Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

ẢNH HƯỞNG của PACLOBUTRAZOL lên SINH TRƯỞNG và PHÁT TRIỂN của cây mè ĐEN ô môn 2 vỏ TRỒNG TRONG CHẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

TRƯƠNG MINH TOÀN

ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL
LÊN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY MÈ ĐEN Ô MÔN 2 VỎ
TRỒNG TRONG CHẬU

LUẬN VĂN KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CẦN THƠ – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

TRƯƠNG MINH TOÀN

ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL
LÊN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÂY MÈ ĐEN Ô MÔN 2 VỎ
TRỒNG TRONG CHẬU

LUẬN VĂN KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. Lê Vĩnh Thúc

Trương Minh Toàn

ThS. Bùi Thị Cẩm Hường

MSSV: 3087651

CẦN THƠ – 2012


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
..........................................................................................................................

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL LÊN SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MÈ ĐEN Ô MÔN 2 VỎ TRỒNG TRONG CHẬU”

Do sinh viên TRƯƠNG MINH TOÀN thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn


TS. Lê Vĩnh Thúc

ThS. Bùi Thị Cẩm Hường


ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
..........................................................................................................................

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL LÊN SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MÈ ĐEN Ô MÔN 2 VỎ TRỒNG TRONG CHẬU”

Do sinh viên: Trương Minh Toàn thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày
........tháng ........năm 2012.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức: …………………………
Ý kiến hội đồng: ..................................………………………………………………
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2012
Thành viên Hội đồng

-------------------------

------------------------

------------------------


DUYỆT KHOA
Trưởng khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Trương Minh Toàn


iv

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Sinh viên: Trương Minh Toàn

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 27/09/1989

Nơi sinh: Thốt Nốt


Quê quán: Thốt Nốt - Cần Thơ

Dân tộc: Kinh

Con Ông: Trương Minh Bảo
Con Bà: Nguyễn Kim Phượng
Năm 1997 – 2001 học tại Trường Tiểu Học Thị Trấn Thốt Nốt I.
Năm 2001 – 2005 học tại Trường Trung Học Cơ Sở Thốt Nốt.
Năm 2005 – 2007 hoc tại Trường Phổ Thông Trung Học Thốt Nốt.
Đã tốt nghiệp tại Trường Phổ Thông Trung Học Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt, Thành
Phố Cần Thơ.
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, theo Ngành Trồng Trọt, khoá 34, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.


v

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng Ba Mẹ những người suốt đời tận tuỵ vì chúng con, xin cảm ơn
những người thân đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn thầy Lê Vĩnh Thúc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cám ơn
cô Bùi Thị Cẩm Hường đã tham gia cùng thầy Lê Vĩnh Thúc hướng dẫn em xử lý
số liệu và đóng góp ý kiến viết bài hoàn thành luận văn này.
Chân thành cảm ơn cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Xuân Thu, Thầy Phạm
Văn Trọng Tính, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng
Dụng vì những kiến thức mà quý thầy cô đã truyền dạy cho em trong suốt thời gian
học tập tại trường. Đây sẽ là hành trang vững chắc giúp em bước vào đời.
Gởi lời cảm ơn đến các anh chị và các bạn sinh viên làm đề tài ở Bộ Môn

Khoa Học Cây Trồng, và các bạn Trồng Trọt khoá 34 đã đóng góp, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.

Trương Minh Toàn


vi

MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................
TÓM LƯỢC ....................................................................................................
MỞ ĐẦU ........................................................................................................
1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÈ .......................................................................
1.1.1 Nguồn gốc ..............................................................................................
1.1.2 Giá trị dinh dưỡng...................................................................................
1.1.3 Đặc tính thực vật.....................................................................................
1.2 Điều kiện ngoại cảnh .................................................................................
1.2.1 Nhiệt độ ..................................................................................................
1.2.2 Ánh sáng.................................................................................................
1.2.3 Nước.......................................................................................................
1.2.4 Đất..........................................................................................................
1.2.5 Chất dinh dưỡng .....................................................................................

