Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

SO SÁNH NĂNG SUẤT và PHẨM CHẤT gạo của 15 GIỐNG lúa THƠM tại NÔNG TRẠI KHU II – đại học cần THƠ ĐÔNG XUÂN 2007 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.63 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

ĐỀ TÀI

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO
CỦA 15 GIỐNG LÚA THƠM TẠI NÔNG TRẠI
KHU
II –Thơ
ĐẠI@HỌC
CẦN
THƠ
Trung tâm Học liệu
ĐH Cần
Tài liệu
học tập
và nghiên cứu
ĐÔNG XUÂN 2007-2008

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ TRỒNG TRỌT

Cần Thơ - 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Nguyễn Thị Ngọc Diễm

ĐỀ TÀI

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO
CỦA 15 GIỐNG LÚA THƠM TẠI NÔNG TRẠI
KHU II – ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Trung tâm Học liệu ĐH
Cần Thơ
@ Tài2007-2008
liệu học tập và nghiên cứu
ĐÔNG
XUÂN

Cán bộ hướng dẫn:
Ths. Ngô Thị Lệ Thuỷ
Ks. Lê Thu Thủy

Cần Thơ - 2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Luận văn kỹ sư trồng trọt

ĐỀ TÀI

SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO

CỦA 15 GIỐNG LÚA THƠM TẠI NÔNG TRẠI
KHU II – ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ĐÔNG XUÂN 2007-2008
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Diễm thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần thơ, ngày.......tháng…….năm 2008
Cán bộ hướng dẫn

Ngô Thị Lệ Thuỷ

ii

Lê Thu Thủy


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn kỹ sư nông nghiệp với đề
tài:
“SO SÁNH NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA 15 GIỐNG LÚA
THƠM VỤ ĐÔNG XUÂN 2007 - 2008”
Do sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Diễm thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.............................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp đã được Hội đồng đánh giá ở mức...............................................

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm 2008
Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Ngày…….tháng…….năm 2008
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv



LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ!
Suốt đời tận tụy vì sự nghiệp tương lai của con.
Thành kính biết ơn!
- Cô Ngô Thị Lệ Thuỷ người tạo điều kiện và hướng dẫn em thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
- Cô Lê Thu Thủy và anh Nguyễn Thành Tâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt thời gian làm đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
- Quý thầy cô Viện Nghiên Cứu Phát Triển đồng bằng sông Cửu Long đã nhiệt tình
giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận văn tốt nghiệp.
- Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại học Cần
Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian em
học ở trường. Cố vấn học tập cô Nguyễn Thị Xuân Thu và cô Nguyễn Thị Cẩm
Hường và các bạn sinh viên lớp Trồng Trọt khóa 30 động viên tôi trong quá trình

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
làm đề tài tốt nghiệp.

- Gởi lời thân ái đến tất cả các bạn sinh viên của Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng và Viện Nghiên Cứu Phát Triển đồng bằng sông Cửu Long những lời
chúc tốt đẹp nhất.
Nguyễn Thị Ngọc Diễm

v


LÝ LỊCH CÁ NHÂN


Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Diễm
Ngày sinh: 15/01/1986
Nơi sinh: Khóm I – Thị trấn Mỹ An – Huyện Tháp Mười – Tỉnh Đồng Tháp.
Là con ông Nguyễn Thành Đông và bà Trần Thị Hoa
Đã tốt nghiệp năm 2004 tại Trường Trung học phổ thông Tháp Mười – Huyện Tháp
Mười – Tỉnh Đồng Tháp.
Năm 2004 – 2008 học tại Trường Đại học Cần Thơ, thuộc Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, lớp Trồng Trọt khóa 30.
Tốt nghiệp Đại học năm 2008.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


TÓM LƯỢC
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của cả nước.
Công việc chọn tạo các giống lúa mới có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt được
thực hiện liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng. Do
đó đề tài “So sánh năng suất và phẩm chất gạo của 15 giống lúa thơm” được thực
hiện trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 với mục đích chọn giống lúa mới có năng
suất cao, phẩm chất gạo tốt đáp ứng nhu cầu trên.
Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 15 nghiệm thức là
15 giống lúa (MTL495, MTL513, MTL514, MTL540, MTL548, MTL549,
MTL555, MTL559, MTL578, MTL579, MTL584, MTL609, MTL610, MTL250,
JASMINE) với 3 lần lặp lại, giống lúa MTL250 và Jasmine được sử dụng làm
giống đối chứng. Các giống lúa được gieo trên nương mạ 20 ngày tuổi, sau đó cấy
xuống ruộng thí nghiệm với khoảng cách 15cm x 20 cm. Công thức phân bón được
áp dụng 80-60-60. Kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian sinh trưởng từ 94 - 105

