria
longan là đƣợc trồng phổ biến (Đƣờng Hồng Dật, 2000).
Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, có tác
giả cho rằng nguồn gốc của cây nhãn ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây (Trung
Quốc). De Candolle cho rằng nhãn có nguồn gốc ở Ấn Độ sau đó mới đƣa sang
Malaysia và Trung Quốc. Leenhouto cho rằng Lalimantan (Indonesia) cũng là một
cái nôi của cây nhãn (Vũ Công Hậu, 2000). Nhãn là cây nhiệt đới và á nhiệt đới, có
thể đƣợc trồng từ xích đạo đến vĩ tuyến 26-36, nhƣng chỉ có một số nƣớc trồng
nhãn với diện tích lớn nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Myanma, Indonesia,
Ấn Độ, Mỹ,…(Nguyễn Danh Vàn, 2008). Còn các nƣớc châu Mỹ, châu Phi, châu
Đại Dƣơng trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới thì trồng với diện tích nhỏ không
đáng kể.
Theo Trần Thế Tục (2000), Trung Quốc là nƣớc có diện tích trồng nhãn và

sản lƣợng lớn nhất thế giới. Nhãn đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng
Tây , Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu,…Trồng nhiều nhất và lâu đời
nhất ở Phúc Kiến chiếm 48% diện tích toàn quốc. Ở Thái Lan diện tích trồng nhãn
khoảng 31.855 ha với sản lƣợng hàng năm khoảng 87.000 tấn, trồng chủ yếu ở các
tỉnh phía Bắc nhƣ Chiang Mai, Lam Phun, Phrae với các giống chủ yếu là Daw,
Chompoo, Haew, Biew kiew (Choo, 2000).


3

1.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố cây nhãn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây nhãn lâu đời nhất đƣợc tìm thấy ở tỉnh Hƣng Yên cách đây
hơn 300 năm (Vũ Công Hậu, 2000). Diện tích trồng nhãn ở nƣớc ta hiện nay
khoảng 93.500 ha (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008). Theo Trần Thế Tục (2002),
diện tích trồng nhãn tại Đồng bằng Bắc Bộ khoảng 31.250 ha, đƣợc trồng phổ biến
ở các tỉnh Thái Bình, Hòa Bình, Sơn La, Hƣng Yên, Vĩnh Phúc. Hiện nay diện tích
trồng nhãn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh nhƣ: Đồng Tháp, Sóc
Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang,…Do nhu cầu tiêu thụ nhãn trong nƣớc và xuất khẩu
ngày càng tăng. Ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có diện tích trồng nhãn
khoảng 2.400 ha, tập trung chủ yếu ở các xã nhƣ: An Nhơn, Phú Hựu, Tân Nhuận
Đông, An Khánh, An Hiệp.
1.2 ĐẶC TÍNH THỰC VẬT CỦA CÂY NHÃN
1.2.1 Rễ
Rễ nhãn cũng nhƣ rễ vải thuộc nhóm cây ăn trái có rễ nấm, rễ hút phình to,
không có lông hút, do đó việc bón phân cho nhãn nhiều lần với số lƣợng phân nhỏ
sẽ tốt hơn bón ít lần với số lƣợng phân nhiều. Ngoài ra, rễ nhãn còn có đặc tính giòn
và dễ gãy, vì vậy khi vận chuyển cây con cần phải cẩn thận tránh cho cây khỏi bị
sốc (Lê Thanh Phong, 1998). Theo Trần Thế Tục và ctv. (1998), cấu tạo của rễ gồm
có rễ cọc và rễ ngang. Thông thƣờng rễ cọc có thể ăn sâu 2-3 m, cá biệt sâu 5 m, rễ
ngang phân bố tầng đất 0-70 cm dƣới hình thức chiếu tán cây. Còn ở ngoài tán thì

chỉ ở tầng sâu 10-30 cm. Hoạt động của bộ rễ nhãn trong năm có 3 cao điểm, đợt 2
rễ sinh trƣởng mạnh nhất vào giữa tháng 5 đến giữa tháng 6.
1.2.2 Thân
Cây nhãn cao khoảng 5-10 m (có thể đến 20 m), tán tròn đều và mọc thẳng
hơn khi trồng bằng hột, vỏ thân thƣờng sần sùi, ít khi láng nhƣ cây vải, nhƣng gỗ thì
giòn hơn. Việc hình thành thân cành của nhãn có những điểm khác với cây ăn trái
khác là khi cây ngừng sinh trƣởng mầm ngọn ở đỉnh đƣợc các lá kép rất non bọc
lấy, khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi mầm ở đỉnh này kéo dài thêm. Cành


