Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ẢNH HƯỞNG của LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK đến NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG cơm VÀNG (dimocarpus longanlour ) tại xã PHÚ hựu, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.57 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


TĂNG TUẤN ANH

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
(Dimocarpus Longan Lour.) TẠI XÃ PHÚ HỰU,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CẦN THƠ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: TRỒNG TRỌT

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
(Dimocarpus Longan Lour.) TẠI XÃ PHÚ HỰU,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn:


PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ

Sinh viên thực hiện:
Tăng Tuấn Anh
MSSV: 3083388
Lớp: TT0811A1

CẦN THƠ, 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
---------------------------------------------------

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng Trọt với đề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
(Dimocarpus Longan Lour.) TẠI XÃ PHÚ HỰU,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP”

Do sinh viên Tăng Tuấn Anh thực hiện
Thời gian thực hiện từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 10 năm 2010
Địa điểm tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012

PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
---------------------------------------------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Trồng Trọt với đề tài:

“ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN NPK ĐẾN NĂNG
SUẤT VÀ PHẨM CHẤT NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG
(Dimocarpus Longan Lour.) TẠI XÃ PHÚ HỰU,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP”

Do sinh viên Tăng Tuấn Anh thực hiện và được bảo vệ trước hội đồng vào
ngày…tháng…năm 2012
Luận văn đã được hội đồng chấp thuận và đánh giá mức:...................................................
Ý kiến hội đồng: ..................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

DUYỆT CỦA KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ ngày….tháng….năm 2012
Duyệt của Chủ tịch Hôi đồng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Tăng Tuấn Anh

i


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Tăng Tuấn Anh
Ngày sinh: / /1990
Nơi sinh: xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long , tỉnh Bạc Liêu
Dân tộc: kinh
Điện thoại: 01235177450
Quá trình học tập:
1997 – 2002: Học sinh trường tiểu học Vĩnh Thanh
2002 – 2005: Học sinh trường trung học cơ sở Vĩnh Thanh
2005 – 2008: Học sinh trường trung học phổ thông Phước Long
Trúng tuyển vào Trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, học lớp Trồng Trọt khóa
34, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.

ii


CẢM TẠ
Kính gửi lời tri ân đến cha mẹ, những người đã nuôi tôi khôn lớn, lo lắng cho tôi

từ khi tôi từ tắm bé đến ngày hôm nay. Cha mẹ luôn ủng hộ tôi về mọi mặt, cả về vật
chất lẫn tinh thần, luôn động viên và an ủi tôi khi tôi gặp kho khăn.
Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ, người thầy đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, động viên em trong công việc nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
+ Cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Xuân Thu đã tận tình dìu dắt em cũng như lớp
trồng trọt K34 đã giúp đỡ hoàn thành khóa học.
+ Thầy Lê Vĩnh Thúc, cô Bùi Thị Cẩm Hường, thầy Nguyễn Hồng Phú, cùng
quý thầy (cô) và cán bộ thuộc Bộ môn Khoa Học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và
Sinh học Ứng dụng trường Đại Học Cần Thơ đã đóng góp ý kiến, cung cấp cho tôi
những tri thức vô cùng quý báu trong thời gian theo học đại học cũng như tạo điều kiện
thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
+ Anh Lê Trọng Tính đã tận tình giúp đỡ, khuyến khích em trong suốt quá trình
học tập và làm luận văn.
+ Cùng tập thể lớp Trồng trọt K34 đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và làm luận văn.
Xin kính chúc quý thầy (cô), những người thân và cùng toàn thể các bạn của tôi dồi vào
sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn!

iii


MỤC LỤC

Nội dung

Trang


LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN .........................................................................................................ii
LỜI CẢM TẠ......................................................................................................................iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG.........................................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................viii
TÓM LƯỢC........................................................................................................................ix
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc và sự phân bố................................................................................... 2
1.1.1 Nguồn gốc.................................................................................................... 2
1.1.2 Sự phân bố ................................................................................................... 2
1.2 Đặc điểm thực vật.............................................................................................. 3
1.2.1 Rễ................................................................................................................. 3
1.2.2 Thân ............................................................................................................ 3
1.2.3 Lá ................................................................................................................. 3
1.2.4 Hoa............................................................................................................... 3
1.2.5 Trái............................................................................................................... 4
1.2.6 Hột ............................................................................................................... 4
1.3 Đặc điểm của giống nhãn Xuồng Cơm Vàng................................................... 4
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nhãn ............................. 5
1.4.1 Gió và đất đai............................................................................................... 5
1.4.2 Nước ............................................................................................................ 6
1.4.3 Ánh sáng ...................................................................................................... 6
1.4.4 Nhiệt độ ....................................................................................................... 6
1.4.5 Dưỡng chất Đạm, Lân, Kali ........................................................................ 7
1.4.6 Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá...................................................................... 8
1.4.7 Sâu, bệnh hại chín trên nhãn........................................................................ 8
1.5 Thu hoạch, xử lý và bảo quản nhãn Xuồng Cơm Vàng ............................... 10

iv


1.5.1 Thu hoạch .................................................................................................. 10
1.5.2 Xử lý .......................................................................................................... 10
1.5.3 Bảo quản .................................................................................................... 11
1.6 Các nghiên cứu về phân bón cho nhãn ở trong nước và ngoài nước .......... 11
1.6.1 Các nghiên cứu trong nước........................................................................ 11
1.6.2 Các nghiên cứu của nước ngoài................................................................. 13
Chương 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện....................................................................................................... 16
2.1.1 Thời gian.................................................................................................... 16
2.1.2 Địa điểm thí nghiệm .................................................................................. 16
2.1.3 Địa điểm phân tích mẫu............................................................................. 16
2.1.4 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................... 16
2.2 Phương pháp..................................................................................................... 17
2.2.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................................ 17
2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 18
2.2.3 Xử lý số liệu............................................................................................... 18
Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quát .......................................................................................... 19
3.2 Năng suất và thành phần năng suất ............................................................... 19
3.2.1 Số trái trên chùm và tỷ lệ rụng trái ............................................................ 19
3.2.2 Đường kính trái và chiều cao trái .............................................................. 21
3.2.3 Trọng lượng trái......................................................................................... 23
3.2.4 Trọng lượng chùm trái............................................................................... 24
3.2.5 Năng suất trái trên cây ............................................................................... 24
3.2.6 Trọng lượng thịt và tỷ lệ trọng lượng thịt trái (phần trăm ăn được) ......... 26
3.2.7 Trọng lượng vỏ và hột ............................................................................... 27
3.3 Phẩm chất trái .................................................................................................. 29

