Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG PHÂN đạm đến SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT TRÁI vụ đầu của cóc THÁI LAN (SPONDIAS MOMBIN l ) TRỒNG TRONG CHẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.39 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------  -------------

TRẦN THẾ NGHĨA

ẢNH HƢỞNG LIỀU LƢỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH
TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÁI VỤ ĐẦU CỦA
CÓC THÁI LAN (SPONDIAS MOMBIN L.)
TRỒNG TRONG CHẬU

LUẬN VĂN KỸ SƢ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------  -------------

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Ngành: Trồng Trọt

ẢNH HƢỞNG LIỀU LƢỢNG PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH
TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT TRÁI VỤ ĐẦU CỦA
CÓC THÁI LAN (SPONDIAS MOMBIN L.)
TRỒNG TRONG CHẬU

Cán bộ hƣớng dẫn
TS. Nguyễn Thành Hối


Sinh viên thực hiện:
Trần Thế Nghĩa
Mssv: 3083423
Lớp: Trồng Trọt – K34

Cần Thơ - 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-------------  -------------

Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Trồng Trọt với đề tài là “Ảnh hƣởng liều lƣợng
phân đạm đến sinh trƣởng và năng suất trái vụ đầu của cóc Thái Lan
(Spondias mombin L.) trồng trong chậu”

Do sinh viên TRẦN THẾ NGHĨA thực hiện kính trình lên hội đồng chấm luận văn
tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày tháng năm
Cán bộ hƣớng dẫn

TS. Nguyễn Thành Hối

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-------------  -------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ Trồng
Trọt với đề tài: “Ảnh hƣởng liều lƣợng phân đạm đến sinh trƣởng và năng suất
trái vụ đầu của cóc Thái Lan (Spondias mombin L.) trồng trong chậu”
Do sinh viên TRẦN THẾ NGHĨA thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng. Ý kiến của
hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá ở mức ……..

Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Thành viên hội đồng
Nguyễn Thành Hối

Trần Thị Bích Vân

Duyệt khoa
Trƣởng khoa Nông Nghiệp và SHƢD

ii

Võ Thị Bích Thủy



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu kết quả
trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.

Tác giả luận văn
TRẦN THẾ NGHĨA

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

 Thông tin cá nhân:
- Họ và tên: TRẦN THẾ NGHĨA
- Ngày sinh: 25 tháng 10 năm 1990
- Nơi sinh: Ômôn - Cần Thơ
- Địa chỉ liên lạc: 130/7 ấp Thới Phƣớc 2 – xã Tân Thạnh – huyện Thới Lai –
thành phố Cần Thơ
-

Số điện thoại: 01224999234

-

Họ và tên cha: Trần Thế Vinh

-


Họ và tên mẹ: Đặng Ngọc Hội

 Quá trình học:
- Năm 1996 – 2001 học sinh trƣờng Tiểu học Thới Thạnh II
- Năm 2002 – 2005 học sinh trƣờng Trung học cơ sở Thới Thạnh II
- Năm 2006 – 2008 học sinh trƣờng Trung học phổ thông Thới Lai
- Năm 2008, vào học lớp Trồng Trọt khóa 34, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng trƣờng Đại Học Cần Thơ.

Ngày

tháng

năm 2012

Ngƣời khai ký tên

TRẦN THẾ NGHĨA

iv


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
Cha, Mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn hơn ngƣời.
Thành kính biết ơn
Thầy Nguyễn Thành Hối đã tận tình hƣớng dẫn, giúp động viên và truyền đạt
cho em những kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn này.

Cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Xuân Thu và Thầy Phạm Văn Trọng Tính
cùng toàn thể quý Thầy, Cô trong khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã dìu dắt truyền đạt những kiến thức quý báo cho chúng
em trong thời gian học tập.
Chân thành biết ơn
Cô Trần Thị Kim Ba và các bạn lớp Trồng Trọt khóa 34 đã quan tâm và giúp
đỡ trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thân ái gửi về
Các bạn Phƣơng, Phƣớc, Triệu, Dệ, Lộc, Thảo, Minh, Trung, Dung, Thanh
Duy, Thức cùng tập thể lớp Trồng Trọt khóa 34 những lời chúc sức khỏe và thành
đạt trong tƣơng lai.

