Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢO sát KHẢ NĂNG CUNG cấp n,p,k của đất TRONG đê VĨNH mỹ và PHÙ SA bồi CHÂU đốc lên SINH TRƯỞNG lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
----------------o0o---------------

LÊ THÀNH SUNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CUNG CẤP N,P,K
CỦA ĐẤT TRONG ĐÊ VĨNH MỸ VÀ PHÙ SA BỒI
CHÂU ĐỐC LÊN SINH TRƯỞNG LÚA
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT

Cần Thơ, 02/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
--------------o0o-------------

LÊ THÀNH SUNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CUNG CẤP N,P,K CỦA ĐẤT
TRONG ĐÊ VĨNH MỸ VÀ PHÙ SA BỒI CHÂU ĐỐC
LÊN SINH TRƯỞNG LÚA
Chuyên ngành: Trồng Trọt

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Mã số: TT0211A1

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Ts. DƯƠNG MINH VIỄN
Th.S NGUYỄN MINH ĐÔNG

Cần Thơ – 02/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QLĐĐ
--------------o0o-------------

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH TRỒNG TRỌT
Đề tài:

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CUNG CẤP N,P,K CỦA ĐẤT
TRONG ĐÊ VĨNH MỸ VÀ PHÙ SA BỒI CHÂU ĐỐC
LÊN SINH TRƯỞNG LÚA

sinhliệu
viên Lê
Thành
thực@
hiện:
Trung tâm Do
Học
ĐH
CầnSung

Thơ
Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp

TP. Cần Thơ, ngày.........tháng..... năm......

Ts. DƯƠNG MINH VIỄN

Cần Thơ – 02/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QLĐĐ
--------------o0o-------------

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chấp nhận luận văn kỹ sư Trồng Trọt với đề
tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CUNG CẤP N,P,K CỦA VÙNG ĐẤT TRONG ĐÊ
VĨNH MỸ VÀ PHÙ SA BỒI CHÂU ĐỐC LÊN SINH TRƯỞNG LÚA

Do sinh viên Lê Thành Sung thực hiện và báo cáo trước Hội Đồng.

Trung

Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

tâm.....................................................................................................................
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
.....................................................................................................................

cứu

Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức ………………………..

Duyệt Khoa

TP. Cần Thơ, ngày......tháng..... năm.....

Trưởng Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

Cần Thơ – 02/2007

Chủ Tịch Hội Đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thành Sung

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu



LÝ LỊCH
Họ tên: Lê Thành Sung
Sinh năm: 04 / 02 / 1981
Nơi sinh: Ấp Đông Bình, Xã Tân Thành, Thị Xã Ngã Bãy, Tỉnh Hậu Giang.
Cha: Lê Văn Đặng, sinh năm 1952.
Mẹ: Huỳnh Thị Nương, sinh năm 1952.
Quê quán: Ấp Đông Bình, Xã Tân Thành, Thị Xã Tân Hiệp, Tỉnh Hậu Giang.
Từ năm: 1987 - 1993: Học Trường Tiểu Học Đại Thành 3.
Từ năm: 1993 - 1997: Học Trường Trung Học Cơ Sở Đại Thành.
Từ năm: 1997 - 2000: Học Trường Phổ Thông Trung Học Chuyên Ban
PhụngHiệp, nay là Trường Lê Quí Đôn.
Từ năm: 2002 - 2007: Học Trường Đại Học Cần Thơ, ngành Trồng Trọt Thuộc
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Khóa 28.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


LỜI CẢM TẠ
Chân thành biết ơn: Thầy Dương Minh Viễn, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Trân trọng biết ơn cô Nguyễn Mỹ Hoa, cô Trịnh Thị Thu Trang, thầy cố vấn
Phạm Văn Phượng đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình tìm tài liệu và toàn thể quí thầy
cô đã từng giảng dạy tôi trong suốt thời gian học ở trường.
Chân thành biết ơn các anh chị trong phòng phân tích Bộ Môn Khoa Học Đất
và QLĐĐ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn. Đặc biệt rất biết ơn
anh Nguyễn Minh Đông và chị Nguyễn Đỗ Châu Giang đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tâp tại Bộ Môn Khoa Học Đất và QLĐĐ.

Chân thành cảm ơn bạn Lê Huyền Trang, Nguyễn Văn Tràng,Võ Thị Liễu và
các bạn lớp Trồng Trọt 28 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian làm luận
văn. Đặc biệt cám ơn hai em Trần Quốc Dững Và Nguyễn Hữu Lai đã giúp đỡ và động
nhiều liệu
khi tôiĐH
gặp khó
khănThơ
trong@
lúc làm
văn.
Trung viên
tâmrấtHọc
Cần
Tàiluận
liệu
học tập và nghiên cứu
Ba, mẹ là nguồn động viên lớn nhất và gia đình luôn luôn giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt thời gian học tại trường cũng như trong thời gian làm luận văn.
Xin bày tỏ sự biết ơn với tấm lòng trân trọng!
Lê Thành sung


MỤC LỤC
Lý lịch .......................................................................................................................i
Lời cảm tạ...................................................................................................................ii
Tóm lược ...................................................................................................................iii
Mục lục .....................................................................................................................iv
Danh sách bảng ..........................................................................................................v
Danh sách hình ..........................................................................................................vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1......................................................................................................................... 14
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................................... 14
1.1. ĐẠM TRONG ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠM ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÂY LÚA .. 14

1.2.1. Nguồn gốc đạm trong đất..........................................................................14
1.1.1.1 Sự chuyển hoá N trong đất............................................................................ 15
1.1.1.2 Sự mất N trong đất........................................................................................ 15

1.2.2 Vai trò của N đối với đời sống cây lúa .......................................................16
1.2. LÂN TRONG ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÂY LÚA ..... 17

1.2.1 Nguồn gốc Lân trong đất ...........................................................................17

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.2.2 Các phản ứng của lân trong đất ..................................................................18
1.2.3 Vai trò của lân đối với đời sống cây lúa .....................................................19
1.3. KALI TRONG ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÂY LÚA .. 20

1.3.1. Nguồn gốc kali trong đất...........................................................................20
1.3.1.1 Sự du nhập kali vào trong đất........................................................................ 20
1.3.1.2 Sự mất kali trong đất..................................................................................... 20

