Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO sát sự SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT của 5 GIỐNG cà CHUA NHẬP nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.8 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

LÊ THỊ ÁI

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ – 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

LÊ THỊ ÁI

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. Trần Thị Ba
ThS. Võ Thị Bích Thủy

Cần Thơ – 2009


i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng !
Cha mẹ suốt đời tận tụy vì con.
Ông bà ngoại, các dì, cậu, mợ đã giúp đỡ con trong suốt quá trình học tập.
Thành kính biết ơn !
Cô Trần Thị Ba và cô Võ Thị Bích Thủy đã tận tình giúp đỡ con hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp.
Thầy Bùi Văn Tùng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ con trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Cô cố vấn học tập Trần Thị Kim Ba đã dìu dắt con qua giảng đường Đại học.
Chân thành cảm ơn !
Chị Kiều lớp Nông Học khóa 29 đã trao đổi và giúp đỡ em trong thời gian
làm đề tài.
Các bạn Phúc, Tụng, Quý, Tú, Bé Lâm, Thi, Nguyên, Khuyên, Cương và các
bạn lớp Trồng Trọt và Nông Học khóa 32 đã luôn giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Lê Thị Ái

ii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên: Lê Thị Ái
Năm sinh: 1986
Con ông: Lê Văn Bông Anh

Con bà: Đỗ Thị Lệ
Nơi sinh: An Giang
Quá trình học tập:
Năm 1992-1997: học tại trường tiểu học “A”, An Giang.
Năm 1997-2001: học tại trường THCS Nguyễn Văn Thoại, An Giang.
Năm 2001-2004: học tại trường THPT Nguyễn Văn Thoại, An Giang.
Năm 2005-2009: sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, ngành Trồng Trọt,
khóa 31, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Thị Ái

iv


Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Trồng trọt với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI

Do sinh viên Lê Thị Ái thực hiện


Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày

tháng năm 2009

Cán bộ hướng dẫn

TS. TRẦN THỊ BA

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
ngành Trồng Trọt với đề tài:

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 5 GIỐNG CÀ CHUA NHẬP NỘI

Do sinh viên Lê Thị Ái thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ..........................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: .................................................


DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Chủ tịch Hội đồng

vi


MỤC LỤC
Chương

Nội dung

Trang

Danh sách hình
Danh sách bảng
Tóm lược
MỞ ĐẦU

ix
x
xi
1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2


1.1 Giống và tình hình sản xuất giống cà chua

2

1.1.1 V ai trò của giống trong sản xuất

2

1.1.2 Phân loại giống cà chua

2

1.1.3 Một số giống cà chua được trồng phổ biến trong nhà lưới hiện nay 3
1.1.4 Tình hình sản xuất giống cà chua trong nước và thế giới

4

1.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất giống cà chua

4

1.1.6 Một số kết quả nghiên cứu về giống cà chua trong nước

5

1.2 Sản xuất cà chua trong nhà lưới, nhà kính

6


1.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trong nhà lưới, nhà kính trên thế giới

6

1.2.2 Hiện trạng trồng cà chua trong nhà lưới ở nước ta

6

1.2.3 Những ưu điểm và hạn chế của nhà lưới trồng cà chua

7

1.2.4 Vật liệu và thiết bị dùng để sản xuất ứng dụng công nghệ tiên tiến

8

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cà chua trong nhà
lưới, nhà kính

10

1.3.1 Các yếu tố ngoại cảnh

10

1.3.2 Một số sâu bệnh hại trên cà chua

11

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 Phương tiện

13
13

2.1.1 Địa điểm và thời gian

13

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

13

2.2 Phương pháp

15

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

15

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

16

2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

17

vii



2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

3.1 Ghi nhận tổng quát

19

3.2 Điều kiện ngoại cảnh

19

3.2.1 Cường độ ánh sáng

19

3.2.2 Nhiệt độ không khí

20

3.2.3 Ẩm độ không khí

21


3.2.4 Nhiệt độ giá thể

22

3.3 Tình hình bệnh héo tươi và khảm

22

3.4 Tình hình sinh trưởng

23

3.4.1 Ngày trổ hoa, thu hoạch và thời gian kéo dài thu hoạch

23

3.4.2 Chiều cao thân chính

24

3.4.3 Đường kính gốc thân

25

3.4.4 Số lá trên thân chính

26

3.4.5 Kích thước trái


27

3.5 Thành phần năng suất

28

3.5.1 Số chùm và số hoa trên cây

28

3.5.2 Số trái trên cây

29

3.5.3 Tỷ lệ đậu trái

29

3.5.2 Trọng lượng trái

30

3.5.3 Trọng lượng trái trên cây

31

3.5.4 Trọng lượng toàn cây

32


3.6 Năng suất

33

3.7 Một số chỉ tiêu về chất lượng trái

34

3.7.1 Độ dày thịt trái

34

3.7.2 Số vách ngăn trái

34

3.7.3 Độ Brix, độ khác màu vỏ trái và pH thịt trái

35

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

37

PHỤ CHƯƠNG


43

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Các giống cà chua thí nghiệm (a) Thúy Hồng, (b) Do Thái, (c)
Tropical Ruby, (d) Syngenta, (e) Savior trồng trong nhà lưới tại
Trại NC & TNNN, ĐHCT (tháng 6-11/2008)

