Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO sát KHẢ NĂNG ăn mồi và ẢNH HƯỞNG của một số LOẠI THUỐC bảo vệ THỰC vật đối với KIẾN BAKHOANG đuôi NHỌN PAEDERUS FUCIPES(COLEOPTERA STAPHYLINIDAE) TRONG điều KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.94 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………  ………

NGUYỄN THANH TRUNG

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĂN MỒI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
ĐỐI VỚI KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN
PAEDERUS FUCIPES (COLEOPTERA: STAPHYLINIDAE)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cần Thơ, 06/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
………  ………

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĂN MỒI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
ĐỐI VỚI KIẾN BA KHOANG ĐUÔI NHỌN
PAEDERUS FUCIPES (COLEOPTERA: STAPHYLINIDAE)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH NÔNG NGHIỆP SẠCH

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. Phạm Kim Sơn

Nguyễn Thanh Trung
MSSV: 3087614
Lớp nông nghiệp sạch K34

Cần Thơ – 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Trung


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Xác nhận đề tài:
“Khảo sát khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật
đối với kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fucipes (Coleoptera: Staphylinidae)
trong điều kiện phòng thí nghiệm”
Do sinh viên:
Nguyễn Thanh Trung

MSSV: 3087614

Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 01/2012 đến 05/2012.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua.
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Phạm Kim Sơn



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Xác nhận đề tài:
“Khảo sát khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật
đối với kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fucipes (Coleoptera: Staphylinidae)
trong điều kiện phòng thí nghiệm”
Do sinh viên:
Nguyễn Thanh Trung

MSSV: 3087614

Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34 - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 01/2012 đến 05/2012.
Ý kiến của Bộ môn:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“Khảo sát khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật
đối với kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fucipes (Coleoptera: Staphylinidae)
trong điều kiện phòng thí nghiệm”
Do sinh viên:
Nguyễn Thanh Trung

MSSV: 3087614

Lớp Nông Nghiệp Sạch Khóa 34- Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày….. tháng….. năm
2012
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức: ..................................
Ý kiến của hội đồng:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2012
Chủ tịch hội đồng



LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và Tên: Nguyễn Thanh Trung
Sinh năm: 1989 tại ấp 5B, xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Cha: Nguyễn Văn Láng, sinh năm: 1960
Mẹ: Nguyễn Thị Sáu, sinh năm: 1959
Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2007 tại trường THPT Mỹ Phước Tây, huyện Cai
Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Học trường Đại học Cần Thơ, chuyên ngành Nông Nghiệp Sạch khóa 34 (2008 –
2012), thuộc Bộ môn Khoa học đất, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại học Cần Thơ.


LỜI CẢM ƠN

Kính dân lên Cha, mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người. Gia đình là
nguồn động viên quan trọng giúp con học tập và vươn lên trong cuộc sống.
Em xin chân thành biết ơn:
Thầy Phạm Kim Sơn đã dành thời gian quý báu và tận tình hướng dẫn em trong
suốt thời gian em làm luận văn.
Cô cố vấn Nguyễn Mỹ Hoa và toàn thể quý thầy cô đã tận tình dậy dỗ và hướng
dẫn em trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn các bạn trong lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 34 đã quan tâm, chia sẽ và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vùa qua.

Cần thơ, ngày . . . . . tháng . . . . . năm 2012

Nguyễn Thanh Trung



Nguyễn Thanh Trung, 2012: “Khảo sát khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của một số loại
thuốc bảo vệ thực vật đối với kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fucipes (Coleoptera:
Staphylinidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành
Nông Nghiệp Sạch Khóa 34, Khoa Nông nghiệp và sinh Học ứng dụng, Trường Đại
học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phạm Kim Sơn