3.3.1 Dày thịt trái ................................................................................................ 29
3.3.2 Độ brix thịt trái .......................................................................................... 30
3.3.3 Độ khác màu sắc vỏ trái ............................................................................ 31
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
v


4.1 Kết luận ............................................................................................................. 32
4.2 Đề nghị............................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 33
PHỤ CHƯƠNG

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

2.1

Nhãn Xuồng Cơm Vàng làm thí nghiệm

16

3.1


Số trái trên chùm của nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón NPK với

19

các liều lượng khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
3.2

Tỷ lệ rụng (%) của nhãn Xuồng Cơm Vàng qua các liều lượng bón

20

NPK khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
3.3

Đường kính trái (cm) nhãn Xuồng Cơm Vàng qua các liều lượng

21

bón NPK khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
3.4

Trọng lượng trái (g) nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón NPK với

23

các liều lượng khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
3.5

Trọng lượng chùm trái (kg) nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón


24

NPK với các liều lượng khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp.
3.6

Năng suất trái trên cây (kg) của nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón

25

NPK với các liều lượng khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp.
3.7

Trọng lượng thịt trái (g) nhãn Xuồng Cơm Vàng qua các liều

26

lượng bón NPK khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp.
3.8

Tỷ lệ trọng lượng thịt trái (%) nhãn Xuồng Cơm Vàng qua các liều

27

lượng bón NPK khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp.
3.9


Dày thịt trái (cm) nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón NPK với các

29

liều lượng khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
3.10

Độ brix thịt trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón NPK với liều
lượng khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

vii

30


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
1.1

Nội dung
Lượng phân bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng thời kỳ kiến thiết cơ

Trang
12

bản
1.2

Liều lượng phân NPK ở 4 lần bón cho một cây nhãn Tiêu Da Bò tại


12

Long Định, Châu Thành, Tiền Giang
1.3

Liều lượng phân NPK và phân hữu cơ Ba Lá Xanh 6 ở lần bón cho

13

một cây nhãn Tiêu Da Bò tại Mỹ Long, thành phố Mỹ Tho, Tiền
Giang
1.4

Công thức phân NPK ở mỗi lần bón cho nhãn ở Trung Quốc

14

1.5

Công thức phân NPK ở mỗi lần bón cho nhãn ở Thái Lan

15

1.6

Bón phân cho nhãn ở Florida, Hoa Kỳ

15


2.1

Các nghiệm thức thí nghiệm được thực hiên trên nhãn Xuồng Cơm

17

Vàng tại huyện Châu Thanh, tỉnh Đồng Tháp
3.1

Chiều cao trái (cm) nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón NPK với các

22

liều lượng khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
3.2

Trọng lượng võ hột (g) trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón NPK

28

với liều lượng khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
3.3

Độ khác màu sắc (∆E) trái nhãn Xuồng Cơm Vàng được bón NPK
với liều lượng khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

viii

31



TĂNG TUẤN ANH, 2012. “Ảnh của liều lượng phân NPK đến năng suất và phẩm
chất nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus Longan Lour) tại xã Phú Hựu, huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”. Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Trồng Trọt, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Hướng dẫn đề tài: PGS. TS.
Nguyễn Bảo Vệ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM LƯỢC
Đề tài. “Ảnh của liều lượng phân NPK đến năng suất và phẩm chất nhãn
Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus Longan Lour) tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp”, được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra liều lượng phân NPK thích hợp
để bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng tại xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
trong thời kỳ sau đậu trái. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên với 4 nghiệm thức và 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một cây. Bốn nghiệm thức là
4 liều lượng phân: gồm nghiệm thức số 2 (nghiệm thức đối chứng) được bón theo liều
lượng của nông dân 100% (1,20 kg/cây), nghiệm thức 1 được bón 75% (0,98 kg/cây) so
với liều lượng phân của nghiệm thức 2, nghiệm thức 3 được bón 125% (1,43 kg/cây) so
với liều lượng phân của nghiệm thức 2 và nghiệm thức 4 được bón 150% (1,65 kg/cây)
so với liều lượng phân của nghiệm thức 2.
Bón phân NPK với liều lượng 1,65 kg/cây ở nghiệm thức 4 sẽ làm tăng đường kính
trái (3,13 cm), trọng lượng trái (19,6 g), trọng lượng chùm trái (0,4 kg), năng suất trái
trên cây (38,3 kg/cây), trọng lượng thịt trái (11,4 g), tăng số trái trên chùm (20,6
trái/chùm), tỷ lệ trọng lượng thịt trái (58,5%), dày thịt trái (0,66 cm), độ brix thịt trái
(22,3%) và làm giảm tỷ lệ rụng trái (23,1%). Nhưng với liều lượng phân bón trên chưa
thể cải thiện được chiều cao trái, trọng lượng vỏ hạt, độ màu sắc trái của nhãn Xuồng
Cơm Vàng.