14

2.2

Cây cà chua được trồng trong thùng xốp trên giá thể đất sạch
được tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà lưới tại Trại NC &
TNNN, ĐHCT (tháng 6-11/2008)

15

3.1


Diễn biến cường độ ánh sáng qua các thời điểm khảo sát trong
ngày 15/10/2008 tại nhà lưới Trại NC & TNNN, ĐHCT

20

3.2

Nhiệt độ và ẩm độ không khí trong và ngoài nhà lưới ở các thời
điểm khảo sát trong ngày 15/10/2008 tại nhà lưới Trại NC &
TNNN, ĐHCT

21

3.3

Chiều cao thân chính của 5 giống cà chua qua các giai đoạn
khảo sát, nhà lưới Trại NC & TNNN, ĐHCT (Tháng 611/2008)

25

3.4

Đường kính gốc thân của 5 giống cà chua qua các giai đoạn
khảo sát, nhà lưới Trại NC & TNNN, ĐHCT (Tháng 611/2008)

26

3.5

Số lá trên thân chính của 5 giống cà chua qua các giai đoạn

khác nhau sau khi trồng trong nhà lưới Trại NC & TNNN,
ĐHCT (Tháng 6-11/2008)

27

3.6

Kích thước trái của 5 giống cà chua trồng trong nhà lưới Trại
NC & TNNN, ĐHCT (Tháng 6-11/2008)

28

3.7

Trọng lượng trái của 5 giống cà chua trồng trong nhà lưới Trại
NC & TNNN, ĐHCT (Tháng 6-11/2008)

30

3.8

Trọng lượng trái của 5 giống cà chua giai đoạn thu hoạch trái
trồng trong nhà lưới Trại NC & TNNN, ĐHCT (Tháng 611/2008) a) giống Thúy Hồng, (b) giống Do Thái, (c) giống
Tropical Ruby, (d) giống Syngenta và (e) giống Savior

31

3.9

Trọng lượng trái trên cây và trọng lượng toàn cây của 5 giống

cà chua trồng trong nhà lưới Trại NC & TNNN, ĐHCT (Tháng
6-11/2008)

32

3.10

Năng suất thực tế và năng suất lý thuyết của 5 giống cà chua
trồng trong nhà lưới Trại NC & TNNN, ĐHCT (Tháng 611/2008)

33

ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tỷ lệ thành phần các chất trong dung dịch dinh dưỡng cung
cấp cho cà chua, nhà lưới tại Trại NC & TNNN, ĐHCT
(tháng 6-11/2008)

14


2.2

Lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho cà chua trong quá trình
sinh trưởng và phát triển tại nhà lưới – Trại NC & TNNN,
ĐHCT (tháng 6-11/2008)

17

3.1

Tỷ lệ cây bị bệnh héo tươi và khảm của 5 giống cà chua ở 30
NSKT trồng trong nhà lưới Trại NC & TNNN, ĐHCT (Tháng
6-11/2008)

23

3.2

Ngày trổ hoa, thời gian kéo dài và kết thúc thu hoạch của 5
giống cà chua trồng trong nhà lưới Trại NC & TNNN, ĐHCT
(Tháng 6-11/2008)

24

3.3

Số lượng hoa, số trái trên cây và tỷ lệ đậu trái của 5 giống cà
chua trồng trong nhà lưới - Trại NC & TNNN, ĐHCT (Tháng
6-11/2008)


29

3.4

Độ dày thịt và số vách ngăn trái của 5 giống cà chua trồng
trong nhà lưới - Trại NC & TNNN, ĐHCT (Tháng 6-11/2008)

34

3.5

Một số chỉ tiêu phẩm chất trái của 5 giống cà chua trồng trong
nhà lưới - Trại NC & TNNN, ĐHCT (Tháng 6-11/2008)

35

x


LÊ THỊ ÁI, 2009 “Khảo sát sự sinh trưởng và năng suất của 5 giống cà chua
nhập nội”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng Trọt, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Thị Ba và ThS.
Võ Thị Bích Thủy.
TÓM LƯỢC
Giống là yếu tố quan trọng trong sản xuất cà chua, nhất là sản xuất theo
hướng an toàn và đòi hỏi phải có phẩm chất tốt. Do đó đề tài “Khảo sát sự sinh
trưởng và năng suất của 5 giống cà chua nhập nội” được thực hiện nhằm tuyển chọn
những giống sinh trưởng mạnh, năng suất và chất lượng cao, để phục vụ cho người
tiêu dùng các yêu cầu về ăn tươi, nấu chín hoặc các công nghệ chế biến khác.
Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại và 5

nghiệm thức là 5 giống cà chua: 1/ Thúy Hồng, 2/ Do Thái, 3/ Tropical Ruby,
4/ Syngenta, 5/ Savior. Diện tích thí nghiệm: 21 m2 (3,5 m x 6,0 m) khoảng cách
cây 0,35 m, khoảng cách hàng 0,85 m.
Kết quả thí nghiệm cho thấy có triển vọng nhất trong nhóm cà cherry là
giống Thúy Hồng với trọng lượng trái trên cây 1,11 kg/cây cho năng suất trái 25,16
tấn/ha. Đối với nhóm cà chua trái lớn thì giống Syngenta vượt trội hơn cho trọng
lượng trái trên cây 0,95 kg/cây và năng suất trái 18,70 tấn/ha, kế đó là Savior với
năng suất trái 14,20 tấn/ha.

