Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ẢNH HƯỞNG của NAPHTHALENE ACETIC ACID đến số HOA LƯỠNG TÍNH và 2,4DICHLOROPHENOXY ACETIC ACID đến sự RỤNG TRÁI TRÊN NHÃN XUỒNG cơm VÀNG tại HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT

ẢNH HƯỞNG CỦA NAPHTHALENE ACETIC ACID
ĐẾN SỐ HOA LƯỠNG TÍNH VÀ
2,4DICHLOROPHENOXY ACETIC ACID
ĐẾN SỰ RỤNG TRÁI TRÊN
NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (Dimocarpus longan Lour.)
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Cán Bộ Hướng Dẫn:

Sinh Viên thực hiện:

PGS.TS. TRẦN VĂN HÂU

HUỲNH PHƯỚC TÍNH
MSSV: 3077208
Lớp: Trồng Trọt K33

Cần Thơ, 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả


trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

HUỲNH PHƯỚC TÍNH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA NAPHTHALENE ACETIC ACID ĐẾN
SỐ HOA LƯỠNG TÍNH VÀ 2,4-DICHLOROPHENOXY
ACETIC ACID ĐẾN SỰ RỤNG TRÁI TRÊN
NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG (Dimocarpus longan Lour.)
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Do sinh viên Huỳnh Phước Tính thực hiện. Kính trình lên hội đồng chấm luận văn
tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS. TS. TRẦN VĂN HÂU


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG


------ o0o -----Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài
Ảnh hưởng của Naphthalene Acetic Acid đến số hoa lưỡng tính và
2,4-Dichlorophenoxy Acetic Acid đến sự rụng trái trên nhãn nhãn Xuồng Cơm
Vàng (Dimocarpus longan Lour.) tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Do sinh viên HUỲNH PHƯỚC TÍNH thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày
tháng năm 2010.
Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức: ...........................................................
Ý kiến hội đồng: ................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Duyệt Khoa
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010
Chủ tịch Hội đồng


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
------------ Họ và tên: HUỲNH PHƯỚC TÍNH.

Giới tính: Nam

- Sinh ngày 21 tháng 12 năm 1988.


Dân tộc: Kinh.

- Nơi sinh: Trà Ôn – Vĩnh Long.
- Họ và tên Cha: Huỳnh Văn Hội.
- Họ và tên Mẹ: Lý Huỳnh Yến.

- Tóm tắt quá trình học tập:
Tốt nghiệp tiểu học năm 1999, tại trường tiểu học Phú Thành xã Phú
Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Tốt nghiệp trung học cơ sở năm 2003, tại trường trung học cơ sở Phú
Thành, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2006, tại trường PTTH Trà Ôn, huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Vào trường Đại Hoc Cần Thơ năm 2007 lớp Trồng trọt khóa 33 Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
Ngày … tháng … năm 2010
Người khai kí tên

HUỲNH PHƯỚC TÍNH


LỜI CẢM TẠ
  
Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tụy, hết lòng vì con, gởi đến sự biết ơn chân thành và thiêng
liêng nhất đến những người thân yêu nhất đã giúp đỡ, động viên con trong suốt quá
trình học tập.
Thành kính biết ơn
Thầy Trần Văn Hâu đã dành nhiều thời gian quý báo hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt thời gian thưc hiện và hoàn thành luận văn này. Thầy cũng chính là

người nâng đỡ dẫn dắt em suốt bốn năm dài trên con đường đại học.
Thầy Bùi Văn Tùng và tất cả các Thầy Cô Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng nhất là các Thầy Cô bộ môn Khoa Học Cây Trồng đã giúp đỡ và truyền đạt
nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích cho em trong suốt những quãng thời gian ở
giảng đường đại học.
Chân thành cảm ơn
Anh Phan Xuân Hà, anh Phạm Văn Trọng Tính, anh Nguyễn Trọng Cần các Anh
Chị Bộ môn Khoa học Cây Trồng đã giúp đỡ em, chỉ dẫn cho em trong lúc thực
hiện cho đến hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn đến gia đình chú Trần Văn Hùng, chú Quách Kim Tấn,
chính quyền địa phương, bà con cô bác đã tạo điều kiện tốt cho em thực hiện thí
nghiệm tại ấp Tích Khánh, xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Các
chú bảo vệ, các cô thư viện khoa tạo điều kiện tốt cho em thực hiện đề tài.
Các bạn lớp Trồng Trọt, Nông Học, Khoa Học Đất khóa 33 và nhiều bạn khác đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Thân giửi đến các bạn tình
cảm yêu quý nhất và lời chúc sức khỏe.