4

thành thục thì lớp vỏ càng cứng và thô, màu nâu sậm và trên vỏ cành có những
đƣờng vân nứt (Trần Thế Tục, 2002).
1.2.3 Lá
Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim. Lá đơn mọc đối xứng hay so le. Đa số
các giống nhãn có từ 3-5 đôi lá, có giống từ 1-2 đôi, thƣờng gặp là 4 đôi lá, 7 đôi lá
trở lên rất hiếm thấy. Lá nhãn hình mác, mặt lá xanh đậm, lƣng lá xanh nhạt, cuống
lá ngắn, gân chính và gân phụ nổi rõ. Độ dài lá chét trung bình 13,2 cm, độ rộng là
3,2 cm và cuống lá là 0,62 cm (Trần Thế Tục, 2002).
1.2.4 Hoa
Theo Trần Thế Tục (2002), phát hoa mọc ở đầu ngọn cành dài 8-40 cm, rộng
đến 30 cm không mang lá, thẳng và có những nhánh nhỏ mang hoa phân chia với
góc độ rộng, trên chùm hoa có thể có vài trăm đến 2-3 nghìn hoa. Theo Trần Thế
Tục (2000), hoa nhãn có 4 loại: hoa cái, hoa đực, hoa lƣỡng tính và hoa dị hình, khi
hoa nở có mùi thơm nhẹ. Theo Groff (1921), hoa nhãn có màu nâu vàng lợt, hoa có
5-6 cánh màu vàng nhạt, chỉ nhụy đực có lông tơ, bao phấn thì không có lông tơ,
bầu noãn đƣợc chia thành hai, đôi khi ba phần. Ra hoa nhiều đợt, có 2 đợt tập trung
vào tháng 3, 4 và tháng 7, 8.
1.2.5 Trái

Theo Dƣơng Minh và ctv. (2001), trái nhãn thuộc loại quả bì, có đƣờng kính
1-3 cm, có khi lên đến 3,4 cm nhƣ nhãn Xuồng Cơm Vàng, màu xanh mờ khi còn
non, khi chín có màu vàng sáng, nâu trắng hay xanh tùy theo giống. Chùm trái có
thể mang 80 trái, trọng lƣợng trái từ 5-20 g/trái. Theo Trần Thế Tục (2000), vỏ trái
thƣờng trơn nhẵn, cũng có giống vỏ hơi xù xì. Trái có hình cầu, tròn dẹp, cân đối
hay hơi lệch, cuống trái hơi lõm. Trái chín khoảng 3-5 tháng sau khi hoa nở.
(Nguyễn Phƣớc Tuyên và ctv., 2001).
Theo Theo Trần Thế Tục (2000), giữa vỏ và hột có lớp cùi (thịt trái, cơm trái
hay tử y) dày, màu trắng trong hoặc trắng sữa, thơm ngọt. Bề dày thịt từ 4-6,2 mm.
Theo Kningt và ctv. (1968), thịt của trái nhãn là do cuống noãn phát triển mà thành,


5

thịt trái dính vào hột, có thể chiếm đến 75% trọng lƣợng trái. Hàm lƣợng đƣờng
tổng số của thịt trái thay đổi từ 15-25%.
1.2.6 Hột
Hột nhãn có hình tròn, tròn dẹp, màu đen hay nâu đen, bóng, phản quang, có
giống màu trắng nhƣng rất hiếm (nhãn bạch sa). Lá mầm trong hột màu trắng, có
nhiều tinh bột, phôi màu vàng. Độ lớn hột cũng khác nhau tùy theo giống, có giống
hột rất lớn (nhãn Long) nhƣng cũng có giống hột rất nhỏ (nhãn Tiêu) hoặc hầu nhƣ
không có hột do kết quả thụ tinh kém. Trung bình trọng lƣợng hột nhãn từ 1,6-2,6 g,
chiếm từ 17,3-42,9% trọng lƣợng trái (Trần Thế Tục, 2000).
1.3 CÁC GIỐNG NHÃN ĐƢỢC TRỒNG PHỔ BIẾN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
1.3.1 Nhãn Tiêu Da Bò
Theo Nguyễn Danh Vàn (2002), nhãn Tiêu Da Bò còn gọi là nhãn tiêu Huế,
đƣợc trồng phổ biến do có khả năng sinh trƣởng rất cao. Năng suất ổn định, cây từ
8-10 năm tuổi có năng suất trung bình 120-180 kg/cây/năm, nếu đƣợc xử lý ra hoa
thì có thể cho tới 3 vụ trong 2 năm. Vỏ trái có màu vàng da bò, trọng lƣợng trái