ix



MỞ ĐẦU

Nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus Longan Lour.) là cây trồng nhiệt đới và
phát triển rất tốt trong điều kiện nhiệt đới; đây là loại cây ăn trái được trồng khá lâu và
được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế. Nhãn có đặc điểm
thích nghi rộng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau từ vùng đất phèn, đất nhiễm mặn
đến đất phù sa bồi, từ đó đã tạo nên các giống phong phú và đa dạng. Với giá trị dinh
dưỡng cao nhãn được sử dụng làm ăn tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô,… Nhãn sấy
khô làm long nhãn là thuốc bổ, thuốc an thần, điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ…
Diện tích trồng nhãn ngày càng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp,…
Huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất phù sa phía Nam sông Tiền, rất
thuận lợi cho phát triển Nông nghiệp nói chung và cây nhãn nói riêng. Huyện có khoảng
18.378 ha đất Nông nghiệp trong đó, cây nhãn chiếm khoảng 2.646 ha. Nhãn được trồng
ở tấc cả các xã trong huyện, tuy nhiên nhiều nhất là ở các xã: An Nhơn (1.051 ha), Tân
Nhuận Đông (610 ha), Phú Hựu (374 ha),… (Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, 2008).
Bên cạnh các giống nhãn quen thuộc được trồng phổ biến ở Đồng bằng sông
Cửu Long như là nhãn Long, nhãn Tiêu Da Bò và nhãn Edor, thì còn có nhãn Xuồng
Cơm Vàng, đây là giống nhãn có phẩm chất ngon được ưa chuộng nhiều hiện nay và
cũng được trồng nhiều ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Điều đáng quan tâm là
lượng phân NPK mà người dân sử dụng để bón cho cây nhãn Xuồng Cơm Vàng. Hầu
như người dân chỉ bón theo kinh nghiệm và thói quen, cho nên có những vườn bón
lượng NPK khá cao và có những vườn bón lượng NPK quá thấp. Do đó, việc cung cấp
dinh dưỡng cho nhãn như thế nào để có năng suất cao, phẩm chất tốt... là cần thiết.
Chính vì vậy mà đề tài “Ảnh hưởng của liều lượng phân NPK đến năng xuất và
phẩm chất của nhãn Xuồng Cơm Vàng (Dimocarpus Longan Lour) tại xã Phú
Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm ra liều
lượng phân NPK thích hợp cho nhãn Xuồng Cơm Vàng trong thời kỳ sau đậu trái.


1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Nguồn gốc và sự phân bố
1.1.1 Nguồn gốc
Cây nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan Lour hay Euphoria longana
Lamk, thuộc họ Sapindaceae (bồ hòn), giống Euphoria. Giống Euphoria có khoảng 7
loài nhưng chỉ có Euphoria longana là được trồng rộng rãi (Menzel và ctv., 1990). Cây
nhãn là cây Á nhiệt đới và nhiệt đới và có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì người ta nhận
thấy rằng cây nhãn được trồng từ lâu đời với diện tích lớn như là ở Quảng Đông, Quảng
Tây và Phúc Kiến. Ý kiến khác được đưa ra bởi Chandler (1958), cây nhãn là cây bản
xứ của vùng đất thấp Ấn Độ, Miến Điện và Trung Quốc, dần dần được trồng rộng rãi ở
nhiều nước như Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam, Lào và cả vùng Florida của
Hoa Kỳ.
1.1.2 Sự phân bố
Cây nhãn được trồng từ rất lâu đời và phân bố rộng rãi ở nhiều nước nhưng đa số
đều được trồng rãi rác, không đáng kể, chỉ có Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam là
nhãn được trồng quy mô lớn (Vũ Công Hậu, 1999). Còn các nước ở châu Mỹ, châu Phi,
châu Đại Dương và một số nước nhiệt đới khác thì cây nhãn mới được du nhập vào nên
trồng với diện tích rất hạn chế (Trần Thế Tục, 1998). Ở Thái Lan diện tích trồng nhãn
khoảng 31.855 ha với sản lượng hàng năm là 87.000 tấn, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc
như Chiang Mai, Lam Phun và được trồng với các giống chủ yếu như là Daw,
Chompoo, Haew, Biew… (Choo, 2000).
Ở nước ta cây nhãn được trồng khá phổ biến dọc theo chiều dài của đất nước từ
Bắc chí Nam. Diện tích trồng nhãn tại đồng bằng Bắc Bộ khoảng 31.250 ha, phổ biến ở
các tỉnh Thái Bình, Hòa Bình, Sơn La, Hưng Yên, Vĩnh Phúc (Trần Thế Tục, 2002). Tại

Đồng bằng bông Cửu Long, nhãn xuất hiện lâu đời ở các khu vực có địa hình cao như
tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang. Diện tích nhãn trong cả
nước hiện hay khoảng 93.500 ha (Niêm giám thống kê cây ăn trái Việt Nam, 2009).
Hiện nay cây nhãn được trồng rộng rãi và thích nghi trên nhiều vùng đất sinh thái khác
nhau từ vùng đất giồng, đất nhiễm mặn và phát triển rất tốt trên các vùng đất phù sa bồi
2