xi


1

MỞ ĐẦU
Cà chua là loại rau ăn trái có giá trị dinh dưỡng cao, với diện tích trồng ngày
càng được mở rộng, đặc biệt là mô hình sản xuất cà chua trong nhà kính, nhà lưới.
Hiện nay, hầu hết các nước có công nghệ sản xuất rau sạch hàng đầu trên thế giới
đều áp dụng mô hình sản xuất này. Ở Việt Nam, mô hình trồng rau trong nhà lưới
kết hợp với công nghệ sản xuất không cần đất đã mở ra hướng đi cho một nền nông
nghiệp sạch và an toàn, cùng với sự phát triển đó mô hình sản xuất cà chua trong
nhà lưới ngày càng tăng nhằm đáp ứng các yêu cầu về năng suất, chất lượng, đảm
bảo cung cấp rau sạch và an toàn. Bên cạnh một mô hình sản xuất tốt, giống cũng là
một yếu tố quan trọng để đạt được các yêu cầu trên cho nên nhiều giống cà chua
mới đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất trong các mô hình nhà lưới. Gần đây,
các giống cà chua có nguồn gốc từ nhiều nước đã được du nhập vào nước ta, đạt
năng suất, phẩm chất cao, chống chịu sâu bệnh khá, trái đẹp, cứng, phù hợp cho
xuất khẩu, chế biến, từ đó góp phần làm phong phú thêm nguồn giống cho nước
nhà. Do đó, việc nghiên cứu chọn lọc các giống cà chua nhập nội thích hợp điều
kiện trồng ở nước ta là một vấn đề cần thiết cho nên đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng

và năng suất của 5 giống cà chua nhập nội” đã được tiến hành trong nhà lưới tại
Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp trường Đại Học Cần Thơ nhằm khảo
sát sự sinh trưởng của các giống cà chua nhập nội, để tìm ra những giống cho năng
suất và phẩm chất cao thích hợp điều kiện trồng trong nhà lưới ở Thành phố Cần
Thơ.


2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 GIỐNG VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG CÀ CHUA
1.1.1 Vai trò của giống trong sản xuất
Giống có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc chọn giống tốt
thích hợp với điều kiện tự nhiên giúp thu được năng suất cao, ổn định phẩm chất
trái tốt, từ đó tăng hiệu quả kinh tế (Trần Thượng Tuấn, 1992). Ngoài ra, việc sản
xuất hạt giống đã giúp tăng nhanh số lượng, đảm bảo chất lượng, duy trì nguồn gen
hiện có hoặc mới tạo ra và thỏa mãn số lượng hạt giống cho nhu cầu ngày càng tăng
của nông dân (Vũ Văn Liết, 2007). Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ
đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản
(Nguyễn Văn Luật, 2007). Nhiều năm gần đây giống lai F1 phát triển rất nhanh vì
tính chống chịu sâu bệnh tốt, chịu nóng, chịu mưa tốt nên trồng được nhiều vụ khác
nhau trong năm, dễ ra hoa kết trái, năng suất cao và phẩm chất tốt (Phạm Hồng Cúc,
2008). Tuy nhiên các giống cà chua lai F1 không thể tự để giống (Nguyễn Mạnh
Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), giống lai F1
hầu hết nhập từ các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ,
Thái Lan… và theo Phạm Hồng Cúc (2008), cho rằng giống F1 tốt phù hợp với
đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nên diện tích trồng cà đã mở rộng, từ đó tăng
nhanh sản lượng và cà chua tươi được cung cấp hầu như quanh năm.
1.1.2 Phân loại giống cà chua

Giống cà chua được phân loại dựa vào khả năng tăng trưởng, phân nhánh và
đặc điểm ra hoa của cây. Căn cứ vào đặc tính ra hoa cà chua được phân thành 2
loại: sinh trưởng vô hạn và hữu hạn (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003).
Tuy nhiên theo Tạ Thu Cúc (2005), dựa vào đặc điểm ra hoa có thể chia cà chua
thành 3 loại: sinh trưởng vô hạn, hữu hạn và bán hữu hạn.
Nhưng hiện nay Phạm Hồng Cúc (2008) đã phân cà chua thành 4 dạng hình
tùy vào khả năng tăng trưởng và phân nhánh của cây


3

- Dạng vô hạn: Thân cao trên 2 m, bò trên mặt đất nếu không có giàn chống
đỡ, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 9-11, sự tăng trưởng và ra hoa của cây nối tiếp
không ngừng cho đến khi hoa tàn. Trong trồng trọt cần làm giàn, tỉa nhánh, tạo
hình, có tiềm năng thu năng suất cao nhờ thu hoạch dài ngày.
- Dạng hữu hạn: Thân cứng, mọc đứng, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 7-9,
khi cây được 4-6 chùm thì xuất hiện chùm hoa ngọn, cây ngừng tăng trưởng về
chiều cao. Dạng cà chua này cho trái sớm và tập trung.
- Dạng bán hữu hạn: Cũng giống dạng hữu hạn nhưng có chùm hoa trên
cây nhiều hơn (8-10 chùm hoa) trước khi cây có chùm hoa tận ngọn và ngừng tăng
trưởng chiều cao. Dạng này phù hợp cho nhiều mùa vụ và nhiều vùng sinh thái,
năng suất cao chất lượng tốt.
- Dạng bụi: Cà chua có lóng ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa, cho trái
tập trung. Trong trồng trọt không cần làm giàn, tạo hình 3-4 cành/cây, phục vụ cho
việc trồng dày và thu hoạch bằng cơ giới.
1.1.3 Một số giống cà chua được trồng phổ biến trong nhà lưới hiện nay
Các giống cà chua trồng phổ biến ở nước ta hiện nay gồm có một số giống
địa phương, còn phần lớn là các giống nhập nội và giống lai (Nguyễn Mạnh Chinh
và Phạm Anh Cường, 2007). Giống lai F1 nhập nội hầu như đã thay thế hoàn toàn
giống địa phương như giống vô hạn Red Crown 250 có khả năng chống chịu tốt