thiên
từ 73
- 98@
cm.Tài
Chiều
dàihọc
bôngtập
biếnvà
thiên
từ 20,94cứu
cm Trungngày.
tâmChiều
Họccao
liệubiến
ĐH
Cần
Thơ
liệu
nghiên
25,29 cm. Số chồi tối đa/bụi 9 - 13 chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu từ 50 - 84,6%. Về
thành phần năng suất số bông/m2 biến thiên từ 182 - 361 bông trong đó giống
MTL513 có số bông/m2 cao nhất. Số hạt chắc/bông biến động từ 59 - 100 hạt.
Trọng lượng 1000 hạt biến động từ 22,85g - 32,23g, trong đó giống MTL609 có
trọng lượng 1000 hạt cao nhất. Tỷ lệ hạt chắc biến động từ 48,50% - 69,87%. Năng
suất thực tế biến động từ 4,62 - 6,17 tấn/ha. Đa số các giống có chiều dài hạt gạo
lức lớn hơn 7,5 mm, các giống MTL540, MTL548, MTL610 và đối chứng Jasmine
có chiều dài hạt gạo lức nhỏ hơn 7,5 mm; tất cả các giống thuộc dạng hạt thon dài.
Độ trở hồ từ trung bình đến thấp. Hàm lượng amylose biến thiên từ 15,20 - 29,51%.
Đa số các giống thuộc loại gạo mềm cơm, chỉ có các giống MTL495, MTL549,
MTL555, MTL610 thuộc loại gạo cứng cơm. Hàm lượng protein biến thiên từ

7,80 - 9,57%, các giống MTL548, MTL584 và hai giống đối chứng MTL250 và
Jasmine có hàm lượng protein cao (> 9%). Tính thơm xuất hiện trên tất cả các giống
lúa thí nghiệm trừ giống MTL610; các giống có tính thơm tương đương với hai

vii


giống đối chứng MTL250 và Jasmine là MTL549, MTL555, MTL579; các giống
MTL495, MTL513, MTL514, MTL540, MTL548, MTL559, MTL578, MTL584,
MTL609 có tính thơm nhẹ. Có 6 giống MTL513, MTL549, MTL559, MTL579,
MTL584, MTL609 được đánh giá cao nhất.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

viii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan ................................................................................................................iv
Lời cảm tạ .....................................................................................................................v
Lý lịch cá nhân .............................................................................................................vi
Tóm lược ......................................................................................................................vii
Mục lục .........................................................................................................................ix
Danh sách hình .............................................................................................................xiii
Danh sách bảng ............................................................................................................xiv
Mở Đầu..........................................................................................................................1
Chương I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU........................................................................2
1.1 Vai trò của giống trong canh tác lúa ......................................................................2

1.1.1 Giống lúa..........................................................................................................2
1.1.2 Vai trò của giống trong canh tác lúa ................................................................2

Trung1.2
tâm
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TiếnHọc
trình liệu
chọn ĐH
giốngCần
.............................................................................................3
1.2.1 Chọn vật liệu khởi đầu ....................................................................................3
1.2.2 Quan sát sơ khởi .............................................................................................3
1.2.3 Trắc nghiệm hậu kỳ ........................................................................................3
1.2.4 So sánh năng suất.............................................................................................4
1.2.5 Chọn giống phổ biến .......................................................................................4
1.3 Đặc tính nông học ...................................................................................................5
1.3.1 Thời gian sinh trưởng .....................................................................................5
1.3.2 Thân cây lúa ....................................................................................................5
1.3.3 Chiều dài bông .................................................................................................6
1.4 Năng suất và thành phần năng suất ........................................................................6
1.4.1 Số bông/m2 ......................................................................................................7
1.4.2 Số hạt chắc/bông .............................................................................................7
1.4.3 Tỷ lệ hạt chắc ..................................................................................................7
1.4.4 Trọng lượng 1000 hạt ......................................................................................8

ix


1.5 Phẩm chất gạo ........................................................................................................8