HUỲNH PHƯỚC TÍNH


Huỳnh Phước Tính, 2010. Ảnh hưởng của Naphthalene Acetic Acid đến số hoa
lưỡng tính và 2,4-Dichlorophenoxy Acetic Acid đến sự rụng trái trên nhãn Xuồng
Cơm Vàng (Dimocarpus longan Lour.) tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, trường Đại Học Cần Thơ, 32 trang.
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. TRẦN VĂN HÂU.
TÓM LƯỢC
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát sự hiệu quả của NAA và 2,4-D trên nhãn
Xuồng Cơm Vàng làm tăng số hoa lưỡng tính và làm giám sự rụng trái lúc giai
đoạn tiền thu hoạch cải thiện tăng năng suất đồng thời tìm ra nồng độ thích hợp để

xử lý đạt hiệu quả cao nhất góp phần phát triển cây nhãn Xuồng Cơm Vàng. Thí
nghiệm được thực hiện trên cây nhãn Xuồng Cơm được ghép trên gốc ghép nhãn
Long và nhãn Da Bò, tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ
tháng 8 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010. Gồm hai thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Ảnh
hưởng của 2,4-D đến sự rụng trái trên nhãn Xuồng Cơm Vàng, được bố trí theo thể
thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với nhân tố thứ nhất là là các nồng độ 2,4-D (0, 5,
10, 15, 20 ppm) nhân tố thứ hai là thời gian xử lý 15 ngày trước khi thu hoạch và
25 ngày trước khi thu hoạch; thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của NAA đến sự hình thành
hoa lưỡng tính trên nhãn Xuồng Cơm Vàng, được bố trí theo thể thức khối hoàn
toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 5 nghiệm thức là các nồng độ NAA (0, 20, 40, 60,
80 ppm), và 5 lần lập lại mỗi lần lập lại là một cây. Kết quả thống kê cho thấy xử lý
2,4-D ở nồng độ 5 – 20 ppm ở hai thời điểm 15 ngày và 25 ngày trước khi thu
hoạch đều giữ trái tốt hơn khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, 2,4-D còn làm
tăng trọng lượng trái trên chùm nhưng không ảnh hưởng đến kích thước trái, tỉ lệ
thịt, màu sắc, tổng chất rắn hòa tan; Xử lý NAA ở nồng độ 60 và 80 ppm làm tăng
số hoa lưỡng tính trên phát hoa khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, NAA ảnh
hưởng đến trọng lượng trái trên chùm, ở nghiệm thức nồng độ NAA 20 ppm trọng
lượng đạt 123,6 g khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng (68,83 g), NAA
không làm thay đổi kích thước trái, đường kính hạt, màu sắc vỏ trái,… và vẫn giữ
màu sắc vỏ trái, tỉ lệ thịt trái, tổng chất rắn hòa tan.
Từ khóa: Nhãn Xuồng Cơm Vàng, 2,4-dichlorophenoxy Acetid Acid, Naphthalene
Acetid Acid.


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cam đoan ................................................................................. i

Xác nhận luận văn ........................................................................ ii
Chấp nhận luận văn ..................................................................... iii
Lịch sử cá nhân ............................................................................ iv
Lời cảm tạ..................................................................................... v
Tóm lược ..................................................................................... vi
Mục lục ...................................................................................... vii
Danh sách hình ........................................................................... ix
Danh sách bảng............................................................................. x
Danh sách viết tắt ........................................................................ xi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ..................................................................................... iv
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG .................................................. iv
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ............................................................................ iv
- Sinh ngày 21 tháng 12 năm 1988. Dân tộc: Kinh. ....................................................... v
- Nơi sinh: Trà Ôn – Vĩnh Long. .................................................................................... v
- Họ và tên Cha: Huỳnh Văn Hội. .................................................................................... v
GIỚI THIỆU ................................................................................................................. xiii
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. xiv
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................................. xiv
1.1 NGUỒN GỐC CÂY NHÃN .................................................................................... xiv
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÂY NHÃN ................................................................... xiv
1.2.1 Đặc điểm thực vật ................................................................................................. xiv
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến trổ hoa .......................................................................... xv
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự rụng trái ................................................................. xvii
1.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG ..................................... xvii
1.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA AUXIN ..................................................................... xviii
1.4.1 2,4-dichlorophenoxy Acetic Acid (2,4-D ) ............................................................ xix
1.4.2 Naphthalene Acetic Acid (NAA) ........................................................................... xx
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................ xxiii
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................................................... xxiii
2.1 PHƯƠNG TIỆN ................................................................................................... xxiii

2.2 PHƯƠNG PHÁP ................................................................................................... xxiv
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ xxiv
2.2.2 Số liệu khí tượng ................................................................................................. xxv
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................. xxvi
2.2.4 Chỉ tiêu bảo quản ............................................................................................... xxvii
2.2.5 Quy trình canh tác.............................................................................................. xxvii


2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. xxviii
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................ xxix
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................................... xxix
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT ................................................................................... xxix
3.2 THÍ NGHIỆM 1: ẢNH HƯỞNG CỦA 2,4-D ĐẾN SỰ RỤNG TRÁI TIỀN THU
HOẠCH TRÊN NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................................................ xxix
3.2.1 Số trái trên chùm ảnh hưởng đến sự rụng ............................................................ xxix
3.2.2 Thành phần năng suất ......................................................................................... xxxi
3.2.3 Kích thước trái, đường kính hạt và độ dày thịt trái ............................................. xxxii
3.2.4 Tỉ lệ thịt trái, hàm lượng chất khô, độ khác màu vỏ trái (E), lượng chất rắn hòa
tan (TSS) ........................................................................................................... xxxiii
3.2.5 Trọng lượng của trái bảo quản .......................................................................... xxxiv
3.3.5 Độ khác màu vỏ trái (E) của trái nhãn XCV trước và sau khi bảo quản ............ xxxv
3.3 THÍ NGHIỆM 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NAA ĐẾN SỐ HOA LƯỠNG TÍNH
TRÊN NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH
ĐỒNG THÁP ................................................................................................... xxxvii
3.3.1 Số hoa lưỡng tính trên phát hoa và tỉ lệ đậu...................................................... xxxvii
3.3.2 Trọng lượng trái trên chùm ............................................................................. xxxviii
3.3.3 Kích thước trái, đường kính hạt và độ dày thịt trái ............................................ xxxix
3.3.4 Tỉ lệ thịt trái, hàm lượng chất khô và hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TSS).......... xl
3.3.5 Độ khác màu vỏ trái (E) ..................................................................................... xli

