Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

ẢNH HƯỞNG sự lưu tồn bã bùn và bã mía kết hợp với nấm TRICHODERMA đến NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT QUÝT ĐƯỜNG(Citrusreticulata blanco) tại HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


CHAU ĐA

ẢNH HƯỞNG SỰ LƯU TỒN BÃ BÙN VÀ BÃ MÍA
KẾT HỢP VỚI NẤM TRICHODERMA
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
QUÝT ĐƯỜNG (Citrus reticulata Blanco)
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CẦN THƠ - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


LUẬN VĂN KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

ẢNH HƯỞNG SỰ LƯU TỒN BÃ BÙN VÀ BÃ MÍA
KẾT HỢP VỚI NẤM TRICHODERMA
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
QUÝT ĐƯỜNG (Citrus reticulata Blanco)
TẠI HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG

Cán bộ hướng dẫn


Sinh viên thực hiện

PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ

Chau Đa

ThS. Bùi Thị Cẩm Hường

MSSV: 3083315
Lớp: Trồng Trọt 34

CẦN THƠ - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

..........................................................................................................................

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng sự lưu tồn bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Trichoderma đến
năng suất và phẩm chất quýt Đường (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang”.
Do sinh viên Chau Đa thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày 17 tháng 05 năm 2012
Cán bộ hướng dẫn


PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ

ThS. Bùi Thị Cẩm Hường

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

..........................................................................................................................

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng sự lưu tồn bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Trichoderma đến
năng suất và phẩm chất quýt Đường (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Phụng
Hiệp, tỉnh Hậu Giang”.
Do sinh viên: Chau Đa thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày 17 tháng 05 năm
2012.
Luận văn đã được hội đồng chấp nhận và đánh giá ở mức:…………………………..
Ý kiến hội đồng:………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………...
.......................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Thành viên Hội đồng
Thành viên 1

Thành viên 2


Thành viên 3

-------------------------

------------------------

------------------------

DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

iii


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng,
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của các con.
Thành kính ghi ơn,
PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ và ThS. Bùi Thị Cẩm Hường đã tận tụy hướng
dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn
này.
Chân thành biết ơn,
Gia đình Ông Lê Văn Núi đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành thí nghiệm.
Thầy Nguyễn Hồng Phú, thầy Bùi Văn Tùng, cô Trần Thị Bích Vân, tất cả
quý thầy cô Bộ Môn Khoa Học Cây Trồng, chị Giang, chị Thoa, chị Xuyên, chị
Nguyên, các anh chị cao hoc khóa 17, anh Châu, anh Huỳnh Anh lớp Trồng Trọt
khóa 33, các bạn Võ Thị Tú Trinh, Ngô Văn Dựng, Nguyễn Minh Luân, Trần Thị
Tuyết Phủ và các bạn khác đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.

Thân gởi về,
Cô Nguyễn Thị Xuân Thu (cố vấn lớp trồng trọt khóa 34) và các bạn sinh
viên Trồng Trọt khóa 34 lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong tương lai.
Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc nhất!

iv


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
.………….

I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Chau Đa

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/05/1988

Dân tộc: Khmer

Nơi sinh: Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
Quê quán: Ấp Pô Thi, xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
E-mail:

II.

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học

Thời gian đạo tạo từ năm 1996 đến năm 2001.
Trường: Tiểu Học “A” An Cư.
Địa chỉ: Xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
2. Trung học cơ sở
Thời gian đạo tạo từ năm 2001 đến năm 2005
Trường: Trung Học Cơ Sở An Cư
Địa chỉ: Xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
3. Trung học phổ thông
Thời gian đạo tạo từ năm 2005 đến năm 2008
Trường: Trung học phổ thông Dân Tộc Nội Trú An Giang
Địa chỉ: Xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
4. Đại học
Thời gian đạo tạo từ năm 2008 đến năm 2012
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Chuyên ngành: Trồng Trọt - Khóa 34
Cần Thơ, ngày 17 tháng 05 năm 2012
Người khai ký tên
v


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của chính bản thân. Các số liệu, kết quả
thu thập trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào trước đây.

Tác giả luận văn

Chau Đa


vi


CHAU ĐA, 2012. “Ảnh hưởng sự lưu tồn bã bùn và bã mía kết hợp với nấm
Trichoderma đến năng suất và phẩm chất quýt Đường (Citrus reticulata Blanco)
tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt,
khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ, 52 trang.
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ & ThS. Bùi Thị Cẩm Hường

TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng sự lưu tồn bã bùn và bã mía kết hợp với nấm
Trichoderma đến năng suất và phẩm chất quýt Đường (Citrus reticulata Blanco) tại
huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”, được thực hiện từ tháng 05 năm 2011 đến
tháng 12 năm 2012, nhằm xác định khả năng lưu tồn ở các liều lượng bón bã bùn và
bã mía đến năng suất và phẩm chất quýt Đường ở năm thứ 2.
Thí nghiệm được bố trí từ năm thứ nhất và được tiếp tục khảo sát sự lưu tồn
bã bùn và bã mía kết hợp với nấm Trichoderma ở năm thứ hai. Thí nghiêm được bố
trí theo thể thức khối ngẫu nhiên hoàn toàn bao gồm 5 nghiệm thức là 5 liều lượng
phân bã bùn và bã mía (với tỷ lệ 3:1): 0, 20, 30, 40 và 50 tấn/ha (có kết hợp chế
phẩm Trichoderma) với 4 lần lặp lại (mỗi lần lặp lại có 40 m2: 10 cây, khoảng cách
giữa 2 cây là 2 m, chiều rộng của liếp là 4 m). Tổng diện tích thí nghiệm 800 m2,
tổng số lô là 20. Mỗi nghiệm thức chọn 3 cây, các chỉ tiêu được phân tích mỗi lần
lặp lại phân tích 3 trái/cây (trái đồng đều, có kích cỡ trung bình) để lấy giá trị trung
bình đối với các chỉ tiêu về phẩm chất bên ngoài, riêng các chỉ phân tích chất lượng
(Brix, vitamin C, pH,…) trộn dịch 3 trái/cây lại rồi phân tích.
Kết quả thí nghiệm cho thấy lượng lưu tồn của bã bùn và bã mía kết hợp với
nấm Trichoderma giữa các liều lượng bón đều làm gia tăng năng suất và phẩm chất
trái quýt Đường ở năm thứ 2. Đạt các giá trị cao nhất khi bón bã bùn và bã mĩa ở
liều lượng 30 tấn/ha: Năng suất đạt 31,2 kg/cây; chiều cao trái đạt 6,19 cm; đường
kính trái đạt 7,01 cm; trọng lượng đạt 164,0 g; trọng lượng vỏ đạt 24,3 g; độ dầy vỏ

trái đạt 2,25 mm; pH dịch trái đạt 4,30, vitamin C đạt 44,4 mg/100 g và hột chắc là
15,0 hột/trái. Nhưng không làm gia tăng độ Brix trái (8,33%).

vii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ .....................................................................................................iv
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP ....................................................................................v
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................vi
TÓM LƯỢC ......................................................................................................vii
MỤC LỤC ........................................................................................................viii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................xi
DANH SÁCH BẢNG.........................................................................................xiii

MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................................3
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CÓ MÚI .........................................................................3
1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây có múi .....................................................3
1.1.2 Phân loại ................................................................................................3
1.1.3 Cây quýt Đường .....................................................................................4
1.1.4 Giá trị dinh dưỡng của cây có múi..........................................................4
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÓ MÚI ........................................................5
1.2.1 Trên thế giới...........................................................................................5
1.2.2 Trong nước.............................................................................................5
1.3 PHÂN HỮU CƠ..............................................................................................6
1.3.1 Khái niệm...............................................................................................6
1.3.2 Đối với đặc tính hóa học đất...................................................................7

1.3.3 Đối với đặc tính lý học đất......................................................................8
1.3.4 Đối với đặc tính sinh học đất ..................................................................9
1.3.5 Phân hữu tác động trực tiếp đến cây trồng ..............................................9
1.4 NẤM TRICHODERMA .................................................................................10
1.4.1 Đặc điểm về nấm Trichoderma.............................................................10
1.4.2 Cơ chế tác động của nấm đối kháng Trichoderma spp. .........................12

viii


1.4.3 Công dụng của nấm đối kháng Trichoderma spp. ................................ 12
1.5 NHỮNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN HỮU CƠ...........14
1.6 SƠ LƯỢC HUYỆN PHỤNG HIỆP, TỈNH HẬU GIANG .............................16
1.6.1 Tình hình sản xuất cây có múi tại tỉnh Hậu Giang ......................................... 16
1.6.2 Vị trí địa lý, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang ..................................18
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................19
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THÍ NGHIỆM .................................................19
2.1.1 Thời gian.............................................................................................. 19
2.1.2 Địa điểm...............................................................................................19
2.2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..................................19
2.2.1 Phương tiện thí nghiệm ........................................................................19
2.2.2 Phương pháp thí nghiệm.......................................................................21
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU...........................................................................................25
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................................26
3.1 CHIỀU CAO VÀ ĐƯỜNG KÍNH TRÁI .......................................................26
3.1.1 Chiều cao trái .......................................................................................26
3.1.2 Đường kính trái ....................................................................................27
3.2 TRỌNG LƯỢNG TRÁI ................................................................................28

3.3 TRỌNG LƯỢNG VỎ TRÁI..........................................................................29
3.4 ĐỘ DẦY VỎ TRÁI ......................................................................................30
3.5 ĐỘ KHÁC MÀU VỎ TRÁI ..........................................................................31
3.6 SỐ MÚI, HỘT CHẮC, HỘT LÉP VÀ TỔNG SỐ HỘT ................................ 33
3.6.1 Số múi..................................................................................................32
3.6.2 Hột chắc ...............................................................................................33
3.6.3 Hột lép .................................................................................................34
3.6.4 Tổng số hột ..........................................................................................35
3.7 ĐỘ BRIX ......................................................................................................36
3.8 pH DỊCH TRÁI VÀ HÀM LƯỢNG VITAMIN C ........................................37
ix