trung bình 8-12 g, thịt trái có màu trắng đục, dày thịt 5-6 mm, tỷ lệ thịt/trái 60-65%,
độ Brix 20-23, trọng lƣợng hột 1,8-2,4 g. Cấu trúc thịt khá ráo, dai, mùi vị ngọt
trung bình và ít thơm. Thời gian từ lúc ra hoa đến thu hoạch khoảng 5 tháng.
1.3.2 Nhãn Long
Theo Nguyễn Danh Vàn (2002), trƣớc đây giống này đƣợc trồng phổ biến ở
miền Nam. Nhãn Long có trái to, trọng lƣợng trái 13-16 g, hột lớn có trọng lƣợng
4,0-5,2 g để lộ vệt nứt trắng, cơm mỏng 3-4 mm, tỷ lệ thịt trái khoảng 45-50%, trái
có trọng lƣợng trung bình 13-16 g. Cấu trúc thịt trái nhão, nƣớc nhiều, ăn rất ngọt,
thơm. Vỏ trái màu vàng sáng hoặc vàng ngà, có đƣờng ráp vỏ. Thu hoạch trái chính
vụ vào tháng 6-8, và thu hoạch trái mùa nghịch tháng 12-1 thời gian ra hoa đến thu
hoạch 4 tháng (Trần Thế Tục và ctv., 1998).


6

1.3.3 Nhãn Xuồng Cơm Vàng
Nhãn Xuồng Cơm Vàng có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour hay
Euphoria longana Lour. Giống nhãn này đƣợc tuyển chọn qua công tác bình tuyển
giống nhãn năm 1996 và Hội thi cây nhãn giống tốt do Viện Cây Ăn Quả Miền
Nam tổ chức vào năm 1997. Cá thể ƣu tú nhất của giống này đƣợc trồng tại Bà RịaVũng Tàu và đƣợc phát triển rộng rãi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khi đạt giải A trong Hội thi cây nhãn giống tốt vào năm 1997, cá thể ƣu tú của
giống này mang mã số NXCVT 20 đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
công nhận và đƣa vào sản xuất ở các tỉnh phía Nam.
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), nhãn Xuồng Cơm Vàng có thân sinh trƣởng
trung bình, cành mọc xuyên, lá nhỏ và hẹp, dạng thuôn dài, đuôi lá tròn, bìa lá cong
úp xuống, trái hình dạng xuồng, trái trên chùm to đều, trọng lƣợng trái trung bình
16-25 g, ngay vị trí cuống trái lõm xuống. Thịt trái có màu trắng hanh vàng, dày thịt
5,5-6,2 mm, tỷ lệ phần trăm thịt (phần trăm ăn đƣợc)/trái đạt 60-70%, độ Brix 2124%, trọng lƣợng hột 3-4 g. Cấu trúc thịt ráo, dai giòn. Mùi vị ngọt, khá thơm, dùng
để ăn tƣơi là chính. Vỏ trái khi chín có màu vàng da bò.
Theo Nguyễn Phƣớc Tuyên và ctv. (2001), giống nhãn Xuồng Cơm Vàng ra

hoa tự nhiên, cho một vụ trái trong năm vào tháng 7-8, Cây chiết cành cho trái sau
1,5-2 năm, thời gian ra hoa đến thu hoạch 4-4,5 tháng. Cây 20 năm tuổi có thể thu
hoạch từ 100-400 kg/cây/năm. Nhƣợc điểm của nhãn Xuồng Cơm Vàng là tỷ lệ
rụng trái non cao và cây chiết sinh trƣởng kém trên vùng đất thịt hay đất thịt pha
sét.
So với nhãn Tiêu Da Bò, nhãn Long thì nhãn Xuồng Cơm Vàng năng suất và
số vụ trong năm ít hơn nhƣng về phẩm chất thì trái to hơn, thịt trái ngon hơn. Do đó,
ngƣời tiêu dùng ngày càng ƣa chuộng nhãn Xuồng Cơm Vàng hơn. Vì vậy, diện
tích trồng nhãn Xuồng Cơm Vàng ngày càng tăng, đặc biệt là huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp.