bệnh héo vi khuẩn, thời gian thu hoạch dài, năng suất 30-40 tấn/ha (Phạm Hồng
Cúc, 2008). Theo Nguyễn Khê (2008), giống Kim Cương Đỏ có khả năng chống
chịu rất tốt với bệnh sương mai, còn cho năng suất cao (4-6 kg/cây), chất lượng tốt,
vỏ cứng nên có thể bảo quản lâu và thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa, được
người nông dân và Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Lâm Đồng đánh giá rất cao. Để
đáp ứng với điều kiện nhiệt độ cao trong nhà lưới, nhà kính nên giống cà chua Hồng
Châu được đưa vào sản xuất với các ưu điểm nổi bật như khả năng chịu nhiệt cao,
kháng được bệnh vàng xoăn lá, đậu trái rất tốt trong các điều kiện bất thuận và năng
suất trung bình từ 2,5-3,5 kg/cây (Báo Nông Nghiệp, 19/12/2008). Ngoài ra, các
giống cà cherry cũng được áp dụng rộng rãi trong các mô hình ở miền Bắc, với các


4

đặc tính sinh trưởng khỏe, ra hoa sớm, đậu trái sai, khả năng chống chịu tốt như
Kim Ngọc 1917, Thúy Hồng 1657 (Nguyễn Văn Tư, 2008 và Công Hào, 2005).
1.1.4 Tình hình sản xuất giống cà chua trong nước và thế giới
Hiện nay trên thị trường có nhiều trung tâm và công ty giống lần lượt đưa ra
sản xuất những giống sinh trưởng mạnh, có khả năng chống chịu tốt. Trong đó,
Công ty giống Đông Tây (Hai Mũi Tên Đỏ) đã đưa ra các giống cà chua lai F1 số
007, 607, 609 và giống KTB.4, giống số 12 khả năng kháng bệnh héo rũ và vi
khuẩn khá (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Bên cạnh đó, thị
trường rau Quảng Bình nhận được nguồn viện trợ của Chính phủ Mỹ, nên Viện
Nghiên cứu Rau quả Trung ương đã triển khai dự án ''Nghiên cứu phát triển giống
rau'' tại Quảng Bình nhằm cung cấp rau và giống rau ổn định cho các tỉnh miền
Trung, dự án sản xuất giống cà chua PT18 đã cho năng suất 40 tấn/ha, thu nhập trên
135 triệu/ha (Hà Anh, 2007). Ngoài ra, Trung tâm kỹ thuật rau quả Vĩnh Phúc đã
đưa ra sản xuất các giống cà chua mới: cà chua Savior (Đài Loan), DT28, Perfect 89
(Thái Lan), các giống TN 05 (Hàn Quốc), VL2004 (Hoa Kỳ) có khả năng sinh
trưởng, phát triển tốt, cây chắc khỏe, chống chịu sâu bệnh khá, năng suất cao, trái

đẹp, cứng, phù hợp cho xuất khẩu, chế biến (Báo Khuyến Nông, 02/06/2008; Trần
Hoàng Dũng, 2007).
Theo Lê Đình Chức (2009), các giống cà chua trồng phổ biến ở Israel là các
giống vô hạn, trung hạn và hữu hạn, gồm các loại cà chua khác nhau: Loại trái tròn,
cà chua bi, loại làm cocktail, loại trái theo chùm được trồng quanh năm. Hạt giống
cà chua hữu cơ được sản xuất bởi công ty Tomato Fest ở Nga hiện nay đã phát triển
500-600 giống cà chua thích hợp với từng mùa vụ khác nhau trong nước (Gary,
2009).

1.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất giống cà chua
Việc sản xuất giống cà chua đã giúp tìm ra từng giống thích hợp với từng
vùng sinh thái, từng thời vụ, đã làm giảm thời gian khan hiếm cà chua và nâng cao
hiệu quả sản xuất (Vũ Thanh Hải và Nguyễn Văn Dĩnh, 2004). Theo Trần Khắc Thi