1.5.1 Kích thước và hình dạng hạt ...........................................................................8
1.5.2 Độ trở hồ ..........................................................................................................9
1.5.3 Hàm lượng amylose ........................................................................................9
1.5.4 Hàm lượng protein ..........................................................................................10
1.5.5 Tính thơm ........................................................................................................12
Chương II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...............................................14
2.1 Phương tiện thí nghiệm ...........................................................................................14
2.1.1 Địa điểm thí nghiệm .......................................................................................14
2.1.2 Thời gian thí nghiệm .......................................................................................14
2.1.3 Giống lúa thí nghiệm ......................................................................................14
2.1.4 Nguồn nước .....................................................................................................14
2.1.5 Thuốc trị sâu bệnh ...........................................................................................15
2.2 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................15
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................15

Trung tâm
liệu...........................................................................................................16
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2Học
Làm mạ
2.2.3 Phân bón .........................................................................................................16
2.2.4 Lịch canh tác ...................................................................................................16
2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập ............................................................................17
2.3.1 Côn trùng hại lúa..............................................................................................17
2.3.2 Bệnh hại lúa ....................................................................................................18
2.3.3 Các chỉ tiêu nông học ......................................................................................19
* Thời gian sinh trưởng .....................................................................................19
* Chiều cao cây và số chồi ................................................................................19
2.3.4 Chỉ tiêu năng suất và thành phần năng suất ....................................................20
* Năng suất thực tế ............................................................................................20

* Các thành phần năng suất................................................................................20
2.3.5 Chỉ tiêu về phẩm chất gạo....................................................................................21
* Kích thước và hình dạng hạt ...........................................................................21
* Độ trở hồ .........................................................................................................22

x


* Hàm lượng amylose ........................................................................................22
* Đánh giá mùi thơm..........................................................................................23
2.4 Phân tích số liệu .....................................................................................................23
Chương II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................24
3.1 Ghi nhận tổng quát .................................................................................................24
3.2 Đặc tính nông học ...................................................................................................24
3.2.1 Sự biến động về chiều cao cây.........................................................................24
3.2.2 Số chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu .........................................................................25
3.2.3 Thời gian sinh trưởng .....................................................................................26
3.2.4 Chiều cao cây...................................................................................................27
3.2.5 Chiều dài bông .................................................................................................27
3.3 Tình hình sâu bệnh ..................................................................................................28
3.4 Thành phần năng suất và năng suất thực tế.............................................................30
3.4.1 Thành phần năng suất ......................................................................................30
* Số bông/m2 .....................................................................................................30

Trung tâm *Học
ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Số hạtliệu
chắc/bông
............................................................................................31

* Tỷ lệ hạt chắc .................................................................................................31
* Trọng lượng 1000 hạt .....................................................................................32
3.4.2 Năng suất thực tế ............................................................................................32
3.5 Phẩm chất gạo .........................................................................................................34
3.5.1 Kích thước và hình dạng hạt gạo lức ...............................................................34
* Chiều dài hạt gạo lức ......................................................................................34
* Tỷ lệ dài/rộng hạt gạo lức ...............................................................................35
3.5.2 Đặc tính cơm và giá trị dinh dưỡng ................................................................36
* Độ trở hồ..........................................................................................................36
* Hàm lượng amylose .......................................................................................37
* Hàm lượng protein ..........................................................................................37
* Tính thơm .......................................................................................................38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................40
Kết luận ........................................................................................................................40

xi


Đề nghị .........................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................43
PHỤ CHƯƠNG

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xii


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tựa hình

Trang

1

Sơ đồ tổng quát chọn giống lúa

4

2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

15

3

Sơ đồ lấy mẫu năng suất và thành phần năng suất

20

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xiii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Tựa bảng

Trang

1

Danh sách 15 giống lúa thí nghiệm

14

2

Chiều cao cây của 15 giống lúa thơm tại Nông trại khu II Đại học
Cần Thơ vụ Đông Xuân 2007-2008

25

3

Số chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu của 15 giống lúa thơm tại Nông trại
khu II Đại học Cần Thơ vụ Đông Xuân 2007-2008

26

4

Đặc tính nông học của 15 giống lúa thơm tại Nông trại khu II Đại
học Cần Thơ vụ Đông Xuân 2007-2008

27


5

Tình hình sâu bệnh của 15 giống lúa thơm tại Nông trại khu II Đại
học Cần Thơ vụ Đông Xuân 2007-2008

30

6

Năng suất và thành phần năng suất của 15 giống lúa thơm tại
Nông trại khu II Đại học Cần Thơ vụ Đông Xuân 2007-2008