TÓM LƯỢC

Đề tài “Khảo sát khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ
thực vật đối với kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fucipes (Coleoptera:
Staphylinidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện nhằm: khảo sát ăn
mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn trưởng thành trên một số loại côn trùng gây hại cây
trồng và ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên kiến ba khoang đuôi
nhọn trưởng thành.
Nội dung đề tài gồm có 2 phần: (1) khảo sát khả năng ăn mồi của kiến ba
khoang đuôi nhọn trưởng thành đối với sâu cuốn lá lúa và rầy mềm trên cây họ đậu
trong phòng thí nghiệm; (2) khảo sát ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật
Chess 50WG, Vertimec 1.8EC, Bassa 50EC, Kinalux 25EC, Sapen Alpha 5EC, Fuan
40EC, Validan 3DD, Map Famy 700WP, Anvil 5SC, Bonanza 100SL, Tilt Super
300EC, Virtako 40WG, Altach 5EC, Ammate 150SC, Regent 800WG, Whip’S 7.5EW,
Onecide 15EC, Lyphoxim 41SL, Gramoxone 20SL, Prevathon 5SC, Clincher 10EC,
Oshin 20WP, Trebon 10EC, Admire 200OD, Nazomi 5WDG, chế phẩm nấm xanh
(Ma) lên kiến ba khoang đuôi nhọn trưởng thành trong phòng thí nghiệm. Kết quả thí
nghiệm cho thấy: (1) khả năng ăn mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn trưởng thành
trên sâu cuốn lá lúa và rầy mềm ở mức khá cao; (2) qua phun thuốc trực tiếp lên kiến
ba khoang đuôi nhọn cho thấy các loại thuốc có tác động gây chết rất cao lên kiến 3
khoang là Admire 200OD > Regent 800WG > Oshin 20WP > Gramoxone 20SL >
Bassa 50EC > Nazomi 5WDG > Virtako 40WG > Trebon 10EC (có độ hữu hiệu biến

động từ 90 – 100%).


Các loại thuốc có tác động gây chết trung bình lên kiến ba khoang là Vertimec 1.8EC
> Tilt Super 300EC > Bonanza 100SL (có độ hữu hiệu biến động từ 36,11 – 61,39%).
Các loại thuốc có tác động gây chết thấp lên kiến ba khoang là Validan 3DD >
Kinalux 25EC > Map Famy 700WP > Anvil 5SC > Onecide 15EC > Ammate 150SC
> Sapen Alpha 5EC > Lyphoxim 41SL (có độ hữu hiệu biến động từ 12,5 – 23,33%).
Các loại thuốc có tác động gây chết rất thấp lên kiến 3 khoang là Prevathon 5SC >
Fuan 40EC > Altach 5EC > Whip’S 7.5EW > Clincher 10EC (có độ hữu hiệu biến
động từ 5 – 7,5%). Các loại thuốc không có tác động gây chết lên kiến ba khoang là
Chess 50WG và chế phẩm nấm xanh (Ma).


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................i
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. iv
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fucipes (Coleoptera: Staphylinidae)... 2
1.1.1 Sự phân bố và ký chủ .................................................................................. 2
1.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học................................................................... 2
1.1.2.1 Trứng và ấu trùng.................................................................................. 2
1.1.2.2 Thành trùng........................................................................................... 2
1.1.2.3 Khả năng tự vệ ...................................................................................... 2
1.2 Sâu cuốn lá nhỏ trên lúa ................................................................................. 3
1.3 Rầy mềm trên cây họ đậu ............................................................................... 3
1.4 Đặc tính của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong thí nghiệm............. 4
1.4.1 Đặc tính của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm ..................... 4

1.4.1.1 Thuốc Vertimec 1.8EC .......................................................................... 4
1.4.1.2 Thuốc Kinalux 25EC............................................................................. 4
1.4.1.3 Thuốc Sapen Alpha 5EC ....................................................................... 5
1.4.1.4 Thuốc Virtako 40WG ............................................................................ 5
1.4.1.5 Thuốc Altach 5EC................................................................................. 6
1.4.1.6 Thuốc Ammate 150SC .......................................................................... 6
1.4.1.7 Thuốc Regent 800WG........................................................................... 8
1.4.1.8 Thuốc Bassa 50EC ................................................................................ 8
1.4.1.9 Thuốc Prevathon 5SC............................................................................ 9
1.4.1.10 Thuốc Nazomi 5WDG......................................................................... 9
1.4.2 Đặc tính của một số loại thuốc trừ bệnh cây dùng trong thí nghiệm........... 10
1.4.2.1 Thuốc Fuan 40EC................................................................................ 10
1.4.2.2 Thuốc Validan 3DD ............................................................................ 10
1.4.2.3 Thuốc Map Famy 700WP.................................................................... 10