và là cây ăn trái có triển vọng phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trần Thị
Ngọc Đầy, 2009).
1.2 Đặc điểm thực vật
1.2.1 Rễ
Sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào cách nhân giống nhãn, nếu cây nhãn nhân
giống bằng hột thì bộ rễ sẽ khỏe và ăn sâu, còn nếu cây nhãn được trồng bằng nhánh
chiết thì bộ rễ sẽ ăn cạn và phát triển theo chiều ngang. Có khoảng 80% số rễ tập trung
dày đặc ở hình chiếu của tán lá và ăn sâu khoảng 40-50 cm (Nguyễn Danh Vàn, 2002).
Theo Trần Thế Tục (2000), hoạt động của bộ rễ nhãn chịu nhiều yếu tố chi phối nhất là
nhiệt độ, đất và nước. Nhiệt độ đất 100C trở lên là rễ bắt đầu hoạt động, nhiệt độ từ 23280C là thích hợp nhất, 29-300C là nhiệt độ mà rễ hoạt động chậm dần và ở 33-340C bộ
rễ hình như ngừng sinh trưởng. Do rễ hút phình to, không có lông hút, nên bón phân cho
nhãn nhiều lần với số lượng phân nhỏ tốt hơn bón ít lần với số lượng phân nhiều (Lê
Thanh Phong, 1998).
1.2.2 Thân
Cây nhãn có một số đặc điểm hình thái giống chôm chôm và vải, đặc biệt là vải
vì cùng họ Sapindaceae (Nguyễn Phước Tuyên và ctv., 2000). Cây nhãn là cây thân gỗ,
có thể cao 5-15 m, tán tròn đều và mọc thẳng hơn khi trồng bằng hột, vỏ thân có nhiều
vết nứt nhỏ, một vài giống có thân lá như vải, gỗ thì giòn hơn, tán cây rộng và rậm rạp
(Nguyễn Danh Vàn, 2002). Cành thành thục thì lớp vỏ càng cứng và thô, màu nâu sậm
và trên vỏ cành có đường vết nứt (Trần Thế Tục, 2000).
1.2.3 Lá
Lá nhãn thuộc loại lá kép lông chim, lá đơn mọc đối xứng hay sole. Đa số các

giống nhãn có từ 3-5 đôi lá, nhưng cũng có giống chỉ có 1-2 cặp (Nguyễn Danh Vàn,
2002). Lá nhãn từ lúc bắt đầu nhú đến thành thục biến động trong khoảng 40-50 ngày
tùy theo nơi trồng, điều kiện dinh dưỡng và mùa vụ. Tuổi thọ của lá khoảng 1-3 năm
(Trần Thế Tục, 2000).
1.2.4 Hoa
Phát hoa mọc ở đầu ngọn dài hơn so với các phát hoa nằm ngang, trên một phát
hoa có rất nhiều hoa tùy thuộc vào từng giống nhãn, độ tuổi của cây nhãn và mùa vụ
trong năm có thể từ vài trăm đến 2-3 nghìn hoa (Nguyễn Danh Vàn, 2002). Hoa nhỏ
3


màu trắng vàng lợt có 5 cánh hoa, khi nở có mùi thơm nhẹ và phía ngoài có lông tơ
(Trần Thế Tục, 2000). Hoa nhãn có ba loại là hoa cái, hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa
đực nở đầu tiên, rồi tới hoa lưỡng tính và cuối cùng là hoa cái nở (Chen, 1984).
1.2.5 Trái
Trái thuộc loại trái phì, hình cầu, màu xanh mờ khi còn non, khi chín có màu
vàng sáng, nâu trắng hay xanh tùy giống, trọng lượng trái thay đổi từ 5-20 g/trái (Dương
Minh và ctv., 2001). Vỏ trái nhãn thường trơn nhẵn, có giống vỏ hơi xù xì màu vàng
sáng hay nâu nhạt (Nguyễn Danh Vàn, 2002). Cơm trái dày, màu trắng sữa hoặc trắng
trong, thơm và ngọt (Trần Thế Tục, 2000). Cơm trái ít dính vào hột, có thể chiếm đến
75% trọng lượng trái. Hàm lượng đường tổng số của cơm trái thay đổi từ 15-20% khi
chín (Kningt và ctv., 1968).
1.2.6 Hột
Hột nhãn có hình tròn, khi chín có màu đen hay nâu đen, bóng láng, có giống
màu trắng nhưng rất hiếm (Nguyễn Danh Vàn, 2002). Độ lớn của hột cũng rất khác
nhau giữa các giống, thường từ 1,6-2,6 g, chiếm 17,3-42,9% trọng lượng trái. Cũng có
giống hột rất bé, hầu như không có hột (Trần Thế Tục, 2000).
1.3 Đặc điểm của giống nhãn Xuồng Cơm Vàng
Nhãn Xuồng Cơm Vàng có tên tiếng anh là Xuong Com Vang longan. Giống
nhãn này được tuyển chọn qua công tác bình tuyển giống nhãn năm 1996 và hội thi cây

nhãn giống tốt do Viện Cây ăn quả Miền Nam tổ chức vào năm 1997. Nhãn Xuồng Cơm
Vàng được trồng đầu tiên ở Bà Rịa - Vũng Tàu và đây là giống nhãn có nhiều triển vọng
nên được trồng nhiều ở các tĩnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi đoạt giải A trong
hội thi cây nhãn giống tốt vào năm 1997, nhãn Xuồng Cơm Vàng được mang mã số
NXCVT 20 do bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và đưa vào sản xuất
ở các tỉnh phía Nam.
Đặc điểm dễ nhận diện nhãn Xuồng Cơm Vàng là trái có dạng hình xuồng, trái
chưa chín gần cuống có màu đỏ, trái chín vỏ trái có màu vàng da bò, bề mặt võ trái có
nhiều chấm nhỏ màu đen, thịt trái dày từ 5,5-6,2 mm, tỷ lệ ăn được khoảng 60-70% so
với trọng lượng trái; thân sinh trưởng trung bình, các cành mọc xuyên; lá nhỏ và hẹp,
dạng thuôn dài, bìa lá cong úp xuống, đuôi lá trò. Nếu trồng trong điều kiện đất đai, khí
hậu phù hợp, được chăm sóc tốt và bón phân cân đối thì đường kính trái nhãn có thể đạt
4


