Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

ẢNH HƯỞNG gốc GHÉP bầu NHẬT lên sự SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT của dưa lê KIM cô NƯƠNG tại TRẠI THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP, TRƯỜNG đại học cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

VƯƠNG QUÝ KHANG

ẢNH HƯỞNG GỐC GHÉP BẦU NHẬT LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
CỦA
DƯA
LÊ KIM

TẠI
Trung tâm Học
liệu
ĐH Cần
Thơ @
TàiNƯƠNG
liệu học tập
vàTRẠI
nghiên cứu
THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
(XUÂN HÈ 2008)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KĨ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-o0o-

VƯƠNG QUÝ KHANG

ẢNH HƯỞNG GỐC GHÉP BẦU NHẬT LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG TẠI TRẠI
Trung tâm Học liệu
ĐH Cần
Thơ @ Tài
liệu học
tập và nghiên cứu
NGHIỆM
NÔNG
NGHIỆP,
THỰC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
(XUÂN HÈ 2008)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KĨ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. Trần Thị Ba
Th.s Võ Thị Bích Thủy

Cần Thơ, 2008


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng,
Cha mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến,
Cô Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quí báu để
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
Dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học
Xin chân thành cảm ơn
Cán bộ Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp và Sinh học
Ứng Dụng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Chị Võ Thị Bích Thủy đã chỉ dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quí báu

Trung tâm
liệu
ĐH
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
giúp Học
tôi hoàn
thành
luậnCần
văn này.
Các bạn Văn Công, Khánh Lâm, Hồng Yến, Thiên Trang, Vĩnh Sang, Hải
Ngọc, Cao Trường, Ngọc Ánh, Chí Thiện lớp Trồng Trọt K30, các em Hồng Anh,
Đức Xuyên, Thái Học, Bé Lâm, Hậu lớp Trồng Trọt K31, anh Huyền Thương, chị
Thúy Kiều đã giúp đỡ tôi trong thời gian thí nghiệm và hoàn thành luận văn này.
Thân ái gởi về,
Tập thể lớp Trồng Trọt K30 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
trong tương lai.
Vương Quý Khang


ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Vương Quý Khang
Ngày, tháng, năm sinh: 5/10/1985
Nơi sinh: Cần Thơ
Họ và tên cha: Vương Gia Lộc
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Lệ
Chỗ ở hoặc địa chỉ liên lạc: 385/17 – Trần Quang Diệu – Phường An Thới –
Quận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ.
Quá trình học tập
Năm 1992-1997: học cấp 1 tại trường Tiểu học Tân An I
Năm 1997-2001: học cấp 2 tại trường THCS Tân An II
Năm 2001-2004: học cấp 3 tại trường THPT Châu Văn Liêm
Năm 2004-2008: sinh viên ngành Trồng Trọt khóa 30, Khoa Nông
nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, ngày 7 tháng 6 năm 2008
Người khai kí tên

Vương Quý Khang

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kì công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Vương Quý Khang

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


Luận văn tốt nghiệp kĩ sư ngành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG GỐC GHÉP BẦU NHẬT LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG TẠI TRẠI
THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
(XUÂN HÈ 2008)

Do sinh viên Vương Quý Khang thực hiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày 7 tháng 6 năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

Trần Thị Ba


v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
----------------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Trồng Trọt với đề tài:

ẢNH HƯỞNG GỐC GHÉP BẦU NHẬT LÊN SỰ
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
CỦA DƯA LÊ KIM CÔ NƯƠNG TẠI TRẠI
THỰC NGHIỆM NÔNG NGHIỆP,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
(XUÂN HÈ 2008)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên Vương Quý Khang thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp .........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ................................................

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày 7 tháng 6 năm 2008
Chủ tịch Hội đồng


vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Lượng phân bón cho 1000 m2, Trại Thực nghiệm Nông Nghiệp,
ĐHCT (02-04/2008).

23

3.1

Tốc độ ra lá (lá/ngày) của dưa lê Kim Cô Nương ghép và không
ghép qua các thời điểm, Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT
(02-04/2008)

32

3.2

Kích thước lá mang trái (cm) của dưa lê Kim Cô Nương ghép và
không ghép, Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (0204/2008)


33

3.3

Đường kính gốc ghép (cm) của dưa lê Kim Cô Nương ghép qua
các ngày, Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (02-04/2008).

36

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Tình hình khí tượng thủy văn thời gian thí nghiệm, Trại Thực
nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (02-04/2008).

17

2.2


Hệ thống tưới nhỏ giọt (a) và trái dưa lê Kim Cô Nương 1 tuần
trước khi thu (b)

18

2.3

Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng gốc ghép bầu Nhật lên sự
sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của dưa lê Kim Cô Nương
tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
(Xuân Hè 2008”

19

3.1

Thời gian hoa cái nở và từ hoa cái nở đến thu trái của dưa lê
Kim Cô Nương ghép và không ghép, Trại Thực nghiệm Nông
nghiệp, ĐHCT (02-04/2008)

27

3.2

Chiều dài thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều dài thân
chính của dưa lê Kim Cô Nương ghép và không ghép, Trại
Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (02-04/2008)

29


Trung tâm3.3HọcNứt
liệu
@Nhật,
Tài Trại
liệuThực
họcnghiệm
tập và
nghiên
gốcĐH
thân Cần
ở gốc Thơ
ghép bầu
Nông
30 cứu
Nghiệp, ĐHCT (02-04/2008).
3.4

Sự phát triển trái của dưa lê ghép trên: (a) gốc bầu Nhật 1, (b)
gốc bầu Nhật 3 và (c) không ghép, Trại Thực nghiệm Nông
nghiệp, ĐHCT (02-04/2008).