1.3 Giống ........................................................................................................
1.4 Sâu bệnh hại quan trọng trên cây mè..........................................................
1.4.1 Sâu hại ....................................................................................................
1.4.2 Bệnh .......................................................................................................
1.5 Vai trò của paclobutrazol ...........................................................................
1.5.1 Đặc tính của Paclobutrazol .....................................................................
1.5.2 Một số ứng dụng của Paclobutrazol trên cây trồng ..................................
1.5.3 Ảnh hưởng bất lợi của Paclobutrazol ......................................................
2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................
2.1 PHƯƠNG TIỆN ........................................................................................
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................
2.1.3 Hóa chất .................................................................................................
2.1.4 Giống......................................................................................................
2.1.5 Chậu thí nghiệm .....................................................................................
2.1.6 Thiết bị và dụng cụ khác .........................................................................
2.2 PHƯƠNG PHÁP .......................................................................................
2.2.1 Bố trí thí nghiệm .....................................................................................
2.2.2 Các chỉ tiêu thu thập ...............................................................................
2.2.3 Cách tiến hành thí nghiệm ......................................................................
2.2.4 Phân tích kết quả.....................................................................................
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................
3.1 NHẬN XÉT TỔNG QUÁT .......................................................................
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
MÈ ..................................................................................................................

viii
ix
x
1

2
2
2
3
3
5
6
6
6
7
7
7
7
7
8
9
9
10
11
12
12
12
12
12
12
12
13
13
13
14

15
15
16
16
CỦA
16


vii

3.2.1 Chiều cao cây ......................................................................................... 16
3.2.2 Số lá ....................................................................................................... 18
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL ĐẾN CÂY MÈ TẠI THỜI ĐIỂM
THU HOẠCH ................................................................................................. 19
3.3.1 Chiều cao................................................................................................ 19
3.3.2 số lá ........................................................................................................ 20
3.3.3 Khoảng cách các lóng trên thân cây ........................................................ 21
3.3.4 Trọng lượng trái tươi .............................................................................. 23
3.3.5 Đường kính trái ...................................................................................... 24
3.3.6 Trọng lượng trái khô trên cây.................................................................. 25
3.3.7 Trọng lượng lá khô ................................................................................. 26
3.3.8 Số hạt trên trái ........................................................................................ 27
3.3.9 Trọng lượng 1000 hạt ............................................................................. 28
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................... 29
4.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 29
4.2 ĐỀ NGHỊ .................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 30
PHỤ CHƯƠNG............................................................................................... 33



viii

DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm của cây mè.

13

3.1

Số lá của mè theo thời gian xử lý paclobutrazol với các
nồng độ khác nhau.

18

3.2

Số lá trên cây mè sau khi xử lý paclobutrazol với các
nồng độ khác nhau tại thời điểm thu hoạch.

20

3.3


Trọng lượng trái mè tươi (g) sau khi xử lý paclobutrazol
với các nồng độ khác nhau.

23

3.4

Đường kính trái mè (cm) sau khi xử lý paclobutrazol
với các nồng độ khác nhau.

24

3.5

Trọng lượng trái mè khô (g) trên cây (g) sau khi xử lý
paclobutrazol với các nồng độ khác nhau.

25

3.6

Trọng lượng lá mè khô (g) sau khi xử lý paclobutrazol
với các nồng độ khác nhau.

26

3.7

Số hạt/trái mè (hạt) sau khi xử lý paclobutrazol với các

nồng độ khác nhau.

27

3.8

Trọng lượng 1000 hạt mè (g) sau khi xử lý
paclobutrazol với các nồng độ khác nhau.

28


ix

DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Cây mè.

1

1.2

Công thức hóa học của Paclobutrazol.


9

2.1

Chậu dùng để trồng mè.

12

2.2

Cân điện tử.

13

2.3

Mè trồng trong chậu trước khi tỉa (a), sau khi tỉa (b).

15

3.1

Chiều cao (cm) của cây mè theo thời gian (ngày) sau khi
xư lý paclobutrazol với các nồng độ khác nhau.

16

3.2


Chiều cao (cm) của cây tại thời điểm thu hoạch.

19

3.3

Khoảng cách lóng dưới gốc (cm) tại thời điểm thu hoạch
sau khi xử lý paclobutrazol với các nồng độ khác nhau.

21

3.4

Khoảng cách lóng giữa thân (cm) tại thời điểm thu hoạch
sau khi xử lý paclobutrazol với các nồng độ khác nhau.