TRẦN THẾ NGHĨA

v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Mục lục
Danh sách hình
Danh sách bảng

vi
ix
x


Danh sách từ viết tắt
Tóm lƣợc

xii
xiii
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

2

1.1 Một số đặc điểm về cây cóc

2

1.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ

2

1.1.2 Đặc tính thực vật

3

1.1.3 Kỹ thuật trồng

4

1.2 Các đặc điểm chung về phân đạm


5

1.2.1 Các loại phân đạm

5

1.2.2 Vai trò của đạm đối với đời sống của cây

7

1.2.3 Những điều cần lƣu ý khi dùng phân đạm

7

1.3 Thành phần dinh dƣỡng và giá trị sử dụng

9

1.3.1 Thành phần dinh dƣỡng

9

1.3.2 Giá trị sử dụng

10

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN PHƢƠNG PHÁP

11


2.1 Phƣơng tiện thí nghiệm

11

2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

11

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

11

2.2 Phƣơng pháp thí nghiệm

13

2.2.1 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm

13

2.2.2 Cách trồng và chăm sóc

13

vi


2.3 Các chỉ tiêu theo dõi


14

2.3.1 Chỉ tiêu về sinh trƣởng

14

2.3.2 Chỉ tiêu về năng suất

14

2.4 Phƣơng pháp sử lý số liệu

14

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

15

3.1 Ghi nhận tổng quát

15

3.2 Ảnh hƣởng của các mức phân đạm đến

16

sự sinh trƣởng cây cóc
3.2.1 Chiều cao cây

16


3.2.2 Đƣờng kính tán

17

3.2.3 Số lá

18

3.2.4 Đƣờng kính gốc

19

3.2.5 Số cành cấp 1

20

3.2.6 Số cành cấp 2

21

3.3 Số phát hoa trên cây

22

3.4 Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm đến năng suất trái

23

vụ đầu cây cóc

3.4.1 Tổng số chùm trên cây và số trái trên một chùm

23

3.4.2 Tổng số trái trên cây và năng suất trái trên cây
25
3.4.3 Trọng lƣợng chùm trái, trọng lƣợng một trái trên chùm 26
và chiều dài chùm trái

vii


CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

29

4.1 Kết luận

29

4.2 Đề nghị

29

TÀI LIỆU THAM KHẢO

30

PHỤ CHƢƠNG


32

viii


DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Trang

1.1

Hình dạng và cấu trúc bên trong trái cóc. (Marcelin, 0., J.M. Brillouet
and S. Franquin. 2005)

4

2.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm của cóc Thái Lan trồng trong chậu tại

13

Hình

khu thực nghiệm khoa Nông Nghiệp trƣờng Đại Học Cần Thơ

ix



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

2.1

Đặc điểm khí hậu Thành phố Cần Thơ trong thời gian làm
thí nghiệm

11

2.2

Một số đặc điểm của đất và phân trùn quế và phân rơm
hữu cơ sử dụng trong thí nghiệm (Dƣơng Thị Ngọc Dệ, 2010)

12

3.1

Chiều cao cây (cm), đƣờng kính tán (cm), số lá và đƣờng kính gốc
(cm) của cóc Thái Lan bắt đầu làm thí nghiệm tại khu vực nhà

16

lƣới khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng ĐHCT
3.2


Chiều cao (cm) cây cóc Thái Lan qua các liều lƣợng N theo thời gian 17
sinh trƣởng tại khu vực nhà lƣới, khoa NN & SHƢD, trƣờng ĐHCT

3.3

Đƣờng kính tán (cm) cây cóc Thái Lan qua các liều lƣợng N theo
thời gian sinh trƣởng tại khu vực nhà lƣới, khoa NN & SHƢD,
trƣờng ĐHCT
Số lá cây cóc Thái Lan qua các liều lƣợng N theo thời gian sinh
trƣởng tại khu vực nhà lƣới, khoa NN & SHƢD, trƣờng ĐHCT

3.4

3.5

3.6

3.7

Đƣờng kính gốc (cm) cây cóc Thái Lan qua các liều lƣợng N theo
thời gian sinh trƣởng tại khu vực nhà lƣới, khoa NN & SHƢD,

18
19

20

trƣờng ĐHCT
Số cành cấp 1 của cóc Thái Lan qua các liều lƣợng N theo thời gian 21

sinh trƣởng tại khu vực nhà lƣới, khoa NN & SHƢD, trƣờng ĐHC
Số cành cấp 2 của cây cóc Thái Lan qua các liều lƣợng N theo thời
gian sinh trƣởng tại khu vực nhà lƣới, khoa NN & SHƢD, trƣờng
ĐHCT.

22

3.8

Số phát hoa của cây cóc Thái Lan qua các liều lƣợng N theo thời gian 23
sinh trƣởng tại khu vực nhà lƣới, khoa NN & SHƢD, trƣờng ĐHCT

3.8

Tổng số chùm trên cây (chùm) và số trái trên một chùm của cóc Thái
Lan qua các liều lƣợng N tại khu vực nhà lƣới, khoa NN & SHƢD,
24
trƣờng ĐHCT.