i


1.4.2.4 Thuốc Anvil 5SC................................................................................. 11
1.4.2.5 Thuốc Bonanza 100SL ........................................................................ 11
1.4.2.6 Thuốc Tilt Super 300EC...................................................................... 12
1.4.3 Đặc tính của một số loại thuốc trừ rầy dùng trong thí nghiệm.................... 12
1.4.3.1 Thuốc Chess 50WG............................................................................. 12
1.4.3.2 Thuốc Oshin 20WP ............................................................................. 12
1.4.3.3 Thuốc Admire 200OD......................................................................... 13
1.4.3.4 Thuốc Trebon 10EC ............................................................................ 13
1.4.3.5 Chế phẩm sinh học nấm xanh (Metarhizium anisopliae)...................... 14
1.4.4 Đặc tính của một số loại thuốc trừ cỏ dùng trong thí nghiệm ..................... 14
1.4.4.1 Thuốc Whip’S 7.5EW ......................................................................... 14
1.4.4.2 Thuốc Onecide 15EC .......................................................................... 15

1.4.4.3 Thuốc Lyphoxim 41SL........................................................................ 15
1.4.4.4 Thuốc Gramoxone 20SL ..................................................................... 16
1.4.4.5 Thuốc Clincher 10EC .......................................................................... 16
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện .................................................................................................. 18
2.1.1 Thời gian và địa điểm............................................................................... 18
2.1.2. Nguyên liệu, thiết bị và hóa chất sử dụng ................................................ 18
2.2 Phương pháp ................................................................................................ 19
2.2.1 Khảo sát khả năng ăn mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn (Paederus
fucipes) trưởng thành trên một số loài côn trùng gây hại cây trồng trong điều
kiện phòng thí nghiệm ....................................................................................... 19
2.2.2 Khảo sát ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn qua phun thuốc trực tiếp lên kiến ba khoang trong điều kiện
phòng thí nghiệm............................................................................................... 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Khảo sát khả năng ăn mồi của kiến ba khoang đuôi nhọn (Paederus
fucipes) trưởng thành trên một số loài côn trùng gây hại cây trồng trong điều
kiện phòng thí nghiệm ....................................................................................... 22

ii


3.1.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng ăn sâu cuốn lá lúa của kiến ba khoang
đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm...................................................... 22
3.1.2 Thí nghiệm 2: Khả năng ăn rầy mềm trên cây họ đậu của kiến ba khoang
đuôi nhọn .......................................................................................................... 23
3.2 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên kiến ba
khoang đuôi nhọn trưởng thành trong điều kiện phòng thí nghiệm ............... 23
3.2.1 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số gốc thuốc trừ sâu đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm. ........................................ 23

3.2.2 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm. ........................................ 26
3.2.3 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm. ........................................ 28
3.2.4 Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ cỏ đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm. ........................................ 30
3.2.5 Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ rầy đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm. ........................................ 32
3.2.6 Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học nấm xanh đối với kiến
ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm..................................... 34
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận ....................................................................................................... 36
4.2 Đề nghị......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 38
PHỤ CHƯƠNG

iii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

3.1

Khả năng ăn sâu cuốn lá lúa của kiến ba khoang đuôi nhọn trong
điều kiện phòng thí nghiệm, tháng 05/2012


3.2

23

Độ hữu hiệu của một số gốc thuốc trừ sâu đối với kiến ba khoang
đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 01/2012

3.4

22

Khả năng ăn rầy mềm trên cây họ đậu của kiến ba khoang đuôi
nhọn, tháng 05/2012

3.3

Trang

24

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng
02/2012

3.5

26

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với kiến ba khoang
đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012