22


x

Trương Minh Toàn, 2012. “Ảnh hưởng của paclobutrazol lên sinh trưởng và
phát triển của cây mè đen Ô Môn 2 vỏ trồng trong chậu”. Luận văn tốt nghiệp
kỹ sư Trồng Trọt, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học
Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Vĩnh Thúc và ThS. Bùi Thị Cẩm Hường.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của paclobutrazol lên sinh trưởng và phát triển của
cây mè đen Ô Môn 2 vỏ trồng trong chậu” được thực hiện tại khu thí nghiệm của
Bộ môn Khoa học Cây Trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học

Cần Thơ từ 03/2011-06/2011, nhằm tìm ra nồng độ paclobutrazol thích hợp để ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mè giúp hạn chế sự đỗ ngã của cây
mè. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức
(DC, 100, 200, 300 và 400 ppm) với 5 lần lặp lại mỗi lần lặp lại 2 cây/chậu. Kết quả
thí nghiệm cho thấy: Phun paclobutrazol nồng độ 200 ppm chiều cao cây có xu
hướng giảm dần theo sự sinh trưởng của cây nhưng lại không ảnh hưởng đến số lá.
Tại thời điểm thu hoạch: phun paclobutrazol ở nồng độ 200 ppm làm hạn chế chiều
cao cây (141 cm). Ở nồng độ 400 ppm khoảng cách lóng dưới gốc (8,6 cm), khoảng
cách lóng giữa thân (7,9 cm) so với đối chứng không phun. Tuy nhiên, số lá, trọng
lượng trái tươi, đường kính trái, trọng lượng trái khô trên cây, trọng lượng lá khô, số
hạt trên trái và trọng lượng 1000 hạt lại không ảnh hưởng đến. Nên phun
paclobutrazol ở nồng độ 200 ppm tại thời điểm 28 ngày sau khi gieo để ức chế sự
sinh trưởng của mè.


MỞ ĐẦU

Mè đen có phẩm chất tốt và hàm lượng dầu cao hơn mè vàng, hơn nữa mè
đen có giá trị xuất khẩu cao hơn mè vàng. Tại An Giang, trong lúc nông dân trồng
lúa như “ngồi trên đống lửa” vì giá rớt thê thảm thì người trồng mè lại thắng lớn.
Với lợi thế tốn ít nước, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao,… mè có thể
xem là loại cây trồng lý tưởng nhằm phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang mô hình
luân canh 2 lúa – 1 màu hoặc 2 màu – 1 lúa. Đặc tính cây mè thường sử dụng ít
nước, hạn chế sâu bệnh, rất thích hợp trồng thay thế lúa trong vụ hè thu. Nếu như
trước đây thu hoạch mè rất vất vả thì nay có thể áp dụng cơ giới hóa vào nhiều khâu
như: kéo rãnh dẫn nước, gieo sạ, cắt, suốt,... Để giúp cây mè sinh trưởng tốt và cho
năng suất cao, ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, nước hợp lý cho cây thì vấn đề
đỗ ngã cũng không kém phần quan trọng làm ảnh hưởng đến năng suất mè. Trong
điều kiện biến đổi khí hậu như hiên nay gió, bão thất thường là nguyên nhân chính
làm cho cây dễ bị đỗ ngã. Vì vậy: đề tài “Ảnh hưởng của paclobutrazol lên sinh

trưởng và phát triển của cây mè đen Ô Môn 2 vỏ trồng trong chậu” được thực
hiện nhằm tìm ra nồng độ paclobutrazol thích hợp để ức chế sự sinh trưởng của mè.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY MÈ
1.1.1 Nguồn gốc
Cây mè có tên khoa học là (Sesamum indicum L.) (Hình 1.1), thuộc họ
Pedaliaceae; là cây hàng niên và là một trong những cây trồng cổ nhất thế giới. Cây
mè có nguồn gốc từ Châu Phi (Vaughan & Geissler, 2009). Nhiều ý kiến cho rằng
Eetiopi là nguyên sản của giống mè trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho
rằng vùng Afghan – Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng. Mè là loại
cây có dầu được trồng lâu đời và được mệnh danh là vua của các loại dầu
(Shashidhara và ctv., 2011). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di
về phía tây – vào Châu Âu và phía nam vào Châu Á dần dần được phân bố đến Ấn
Độ và một số nước Nam Á Trung Quốc. Ấn Độ được xem như là trung tâm phân bố
của cây mè (Bedigian, 2004). Ở Nam Mỹ, mè được du nhập từ Châu Phi sau khi
người Âu Châu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) đem mè đi bán.

Hình 1.1 Cây mè (Sesamum indicum L.).