34

36
7
Chiều dài hạt gạo lức và tỷ lệ dài/rộng hạt gạo lức của 15 giống
Trung tâm
Học
liệu
ĐH
Cần
Thơ
@
Tài
liệu
học
tập


nghiên
cứu
lúa thơm tại Nông trại khu II Đại học Cần Thơ vụ Đông Xuân
2007-2008
8

Độ trở hồ, hàm lượng amylose và hàm lượng protein của 15 giống
lúa thơm tại Nông trại khu II Đại học Cần Thơ vụ Đông Xuân
2007-2008

38

9

Tính thơm trên lá và trên gạo của 15 giống lúa thơm tại Nông trại
khu II Đại học Cần Thơ vụ Đông Xuân 2007-2008

39

xiv


MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất nước cung ứng
hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, ước tính có khoảng trên 2 triệu ha đang
được trồng lúa chiếm 50% diện tích cả nước (cả nước khoảng 4 triệu ha) nhưng
năng suất bình quân còn thấp, năm 2006 năng suất bình quân từ 4,09 tấn/ha ở vụ Hè
Thu đến 6,0 tấn/ha ở vụ Đông Xuân (Niên giám thống kê, 2006). Kinh tế ngày càng
phát triển, mức thu nhập tăng lên thì đòi hỏi sẽ ngày càng cao, người ta lại mong
muốn được “ăn ngon” nên lúa gạo có chất lượng cao mới đáp ứng được yêu cầu

này, sản xuất lúa gạo không chỉ để giải quyết vấn đề lương thực cho đất nước mà
còn phục vụ cho xuất khẩu. Trong những năm gần đây chất lượng lúa ở Việt Nam
nói chung, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long được cải thiện tương đối tốt,
những giống lúa có phẩm chất kém dần dần được thay thế bằng những giống lúa
chất lượng cao và mang lại hiệu quả cho nông dân sản xuất lúa nhưng diện tích sản
xuất chưa tập trung để tạo ra lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Do

Trungđó,
tâm
Họcbảo
liệu
ĐHlương
Cầnthực
Thơ
liệu
học vụ
tậpchovàxuất
nghiên
để đảm
nguồn
cho@
đấtTài
nước
và phục
khẩu thìcứu
việc
tìm ra các giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được 2 - 3 vụ/năm cho
năng suất cao và ổn định, có phẩm chất gạo thơm, kháng được sâu bệnh cần được
thực hiện liên tục trong tiến trình chọn giống. Vì vậy, đề tài “SO SÁNH NĂNG
SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA 15 GIỐNG LÚA THƠM VỤ ĐÔNG

XUÂN 2007 - 2008” cần được thực hiện để tìm ra giống lúa có năng suất cao, phẩm
chất gạo tốt đáp ứng yêu cầu này.


Chương I
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Vai trò của giống trong canh tác lúa
1.1.1 Giống lúa
Lúa là cây trồng chủ lực chiếm vị trí hàng đầu trong các cây lương thực nói
riêng và cây trồng nông nghiệp nói chung, là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống
người Việt Nam.
Lúa gạo là một trong những cây lương thực quan trọng của con người. Trên thế
giới cây lúa được xếp vào vị trí thứ 2 sau cây lúa mì về diện tích và sản lượng. Ở
châu Á, lúa gạo được coi là cây lương thực quan trọng nhất, chiếm diện tích 135
triệu ha trong tổng số 148,4 triệu ha toàn thế giới (Nguyễn Tấn Hinh và Trương Văn
Kính, 2004).
Giống
là một
tố đầu
thâm
canhtập
tăngvà
suất,
đặc biệtcứu
trong
Trung tâm
Học
liệutrong
ĐHnhững
Cần yếu

Thơ
@ tiên
Tàiđểliệu
học
nghiên
điều kiện sản xuất lúa hàng hóa xuất khẩu và với những diễn biến phức tạp của khí
hậu, thời tiết, sâu bệnh (Huỳnh Quốc Quân, 1999).
Giống lúa là một dạng hình của loài lúa đã được chọn tạo ra để trồng trọt trong
sản xuất, có những tính trạng di truyền, nông học và kinh tế ổn định đến mức có thể
mang một tên gọi hay là mã hiệu riêng để nhận dạng phù hợp với thuật ngữ quốc tế
là “cultivar” (Nguyễn Thị Lang, 2000).
Theo FAO thì giống chỉ tập hợp cá thể cây trồng được phân biệt với trồng trọt,
trồng rừng hay trồng vườn mà sau khi nhân lên (có tính chất hữu thụ), nó vẫn duy
trì được các tính trạng của chính nó (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Lang, 2000).
1.1.2 Vai trò của giống trong canh tác lúa
Hạt giống tốt tăng năng suất từ 5 - 10% so với hạt giống không đạt tiêu chuẩn
chất lượng (Trương Đích, 2000).