3.6

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ cỏ đối với kiến ba khoang
đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012

3.7

30

Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ rầy đối với kiến ba khoang
đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 04/2012

3.8

28

32

Độ hữu hiệu của chế phẩm sinh học nấm xanh đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng
05/2012

34

iv


DANH SÁCH HÌNH


Hình

Tựa hình

3.1

Biến động hiệu lực của một số gốc thuốc trừ sâu đối với kiến ba

Trang

khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng

24

01/2012
3.2

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với kiến
ba khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT,
tháng 02/2012

3.3

26

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng
03/2012

3.4


28

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng
03/2012

3.5

30

Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ rầy đối với kiến ba
khoang đuôi nhọn trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng
04/2012

32

3.6

Ruộng lúa thu thành trùng kiến ba khoang đuôi nhọn

35

3.7

Máy phun thuốc, vợt bắt kiến ba khoang, hộp nhựa và nhiệt ẩm kế

35

3.8


Rầy mềm (trái) và sâu cuốn lá lúa (phải)

35

3.9

Kiến ba khoang đực (phải) và cái (trái)

35

v


MỞ ĐẦU

Hiện nay, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một biện pháp bảo vệ mùa màng
không thể thiếu đối với nông dân ở nước ta. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng quá
mức không những không hạn chế được sâu bệnh mà việc sử dụng tùy tiện còn gây nên
sự kháng thuốc của các loại sâu, bệnh hại. Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật được sử
dụng quá nhiều còn làm ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, việc không đảm bảo thời
gian cách ly của thuốc làm cho dư lượng thuốc lưu tồn trong sản phẩm ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác, nông dân trong quá trình sử dụng thuốc không có
đồ bảo hộ nên cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi nền kinh tế nước ta đang đi vào
hội nhập với nền kinh tế Quốc tế thì các sản phẩm nông nghiệp tạo ra cũng phải đáp
ứng các yêu cầu các nước nhập khẩu đặt ra. Do đó, cần phải có những biện pháp quản
lí dịch hại có hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường và giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực
phẩm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây ra. Một trong những mô hình quản lí dịch
hại có hiệu quả nhất hiện nay là IPM mô hình quản lí dịch hại tổng hợp. Một thành
phần quan trọng trong mô hình này chính là sử dụng thiên địch để phòng trị những côn

trùng gây hại mùa màng. Vì vậy, đề tài “Khảo sát khả năng ăn mồi và ảnh hưởng của
một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fucipes
(Coleoptera: Staphylinidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện nhằm
tìm hiểu thêm về khả năng thiên địch của kiến ba khoang đuôi nhọn và tác động của
một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với kiến ba khoang đuôi nhọn, từ đó có thêm
hiểu biết về loài thiên địch này để sử dụng một cách có hiệu quả hơn trong công tác
phòng trừ dịch hại cây trồng theo hướng bền vững và an toàn sinh thái, cũng như an
toàn vệ sinh thực phẩm.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Kiến ba khoang đuôi nhọn Paederus fucipes (Coleoptera: Staphylinidae)
1.1.1 Sự phân bố và ký chủ
Kiến ba khoang là loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) rất phổ biến
trong tự nhiên. Chúng là một họ cánh cứng lớn nhất ở Bắc Mỹ (khoảng 3100 loài). Chi
Paederus là một chi rất lớn, với hơn 600 loài đã được mô tả (có khoảng 15 trong số
những loài này có nguồn gốc từ Mỹ hoặc Canada) và có sự phân bố ở cả những lục
địa Nam Cực. Một trong những loài thường gặp nhất là kiến ba khoang đuôi nhọn
(Paederus fucipes). Chúng có phân bố rất rộng, từ Châu Á đến Nhật, Nam Châu Á đến
Australia. Chúng thường được tìm thấy ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy, ruộng lúa,…
Kiến ba khoang đuôi nhọn là loài có lợi trong nông nghiệp, chúng ăn các loài côn
trùng gây hại mùa màng, do đó chúng đóng vai trò quan trọng trong biện pháp phòng
trừ sinh học bảo vệ mùa màng (McCrae and Visser. 1975).
1.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
1.1.2.1 Trứng và ấu trùng
Kiến ba khoang đuôi nhọn đẻ từng trứng riêng lẽ lên những vật chất ẩm và
thường phát triển trong 3 – 19 ngày. Trong giai đoạn ấu trùng thì kiến ba khoang đuôi