31

3.5

Số lá và tốc độ ra lá của dưa lê Kim Cô Nương ghép và không
ghép, Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (02-04/2008).

32


3.6

Đường kính gốc thân ngọn ghép của dưa lê Kim Cô Nương
ghép và không ghép, Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT
(02-04/2008)

35

3.7

Chu vi (a) và chiều cao (b) trái của dưa lê Kim Cô Nương ghép
và không ghép, Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (0204/2008)

37

3.8

Trái dưa lê Kim Cô Nương lúc thu hoạch (a) đối chứng không
ghép và (b) dưa lê ghép gốc bầu Nhật 1 và Nhật 3, Trại Thực
nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (02-04/2008).

38

viii


3.9

Trọng lượng trung bình trái của dưa lê ghép và không ghép,
Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (02-04/2008).


39

3.10

Tổng năng suất và năng suất trái thương phẩm của dưa lê Kim
Cô Nương ghép và không ghép, Trại Thực nghiệm Nông
nghiệp, ĐHCT (02-04/2008).

39

3.11

Sinh khối của dưa lê Kim Cô Nương ghép và không ghép, Trại
Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (02-04/2008).

41

3.12

Brix thịt trái của dưa lê Kim Cô Nương ghép và không ghép,
Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (02-04/2008)

42

3.13

Độ dầy thịt trái của dưa lê Kim Cô Nương ghép và không
ghép, Trại Thực nghiệm Nông nghiệp, ĐHCT (02-04/2008)


44

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ix


Vương Quý Khang, 2008. Ảnh hưởng gốc ghép bầu Nhật lên sự sinh trưởng,
năng suất và phẩm chất của dưa lê Kim Cô Nương tại Trại Thực nghiệm Nông
nghiệp – ĐHCT (XH 2008). Luận văn tốt nghiệp kĩ sư ngành Trồng Trọt, Khoa
Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng
dẫn TS. Trần Thị Ba và Th.S Võ Thị Bích Thủy.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng gốc ghép bầu Nhật lên sự sinh trưởng, năng suất và
phẩm chất của dưa lê Kim Cô Nương tại Trại Thực nghiệm Nông nghiệp –
ĐHCT (XH 2008)” được thực hiện nhằm tìm ra tổ hợp ghép thích hợp với ngọn
dưa lê Kim Cô Nương, tăng khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của dưa
lê sau ghép. Đề tài được bố trí 4 lặp lại, 3 nghiệm thức: (1) dưa lê trồng không
ghép (đối chứng), (2) dưa lê ghép gốc bầu Nhật 1 và (3) dưa lê ghép gốc bầu Nhật
3. Diện tích thí nghiệm 168 m2, trong đó mỗi lô 12 m2, tưới bằng hệ thống tưới nhỏ
giọt. Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
Kết quả cho thấy cây ghép sau khi trồng do tương thích gốc ngọn không tốt,
sinh trưởng kém về mặt thân lá dẫn tới năng suất giảm so với nghiệm thức trồng
không ghép; tổng năng suất trái của nghiệm thức trồng không ghép là 10,76 tấn/ha
(trong đó năng suất thương phẩm 8,44 tấn/ha), năng suất ở nghiệm thức ghép gốc
bầu Nhật 1 (3,32 tấn/ha, năng suất thương phẩm 3,07 tấn/ha) và nghiệm thức ghép
gốc bầu Nhật 3 (3,60 tấn/ha, năng suất thương phẩm 3,26 tấn/ha). Về mặt phẩm
chất, dưa lê ghép gốc bầu Nhật 3 cho độ Brix thịt trái (11,2%) cao hơn 1,2% so với

nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật 1 và 1,5% so với đối chứng không ghép.

x


MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang phụ bìa
Lời cảm tạ
Tiểu sử cá nhân
Lời cam đoan
Trang chấp nhận luận văn
Trang Hội đồng
Danh sách Bảng
Danh sách Hình
Tóm lược
Mục lục

Trang
i
ii
iii
iv
v
vi
vii
viii
x
xi


MỞ ĐẦU .........................................................................................................

1

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................

2

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY DƯA LÊ ..........................................................

2

1.1.1 Nguồn gốc và phân bố....................................................................

2

1.1.2 Phân loại ........................................................................................

2

1.1.3 liệu
Công ĐH
dụng và
giá trị
dinh @
dưỡng
....................................................
Trung tâm Học
Cần
Thơ

Tài
liệu học tập và nghiên 3cứu
1.1.4 Tình hình sản xuất dưa lê trên thế giới và ở Việt Nam....................

4

1.1.5 Đặc tính thực vật ............................................................................

6

1.1.6 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh.........................................................