7

1.3.4 Nhãn Edor (Edaw)
Nhãn Edor có nguồn gốc từ Thái Lan. Giống này thƣờng đƣợc trồng phổ
biến ở các tỉnh phía Bắc Thái Lan, nơi có những tháng mùa đông rất mát mẻ là điều
kiện cần thiết cho sự ra hoa. Trái có dạng hình cầu, dẹp, vỏ nâu vàng, thịt trắng
hồng, vị rất ngon, hƣơng thơm dịu (Wong, 2000). Theo Trần Thị Ngoc Đầy (2009),
trọng lƣợng trái trung bình 10,4 g/trái, dày thịt khoảng 7,01-8,59 mm, trọng lƣợng
hột là 1,2 g. trọng lƣợng thịt trái chiếm 76,6%. Độ Brix trung bình 23%. Năng suất
trung bình của nhãn Edor dƣới 5 năm tuổi là 70 kg/cây/năm, đối với cây 5-9 năm
tuổi là 114 kg/cây/năm. Nhãn Edor đƣợc trồng tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng
Tháp ra hoa một vụ trong năm, chỉ khi xử lý mới ra hoa.
1.3.5 Nhãn Giồng Vĩnh Châu
Theo Trần Văn Hâu (2008), trọng lƣợng trái trung bình từ 9-10 g, vỏ mỏng
nhƣng hột to nên tỷ lệ ăn đƣợc tƣơng đối thấp 53-55% so với nhiều giống khác. Tuy
nhiên, nhãn Giồng có độ ngọt cao trên dƣới 22%, có mùi thơm đặc trƣng.
1.4 VAI TRÕ CỦA KALI ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), kali là dƣỡng chất khoáng

cần thiết cho cây trồng, đƣợc hấp thu với một lƣợng lớn. Nhu cầu kali cho sinh
trƣởng tối hảo là 2-5% trọng lƣợng khô của thân lá, trái tƣơi và củ. Sự hấp thu kali
của cây có tính chọn lọc cao và đi kèm với hoạt động biến dƣỡng khác. Đặc trƣng
của kali là có tính di động cao ở mọi mức độ, trong mỗi tế bào, trong mô, cũng nhƣ
trong sự vận chuyển xa qua mạch gỗ và mạch libe. K+ có nhiều trong tế bào chất,
vai trò chủ yếu là tạo ra tiềm năng thẩm thấu của tế bào và mô của cây. Ngoài ra,
kali còn có chức năng trong việc kéo dài tế bào và điều hòa sức trƣơng của tế bào có
liên quan đến hàm lƣợng kali trong không bào. K+ hoạt động chủ yếu nhƣ tác nhân
mang điện tích có tính di dộng cao, hình thành những phức hệ yếu và sẵn sàng trao
đổi (Jones và ctv.,1979).
1.4.1 Trong sự kích hoạt enzyme
Ngoài chức năng của kali là làm ổn định và điều hòa tính thẩm thấu, kali còn
cần thiết để kích hoạt các enzyme và tiến trình vận chuyển ở màng. Theo Suelter


8

(1970), có trên 50 enzyme lệ thuộc một cách hoàn toàn vào K+ , hoặc đƣợc kích
thích bởi K+. Hiện nay theo Daryl và Brown (1993), kali đƣợc ghi nhận đã kích hoạt
hơn 60 enzyme ảnh hƣởng đến sự trao đổi chất trong cây. Ngoài ra, kali vừa đóng
vai trò là một coenzyme, vừa đóng vai trò nhƣ là một chất xúc tác là gia tăng tốc độ
phản ứng (Vũ Hữu Yêm, 1995; Nguyễn Hạc Thúy và ctv., 2003). Kali không chỉ
kích hoạt enzyme khử nitrate mà còn cần thiết cho sự tổng hợp enzyme này. Do
vậy, có đủ kali sẽ giảm thiểu đƣợc tác hại bón quá nhiều đạm (Vũ Hữu Yêm, 1995;
Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Cũng theo Daryl và Brown (1993), kali
là thành phần liên kết độ cứng chắc của cây. Giúp cho sự vận chuyển dinh dƣỡng
trong cây, tăng hàm lƣợng protein, tăng hàm lƣợng tinh bột và hàm lƣợng đƣờng
trong nông sản.
1.4.2 Trong quá trình quang hợp
Theo Daryl và Brown (1993) và Viện lân và kali Canada (1995), kali giữ vai