1.3.2. Vai trò của K đối với đời sống cây lúa ......................................................21
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TRỒNG LÚA............................................................................... 21
1.5 VAI TRÒ CỦA PHÙ SA ĐỐI VỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.......... 22
CHƯƠNG 2......................................................................................................................... 23
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP................................................................................ 23
2.1 PHƯƠNG TIỆN......................................................................................................... 23
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NHIỆM................................................................................... 23


2.2.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................................23
2.2.2 Phương pháp bón phân ..............................................................................23
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................24


2.2.4 Phương pháp phân tích ..............................................................................24
2.2.5 Xử lý kết quả thí nghiệm............................................................................25
CHƯƠNG 3......................................................................................................................... 26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................................................. 26
3.1. TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRONG ĐÊ VĨNH MỸ VÀ PHÙ SA BỒI CHÂU ĐỐC.... 26
3.2. KHẢO SÁT TIỀM NĂNG CUNG CẤP N,P,K CỦA ĐẤT TRONG ĐÊ VĨNH MỸ
VÀ PHÙ SA BỒI CHÂU ĐỐC LÊN SINH TRƯỞNG CỦA LÚA .................................. 27

3.2.1. Tiềm năng cung cấp N,P,K của đất trong đê Vĩnh Mỹ lên sinh trưởng của
lúa ......................................................................................................................27
3.2.1.1 Tiềm năng cung cấp N của đất trong đê Vĩnh Mỹ.......................................... 27
3.2.1.2 Tiềm năng cung cấp P của đất trong đê Vĩnh Mỹ .......................................... 30
3.2.1.3 Tiềm năng cung cấp K của đất trong đê Vĩnh Mỹ.......................................... 30

3.2.2. Tiềm năng cung cấp N,P,K của phù sa Châu Đốc lên sinh trưởng lúa .......32
3.2.2.1 Tiềm năng cung cấp N của phù sa Châu Đốc................................................. 32
3.2.2.2 Tiềm năng cung cấp lân của phù sa Châu Đốc............................................... 34
3.2.2.3 Tiềm năng cung cấp K của phù sa Châu Đốc................................................. 35

3.2.3 So sánh năng suất lúa của đất trong đê Vĩnh Mỹ và phù sa bồi Châu Đốc..37

Trung tâm
HọcĐỔI
liệuTHÀNH
ĐH Cần

ThơTRONG
@ Tài
liệu
tập MỸ
và VÀ
nghiên
3.3. THAY
PHẦN KALI
ĐẤT
BAOhọc
ĐÊ VĨNH
PHÙ SAcứu
BỒI CHÂU ĐỐC............................................................................................................. 38

3.3.1 Thay đổi thành phần kali trao đổi sau vụ 2 và vụ 3.....................................38
3.3.2 Thành phần kali không trao đổi cuối vụ 2 và vụ 3 .....................................39
3.3.3 Thay đổi thành phần kali tổng số cuối vụ 3 ................................................40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 43


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

3.1


Một số chỉ tiêu vật lý của đất trong đê Vĩnh Mỹ và phù sa bồi

13

Châu Đốc trước khi tiến hành thí nghiệm.
3.2

Một số chỉ tiêu hoá học của đất trong đê Vĩnh Mỹ và phù sa bồi

13

Châu Đốc trước khi tiến hành thí nghiệm.
3.3

So sánh trọng lượng hạt của đất trong đê Vĩnh Mỹ và phù sa bồi

25

Châu Đốc qua 4 vụ trồng liên tụ
3.4

Thành phần kali trao đổi còn lại trong đất Vĩnh Mỹ và phù bồi

26

Châu Đốc sau ba vụ trồng liên tục
3.5

Thành phần kali không trao đổi còn lại trong đất Vĩnh Mỹ và phù


27

bồi Châu Đốc sau ba vụ trồng liên tục
3.6

Thay đổi thành phần kali tổng số có trong đất Vĩnh Mỹ và phù sa

28

bồi Châu Đốc cuối vụ 3.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

3.1

Triệu chứng thiếu N ở nghiệm thức không bón phân so với (NPK)

15

3.2

Triệu chứng thiếu N ở nghiệm thức (PK) so với (NPK)


15

3.3

Trọng lượng hạt của lúa trồng trên đất trong đê Vĩnh Mỹ qua 4 vụ

16

liên tục (Thanh dọc I: biểu diễn độ lệch chuẩn ).
3.4

Sinh khối rơm của lúa trồng trên đất trong đê Vĩnh Mỹ qua 4 vụ

16

liên tục (Thanh dọc I: biểu diễn độ lệch chuẩn ).
3.5

Triệu chứng thiếu lân ở nghiệm thức (NK) so với (NPK)

19

3.6

Triệu chứng thiếu kali ở nghiệm thức (NP) vo với (NPK)

19

3.7


Triệu chứng N ở nghiệm thức không bón phân so với (NPK)

20

3.8

Triệu chứng N ở nghiệm thức không bón phân so với (NPK)

20

3.9

Trọng lượng hạt của lúa trồng trên phù sa bồi Châu Đốc qua 4 vụ

21

liên tục (Thanh dọc I: biểu diễn độ lệch chuẩn ).
3.10

Sinh khối rơm của lúa trồng trên phù sa bồi Châu Đốc qua 4 vụ

21

Trung tâm Học
ĐH Cần
Thơ
@độTài
liệu học
tập và nghiên cứu

liênliệu
tục (Thanh
dọc I: biểu
diễn
lệch chuẩn
).
3.11

Triệu chứng thiếu lân ở nghiệm thức (NP) so với (NPK)

24

3.12

Triệu chứng thiếu kali ở nghiệm thức (NK) so với ( NPK)