2


1.1.2 Giá trị dinh dưỡng
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), cây mè có thành phần dinh dưỡng như

sau:
Mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa: 40-55% dầu, 19-20%
Protein, 8-11% đường, 5% nước, 4-6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu
của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau:
Axit oleic (C18H34O2): 45,3-49,4%.
Axit linoleic (C18H32O2): 37,7-41,2%.
Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta thấy các
acid amin có trong bột mè gần tương đương với các acid amin có trong thịt.
1.1.3 Đặc tính thực vật
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), cây mè có đặc tính thực vật như sau:
* Rễ
Rễ mè là loại rễ chính ăn sâu. Đồng thời hệ rễ bên của mè cũng rất phát triển
về bề ngang. Rễ mè phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0-25 cm. Do có rễ cái ăn sâu nên
mè có khả năng chịu hạn rất tốt. Chiều sâu của rễ cái phụ thuộc nhiều vào ẩm độ
đất. Trên đất cát, rễ mọc tốt hơn trên đất sét và không chịu ngập trong thời gian
ngắn. Ở đất cát, vùng khô hạn, rễ cái có thể ăn sâu từ 1-1,2 m để tìm nguồn nước
ngầm. Độ ẩm cao, rễ không ăn sâu được và cây có thể bị chết nếu bị úng trong thời
gian ngắn do rễ bị thối. Đặc tính của rễ mè phát triển kém nên dễ bị đổ ngã khi có
mưa to gió lớn. Vì vậy khi trồng mè, chú ý phải vun gốc, xẻ rãnh để thoát nước
(nhất là trồng vào mùa mưa).
* Thân
Thân mè thuộc thân thảo, thân thường có hình 4 cạnh với những tiết diện
vuông và những rãnh dọc. Tuy nhiên, có những dạng thân rất rỗng hình chữ nhật.
Thân có thể tròn, trên thân có nhiều lóng hoặc ít lóng. Đặc tính này cũng để phân
biệt giống. Màu sắc của thân thay đổi từ màu xanh nhạt đến màu tím, phổ biến nhất
là màu xanh đậm. Thân cao từ 60-120 cm. Trong điều kiện hạn, thân có thể thấp

3



hơn, nhưng cũng có giống đạt đến 3 m. Số lượng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu
vào giống, thường có khoảng 2-6 cành. Cành mọc từ các nách lá gần gốc. Mức độ
phân cành thực sự là tốc độ sinh trưởng chung của cây, trực tiếp bị ảnh hưởng của
môi trường mật độ, lượng mưa, độ dài ngày. Các dạng thân ngắn đâm cành ít
thường chín sớm, cây cao thường chín trễ và có khuynh hướng chịu hạn khá hơn.
Các giống dài ngày thường phát triển chậm ở giai đoạn cây con, nhưng tăng trưởng
nhanh ở giai đoạn sau.
* Lá
Lá mè rất biến đổi về dạng và kích thước trên cùng một cây và giữa các
giống. Lá dưới thường rộng đôi khi có thùy, mép (ria) hình răng cưa hướng ra ngoài
lá giữa thường nguyên hình móc, đôi khi răng cưa lá trên hẹp hơn. Lá mọc đối hay
luân phiên tùy giống, cách sắp xếp lá ảnh hưởng đến số hoa mang trên nách lá và
năng suất hạt trên cây. Lá mọc đối tạo điều kiện có nhiều hoa. Kích thước của lá
thay đổi từ 3-17,5 cm chiều dài và 1-1,5 cm chiều rộng. Lá có màu xanh đậm, xanh
nhạt tùy thuộc vào giống. Mặt trên của lá có lông tơ bao phủ. Theo nhiều thí nghiệm
cho thấy tốc độ dẫn nước của lá mè không mở quả nhanh hơn lá mè mở quả. Do đó,
những vùng thiếu nước thì không thích hợp cho giống mè mở quả.
* Cành
Xuất phát từ thân chính, cành có thể mọc cách hay mọc đối nhau, cành sẽ
mang hoa và trái, trên các cành chính còn có cành cấp hai. Sự phân cành trên thân
chính cũng là một yếu tố để phân biệt các giống mè, thường màu của cành trên thân
giống như thân chính.
* Hoa
Hoa mè thuộc hình chuông. Cuống hoa ngắn, tràng hoa gồm 5 cánh hợp
thành hình chuông. Đài hoa màu xanh, 5 cánh cạn. Ống hoa dài 3-4 cm. Hoa mọc ở
nách lá thành chùm. Mỗi chùm có 4-8 hoa. Nhị đực 5 nhưng có 1 bất dục. Bầu nhụy
nằm trên đài hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả. Hoa màu trắng lúc thân non có màu
xanh, hoa màu tím có thân màu tím đến khi thân hóa gỗ thì có màu xanh. Mè có thể