CHƯƠNG 4 ................................................................................................................. xliii
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... xliii
4.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ xliii
4.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................... xliii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ xliv


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

1.1

Công thức cấu tạo hóa học của 2,4-D

8

1.2

Công thức cấu tạo hóa học của NAA

9

2.1

Vườn nhãn Xuồng Cơm Vàng của ông Trần Văn Hùng và ông Quách


10

Kim Tấn tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
2.2

Nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Đồng Tháp năm 2009

12

3.1

Số trái trên chùm của nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh

17

Đồng Tháp trước khi xử lý 2,4-D.
3.2

Ảnh hưởng của 2,4-D đến số trái trên chùm sau một tuần xử lý trên nhãn

17

Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
3.3

Ảnh hưởng của 2,4-D đến số trái trên chùm trên nhãn Xuồng Cơm Vàng

18


tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
3.4

Ảnh hưởng của 2,4-D đến sự giảm trọng lượng khi bảo quản trái nhãn
Xuồng Cơm Vàng tại phòng thí nghiệm bộ môn Khoa Học Cây Trồng,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ

22


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1

Ảnh hưởng của 2,4-D đến trọng lượng trái trên chùm trên nhãn Xuồng

19

Cơm Vàng tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
3.2

Ảnh hưởng của 2,4-D đến kích thước trái, đường kính hạt của nhãn

20


Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
3.3

Ảnh hưởng của 2,4-D đến tỉ lệ thịt trái, tỉ lệ chất khô, độ khác màu và

21

hàm lượng chất rắn hòa tan trên trái nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
3.4

Ảnh hưởng của 2,4-D đến màu sắc trái nhãn Xuồng Cơm Vàng trước khi

23

bảo quản và sau khi bảo quản ở điều kiện phòng thí nghiệm bộ môn Khoa
Học Cây Trồng, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại
Học Cần Thơ
3.5

Ảnh hưởng của nồng độ xử lý NAA lên số hoa lưỡng tính/phát hoa và tỉ

25

lệ đậu của nhãn Xuồng Cơm Vàng, tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng
Tháp
3.6

Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến năng suất của nhãn Xuồng Cơm Vàng,


26

tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
3.7

Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến kích thước trái đường kính hạt và độ

26

dày thịt trái của nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng
Tháp
3.8

Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến tỉ lệ thịt trái (phần ăn được), tỉ lệ chất

28

khô và lượng tổng chất rắn hòa tan của nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện
Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp
3.9

Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến sự khác màu (∆E) trên trái của nhãn
Xuồng Cơm Vàng thí nghiệm tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

28


DANH SÁCH VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nội dung

2,4-D

2,4-dichlorophenoxy Acetic Acid

ABA

Abscisic Acid

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

GA

Gibberellic Acid

IAA

Indole-3-acetic acid

NAA

Naphthalene Acetic Acid

XCV


Xuồng Cơm Vàng


GIỚI THIỆU
Cây ăn trái có vị trí rất quan trọng tại Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với
diện tích khoảng 300.000 ha, đạt sản lượng khoảng 3,3 triệu tấn mỗi năm đã cung
cấp 70% sản lượng trái cây hàng năm cho cả nước. Cây nhãn (Dimocarpus longan
Lour.) có diện tích 53.900 ha đã trở thành cây ăn trái chiếm diện tích lớn nhất
ĐBSCL (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2008).
Trong các loại nhãn thì nhãn Xuồng Cơm Vàng (XCV) rất được thị trường ưa
chuộng và có giá cao hơn các loại nhãn khác vì có phẩm chất ngon trái to trung bình
21,9 g/trái (Trần Văn Hâu và Huỳnh Thanh Vũ, 2005), cơm vàng, dày và hạt nhỏ.
Với đặc điểm vượt trội về chất lượng nhưng năng suất nhãn XCV còn chưa cao
trung bình 31,9 kg/cây/năm, khoảng 9,6 trái/chùm (Trần Văn Hâu và Võ Ngọc Tấn,
2005) do đặc điểm đậu trái thấp và sự rụng trái cao.
Theo Nguyễn Minh Chơn (2005) thì xử lý NAA và 2,4-D làm giảm sự rụng trái,
việc sử dụng còn Auxin làm thay đổi giới tính trên một số loài cây sự thay đổi này
liên quan đến sự kích thích sinh tổng hợp ethylene. Còn theo Trần Văn Hâu (2008)
cho rằng auxin có thể thúc đẩy hay ức chế một phát hoa.
Mục tiêu của đề tài là xác định hiệu quả của NAA lên số hoa lưỡng tính và khảo sát
hiệu quả của 2,4-D lên sự rụng trái giai đoạn tiền thu hoạch trên nhãn XCV góp
phần cải thiện năng suất trên nhãn XCV tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1