2


Hạt giống tốt chứa nhiều dưỡng chất sẽ cho cây mạ mạnh, lớn và có nhiều rễ.
Cây mạ khỏe mạnh sẽ lớn nhanh hơn cây mạ yếu sau khi cấy. Hạt giống tốt sẽ làm
lúa nẩy mầm và lớn đều (Võ Tòng Xuân và Hà Triều Hiệp, 1998).
1.2 Tiến trình chọn giống
Chọn giống là một quá trình đòi hỏi đầu tư rất nhiều công sức tài chính, thời
gian. Để tạo ra giống lúa mới trước khi đưa vào sản xuất Viện Nghiên Cứu Phát
Triển đồng bằng sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ và nhiều cơ quan khác
đã áp dụng tiến trình gồm các bước sau:
1.2.1 Chọn vật liệu khởi đầu

Chọn lọc tự nhiên: Chọn những cá thể tốt nhất từ những cánh đồng tốt sau đó
đem về và loại bỏ cây lạ, giữ lại dòng tốt sau đó đem trắc nghiệm lại năng suất.
Chọn lọc nhân tạo: Từ hai nguồn
+ Giống
nước
ngoài:
Tiến
nghiệm
trắcvà
nghiệm
lại ởcứu
điều
Trung tâm
Họcnhập
liệutừĐH
Cần
Thơ
@hành
Tàithíliệu
họcvàtập
nghiên
kiện Việt Nam.
+ Giống trong nước: Lai tạo và tuyển chọn theo những mục đích mong muốn.
1.2.2 Quan sát sơ khởi
Dùng 100 - 200 giống/dòng để trắc nghiệm, mỗi giống/dòng cấy từ 1 - 6 hàng,
mỗi hàng 5 mét, không lặp lại, cứ 10 - 20 giống/dòng cấy một giống đối chứng là
giống tốt của vùng đó, sau đó tuyển chọn 30 - 50 giống/dòng tốt về kiểu hình, ít sâu
bệnh, có năng suất cao hơn giống đối chứng để trắc nghiệm hậu kỳ.
1.2.3 Trắc nghiệm hậu kỳ
Chọn những giống triển vọng nhất trong trắc nghiệm sơ khởi đưa vào trắc

nghiệm hậu kỳ với diện tích lô thí nghiệm lớn hơn 5 - 10 m2 để tăng độ chính xác
với 3 - 4 lần lặp lại. Từ kết quả trắc nghiệm hậu kỳ chọn ra 10 - 20 giống/dòng tốt
nhất đưa vào sản xuất và so sánh năng suất ở diện tích lớn.

3


1.2.4 So sánh năng suất
Các giống lúa có nhiều triển vọng nhất chọn được ở lô thí nghiệm trắc nghiệm
hậu kỳ được đưa vào thí nghiệm so sánh năng suất tại nhiều địa bàn khác nhau. Qua
nhiều vụ sẽ chọn ra một số giống nổi bật đưa ra khu vực hóa và sản xuất trên diện
tích rộng lớn.
1.2.5 Chọn giống phổ biến
Thí nghiệm tiến hành ở nhiều nơi trên cả nước. Thí nghiệm ở cả 3 vụ liền (Đông
Xuân - Hè Thu - Đông Xuân) với 1 - 2 bộ giống (do nhiều cơ quan nghiên cứu phối
hợp lại, trong đó mỗi cơ quan đưa 1 - 2 giống) để chọn ra giống mới. Sau đó chọn
một vài giống nổi bật nhất được Bộ Nông Nghiệp công nhận, phổ biến cho nông
dân.
Tiến trình trên được tóm tắt theo sơ đồ sau (Hình 1):

Vật học
liệu khởi
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu
tậpđầu
và nghiên cứu