34 mm. Thịt trái nhãn Xuồng Cơm Vàng có màu trắng hanh vàng, giòn và có vị ngọt, độ
brix 21-24% (Bùi Thị Mỹ Hồng, 2005).
Nhãn Xuồng Cơm Vàng ra hoa trong tháng tư, thu hoạch vào tháng tám dương
lịch với tỷ lệ ra hoa trên 80%, trung bình mỗi phát hoa có 1.514,2 hoa, trong đó có 20%
là hoa cái và lưỡng tính. Tỷ lệ đậu trái tương đối thấp (13%). Rụng trái non tập trung
trong giai đoạn 30 ngày sau khi đậu trái, rụng trái non đến thời kỳ thu hoạch tổng cộng
hết 77%, thu hoạch đạt khoảng 9,6 trái/chùm. Trái phát triển trong 12 tuần theo một
đường cong đơn giản. Trọng lượng trái tăng nhanh từ tuần thứ 6-11 do sự phát triển của
thịt trái. Trái có trọng lượng 21,9 ± 0,5 g, trong đó thịt trái chiếm tỷ lệ 62% (Trần Văn
Hâu và Huỳnh Thanh Vũ, 2008). Nhược điểm của nhãn Xuồng Cơm Vàng là trái rất dễ
bị rụng và cây sinh trưởng kém trên vùng đất thịt hay thịt pha cát (Viện Cây ăn quả
Miền Nam, 2009). Ta có thể sử dụng biện pháp sấy khô nhãn để đem lại hiệu quả cao
trong việc tồn trữ và bảo quản nhãn trong thời gian dài (Dương Minh và ctv., 2001).
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất nhãn
1.4.1 Gió và đất đai

Gió tây thường gây nóng, khô làm nướm nhụy mất nước ảnh hưởng đến quá trình
thụ phấn, rụng trái, làm giảm năng suất nhãn (Trần Thế Tục, 2000). Những cơn gió
mạnh có thể làm gãy nhánh, đổ cây, rụng trái ảnh hưởng đến năng suất. Tại Trung Quốc
và Thái Lan, những cây nhãn được che chắn sau khi trồng hoặc những cây đang ra đọt
sẽ được chống đỡ bằng trụ và hàng rào tre để giảm thiệt hại do gió gây ra. Đặt biệt là
những cây đang cho trái sai vào mùa thu hoạch thì được chống đỡ cẩn thận để đảm bảo
năng suất (Menzel và ctv., 1990).
Morton (1987), cho rằng nhãn phát triển tốt nhất trên đất mùn cát và tốt trên đất
acid vừa phải, hơi hữu cơ, cát. Còn theo Nguyễn Danh Vàn (2008), để thu được năng
suất cao, phẩm chất tốt, tuổi thọ cây kéo dài thì nên chọn những chân đất tơi xốp, nhiều
mùn, đất phù sa, luôn có độ ẩm cho cây, pH khoảng 5-6,5. Đất trồng nhãn phải lên liếp
cao, xung quanh có bờ bao để có thể bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết. Nếu bị ngập
úng kéo dài, cây có thể bị chết, nhất là một số giống nhãn cải tiến gần đây thường cho
năng suất cao, cây nhãn là loại cây không chịu được ngập úng (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,
2001).

5


1.4.2 Nước
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), lượng mưa thích hợp cho cây nhãn khoảng
1.300-1.600 mm/năm và phân bố đều trong năm. Ở các tỉnh phía Nam vào các mùa khô
rất cần tưới nước bổ sung cho cây nhãn. Cây nhãn thích ẩm, chịu hạn tốt nhưng không
chịu úng, rất dễ nhạy cảm với việc ngập nước kéo dài. Nếu đất không có độ ẩm tự nhiên
quanh năm phải tạo điều kiện để cây nhãn không bị hạn, đặc biệt khi cây ra hoa kết quả
hoặc giai đoạn sinh trưởng mạnh. Trong giai đoạn nhãn ra hoa nếu gặp thời tiết nắng ấm
sẽ thuận lợi cho việc thụ phấn, đậu trái (Bùi Thị Mỹ Hồng, 2005).
Mặc dù là cây trồng cạn, nhưng trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây
nhãn rất cần nước, nhất là vào giai đoạn cây ra cành, lá. Đặc biệt, các giai đoạn cây ra
hoa, kết trái. Giai đoạn này tương đối kéo dài nên cần chú ý đảm bảo đến ẩm độ của đất

luôn đầy đủ (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
1.4.3 Ánh sáng
Cây nhãn cần nhiều ánh sáng và sự thông thoáng, trong quá trình sinh trưởng và
phát triển. Ánh sáng còn giúp tăng đậu trái, làm vỏ bóng và trái có vị ngon, ngọt hơn
(Bùi Thị Mỹ Hồng, 2005). Theo Vũ Công Hậu (2000) cây nhãn không chịu được ở
những nơi quá khô, ánh nắng gây gắt cũng như những nơi thường xuyên rét đậm. Ở
miền Nam cây nhãn chịu ánh nắng rất tốt, nhãn cần đầy đủ ánh sáng, vì nhãn ra hoa ở
chồi tận cùng nên cần đầy đủ ánh sáng mới cho trái tốt.
1.4.4 Nhiệt độ
Nhiệt độ cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của
nhãn. Nhiệt độ bình quân hằng năm 21-27C° là thích hợp cho cây sinh trưởng và phát
triển. Trong thời kỳ nở hoa thì nhiệt độ thích hợp là 25-30C° và nhiệt độ thấp khoảng 814C° sẽ thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa. Nhiệt độ trên 400C làm thiệt hại trái nhãn
như gây ra sự rụng trái non (Menzel và ctv., 1990). Ở giai đoạn thu hoạch trái nếu nhiệt
độ cao thì phẩm chất trái sẽ tốt hơn (Trần Thế Tục, 2000).
Theo Trần Văn Hâu (2005), nhiệt độ thấp ảnh hưởng trực tiếp đến cảm ứng của
sự ra hoa. Trong thời gian nhãn đang ra nụ hoa mà gặp nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát
triển sẽ ảnh hưởng đến nụ hoa và hoa. Ngược lại, nếu gặp nhiệt độ thấp việc thụ phấn,
thụ tinh của hoa sẽ gặp trở ngại dẫn đến năng suất thấp (Nguyễn Danh Vàn, 2008).