NGUỒN GỐC CÂY NHÃN


Nhãn có tên khoa học là Dimocapus longan Lour, thuộc giống Euphoria longana
cây ăn quả lâu năm họ Bồ Hòn Sapindaceae. Giống Euphoria gồm có 7 loài nhưng
được trồng phổ biến nhất chỉ có Euphoria longana (Nguyễn Phước Tuyên và ctv.,
2001). Theo Trần Thế Tục (2000), cây nhãn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay
Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất và có sản lượng vào loại hàng đầu ở các
nước trồng nhãn. Nhãn còn được trồng ở một số nước Châu Mỹ, Châu Phi, Châu
Đại Dương trong vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới.
Ở Việt Nam, cây nhãn được trồng ở chùa Phố Hiến thuộc xã Hồng Châu, thị xã
Hưng Yên cách dây 300 năm (Vũ Công Hậu, 1982). Theo Trần Thế Tục và ctv.
(1988) “có thể miền Bắc nước ta là một trong những quê hương của cây nhãn”.
Theo Trần Thế Tục (2000), nhãn được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ như: Hưng
Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh. Cả vùng có khoảng 2
triệu cây, tính theo mật độ thông thường diện tích lên đến 20.000 – 30.250 ha. Do
nhu cầu ăn tươi tại chỗ cây nhãn được phát triển ở các tỉnh phía Nam như: Đồng
Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long,… Đặc biệt ở Vĩnh Long và Bến Tre diện tích trồng
nhãn đang tăng rất nhanh.
1.2

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÂY NHÃN

1.2.1 Đặc điểm thực vật
Cây nhãn trồng bằng hột có bộ rễ khỏe ăn sâu, nếu trồng bằng nhánh chiết thì bộ rễ
phát triển cạn và phát triển theo chiều ngang. Có khoảng 80% số rễ tập trung ở dưới
hình chiếu của tán lá và phân bố chủ yếu ở độ sâu khoảng 40 – 50 cm.
Lá nhãn thuộc lá kép lông chim, lá đơn mọc đối xứng hay so le. Lá hình mũi mác,
gân chính và gân phụ nổi rõ, lá non màu đỏ tím hay nâu đỏ, lá già có màu xanh.
Theo Wong (2000, được trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008), trong một phát hoa
nhãn có mang hoa lưỡng tính đực, hoa lưỡng tính cái hoặc hoa lưỡng tính. Hoa
lưỡng tính đực có ít hơn hoặc bằng 8 nhị đực có lông xếp thành hàng đơn trên đế



hoa, hoa lưỡng tính cái có mang bao phấn nhưng bất thụ và không có chức năng
phụ, hoa lưỡng tính có hai lá noãn, bầu noãn có nhiều lông tơ với nướm nhụy có hai
thùy thông thường chỉ có một lá noãn (tâm bì) phát triển thành trái. Hoa lưỡng tính
có 8 chỉ nhị không cuống với bao phấn sản xuất ra hạt phấn hữu thụ.
Hoa nhãn thụ phấn chéo nhờ côn trùng và có hiện tượng chín không cùng lúc giữa
nhị và nhụy, sự thụ phấn hiệu quả chủ yếu từ 8:00 – 14:00 giờ (Trần Văn Hâu,
2008). Sự nở của hoa nhãn trên cùng một phát hoa được Lian và Chien (1965, được
trích bởi Trần Văn Hâu, 2008) ghi nhận thứ tự như sau: Đầu tiên là hoa đực (không
có chức năng cái), tiếp theo là hoa cái (hoa không có chức năng đực), hoa lưỡng
tính và cuối cùng là hoa đực trở lại. Sự nở hoa của một phát hoa nhãn kéo dài 1 – 2
tuần. Tuy nhiên, do hoa nhãn nở tương đối tập trung nên có sự trùng nhau giữa các
loại hoa từ 4 – 6 tuần tùy thuộc vào từng giống (Trần Văn Hâu, 2008).
Trái đơn, hình cầu, tròn dẹp cân đối hay hơi lệch, đỉnh trái tròn, cuống trái hơi lõm.
Khi chín vỏ trái có màu nâu hay vàng da bò.
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến trổ hoa
Theo Nguyễn Minh Chơn (2004), sự trổ hoa là sự chuyển tiếp từ sự phát triển sinh
dưỡng sang sinh sản là một pha cực trọng trong chu trình sống của thực vật bật cao.
Bao gồm các giai đoạn:
-

Sự tượng hoa: là sự thay đổi sinh lý nội tại trong mô phân sinh kéo

theo sự thay đổi về hình thái. Sự thay đổi về hình thái học dễ nhận thấy trước nhất
đánh dấu sự chuyển tiếp từ giai đoạn sinh dưỡng sang sinh sản là sự gia tăng phân
chia tế bào trong vùng trung tâm ngay phía dưới đỉnh sinh trưởng của mô phân sinh.
Những sự phân chia xảy ra là kết quả phân hóa của những tế bào nhu mô bao quanh
mô phân sinh thành khối hoa sơ khởi.
-


Sự thành lập hoa: đây là những khởi đầu hoa có thể nhìn thấy

được.
-

Sự phát triển hoa: đó là sự phân hóa cấu trúc hoa từ sự thành lập

hoa đến trổ hoa và tung phấn.