trò quan trọng trong sự kích hoạt quang hợp, giúp cho sự di chuyển các chất do
quang hợp, điều khiển sự đống mở khí khổng, hoạt hóa các enzyme và nhiều tiến
trình khác trong cây. Kali có vai trò trong sự cố định CO2 ở lục lạp, khi tăng nồng
độ kali sẽ kích thích sự cố định CO2 tăng lên gấp 3 lần. Sự gia tăng hàm lƣợng kali
ở lá kèm theo sự gia tăng tốc độ quang hợp, quang hô hấp và hoạt tính enzyme
ribulose bisphosphate carboxylase, nhƣng lại làm giảm hô hấp trong tối (Bottrill và
ctv., 1970). Kali tạo điều kiện cho sự phát triển của bó mạch và thúc đẩy quá trình
ligin hóa giúp cây vững chắc hơn, mặt khác phát triển các bó mạch giúp vận chuyển
các chất dinh dƣỡng và sản phẩm quang hợp đƣợc tốt hơn (Vũ Hữu Yêm, 1995;
Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
Theo Pfluger và Wiedemanm (1997), nồng độ cao của kali trong tế bào chất
và lục lạp cần thiết để trung hòa các chất tan nhƣ anion acid hữu cơ, anion vô cơ và
các anion phân tử đa lƣợng không hòa tan. Ngoài ra, kali còn giúp cho sự ổn định
pH từ 7-8 trong tế bào chất, lụp lạp điều kiện thích hợp cho phản ứng của các
enzyme trong các quang tổng hợp. Kali có thể di chuyển vào giữa các gian bào để
trung hòa các acid ngay trong quá trình đƣợc tạo thành và len vào trong lòng các


9

phiến lục lạp lôi cuốn các sản phẩm phụ của quá trình quang hợp, giúp cho quá trình
quang hợp đƣợc diễn ra liên tục (Vũ Hữu Yêm, 1995).
1.4.3 Cải thiện hiệu quả sử dụng nƣớc
Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh pH, đóng mở
khí khẩu và điều hòa lƣợng nƣớc qua khí khổng, cơ chế kiểm soát chế độ nƣớc của
thực vật (Nguyễn Xuân Trƣờng và ctv., 2000; Lê Văn Tri, 2001; Nguyễn Bảo Vệ và
Nguyễn Huy Tài, 2004). Nguyên nhân là do kali làm tăng sự ngậm nƣớc của keo
nguyên sinh chất và tăng khả năng giữ nƣớc, sự mở khẩu đƣợc thực hiện khi hàm
lƣợng kali trong tế bào khẩu gia tăng. K+ trong tế bào khẩu làm tăng sự hút nƣớc từ
các tế bào lân cận làm tăng sức trƣơng, khi đó khí khẩu mở ra, còn khi đóng thì

lƣợng kali thì lƣợng kali trong tế bào khẩu di chuyển ra ngoài (Humble và Hsiao,
1970).
Nhƣ vậy, sự đóng mở khí khẩu liên quan đến sự ra vào của K+ giúp cây trồng
không bị mất quá nhiều nƣớc trong điều kiện khô hạn. Do đó, bón đủ kali giúp cây
trồng tiết kiệm nƣớc. (Vũ Hữu Yêm, 1995; Lê Văn Hòa và ctv., 2001; Nguyễn Bảo
Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004). Ngoài ra, kali là hợp phần kháng lại bệnh cây trồng,
giúp cây chống đổ ngã, tăng khả năng chống chịu thời tiết bất lợi (Đƣờng Hồng Dật,
2000).
Các yếu tố liên quan đến cải thiện hiệu quả sử dụng nƣớc và tính kháng hạn,
với lƣợng kali thích hợp sẽ làm gia tăng phát triển rễ trong đất, giữ sự cân bằng
nƣớc trong cây, khi cung cấp lƣợng kali thích hợp làm giãm mức độ thoát hơi nƣớc.
Khi cây trồng thiếu nƣớc cytokinin và ethylene gia tăng làm cho trái chín nhanh (Lê
Văn Hòa và ctv., 2001).
1.4.4 Gia tăng năng suất và sản phẩm nông sản
Theo Đƣờng Hồng Dật (2002), kali giúp tăng phẩm chất nông sản và góp
phần tăng suất cây trồng, kali làm tăng hàm lƣợng đƣờng trong trái, làm cho màu
sắc trái đẹp tƣơi, làm cho hƣơng vị trái thơm và làm tăng khả năng bảo quản của trái
là do ion K+ đóng vai trò quan trọng trong sự cân bằng cation/anion. Kali giúp cho
quá trình phân chia tế bào và các quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ. Ảnh