7

1.2 GHÉP VÀ LỊCH SỬ GHÉP NGỌN TRÊN RAU ..................................

9

1.2.1 Lịch sử quá trình nghiên cứu và ứng dụng ghép ngọn trên rau........

9

1.2.2 Cơ sở khoa học của ghép cây và mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép12
1.2.3 Yếu tố thành công .......................................................................... 13
1.2.4 Ưu và hạn chế của phương pháp ghép ............................................ 14
1.2.5 Một số kết quả nghiên cứu về dưa bầu bí ghép ............................... 15
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP........................................ 17
2.1 PHƯƠNG TIỆN .................................................................................... 17
2.1.1 Thời gian và địa điểm..................................................................... 17
2.1.2 Tình hình khí tượng thủy văn ......................................................... 17



2.1.3 Vật liệu .......................................................................................... 18
2.2 PHƯƠNG PHÁP .................................................................................... 18
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................ 18
2.2.2 Kỹ thuật canh tác ........................................................................... 20
* Quy trình kĩ thuật ghép dưa lê trong vườn ươm............................... 20
* Quy trình kĩ thuật trồng dưa lê ghép ngoài đồng.............................. 21
* Chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 23
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 25
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT.................................................................... 25
3.2 THỜI GIAN TRỖ HOA CÁI VÀ TỪ TRỖ ĐẾN THU ......................... 26
3.3 CHỈ TIÊU NÔNG HỌC......................................................................... 28
3.3.1 Sinh trưởng thân chính ................................................................... 28
3.3.2 Sinh trưởng lá ................................................................................ 32
3.3.3 Đường kính gốc thân...................................................................... 35

Trung tâm Học
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên37cứu
3.3.4 liệu
Kích thước
trái ...............................................................................
3.4 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT ................................. 38
3.4.1 Trọng lượng trái ............................................................................. 38
3.4.2 Năng suất trái ................................................................................. 39
3.4.3 Sinh khối........................................................................................ 40
3.5 MỘT VÀI CHỈ TIÊU VỀ PHẨM CHẤT TRÁI...................................... 42
3.5.1 Độ Brix thịt trái.............................................................................. 42
3.5.2 Độ dầy thịt trái ............................................................................... 43

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................... 45
4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 45
4.2 ĐỀ NGHỊ............................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 46
PHỤ CHƯƠNG................................................................................................ 55


MỞ ĐẦU
Dưa lê có tên khoa học là Cucumis melon L. thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae,
là loại trái cây cao cấp đang từng bước thâm nhập vào thị trường trong nước với
những ưu điểm như thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, có hình dáng và màu sắc
đẹp, trong đó dưa lê Kim Cô Nương nổi bật nhất với ưu điểm có thể tồn trữ được 12 tháng trong điều kiện tự nhiên, hơn nữa lợi nhuận thu được từ dưa lê cao hơn so
với các loại rau quả khác cùng họ như dưa hấu. Điều kiện tự nhiên thích hợp, kỹ
thuật canh tác hiện đại (phủ plastic), diện tích sẵn có (luân canh trên đất lúa), đây là
những điều kiện khá thuận lợi cho phát triển cây dưa lê ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, việc canh tác trên đồng ruộng đối với giống dưa mới này lại có
nhiều vấn đề nảy sinh, cây dễ mẫn cảm với các loại bệnh và đặc biệt chất lượng
thường không ổn định. Ghép dưa là một biện pháp kĩ thuật tiên tiến trên thế giới
nhằm tăng khả năng kháng các loại bệnh từ đất cho cây, cây ghép sau khi trồng
không những sinh trưởng mạnh mà còn cho năng suất và phẩm chất cao. Tuy nhiên,
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
việc lựa chọn gốc ghép cho phù hợp với dưa lê mà cụ thể là giống Kim Cô Nương
là một vấn đề mới, chính vì vậy đề tài: “Ảnh hưởng gốc ghép bầu Nhật lên sự
sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của dưa lê Kim Cô Nương tại Trại Thực
nghiệm Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ (Xuân Hè 2008)” được thực
hiện nhằm xác định tổ hợp dưa lê Kim Cô Nương ghép gốc bầu Nhật không những
sinh trưởng tốt, năng suất cao mà chất lượng cũng phải được đảm bảo.



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DƯA LÊ
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Dưa lê có tên khoa học là Cucumis melo L., thuộc họ Cucurbitaceae bao
gồm 118 chi với 825 loài (Jeffrey, 1990). Chi Cucumis melo L. ngoài tên goi chung
là Melon còn có thể được gọi bằng một số tên khác như: Sweet melon, Round
melon, Musk melon, Casaba, Cantaloup và Winter melon (Nonnecke et al., 1989;
Robinson and Walters, 1997; Nayar and Singh, 1998). Theo Mallick and Matsui
(1986); Joy (1991) và Kerje and Grum (2000), dưa lê có nguồn gốc ở phía Đông và
Nam Phi và được ghi nhận trồng ở Trung Quốc vào khoảng 2000 năm trước Công
nguyên (Keng, 1974); hiện nay dưa lê đã được trồng rộng rãi trên khắp thế giới với
nhiều giống và nhiều dạng trái khác nhau (IPGRI, 2003).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Kirkbride (1993) thì các vùng trồng dưa lê trên thế giới chủ yếu ở Châu

Phi (Ai Cập, Ethiopia, Nigieria, Somali, Nam Phi, Sudan,…); Châu Á-Thái Bình
Dương (Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,
Philippines, Malaysia, Indonesia, Úc, Samoa,…).
1.1.2 Phân loại
Theo Tôn Thất Trình (1998) thì dưa lê trồng trên thế giới hiện nay bao gồm
nhóm giống dưa lê vỏ rỗ (dưa lưới) màu rơm rạ có tên là Cantaloup; nhóm giống
dưa lê tròn, vỏ láng gọi là Muskmelon (hay Honeydew), ruột thường có màu xanh
hay màu trắng; nhóm giống Crenshaw có vỏ vàng hay vàng nâu, vàng thau, trái hình
tim và to. Ngoài các nhóm trên còn có nhóm giống dưa lê hình dạng thon dài tương
tự như dưa leo thường được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản và được sử
dụng như là một loại rau ăn trái, chẳng hạn giống Conomon của Nhật Bản
(Purseglove, 1966).