100 - 200 dòng

Quan sát sơ khởi


40 giống/dòng

Trắc nghiệm năng suất hậu kỳ

10 - 20 giống

So sánh năng suất

01 - 02 giống

Chọn giống phổ biến

Hình 1: Sơ đồ tổng quát tiến trình chọn giống lúa

4


1.3 Đặc tính nông học
1.3.1 Thời gian sinh trưởng
Giống lúa có thời gian sinh trưởng quá ngắn thì cây lúa sẽ không đủ thời gian
tích lũy chất khô cho quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh dục thì
không thể cho năng suất cao được (Yoshida, 1981).
Theo Bùi Chí Bửu (1998), các giống lúa ngắn ngày do có thời gian sinh trưởng
của cây lúa ngắn nó cần phải sử dụng nhiều hơn về dinh dưỡng, năng lượng ánh
sáng mặt trời để tạo năng suất nên các giống lúa thường thấp cây, lá đòng thẳng
đứng (trích dẫn bởi Nguyễn Thành Phước, 2003).
Nghiên cứu cây lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (90 - 100 ngày) ở đồng bằng
sông Cửu Long đã góp phần thúc đẩy gia tăng diện tích gieo trồng xấp xỉ 4 triệu ha.
Với giống lúa sớm như vậy, nông dân có thể tránh lũ từ tháng 9 đến tháng 11 hàng
năm, phát triển toàn khu vực giống cao sản thay thế giống lúa mùa một vụ, năng

suất thấp (Bùi Chí Bửu, 2004).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.3.2 Thân cây lúa
Hệ số di truyền của tính trạng chiều cao cây phân tích theo Hayman rất cao, nên
việc chọn tạo theo tính trạng này là rất cần thiết (Ichil và ctv., 1998) (trích dẫn bởi
Mai Kim Huy, 2005).
Cây lúa cao 90 - 100 cm được coi là lý tưởng về năng suất (Akita, 1989) (trích
dẫn bởi Lê Xuân Thái, 2003).
Khái niệm về kiểu cây lúa lý tưởng
Matsushima (1970) đề nghị kiểu hình cây lúa lý tưởng bao gồm 6 đặc điểm sau đây:
1) Cây phải có đủ số hạt cần thiết trên đơn vị diện tích để hạt được năng suất
mong muốn.
2) Thân thấp, bông ngắn và có nhiều bông để tránh đổ ngã và gia tăng phần
trăm hạt chắc.

5


3) Ba lá trên cùng phải ngắn dầy và thẳng đứng để gia tăng hiệu quả sử dụng
ánh sáng và do đó gia tăng phần trăm hạt chắc.
4) Duy trì khả năng hấp thụ N, ngay cả thời kỳ sau khi trổ để gia tăng phần trăm
hạt chắc.
5) Có càng nhiều lá xanh trên thân càng tốt (số lá xanh có thể xem như là chỉ số
biểu hiện sức khỏe của cây).
6) Trổ lúc thời tiết thuận lợi để có thể nhận được nhiều nắng sau khi trổ, nhằm
gia tăng sản phẩm quang hợp ở thời kỳ chín.
Trong đó, đặc tính hình thái quan trọng nhất của cây lúa lý tưởng là 3 lá trên
cùng ngắn, dày và thẳng đứng kết hợp với thân thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.3.3 Chiều dài bông

Chiều dài bông do yếu tố di truyền quyết định nhưng chịu ảnh hưởng mạnh bởi
môi trường, nhất là điều kiện dinh dưỡng trong giai đoạn đầu hình thành bông
(Trương Thị Ngọc Sương, 1991).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chiều dài bông là một đặc điểm di truyền của giống, nó được tính từ đốt cổ bông

đến chóp bông, giống có bông dài, hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000
hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv., 2004).
1.4 Năng suất và thành phần năng suất
Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của bốn yếu tố, gọi
là bốn thành phần năng suất lúa: số bông/đơn vị diện tích, số hạt chắc/bông, tỷ lệ
hạt chắc, trọng lượng hạt. Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau.
Trong phạm vi giới hạn, bốn thành phần nầy càng gia tăng thì năng suất lúa càng
cao, cho đến lúc bốn thành phần nầy đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ
tối đa. Vượt trên mức cân bằng nầy, nếu một trong bốn thành phần năng suất tăng
lên nữa, sẽ ảnh hưởng xấu đến các thành phần còn lại, làm giảm năng suất. Lúc bấy
giờ, sẽ có sự mâu thuẫn lớn giữa số hạt chắc trên bông với tỷ lệ hạt chắc và trọng
lượng hạt, giữa số bông trên đơn vị diện tích với số hạt trên bông…Trong đó, số