3.10

Tổng trái trên cây (trái) và năng suất trên cây (g) của cóc Thái Lan
qua các liều lƣợng N tại khu vực nhà lƣới, khoa NN & SHƢD,
trƣờng ĐHCT.

x

26



3.11 Trọng lƣợng chùm (g), trọng lƣợng một trái trên chùm (g) và chiều dài
chùm (cm) qua các liều lƣợng N của cóc Thái Lan tại khu vực nhà lƣới,
khoa NN & SHƢD, trƣờng ĐHCT.

xi

28


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐC: đối chứng
ĐHCT: đại học Cần Thơ
NN: Nông nghiệp
SHƢD: Sinh học ứng dụng
N: phân đạm
P: phân lân
K: phân kali

xii


TRẦN THẾ NGHĨA, 2012 “Ảnh hƣởng liều lƣợng phân đạm đến sinh trƣởng và
năng suất trái vụ đầu của cóc Thái Lan (Spondias mombin L.) trồng trong chậu”.
Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng
Đại Học Cần Thơ. 31 trang.
Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thành Hối
TÓM LƢỢC
Đề tài “Ảnh hƣởng liều lƣợng phân đạm đến sinh trƣởng và năng suất trái vụ

đầu cóc Thái Lan trồng trong chậu” nhằm khảo sát một số đặc điểm sinh trƣởng về
sự ảnh hƣởng của phân đạm đối với cóc Thái Lan trong giai đoạn đầu trồng trong
chậu. Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 28/09/2010 đến 28/02/2011 tại khu thực
nghiệm khoa Nông Nghiệp trƣờng Đại Học Cần Thơ. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo
khối hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức và ba lần lặp lại. Các nghiệm thức
gồm: (1) đối chứng không bón phân; (2) 50 g N/cây/6 tháng; (3) 100 g N/cây/6
tháng; (4) 200 g N/cây/6 tháng. Mỗi nghiệm thức là một chậu, mỗi chậu có kích
thƣớc 60 x 80 cm và khoảng cách 4 x 4 m.
Kết quả cho thấy: chiều cao cây, đƣờng kính tán, số lá, đƣờng kính gốc, số
cành cấp 1 của cây đều không có khác biệt qua các nghiệm thức. Số cành cấp 2 ở
nghiệm thức đối chứng là thấp nhất, các nghiệm thức 50, 100 và 200 g N/cây/6
tháng có số cành cấp 2 tƣơng đƣơng nhau (6-7 cành). Số phát hoa ở nghiệm thức
không bón đạm là thấp nhất, các nghiệm thức còn lại có số phát hoa tƣơng đƣơng
nhau. Năng suất ở nghiệm thức không bón đạm là thấp nhất (1,5 kg), ở 2 nghiệm
thức 50 và 100 g N/cây/6 tháng có năng suất tƣơng đƣơng nhau (3,5 kg) và bón ở
nghiệm thức 200 g N/cây/6 tháng cho năng suất cao nhất (3,8 kg). Tổng số trái trên
cây và số trái trên chùm ở nghiệm thức đối chứng thấp nhất, các nghiệm thức còn
lại không có khác biệt.

xiii


1

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nƣớc có nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là
về cây trồng. Riêng ĐBSCL là một trong những vùng có thế mạnh để phát triển về
cây trồng, con ngƣời ở đây cũng gắn liền với không gian và cảnh vật thiên nhiên.
Ngoài ra, do nhu cầu đời sống ngày càng cao nên việc đƣa cây xanh vào nội thất
thành phố, đô thị vừa có thể cải thiện cảnh quan thiên nhiên và môi trƣờng vừa có

thể đem lại cảm giác mát mẽ, xinh tƣơi trong khi dạo phố và sinh khí nơi ở.
Theo Nguyễn Thị Đào (2003), đối với ngƣời dân trong đô thị, cây ăn trái là
mảng xanh hữu dụng hơn cây lâm nghiệp, vừa góp phần cải thiện môi trƣờng, vừa
cho trái dùng đƣợc.
Cây xanh cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù
hợp với môi trƣờng sống: kích cỡ vừa phải, cho trái sớm, nhiều, có hoa trái thƣờng
xuyên, chất lƣợng ngon. Theo Nguyễn Văn Kế (2003), có nhiều giống cây có thể
phát triển việc trồng cây ăn trái trong chậu nhƣ: ổi tím, khế ngọt, me, táo, cam,
thanh long, cóc Thái Lan, sung, vú sữa, bƣởi, mận,… Đặc biệt là cóc Thái Lan
ngoài tác dụng trang trí nhà của, cây cảnh vừa có thể chữa bệnh. Theo Nguyễn
Ngọc Sáng (2002), quả cóc còn có khả năng làm sinh tân dịch, kích thích tiêu hóa,
giúp ăn ngon miệng.
Tuy nhiên, việc trồng làm sao để một cây ăn trái vốn to lớn phải bó mình
trong chậu kiểng nhỏ, sau đó lại đơm bông kết trái là chuyện khá khó chƣa nói đến
việc điều khiển sao để những cây có thể đơm hoa, kết thành trái và cho trái lớn. Tạo
ra những chậu kiểng ăn trái thật đẹp hoàn toàn không đơn giản nhƣng đây là lĩnh
vực có nhiều hứa hẹn đối với giới sinh vật cảnh, vì lẽ lợi ích kinh tế của nhóm kiểng
này rất cao.
Nhiều ngƣời trồng cây ăn trái trong chậu không thành công là do giống cây
không tốt, bón phân không đủ, không đúng lúc, thiếu kiến thức về cách tỉa cành,
dƣỡng trái... chƣa có chỉ dẫn phù hợp và khoa học. Vì vậy đề tài “Ảnh hưởng liều
lượng phân đạm đến sinh trưởng và năng suất trái vụ đầu cóc Thái Lan trồng
trong chậu” nhằm khảo sát một số đặc điểm sinh trƣởng về sự ảnh hƣởng của phân
đạm đối với cóc Thái Lan trong giai đoạn đầu trồng trong chậu.