5

(2008), việc sản xuất ra nhiều giống chủ yếu là giống trong nước đã tạo được khả
năng chủ động cho các đơn vị sản xuất. Với số lượng giống do các công ty cung
ứng giống tại Việt Nam bổ sung thêm trong nghiên cứu, người sản xuất sẽ có nhiều
khả năng lựa chọn hơn. Cùng sự phát triển mạnh của công nghệ giống, nhiều sản
phẩm cà chua lai đã được đưa vào sản xuất góp phần đáng kể trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế trên đồng ruộng (Báo Nông Nghiệp, 19/12/2008). Các giống được
tạo ra rất đa dạng, trồng được ở nhiều mùa vụ trong năm, đặc biệt là có chất lượng
cao (Nguyễn Hồng Minh, 2007).
Tuy nhiên, việc cung cấp giống chủ yếu do các công ty giống đảm nhiệm nên
người nông dân bỏ dần thói quen giữ giống, dẫn đến tình trạng thiếu giống trong
sản xuất (Nguyễn Đình, 2009). Vì vậy, một số giống kém chất lượng và không rõ
nguồn cũng được đưa vào sản xuất gây ra nhiều thiệt hại lớn cho nông dân (Kim
Anh, 2007).

1.1.6 Một số kết quả nghiên cứu về giống cà chua trong nước
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên các
giống cà chua ở nước ta nhằm tạo ra các giống cà chua cho năng suất cao, chất
lượng tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Kết quả thí nghiệm của Vũ
Thanh Hải và Nguyễn Văn Dĩnh (2004) nhận thấy giống cà chua CTS386 là giống
có độ Brix cao, màu sắc đỏ đẹp, cho năng suất cao, thích hợp trồng trong vụ Thu,
hay các giống chọn lọc như PT18 (Dương Kim Thoa và Trần Khắc Thi, 2005) và
C95 (Đào Xuân Thoảng và ctv., 2003) là các giống thích hợp cho việc chế biến.
Gần đây, kết quả nghiên cứu lai tạo của Nguyễn Hồng Minh và Kiều Thị Thư
(2006) đã tạo ra các giống cà chua ngắn ngày, mau cho thu hoạch, kháng bệnh héo
tươi như HT21, HT42, HT160. Trong sản xuất đại trà cũng đã đưa ra và xây dựng
thành công thương hiệu giống cà chua bi HT144.
Các nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật rau quả tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với
Trạm Khuyến nông trên các giống cà chua nhập nội TN 05, Perfect 89, Savior,
VL2004 cho thấy các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh khá, sinh trưởng
khỏe, thích hợp trồng nhiều vụ trong năm (Trần Hoàng Dũng, 2007). Đầu năm


6

2008, Hội đồng Khoa Học Kỹ Thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu
một số đề tài nghiên cứu do viện nghiên cứu rau quả thực hiện trên các giống cà
nhập nội PT18 (Trung tâm phát triển rau Châu Á) và giống cà chua lai F1 VT3
(Viện cây lương thực và cây thực phẩm) (Thanh Tâm, 2008).

1.2 SẢN XUẤT CÀ CHUA TRONG NHÀ LƯỚI, NHÀ KÍNH
1.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trong nhà lưới, nhà kính trên thế giới
Trong những năm qua, sản xuất cà chua trong nhà lưới, nhà kính đã bắt
đầu trở thành yếu tố quan trọng trong tổng sản lượng cà chua. Diện tích trồng cà
chua hằng năm trên thế giới khoảng 2,7 triệu ha, trong đó 80-85% dùng để ăn tươi,

lượng cà chua chế biến khoảng 68 triệu tấn/năm. Cà chua được sản xuất trong nhà
kính, nhà lưới vào những mùa mà điều kiện thời tiết không thuận lợi cho canh tác
(Phạm Hồng Cúc, 2008). Hiện nay các nước có công nghệ sản xuất rau sạch hàng
đầu trên thế giới như Israel, Úc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan… đã sản xuất rau trong nhà
lưới, nhà kính đã cho phép giảm lượng nông dược và phân bón hóa học đến mức
thấp nhất và cho sản phẩm rau sạch (Ngô Quang Vinh, 2006). Năng suất 500 tấn cà
chua/ha/năm không còn là một con số không tưởng. Các nông gia trồng rau ở Úc đã
có một thu nhập khoảng hơn nửa triệu đô la Mỹ/năm từ một nhà kính chỉ có diện
tích 5.000 m2 (Nguyễn Quốc Vọng, 2007). Năm 2006-2007, sản lượng cà chua
xuất khẩu của Mêhicô đạt 1,047 triệu tấn và đến năm 2007-2008 sản lượng cà
chua xuất tăng 13% so với giai đoạn trước đó với 3.000 ha nhà lưới, nhà kính
phục vụ cho sản xuất cà chua (Gain report-mx 8039, 05/06/2008). Tuy nhiên, trong
quy trình công nghệ này vốn đầu tư khá lớn, chủ yếu phục vụ cho một bộ phận dân
cư có thu nhập cao trong xã hội (Ngô Xuân Chinh, 2005).
1.2.2 Hiện trạng trồng cà chua trong nhà lưới ở nước ta
Hiện nay nhiều mô hình trồng rau trong nhà lưới đã được các tỉnh ở nước ta
quan tâm đầu tư. Công nghệ trồng rau không cần đất mở ra hướng sản xuất nông
nghiệp sạch, an toàn và có thể thay thế các loại rau nhập khẩu cung cấp cho các siêu