6


1.4.5 Dưỡng chất đạm, lân, kali
Theo Nguyễn Bảo Vệ (2004), dưỡng chất khoáng có chức năng là thành phần của
cấu trúc hữu cơ, kích hoạt trong các phản ứng enzyme, chất mang điện tích và điều hòa
sự thẩm thấu. Các dưỡng chất Đạm, lân và kali là một trong những chất dinh dưỡng cần
thiết cho cây trồng nói chung và cây Nhãn nói riêng. Để cho cây trồng phát triển tốt,
tăng trưỡng nhanh, tỷ lệ đậu trái cao, phẩm chất và năng xuất cao thì cần phải cung cấp
thêm các chất dinh dưỡng N, P, K với liều lượng cân đối, nhất là kali vì giai đoạn kết
trái và tạo hột thì cây cần nhiều kali (Lê Văn Hòa và ctv., 2001). Khi bón cần chú ý các

yếu tố như loại đất, loại cây, tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng mà từ đó đưa ra liều lượng
cho phù hợp.
Theo Chen (1985), bên cạnh các nhân tố mùa vụ, nhiệt độ, lượng mưa thì dưỡng
chất NPK cũng là các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự ra hoa đậu trái. Nếu thiếu dinh
dưỡng, đặt biệt là N và K trong giai đoạn sinh sản có thể dẫn đến sự rụng trái non, kích
thước trái nhỏ hoặc trái có tỷ lệ cơm thấp (Nguyễn Bảo Vệ, 1999). Tuy nhiên nếu bón
lượng phân Đạm quá cao thì cây ra nhiều đọt non, đọt non quá mập dẫn đến cây cho hoa
mang nhiều lá hoặc không ra hoa mà chỉ ra nhiều chồi lá (Varapitirangsee và ctv., 1994).
Đối với cây nhãn, vấn đề phân bón ảnh hưởng đến phẩm chất trái bao gồm hình
dáng, kích thước trái, trọng lượng trái, cấu trúc vỏ trái, độ dày vỏ, màu sắc vỏ, độ dày
cơm và độ ngọt (Trần Thượng Tuấn và ctv., 1997). Cây nhãn ra hoa trên chồi tận cùng
nên sự tạo chồi mới có ý nghĩa quyết định sự ra hoa. Đọt mập, dài thường dễ ra hoa hơn
đọt ốm yếu hoặc bị sâu bệnh tấn công. Do đó, vấn đề bón phân cân đối đạm, lân và kali
cho cây ra đọt tốt sau khi thu hoạch là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng
quyết định đến quá trình ra hoa của cây.
Theo Lê Văn Hòa (1999), qua kết quả nghiên cứu phân bón cho cây nhãn ở
Trung Quốc cho biết để tạo ra được một tấn nhãn tươi thì cây nhãn lấy từ đất một lượng
dưỡng chất là: 4,01-4,80 kg N; 1,36-1,56 kg P2O5; và 7,54-8,96 kg K2O. Nếu tính ra thì
tỷ lệ 3:1:5. Điều này cho thấy cây nhãn đã tiêu thụ nhiều NPK và nhất là kali trong quá
trình ra hoa và tạo trái.
Theo Noppakoonwong và Manochai (1996), ở Thái Lan đễ tạo được 1 tấn nhãn,
cây nhãn lấy đi từ đất lượng dưỡng chất là: 4,99 kg N; 2,30 kg P2O5 và 5,30 kg K2O,
tương đương với tỷ lệ N:P:K bị lấy đi là 2:1:2.
7


Qua hai kết quả nghiên cứu của Trung Quốc và Thái Lan, nếu tính bình quân
năng xuất nhãn là 10 tấn/ha thì lượng dinh dưỡng cần bón để bù lại cho đất là 40-50 kg
N; 15-20 kg P2O5 và 50-90 kg K2O (tương đương tỷ lệ 2,6:1,0:4,0). Điều này cho thấy
tầm quan trọng của đạm, lân và kali nhất là kali trong quá trình phát triển trái, tăng năng

xuất và phẩm chất trái nhãn.
1.4.6 Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá
Ngoài những loại phân bón vào đất được rễ hấp thu thì bên cạnh đó còn có những
loại phân dùng cung cấp cho cây thông qua việc phun qua lá, ngâm hạt giống, bơm vào
thân (Lê Văn Hòa và ctv., 2001). Việc cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây trồng là
phương pháp cung cấp chất dinh dưỡng nhanh hơn so với cung cấp qua rễ, nhưng việc
hấp thu chất khoáng ở mức độ hấp thu không cao so với rễ. Do vậy cung cấp chất dinh
dưỡng qua lá nên cung cấp với nồng độ thích hợp cho từng loại cây, nếu nồng độ cao
quá sẽ làm cho lá bị tổn thương, lá bị cháy dẫn đến sự mất cân bằng trong mô lá
(Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004).
1.4.7 Sâu, bệnh hại chín trên nhãn
1.4.7.1 Sâu đục trái (Conogethes punciferalis)
Sâu đục trái là loài sâu gây hại khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam, nhất là mùa
khô. Sâu đục trái gây hại cả giai đoạn trái non cho đến lúc trái chín. Sâu nhỏ hơn 1,5 cm
màu trắng, nhả tơ kết dính các cành của phát hoa lại. Sâu đục vào trái có khi đục đến hột
làm trái bị hư và rụng đi. Phòng trị bằng cách sử dụng các loại thuốc lưu dẫn và chú ý
thời gian cách ly (trước khi thu hoạch 2 tuần). Để phòng trừ sâu đục sau khi đậu trái 15
ngày nên xịt một trong các loại thuốc sau: Cypermrthrin (Cymbush, Visher,…),
Cypermrthrin 40 g/l + Profenofos 400 g/l (Polytrin 440 ND), Imidacloprid (Confidor),
Lambda – cyhalothrin (Karate),… (theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn) (Trần Thế
Tục, 2002).
1.4.7.2 Ruồi đục trái (Dacus dorsalis)
Ruồi đục trái gây hại trên nhãn, táo, xoài, bưởi và trên nhiều loại cây trồng khác.
Ấu trùng không chỉ hại trái sắp chín mà làm rụng cả hoa, trái non. Ruồi có kích thước
nhỏ hơn ruồi nhà, có màu nâu vàng, chân vàng, ngực có gai sọc vàng, cánh không màu.
Ruồi cái đục và đẻ trứng dưới lớp vỏ, trứng nở thành dòi bên trong trái ăn phá thịt trái.
Trái bị dòi sẽ thối và rụng. Dòi hóa nhộng trong đất. Phòng trị bằng cách thu dọn trái rơi
8