Theo Lê Văn Hòa (2004), thông thường là các chồi ngọn, chồi thân hoặc trên thân
các tế bào hoạt động dưỡng biến đổi thành các tế bào hoạt động sinh dục hình thành
nên khối nguyên thủy của hoa. Các khối nguyên thủy dần dần u lên thành các phát
thể (nụ hay mầm hoa). Sự phát sinh hình thể của hoa khác với sự phát sinh hình thể
của thân và lá.
Nhãn là cây trồng á nhiệt đới, phát triển rất tốt trong điều kiện nhiệt đới, tuy nhiên
sự ra hoa đòi hỏi phải có một mùa đông ngắn với nhiệt độ từ 15-22oC trong 8 – 10
tuần để kích thích sự ra hoa (Menzel và Simpson, 1994) và theo sau là điều kiện
nhiệt độ cao trong mùa xuân cho hoa phát triển. Nếu nhiệt độ thấp kéo dài mầm hoa
hình thành nhưng không phát triển được. Do đó, phát hoa nhãn chỉ phát triển vào
mùa xuân khi thời tiết bắt đầu ấm trở lại. Ở ĐBSCL thời tiết lạnh thường xuất hiện
vào tháng 12 – 1 và nóng dần lên vào tháng 2 – 3 nên đây là điều kiện thích hợp
cho cây nhãn ra hoa. Nếu mùa đông nhiệt độ lạnh không đạt đến ngưỡng ra hoa sẽ
ảnh hưởng đến sự phân hóa và hình thành mầm hoa nhưng nhiệt độ lạnh kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến sự phát triển của phát hoa (Trần Văn Hâu, 2009).
Giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự ra hoa của cây nhãn.
Hiện nay, ở ĐBSCL có rất nhiều giống nhãn nhưng có thể phân thành ba nhóm,
nhóm nhãn Long, nhãn Giồng và nhãn tiêu Da Bò. Nhóm nhãn Long gồm có nhãn
Long, nhãn Super ra hoa tự nhiên theo mùa và có thể kích thích cho ra hoa quanh
năm. Nhóm nhãn Giồng như: Nhãn giồng Bạc Liêu, Vĩnh Châu, Nhị Quý, nhãn

Xuồng Cơm Vàng, Cơm trắng ra hoa theo mùa và khó kích thích ra hoa trái vụ.
Nhóm nhãn Tiêu Da Bò hầu như không ra hoa theo mùa mà phải được kích thích
mới ra hoa. (Nguyễn Minh Châu và ctv., 1997).
Nghiên cứu sự biến động của các chất điều hòa sinh trưởng trong thời kỳ ra hoa trên
cây nhãn, Lin và ctv. (2001, trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008) nhận thấy nồng độ
IAA (indole-3-acetic acid) đạt cao trong suốt giai đoạn hình thành nhị đực và nhụy
cái hoa. Sự hình thành của hoa được theo sau bởi sự gia tăng GA1+3. Abscisic Acid
(ABA) đạt thấp trước khi hình thành giới tính hoa, nhưng nó gia tăng ở giai đoạn nở
hoa. Tỷ lệ của (IAA+ZR+GA1+3)/ABA gia tăng trong suốt thời gian hình thành hoa


cái và sau đó giảm ở giai đoạn nở hoa, một tỷ lệ thấp hơn có lợi cho sự xuất hiện
hoa cái.
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự rụng trái
Sự rụng được định nghĩa là sự tách rời của một phần thực vật như lá, hoa, trái, hạt,
cành hoặc bộ phận khác của cây mẹ. Sự rụng của lá, cành, hoa trái, và hạt trong
phần lớn loài cây đến trước bằng sự thành lập vùng hoặc tầng rời từ những tế bào
đặc biệt (Nguyễn Minh Chơn, 2004).
Yếu tố môi trường có ảnh hưởng quan trọng tới sự ra hoa và đậu trái. Nhiệt độ thích
hợp cho sự ra hoa và đậu trái nhãn ở Thái Lan từ 20 – 25oC, nhiệt độ trên 40oC làm
trái bị thiệt hại và gây ra sự rụng trái non (Trần Văn Hâu, 2008).
Việc thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kali cũng gây ra sự rụng trái, trái nhỏ và
phẩm chất kém (Menzel và ctv., 1990, trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008).
Auxin có ảnh hưởng lên sự rụng lá và trái. Sự rụng lá là do giữa cuống và thân
thành lập một tầng rời và việc thành lập tầng rời này do ảnh hưởng của auxin. Ở
trái, sử dụng 2,4-D cũng cho thấy làm giảm sự rụng trái ở cây cam. (Lê Văn Hòa và
Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Theo Nguyễn Minh Chơn (2004), thì từ khi abscisic acid được phát hiện thì đã cho
thấy tính phân bố rộng trong thực vật bậc cao và có những ảnh hưởng rộng lớn,
thêm vào đó là những ảnh hưởng lên sự miên trạng và sự rụng.