7

thị, khách sạn, nhà hàng (Hồ Hữu An, 2005). Theo Phòng Nông nghiệp của 2 huyện
Củ Chi và Hóc Môn, huyện chủ trương sẽ mở rộng thêm diện tích trồng rau an toàn
trong nhà lưới lên 100 ha tại các xã Nhuận Đức và Thới Tam Thôn (Quang Đạt,
2004). Tại Đà Lạt, hàng chục hộ gia đình đầu tư nhà kính, nhà lưới sản xuất rau
theo quy trình mới, ít sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học (Phạm
Bá Phong và Nguyễn Bá Hùng, 2004). Theo Thu Thảo (2008), hiện nay một nông
dân ở xã Phú An (Bến Cát) đã đầu tư 400 triệu đồng để xây dựng mô hình trồng cà
chua trong nhà kính với diện tích 2.000 m2. Ngoài ra, diện tích nhà lưới ở ĐBSCL

gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng
cũng đạt khoảng 20.000 m2, chủ yếu cung cấp rau cho người dân ở thành phố, thị xã
với lượng rau rất khiêm tốn. Dự báo diện tích nhà lưới sẽ ngày một tăng, không chỉ
tại thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa mà còn lan tỏa ở nhiều tỉnh ĐBSCL (Trần
Thị Ba và ctv., 2008).
1.2.3 Những ưu điểm và hạn chế của nhà lưới
¯ Ưu điểm của nhà lưới
Trồng cà chua trong nhà lưới giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều loại côn
trùng nên không phải sử dụng nhiều nông dược như trồng ngoài đồng, do đó giảm
được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm (Đặng Văn Đông, 2004).
Trong điều kiện nhà lưới, cây sinh trưởng và phát triển nhanh và cho thu hoạch sớm
hơn bên ngoài 10-15% thời gian, nhờ chủ động cải tiến nhiều kỹ xảo canh tác nên
năng suất tăng hơn 20-30% so với bên ngoài (Trần Thị Ba và ctv., 2008). Ngoài ra,
dạng nhà lưới hở rất thích hợp cho vùng có nhiệt độ cao như ĐBSCL do hạn chế
được tác hại của mưa và có độ thông thoáng cao (Ngô Quang Vinh, 2006). Theo
Nguyễn Thị Lệ Thanh (2004), trồng rau trong nhà lưới có thể đạt 12 vụ trong năm,
ngoài ra năng suất cũng vượt lên gấp 3, 4 lần, các mô hình nhà lưới giúp cho nông
dân hạn chế các điều kiện bất lợi của môi trường và một số loại côn trùng gây hại,
nâng cao hiệu quả kinh tế giúp nông dân chủ động sản xuất đảm bảo sản lượng cung
cấp cho thị trường, sản xuất không bị chi phối bởi mùa vụ và điều kiện thời tiết (Sở
Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, 2005).


8

¯ Hạn chế của nhà lưới
Theo kinh nghiệm làm nhà lưới của ông Vũ Đức Hùng (2004) nhiệt độ trong
nhà lưới thường cao hơn bên ngoài từ 2-30C nên cần phải lắp ráp thêm hệ thống tưới
phun mưa thì mới có thể hạn chế nhiệt độ. Do đó, đầu tư ban đầu khá lớn, giá thành
sản phẩm những năm đầu cao gấp 2,5 lần nhưng về sau sẽ không cao hơn bên ngoài

(Trần Thị Ba và ctv., 2008; Nguyễn Thu, 2008). Một số nhà lưới không có khả năng
ngăn chặn một số loại côn trùng có kích thước nhỏ như bù lạch, rầy mềm, nhện
đỏ,… (Dương Hoa Xô, 2004). Cà chua cần có sự thụ phấn của côn trùng nếu trồng
trong nhà lưới sẽ giảm cơ hội tiếp xúc của côn trùng với cây trồng làm giảm khả
năng thụ phấn (Võ Ngọc Hân và Lê Thị Kim Phụng, 2006). Các loại rau khác nhau
đòi hỏi thiết kế nhà lưới khác nhau và phù hợp cho từng loại rau nên rất khó áp
dụng cho nhiều đối tượng với một kiểu thiết kế (Lê Văn Thắng, 2001).
1.2.4 Vật liệu và thiết bị dùng để sản xuất cà chua trong nhà lưới
¯ Giá thể
Sản phẩm mụn xơ dừa của công ty Mekong, tỉnh Bến Tre đã được sấy khô,
loại bỏ tạp chất và các vi sinh có hại cho cây trồng, sau đó xay thành đất sạch hoặc
sau khi sấy áp dụng tiếp công nghệ vi sinh sẽ cho ra sản phẩm hữu cơ vi sinh giúp
cải tạo đất bạc màu một cách hiệu quả (Báo điện tử-Thời báo kinh tế, 23/5/2005).
Việc sử dụng giá thể đất sạch thay thế cho việc dùng đất thông thường giúp hạn chế
được hóa chất có hại, nitrate, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh trong đất (Hồ Hữu
An, 2005 và Ngô Quang Vinh, 2006). Tuy nhiên, việc sử dụng giá thể đất sạch phải
có sự đầu tư cao, chi phí tốn rất nhiều so với trồng trọt thông thường
(Papadopoulos, 1991).
Cát là một trong những giá thể rẻ nhất có thể sử dụng, nhưng cần phải kiểm
tra rằng nó không bị ô nhiễm từ đất. Cát có nguồn gốc từ biển, cần phải loại bỏ hoàn
toàn muối, vỏ sò phần lớn chứa đá vôi và nếu bỏ trong dung dịch pH tăng lên, độ
kiềm tăng giữ chặt Fe trong dung dịch gây hiện tượng thiếu Fe (Võ Thị Bạch Mai,
2003).