4



tự thụ hay thụ phấn do côn trùng, do vậy tỉ lệ thụ phấn chéo khá cao. Nên trong
công tác giống cần chú ý trồng cách ly, để đảm bảo giống được thuần.
* Trái
Trái là một loại quả nang, tiết diện hình chữ nhật, có rãnh sâu, có đầu nhọn
hình tam giác ngắn. Hình dạng của trái cũng là một yếu tố để phân biệt giống. Chiều
dài trái thay đổi từ 2,5-8 cm, đường kính trái thay đổi từ 0,5-2 cm số vách ngăn từ
1-12, trái thường có lông tơ bao phủ. Trái mở ra bằng cách chẻ dọc vách ngăn từ
trên xuống. Mức độ mở trái là đặc tính quan trọng khi chọn giống để trồng cho phù
hợp với điều kiện thu hoạch. Chất lượng của trái cũng khác nhau tùy vị trí đóng
quả. Thường quả ở vị trí thấp, có hạt lớn hơn ở vị trí cao.
* Hạt
Hạt mè là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội phôi nhũ. Hạt mè nhỏ thường
có hình trứng hơi dẹp trọng lượng 1.000 hạt từ 2-4 g. Vỏ láng hoặc nhăn màu đen,
trắng, vàng, nâu đỏ hay xám, cũng có hạt màu xám nâu, xanh olive và nâu đậm. Hạt
mè tương đối mảnh và chứa nhiều dầu, do đó dễ mất sức nảy mầm sau thu hoạch.
Một số giống mè có tính miên trạng kéo dài đến 6 tháng sau khi thu hoạch. Giống
có trái nhiều khía thì hạt nhỏ hơn giống có trái ít khía.
1.2 Điều kiện ngoại cảnh
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), điều kiện ngoại cảnh cho cây mè như
sau:
Nhiệt độ trung bình thích hợp khoảng 25-300C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở
hoa và sự phát triển quả vào khoảng 28-320C. Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện
thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng
của mè. Mè sẽ ra hoa sớm hơn 15-20 ngày trong điều kiện tự nhiên (12 giờ/ngày).
Trong thời gian sinh trưởng, nhất là sau khi trổ hoa, mè cần khoảng 200-300 giờ
nắng/ tháng cho tới khi trái chín. Nước là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
năng suất mè. Mè ít cần nước mưa, mè cho năng suất cao ở lượng mưa 500-650
mm. Trong điều kiện có tưới tổng lượng nước cần lên tới 900-1.000 mm. Độ ẩm đất


5


thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của mè khoảng 70-80%.
Mè phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất là trên
loại đất phì nhiêu, thoát thuỷ tốt. Mè thích hợp trên đất có pH = 5,6-8,0.
1.2.1 Nhiệt độ
Cây mè có nguồn gốc nhiệt đới. Tổng tích ôn của mè khoảng 2.7000C cho
thời gian sinh trưởng 3-4 tháng, nhiệt độ trung bình thích hợp khoảng 25-300C.
Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả vào khoảng 28-320C. Nếu
nhiệt độ dưới 200C kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiệt độ dưới 180C sẽ gây khó khăn
cho sự phát triển và nếu nhiệt độ dưới 100C cây ngừng phát triển và chết. Nhiệt độ
cao trên 400C vào thời gian ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa
rụng và do đó làm giảm số hoa.
1.2.2 Ánh sáng
Mè là cây ngày ngắn. Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày
sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của mè. Mè sẽ ra hoa sớm hơn 15-20
ngày trong điều kiện tự nhiên (12 giờ/ngày). Cường độ ánh sáng, số giờ nắng trong
ngày ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của mè. Trong thời gian sinh trưởng, nhất là
sau khi trổ hoa, mè cần khoảng 200-300 giờ nắng/tháng cho tới khi trái chín.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy : Cường độ ánh sáng trong thời gian kết
quả đến khi chín 28.000 lux thích hợp nhất cho quá trình hình thành dầu. Hàm
lượng dầu trong hạt giảm 8% nếu cường độ ánh sáng giảm xuống 7.000 lux.
1.2.3 Nước
Là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất mè. Mè tương đối chịu
hạn nhưng cho năng suất thấp, khi đất có ẩm độ dưới 70%. Mè ít cần nước mưa, mè
cho năng suất cao ở lượng mưa 500-650 mm. Trong điều kiện có tưới tổng lượng
nước cần lên tới 900-1.000 mm. Mè yêu cầu lượng nước phân bố đều trong vụ:
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 34% ; thời kỳ ra hoa kết quả 45% và thời kỳ chín là

21%. Độ ẩm đất thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của mè
khoảng 70-80%.