Tuy nhiên, theo Nelson (2003) thì hiện nay dưa lê trồng trên thế giới được
chia thành 7 nhóm lớn: nhóm dưa có mùi thơm (Cantalupsensis) bao gồm các nhóm
Cantaloup, Musk melon, nhóm này khi chín thì có vỏ rỗ (lưới) nên còn gọi là dưa
lưới, vỏ dầy, thịt màu vàng cam, mùi rất thơm; nhóm dưa không mùi (Inodorus) bao
gồm các nhóm Winter melon, Honeydew, Creeenshaw và Casaba melon, nhóm này
có vỏ trơn láng, thịt màu trắng hay xanh, chẳng hạn giống Kim Cô Nương, một
giống lai F1 được nhập bởi công ty Nông Hữu; hai nhóm này hiện nay được trồng
chủ yếu trên khắp thế giới. Ngoài 2 nhóm trên còn một số nhóm khác như: nhóm
Conomon, nhóm Dudaim, nhóm Flexuosus, nhóm Chito và nhóm Momordica,
những loại này tuy không có giá trị kinh tế nhưng lại có ý nghĩa trong công tác chọn
giống (Nguyễn Văn Bình, 2005).
1.1.3 Công dụng và giá trị dinh dưỡng
Trái còn non thì được sử dụng như một loại rau, trái chín có thể dùng để ăn
tươi, làm thức uống (sinh tố) và được xem như là món tráng miệng trong các bữa

Trung tâm
ĐHthìCần
Thơdinh
@ dưỡng
Tài liệu
học
nghiên
cứu
tiệc. Học
So vớiliệu
dưa hấu
hàm lượng
thịt trái
củatập

dưa và
lê cao
hơn nhiều,
đặc biệt là Vitamin C (42-68 mg), thịt trái màu vàng hay màu cam thì chứa nhiều
Vitamin A (516 mg), hơn nữa dưa lê còn là một nguồn phong phú các khoáng, đặc
biệt là Kali (461 mg) (Tindall, 1983; Weihong, 1998; Home vegetable gardening,
2006) (Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của dưa lê thuộc nhóm Inodorus và Cantaloup
Nutrition
Năng lượng (Kcal)
Chất béo (g)
Protein (g)
Carbohydrate (g)
Vitamin C (mg)
Kali (mg)
Vitamin A (mg)
Đường (g)

Cantaloup
57
0,4
1,4
13,4
68
494
516
5

Inodorus

60
0,2
0,8
15,6
42
461
7


1.1.4 Tình hình sản xuất
* Trên thế giới
Diện tích trồng dưa lê tăng đều từ năm 2001 đến năm 2006, trong đó năm
2006 là 1,29 triệu hecta, nhưng tăng chậm. Châu Á là nơi chiếm diện tích trồng
nhiều nhất, chiếm khoảng 70% diện tích trồng trên thế giới, kế là Châu Mỹ và Châu
Âu (13% và 8%) và thấp nhất là Châu Úc (chiếm khoảng 0,004% diện tích trồng thế
giới). Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa lê nhiều nhất ở Châu Á và trên thế
giới (chiếm 60% diện tích trồng ở Châu Á và 42% trên thế giới). Về sản lượng thì
sản lượng toàn thế giới tăng đều qua các năm (năm 2006 là 28 triệu tấn), trong đó
Châu Á là nơi chiếm sản lượng nhiều nhất trên thế giới (trung bình khoảng 18 triệu
tấn, chiếm khoảng 72% sản lượng toàn thế giới) và thấp nhất là Châu Úc (chiếm
0,4% sản lượng toàn thế giới). Trung Quốc là nước có sản lượng dưa lê nhiều nhất ở
Châu Á và trên thế giới (chiếm khoảng 60% sản lượng toàn Châu Á và 40% trên thế
giới) (Bảng 1.2 và 1.3) (FAOSTAT, 2008).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 1.2 Diện tích trồng dưa lê trên thế giới qua các năm
Đơn vị tính (hecta)
Năm
Thế giới
Châu Phi

Châu Mỹ
Châu Á
Châu Âu
Châu Úc
Trung Quốc
Ấn Độ
Nhât Bản
Hàn Quốc

2001
1.144.834
77.191
162.763
785.960
114.790
4.130
454.744
31.500
13.300
8.655

2002
1.175.186
64.493
172.602
819.107
115.746
3.238
480.600
31.500

12.700
7.968

2003
1.188.918
63.922
168.330
836.729
117.113
2.824
508.241
31.500
11.900
7.731

2004
1.243.101
68.049
173.248
887.825
110.959
3.020
559.121
31.802
11.100
7.329

2005
1.276.165
71.260

177.799
906.955
116.644
3.507
579.257
31.976
10.400
7.077

2006
1.288.837
65.371
170.553
937.703
111.703
3.507
608.500
31.976
9.830
6.827


Bảng 1.3 Sản lượng dưa lê trên thế giới qua các năm
Đơn vị tính (tấn)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005