3.8.1 pH dịch trái ..........................................................................................37
3.8.2 Hàm lượng vitamin C ...........................................................................38
3.9 NĂNG SUẤT................................................................................................ 40
3.10 ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN ...........................................................................41
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................43
4.1 Kết luận.....................................................................................................43
4.2 Đề nghị......................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................44
PHỤ CHƯƠNG

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tựa hình

Trang

1.1

Vị trí địa lí huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

18

3.1

Chiều cao trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã bùn và
bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liều lượng khác nhau
tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

26

3.2

Đường kính trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã bùn
và bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liều lượng khác nhau
tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

27

3.3

Trọng lượng trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã bùn
và bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liều lượng khác nhau

tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

28

3.4

Trọng lượng vỏ trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã
bùn và bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liều lượng khác
nhau tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

30

3.5

Độ dầy vỏ trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã bùn
và bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng khác nhau
tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

31

3.6

Độ khác màu vỏ trái của quýt Đường qua các nghiệm thức bón
bã bùn và bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng
khác nhau tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

32

3.7


Số hột chắc của trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã
bùn và bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng khác
nhau tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

34

3.8

Tổng số hột của trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã
bùn và bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng khác
nhau tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

35

xi


3.9

pH trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã bùn và bã
mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng khác nhau tại
huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

37

3.10

Hàm Vitamin C trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã
bùn và bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng khác
nhau tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.


39

3.11

Năng suất trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã bùn và
bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng khác nhau
tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

40

3.12

Thang điểm đánh giá cảm quan trái quýt Đường qua các
nghiệm thức bón bã bùn và bã mía kết hợp với Trichoderma ở
các liệu lượng khác nhau tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

42

xii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1.1


Thành phần dinh dưỡng của một số trái cây có múi

5

2.1

Thành phần bã bùn mía của nhà máy đường Phụng Hiệp
(Công Ty Mía Đường Cần Thơ, 2006).

20

2.2

Cách bố trí nghiệm thức

21

2.3

Thang đánh giá một số đặc điểm bên ngoài của trái quýt
Đường (Nguyễn Thị Kiều, 2008)

23

3.1

Số múi trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã bùn và bã
mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng khác nhau tại
huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.


33

3.2

Số hột lép của trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã
bùn và bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng khác
nhau tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

35

3.3

Độ Brix trái quýt Đường qua các nghiệm thức bón bã bùn và
bã mía kết hợp với Trichoderma ở các liệu lượng khác nhau
tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang.

36

xiii


MỞ ĐẦU

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng đất giàu tiềm năng thích
hợp cho việc phát triển ngành trồng cây ăn trái. ĐBSCL có những vùng phù sa nước
ngọt quanh năm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng trong đó nhóm cây thuộc họ
cam quýt chiếm số lượng khá lớn với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cam Sành
Tam Bình, bưởi Năm Roi Bình Minh, bưởi Da Xanh Cái Mơn, chợ Lách (Bến Tre),
quýt Tiều Lai Vung (Đồng Tháp) (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2004). Tuy

nhiên, trình độ canh tác của nông dân chưa cao, chỉ chú trọng nhiều vào phân vô cơ.
Kết quả nghiên cứu về đất vườn trồng cây ăn trái cho thấy hàm lượng chất hữu cơ
rất nghèo, đất bị nén dẽ, nghèo dinh dưỡng, vi sinh vật kém phát triển. Vì vậy cung
cấp hữu cơ và phân xanh giúp cải thiện một cách có ý nghĩa các tính chất bất lợi
trên (Võ Thị Gương và ctv., 2004).
Tuy nhiên, đất tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang chứa nhiều sét, bị chặt
và kém thông thoáng nên dễ sinh bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium sp. Bên
cạnh đó, với tập quán canh tác của nông dân chưa áp dụng đúng các kỹ thuật canh
tác thâm canh như bón thêm phân hữu cơ, vôi,… cho loại cây trồng này. Trong khi
đó, nhiều vùng khác có điều kiện về độ phì nhiêu của đất, có nước ngọt phù sa và có
đê bao ngăn lũ hoàn chỉnh cho phép thâm canh cây quýt Đường đã trở thành những
vùng chuyên canh nổi tiếng như cam Sành Tam Bình, quýt Hồng Lai Vung, bưởi
Năm Roi Bình Minh,… (Nguyễn Bảo Vệ, 2007). Hiện nay, các nhà máy đường ở
Hậu Giang hằng năm cho ra rất nhiều bã bùn mía. Chỉ riêng hai nhà máy đường Vị
Thanh, Phụng Hiệp lượng mía tiêu thụ hằng năm ở mỗi nhà máy khoảng 300 ngàn
tấn thì lượng bã bùn thải ra khoảng 10 ngàn tấn (Niêm giám thống kê, 2001), đây là
nguồn phân hữu cơ có tác dụng rất tốt trong cải tạo cấu trúc đất và làm phong phú
thêm phần dinh dưỡng cho cây trồng. Theo Lâm Phúc Hải (2011), bón bã bùn và bã
mía kết hợp với nấm Tricoderma ở liều lượng 30 tấn/ha đạt các giá trị cao nhất lần
lượt là: Trọng lượng trái (154 g); tỷ lệ vỏ/trái (8,6%); chiều cao (6,25 cm) và đường
kính trái (6,88 cm), độ Brix (9,43%), năng suất (28,4 kg/cây).