rụng trong vườn đem tiêu hủy. Dùng chất dẫn dụ ruồi như dùng bẫy chua ngọt hoặc sử
dụng thuốc hóa học có gốc lân và cúc tổng hợp (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
1.4.7.3 Bệnh đốm rong (Cephaleuros viresens)
Bệnh đốm rong là một bệnh xuất hiện khá phổ biến trên nhiều loại cây ăn trái
như: cam, bưởi, chôm chôm, ổi, vú sữa… Bệnh gây hại khá nặng trên lá, nhất là trong
những tháng mưa ẩm. Bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá. Vết bệnh là những đốm tròn,
kích thước cỡ vài mm, hơi nhô trên mặt lá do có lớp rong phát triển tạo như lớp nhung
mịn, màu xanh hơi vàng. Bệnh thường tấn công trên lá già, ngoài ra còn tấn công trên cả
thân, cành cây tạo thành những đốm hoặc mảng màu xanh, vàng nhạt. Bệnh này làm cho
lá trở nên thô cứng, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng quang hợp của cây, làm cho cây
còi cọc, phát triển kém, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của cây nhãn
(Nguyễn Danh Vàn, 2002). Phòng trị bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng như:
Copper Zinc, Copper B hoặc thuốc Brestan… theo hướng dẫn của nhà sản xuất có in
trên bao bì (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2002).
1.4.7.4 Bệnh thối trái (nấm Phythopthora sp.)
Bệnh thối trái gây hại nặng trong mùa mưa ở những trái gần mặt đất hay những
trái nằm dưới tán lá rậm rạp. Trên trái có những đốm tròn hay bất định, màu nâu. Vết
bệnh lan dần làm cả trái thối, rụng. Vết bệnh có mùi hôi, trời ẩm có thể thấy lớp phấn
trắng trên bề mặt lớp bệnh. Bệnh gây hại cả trong giai đoạn tồn trữ, vận chuyển. Phòng
trừ bệnh thối trái bằng cách tỉa bỏ các cành sát mặt đất để hạn chế nấm bệnh lây lan.
Mật độ vừa phải tránh trồng xen nhiều cây, gây bong râm thường xuyên trong vườn.
Bệnh nặng thì có thể phun thuốc có chứa gốc đồng như: Metalaxyl (Ridomyl), Fosetyl
Aluminium (Aliette) (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999).
1.4.7.5 Nấm bồ hóng (nấm Meliola commixta)
Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh nhất vào giai đoạn
cuối vụ, khi sắp thu hoạch. Bệnh chỉ xuất hiện ở mặt dưới của những lá nhãn đã già
(nhất là những lá nằm ở dưới thấp), hầu như không thấy ở lá bánh tẻ và không thấy xuất
hiện ở những lá non (Nguyễn Danh Vàn, 2002). Bệnh gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá.
Đốm bệnh hình hơi tròn với viền không đều, kích thước 1-3 mm, đen (màu càng sậm khi
đốm bệnh càng to). Bề mặt đốm bệnh hơi sần sùi do bồ hóng phát triển trên đó. Mặt

dưới lá có thể có nhiều đốm nhưng các đốm này thường rời nhau. Cạo lớp bồ hóng thì
9


thấy mô lá bị thâm đen. Nấm bồ hóng thường phát triển nhiều trên các vườn trồng quá
dày, tán lá che rợp nhau và ẩm độ không khí cao. Phòng trị bằng cách cắt bỏ cành vô
hiệu, không nên trồng dày, có thể sử dụng các loại thuốc gốc đồng hay phun bột lưu
huỳnh như: Copper Zinc, COC – 85,… (Bùi Thị Mỹ Hồng, 2005).
1.4.7.6 Bọ xít (Tessaratoma papillosa)
Bọ xít nhãn cũng là một đối tượng thường xuyên có mặt và gây hại cho nhãn,
nhất là khi cây nhãn ra đọt non, ra hoa và ra trái. Là loại bò xít lớn, dài từ 25-28 mm,
ngang từ 13-18 mm, thân hình lục giác và màu nâu vàng. Thành trùng con cái đẻ trứng
thành hang màu nâu trên lá hoặc đọt non. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút đọt
non, cuống hoa và trái làm hoa bị khô và trái bị rụng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2003). Theo Nguyễn Phước Tuyên và ctv., (2001), cho rằng phòng trừ bọ xít nhãn
bằng cách phun thuốc hóa học như Basscide 50EC, Hostathion, Hoppercin 50EC,…
theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
1.4 Thu hoạch, xử lý và bảo quản nhãn Xuồng Cơm Vàng
1.4.1 Thu hoạch
Nhãn Xuồng Cơm Vàng nên thu hoạch khoảng tuần thứ 11-12 sau khi đậu trái.
Nếu thu hoạch sớm tỷ lệ thịt/trái sẽ thấp và vị ngọt kém, còn nếu thu hoạch trễ hơn quả
ngọt hơn nhưng trái có nhiều chấm đen làm mất giá trị thương phẩm. Khi thu hoạch
dùng kéo cắt cả chùm trái, để chùm trái khỏi bị gãy. Nếu cành bị bẽ quá sâu sẽ ảnh
hưởng đến ra hoa vụ sau (Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư tỉnh Đồng Tháp,
2009).
1.4.2 Xử lý
Theo Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư tỉnh Đồng Tháp (2009), đã đề nghị
xử lý nhãn Xuồng Cơm Vàng theo sơ đồ sau: Nhãn thu hoạch đúng độ chín
trái