2006
Thế giới
2.4E+07
2.5E+07
2.6E+07
2.7E+07
2.8E+07
2.8E+07
Châu Phi
1.519.970 1.274.520 1.231.151 1.452.018 1.444.543 1.432.348
Châu Mỹ
2.907.728 3.055.799 3.139.684 3.291.643 3.462.292 3.291.651
Châu Á
1.7E+07
1.8E+07
1.9E+07
2E+07
2E+07
2.1E+07
Châu Âu
2.182.892 2.252.060 2.322.889 2.308.630 2.380.108 2.340.339
Châu Úc
94.649
76.808
74.340
96.549
85.584
85.584
Trung Quốc
1.2E+07

1.3E+07
1.4E+07
1.4E+07
1.5E+07
1.6E+07
Ấn Độ
645.000
645.000
645.000
649.992
652.959
652.959
Nhật Bản
307.400
286.700
268.400
248.600
241.200
216.600
Hàn Quốc
270.325
247.187
239.360
243.098
199.785
219.712

1E: 10.000.000 tấn
* Ở nước ta
Dưa liệu

lê du nhập
nước
ta khoảng
thập liệu
niên 60
của thế
20, năm
1960 các
Trung tâm Học
ĐH vào
Cần
Thơ
@ Tài
học
tậpkỉ và
nghiên
cứu
chuyên viên Đài Loan du nhập các giống dưa hoàng kim vào Đồng bằng sông Cửu
Long, thực tế thì các giống này có vỏ vàng màu hoàng yến hay vàng lợt, không phải
có ruột vàng kim như nhiều giống dưa lê, dưa gang tây Âu Mỹ (Tôn Thất Trình,
1998).
Hiện nay, có nhiều công ty giống cây trồng (Nông Hữu, Trang Nông, Thần
Nông,…) nhập nhiều giống mới để canh tác, chẳng hạn giống Kim Cô Nương,
Thiên Hoa, Phương Thanh Thanh, Ngọc Thanh Thanh, Kim Cúc,…. đây đều là các
giống F1 cho năng suất và chất lượng cao. Ở Đồng bằng sông Cửu Long dưa lê
thường được trồng luân canh trên nền đất lúa, chủ yếu ở các tỉnh Tiền Giang, Long
An, Thành phố Cần Thơ và rải rác ở các tỉnh An Giang, Trà Vinh, Hậu Giang.


1.1.5 Đặc tính thực vật

Dưa lê thuộc nhóm cây hàng năm, bộ rễ phát triển sâu và ăn rộng, cấu trúc rễ
dưa lê thường không khác biệt so với rễ dưa hấu bao gồm rễ chính dài 0,6-1,0 m và
có khoảng 11-12 rễ phụ; rễ phụ ăn lan rộng trên mặt đất vì thế dưa lê chịu hạn khá
tốt nhưng yếu hơn so với dưa hấu (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Thân thuộc dạng leo bò, có nhiều lông tơ nhỏ, lóng thân phát triển rất nhanh
(Whitaker et al., 1962). Thân dưa lê có nhiều mắt, mỗi mắt có 1 lá, một chồi nách
và tua cuốn, số lượng cành trên thân có thể phát triển đến 28 cành (Mai Thị Phương
Anh và ctv., 1996). Lá mọc cách, có dạng hình tròn hoặc hình trứng, lá chẻ với 3-5
thùy, lá có răng cưa, mặt dưới lá có lông, cuống lá dài khoảng 4-10 cm (Tindall,
1983).
Hoa đực mọc thành cụm ở nách lá, hoa cái mọc đợn lẻ, hoa có đường kính từ
1,2-3,0 cm, có màu vàng đậm, cuống ngắn. Hoa có 5 đài, mỗi đài dài 6-8 mm, cánh
hoa dài 2 cm (Purseglove, 1966). Hoa đực thường xuất hiện trước, hoa cái xuất hiện

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
sau hoa đực khoảng 1 tuần (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Hoa cái nở từ 5-9

giờ sáng, trái phát triển nhanh sau khi hoa cái thụ, khi nở hoa cái hướng lên nhưng
trái phát triển thì hướng xuống (Trần Thị Ba và ctv., 1999).
Trái đa dạng về kích cỡ, hình dạng và dạng vỏ, trái có thể có dạng hình cầu
hoặc hình thuỗng, vỏ trơn, nhẵn hoặc nhám hay có dạng lưới; màu vỏ từ vàng nhạt
cho tới vàng đậm, xanh,.. Thịt trái có thể màu trắng, xanh, cam hoặc vàng, trái có
rất nhiều hột với nhiều hình dạng khác nhau, hột có thể màu trắng, đen, nâu đỏ hay
hồng nhạt, hột trơn láng, dài từ 5-15 mm, cứ 1g hột có khoảng 30 hột (Purseglove,
1966; Tindall, 1983). Trong hột chứa khoảng 12,5-39,1% dầu (bao gồm linoleic,
oleic, palmitic và stearic acids, chiếm khoảng 11,8-35,4% acid béo trong hột) (Tilak
et al., 1995).