6


hạt/m2 là thành phần năng suất quan trọng nhất trong các thành phần năng suất
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.4.1 Số bông/m2
Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông/m2 trung bình phải đạt 500 - 600
bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350 - 450 bông/m2 đối với lúa cấy, mới có thể có năng
suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Các giống lúa hiện nay có thể đẻ nhánh đến 20 - 25 nhánh trong điều kiện đầy
đủ dinh dưỡng, nhưng chỉ khoảng 14 - 15 nhánh cho bông hữu hiệu, còn lại là
nhánh vô hiệu hoặc bông rất nhỏ. Cây lúa chỉ cần có số bông vừa phải, gia tăng số
hạt chắc trên bông thì tốt hơn là gia tăng số bông trên đơn vị diện tích (Bùi Chí Bửu
và ctv., 1998).
1.4.2 Số hạt chắc/bông
Ở các
giống
cải Cần
thiện, số
hạt @
chắc/bông
từ 80
- 100
hạtvà
đốinghiên
với lúa sạcứu
hoặc
Trung tâm
Học
liệulúaĐH
Thơ
Tài liệu
học
tập
100 - 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện đồng bằng sông Cửu Long
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Mùa vụ có ảnh hưởng lên số hạt chắc/bông ở mỗi điểm. Số hạt chắc/bông ở các
điểm trong vụ Đông Xuân luôn cao hơn vụ Hè Thu. Ảnh hưởng của môi trường
canh tác (vùng đất) lên số hạt chắc/bông không rõ rệt, số hạt chắc trung bình 2 vụ ở

các điểm không có sự khác biệt rõ (Lê Xuân Thái, 2003).
1.4.3 Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và
chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh, thường số hoa trên bông quá nhiều dễ
dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80%
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

7


1.4.4 Trọng lượng 1000 hạt
Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung
trong khoảng 20 - 30 gram. Trọng lượng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống
quyết định, điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần vào thời kỳ giảm nhiễm
(18 ngày trước khi trổ) trên cỡ hạt; cho đến khi vào chắc rộ (15 - 25 ngày sau khi
trổ) trên độ mẩy của hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Kích thước hạt bị khống chế chặt chẽ bởi kích thước vỏ trấu. Ở hầu hết các
điều kiện, trọng lượng 1000 hạt là một đặc tính rất ổn định của giống. Trọng lượng
1000 hạt không đổi của một giống không có nghĩa từng hạt có cùng trọng lượng,
trọng lượng từng hạt thay đổi ở vài trường hợp nhưng giá trị trung bình không đổi
(Yoshida, 1981).
Tính trạng trọng lượng 1000 hạt có hệ số di truyền cao và ít chịu tác động của
môi trường nên việc chọn giống có trọng lượng 1000 hạt cao là rất cần thiết (Lê
Xuân Thái, 2003).
Khối
lượng
hạtĐH
do 2Cần
yếu tốThơ
cấu thành,

khối
lượng
trấu và
chiếm
20% vàcứu
khối
Trung tâm
Học
liệu
@ Tài
liệu
họcvỏtập
nghiên
lượng hạt gạo chiếm 80%. Vì vậy cần chọn ra những giống có khối lượng hạt cao để
gia tăng năng suất. Tuy nhiên không chọn hạt quá to vì hạt to thường kéo theo bạc
bụng nhiều, giá trị xuất khẩu thấp (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
1.5 Phẩm chất gạo
Phẩm chất hạt gạo do nhiều yếu tố quyết định: Giống, môi trường, kỹ thuật
canh tác, công nghệ chế biến,…Trong đó giống là yếu tố cơ bản quyết định chất
lượng hạt gạo. Hướng chọn giống để có gạo phẩm chất cao xuất khẩu là chọn giống
hạt dài, ít hoặc không bạc bụng, hàm lượng amylose trung bình (Bùi Chí Bửu và
Nguyễn Thị Lang, 2000).
1.5.1 Kích thước và hình dạng hạt
Dạng hạt gạo và kích thước hạt gạo do yếu tố di truyền của giống lúa quyết định
(Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).