2

CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÂY CÓC
1.1.1 Nguồn gốc, xuất xứ
Cây cóc đƣợc xem là có nguồn gốc tại vùng Melanesia - Polynesia và sau đó
đƣợc đến trồng tại các vùng nhiệt đới của cả Cựu lẫn Tân Thế giới. Cây khá phổ
biến tại Mã Lai (cây trồng trong vƣờn), Ấn Độ, Tích Lan. Quả cóc đƣợc bán khắp
các chợ Việt Nam. Cây gia nhập Philippines từ 1915, sau đó trồng tại Queensland
(Úc).
Cây đƣợc đƣa đến Jamaica vào năm 1782 và 10 năm sau Thuyền trƣởng
Bligh đã đƣa thêm vào đây một giống cóc khác, gốc từ Hawaii. Cây cóc cũng đƣợc
trồng tại Cuba, Haiti, Cộng Hòa Đominican, nhiều nƣớc Trung Mỹ, Venezuela.
Bộ Canh Nông Hoa Kỳ đã nhập cảng hạt giống cóc từ Liberia vào năm 1909
(tuy nhiên, theo Wester thì cóc đã đƣợc trồng tại Miami (Florida) từ 4 năm truớc
đó). Năm 1911, một số hạt giống khác đã đƣợc gửi từ Queensland (Úc) sang
Washington. Hiện nay cây cóc đang đƣợc trồng và phát triển tại Florida.
Trong các loại cóc nhƣ: Melanorrhoea usitata, Spondias cythera, Spondias
pinata, Allospondias lakonensis,… cóc Thái (Spondias mombin L.) cũng là cây ăn
trái miền nhiệt đới, cùng họ với xoài. Bản địa của cóc Thái là Trung Mỹ từ Mexico
xuống Peru, Brasil và Caribe nhƣng đã lan rộng khắp vùng nhiệt đới nhƣ châu Phi,
Ấn Độ và Nam Dƣơng. (Nguồn: www.wikipedia.org)
Thủ đô nƣớc Thái Lan Bangkok tƣơng truyền là từ chữ "makok", tiếng Thái
có nghĩa là "cóc" mà ra. Cóc hiện đang nghiên cứu trồng tại Florida (Hoa Kỳ). Hiện
ông Phạm Văn Trung ở xã Bình Phƣớc Tân – Chợ Mới – An Giang, ông Trƣơng
Văn Lửa xã An Thạnh – Chợ Mới – An Giang ..v.v.. đƣợc thƣơng lái đến tận vƣờn
hởi mua để làm dƣa. Hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới trái Cóc sẽ đƣợc cung
cấp dồi dào tại những nơi tập trung của cộng đồng Việt Nam.


3

1.1.2 Đặc tính thực vật

Tên khoa học cóc thái: Spondias mombin L.
Về phân loại khoa học, cóc Thái Lan thuộc:
Giới (regnum) : Plantae
Họ (familia) : Anacardiacae
Chi (genus) : Spondias
Loài (Species) : S . mombin
(Theo Wikipedia)
Cây cóc thuộc bộ: Sapindales, cùng họ với cây: Đào lộn hột (Anacardia
ceae). Các tên gọi: Tại Anh - Mỹ: Otaheite apple, Tahitian quince, Polynesian
plum, Jew plum . Pháp: Pomme cythere (pommier de Cythère). Ðức: Cytherea,
Tahiti -Apfel; Tây ban Nha: Cirnela dulce; Thái Lan: makok - farang; Cambodia:
mokak. (Nguồn: www.wikipedia.org)
Theo Vũ Công Hậu (2000):
Cây cóc thuộc loại cây thân mộc, cao 15-20 m, thân mập, nhẵn, màu xám
trắng, phân cành lớn, dài màu xám có nhiều lỗ bì trắng, dễ gãy. Lá kép lông chim lẻ
mọc tập trung ở đầu cành, mang 15-25 lá phụ, dạng thuôn bầu dục, đầu lá thuôn dài,
nhọn, gốc tù, lá mang 7-13 đôi lá chét dài 10-13 cm, mép lá hình răng cƣa, màu
xanh lục bóng, nhẵn, giòn, có vị chua. Vào đầu mùa khô, lá cây chuyển đổi sang
màu vàng tƣơi, rụng nhƣng rất ít, lại thêm vừa thu hoạch xong lại ra hoa ngay đó và
khoảng 20-30 ngày sao lại tiếp tục thu hoạch.
Hoa mọc thành chùm lớn dài đến 30 cm, nhỏ, màu trắng. Hoa 5 cánh thuôn
nhọn, 10 chỉ nhị mảnh, đĩa mật lớn. Bầu 5 lá noãn, 5 vòi nhụy. Thƣờng ra thành
chùm lớn ở đầu cành và trong mỗi chùm có hoa đực hoa cái và hoa lƣỡng tính. Mùa
hoa chính vào tháng 1-3 và thu hoạch quả vào tháng 6-8.
Quả thuộc quả hạch, dạng trứng dài 6-8 cm, rộng 4-5 cm. Quả trƣởng thành
có màu xanh khi chín có màu vàng hơi tối. Hình thù quả không điều đặn và mặt quả
cũng không nhẵn hẳn. Khi quả còn xanh thịt quả rất giống xoài, sấu. Thịt quả màu
vàng nhạt, nhiều nƣớc và giòn, chua chua, ngƣời ta thƣờng ngâm trong một thứ
nƣớc chấm ngọt, hơi mặn cay để ớt bán bên lề đƣờng, bán ở các tỉnh miền Đông
Nam Bộ, Nam và Trung Bộ. Hạt cứng hình bầu dục có nhiều gai dạng sợi dính chặt