10

hƣởng mạnh tới sự trao đổi glucid trong cây, giúp cho quá trình hình thành glucid
trong quang hợp cũng nhƣ quá trình chuyển hóa glucid trong cây. Kali rất cần cho
sự tổng hợp protein. Ngoài ra, theo Kraus và Beringer (1988), kali còn giữ vai trò
quan trọng trong sự phân phối carbohydrate cần cho sự tổng hợp năng lƣợng giúp
cây sinh trƣởng và phát triển, có vai trò trong việc cân bằng cation/anion, chức năng
trong việc dẫn truyền trong mạch libe các sản phẩm của quá trình đồng hóa và kali
có liên quan trực tiếp trong việc hoạt hóa các enzyme (Lê Xuân Biên, 2008). Kali và

nitrate là cation đồng hành di chuyển rất nhanh lên chồi. Sự hấp thu của các cation
đồng hành chịu ảnh hƣởng của sự khử nitrate và khử ATP từ quang hợp. Do vậy,
trong điều kiện thời tiết bất lợi K+ đóng vai trò rất quan trọng trong sự chuyển vị
nitrate. Nồng độ kali cao trong ống sàng có liên quan đến cơ chế chuyển tải sucrose
ở mạch libe để tạo áp lực thẩm thấu trong việc chuyển tải các sản phẩm quang hợp
từ lá đến nơi dự trữ tăng (Vũ Hữu Yêm, 1995; Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,
2004).
Ở cây thiếu kali, một vài sự thay đổi hóa học xảy ra nhƣ làm giảm sự tích lũy
các carbohydrate hòa tan, giảm mức độ tinh bột và tăng sự tích lũy các hợp chất N
hòa tan tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh và vi khuẩn ở mô
cây, hoạt động của các enzyme amylase và invertase bị kìm hãm rất mạnh (Launchi
và Pangkool, 1978). Cây thiếu kali đốt ngắn, hoa ít, phát triển còi cọc, thân yếu dễ
bị đổ ngã, trái và hột bị teo thắt lại, rễ cây dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh thối rễ.
Do đó ảnh hƣởng quan trọng đến năng suất và phẩm chất nông sản (Nguyễn Xuân
Trƣờng và ctv., 2000).
1.4.5 Ảnh hƣởng đến chất lƣợng
Chất lƣợng nông sản sau thu hoạch đƣợc cải thiện rất tốt nhờ vào phân bón.
Nhƣng nếu lạm dụng quá mức của một loại dinh dƣỡng, đặc biệt là nitrogen, thƣờng
dẫn đến giảm chất lƣợng nông sản, khó bảo quản (Vũ Hữu Yêm, 1995). Đồng thời
ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe ngƣời sử dụng sản phẩm, do hàm lƣợng nitrate trong
nông sản cao (Trần Thị Kim Ba, 2007). Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh về tầm
quan trọng của việc cân bằng dinh dƣỡng trong canh tác đối với sự hình thành chất
lƣợng nông sản. Trong điều kiện cây đủ dinh dƣỡng kali thì hàm lƣợng đƣờng trong


11

rau và quả, tinh bột trong củ khoai tây đƣợc nâng lên, độ bền của sợi lanh và những
cây lấy sợi khác tốt hơn, áp suất thẩm thấu của dịch bào đƣợc tăng lên. Đo đó, tính
chịu rét của cây trồng cũng đƣợc tăng lên (Nguyễn Hạc Thúy và ctv., 2003).