nhọn sẽ lột xát hai lần.
1.1.2.2 Thành trùng
Kiến ba khoang đuôi nhọn trưởng thành thường dài 7 – 10 mm, có màu nâu đỏ
và có ba khoang đen ở đầu, lưng và đuôi. Con trưởng thành có thể bay nhưng chúng
thích chạy hơn và chạy rất nhanh. Kiến ba khoang có đặc tính hướng sáng nên ban
đêm thường bay vào đèn.
1.1.2.3 Khả năng tự vệ
Trong cơ thể của kiến ba khoang đuôi nhọn có chứa độc tố có tên Pederin
(C24H43O9N), có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ. Pederin có trong máu kiến ba
khoang. Khi kiến ba khoang đã chết khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại.
2


Pederin có tính xuyên thấm qua da. Pederin là độc chất tự nhiên có hiệu lực như chất
chống ung thư và virus. Kiến ba khoang dùng Pederin làm chất phòng vệ chống lại
động vật ăn chúng như nhện. Pederin không được tạo ra từ bản thân của kiến ba
khoang mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là Pseudomonas aeruginosa. Con
cái có độc tố Pederin trong một đôi tuyến ở cuối bụng dùng để bảo vệ trứng khi đẻ
khỏi bị các loài thiên địch khác tấn công. Cho nên nếu con vật bị chà xát hay chạm
mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người làm có cảm giác cháy da, đau
đớn.
1.2 Sâu cuốn lá nhỏ trên lúa
Tên khoa học là Cnaphalocrosis medinalis Guenee. Thuộc họ Pyralidae, bộ
Lepidoptera.
Sâu non tuổi 1 rất linh hoạt. Tuổi 2 - 3 trở đi nhả tơ kéo hai mép lá lúa cuốn lại
thành tổ nằm bên trong ăn phần xanh của lá lúa, chỉ để lại màu trắng bên ngoài, làm
giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể gây thất thu nghiêm trọng. Tuổi
4 - 5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang hoặc chập nhiều lá thành bao. Sâu non mới nở
màu trắng trong, đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ. Sâu
đến tuổi 5 chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm nơi hoá nhộng theo cách nhả

tơ, cắn đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá
nhộng.
1.3 Rầy mềm trên cây họ đậu
Rầy mềm thuộc họ Aphididae, bộ cách đều. Trên cây họ đậu thường hiện diện
hai loài rầy mềm: Aphis glycines và Aphis craccivora. Hai loài này mỗi loài đều có hai
dạng là có cánh và không cánh. Rầy thường tập trung vào phần non nhất của cây, nhất
là trái non và đọt non. Trên đọt non chúng chích, hút nhựa làm chậm quá trình tăng
trưởng của cây. Đối với đậu phộng, rầy mềm tập trung nhiều trên lá non, đọt non, hoa,
hút dịch cây và thu hút nấm bồ hóng làm cho thân, lá có màu đen. Ngoài ra, rầy mềm
còn là mô giới truyền bệnh khảm do virus cho cây họ đậu và các cây trồng khác.