20


LÊ THÀNH SUNG.2006. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CUNG CẤP N,P,K CỦA VÙNG
ĐẤT TRONG ĐÊ VĨNH MỸ VÀ PHÙ SA BỒI CHÂU ĐỐC LÊN SINH TRƯỞNG
LÚA. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ. Giáo viên hướng dẫn: Ts. Dương Minh Viễn và Th.S.
Nguyễn Minh Đông.
============================================================
TÓM LUỢC
Mỗi mùa lũ mang về cho Đồng Bằng Sông Cửu Long lượng phù sa tương đối
lớn. Kết quả nghiên cứu của bộ môn Khoa Học Đất trường Đại Học Cần Thơ cho thấy
lượng phù sa bồi đắp hàng năm tại Tịnh Biên và Vĩnh Ngươn, An Giang từ năm 2001
đến 2005 biến động từ 10 – 90 tấn/ha (số liệu của chương trình R3/VLIR chưa công

bố). Trên thực tế hiện nay nhiều vùng bị lũ ở ĐBSCL đang bị bao đê dẫn đến mất phù
sa bồi đắp hàng năm và trong vùng bao đê số vụ lúa canh tác tăng từ hai lên ba vụ mỗi
năm. Một số kết quả khảo sát cho thấy các vùng bao đê lâu năm có hiện tượng suy
giảm năng suất lúa (số liệu chương trình R3/VLIR của bộ môn KHĐ & QLĐĐ chưa
công bố). Để tìm hiểu nguyên nhân làm giảm năng suất lúa ba vụ của đất trong đê so
với năng suất lúa trồng ngoài đê được phù sa bồi đắp hàng năm, chúng tôi thực hiện đề
tài" Khảo sát khả năng cung cấp N,P,K của đất trong đê Vĩnh Mỹ và phù sa bồi Châu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đốc và ảnh hưởng lên sự sinh trưởng của lúa"

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 8/2005 đến tháng 11/2006 tại nhà lưới Bộ
Môn Khoa Học Đất. Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học
Cần Thơ. Lúa trồng trong chậu trên đất trong đê Vĩnh Mỹ, Châu Đốc và phù sa liên
tục 4 vụ không bón một trong các nguyên tố N, P, K để đánh giá tốc độ cạn kiệt của
chúng và ảnh hưởng lên năng suất lúa. Kết quả thí nghiệm trong 4 vụ liên tục cho thấy
N là dưỡng chất giới hạn năng suất lớn nhất, thể hiện sự thiếu hụt từ vụ thứ nhất trên
cả hai loai đất. Cả hai loại đất có tính đệm lân cao, đến vụ bốn mới thể hiện sự thiếu
hụt lân và làm giảm năng suất lúa. Trong điều kiện trồng không bón kali cả hai loại đất
điều thể hiện triệu chứng thiếu K chỉ sau 3-4 vụ lúa, hàm lượng K trao đổi và K không
trao đổi giảm mạnh. Số liệu khảo sát lượng và hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng
trong phù sa ở An Giang cho thấy mỗi năm phù sa có thể mang đến cho đất: K trao đổi
khoảng 0,78-7,02 kg K/ha/năm, K không trao đổi khoảng 5,21-46,86 kg K/h/năm, P dễ
tiêu khoảng 0,043-0,387 kg P/ha/năm.


MỞ ĐẦU
Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long hàng năm sau mùa lũ mang về một phù sa
tương đối lớn. Theo số liệu nghiên cứu của bộ môn Khoa Học Đất trường Đại Học
Cần Thơ về lượng phù sa tại hai điểm Tịnh Biên và Vĩnh Ngươn từ năm 2001 đến

2005 biến động từ 10–90 tấn/ha (số liệu của chương trình R3/VLIR chưa công bố).
Nhưng vấn đề đắp đê ngăn lũ đã làm hạn chế lượng phù sa bồi đắp hàng năm, đồng
thời số vụ canh tác lúa trong vùng bao đê từ hai vụ lên ba vụ trên năm. Canh tác lúa ba
vụ trong hệ thống đê bao ngăn lũ ở vùng đầu nguồn Đồng Bằng sông Cửu Long được
xem là cách giúp tăng thu nhập của người dân. Tuy nhiên, canh tác lúa ba vụ làm cho
đất ngập liên tục và không được nhận phù sa có khả năng ảnh hưởng đến độ phì nhiêu
của đất.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bảo Vệ (1998) cho thấy khi trồng lúa hai vụ có
năng suất khoảng 10 tấn/ha đã lấy đi của đất khoảng 250 kg K2O/ha/năm, nếu hiệu quả
sử dụng phân kali là 75% thì mỗi năm đất mất đi khoảng 400 kg K/ha. Tuy nhiên, phù
sa bồi hàng năm từ sông Cửu Long có bù đắp nhưng rất ít, chỉ khoảng 3,2 kg K/ha khi
lớp phù sa dầy 1 mm (Nguyễn Bảo Vệ trích dẫn từ Uehara et al., 1974). Bên cạnh đó

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa (2000) độ dày lớp phù sa bồi là 16mm ở

CLRRI, 22 mm ở An Phong và 30 mm ở Thạnh Thới. Tổng lượng K thêm vào hàng
năm ở dạng K trao đổi, K không trao đổi và K tổng số là 3 – 21 kg/ha, 11 – 75 kg/ha,
320 - 3868 kg/ha tùy mức độ phù sa bồi.
Trong sản xuất lúa, do thâm canh tăng vụ nên thời gian nghỉ giữa hai vụ của
đất là rất ngắn, đất không có thời gian nghỉ để tích lũy các chất dinh dưỡng do khoáng
hoá chất hữu cơ và cân bằng lại các thành phần của chất khoáng. Thêm vào đó bón
phân mất cân đối giữa các nguyên tố N, P và K, càng dể làm cho đất trở nên xấu hơn
dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Trên thực tế có nhiều tài liệu cũng đã
cho thấy mỗi năm phù sa mang về theo lũ góp phần duy trì độ phì nhiêu đất và năng
suất lúa (Trương thị Nga, 2000). Để tìm hiểu vai trò của phù sa bao đê lên năng suất
lúa vùng trong đê chúng tôi thực hiện đề tài "Khảo sát khả năng cung cấp N,P,K của
đất trong đê Vĩnh Mỹ và phù sa bồi Châu Đốc lên sinh trưởng của lúa" với mục đích:
Khảo sát tiềm năng cung cấp NPK của đất trong đê Vĩnh Mỹ và phù sa bồi Châu Đốc
và tác động của nó lên sinh trưởng của lúa.



CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Độ phì nhiêu đất được quyết định một phần do tổng số sét, limon và tổng số
bazơ trao đổi (Forestier, 1959). Theo Tamhale (1996) thì độ phì nhiêu của đất được
xác định qua hàm lượng N,P,K dễ tiêu và tổng số carbon hữu cơ trong đất. Việc
nghiên cứu dưỡng chất trong đất, đặc biệt là các nguyên tố N, P và K là nhằm bảo vệ
và duy trì độ phì nhiêu đất, đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong đất là vấn đề rất
quan trọng. Tuy nhiên, muốn duy trì nâng cao được độ phì nhiêu đất, đòi hỏi phải có
sự hiểu biết đầy đủ các tiến trình xảy ra trong đất. Vì vậy vấn đề quan trọng là phải bổ
sung trở lại cho đất bằng hoặc lớn hơn lượng chất dinh dưỡng bị mất đi mới duy trì
được độ phì nhiêu của đất.
1.1. ĐẠM TRONG ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẠM ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÂY
LÚA
1.2.1. Nguồn gốc đạm trong đất
Theo Võ Thị Gương (2004) có khoảng 300.000 tấn đạm trong không khí trên 1
đất. Hàm lượng N trong tầng đất mặt thông thường khoảng 0,02 – 0,5%, trị số
Trung hatâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
0,15% là trị số trung bình đối với đất canh tác. Một ha đất như thế có thể chứa 3,5 tấn
N trong tầng A, khoảng 3,5 tấn N ở tầng bên dưới. Hầu hết N trong đất ở dạng hữu cơ,
dạng này chiếm 95% N tổng số. Do đó hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao thường đi
đôi với giàu N tổng số trong đất.
Các hợp chất N vô cơ trong đất gồm oxide nitrous (N2O), nitric oxide
(NO), nitrogen oxide (NO2), amonia (NH3), ammonium (NH4+), nitrite (NO2-) và
nitrate (NO3-). Bốn dạng đầu ở thể khí và thường hiện diện với hàm lượng nhỏ, ba
dạng sau ở dưới dạng ion được tìm thấy trong dung dịch đất. Nitrite và nitrate được
tìm thấy ở dạng ion khuếch tán tự do trong dung dịch đất. Hầu hết NH4+ được tìm thấy
dưới dạng ion trao đổi, chỉ một số ít được tìm thấy dưới dạng ion trong dung dịch đất.

Thông thường dạng NH4+ trao đổi và hòa tan trong dung dịch đất, nitrate và nitrite
chiếm ít hơn 2% tổng số N trong đất. Đạm NH4+, NO3- và NO2- được tạo thành từ sự
phân hủy háo khí của các hợp chất hữu cơ trong đất hoặc từ phân bón, tuy có hàm
lượng nhỏ nhưng rất cần đối với cây trồng (Võ Thị Gương, 2004).


Một vài khoáng sét như Vermiculite, Smectite có khả năng giữ NH4+ giữa các
phiến sét. Số lượng N bị kiềm giữ thay đổi tùy theo tính chất và số lượng sét hiện diện,
có tối đa là 8% N ở lớp đất mặt và 40% N ở lớp đất dưới sâu bị kiềm giữ bởi sét và
dạng N này rất chậm hữu dụng đối với cây trồng (Võ Thị Gương, 2004).
Nghiên cứu Võ Quang Minh (1990) cho thấy khoảng 76,55% diện tích đất ở
vùng Tây Nam sông Hậu có hàm lượng N từ khá đên giàu (>0,15% N) phân bố chủ
yếu trên vùng trũng đất phèn từ Hà Tiên đến Tri Tôn, Thoại Sơn, Tân Hiệp, Giồng
Riềng, An Biên và U Minh.
Theo Bùi Huy Giáp ở các bãi sông Hồng từ 0,1-0,17% N. Trong khi các bãi bồi
sông Thái Bình Dương lượng N khá kém từ 0,07-0,1%, còn vùng đất chiêm trũng thì
giàu N. Đất phù sa trồng 2 vụ lúa có hàm lượng N từ 0,07-0,12%.
1.1.1.1 Sự chuyển hoá N trong đất
• Sự ammonium hoá
Hơn 95% N trong đất dưới dạng N hữu cơ. Khi bị tấn công bởi vi sinh vật, các
hợp chất hữu cơ này sẽ bị phân cắt thành nhóm amine đơn giản. Sau đó, nhóm này
được thủy phân và N được phóng thích dưới dạng ion NH4+, cuối cùng được oxy hoá
Trung thành
tâm NO
Học
liệu nghiên
ĐH Cần
Thơ
Tài
liệu 1,5-3,5%

học tậpN và
cứu
cứu cho
thấy@
rằng
khoảng
hữu nghiên
cơ trong đất
3 . Nhiều

được khoáng hóa hàng năm. Tốc độ khoáng hóa tùy thuộc rất lớn vào nhiệt độ, ẩm độ
và tình trạng thoáng khí của đất (Võ Thị Gương, 2004).
• Sự nitrate hoá
Đạm ammonium sau khi được phóng thích từ sự phân hủy chất hữu cơ sẽ biến
thành NO3-. Sự oxy hoá ammonium chuyển sang nitrate gọi là sự nitrate hoá. Quá trình
nitrate hoá trải qua hai bước theo phản ứng sau:
2NH4+ + 3O2

Nitromonas

2NO3-

Nitrobacter

+ O2

2NO3-

+ 2H2O + 4H+ + Q
2NO3- + Q


1.1.1.2 Sự mất N trong đất
• Sự khử nitrate
Theo Võ Thị Gương (2004) N có thể bị mất vào trong khí quyển khi ion NO3được chuyển sang dạng khí do phản ứng sinh hóa xảy ra được gọi là sự khử nitrate. Vi
sinh vật tham gia tiến trình này thường hiện diện trong đất với số lượng lớn và chủ yếu
là vi khuẩn yếm khí. Phản ứng khử trải qua nhiều bước và oxygen phóng thích ra được
sử dụng để tạo thành CO2.