1.1.6 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

* Nhiệt độ
Dưa lê là cây trồng nhiệt đới nên thích hợp nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp
cho cây sinh trưởng và phát triển là 25-30oC, đặc biệt cây có thể chịu nhiệt độ lên
đến 35oC (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa kết
trái là 25-28oC. Nhiệt độ thấp dưới 15oC sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, sự thụ
phấn, thành lập và phát triển trái (Juan et al., 2005), hơn nữa nhiệt độ thấp sẽ ảnh
hưởng tới sự hấp thu đạm của cây (Rauschkolb and Hornsby, 1994; trích dẫn bởi
Juan et al., 2005).
* Ánh sáng
Dưa lê là cây ưa ánh sáng vì vậy cần nhiều ánh sáng ngay từ khi cây xuất
hiện lá mầm đầu tiên cho đến khi kết thúc sinh trưởng, nắng nhiều và nhiệt độ cao
là hai yếu tố làm tăng chất lượng dưa. Cường độ ánh sáng đóng vai trò quyết định
tới năng
và chất
quả,
cây không
đủ ánh
sáng
hoặctập
mật và
độ trồng
quá dầy,
Trung tâm
Họcsuấtliệu
ĐHlượng
Cần
Thơ
@ Tài
liệu
học

nghiên
cứu
bị che phủ thì sẽ làm giảm tỷ lệ đậu quả, kích thước quả và khả năng tích lũy đường
trong trái (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Hơn nữa, cường độ ánh sáng và
nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng tới sự hấp thu nước của cây, do đó ảnh hưởng tới
sự hấp thu dinh dưỡng của cây (Pokluda and Kobza, 2001, trích dẫn bởi Juan et al.,
2005)
* Ẩm độ
Dưa lê thuộc nhóm cây trồng chịu nhiệt và tình trạng khô hạn (Weihong,
1998), khi ẩm độ đất và không khí cao sẽ ức chế quá trình quang hợp, sự đồng hóa
trong cây, hơn nữa hệ số thoát nước của cây thấp (621) khẳng định cây cần ẩm độ
không khí thấp (75-80%); ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của dưa lê khoảng 7580% (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Trong thời gian ra hoa và phát triển trái,
nhu cầu nước của cây cần nhiều, tuy nhiên đến giai đoạn chín thì lượng nước cây
cần lại giảm 1 cách đáng kể nhằm gia tăng chất lượng trái và tránh sự phát triển quá


cỡ làm nứt trái (Juan et al., 2005), trái có chất lượng cao nhất khi cây sinh trưởng
mạnh và độ ẩm đất thấp trong thời kì chín của trái (Craig, 2006). Biện pháp làm
giàn có thể làm tăng hàm lượng đường trong trái vì có thể tránh được lượng nước
thừa (độ ẩm cao) trong đất, phương pháp này rất hữu dụng cho những vùng có mưa
nhiều đồng thời tiết kiệm không gian khi trồng trong nhà kính (Weihong, 1998).
* Đất và chất dinh dưỡng
Cây họ bầu bí hầu như không kén đất, yêu cầu đất tơi xốp, tầng canh tác sâu
là được, tốt nhất là trồng trên đất phù sa, thịt nhẹ (Trần Thị Ba và ctv., 1999), pH
đất thích hợp cho dưa lê là 6,3-6,8 (Nonnecke et al., 1989).
Theo Tạ Thu Cúc (1979) ở họ bầu bí tỉ lệ hoa đực và hoa cái không cân đối
chủ yếu do điều kiện ngoại cảnh nhưng dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng,
lượng đạm tăng quá nhu cầu sẽ làm tăng số hoa đực trên cây và tích lũy nitrate
trong lá và trái (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 1995). Trần Thị Ba (2001)
cho rằng đạm là yếu tố làm tăng năng suất và ảnh hưởng đến phẩm chất trái, hơn


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nữa đạm là nhân tố làm tăng nhanh số lá, là yếu tố quyết định năng suất thương
phẩm (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Khi thiếu hay thừa đạm đều dẫn đến
giảm tích lũy carbonhydrate, sự thành lập và phát triển trái giảm, cuối cùng năng
suất giảm (Công Doãn Sắt, 1995; Gao, 1995). Bón quá nhiều đạm làm tăng bệnh
cháy lá, đốm nhựa thân và giảm phẩm chất dưa ghép bầu (xã Phú Tâm, huyện Mỹ
Tú, tỉnh Sóc Trăng) (Dương Văn Hưởng, 1990; Phạm Hồng Cúc, 2002).
Lân và kali là hai tác nhân lớn sau đạm làm giới hạn sự tăng trưởng của cây,
lân kích thích sự tăng trưởng rễ, nên bón sớm lúc đầu vụ; kali có vai trò cải thiện
chất lượng và tăng lượng đường trong trái (Trần Khắc Thi, 1999). Khi thiếu kali thì
đốt ngắn, cây phát triển kém, còi cọc, thân yếu dễ bị đỗ ngã, hoa ít, trái và hạt bị teo
nhỏ lại (Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000).