3


1.4 Đặc tính của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong thí nghiệm
1.4.1 Đặc tính của một số loại thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm
1.4.1.1 Thuốc Vertimec 1.8EC
Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Độ độc của
thuốc thuộc nhóm 2. Thuốc có hoạt chất Abamectin nguồn gốc sinh học. Thuốc có tác
động tiếp xúc, vị độc, tác động đến tất cả giai đoạn cử động của sâu, làm tê liệt hệ thần
kinh điều khiển hoạt động.
Thuốc đặc trị sâu tơ, sâu vẽ bùa.
Liều lượng và cách pha: 0,3 – 0,7 lít/ha. Pha 8 – 10 ml/bình 8 lít. Lượng nước
350 – 500 lít/ha.
Thời gian cách ly 3 - 7 ngày. Thuốc độc với cá và ong mật. Có thể sử dụng luân
phiên với Peran, Match. Thích hợp với chương trình IPM, rau an toàn.
1.4.1.2 Thuốc Kinalux 25EC
Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Độ độc của
thuốc thuộc nhóm 2. Có hoạt chất là Quinalphos. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc,
thấm sâu, thuộc nhóm lân hữu cơ.

Thuốc trừ được nhiều loại sâu hại như sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá, nhện gié
trên lúa, sâu khoang trên đậu phộng, sâu ăn tạp trên đậu nành, rệp sáp trên cà phê, sâu
đục ngọn trên điều.
Liều lượng và cách pha: sâu phao đục bẹ, nhện gié trên lúa pha 20 – 30 ml/bình
8 lít, phun 5 bình/1000m2. Sâu cuốn lá pha 40 ml/bình 8 lít, phun 5 bình/1000m2. Sâu
khoang trên đậu, sâu ăn tạp trên đậu nành pha 20 – 40 ml/bình 8 lít, phun 5
bình/1000m2. Rệp sáp trên cà phê pha 15 – 20 ml/bình 8 lít, phun 7 – 10 bình/1000m2.
Lượng nước phun 400 – 500 lit/ha.
Thời gian cách ly 21 ngày.

4


1.4.1.3 Thuốc Sapen Alpha 5EC
Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật Sài Gòn phân phối. Độ độc của thuốc
thuộc nhóm 2. Có hoạt chất là Alpha cypermethrin 50 gr/l. Là thuốc trừ sâu tiếp xúc,
vị độc, có khả năng xua đuổi côn trùng và làm sâu biếng ăn. Thuốc thuộc nhóm cúc
tổng hợp.
Thuốc trừ được các loại côn trùng gây hại như sâu cuốn lá, bọ xít, bọ trĩ hôi trên
lúa, sâu hồng trên bông vải.
Liều lượng và cách pha: trừ sâu cuốn lá lúa với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/ha, pha
6 – 10 ml/bình 8 lít. Bọ xít hôi trên lúa với liều lượng 0,2 – 0,4 lít/ha, pha 4 – 8
ml/bình 8 lít. Sâu hồng trên bông vải với liều 0,4 – 0,7 lít/ha, pha 8 – 14 ml/bình 8 lít.
Lượng nước sử dụng 400 lít/ha, phun 4 – 5 bình 8 lít/1000m². Có thể pha chung với
các loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.
Thời gian cách ly 7 ngày.
1.4.1.4 Thuốc Virtako 40WG
Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Độ độc của
thuốc thuộc nhóm 3. Thuốc có hoạt chất là Chlorantraniliprole + Thiamethoxam.
Thuốc có tác động lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh hiệu lực kéo dài 2 – 3 tuần. Gây tê

liệt hệ cơ, sâu sẽ ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm thuốc và chết sau
1 – 2 ngày.
Thuốc đặc trị sâu cuốn lá và sâu đục thân trên lúa, bảo vệ tối đa chồi hữu hiệu,
giữ xanh bộ lá đòng, giúp đòng trổ thoát tốt, không bị chết đọt và bông bạc. Thuốc ít
ảnh hưởng đến môi trường và người sử dụng, phù hợp cho chương trình IPM và mô
hình canh tác lúa – cá.
Liều lượng và cách pha: đối với sâu cuốn lá 50 – 60 g/ha, đối với sâu đục thân
75 g/ha. Pha 1 gói 1,5 g/bình 8 lít hoặc 1 gói 3 g/bình 16 lít. Phun sớm vào giai đoạn
chớm xuất hiện sâu non.
Thời gian cách ly 7 ngày.