4

với thịt, màu trắng, có 5-6 ô cách nhau không đều. Khi gặm hết thịt còn trơ lại hạt
và các xơ màu trắng trắng. Vỏ thân có vị chát, dùng làm thuốc chữa bệnh.

Hình 1.1 Hình dạng và cấu trúc bên trong trái cóc. (Marcelin & ctv. 2005)
Trong đó:
- Skin (vỏ), Outer mesocarp (võ giữa quả ở mép ngoài)
- Pulp (thịt quả), Stone (hột), Spine (gai hạt)
1.1.3 Kỹ thuật trồng
Theo Vũ Công Hậu (2000):
*Giống: Vì chƣa trồng trên quy mô công nghiệp nên kỹ thuật canh tác còn
sơ sài. Hiện nay ngƣời ta trồng phổ biến bằng hạt của các cây ƣu tú. Hạt mọc mầm
sau khoảng 1 tháng, ở đất có kết cấu chặt mọc lâu hơn. Tốt nên cả, chỉ nên gieo hạt
để sản xuất cây con dùng làm gốc ghép. Ngoài ra cây cóc có thể dùng làm gốc ghép
cây cóc dại (Spondias pinnata), cây giàu xoan (Spondias lakonensis = Spondias
purpurea) nhƣng ghép cóc lên cóc đảm bảo hơn cả. Theo Wester ở Philippin, tiện
nhất là ghép mắt lấy ở trên những cành đã chín (bánh tẻ) nhƣng hơi mảnh, màu
xanh, da nhẵn, và lấy mắt ở chỗ lá đã rụng. Cóc có thể nhân giống bằng cách chiết,
hoặc bằng cách cắm cành.
*Chăm sóc: Cây thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới ẩm nhƣ: đất ẩm tốt, sâu,
thoát nƣớc. Đối với những năm đầu tốt nhất nên che bớt nắng đặc biệt vào mùa khô.
Cóc rất chịu trồng xen với các loại cây ăn trái nhƣ: xoài , cam, mận, ổi, ớt… Không
thích hợp với vùng có gió to nếu trồng ở những vùng trống tốt nhất cần phải có cây
chắn gió, hoặc ở những chỗ kín gió. Riêng cóc Thái tuy dễ trồng, nhƣng muốn cho
cây phát triển tốt, trái sai, bền, ngƣời trồng phải chú ý giữ cho mặt đất khô ráo, có



5

đƣờng thoát nƣớc, tuyệt đối không để cho rễ cây bị úng. Trƣớc khi trồng cần phải
làm cho đất tơi xốp, bón lót phân chuồng, vôi, lân. Ngoài ra, cây cũng rất cần phân,
nhất là sau nhiều lần thu hoạch cần phải bổ sung thêm đạm và kali. Giống cóc
thƣờng hay bị mò và rầy trắng. Do đó ngƣời trồng cũng phải thƣờng xuyên theo dõi
và xử lý kịp thời để nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng.
* Thu hoạch: Đối với các giống cóc thƣờng khoảng 4-4,5 năm sau khi trồng
thì thu hoạch quả, riêng cóc thái chỉ khoảng 1-1,5 năm, đây cũng là đặc điểm mà
ngƣời dân ƣa chuộng và có thể phát triển rộng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thu
hoạch cóc lúc quả còn xanh (hơi cứng) hoặc lúc quả vừa chuyển màu, lúc này thịt
còn rắn và giòn. Nếu cóc quá chín, thịt sẽ mềm, có mùi chua nhiều ngƣời không
thích. Đối với cóc thái thu hoạch chủ yếu giai đoạn quả còn xanh (hơi cứng). Ngoài
ra, thị trƣờng tiêu thụ tại các siêu thị đang ƣa chuộng sản phẩm cóc thái ngâm chua
ngọt.
1.2 CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ PHÂN ĐẠM
1.2.1 Các loại phân đạm
Theo Mai Văn Quyền và ctv. (2000), nêu ra các loại phân đạm nhƣ sau
 Urea
Công thức phân CO(NH2)2, hàm lƣợng đạm 46%, màu trắng. Khi bón urea vào
đất không phải cây trồng hút trực tiếp urea mà hút dạng NH4+ và NO3- do urea
chuyển hóa thành. Urea tan nhanh là nhờ vào nƣớc hoặc hơi nƣớc chuyển hóa thành
amon carbonat và amon hydroxit theo phản ứng:
(NH2)2CO