1.2 GHÉP VÀ LỊCH SỬ GHÉP NGỌN TRÊN RAU
1.2.1 Lịch sử quá trình nghiên cứu và ứng dụng ghép ngọn trên rau
* Trên thế giới
Ghép là một kĩ thuật có từ rất lâu đời với cây ăn quả, ở Châu Âu nó được ghi
nhận vào những năm 327-287 trước Công nguyên, còn ở Trung Quốc đã sử dụng kĩ
thuật này cách đây 3000 năm. Ngày nay ghép đã trở thành một biện pháp kĩ thuật
quan trọng trong qui trình nhân giống cây ăn quả, nó đảm bảo cho người dân nhận
được những cây giống tốt, sớm cho quả đồng thời cây con đảm bảo được đặc tính di
truyền của cây mẹ (Lê Thị Thủy, 2000).
Ghép không chỉ đơn thuần là một kĩ thuật nhân giống, lịch sử đã ghi nhận
vào đầu thế kỉ 19 ở nước Pháp nho bị gây hại nặng nề bởi bệnh thối rễ, bệnh này đã
làm cho nho bị chết hàng loạt, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền công nghiệp rượu
vang nước này mà gần như không có biện pháp khắc phục. Sau đó các nhà khoa học
đã ghép
câyliệu

nho Pháp
nho Mỹ,
bất ngờ
câynghiên
nho ghép đã
Trung tâm
Học
ĐH trên
CầngốcThơ
@ điều
Tài này
liệugâyhọc
tậplàvà
cứu
chống được sự gây hại của bệnh thối rễ (Lê Thị Thủy, 2000).
Tuy nhiên, ghép lại chưa được chú trọng trên cây rau cho đến năm 1927, khi
sản xuất rau bị gây hại nặng nề bởi các bệnh héo vi khuẩn, nấm và tuyến trùng.
Công nghệ ghép ngọn trên rau đã được ứng dụng đầu tiên ở Nhật Bản và Hàn Quốc
vào năm 1920 với việc ghép dưa hấu trên gốc bầu (Ashita, 1927; Yakamawa, 1983
và Kacjan et al., 2004) và cà tím trên gốc cà tím vào năm 1950 (Kacjan et al.,
2004). Oda (2003) cho rằng có nhiều phương pháp ghép đối với cây rau ăn trái, cà
chua và cà tím có thể ghép theo 2 phương pháp là tube grafting (ghép ống) và cleft
grafting, cả 2 phương pháp này đều thích hợp ghép trên cà, cây ghép không những
cho trái có trọng lượng cao mà số trái nhiều hơn so với đối chứng không ghép
(Kacjan et al., 2004); còn đối với dưa họ bầu bí thì phương pháp ghép phổ biến
hiện nay là slant-cut grafting (Oda, 2003).


Lee (1994) và Oda (1995) cho rằng canh tác cây ghép đối với rau ăn trái tăng
nhanh và là biện pháp kĩ thuật quan trọng trong qui trình canh tác loại rau này ở

Hàn Quốc, Nhật Bản, một số nước Châu Á và Châu Âu khác. Phương pháp này đã
mở ra một hướng mới để phòng trừ các bệnh sinh ra từ đất đối với cây rau, bởi phần
lớn các bệnh gây hại cho cây trồng là bắt nguồn từ đất và các sinh vật sống trong đó
(Takahashi, 1984; Oda 2004). Oda (2004) cho rằng nếu đất không thể khử trùng
được thì ghép là một kĩ thuật canh tác cần thiết cho sản xuất nông nghiệp khi mà
việc trồng liên tục một loại cây trồng (các loại rau họ bầu bí) trên cùng một diện
tích là phổ biến ở nhiều nước hiện nay.
Theo Lee (2003) sản xuất và trồng rau ghép là một kĩ thuật tiên tiến ở nhiều
nước Châu Á và đang được mở rộng sang các nước Châu Âu, trong đó dưa hấu và
cà chua là 2 loại cây rau ghép chính và quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Oda
(1995) cho biết diện tích trồng cây dưa hấu, dưa leo, dưa lê, cà chua và cà tím ghép
chiếm gần 59% tổng diện tích trồng của các loại cây trên ở Nhật Bản vào năm 1990.
Theo Lee (2003), tỷ lệ sử dụng cây ghép ngoài đồng thống kê năm 2000 ở Nhật Bản
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
và Hàn Quốc lần lượt là 92% và 90% đối với dưa hấu, trong khi đó tỷ lệ này ở dưa
lê là 0% và 83%, dưa leo là 55% và 42%; ở các nước Châu Âu như Pháp, số cây
ghép trồng ngoài đồng khoảng 2 triệu cây ghép cho mỗi loại dưa leo và dưa lê mỗi
năm; ở Ý là 5 triệu cây dưa lê và 20 triệu cây dưa hấu ghép; ở Tây Ban Nha là 1
triệu cây dưa lê và 30 triệu cây dưa hấu ghép (Alfredo, 2007) (Bảng 1.4). Ở miền
nam Hy Lạp dưa hấu được xem như là một loại cây trồng chính và là một trong
những cây chủ lực để xuất khẩu, sản lượng dưa hấu vào năm 2000 ước tính khoảng
783 ngàn tấn, trong đó đã xuất khẩu hơn 140 ngàn tấn, tại đây dưa hấu được trồng
gần như 100% diện tích là có ghép để chống lại bệnh héo rũ do nấm Fusarium sp.
gây ra. Ngoài ra, có khoảng 40-50% dưa lê, 5-10% dưa leo, 2-3% cà được ghép để
trồng trong khoảng thời gian này với dưa hấu nhằm đối phó với các bệnh do các
loại nấm Fusarium, Verticillium, Pseudomonas và tuyến trùng gây ra (Harold,
2003). Theo Traka et al., (2000), tỷ lệ sử dụng cây rau ghép ở miền Nam Hy Lạp là



cao nhất nước với 90-100% dưa hấu là có ghép, 40-50% dưa lê ghép, 5-10% đối với
dưa leo và tỷ lệ này ở cà là 2-3%.