8


Chiều dài hạt gạo và hình thức thể hiện bên ngoài của hạt đã được cải tiến khá

thành công. Nó kết hợp được trong các giống có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh
hại chính (Bùi Chí Bửu, 2004).
Kích thước hạt và độ bạc bụng không bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản
(Nguyễn Phước Tuyên, 1997).
Kích thước hạt và hình dạng hạt có tương quan chặt chẻ với năng suất hạt gạo
nguyên. Chiều dài và hình dạng hạt di truyền theo số lượng. (P.R.Jennings và ctv.,
1979).
1.5.2 Độ trở hồ
Độ trở hồ là tính trạng biểu thị nhiệt độ cần thiết để tinh bột hóa hồ và không
hoàn nguyên trở lại. Độ trở hồ trung bình là tiêu chuẩn cần thiết trong chương trình
lai tạo các giống lúa cải tiến. Độ trở hồ là tính trạng rất dễ bị thay đổi bởi nhiệt độ ở
giai đoạn lúa vào chắc (Heu, M.H and S.Z.Park, 1976) (trích dẫn bởi Mai Kim Huy,
2005).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Độ trở hồ liên quan mật thiết với hàm lượng amylose của tinh bột. Giống có độ

trở hồ thấp hoặc trung bình thường có hàm lượng amylose cao. Gạo có độ trở hồ
cao khi nấu cần nhiều nước và thời gian nấu lâu hơn gạo có độ trở hồ thấp hoặc
trung bình (Nguyễn Phước Tuyên, 1997).
Nhiệt độ không khí cao sau khi trổ làm tăng độ hóa hồ và ngược lại. Gạo có độ
trở hồ cao trở thành rất mềm và có khuynh hướng rã nhừ ra khi nấu quá chín
(P.R.Jennings và ctv., 1979).
1.5.3 Hàm lượng amylose
Trong các tính trạng về phẩm chất cơm, hàm lượng amylose được xem là tính
trạng có ý nghĩa quyết định đến sự mềm cơm hoặc ngược lại (Nguyễn Thị Lang và
ctv., 2004).

9



Các giống lúa cải tiến hiện đang trồng tại đồng bằng sông Cửu Long phần lớn có
hàm lượng amylose trung bình (Kiều Thị Ngọc, 2002) (trích dẫn bởi Lê Xuân Thái,
2003).
Hàm lượng amylose có thể được xem là hợp phần quan trọng trong phẩm chất
cơm, vì nó có tính quyết định cơm dẻo, mềm hay cứng (Khush và ctv., 1990) (trích
dẫn bởi Lê Thu Thủy và Mai Kim Huy, 2005).
Hàm lượng amylose tăng theo thời gian bảo quản và tùy thuộc vào giống. Hàm
lượng amylose không bị ảnh hưởng bởi ngày thu hoạch khác nhau (Nguyễn Phước
Tuyên, 1997).
Trong thời gian hạt vào chắc, amylose giảm khi nhiệt độ tăng đối với nhóm
japonica, trái lại amylose tăng khi nhiệt độ thấp hơn 29oC đối với indica. Hàm
lượng amylose hơi giảm nhẹ với việc bón phân đạm nuôi hạt. Hàm lượng amylose
biến thiên giữa các cây lúa trong cùng một giống ít hơn 2%, nhưng giữa các bông
lúa trên cùng một cây là 3 - 7% (Bùi Chí Bửu, 2004).
Hàm lượng amylose bị môi trường biến đổi một phần theo những phương cách

Trungchưa
tâmđược
Họcbiết
liệu
Cần
Thơlúc@lúaTài
và amylose.
nghiên Lượng
cứu
rõ.ĐH
Nhiệt
độ cao

chínliệu
làmhọc
giảmtập
lượng
amylose của một số giống lúa có thể khác nhau đến 6% từ mùa này sang mùa khác
(P.R. Jennings và ctv., 1979).
Chang và Somrith (1979): Hàm lượng amylose, khối lượng hạt và hàm lượng
protein đều chịu ảnh hưởng của cây mẹ rất rõ, do tính chất 3n của phôi nhũ gạo.
Phần lớn các giống lúa ở Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ có hàm lượng
amylose từ trung bình đến cao (Khush và ctv., 1990) (trích dẫn bởi Lê Thu Thủy và
Mai Kim Huy, 2005).
Theo Chen Neng et al. (1997), ở các giống lúa indica chất lượng gạo ăn ngon ở
hàm lượng amylose thấp (<18,6%), chất lượng gạo ăn kém ở hàm lượng amylose
cao (>24,5%) (trích dẫn bởi Lê Thu Thủy và Mai Kim Huy, 2005).
1.5.4 Hàm lượng protein
Có sự tương quan nghịch giữa năng suất hạt và hàm lượng protein trong hạt do
sự phân phối năng lượng trong quá trình tổng hợp protein hoặc tổng hợp tinh bột

10


×