Do đặc tính của phân hữu cơ là thời gian phân hủy kéo dài và tác dụng
chậm,… Vì vậy, chúng tôi tiếp tục tiến hành thí nghiệm “Ảnh hưởng sự lưu tồn bã
bùn và bã mía kết hợp với nấm Trichoderma đến năng suất và phẩm chất quýt
Đường (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”,
nhằm: xác định khả năng lưu tồn ở các liều lượng bón bã bùn và bã mía đến năng
suất và phẩm chất quýt Đường ở năm thứ 2.


2


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY CÓ MÚI
1.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây có múi
Nhóm cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) được trồng ở các nước trong khu
vực từ 350 Nam và 350 vĩ độ Bắc bán cầu. Theo Aleixos và ctv. (1970) trung tâm
phát sinh của cây có múi bao gồm các phần phía Đông Ấn Độ kéo dài sang miền
Nam của Trung quốc, qua Nhật Bản xuống đến Úc. Riêng quýt được trồng ở Trung
Quốc và Nhật rất sớm. Cây quýt đầu tiên được mang tới Anh vào năm 1805 và
được trồng phổ biến nơi đây đến vùng Địa Trung Hải.
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1999) cây quýt Đường không biết được
trồng ở Đồng Bằng sông Cửu Long từ bao giờ và có phải nhập từ Thái Lan hay
không, vì quýt Đường trước đây được gọi là quýt Xiêm do trái lúc còn non ít chua
nên người dân Chợ Lách chở cây giống đem bán gọi là quýt Đường. Ở Thái Lan trái
quýt giống như quýt Đường của Việt Nam được ép bán nước quả tươi ở chợ rất phổ
biến (Trần Thị Bích Vân, 2008).
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003), một số loài cây có múi có
nguồn gốc ở Đông Nam Á, trong đó sự phát sinh của một vài loài cây có múi cũng
như những loại cùng họ được phân bố từ biên giới Đông Bắc của Ấn Độ qua Miến
Điện và một vùng phía Nam của đảo Hải Nam. Theo Trần Thế Tục và ctv. (1998)
nghề trồng cam quýt đã xuất hiện ở Trung Quốc cách đây từ 3000-4000 năm. Theo
Vũ Công Hậu (1996), cho rằng không xác định được quýt Đường được trồng ở Việt
Nam thời gian nào.
1.1.2 Phân loại
Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2003), quýt Đường thuộc giống
Citrus, nhóm nhỏ Eucitrus, họ Rutaceae và họ phụ Aurantioideae. Oiyama và

Okudai (1988), cũng cho rằng hầu hết các loài cam quýt được trồng phổ biến hiện


nay đều ở thể lưỡng bội (2n=18). Ở Việt Nam qua khảo sát so sánh số lượng nhiễm
sắc thể của các loài cam, chanh của Việt Nam Thiều Thị Tạo (1996) cũng kết luận
rằng nhóm cây có múi có thể lưỡng bội 2n = 18. Cũng theo Phùng Thị Thanh Tâm
(2005), trên cây quýt Đường có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 18.
1.1.3 Cây quýt Đường
Quýt Đường là một trong các giống quýt ngon được trồng phổ biến tại các
tỉnh thành phía Nam: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang,… và một số
tỉnh miền Đông Nam Bộ. Điểm đặc trưng để phân biệt giữa quýt và các giống cây
có múi khác là đặc tính vỏ mỏng và dễ bóc. Quýt Đường thường cho trái thu hoạch
tập trung vào dịp tết Nguyên Đán. Trái chín có màu vàng xanh, vị ngon ngọt nên
được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Tán cây hình cầu hơi vươn cao, chiều cao
có thể đạt 4,5-5 m đối với cây 10 năm tuổi, cành phân bố điều. Lá nhỏ, mỏng, phiến
lá có hình elip. Trên mỗi đầu cành thường mang 1-3 hoa, hoa nhỏ có màu trắng,
thuộc loại hoa đủ gồm có đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy. Năng suất khoảng 80
kg/cây/năm (cây 10 năm tuổi). Trái có hình cầu, vỏ mỏng có màu xanh khi chín và
dễ bóc, trọng lượng 123 g/trái, tép màu vàng cam, nhiều nước, vị ngon ngọt không
chua (độ brix 9,5-10,5%), mùi thơm, số hột biến động trong khoảng 8-10 hột/trái.
Cây có khả năng cho trái sau khi trồng 2-2,5 năm (cây ghép). Từ khi ra hoa đến thu
hoạch trái khoảng 8-9 tháng, tập trung từ tháng 10-1 dương lịch (Nguyễn Minh
Châu, 2009).
1.1.4 Giá trị dinh dưỡng của trái cây có múi
Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994) trái cam quýt thường được sử dụng
rộng rãi vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhất là vitamin C.
Trái cam quýt thường có vị chua nhẹ và hơi đắng (bưởi) giúp máu dễ tuần hoàn. Vỏ
ngoài của trái giàu pectin được sử dụng để làm mứt, kẹo, làm thuốc nam hay trích
lấy tinh dầu. Trái được chế biến thành nhiều loại sản phẩm như: nước giải khát,
xirô, rượu bổ,…(Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003) (Bảng 1.1).