Phân loại

Rửa

Cắt tỉa

Xử lý cần thiết (thuốc diệt nấm hay xông SO2)

Bảo quản hay vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nhãn, đồi hỏi
phải áp dụng tốt kỹ thuật xử lý trước và sau thu hoạch từ khâu thu trái đến đóng gói và
vận chuyển. Sau khi cắt tỉa và loại bỏ những trái không đạt yêu cầu tiến hành rửa nhãn
với nước sạch, để loại bỏ bụi và các vật bám trên bề mặt vỏ nhãn kể cả vi sinh vật gây
hại sau thu hoạch. Xử lý phòng trừ sâu bệnh sau thu hoạch là cần thiết đối với nhãn bảo
quản hay vận chuyển trong thời gian dài.
10


1.4.3 Bảo quản
Để nhãn Xuồng Cơm Vàng dể bảo quản và bảo quản lâu hơn thì nên thu hoạch
nhãn lúc trời mát, nhưng không nên thu hoạch lúc sáng sớm khi trái nhãn còn ướt sương
và tránh lúc trời nắng hay sau khi mưa. Dùng kéo cắt từng chùm và cho vào dụng cụ
chứa (sọt, rỗ, cần xé...), bên trong có lót giấy báo, lá chuối khô hay bao để tránh gây xây
xát trái. Nên để nơi thoáng mát, tránh để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời sẽ làm cho trái
bị rám nắng và làm tăng nhiệt độ của trái. Nhãn Xuồng Cơm Vàng được chất lượng cảm
quang sau 35 ngày ở nhiệt độ 5°C. Có thể kết hợp với việc sử dụng các loại màng bao
PE để kéo dài thời gian bảo quản trái nhãn (Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư
tỉnh Đồng Tháp, 2009).
1.6 Các nghiên cứu về phân bón cho nhãn ở trong nước và ngoài nước
1.6.1 Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta hiện nay chưa có chương trình nghiên cứu dinh dưỡng cho nhãn

Xuồng Cơm Vàng với quy mô lớn và có chiều sâu. Tuy nhiên ở nước ta cũng có một số
thí nghiệm nhỏ, những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sản xuất và đồng thời
cũng có những khuyến cáo của các ngành chức năng để tìm ra cách bón phân cho nhãn
Xuồng Cơm Vàng.
Theo Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Đồng Tháp (2009), đã khuyến
cáo bón phân cho nhãn Xuồng Cơm Vàng ở giai đoạn cây từ 1-3 năm tuổi như Bảng 1.1.
Sau khi trồng thấy cây ra đọt non thì có thể bón phân, năm đầu cây còn nhỏ nên pha
phân vào nước để tưới và tưới cách gốc khoảng 10-20 cm để tránh phân làm cháy rể.
Bảng 1.1 Lượng phân bón cho nhãn Xuồng Cơm Vàng thời kỳ kiến thiết cơ bản
(Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư tỉnh Đồng Tháp, 2009)

Tuổi
cây

Dạng phân (g/cây/năm)

Số lần
bón/năm
Urê

Super lân

KCl

1

4-5

100 N (217g)


50 P2O5 (303g)

100 K2O (167g)

2

3-4

200 N (435g)

70 P2O5 (424g)

150 K2O (250g)

3

4

300 N (652g)

100 P2O5 (606g)

200 K2O (335g)

11


Đối với cây trên 3 năm tuổi thì lượng phân bón cho một cây/năm là: 0,8-1 kg urê
(370-460 g N); 0,8-1,5 kg super lân (160-300 g P2O5) và 0,5-0,8 kg KCL (300-480 g
K2O). Lượng phân bón này tăng dần hàng năm khoảng 10-15%, đến khi cây nhãn cho

trái ổn định (sau 8-10 năm). Hàng năm bón thêm phân chuồng hoai mục khoảng 10-20
kg/cây.
Theo thí nghiệm Trần Minh Trí và ctv. (2001), bón phân cho nhãn Tiêu Da Bò 4
năm tuổi với liều lượng 350 g N; 180 g P2O5; 270 g K2O và 10 kg phân heo/cây/năm và
được bón 4 lần theo liều lượng như trong Bảng 1.2 đã làm tăng năng xuất và độ brix thịt
trái, màu sắc võ trái cũng sáng đẹp hơn so với không bón thêm phân hữu cơ.
Bảng 1.2 Liều lượng phân NPK ở 4 lần bón cho một cây nhãn Tiêu Da Bò tại Long
Định, Châu Thành, Tiền Giang (Trần Minh Trí và ctv., 2001)

Lần bón

Thời điểm

1

Sau khi thu hoạch

2

Trước khi ra hoa

3

Đường kính trái 0,5 mm

4

Trước khi thu hoạch 1 tháng

N (g)


P2O5 (g)

K2O (g)

233,5

120

67,5

60

67,6

116,5

67,7
67,8

Ngoài ra, còn thí nghiệm của Bùi Thị Mỹ Hồng và Trần Minh Trí (2003), bón
phân hữu cơ vi sinh ngoài thị trường. Kết quả cho thấy bón 400 g N, 200 g P2O5, 400 g
K2O và 5 kg phân hữu cơ Ba Lá Xanh/cây/năm, theo Bảng 1.3 cho nhãn Tiêu Da Bò 4
năm tuổi ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang cũng cho năng xuất và phẩm
chất trái cao hơn so với không bón hữu cơ.

12



×