9

Trấu giữ nước và dinh dưỡng cao, giá rẻ, nó rất cần thiết để cho hiệu quả cao
và tốt nhất khi trộn 30% trấu vào cát sông (Jim Fah và ctv., 2000). Ngoài ra trấu còn
dùng để cải thiện đất sét và đất cát, làm đất tơi xốp hơn (Laura and Robert, 2006).

¯ Vật liệu đựng giá thể
Thùng xốp được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp làm vật chứa dung dịch
trong thủy canh do có tính năng cách nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ. Ngoài ra, mốp
xốp còn không thấm nước và giữ được độ lạnh tương đối lâu bền (Trần Khắc Thi và
Trần Ngọc Hùng, 2005). Trồng trong thùng xốp nhiệt độ giá thể thấp hơn các vật
liệu đựng khác, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển
trong mùa nắng nóng (Bùi Chúc Ly, 2007).
Bầu ni lông đen được sử dụng phổ biến ở trường Đại Học Cần Thơ (ĐHCT)
làm vật liệu đựng giá thể trồng rau. Ưu điểm rẻ tiền, dễ vận chuyển nên có thể tránh
được ngập nước, gọn nhẹ dễ thu gom lúc cuối vụ nhưng hạn chế của nó là làm tăng
nhiệt độ giá thể ảnh hưởng đến sinh trưởng cây (Nguyễn Quốc Trưởng, 2006).
¯ Hệ thống nhỏ giọt
Tưới nhỏ giọt là phương pháp hiệu quả nhất khoảng 90% hoặc có thể cao
hơn, trong khi phương pháp tưới phun chỉ đạt khoảng 75-86%, tưới nhỏ giọt cung
cấp nước trực tiếp đến đất và chỉ cung cấp tại nơi cần nước (Stryker, 2005). Tuy
nhiên có khó khăn là phải thường xuyên làm sạch hệ thống và kiểm soát những ống
nhỉ bị nghẽn (Philip, 1997). Đây là hệ thống phức tạp và quan trọng nhất trong nhà
lưới, nhà kính, nếu trong việc đo lường và điều hành bị lỗi thì có thể gây nguy hiểm
cho cây trồng. Hệ thống bao gồm máy bơm trung tâm, ống dẫn và lỗ tưới nhỏ giọt
cách nhau 15-40 cm (Papadopoulos, 1991). Theo Barry (1997), thuận lợi của hệ
thống tưới nhỏ giọt là dùng tưới nước và bón phân nhằm tiết kiệm lượng nước tưới
và giảm mất phân. Việc tưới nhỏ giọt còn cho phép điều chỉnh chính xác pH, EC và
nồng độ dinh dưỡng cung cấp cho cây. Đặc biệt là giải phóng sức lao động của
nông dân trong việc tưới nước, bón phân, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do
hoạt động nông nghiệp (Hồ Hữu An, 2005).


10

1.3 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT

TRIỂN CÀ CHUA TRONG NHÀ LƯỚI, NHÀ KÍNH
1.3.1 Các yếu tố ngoại cảnh
¯ Nhiệt độ
Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô.
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng để cây có được sản lượng cao và chín sớm, nhiệt
độ tối hảo cho tăng trưởng và phát triển tốt là 21-240C (Phạm Hồng Cúc, 2008).
Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), khi nhiệt độ ban ngày trên 300C
không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn tác động đến sức sống của
hạt phấn, làm rụng hoa, không đậu trái. Ngoài ra, nhiệt độ đất cũng ảnh hưởng rất
lớn đến sinh trưởng của cây, ở 18-200C rễ cây phát triển mạnh, nhưng khi nhiệt độ
tăng quá 350C rễ cà chua dễ bị chết (Nhiều tác giả, 2005).
¯ Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, cường độ tối thiểu cho cây tăng trưởng là 2.0003.000 lux, cường độ tối hảo là 20.000 lux hay cao hơn. Tuy nhiên ở 80.000-100.000
lux cây bị héo, trái và lá bị cháy nắng (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo Trần Khắc
Thi và Nguyễn Công Hoan (2005), cường độ ánh sáng tốt thì cường độ quang hợp
tăng, cây ra hoa đậu trái sớm hơn, tỷ lệ đậu trái và chất lượng sản phẩm cũng tốt
hơn. Ánh sáng rất quan trọng giúp cây sinh trưởng tốt, trong điều kiện thiếu ánh
sáng làm cho cây yếu ớt, lá mỏng và vươn dài, cây bị vống, ra hoa, trái chậm, năng
suất và chất lượng trái giảm (Tạ Thu Cúc, 2004).
¯ Nước
Khi cây ra hoa đậu trái là lúc cây cần nhiều nước nhất, nhưng khi chùm trái
đầu tiên sắp chín, nhu cầu nước giảm dần, nếu thừa nước sẽ tạo điều kiện cho thân
lá rậm rạp, cây dễ bệnh và trái dễ nứt (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan,
2005). Theo Tạ Thu Cúc (2004), khi chuyển đột ngột từ chế độ ẩm thấp sang chế độ
ẩm cao sẽ gây hiện tượng nứt trái ở cà chua. Khi trái cà chua chín không cần nước
tưới (Sajjapongse và ctv., 1989).