6


1.2.4 Đất
Mè phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất là
trên loại đất phì nhiêu, thoát thủy tốt. Mè thích hợp trên đất có pH = 5,6-8,0.
1.2.5 Chất dinh dưỡng
Lượng phân bón cho cây mè nên tùy thuộc vào điều kiện, độ màu mỡ của
đất. Theo khuyến cáo của Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh có thể sử
dụng lượng phân bón cho 1 ha là: 5-10 tấn phân chuồng (nếu có),50-100 kg urê, 300
kg 20-20-15 đầu trâu, 30 kg KCl (Phạm Đức Toàn, 2008).
1.3 Giống
Có khoảng 30 loài khác nhau, nhưng loại được trồng phổ biến là mè
trắng (Sesamum indicum L.), và mè đen (Sesamum orientale L.) (Phạm Đức Toàn,
2009). Tùy theo mục đích sau thu hoạch để chọn giống trồng.
1.4 Sâu bệnh hại quan trọng trên cây mè
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011), sâu bệnh hại trên cây mè như sau:
1.4.1 Sâu hại
* Rầy xanh (Amrasca devestans): Rầy chích hút làm ảnh hưởng đến chất
lượng hạt, rầy thường xuất hiện từ khi cây có hoa đẻ trứng vào mô lá, rầy non chích
hút dịch làm cây suy yếu, không phát triển, rụng nụ và trái non,trái già thì hạt bị lép
nhiều, khi mật số cao sẽ làm cháy lá
* Sâu sừng (Acherontia spp): Sâu non thích ăn lá, đặc biệt là lá non, làm ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây
* Sâu vẽ bùa (Ophiomyza phaseolii): Trứng được đẻ trên lá non, ấu trùng nở
ra đục ngoằn ngoèo trên phiến lá sau đó qua cuống và vào thân; nếu nhiễm nhẹ làm
chết nhánh, cây chậm phát triển; nặng làm chết cây

* Sâu xanh da láng (Spodotera exigua): Sâu non tập trung ở mặt dưới lá, ăn
chất xanh của lá chỉ để lại màng biểu bì. Sâu trưởng thành ăn toàn bộ lá chỉ chừa lại
gân lá, sâu ăn theo từng lá bất kể là lá non hay lá già, ăn cả ngọn, đục vào trái.

7


* Sâu xanh có lông (Heliothis armigera): Sâu đục thủng trái, sâu đục đến đâu
đùn thân đến đó, một nửa thân thường ở bên ngoài trái.
* Bọ xít xanh (Nevara viridula): Thường xuất hiện vào giai đoạn cuối của mè
từ khi mè hình thành trái non trở đi, nó có thể xuất hiện ở mật độ cao và gây hại
nặng, cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút trái non làm hạt bị lép hoặc không no
đầy, giảm phẩm chất
1.4.2 Bệnh
* Bệnh héo cây con (Pythium spp., Rhizoctonia sp., Fusarium sp.): Bệnh có
thể xuất hiện rất sớm từ lúc cây còn nhỏ đến khi cây được thu hoạch, nhưng nếu
xuất hiện ở giai đoạn cây con sẽ gây thiệt hại nhiều hơn. Triệu chứng bệnh là ngay
gốc thân xuất hiện vết úng, sau đó teo tóp lại làm cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn
còn xanh sau đó mới bị héo lại. Trên gốc thân vỏ cây có màu nâu đen có sợi nấm,
hạch của nấm gây bệnh. Rễ bị thối và có màu nâu đỏ
* Bệnh thối gốc (Fusarium spp, Sclerotium): Thường xuất hiện sớm, cây bị
vàng héo từ các lá dưới lan dần lên trên,quanh gốc có đốm nâu lõm vào, gặp điều
kiện thuận lợi xuất hiện hạch nấm trắng rồi chuyển sang nâu.
* Bệnh đốm lá (Phythopthora spp): Vết bệnh đầu tiên là chấm nhỏ màu xám
xanh xuất hiện trên phiến lá, cuống lá hay đốt thân sau đó lan rộng có đường kính 23 cm, trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm xung quanh, nhiều vết bệnh lá có thể
liên kết nhau làm toàn bộ lá chết, nếu bệnh tấn công trên cuống lá có thể làm cho lá
bị gãy gục. Trên cây có nhiều lá bệnh có thể làm chết cả cây.
* Bệnh đốm phấn (Oidium spp): Bệnh gây hại chủ yếu vào giai đoạn mè ra
bông kết trái trở về sau. Vết bệnh là những đốm trắng do các bào tử phát triển tạo
thành, vết bệnh có thể gặp trên thân, lá; chủ yếu trên các lá già trên ruộng trồng mật

độ cao, gần vườn có nhiều bóng râm. Bệnh gây hại nặng nhất trong mùa mưa. Bênh
gây hại cả 2 mặt lá. Cây bị nhiễm nặng sinh trưởng bị đình trệ do khả năng quang
hợp kém.