Theo Võ Thị Bích Thủy (2005), khi tăng lƣợng kali bón cho dƣa lê từ 80 kg
K2O/ha lên 160 kg K2O/ha thì có tác dụng trong việc gia tăng độ Brix của thịt trái,
thời gian tồn trữ trái và hàm lƣợng chất khô trong thịt trái. Cũng theo Võ Thị Bích
Thủy (2005), trong hai dạng kali đƣợc sủ dụng là KNO3 và KCl thì dạng KNO3
(Bón ở thời điểm 4 và 7 ngày trƣớc thu hoạch) cho hàm lƣợng chất khô trong thịt
trái và độ Brix thịt trái cao hơn bón dạng KCl (đƣợc bón 4 lần/vụ). Qua nhiều
nghiên cứu của Nguyễn Trịnh Nhất Hằng và Nguyễn Minh Châu (2001), cho thấy
bón phân kali dạng KNO3, KCl cho màu sắc trái thanh long đỏ đẹp, hàm lƣợng TSS
tăng cao hơn so với đối chứng.
Trên giống xoài cát Hòa Lộc, theo Mai Thu Hƣơng (2004) và Trần Thị Kim
Ba (2007), cho thấy việc cung cấp kali qua lá vào giai đoạn tiền thu hoạch có tác
dụng hiệu quả trong việc gia tăng phẩm chất trái xoài sau thu hoạch. Đặc biệt ở các
nghiệm thức xử lý KNO3 và K2CO 3 4g K/l cho hiệu quả cao hơn trong việc tăng độ
cứng thịt trái, hàm lƣợng đƣờng tổng số, hàm lƣợng tinh bột, hàm lƣợng chất khô.
Theo Braunschweig (1990), sự chọn lựa loại phân kali tùy thuộc vào sự kết
hợp hóa chất (chloride, sulphat, nitrate) và sự thỏa mãn các chất dinh dƣỡng khác
(sodium và magnesium). Sự đi kèm của các anion không ảnh hƣởng đến hiệu lực
của kali ngoại trừ sự tăng nồng độ của KNO3 trong cây. Chloride ảnh hƣởng đến sự
quan hệ nƣớc của cây và không ảnh hƣởng đến sự biến dƣỡng. Tuy nhiên, nồng độ
quá cao có thể gây độc. Sulfur trong K2SO4 là một chất dinh dƣỡng cần thiết cho
cây, là chất tạo mùi đặc trƣng cho một số loại cây trồng (Châu Trùng Dƣơng
(2007).
Dạng phân kali phun qua lá thƣờng sử dụng là KNO3 , đây là một loại muối
có màu trắng, dễ tan trong nƣớc. KNO3 không chỉ cung cấp hàm lƣợng kali cao cho
cây trồng (46% K2O) mà còn chứa hàm lƣợng N dể tiêu (14%) mà cây trồng có thể
sử dụng trực tiếp. Hàm lƣợng N cao kích thích sự tăng trƣởng, tăng trọng lƣợng trái
nhƣng hàm lƣợng các chất dự trữ giảm, dẫn đến hàm lƣợng đƣờng trong trái giảm