+

2H2O

==>


(NH4)2CO3

(NH4)2CO3

+

H2 O

==>

NH4HCO3

+

NH4OH

Hai chất này lại phân ly thành ion NH4+ đƣợc cây trồng hấp thu, vi sinh vật sử
dụng hay keo đất hấp thụ hoặc chuyển thành amoniac hay nitrat theo sơ đồ sau:
NH4HCO3

==>

NH4+ +

HNO3-

NH4OH

==>


NH4+ +

OH-

NH4+

==>

NO3- ==>

N2O ==>

N2

Chính sự chuyển hóa thành amoniac và nitơ làm cho cây trồng không sử
dụng đƣợc phần đạm này và dẫn tới thất thoát. Cho nên khi sử dụng urea cần chú ý


6

những điểm sau: (1) Urea có thể dùng làm bón lót, bón thúc cho tất cả các loại cây
trồng, lƣợng bón tùy theo tuổi cây, loại cây, thời kỳ sinh trƣởng. (2) Với các loại
cây trồng cạn cần bón trộn với đất hoặc bón vùi dƣới đất, bón xa hạt giống hoặc rễ
cây non. (3) Có thể hòa tan nƣớc để phun trên lá cây trồng tùy theo tuổi cây, cây
non ở nồng độ thấp cây lớn hơn ở nồng độ cao hơn. Nhƣng cây tối đa chỉ chịu đƣợc
nồng độ 3-5%.
 Amoni sulphate (SA)
Công thức phân (NH4)2SO4, hàm lƣợng đạm 21%, màu trắng. Amon sulphate có
hàm lƣợng đạm thấp, là phân sinh lý chua do vậy không thích hợp để bón phân trên

những vùng đất chua nhất là đối với đất phèn. Thích hợp cho các loại cây có nhu
cầu lƣu huỳnh cao nhƣ cây có dầu (cây họ đậu, dừa, thầu dầu), cây họ thập tự, cây
lấy củ, cây cà phê…
Amoni sulphate thích hợp cho các loại đất kiềm, đất chua nghèo lƣu huỳnh
nhƣ đất xám, đất đỏ. Không nên bón cho đất chua, đất phèn, phèn mặn… Vì sẽ làm
cho đất chua hơn. Không nên bón tập trung với số lƣợng nhiều mà cần phải rải ra
nhiều lần, cần bón kết hợp cân đối với các loại phân khác.
 Amon nitrate (đạm 2 lá)
Công thức phân NH4NO3, hàm lƣợng đạm 35%, màu trắng. Amon nitrate thích
hợp cho các loại cây trồng cạn, nếu dùng bón cho lúa tốt nhất là vào giai đoạn cuối.
Amon nitrate dễ bị rửa trôi ở đất có nhiều nƣớc. Amon nitrate là phân đạm có cả 2
dạng: NH4+ và NO3- nên cây trồng dễ hấp thu, màu xanh tốt. Cần chú ý trong bảo
quản, tồn trữ vì dễ cháy nổ.
 Amon clorua
Công thức phân NH4Cl, hàm lƣợng đạm 26%, màu trắng. Amon clorua là loại
phân rẻ và có hiệu lực cao đối với hầu hết các loại cây trồng nhƣ: mía, bắp, lúa, cây
lấy sợi, dừa… Nhƣng không thích hợp để bón cho cây thuốc lá và sầu riêng vì nó có
thể làm giảm phẩm chất. Nhƣợc điểm phân này là: dễ hút ẩm, chảy nƣớc, hàm
lƣợng đạm thấp và clor cao, đó cũng có thể là tác nhân làm giảm chất lƣợng đất
hoặc làm cho đất chua. Mặc dù hàm lƣợng clor khá cao nhƣng trong điều kiện khí
hậu Việt Nam thì clor hầu nhƣ không bị tích lũy lại.