2NO3Nitrate

2NO2Nitrite

2NO
Ntrite oxide

2NO2
Nitrous oxide

N2
Dinitrogen

• Sự mất N ở dạng NH3
Võ Thị Gương (2004) khi bón phân đạm chứa ammonium hoặc urea vào trong
đất, chúng nhanh chóng bị thuỷ phân thành amonia, bị mất dưới dạng NH3. Khi
amonia cân bằng với NH4 theo phản ứng thuận sau:
NH4+ + 2H2O + OH-

NH3 + H2O


Sự mất N xảy ra nhanh ở đất có pH cao, đất khô, đất cát và đất sét có khả năng
giữ NH4+. Như vậy đất kiềm, đất có chứa nhiều Ca, đất cát dễ mất N dạng khí NH3.
1.2.2 Vai trò của N đối với đời sống cây lúa
Để phát triển cây lúa cần nhiều loại dưỡng chất khác nhau. Trong đó N là
nguyên tố quan trọng nhất. Đạm là chất tạo hình cho cây lúa, là thành phần chủ yếu
của protein và diệp lục tố làm cho lá lúa xanh tốt, gia tăng chiều cao, tăng số chồi, tăng
kích thước thân lá (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Cây lúa có thể hấp thu và sử dụng cả hai dạng (NO3-) và (NH4+) nhưng chủ yếu

Trung làtâm
Thơsinh@trưởng
Tài ban
liệuđầu.
học
tập cây
vàlúa
nghiên
cứu
dạngHọc
NH4+, liệu
nhất làĐH
trongCần
giai đoạn
Dù vậy,
không tích
lũy dạng NH4+ trong tế bào lá, mà lượng NH4+dư thừa sẽ kết hợp thành asparagin ở
trong lá. Ngược lại, khi nồng độ NO3- trong dung dịch đất cao thì cây tích lũy NO3trong tế bào (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa mà nó có nhu cầu N khác nhau.
Ở giai đoạn tăng trưởng thì N giúp cho cây lúa phát triển về chiều cao, tạo chồi, đẻ
nhánh, tăng số lá và diện tích lá. Nếu thiếu N, cây lúa sẽ lùn hẳn lại, nở bụi ít, chồi

nhỏ, lá ngắn hẹp trở lại và vàng rụi sớm, cây lúa còi cọc và không phát triển được. Nếu
thừa N cây lúa sinh trưởng quá mức, tán lá sum xê tạo điều kiện cho sâu bệnh phát
triển và ảnh hưởng rất lớn đến việc đổ ngã ở giai đoạn sau. Trong cây N được tích lũy
chủ yếu ở thân lá và khi trổ có khoảng 48-71% N được đưa lên bông. Trong giai đoạn
sinh sản, N có vai trò quan trọng trong việc tạo ra mầm hoa, tăng số hạt trên gié, số gié
trên bông và số chồi hữu hiệu. Nếu thiếu N cây lúa sẽ thành lập bông ngắn, ít hạt, hạt
nhỏ và nhiều hạt lép, hạt bị thoái hoá. Giai đoạn chín thì quá trình chuyển hóa chất hữu
cơ trong lá và thân diễn ra rất chậm. Lá cần gia tăng tốc độ quang hợp nhưng khi thiếu


N thì quá trình tổng hợp diệp lục tố không diễn ra dẫn đến tốc độ quang hợp sẽ giảm.
Khi đó tinh bột sẽ không đủ chuyển vào bên trọng hạt, làm cho hạt bị lép nhiều.
Theo Trương Đích (2000) lượng phân bón cho cây lúa cũng tùy thuộc vào từng
loại đất. Đối với đất có khả năng giữ nước kém thì bó phân N nhiều lần có lợi hơn bón
một lần. Đối với đất sét có khả năng hấp thu N tốt thì hiệu quả bón lót và bón nhiều
lần là tương đương nhau. Tác giả còn cho rằng năng suất lúa được xác định bằng độ
phì nhiêu đất, lượng N bón vào tỉ lệ N cây hút được. Để đạt năng suất cao thì phải bón
nhiều N nhưng lúc đó hiệu quả bón N lại thấp. Ở vùng nhiệt đới để đạt 15-25 kg thóc
khô cần 1 kg N, để đạt 1 tấn lúa thì phải bón vào đất một lượng phân là 22,5 kg N ,
còn ở các vùng ôn đới thì cao hơn vùng nhiệt đới khoảng 20%.
Tuy nhiên, De Data (1978) cho rằng tỷ lệ N cây hút được trên lượng N bón vào
khoảng 30-50% ở vùng nhiệt đới. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào tính chất của đất,
phương pháp và kỹ thuật bón khác nhau. Tỷ lệ này có xu hướng cao khi mức N bón
thấp hoặc bón thúc vào các thời kì sinh trưởng về sau.
1.2. LÂN TRONG ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÂY
LÚA
Lân
trong
đất Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung 1.2.1

tâmNguồn
Họcgốc
liệu
ĐH
Cần
Lân có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và động vật, hàm lượng lân trong
cây trồng và đất thường thấp hơn N, K. Lân có khuynh hướng kết hợp với các thành
phần trong đất tạo thành các hợp chất không hòa tan, chậm hữu dụng cho cây trồng.
Nguyên tố P không ở dạng tự do trong đất, nó kết hợp với oxy để tạo ra P2O5, với nước
để tạo ra các acid orthophosphoric (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
So với các chất dinh dưỡng khác Lân hòa tan trong dung dịch đất và nồng độ
chất lân trong dung dịch đất rất thấp, thường trong khoảng 0,001 mg/l trong đất có độ
phì nhiêu kém và khoảng 0,01 mg/l trong đất có độ phì nhiêu cao (Brady và ctv.,
1999).
Trong hầu hết các loại đất lượng lân hữu dụng cho cây trồng từ dung dịch đất
rất thấp, ít khi vượt quá 0,01% của lân tổng số trong đất. Lân trong đất gồm lân vô cơ
và lân hữu cơ thường tồn tại dưới 3 dạng P hữu cơ, calcium phosphate, Fe-Alphosphate. Hầu hết lượng lân trong mỗi nhóm hòa tan rất chậm và không hữu dụng
cho cây trồng. Trong các loại đất khoáng thì lân vô cơ chiếm ưu thế. Chất lân trong đất


không mất dưới dạng khí và nó thường được đất hấp thu rất mạnh. Hàm lượng lân tổng
số trong đất biến thiên trung bình từ 0,02-0,15% (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
Tuỳ loại đất tỷ lệ lân hữu cơ thường chiếm từ 20-80% lân tổng số. Trong tầng
đất mặt lân hữu cơ thường chiếm trên 50% tổng số lân trong đất. Đối với lân vô cơ thì
sự tồn tại của ion phosphate trong đất phụ thuộc vào pH đất, ở pH khoảng 5-6 thì dinh
dưỡng lân của cây lúa là thuận lợi nhất. Trong đất chua nghèo chất hữu cơ, Fe, Al, Mn
thường nằm dưới dạng hòa tan phản ứng với H2PO4- tạo thành hợp chất không tan, cây
không sử dụng được (Vũ Hữu Yêm, 1995).
1.2.2 Các phản ứng của lân trong đất
Khi bón P dễ hoà tan như Ca(H2PO4)2 đã biết trước nồng độ vào trong một cột