4


Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của một số trái cây có múi
Loại
trái

Nước
(%)

Tro
(%)

Protein
(%)

Carbohydrat Xơ
(%)
(%)

Năng
lýợng
(%)

Muối khoáng
(mg/100g)
Ca

P


Fe

Cam

87,5

0,5

0,5

8,4

1,4

43

34

23

0,4

Chanh

87,5

0,5

0,3


3,6

1,3

18

40

22

0,6

Quýt

88,5

0,6

0,4

8,6

0,8

43

35

17


0,4

Bưởi

83,4

0,4

0,5

15,3

0,7

59

30

19

0,7

1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÓ MÚI
1.2.1 Trên thế giới
Theo Vũ Công Hậu (2000), vị trí các nước sản xuất nhiều trái có múi nhất,
cũng thay đổi. Trước đây (1963) sản xuất nhiều nhất là Mỹ (5,7 triệu tấn) rối tới
Brazil (2,3 triệu tấn), Tây Ban Nha (2,0 triệu tấn). Năm 1990 đứng đầu là Brazil (15
triệu tấn) rối tới Mỹ (9 triệu tấn), Trung Quốc (4 triệu tấn). Trước đây cam quýt sản
xuất chủ yếu ở các vùng Á nhiệt đới ở vào Vĩ tuyến 30 -350 (Mỹ, vùng Địa Trung

Hải, Brazil, Achentina), hiện nay sản xuất ở các vùng nhiệt đới đã tăng lên gần bằng
ở các vùng Á nhiệt đới. Một số nguyên nhân là những biện pháp kỹ thuật khai thác
điều kiện tự nhiên ở các vùng nhiệt đới đã có tiến bộ, những khó khăn do giá rét gây
ra ở các vùng Á nhiệt đới cũng ngày càng thấy rõ hơn. Quan trọng nữa là dân số ở
các nước nhiệt đới tăng nhanh, điều kiện kinh tế được cải thiện cũng làm cho tiêu
thụ cam quýt ở đây tăng nhanh và sản xuất cam quýt cũng phải tăng để tăng đáp
ứng nhu cầu đó. Cam quýt là loại cây ăn trái quan trọng, chiếm sản lượng 107 triệu
tấn trên toàn thế giới (FAO, 2005). Theo Nguyễn Danh Vàn (2006), quýt Đường
được trồng khá phổ biến, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, trái to, khi chín vỏ trái
có màu xanh vàng, vỏ mỏng, nhiều nước, mùi rất mềm, ít hột, giá trị kinh tế cao.
1.2.2 Trong nước
Trong thập niên vừa qua (1985-1995), ngành sản xuất cây có múi vươn lên
một cách đáng kể, nhu cầu tăng vọt từ 48 triệu tấn đến 80 triệu tấn (tốc độ tăng hàng
năm là 8,7%), diện tích cây có múi trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm

5


68% tổng diện tích cây có múi của cả nước, sản lượng đạt 79,4% sản lượng cả nước
Việt Nam (Niên giám thống kế, 1996). Trong đó, cam chiếm phần lớn thị trường
qua việc cung ứng cho công nghiệp nước giải khát, kể đến là quýt, chanh, sau cùng
là bưởi. Diện tích trồng cây có múi ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2003 là
40.000 ha với sản lượng 658.641 tấn (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ), được trồng tập trung ở các tỉnh
Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ,…(Nguyễn Minh Châu, 1998). Dự kiến
năm 2010, tổng diện tích cây có múi ở Việt Nam là 200.000 ha đạt năng suất 10
tấn/ha với tổng sản lượng là 2 triệu tấn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003).
Sản xuất cây có múi ở Việt Nam có đặc điểm là diện tích trồng không tập trung, nhỏ
lẻ từng hộ gia đình, nhà nước đầu tư chưa đúng. Bên cạnh đó, cây có múi rất phong
phú, đa dạng và trải dài cả nước tới 15 độ vĩ tuyến nên mỗi vùng có những giống