8


1.5 Vai trò của paclobutrazol
Pacobutrazol (PBZ) có tên khoa học là (2RS,3RS)-1-(4-chlorophenyl)4,4dimethylethyl-2-(1H-1,2,4-triazol-1-yl) pentan-3-ol và công thức hóa học tổng quát
là C15H20ClN3 (Hình 1.2). PBZ là chất cản sinh trưởng thuộc nhóm triazol, có hoạt
tính cao.

Hình 1.2 Công thức hóa học của Paclobutrazol.

1.5.1 Đặc tính của Paclobutrazol
PBZ là chất lưu dẫn có thể được mang lên bằng rễ, đi xuyên qua lỗ thân hoặc
cả tế bào chết. PBZ di động trong mô xylem và di chuyển lên bằng sự thoát hơi
nước (Charler, 1987). Khi hòa tan vào dịch gỗ, PBZ sẽ đi qua từng đoạn thân. Trên
cây bơ, Zikah & David (1991) nhận thấy PBZ có thể được hấp thụ bởi hầu hết các
bộ phận của tán cây, rễ và được vận chuyển chủ yếu đến cơ quan sinh trưởng dinh
dưỡng, nơi mà nó tác động làm chậm quá trình sinh trưởng. Ngăn cản quá trình sinh
tổng hợp GA và làm chậm tốc độ phân chia tế bào, làm cho thực vật trở nên già cỗi
hơn làm gia tăng việc sản xuất hoa và nụ trái.
Hợp chất triazole làm giảm sự sinh trưởng cây bằng cách oxy hóa microsome
của laurene, kaurenol và kaurenal. Những chất này được xúc tác bởi kaurene
oxidase là enzyme cytochrome P-450 oxidase. Ngoài ra chúng còn ức chế sinh tổng

9



hợp sterol như làm giảm ABA, ethylene và IAA nhưng lại tăng hàm lượng
cytokinin.
1.5.2 Một số ứng dụng của Paclobutrazol trên cây trồng
Khi nghiên cứu tác động làm chậm sự sinh trưởng của PBZ lên cây táo,
Wang và ctv. (1986) nhận thấy rằng khi phun PBZ lên lá ở nồng độ 333 ppm và
quét lên thân ở nồng độ 75 g/l thì không có ảnh hưởng đến thành phần
polysaccharide của vách tế bào trong năm đầu nhưng ở năm tiếp theo thì thành phần
polysaccharide của vách tế bào bị biến đổi và làm ức chế sự tăng trưởng của chồi.
Khảo sát thành phần polysaccharide của vách tế bào tác giả thấy rằng xử lý PBZ
làm tăng tỉ lệ rhamnose, arabinose và acide galactoronic nhưng giảm cellulose và tỉ
lệ của chất trong xylem/libe giảm. Trên cây táo con khi được xử lý PBZ ở nồng độ
0,1 mM bằng cách nhúng trong một phút (ngoài trừ phần rễ) 7 ngày trước khi chịu
sự khô hạn (water stress) Wang & Steffens (1985) nhận thấy tỷ lệ mất nước của cây
được xử lý PBZ chậm hơn, làm giảm sự tổng hơp ethylen, giảm 44% putrescine và
38% spermidine nội sinh. Từ kết quả này tác giả cho rằng PBZ có tác dụng làm
giảm sự tổng hơp ethylen ngăn cản sự gia tăng của các chất poliamine tự do sinh ra
do sự khô hạn của putrescine và spermidine. Khi xử lý PBZ bằng cách tưới vào đất
ở liều lượng 2,5 g a.i trên cây làm giảm sức mạnh của cây xoài khoảng 50% so với
đối chứng. Tác động PBZ đã làm tăng hàm lượng phenolic trong chồi ngọn. làm
tăng tỉ lệ mô gỗ trên mô libe trong thân, làm giảm hàm lượng ABA nội sinh và mức
độ cytokinin hoạt động (Iyer & Kurian, 1992).
PBZ tác động làm tăng tỉ lệ ra hoa và đậu trái dẫn đến tăng số trái trên cây.
Theo Sergent và ctv. (1997) khi xử lý PBZ trên cây xoài Haden 5 năm tuổi ở liều
lượng 15 g a.i trên cây, kết quả đạt được năng suất rất tốt và giảm được hiện tượng
ra trái cách năm trên cây xoài này. Vuillaume (1991) cũng ghi nhận khi tưới gốc với
liều lượng 16 g a.i trên 3 gốc xoài Keitt, Brooks & Lippens đã làm tăng số trái trên
cây nhưng không làm giảm kích thước trái.