đất, lượng lân tìm thấy trong dung dịch đất rất thấp so với lượng lân bón vào. Lượng
lân hòa tan giảm đi là do đất cầm giữ và cố định. Lân cầm giữ là lượng lân đất thu hút
lỏng lẻo và thường có thể trích ra được bằng acid loãng, dạng lân này hữu dụng cho
cây. Lân cố định là lượng lân không trích ra được bằng acid loãng và thường không
hữu dụng cho cây trồng (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
Trong các loại đất chua, hàm lượng ion Fe, Al, Mn và CaO, chúng phản ứng
chóng liệu
với ĐH
hầu hết
ion @
H2PO
để tập
tạo và
thành
hợp chất
Trung nhanh
tâm Học
CầncácThơ
Tài
liệutan
học
nghiên
cứu
4 hoà

hydroxyphosphate kết tủa. Phản ứng xảy ra như sau:
Al3+ + H2PO4-

+


H 2O

Hòa tan

2H+

+

Al(OH)2H2PO4
Không hòa tan

Hoặc:
Al(OH)3

+

H2PO4-

Hòa tan

Al(OH)2H2PO4

+ OH-

Không hòa tan

Cả hai phản ứng trên xảy ra trong điều kiện đất chua mạnh và đều làm giảm độ
hữu dụng của chất lân. Cây trồng không thể hút được dạng lân khó hòa tan này.
Độ hữu dụng của chất lân trong đất kiềm được xác định bởi độ hoà tan của hợp
chất phosphate calcium. Khi bón super phosphate chứa ion H2PO4- vào đất kiềm có pH

8,0 ion H2PO4- phản ứng nhanh chóng với hợp chất calcium tạo thành các hợp chất ít
hữu dụng cho cây trồng theo phản ứng:


Ca(H2PO4)2

+ CaCO3 + H 2O

2CaHPO4.2 H 2O + CO2

6CaHPO4.2H 2O + 2CaCO3 + H 2O

2Ca8(HPO4)65H 2O + CO2 + H 2O

Ca8(HPO4)65H 2O + CaCO3

3Ca3(HPO4)2 + CO2 + H 2O

Không hòa tan
Các ion phosphate có thể kết tủa trực tiếp với các khoáng sét, thay thế nhóm
hydroxyl từ nguyên tử Al, hoặc tạo liên kết sét-Ca-P. Sét có tỷ số SiO2:R2O3 nhỏ sẽ cố
định lân nhiều hơn sét có tỷ số SiO2:R2O3 cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sét bão
hòa calcium sẽ hấp thụ số lượng lân nhiều hơn sét bão hòa natri. Sự cố định ion
phossphate trong dung dịch cũng xảy ra qua trung gian các chất Al trong tinh thể
khoáng sét (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
[Al ]

+

H2PO4-


+

H 2O

Trong sét

2H+

+

Al(OH)2H2PO4
Không hòa tan

Sự cố định P thường xảy ra rất nhanh ở nồng độ thấp và tùy thuộc vào đặc tính
đất. Báo cáo của Lê văn Căn (1997) khi bón phân lân cho đất phù sa sông Hồng, sau
20 giây có 23,6% lân bị hấp phụ và 79,4% sau 2 giờ. Trong khi đó đối với đất đỏ
Bazan trị số này là 81% và 100%, đất chua mặn Hải Phòng là 86,7% và 100%. Đất
sa có
tầngliệu
loangĐH
lổ đỏ Cần
vàng cóThơ
khoảng
hấp phụ
ở nồng
bónnghiên
100 ppm. cứu

Trung phù

tâm
Học
@90%
Tàibị liệu
học
tậpđộvà
vùng đồi núi cao có khả năng hấp phụ lân của đất giảm dần, tỷ lệ lân bị hấp phụ và
lượng lân bón vào cũng giảm đi.
1.2.3 Vai trò của lân đối với đời sống cây lúa
Khi cây lúa được bón lân thì có khả năng hút thêm N. Do đó, khi bón P kết hợp
với N thì có tác dụng xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng sự đẻ nhánh cũng như
làm cho lúa trổ bông sớm, giảm lép, chín tập trung, tăng phẩm chất gạo (Nguyễn Xuân
Trường, 2000). Tuy nhiên hàm lượng lân được cây lúa hấp thu trong vòng 42 ngày sau
khi cấy và nó được chuyển vào hạt, còn ở giai đoạn sau thì lân được hút vào sẽ chuyển
vào rơm rạ.
Theo Nguyễn Xuân Trường (2000) cho rằng lân là thành phần chính của tế bào
và nó rất cần cho việc tạo ra tế bào mới. Thời kỳ nào phát triển mạnh thì cây lúa cũng
cần nhiều lân. Lân còn có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protit, đường,
xenlulo, Lân còn kích thích bộ rễ phát triển, giúp quá trình đẻ nhánh tập trung, trổ đều
và chín sớm, tăng năng suất và phẩm chất.