đặc trưng.
1.3 PHÂN HỮU CƠ
1.3.1 Khái niệm
Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999), phân hữu cơ là
các loại chất hữu cơ sau khi vùi vào đất, phân hủy và có khả năng cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng. Quan trọng hơn nữa là phân hữu cơ có khả năng cải tạo
đất rất tốt. Theo Đỗ Thanh Ren và ctv. (2004) phân hữu cơ là tên gọi chung cho các
loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa thực vật, phân
chuồng, phân rác và phân xanh. Lê Văn Khoa và ctv. (1996) đưa ra một định nghĩa
khác nhau, phân hữu cơ được gọi là những chất tươi hay đã hoai có nguồn gốc động
thực vật bón vào đất để tăng năng suất cây trồng và tăng độ phì của đất, bao gồm;
phân chuồng, than bùn, phân chim, phân rác, phân xanh. Như vậy nguồn cung cấp
chất hữu cơ cho đất phần lớn là xác bã và chất thải của thực vật và động vật (Lê
Văn Căn, 1979). Theo Lê Văn Tri (2002), phân hữu cơ vi sinh là phân trộn cơ học
giữa phân vi sinh và phân hữu cơ. Phân hữu cơ vi sinh chủ yếu là dùng để bón lót
hoặc dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh.

6


1.3.2 Đối với đặc tính hóa học đất
Nhiều nghiên cứu cho thấy chất hữu cơ ảnh hưởng rất lớn đến đặc tính hóa
học đất. Một cách trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dinh
dưỡng của đất:
Tác động trực tiếp: Theo nghiên cứu của Jenkinon (1988), thành phần các
nguyên tố trong chất hữu cơ đặc biệt là C, N, P, S, tỷ số C:N giữa C hữu cơ và N
hữu cơ dường như không thay đổi ở hầu hết các loại đất, thường dao động từ 10-14.
Một sự bất biến tương tự đó là tỷ số giữa C hữu cơ và S hữu cơ khoảng 7-8. Mặt
khác, C hữu cơ trong đất ít liên kết với P hữu cơ trong đất hơn so với N hữu cơ và S
hữu cơ trong đất. Hơn nữa, P hữu cơ ít được khoáng hóa một cách dễ dàng so với P

vô cơ sẵn có, điều này xảy ra tương tự với N, S hữu cơ so với N, S vô cơ. Nguyên
nhân có thể là do phần lớn P hữu cơ trong đất hiện diện ở dạng inositol phosphates
khá bền (Tate, 1987). Sự kết hợp của N, S thành những dạng hữu cơ sẽ làm sự rửa
trôi các nguyên tố do thấm lâu, sự khoáng hóa chậm của N, S, P xảy ra cùng lúc
trong phạm vi nhu cầu của cây trồng.
Tác động gián tiếp: Vai trò tích cực của chất hữu cơ trong việc trao đổi
cation (CEC), điều này đặc biệt quan trọng đối với đất cát, nơi mà chất hữu cơ đóng
vai trò cực kỳ quan trọng đến CEC của đất (Willett, 1994). Mùn có khả năng tạo
phức với nhôm làm giảm nhôm trao đổi và nhôm hòa tan trong dung dịch do đó hạn
chế khả năng gây độc của nhôm đối với cây trồng (Hargrove và Thomas, 1981; Bell
và Edwards, 1987).
Chất hữu cơ còn là nhân tố tích cực tham gia vào chuyển hóa lân trong đất từ
dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu, hữu dụng cho cây trồng (Nguyễn Thị Thúy và ctv.,
1997). Mặt khác, chất hữu cơ còn có tác dụng đệm trong hầu hết các loại đất (Đỗ
Thị Thanh Ren, 1999), hay tạo phức chất hữu cơ - khoáng để khắc phục các yếu tố
độc hại trong đất (Lê Văn Khoa và ctv., 1996). Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và
Nguyễn Ngọc Nông (1999), phân hữu cơ khi bón vào đất, sau khi khoáng hóa sẽ
cung cấp thêm các chất khoáng làm phong phú thêm thành phần dinh dưỡng cho
cây và sau khi mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi các ion trong đất.

7


Theo Lưu Văn Tưởng và ctv. (2006) acid humic là nguồn năng lượng dự trữ
các chât dinh dưỡng vi lượng, đa lượng, điều hòa và kích thích các quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Đồng thời là tác nhân quan trọng chi phối các
tính chất hóa học và lý học của đất. Chính sự hiện diện của các nhóm chức OH,
COOH, phenol, quinon, hydroxyquinon, vòng và dị vòng thơm, các nhóm amin,
amid,… trong phân tử acid humic là lời giải thích tại sao chất này lại có những hoạt
tính đặc biệt như vậy. Theo Hoàng Minh Châu (1998), bón phân hữu cơ cho các