5


1.4.1.5 Thuốc Altach 5EC
Sản phẩm của công ty cổ phần nông dược HAI. Thuốc thuộc nhóm độc 2. Hoạt
chất của thuốc là Alpha - Cypermethrin 50 g/lít. Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.
Phổ tác dụng rộng. Hiệu lực trừ sâu nhanh và mạnh.
Thuốc trừ các loại sâu ăn lá và chích hút như sâu cuốn lá, sâu phao đục bẹ, bọ
trĩ hại lúa, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rệp, dòi đục lá hại rau, màu, sâu vẽ bùa, rệp,
sâu đục quả, bọ xít hại cây ăn quả, cây công nghiệp. Đặc biệt rất hiệu quả diệt cua hại
lúa.
Liều lượng và cách pha: sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy
xanh đuôi đen, sâu phao, sâu keo, cào cào, châu chấu, bọ gai, bọ xít, muỗi năn, cua hại
lúa; sâu tơ, sâu xanh, sâu xám, sâu xanh bướm trắng, sâu ăn tạp, sâu ăn lá, dòi đục lá,
sâu đục trái, rầy, rệp hại rau, màu, đậu, bông, ngô liều lượng 0,3 – 0,5 lít/ha, pha 7,5 –
10 ml/bình 8 lít, phun 4 - 5 bình/1000m 2. Sâu ăn lá, dòi đục lá, sâu đục trái, rầy, rệp,
bọ xít hại cây ăn quả, cây công nghiệp pha thuốc nồng độ 0,1% (10 ml/10 lít nước),
phun ướt đều cây. Phun khi sâu non chớm suất hiện, không pha trộn với thuốc có tính
kiềm.

Thời gian cách ly 7 ngày.
1.4.1.6 Thuốc Ammate 150SC
Thuốc được sản xuất bởi công ty Dupont Hoa Kỳ. Thuốc có hoạt chất là
Indoxacarb 150 g/lít, nhóm hóa học là Oxadiazin.
Độc tính: nhóm độc 2. LD50 qua miệng: 751 mg/kg. LD50 qua da: >2000 mg/kg.
Thuốc ít độc với cá, thiên địch và ong (trừ trường hợp phun trúng trực tiếp), tương đối
an toàn cho người và môi trường.
Đặc tính:
- Thuốc thuộc nhóm thế hệ mới nhất, tác động tiếp xúc và vị độc, có
tính thấm sâu. Trong cơ thể của sâu, ion Na+ đóng vai trò truyền các xung động về hệ
thần kinh trung ương, từ đó tạo ra các phản xạ cần thiết để cơ thể hoạt động.
Indoxacarb có tác dụng bao bọc các ion Na+ lại nên các xung động thần kinh không
được truyền về thần kinh trung ương, nên toàn bộ hệ thần kinh trung ương bị tê liệt
dẫn đến tình trạng sâu chết.

6


- Thuốc diệt sâu hại ở 3 giai đoạn : sâu non - nhộng - trứng. Sâu ngưng
ăn sau khi nhiễm thuốc vài phút cho đến 4 giờ và chết hẳn sau 4 đến 48 giờ. Khi chết
sâu bị co quặp lại như hình chử V hay hình chử C và rơi xuống đất. Hiệu lực của
thuốc kéo dài từ 7 - 14 ngày.
- Thuốc bám dính tốt trên bề mặt trơn láng và thấm nhanh vào cây trồng,
ít bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời, khó bị rửa trôi, sau khi phun thuốc khoảng 2 giờ
gặp trời mưa thì không cần phải phun lại. Thuốc vẫn đạt hiệu quả khi nhiệt độ là 5 oC
hoặc nhiệt độ là 45oC, nhiệt độ càng cao thì thuốc càng phát huy tác dụng nhanh hơn.
Công dụng:
- Trừ hiệu quả các loài sâu hại thuộc các bộ Lepidoptera, Coleoptera,
Homoptera, Hemiptera như sâu tơ, sâu xanh da láng, sâu xanh, sâu ăn tạp, sâu đục trái
đậu, bọ cánh cứng, rầy, bọ xít… cho nhiều loại cây trồng (rau, đậu, bông, thuốc lá, cây