1.3. KALI TRONG ĐẤT VÀ VAI TRÒ CỦA KALI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÂY
LÚA
1.3.1. Nguồn gốc kali trong đất
Không giống như lân, kali hiện diện với số lượng lớn trong hầu hết các loại đất.
Hàm lượng lân của vỏ trái đất chỉ khoảng 0,11%, trái lại hàm lượng kali tổng số có
trong đất biến động rất lớn từ 4,29% đến nhỏ hơn 0,1%, với khoảng biến động thông
thường là từ 0,3 đến 2% (Mutscher, 1995). Sự biến động hàm lượng kali tổng số trong
đất là tuỳ thuộc vào thành phần các loại khoáng nguyên sinh và thành phần các loại

khoáng sét có trong đất.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa (2003) ở ĐBSCL có hàm lượng
kali trong nhóm đất phù sa nhiễm mặn đạt cao nhất với giá trị trung bình là 474
mmol/kg, kế đến là nhóm đất phù sa (449 mmol/kg) và nhóm đất phèn (326 mmol/kg).
Nhóm đất cát có hàm lượng K tổng số thấp nhất 162 mmol/kg.
Trong đất, kali thường ở dưới 4 dạng khác nhau tùy thuộc các vị trí hấp thụ kali
trong khoáng sét: Kali hoà tan, kali trao đổi, kali không trao đổi, kali trong cấu trúc
khoáng. kali hòa tan và kali trao đổi là dạng cây trồng hấp thụ chủ yếu.
Sự du liệu
nhập kali
trong
đất. @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung 1.3.1.1
tâm Học
ĐHvào
Cần
Thơ
Theo Handa (1988), Abedin Mian và ctv., (1991) hàm lượng kali trong nước
mưa biến động trong khoảng 0,35-0,39 mg/l. Hàm lượng kali cung cấp từ nước mưa là
từ 6-10 kg/ha/năm với lượng nước mưa trung bình là 1500-1900 mm. Nồng độ kali
trong nước tưới là 1-5 mg/l. Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2003) thì nồng độ kali trong nước
tưới 1,5-2,5 mg/l và hàm lượng kali cung cấp từ nước tưới là 14-18 kg K/ha/năm ở
một số điểm khảo sát ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1.3.1.2 Sự mất kali trong đất
Hàm lượng K do hoa màu hút đi bằng 3-4 lần so với chất lân và bằng với chất
N. Hoa màu có khuynh hướng hút K hòa tan nhiều hơn nhu cầu đòi hỏi nếu trong đất
có nhiều K. Theo Nguyễn Mỹ Hoa (2003) lượng K hạt lấy đi là 13-45 kg/ha/năm tùy
theo năng suất lúa và số vụ canh tác lúa trên năm, lượng K mất do rơm rạ lấy đi khỏi
ruộng là 68-100 kg/ha/năm tùy theo hàm lượng K trong rơm rạ, biện pháp quản lý rơm
rạ, số vụ canh tác trên năm. Sự mất K do trực di có thể cao trên đất cát, tuy nhiên trên

đất canh tác lúa do tầng đế cày thường bị nén dẻ nên sự trực di thấp, không đáng kể
khoảng 3 kg K/ha/năm.


1.3.2. Vai trò của K đối với đời sống cây lúa
Theo Nguyễn Xuân Trường và ctv., (2000) thì K tham gia vào quá trình tổng
hợp protein, quá trình hình thành đường, tinh bột, xenlulo. K giúp cho quá trình quang
hợp tốt hơn đặc biệt là trong điều kiện thiếu ánh sáng, nhiệt độ thấp, thời tiết âm u.
Kali thúc đẩy hình thành lignin, xenlulo làm cho cây lúa cứng cáp hơn, chịu đựng
được trong điều kiện nước sâu, giảm đổ ngã và chống chịu sâu bệnh tốt hơn. Khi thiếu
hụt kali sức đề kháng của cây lúa giảm, do đó, tỉ lệ sâu bệnh tăng, đặc biệt thiếu kali
nghiêm trọng trong trường hợp dư thừa đạm thì sâu bệnh phá hại rất nặng.
Trong giai đoạn đẻ nhánh, kali cân đối với đạm sẽ giúp làm tăng số gié trên
bông từ đó tăng số hạt trên bông. Để đạt được năng suất cao trong giai đoạn đẻ nhánh
hàm lượng kali trong lá cần phải cao hơn đạm. Cây lúa hút kali mạnh nhất từ cuối giai
đoạn đẻ nhánh tới tượng đồng được cây lúa hút liên tục cho tới giai đoạn chín. Kali rất
cần thiết để cho bộ rễ phát triển mạnh, năng suất cao, hạt lép ít và trọng lượng 1000
hạt cao (Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000).
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TRỒNG LÚA
Đất trồng lúa được hình thành trong điều kiện khác nhau về đá mẹ, địa hình,
ngầm
và ĐH
chế độ
nước...
Nhưng
mang
đặcvà
điểm
chung của
Trung mực

tâmnước
Học
liệu
Cần
Thơ
@nói
Tàichung
liệuđều
học
tập
nghiên
cứu
loại hình đất ngập nước có những quá trình diễn biến khác đất cạn. Đất ngập nước Fe2+
nhiều nó có thể chuyển hoá thành FeS không có hại cho cây lúa, nhưng thiếu oxy có
nhiều chất độc hại khác phát sinh làm cho rễ bị đen và trở nên thối rễ. Rễ phát triển
kém ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa do hấp thụ dinh
dưỡng kém. Cho nên cần dựa vào đặc tính cơ bản của loại đất lúa để có biện pháp tạo
điều kiện cho rễ phát triển tốt nhất (Đinh Văn Lữ, 1978).
Đất lúa vùng ĐBSCL có những đặc tính như sau: hàm lượng mùn 1,5-2,5%, N
tổng số 0,1-0,2%, K tương đối cao 1,5-2%, pH ( KCl) khoảng 4,5-5 ( Vũ Văn Hiển,
1999).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Vệ (2003) đất trồng lúa hai vụ có
năng suất khoảng 10 tấn/ha đã lấy đi của đất khoảng 250 kg K/ha/năm, nếu hiệu quả
sử dụng kali là 75% thì sau mỗi năm đất mất đi khoảng 400 kg K/năm. Bên cạnh đó
theo Võ Thị Gương và ctv (1995) trên 20 năm canh tác lúa nhiều vụ mỗi năm cho thấy
khả năng cung cấp kali của đất ĐBSCL giảm rất đáng kể, lượng kali chậm trao đổi liên
tục bị giảm qua các vụ trồng.