loại đất khoáng có thể làm gia tăng độ hữu dụng của các chất lân trong đất.
1.3.3 Đối với đặc tính lý học đất
Chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến tính chất vật lý của đất. Một trong
những ảnh hưởng quan trọng là hình thành cấu trúc và duy trì độ bền cấu trúc đất
(Cochrane và Aylmore, 1994; Thomas và ctv., 1996). Theo nghiên cứu của Đỗ Thị
Thanh Ren (1998) đã cho thấy, thông qua hoạt động của vi sinh vật chất hữu cơ
phân hủy biến thành mùn, mùn có khả năng liên kết những hột đất phân tán làm cho
đất có cấu trúc tốt, thoáng khí, tăng độ xốp, đất dễ cày, bừa, giữ phân và giữ nước
tốt hơn. Khi bón phân hữu cơ một cách có hệ thống sẽ cải thiện những tính chất lý hóa cũng như sinh học, chế độ nước, chế độ của đất (Lê Văn Khoa và ctv., 1996).
Đất có cấu trúc làm cho đất thoáng khí và điều hòa nhiệt độ đất, do đó giúp rễ cây
phát triển, trao đổi khí được tốt hơn (Hamblin, 1985), đồng thời giảm dụng trọng và
lực cản của đất (Sparovek và ctv., 1999; Carter, 2002). Ngược lại, sự suy giảm chất
hữu cơ trong đất đưa đến giảm độ xốp đất và tăng dung trọng đất (Tisdall và Oades,
1982).
Phế phẩm của mùa vụ trước để lại trên bề mặt đất và sự mùn hóa của những
vật liệu này xảy ra sau đó có tác dụng to lớn lên tính chất vật lý đất, làm giảm khả
năng bị xói mòn, cải thiện đất như một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
cây như giảm nhiệt độ, sự rắn chắc và nén dẽ của đất, tác động này có ý nghĩa to lớn
đối với những vùng đất dốc (Coughlan, 1994). Bên cạnh đó, chất hữu cơ làm tơi
xốp đất do hoạt động của vi sinh vật và tạo lớp phủ bề mặt cho đất (Hoàng Minh
Châu, 1998). Theo Lê Duy Phước (1968), thì phân hữu cơ rất cần thiết trong việc

8


nâng cao tỷ lệ mùn trong bạc màu và cải thiện tính chất vật lý của đất. Bón phân
hữu cơ cho đất chua mặn vẫn là một yêu cầu quan trọng nhằm cải tạo tính chất vật
lý và hóa học của đất.
1.3.4 Đối với đặc tính sinh học đất
Tầm quan trọng của giun đất được nghiên cứu nhưng chỉ thiên về tính chất

cơ học vì giun đất làm tăng độ phì đất và sự phát triển của cây (Syers và Springett,
1984). Ngoài ra, giun đất cũng ảnh hưởng về lý học cũng như sinh học, sự tương tác
này tác động đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của chất hữu cơ cho cây, chất
hữu cơ có vai trò quan trọng trong tiến trình này bởi vì nó là nguồn thức ăn cho giun
đất (Edwards, 1981).
Bời sự đào bới đất, tiêu thụ và phân phối lại vật liệu hữu cơ, giun đất làm
thay đổi môi trường vi sinh vật đất và rễ cây, làm tăng sự thoáng khí trong đất.
Cung cấp chất hữu cơ vào đất có thể kích gia tăng sinh khối đất (Saffigna và ctv.,
1989). Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Nguyễn Ngọc Nông (1999), sau khi vùi phân
hữu cơ vào đất, quần thể vi sinh vật đất phát triển rất nhanh và giúp làm phong phú
thêm hệ sinh vật đất có ích. Khi bón phân hữu cơ làm tăng chủng loại và số lượng
vi khuẩn amôn hóa, xạ khuẩn và các loại nấm có ích rất rõ rệt. Chất hữu cơ là môi
trường tốt cho vi sinh vật sống và phát triển nhanh chóng, chất mùn trích từ phân
chuồng làm tăng hiệu quả cố định đạm của Rhizobium và Azobacter và khả năng
nitrate hóa của đất cũng tăng lên (Đỗ Thị Ren và ctv., 1993).
1.3.5 Phân hữu tác động trực tiếp đến cây trồng
Phân hữu cơ có một ưu điểm là giàu về chủng loại các chất dinh dưỡng từ đa
lượng (N,P,K), trung lượng (S, Ca, Mg) đến vi lượng (Fe, Mn, Zn,…) do đó có tác
dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (Trần Thành Lập, 1998 và Nguyễn Như
Hà, 2006). Mặt khác, phân hữu cơ làm tăng lượng đạm dễ phân hủy, đạm hữu dụng
ở trong đất và cung cấp thêm cho đất một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây
trồng (Võ Thị Gương và ctv, 2004). Theo Nguyễn Lân Dũng (1968), nguồn đạm bổ
sung cho đất chủ yếu dựa vào nguồn phân hữu cơ và sự cố định đạm của những vi
sinh vật sống trong đất.