1.3

ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG NHÃN XUỒNG CƠM VÀNG

Nhãn XCV thuộc nhóm nhãn giồng, nguồn gốc Bà Rịa Vũng Tàu có đặc tính ra
hoa, đậu trái tương đối khác so với giống nhãn Long và nhãn Da Bò (Nguyễn Minh
Châu và ctv., 1997, trích dẫn bởi Lê Văn Chấn, 2008).
Theo Bùi Thị Mỹ Hồng (2005), quả nhãn XCV trên chùm to đều, trọng lượng quả
trung bình 16 – 25 g. Thịt quả có màu trắng hanh vàng, dầy thịt 5,5 – 6,2 mm tỷ lệ
phần trăm thịt (phần trăm ăn được) đạt 60 – 70%, độ Brix 21 – 24%. Cấu trúc thịt
ráo, dai dòn. Mùi vị ngọt, khá thơm, dùng để ăn tươi là chính. Vỏ trái khi chín có
màu vàng da Bò. Giống nhãn XCV rất thích hợp trên vùng đất cát giồng.


Sự nở hoa của các hoa trên một phát hoa được ghi nhận như sau: trên một chùm
hoa, hoa cái nở trước và tập trung trong vòng 3 ngày, sau đó đến hoa đực. Hoa bắt
đầu nở ở gốc và giữa phát hoa, sau đó hoa nở dần lên trên. Thời gian từ khi nứt lá
đài đến rụng cánh hoa diễn ra trong vòng 3 ngày. Hoa nở vào ban đêm, nhưng vòi
nhụy nhú ra và có khả năng thụ phấn vào ban ngày, lúc này có rất nhiều côn trùng
hoạt động giúp cho quá trình thụ phấn diễn ra gặp nhiều thuận lợi (Lê Văn Chấn,
2008).
Nhãn XCV ra hoa vào tháng 4 và thu hoạch vào tháng 8 với tỉ lệ ra hoa trên 80%,
trung bình mỗi phát hoa có 1.514,2 hoa, trong đó 20% là hoa cái và hoa lưỡng tính,
tỉ lệ đậu trái 13%, rụng trái non tập trung trong giai đoạn 30 ngày sau đậu trái, đến
khi thu hoạch rụng khoảng 77% , thu hoạch đạt 9,6 trái/chùm, trái phát triển trong
12 tuần theo một đường cong đơn giản, trọng lượng trái tăng nhanh từ tuần thứ 6 –
11 do sự phát triển của thịt trái, trái có trọng lượng 21,9 ± 0,5 g trong đó thịt trái
chiếm tỉ lệ 62%, trọng lượng trái/chùm trung bình đạt 197 g (Trần Văn Hâu và
Huỳnh Thanh Vũ, 2006).
1.4


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA AUXIN

Auxin được tổng hợp chủ yếu ở ngọn thân, lá non và hạt đang phát triển từ
tryptophan hay Indol được vận chuyển đến bộ phận khác để kích thích sự tăng
trưởng tế bào (Bandurski và ctv., 1995, trích dẫn bởi Trần Văn Hâu, 2008).
Trần Văn Hâu (2008) cho rằng auxin có thể thúc đẩy hoặc ức chế sự khởi phát hoa.
Vị trí tác động của auxin nói chung hiệu quả trên đỉnh chồi nhưng không loại trừ
một loại khác hiệu quả trên lá hay trên bộ phận khác của cây.
Theo Nguyễn Minh Chơn (2004) thì auxin có liên quan đến nhiều quá trình sinh lý
trong cây, giúp sự vươn dày của tế bào, sự phân phối auxin không đều được xem là
nguyên nhân của sự nghiên (quang hướng động), áp dụng auxin ngoại sinh kích
thích sự tượng rễ và sự phát triển sớm của rễ, mặt trái auxin có thể làm ức chế sự
vươn dài sự ức chế này có liên quan đến kích thích sinh tổng hợp ethylene. Cũng
theo Nguyễn Minh Chơn (2004), auxin có liên quan đến sự nở rộng của tế bào làm
tăng kích thước trái. Xử lý auxin ngoài tầng rụng làm giảm sự rụng xử lý bên trong


thân làm tăng sự rụng, đặc biệt axin làm thay đổi giới tính của hoa trên một số loài
cây sự thay đổi này có liên quan đến sự kích thích sinh tổng hợp ethylene.
Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), auxin ảnh hưởng sự rụng trái và lá.
Ở các lá non nếu cắt bỏ phiến lá không lâu lá sẽ rụng, nhưng cung cấp IAA cuống lá
sẽ không rụng.
Theo Nguyễn Văn Hưởng (1983, trích dẫn bởi Dương Ngọc Sương, 2005) hiện
tượng rụng trái non trên xoài là do hàm lượng auxin trong hoa trái thấp và hàm
lượng absscisic tăng cao nên quá trình tổng hợp bị ức chế, các chất dinh dưỡng và
nước không vận chuyển kịp thời vào hoa trái nên không đáp ứng được nhu cầu sinh
dưỡng của chúng tạo điều kiện hình thành tầng rời và trái bị rụng.
1.4.1 2,4-dichlorophenoxy Acetic Acid (2,4-D )
2,4-dichlorophenoxy Acetic Acid có công thức hóa học: C8H6Cl2O3, phân tử lượng:

221 đvc, dạng tinh thể màu trắng dễ tan trong nước, là chất điều hòa sinh trưởng
thực vật được tổng hợp từ auxin kích thích tố thực vật, có hoạt tính rất mạnh trong
thương mại thường được dùng như thuốc diệt cỏ. Về nguyên tắc, 2,4-D ức chế hô
hấp của hoa quả làm cho chúng chín chậm lại. Theo Lê Quang Hưng (2007, được
trích dẫn bởi Phạm Văn Sanh, 2008), chất 2,4-D nếu sử dụng liều cao sẽ có công
dụng diệt cỏ còn sử dụng nồng độ thấp sẽ trở thành chất kích thích cực mạnh làm
cho củ quả tăng kích thước bất thường. Ngoài ra, còn có công dụng ngăn chặn sự
rụng trước khi thu hoạch, làm chậm quá trình lão hóa, giúp rau quả tươi lâu cũng
như giữ được màu sắc củ quả khá tốt, đồng thời còn diệt cả vi khuẩn, nấm,… gây
hại.
Một số kết quả trên cây có múi cho thấy, việc xử lý trái cây có múi với 2,4-D
(27mg/l) thì ảnh hưởng đáng kể trong việc tăng năng suất, chất lượng và đồng thời
làm giảm rụng trái. Cụ thể giảm đến 60% lượng trái rụng, đồng thời tăng năng suất
79,16% so với không xử lý (Smilanck và ctv., 2006). Theo Trần Quốc Tuấn (2005,
trích dẫn bởi Phạm Văn Sanh, 2008) cho biết phun 2,4-D ở nồng độ 15 ppm, 20
ppm và 30 ppm ở thời điểm 1 tháng trước khi thu hoạch cho thấy chúng không ảnh
hưởng đến phẩm chất trái quýt hồng cũng như cho đến 42 ngày sau thu hoạch.


2,4-D còn có công dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp hoa quả tươi lâu, giữ
được màu sắc (Trần Thanh Hương và Bùi Trang Việt, 2003).
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Ba (2007) cho thất xử lý NAA, GA3,
2,4D với các nồng độ 40 ppm, 30 ppm, và 10 ppm vào hai thời điểm (1 tuần và 4
tuần sau khi đậu trái) trên xoài cát hòa lộc ở dạng đơn hay kết hợp cho thấy làm
tăng hàm lượng tinh bột, tổng chất rắn hòa tan, hàm lượng đường tổng số.
Theo kết quả của Sen và ctv. (2001, trích dẫn bởi Phạm Văn Sanh, 2008) cho thấy
việc phun 2,4-D trước và sau thu hoạch sẽ làm tăng tính kháng bệnh trên vỏ trái, trì
hoãn sự chín, kéo dài thời gian tồn trữ của trái quýt Sastuma. Còn theo Salunkhe và
ctv. (1984, được trích dẫn bởi Phạm Văn Sanh, 2008) cho rằng việc xử lý 2,4-D trên
cây có múi sẽ hạn chế sự gây hại của nấm Diplodia và Alternaria cũng như sự biến

đổi màu sắc trên vỏ trái. Ngoài ra trên cây có múi được sử lý với 2,4-D sẽ làm giảm
tiến trình thối rữa trong suốt thời gian bảo quản. Màu sắc vỏ trái bị trì hoãn, độ chắc
được cải thiện và không có sự thay đổi độ Brix (TSS) cũng như hàm lượng acid ở
thịt quả (Cohen, 1998, được trích dẫn bởi Phạm Văn Sanh, 2008).

Cl
Cl

OCH2-COOH

Hình 1.1: Công thức cấu tạo hóa học của 2,4-D

1.4.2 Naphthalene Acetic Acid (NAA)
NAA có công thức phân tử là C12H10O2 là một auxin tổng hợp có kết tinh màu trắng
ngà, bền, dạng bột không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như
rượu, ether, benzen, … nóng chảy ở nhiệt độ 129 – 131oC, được sử dụng rộng rãi
trong nông nghiệp và là auxin có hiệu quả nhất để cải thiện sự duy trì trái trên cây
(Prakash và Ram, 1984, trích dẫn bởi Dương Ngọc Sương, 2009). NAA được hình
thành ở đỉnh sinh trưởng của các mô đang sinh trưởng mạnh như lá, hoa, quả, …
Trong đỉnh phôi đang nảy mầm. Từ đỉnh sinh trưởng chất này được vận chuyển


xuống các bộ phận bên dưới theo hướng của trọng lực, càng xa đỉnh sinh trưởng thì
hàm lượng càng giảm (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).
Theo kết quả của Trần Văn Hâu (2005) cho thấy khi phun NAA nồng độ 20 – 80
ppm và phân bón lá như 15 – 30 – 15 vào giai đoạn 7 ngày sau khi đậu trái để hạn
chế rụng trái non trên sầu riêng. Để tăng khả năng đậu trái trên xoài có thể phun các
sản phẩm chứa Bo trước khi hoa nở hay NAA giai đoạn 3 – 4 ngày sau khi hoa trổ,
tuy nhiên nếu phun NAA với nồng độ cao có thể gây rụng trái non do NAA kích
thích sự hình thành ethylene làm rụng trái.