1.5 VAI TRÒ CỦA PHÙ SA ĐỐI VỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

Theo nghiên cứu của Trương Thị Nga (2000) cho thấy với 1 ha đất ruộng và
chiều cao mực nước ruộng khi bơm vào là 10 cm và nếu trong kênh lượng phù sa lơ
lửng là 10 mg/l thì lượng phù sa vào đồng là 100 kg/ha. Tuy vậy, lượng phù sa này
không lưu lại đáng kể mà còn theo dòng chảy phân bố đi khắp nơi. Bề dày của phù sa
từ 0,01 đến 0,05 m thì phù sa đi vào và bồi trên mặt ruộng với một thể tích 100 m3 đến
500 m3. Đạm và kali là hai nguyên tố có nhiều trong phù sa, với 0,1% N có trong phù
sa, tính trên 10.000 m2, bề dày phù sa là 0,01 m, dung trọng phù sa là 0,5 g/cm thì phù
sa bồi cho ruộng 50 kg N.
Bên cạnh đó theo nghiên cứu của nguyễn Mỹ Hoa (2000) độ dày lớp phù sa lớp
phù sa bồi là 16 mm ở CLRRI, 22 mm ở An Phong và 30 mm ở Thạnh Thới. Tổng
lượng kali thêm vào hàng năm ở dạng K trao đổi, K không trao đổi và K tổng số là
3–21 kg/ha, 11–75 kg/ha, 320-3868 kg/ha tùy mức độ phù sa bồi.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thí nghiệm trong chậu được thực hiện từ tháng 08 năm 2005 đến tháng 11 năm
2006 tại nhà lưới Bộ môn Khoa Học Đất và QLĐĐ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
2.1 PHƯƠNG TIỆN
Đất thí nghiệm dùng để vô chậu gồm: (i) nhóm đất gleysols trong đê; được lấy từ
ruộng canh tác lúa ba vụ (0-20 cm), tại phường Vĩnh Mỹ, Châu Đốc, An Giang, và (ii)
phù sa bồi thu tại huyện An Phú, Châu Đốc, An Giang. Đất sau khi lấy về được trộn
đều cho mỗi nhóm và cân 12 kg đất cho mỗi chậu.
(ii) nhóm đất phù sa thu tại huyện An Phú như sau : Đây là loại đất cồn hàng năm
được phù sa bồi đắp, thu lớp đất mặt với độ sâu (0 - 20 cm).
Chậu thí nghiệm có diện tích mặt 0,062 m2, chiều cao 0,25 m. Lúa dùng trong thí
nghiệm là giống MTL 233, có thời gian sinh trưởng 90 ngày với mật độ sạ 16 cây trên

chậu. Các loại phân ure (46% N), Superphosphate (13,5% P2O5) và KCl (60% K2O)
dụng chủ yếu trong thí nghiệm.
Trung được
tâmsửHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NHIỆM
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức phân
bón với 4 lập lại cho đất trong đê Vĩnh Mỹ và phù sa.
Nghiệm thức 1:

0N–

0 P2O5 – 0 K2O

Nghiệm thức 2: 100 N – 60 P2O5 - 30 K2O
Nghiệm thức 3: 100 N – 60 P2O5 - 0 K2O
Nghiệm thức 4: 100 N –
Nghiệm thức 5:

0 P2O5 - 0 K2O

0 N – 60 P2O5 - 30 K2O

2.2.2 Phương pháp bón phân
Bón lót toàn bộ lượng phân lân đối với nghiệm thức có bón lân. Bón thúc 1: 1/4
lượng N vào khoảng 7-10 ngày sau sạ, thúc 2: 1/2 N +1/2 K2O và thúc 3: 1/4 N +1/2
K2O vào 40-45 ngày sau sạ (NSS).



2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
• Phân tích đất
Lúa được trồng liên tục qua bốn vụ. Các chỉ tiêu phân tích đất gồm:
Đất đầu vụ phân tích pH, EC, CEC, N tổng số, NH4+, NO3-, P tổng số, P dễ tiêu,
K tổng số, K không trao đổi, K trao đổi, Chất hữu cơ.
Cuối vụ hai phân tích K trao đổi, K không trao đổi.
Cuối vụ ba phân tích K tổng số, K trao đổi, K không trao đổi trong đất.
• Chỉ tiêu nông học
Theo dõi sinh khối rơm và trọng lượng hạt lúa qua bốn vụ
Quan sát triệu chứng thiếu N, P và K trên lúa ở mỗi vụ vào thời điểm 55 NSS.
2.2.4 Phương pháp phân tích
Hàm lượng chất hữu cơ: được xác định bằng phương pháp Walkley- Black dựa
trên nguyên tắc oxy hóa chất hữu cơ bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4 đậm đặc;
sau đó chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng FeSO4 0,1N.
N tổng số trong đất: được xác định bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl dựa
trên nguyên lý chuyển toàn bộ các dạng N trong hợp chất hữu cơ và vô cơ thành N+
Trung NH
tâm
Học
liệu
Thơ
@đặcTài
học
tập
cứu
cách
côngĐH
phá Cần
với H2SO
(K2liệu

SO4 tăng
nhiệt
độ và
sôi, nghiên
CuSO4 và Se
4 bằng
4 đậm

làm chất xúc tác). Hàm lượng N-NH4+ thu được qua chưng cất sẽ xác định bằng cách
chuẩn độ với H2SO4 0,01N.
K tổng số trong đất: được trích bằng hydrofluoric acid 48%, perchloric acid
60%, hydrochloric 6N, đun nóng ở 200oC và đo bằng máy hấp thu nguyên tử ở bước
sóng 766 nm.
K trao đổi trong đất: được trích bằng dung dịch NH4OAc 1N pH 7, đo K bằng
máy hấp thu nguyên tử ở bước sóng 766 nm.
K không trao đổi trong đất: được trích bằng dung dịch tetraphenylboron
(NabPh4) theo phương pháp của The Cox và ctv. (1999).
Lân tổng số trong đất: công phá mẫu bằng H2SO4 và HClO4. Đo mẫu theo
phương pháp so màu của Murphy và Riley (1962).
Lân dễ tiêu trong đất: được trích theo phương pháp Bray I. Dung dịch trích
NH4F 0,03N + HCl 0,025N với tỉ lệ 1:7.


2.2.5 Xử lý kết quả thí nghiệm
Phân tích ANOVA bằng phần mềm Mstatc để đánh giá kết quả thí nghiệm và
dùng Excel vẽ biểu đồ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu



×