11


¯ Ẩm độ
Cà chua là cây yêu cầu ẩm độ không khí thấp trong quá trình sinh trưởng và
phát triển, ẩm độ không khí thích hợp là 50-60%, khi ẩm độ không khí lên trên 65%
cây dễ dàng bị nhiễm bệnh (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Phạm Hồng Cúc (2008), ẩm
độ cao gây trở ngại cho việc thụ tinh, thụ phấn nên cà chua khó đậu trái vì vòi nhụy
có khuynh hướng mọc dài hơn chỉ tiểu nhị, ngoài ra còn làm cho hạt phấn vỡ dẫn
đến số hoa trên chùm bị giảm (Nhiều tác giả, 2005).
¯ Dinh dưỡng
Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng (2003) đã nhận thấy trong các nguyên tố
dinh dưỡng cà chua sử dụng nhiều nhất là kali và đạm sau đó là lân, canxi và
nguyên tố vi lượng. Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng
mạnh, khả năng ra hoa, đậu trái nhiều, tiềm năng cho năng suất rất lớn, vì vậy cần
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng
trái (Tạ Thu Cúc, 2002). Theo Tạ Thu Cúc (2004), với công nghệ sản xuất cà chua
trong nhà lưới hiện nay ở một số nơi, có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây qua dung
dịch dinh dưỡng pha sẵn, không sử dụng phân bón thông thường mà vẫn đảm bảo
được sự phát triển tốt nhất cho cây trồng.
1.3.2 Một số sâu bệnh hại trên cà chua
Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999), cà chua thường bị một số bệnh hại sau: héo
tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, bệnh đốm vi khuẩn héo vàng do
Fusarium oxysporum và bệnh khảm do vi rút. Bệnh nguy hiểm nhất trong vụ Hè
Thu là bệnh héo tươi và vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để phòng trừ loại bệnh này làm
tổn thất rất lớn về sản lượng (Tạ Thu Cúc, 2002; Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2004).
Bệnh héo tươi gây hại nghiêm trọng nhất ở hầu hết các vùng trồng cà chua
trên thế giới, gây thiệt hại năng suất có khi tới 95% thậm chí gây mất trắng (Nguyễn
Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003). Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh này thường từ 20-30%,
có nơi lên đến 100% (Ngô Quang Vinh và Ngô Xuân Chinh, 2003).


12


Ngoài ra, rầy phấn trắng (Bemisia sp.) là loại côn trùng truyền bệnh khảm.
Bệnh do vi rút gây ra cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất do làm xoắn đọt, chất
lượng và kích thước trái giảm nhiều và không sử dụng được (Đỗ Tấn Dũng, 2001).


13

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Địa điểm và thời gian
¯ Địa điểm: Nhà lưới – Trại Nghiên cứu và Thực nghiệm Nông nghiệp (NC
& TNNN), trường Đại Học Cần Thơ (ĐHCT).
¯ Thời gian: Từ tháng 6/2008 đến tháng 11/2008.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
- Giống: thí nghiệm gồm 5 giống cà chua
1/ Giống Thúy Hồng F1 thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, ra nhiều nhánh
phụ nên cho nhiều chùm trái, ngày bắt đầu thu hoạch 58-60 ngày khi sau trồng
(NSKT), dạng trái hình ê líp dài, thon, màu đỏ tươi, nặng khoảng 6,5-7,0 g/trái, thịt
dai, ăn ngon, trái cứng và dễ vận chuyển, do Công ty giống cây trồng Nông Hữu
nhập khẩu từ Đài Loan.
2/ Giống Do Thái thuộc loại hình vô hạn, có nguồn gốc từ Do Thái, chiều
cao trung bình 280-320 cm, ngày bắt đầu thu hoạch 68-70 ngày sau trồng, trọng
lượng 10-12 g/trái, trái dạng tròn, màu đỏ, thịt trái dày cứng.
3/ Giống Tropical Ruby thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, có nguồn gốc từ
Đài Loan, chiều cao trung bình 250-300 cm, ngày bắt đầu thu hoạch 67-70 NSKT,
trọng lượng 5-7 g/trái, trái hình trứng tròn, màu đỏ, đẹp, thịt trái dày cứng.
4/ Giống Syngenta thuộc loại hình bán hữu hạn của tập đoàn Syngenta do
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang phân phối, chiều cao trung bình 150-160

cm, ngày bắt đầu thu hoạch 68-70 ngày, trọng lượng trái trung bình dạng trái hình
trứng vuông, trái chín đỏ, cứng, thịt trái dày. Khối lượng trái từ 80-120 g/trái, năng
suất trung bình từ 2,5-3,5 kg/cây.
5/ Giống Savior là giống cà chua bán hữu hạn, có nguồn gốc từ Đài Loan,
thời gian sinh trưởng 65-70 NSKT, kháng bệnh xoăn đầu lá (khảm lá) tốt do vi rút,
trọng lượng trái trung bình từ 80-100 g/trái, năng suất trung bình 2,5-3 kg/cây, trái
chắc, dạng trứng dẹp, sinh trưởng và phát triển mạnh, có thể trồng được quanh năm.


×