9


Theo Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Hạ Văn (2004), bón phân hữu cơ vi
sinh đa chức năng với liều lượng 0,5 tấn/ha cho cây lạc trên vùng đất bạc màu Bắc

Ninh đã có tác dụng làm tăng tỷ lệ nẩy mầm 17,3%, chiều cao cây 35,8%, tăng số
lượng nốt sần hữu hiệu 76,1%, tăng số củ/cây 34,49% và tăng năng suất 33,8%. Cây
trồng chỉ hấp thu từ phân tử hữu cơ chỉ khoảng 20-30% chất dinh dưỡng chính vì
vậy mà liều lượng và thời gian bón rất quan trọng (Lê Huy Bá, 2000). Theo Nguyễn
Ngọc Hà (2000), đối với cây lúa bón hoàn toàn rơm rạ sẽ tăng năng suất lúa 16% so
với hoàn toàn không bón. Bên cạnh đó nếu bón kết hợp phân hóa học và phân hữu
cơ thì năng suất lúa tăng 22%. Ngoài ra, để đạm bảo năng suất ổn định thì phân hữu
cơ chiếm ít nhất 25% trong tổng số dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng (Bùi Đình
Dinh, 1984).
Chất hữu cơ không chỉ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng do mùn
bị phân hủy và hòa tan các chất vô cơ trong đất (Nguyễn Bảo Vệ, 1996) mà còn có
tính chất bền vững đến tiềm năng, năng suất cao nhất cho phép của đất nhờ con
đường khoáng hóa và cải tạo tính chất lý - hóa đất (Wolfgang, 1984). Bên cạnh đó,
nhờ có các acid humic có trong phân hữu cơ đã giúp cho cây trồng hấp thu tốt chất
dinh dưỡng (Hoàng Minh Châu, 1998).
1.4 NẤM TRICHODERMA
1.4.1 Đặc điểm về nấm Trichoderma
Nấm Trichoderma thuộc ngành nấm Mycota, lớp nấm bất toàn (Imperfect
fungi) Deuteromycete, bộ nấm bong Moniliales, họ Moniliceae, chi Trichoderma
(Vũ Triệu Mẫn và Lê Lương Tề, 1998). Nấm Trichoderma phân bố khắp nơi trên
thế giới, chúng sống trong đất, trên gỗ mục và xác bã thức vật. Chi nấm này thường
xuyên là thành phần vi sinh vật chiếm ưu thế trong hệ sinh vật đất, môi trường sống
của chúng thay đổi rất lớn. Điều này có thể cho là các loài nấm Trichoderma có
nhiều khả năng trao đổi chất và khả năng cạnh tranh trong tự nhiên. Những dòng
nấm Trichoderma ít khi là tác nhân gây bệnh trên thực vật, mặc dù dòng
Trichoderma harzianum là nguyên nhân gây bệnh quan trọng trên nấm thương
phẩm. Trichoderma atrvirite có khuẩn lạc phát triển nhanh, bào tử có màu xanh,

10



vách dầy, trơn láng, bào tử có hình cầu, kích thước (2,6 - 3,8) x (2,2 - 2,4) µm, khi
nấm trưởng thành thường mất màu hay màu vàng nhạt hoặc xám, bào tử già có phát
ra mùi hương dừa. Đã mô tả chi tiết 33 loài Trichoderma spp. và các tác giả cho
rằng tùy loài mà có hình dạng và kích thước khác nhau, sau đây là một số loài có
nhiều triển vọng phòng sinh học bệnh cây trồng (Kubicek và Harman, 1998).
 Trichoderma hazianum (Rifai) khuẩn lạc phát triển nhanh và nhanh chóng
chuyển sang màu xanh vàng hay xanh tối, có bào tử trơn láng, màu xanh, h́nh cầu
với kích thước (4-5) x (2,5-3) µm.
 Trichoderma hamatum (Bon.) bào tử có màu xanh, trơn, dạng elip - cầu, kích
thước (4-5) x (2,5-3) µm (Cook và Baker, 1983).
 Trichoderma viride (Pers) bào tử có màu xanh lục, vách xù xì, dạng hình cầu
hơi méo, kích thước (4-5) x (2,5-3) µm (Cook và Baker, 1983).
Nấm Trichoderma phân bố ở khắp nơi, sống phổ biến ở những vùng đất có
ẩm độ cao và những nơi đất khô ráo và tùy loài mà nó thích nghi với điều kiện khí
hậu khác nhau, đặc trưng của nấm là sống hoại sinh. Ngoài ra, chúng còn có khả
năng kí sinh trên nấm gây bệnh cho cây trồng (Cook và Baker, 1989). Trichoderma
cũng thường hiện diện ở mức độ cao trên rễ cây trồng. Sự hiện diện của chúng
thường có lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng (Gam và Bissett, 1998).
Trichoderma xuất hiện phổ biến trong đất tự nhiên, đất Nông nghiệp và trong các
vật liệu hữu cơ như gỗ mục, rơm rạ,… (Wells, 1993; Harman, 2000).
Sợi nấm Trichoderma có tỷ lệ phân nhánh cao trong môi trường nuôi cấy.
Lúc đầu sợi nấm có màu trắng sau chuyển sang dần qua màu xanh. Bào tử của
Trichoderma không có vách ngăn, thường mọc thành chùm, lúc đầu có màu trắng
sau đó chuyển sang màu xanh (Cook và Baker, 1989). Turner và ctv. (1997) cho
rằng sự phân bố và điều kiện môi trường của các chủng Trichoderma có liên hệ mất
thiết với nhau, ông ghi nhận loài T. longinovirde thường xuất hiện ở các vùng đất
trung tính hoặc kiềm (Papavizas, 1985).

11



×