7

 Natri nitrate
Công thức phân NaNO3, hàm lƣợng đạm 16,48%, hàm lƣợng nitrate 27,05%.
Natri nitrate có thể dùng làm bón tốt cho một số loại cây nhƣ: bông, thuốc lá, một
số loại rau khác. Là dạng đạm nitrat nên dễ bị rửa trôi ở ruộng nƣớc. Hàm lƣợng
đạm thấp, nitrate cao do đó rất dễ làm chay đất do dƣ thừa Na nếu bón nhiều và bón

liên tục.
 Canxi nitrate
Công thức phân Ca(NO3)2, hàm lƣợng 15,5%, màu trắng tinh thể. Canxi nitrate
là loại phân kiềm sinh lý nên rất thích hợp để bón cho đất chua, đất mặn, đất phèn.
Dùng tốt cho các loại cây trồng cạn, cây trong dung dịch, cây trồng cát. Thích hợp
cho việc bón lót, bón thúc hoặc phun trên lá.
1.2.2 Vai trò của đạm đối với đời sống của cây
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các cơ
thể sống vì nó là thành phần cơ bản của các protein, chất cơ bản biểu hiện sự sống.
Đạm nằm trong nhiều hợp chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây nhƣ diệp
lục và các chất men là thành phần cơ bản của acid nuleic trong các AND, ARN của
nhân, đây cũng là nơi cƣ trú thông tin di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc
tổng hợp protein. Do vậy đạm là yếu tố cơ bản trong quá trình đồng hóa cacbon,
kích thích sự phát triển của bộ rễ và sự hút các yếu tố dinh dƣỡng khác. Cây trồng
đƣợc bón đủ đạm lá có màu xanh lá cây thẫm, cây sinh trƣởng khỏe mạnh, chồi búp
phát triển nhanh, năng suất cao. Cây ăn quả đƣợc bón đủ đạm cành quả phát triển
nhiều là cơ sở để đạt năng suất cao. Bón thừa đạm lá có màu xanh tối, thân lá mềm,
tỷ lệ nƣớc cao, dễ bị sâu bệnh, bón thừa đạm sinh trƣởng của cây bị kéo dài, chín
muộn, phẩm chất nông phẩm kém. Cây thiếu đạm lá có màu vàng, sinh trƣởng phát
triển kém, còi cọc, thậm chí rút ngắn thời gian tích lũy, hoàn thành chu kỳ sống
nhanh, năng suất thấp.
1.2.3 Những điều cần lƣu ý khi dùng phân đạm
Đạm là yếu tố hàng đầu quyết định năng suất. Cần nâng cao kỹ thuật bón
phân đạm nhằm làm tăng khả năng tiêu thụ đạm của cây trồng một cách có hiệu
quả. Khi các điều kiện để cây sinh trƣởng tốt đƣợc thỏa mãn (nƣớc, kết cấu đất, khí
hậu, dinh dƣỡng khoáng khác…) thì chính mức bón phân đạm cho phép khai thác


8


đến mức tối đa tiềm năng năng suất (Gros, 2000). Theo Vũ Hữu Yêm (1995), những
điều cần chú ý khi dùng phân đạm:
 Mục tiêu năng suất và đặc điểm sinh lý của cây
Tiềm năng năng suất thể hiện khả năng chịu đạm của cây, thí nghiệm và thực
tiễn sản xuất lúa ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy muốn đạt 5 tấn thóc/ha phải cung
cấp cho lúa từ 90-120 kgN. Để cây có thể hấp thụ đƣợc lƣợng đạm bón thì phải căn
cứ vào đặc điểm sinh lý của cây. Các loại cây trồng giai đoạn đầu điều cần đƣợc
bón nhiều đạm để mở rộng diện tích quang hợp. Khi cây chuyển từ giai đoạn dinh
dƣỡng sang giai đoạn sinh thực thì nhu cầu đạm của cây ít hơn.
 Đặc tính của phân, thành phần hóa học của phân và sự chuyển hóa của
phân khi bón vào đất
Đối với các loại phân đạm sinh lý chua, gây chua đất nhƣ (NH4)2SO4 hay
NH4Cl nếu bón liên tục bón với số lƣợng lớn phải kiểm tra độ chua và bồi dƣỡng
vôi vào đất. Bón kết hợp với phân hữu cơ cũng làm giảm tác hại của các loại phân
chua. Nếu bón liên tục phân đạm mà không bồi dƣỡng chất hữu cơ cho đất bằng
cách vùi trả lại tàn thể thực vật phân hữu cơ, nhất là loại phân đạm gây chua hay
kiềm thì làm cho đất bị thoái hóa, bón đạm tiếp theo không có hiệu quả.
Bón đạm phải tính đến các ion, đi kèm ion phân đạm. Phân sulphat đạm có
ion SO42- có hiệu lực cao hơn các loại phân khác ở đất thiếu lƣu huỳnh và cần cho
cây có nhu cầu lƣu huỳnh cao. Phân sulphat đạm bón cho đất yếm khí, nghèo sắt lại
dễ hình thành H2S độc cho cây. Phân clorua amon có gốc Cl- lại không tốt đối với
thuốc lá và khoai tây vì nó làm giảm chất lƣợng sản phẩm thu hoạch. Phân ure phải
đợi chuyển hóa thành amon cacbonat mới có tác dụng.
 Trong quá trình sử dụng không nên trộn phân đạm có gốc amon với vôi,
tro hoặc các loại phân có phản ứng kiềm
Bón vôi xong không nên bón phân có gốc amon ngay mà phải đợi cho vôi
phản ứng đều với đất rồi mới bón. Hiệu suất phân đạm phụ thuộc vào giống cây
trồng, đặc điểm kỹ thuật canh tác, việc phối hợp phù hợp với các loại phân khác
(phân hữu cơ, lân, kali, phân vi lƣợng) và điều kiện môi trƣờng. Nên khi đánh giá
và quyết định biện pháp bón phân đạm phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố đó mới bón