12


và hàm lƣợng nitrate tích lũy trong trái cao có thể gây độc cho ngƣời sử dụng. Vì
vây, sử dụng KNO3 phải hết sức thận trọng (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,
2004).
1.5 SỰ HẤP THU DINH DƢỠNG QUA LÁ
Việc hấp thu dinh dƣỡng chủ yếu từ rễ. Tuy nhiên lá và các bộ phận non của
cây cũng có thể hấp thu dƣỡng chất khoáng dù ở mức độ hấp thu không cao so với
rễ. Bên cạnh những loại phân bón vào đất đƣợc rễ hấp thu cho cây thì cũng có loại
phân cung cấp dinh dƣỡng cho cây thông qua việc phun qua lá (Taiz và Zeiger,
1998). Việc cung cấp dinh dƣỡng cho cây, đặc biệt là chất khoáng có thể đƣợc thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau nhƣ: bón qua đất, phun qua lá, ngâm hột giống,
nhúng rễ, bơm vào thân (Lê Văn Hòa và ctv., 2001). Cung cấp dƣỡng chất qua lá
cho cây trồng là phƣơng pháp cung cấp dinh dƣỡng nhanh hơn so với phƣơng pháp
cung cấp qua rễ. Tuy nhiên việc bón dinh dƣỡng khoáng qua lá mang tính nhất thời
và có một số hạn chế nhƣ vận tốc hấp thu khoáng chậm, đặc biệt đối với những lá
có lớp cutin dày (cây họ cam quýt, cà phê); dƣỡng chất bị trôi đi ở những lá không
thấm nƣớc hay bị rửa trôi do mƣa; dung dịch phun lá bị khô nhanh; sự chuyển vị
của một vài dƣỡng chất khoáng nào đó từ nơi đƣợc cung cấp đến bộ phận khác của
cây bị hạn chế (chẳng hạn nhƣ sự chuyển vị của Ca); đối với khoáng đa lƣợng thì số
lƣợng cung cấp bị hạn chế qua một lần phun. Ngoài ra, việc cung cấp dinh dƣỡng
qua lá thƣờng ở nồng độ thấp, nếu cao sẽ dể gây tổn thƣơng qua lá, lá bị cháy.
Mặc dù có trở ngại trong việc cung cấp dinh dƣỡng qua lá, nhƣng cũng có lợi
ích đối với đất khoáng hữu dụng thấp: ở đất đá vôi, có lƣợng Fe hữu dụng thấp và
thiếu Fe rất phổ biến do hiện tƣợng “lime chlorosis”. Việc phun dinh dƣỡng qua lá
có hiệu quả hơn bón vào đất, dù ở dạng chelate đất tiền; lớp đất mặt bị khô; ở những
vùng đất bán khô hạn, lớp đất mặt thiếu nƣớc kéo theo làm giảm nồng độ hữu dụng
các dƣỡng chất trong suốt thời gian sinh trƣởng của cây (Nguyễn Bảo Vệ và
Nguyễn Huy Tài, 2004); rễ giảm hoạt động ở giai đoạn sinh sản: do sự canh tranh
carbohydrate giữa rễ và bông; do đó việc phun dinh dƣỡng qua lá có thể bù đắp sự
thiếu dinh dƣỡng này (Trobish và Schilling, 1970).



13

Ngày nay, việc áp dụng kỹ thuật cung cấp dinh dƣỡng qua lá bằng cách phun
đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và góp phần không nhỏ đối
với sự phát triển của cây trồng. Khi sử dụng phân bón qua lá cần phải hiểu biết rõ
các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng hấp thu. Từ đó áp dụng biện pháp xử lý sao cho
đạt hiệu quả cao nhất (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
1.6 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH ĐỒNG THÁP
1.6.1 Vị trí địa lý
Châu Thành là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đồng Tháp, có
diện tích tự nhiên là 245,94 km2. Tọa độ địa lý 10009‟ đến 10018‟ vĩ độ Bắc, từ
105042‟ đến 105055‟ kinh đông. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang; phía Tây Bắc
giáp huyện Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc; phía Đông và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh
Long. Châu Thành có địa hình khá bằng phẳng, có hƣớng dốc nghiêng dần từ sông
Tiền vào nội đồng theo hƣớng Bắc-Nam. Cao độ phổ biến từ 0,8-1,2 m. Địa hình bị
chia cắt bởi hệ thống kênh gạch chằn chịt, thuận lợi cho việc tƣới tiêu phát triển
nông nghiệp (UBND huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2001).
1.6.2 Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, lƣợng
mƣa phong phú, các yếu tố khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo mùa. Châu Thành là
vùng có số giờ nắng cao, bình quân 208 giờ/tháng. Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất
282 giờ. Tháng 9 có số giờ thấp nhất chỉ khoảng 142-148 giờ. Trong năm có hai
hƣớng gió chính: gió mùa Tây-Nam (tháng 4 đến tháng11) thổi từ Vịnh Thái Lan
vào mang nhiều hơi nƣớc nên gây mƣa, gió mùa Đông-Bắc (tháng 12 đến tháng 4)
thổi từ lục địa nên khô hanh. Trong năm có hai mùa: mùa mƣa và mùa khô. Mùa
mƣa từ tháng 4-11. Mùa khô từ tháng 11-4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình năm là
1.739 mm, phân bố không đều, 99% lƣợng mƣa trong năm tập trung từ tháng 5 đến
tháng 11. Độ ẩm trung bình năm khoảng 83%, cao nhất vào tháng 9-10 với khoảng

88%, thấp nhất vào tháng 12 với 81% (UBND huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp,
2001).


×