Theo Muchjajip (1988, được trích dẫn bởi Dương Ngọc Sương, 2005) thì thời điểm
phun NAA khi ½ số hoa nở là thích hợp. Cũng theo Muchjajip, NAA được áp dụng
rộng rãi trên chôm chôm ở Thái Lan vào nhiều giai đoạn khác nhau nhằm kích thích
sự ra hoa, đậu trái, tăng năng suất và ngăn ngừa rụng trái.
Nguyễn Văn Hiền và Vũ Thị Hiển (1997) cho rằng xử lý NAA nồng độ 100 ppm
trên dưa chuột tỉ lệ đậu trái 96,32% so với đối chứng là 82,54%. Theo kết quả thí
nghiệm của Bùi Thị Mai Phương (2003, trích dẫn của Dương Ngọc Sương, 2005)
thì xử lý NAA nồng độ 40 ppm, GA3 (30 ppm), hợp chất ĐHCT (10 ppm) ở dạng
riêng lẻ hay kết hợp đều có hiệu quả làm giảm rụng trái non, tăng khả năng đậu trái,
tăng năng suất xoài Cát Hòa Lộc và không làm thay đổi một số đặc tính trái lúc thu
hoạch như TSS, pH, độ cứng trái nhưng làm tăng số lượng đường tổng số.

CH2COOH

(a)

CH2COOH

(b)

Hình 1.2: Công thức cấu tạo hóa học của -NAA (a), -NAA (b)



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1

PHƯƠNG TIỆN
 Thời gian thực hiện.


Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 9 năm 2010.
 Địa điểm thí nghiệm.
Thí nghiệm được thực hiện tại vườn của ông Trần Văn Hùng và ông Quách Kim
Tấn tại ấp Tích Khánh, xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Đặc điểm vườn ông Trần Văn Hùng: vườn được thiết kế líp đôi mương rộng 5,6 – 6
m, chiều cao mặt líp so với đáy mương là 0,5 – 1 m, diện tích vườn khoảng 10.000
m2 nhãn XCV được trồng xen với nhãn Da Bò.
Đặc điểm vườn ông Quách Kim Tấn: vườn chuyên canh nhãn XCV được thiết kế
líp ba rộng 10 m, mương giữa rộng 6 m, mương bìa rộng 3 m, chiều cao mặt líp so
với đáy mương là 0,5 – 1 m. Nhãn XCV được trồng với khoảng cách 3,5 x 3,5 m,
nhưng được tỉa cành thường xuyên.

(a)

(b)

Hình 2.1: Vườn nhãn Xuồng Cơm Vàng của ông Trần Văn Hùng (a) và ông Quách Kim
Tấn (b) tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.


 Địa điểm phân tích mẫu.
Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Khoa Học Cây Trồng thuộc
khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng.
 Vật liệu thí nghiệm.
Giống: Nhãn XCV ghép trên gốc nhãn Da Bò và nhãn Long.

-

Hóa chất:

+ Naphthalene acetic acid (NAA).
+ 2,4-dichloropheoxy acetic acid (2,4-D).

-

2.2

Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm:
+

Thước kẹp.

+

Brix kế hiệu Atago của Nhật.

+

Máy đo màu Minolta CR-10.

+

Tủ sấy Sibata.

+

Cân điện hiệu Sartorius.

+


Micro pipet.

+

Bình Tam Giác.

+

Bình định mức.

+

Đĩa Petri.

PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Bố trí thí nghiệm
 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D đến sự rụng trái trên
nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
Thời gian thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2009. Mục tiêu của đề tài là tìm ra
nồng độ 2,4-D và thời gian phun thích hợp có hiệu quả lên sự rụng trái nhãn XCV
giai đoạn trước và sau khi thu hoạch. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số
khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần lặp lại mỗi lần lặp lại tương ứng một cây thí


nghiệm thực hiện trên chùm nhãn (3 chùm/nghiệm thức/cây). Nhân tố thứ nhất là
phun 2,4-D với 5 nồng độ là 0 ppm, 5 ppm, 10 ppm, 15 ppm, 20 ppm, nhân tố thứ
hai là hai thời điểm phun 2,4-D là 15 ngày và 25 ngày trước khi thu hoạch. Tổng
cộng có 10 nghiệm thức với 10 cây nhãn được sử dụng cho thí nghiệm.
 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến tỉ lệ hoa lưỡng tính

của nhãn Xuồng Cơm Vàng tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010. Mục tiêu của thí nghiệm là
tìm ra nồng độ NAA thích hợp có tác dụng làm tăng tỉ lệ hoa lưỡng tính trên nhãn
XCV. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố,
5 lần lặp lại, mỗi lần lập lại tương ứng là một cây. Nghiệm thức bao gồm 5 nồng
độ NAA: 0, 20, 40, 60, 80 ppm.
NAA được phun trực tiếp lên các phát hoa theo các nghiệm thức đã được đánh dấu
vào thời điểm nhãn phát hoa nhãn XCV chưa nở và có chiều dài từ 10 – 20 cm.
Trên một cây được bố trí đầy đủ các nghiệm thức, mỗi nghiệm thức trên cây có 5
phát hoa cũng được chọn ngẫu nhiên để theo dõi và lấy chỉ tiêu.
2.2.2 Số liệu khí tượng
Số liệu khí tượng bao gồm nhiệt độ (tối cao, tối thấp, trung bình), lượng mưa và ẩm
độ không khí trong thời gian thực hiện thí nghiệm được ghi nhận tại Trung Tâm Khí
Tượng Thủy Văn tỉnh Đồng Tháp.
lượng mưa

nhiệt độ
30

26
100

24

0

o

28


200

nhiệt độ ( C)

lượng mưa TB
tháng (mm)

300

22
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

tháng

Hình 2.3: Nhiệt độ và lượng mưa tỉnh Đồng Tháp năm 2009 (trung tâm dự báo khí tượng
thủy văn tỉnh Đồng Tháp)


×