đạm có hiệu quả cao.


9

1.3 THÀNH PHẦN DINH DƢỠNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
1.3.1 Thành phần dinh dƣỡng
Theo Vũ Công Hậu (2000) :
Trong quả cóc có chứa thành phần và tỷ lệ nhƣ:
Đƣờng

8 – 10,5%

Protein

0,5 – 0,8%

Lipit

0.3 – 1,8%

Xenlulô

0,9 – 3,6%

Chất tro

0,4 – 0,7%

Acid


0,4 – 0,8%

Tỷ lệ đƣờng axit vào khoảng 15 chỉ vào loại ngọt trung bình. Ngoài ra, trong
100g quả ăn đƣợc còn có chứa: Chất đạm 0,5-0,8 g, chất béo 0,28-1,79 g, chất
carbohydrate 1,2-9,5 g (chất xơ = fiber), calcium 0,42 g, sắt 0,02 g, vitamin C 42
mg, Magnesium 0,2 g, Phosphorus 0,51 g, Potassium 2 g, kẽm 1,9 mg, BetaCarotene 16 mg, Niacin 105 mg, Riboflavine 1,5 mg.
Ngoài thành phần dinh duỡng trên, một số bộ phận khác còn chứa:
Chất nhựa nhƣ keo trong màu vàng chứa những đƣờng hữu cơ nhƣ: Dgalactose, D-xylose, L-arabinose, L-fucose, L-rhamnose; và còn có mono-methylglucuronic acid.
Hạt chứa nhiều khoáng chất nhƣ: Calcium, Magnesium, Phosphorus,
Potassium, Sulfur.
Nghiên cứu tại ĐH Cameroun, phối hợp với Trung Tâm Nghiên cứu Nantes
(Pháp) phân chất vỏ của quả cóc (thƣờng bị vất bỏ) ghi nhận Vỏ cóc chứa 9-30%
pectin, uronic acid (557-727 mg/g trọng lƣợng khô), đƣờng trung tính 9125-158
mg/g. Sản lƣợng pectin cao nhất khi trích bằng dung dịch oxalic acid/ammonium
oxalate, đồng thời pectin lấy đƣợc có trọng khối cao, độ methyl hóa tốt nên có thể
dùng trong công nghiệp thực phẩm. (Nguồn: />

10

1.3.2 Giá trị sử dụng:
Về phƣơng diện dinh dƣỡng quả cóc thƣờng đƣợc đánh giá là kém hơn xoài,
tuy nhiên nếu để quả chín đúng độ thì vị khá ngon. Quả xanh (lúc còn cứng) có vị
hơi chua, giòn, nhiều nƣớc, khá thơm thoảng mùi của dứa, nhƣng nếu để mềm thì
thành hơi nhão và khó cắt. Quả xanh có thể chế tạo thành sauce (nƣớc sốt), ngâm
giấm. Lá non có vị hơi chua đƣợc dùng làm salad (gỏi). Tại Indonesia, lá đƣợc hấp
chín làm rau ăn với cá khô.
Tại Trinidad và Tobago (Tây của Ấn Độ), các nhà sản xuất thực phẩm đã
dùng nƣớc ép từ quả cóc pha trộn trong một loại yoghurts (từ sữa bò). Loại yoghurts
này đƣợc đánh giá về hƣơng vị, khẩu vị khá cao và đƣợc xem là một nguồn cung

cấp rất tốt về phosphorus và chất đạm. Ngoài ra, cóc còn dùng để chế mức, nấu
compốp...
Vỏ thân cây dùng trị bệnh tiêu chảy, làm lành vết thƣơng. Ngoài ra khi bị đau
họng chỉ cần chấm thịt quả cóc với muối, nhai thật kỹ, nuốt từ từ là sẽ hết đau. Tại
Ấn Độ, cóc chua (Spondias pinnata) đƣợc gọi là ambra, jangli am. Vỏ cây dùng trị
đau bao tử, kiết lỵ; hay nghiền nát trộn nƣớc đắp trị đau khớp xƣơng và thấp khớp.
Quả dùng trị yếu tiêu hóa do mật. Nƣớc sắc từ lá dùng trị xuất huyết. Rễ dùng điều
hòa kinh nguyệt. (Theo VnExpress.net)


×