10



1.5.3 Ảnh hưởng bất lợi của Paclobutrazol
Nhiều tác giả cũng quan tâm đến sự bất lợi khi xử lý PBZ liên tục trong
nhiều năm, Rowly (1990) nhận thấy chiều cao cây vải giảm sau 19 tháng xử lý PBZ
bằng cách tưới vào đất. Winston (1992) cho thấy rằng năng suất có khuynh hướng
giảm nếu áp dụng liên tiếp hai năm liền ở cùng nồng độ. Theo Buronkar & Gunjate,
(1993), áp dụng tưới PBZ vào đất liên tục trong ba năm liền ở liều lượng 5 và 10 g
a.i trên xoài 16 năm tuổi làm giảm tỉ lệ ra đọt (5,12% so với 48% ở nghiệm thức đối
chứng), chiều dài chồi mới xuất hiện ngắm hơn so với đối chứng (12,2 và 11,3 cm
so với 19,5 cm). Theo Werner (1993) trên giống xoài Blanco 1,5 tuổi xử lý PBZ
bằng cách phun lên lá ở nồng độ 750, 1125 và 1500 ppm hay tưới vào đất ở nồng độ
750, 1500 và 2250 mg/cây, tất cả nghiệm thức đều làm giảm kích thước lá. Đồng
thời, tác giả cũng nhận thấy việc xử lý PBZ bằng cách tưới vào đất làm ảnh hưởng
đến hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá, trong đó, chất P, K và Cu giảm nhưng
N, Ca, Mn và Zn thì lại tăng.
Qua thí nghiệm xử lý PBZ bằng biện pháp tưới vào đất với liều lượng 8 g
a.i/cây, phun lên lá ở nồng độ 1000 ppm dưới điều kiện có và không che phủ mặt líp
và tiêm vào thân với liều lượng 400 mg/cây xoài Nam Dok Mai. Subhadrabanhuet
và ctv (1999) nhận thấy PBZ không lưu tồn trong đất nếu xử lý bằng phương pháp
tiêm vào thân hoặc phun lên lá mà có che phủ mặt líp, trong khi đó PBZ lưu tồn
trong đất 3 tháng khi phun lên lá mà không che phủ mặt líp và 11 tháng đối với
phương pháp tưới vào đất. Về sự lưu tồn của PBZ trong lá, kết quả nghiên cứu này
cho thấy rằng mức độ lưu tồn của hóa chất cao nhất khi phun lên lá trong khi
phương pháp tưới vào đất và tiêm vào thân thì mức độ lưu tồn rất thấp và tác giả
không tìm thấy có sự lưu tồn của hóa chất trên trái xoài qua tất cả các biện pháp xử
lý.

11



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Từ 03/2011 đến 06/2011.
Địa điểm: Thí nghiệm thực hiện tại nhà lưới, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
2.1.3 Hóa chất
Hóa chất paclobutrazol (Trung Quốc)
Phân: phân Urê 46% N, KCl, lân.
2.1.4 Giống
Giống mè đen Ô Môn 2 vỏ.
2.1.5 Chậu thí nghiệm
Chậu được sử dụng trong thí nghiệm có chiều cao 35 cm và đường kính
miệng chậu là 30 cm (Hình 2.1). Đất cho vào chậu được lấy từ trại Thực nghiệm
giống cây trồng. Đất được mang về và phơi khô và trộn đều lại với nhau.
30 cm

35 cm

Hình 2.1 Chậu dùng để trồng mè.

12


2.1.6 Thiết bị và dụng cụ khác


Thước đo (cm): đo chiều cao cây, dài thân, đường kính trái.




Cân điện tử: (CP3202S) cân trọng lượng 1000 hạt, sai số 0,01 (Hình 2.2).

Hình 2.2 Cân điện tử (CP3202S).



Và một số dụng cụ khác.

2.2 PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức
paclobutrazol (DC, 100, 200, 300 và 400 ppm) với 5 lần lặp lại mỗi lần lặp lại 2
cây/chậu (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm của cây mè.
Lặp lại

Nghiệm
thức

I

II

III

IV


V

5

5

3

DC

5

2

3

DC

4

3

DC

4

5

5


DC

3

DC

4

2

4

4

2

2

3

2

Chú thích: DC: chậu đối chứng, 2: chậu xử lý nồng độ 100 ppm, 3: chậu xử lý nồng độ 200 ppm, 4:
chậu xử lý nồng độ 300 ppm và 5: chậu xử lý nồng độ 400 ppm.

13


×