Bảng 1.4 Tỷ lê (%) và số cây ghép (triệu cây) được sử dụng ở 1 số nước Châu Á và
Châu Âu
Loại cây

Nhật Bản1

Hàn Quốc1

Pháp2

Ý2

Tây Ban Nha2

Dưa leo
Cà tím
Dưa lê
Ớt


55
43
0
8

42
0

83
0
0

2
2
-

5
-

1
-

Dưa hấu

92

90

-

20

30

1: tỷ lệ phần trăm cây ghép ngoài đồng; Lee (2003) (đơn vị tính: %))
2: số cây ghép trồng ngoài đồng trong 1 năm (Alfredo, 2007) (đơn vị trính: triệu
cây)


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Qua các số liệu trên cho thấy nhu cầu về cây ghép ngày càng cao (khoảng
0,6-1,0 tỷ cây/năm ở Nhật Bản), nhưng một người ghép một giờ chỉ được khoảng
100-180 cây mà một hecta cần trung bình 25.000 cây, như vậy để cung ứng đủ cây
ghép cho một hecta thì cần phải mất 1 tháng, chính vì vậy việc cơ giới hóa đối với
ghép là cần thiết. Theo Onada et al. (1992), máy ghép chuyên dụng đầu tiên được
sản xuất vào năm 1987 nhằm ghép cho những cây thuộc họ bầu bí, đến năm 1989
thì thế hệ thứ 2 ra đời với nhiều tính năng mới và hiệu quả sản xuất cao hơn so với
máy ghép cũ; cũng theo Oda (2004), máy ghép chuyên dụng cho họ bầu bí được sử
dụng trong quá trình sản xuất cây ghép ở Nhật Bản và Hàn Quốc hiện nay như dưa
leo được ghép trên gốc bí đỏ, dưa hấu được ghép trên gốc bầu, dưa lê ghép trên gốc
bầu trắng. Theo Oda et al., (1992) và Kurata (1994), máy ghép sẽ làm hạ giá thành
cây ghép xuống mức thấp nhất, khi đó biện pháp ghép sẽ trở thành một khâu không
thể thiếu trong qui trình kĩ thuật trồng các loại rau.


* Ở Việt Nam
Sản xuất rau ở Việt Nam cũng biết đến ghép từ lâu với việc ghép dưa hấu lên
gốc bầu bí; nông dân các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang đã ghép dưa hấu
để phòng chống bệnh héo rũ do nấm Fusarium Oxysporium gây ra (Ngô Quang
Vinh và ctv., 2006) và việc ghép dưa hấu đã được áp dụng trong sản xuất đại trà hơn
20 năm qua ở tỉnh Sóc Trăng (xã Mỹ Tâm, huyện Mỹ Tú) (Trần Thị Ba, 2007).
Việc ghép cà chua cũng bắt đầu từ năm 1999 tại viện nghiên cứu Rau quả Hà Nội
(Lê Thị Thủy, 2000).
Về gốc ghép, bầu thường được lựa chọn vì bầu không những có bộ rễ phát
triển mà còn có khả năng ăn lan rộng, hút nước cũng như khoáng mạnh và ra nhiều
rễ bất định ở đốt (Phạm Hồng Cúc, 2003). Hiện nay các giống bầu nhập nội (bầu
Nhật 1, 2 và 3, nhập từ công ty Kurume, Nhật Bản) có ưu thế được lựa chọn làm
gốc ghép trên dưa hấu hơn so với các giống bầu địa phương.
1.2.2 Cơ sở khoa học của ghép và mối quan hệ giữa gốc và ngọn ghép

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ghép tức là áp sát phần tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép (hay cành
ghép, phiến mầm ghép) với nhau (Phạm Văn Côn, 2007). Cơ chế của ghép cây có
thể được hiểu như sau: đầu tiên là sự kết hợp giữa phần tượng tầng gốc ghép và
ngọn ghép, sự đáp ứng của vết thương, sự thành lập cầu callus và cuối cùng là sự
sửa chữa vết thương (Nguyễn Bảo Toàn, 2007). Sau khi áp sát hai phần tượng tầng
gốc và ngọn lại với nhau thì trước tiên những tế bào bị thương tổn của hai mặt cắt
hình thành lớp ngăn cách màu nâu, sau đó các tế bào nhu mô dưới lớp ngăn cách
này phân chia rất nhanh hình thành mô liên hợp giữa gốc và ngọn ghép, đồng thời
lớp ngăn cách dần dần biến mất. Các tế bào mới sản sinh ở mô liên hợp liên hệ với
nhau bằng những đường ống qua vách tế bào, các chất nguyên sinh đồng hóa lẫn
nhau, do đó chất dinh dưỡng của gốc ghép chuyển lên ngọn ghép và ngược lại. Cứ
như thế các tế bào của gốc và ngọn ghép có mối liên hệ tương ứng với nhau và hình
thành một cơ thể sống cộng sinh (Phạm Văn Côn, 2007).


×