ăn quả).
- Đặc biệt hiệu quả rất cao đối với sâu tơ, sâu xanh da láng đã kháng các
nhóm thuốc lân hữu cơ, carbamate, cúc tổng hợp.
- Đã đăng ký sử dụng ở Việt Nam trừ sâu tơ hại bắp cải; sâu xanh da
láng hại đậu tương, hành; sâu xanh hại thuốc lá, dưa hấu; sâu khoang hại lạc; sâu cuốn
lá hại lúa.
Liều lượng sử dụng : 0,27 – 0,33 lít/ha. Pha 8 ml/bình, phun 8 - 10 lít nước.
Lượng nước: 320 - 480 lít/ha (tùy theo tuổi của cây trồng).
Chú ý: nên sử dụng luân phiên với các thuốc trừ sâu khác. Không cần thiết phối
hợp với các thuốc trừ sâu tơ và sâu xanh da láng khác. Nếu cần phối hợp với các thuốc
trừ nhện, bọ trĩ, rầy mềm… Nhất thiết phải giữ đúng liều lượng của Ammate 150SC là
8 ml/bình 8 - 10 lít nước.
Thời gian cách ly 3 ngày.

7


1.4.1.7 Thuốc Regent 800WG
Thuốc là sản phẩm của công ty TNHH Bayer Việt Nam. Thuốc Regent 800WG
của Công ty Bayer là dạng thuốc hạt thấm nước, thường đóng gói với khối lượng tịnh
1 gói là 0,8g và 1,6g. Thành phần hoạt chất của thuốc là Fipronil 800 g/kg và chất phụ
gia 200 g/kg.
Regent 800WG là thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu
cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít hôi hại lúa; bọ trĩ hại điều, nho, dưa hấu; rầy rệp
hại xoài, cà phê, nhãn, cam quýt; nhện lông nhung hại vải. Thuốc này ngoài tác dụng
đặc trị các loài sâu hại cây trồng còn có tác dụng phòng trừ nhện gié, một đối tượng
hại nguy hiểm trên cây lúa. Nếu trên ruộng lúa vừa có sâu cuốn lá, vừa bị nhện gié phá
hại thì chỉ với 1 lần phun Regent 800WG có thể vừa trừ sâu cuốn lá, vừa cắt vòng đời
nhện gié. Thuốc còn có tác dụng kích thích sự phát triển của cây trồng.
Liều lượng và cách pha: để phòng trừ nhện gié trên lúa và các loại sâu hại cây

trồng chỉ cần sử dụng với liều lượng 32g thuốc Regent 800WG cho 1ha cây trồng cho
mỗi lần phun (20 gói 1,6g cho 1ha cây trồng hoặc 2 gói 1,6g cho 1000 m2). Pha 1 gói
0,8 g/bình 8 lít hoặc 1 gói 1,6 g/bình 16 lít.
Thời gian cách ly 15 ngày.
1.4.1.8 Thuốc Bassa 50EC
Thuốc do công ty Việt Thắng Bắc Giang phân phối (Vithaco). Thuốc có hoạt
chất Fenobucarb. Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, thuộc nhóm carbamate.
Thuốc dùng để diệt rầy nâu, rầy xanh, rầy lưng trắng, bọ trĩ (bù lạch), rệp, sâu
keo hại lúa, rau màu và cây ăn quả.
Liều lượng và cách pha: pha từ 15 – 20 ml/bình 10 lít nước. Phun 2 bình cho 1
sào Bắc Bộ (360m2), 3 – 4 bình cho 1 sào Trung Bộ (500m 2), 5 – 6 bình cho 1 công
Nam Bộ (1000m2). Phun khi sâu, rầy mới xuất hiện, khi mật độ sâu, rầy lớn cần phun
lại lần 2 sau 5 – 7 ngày.
Thời gian cách ly 7 ngày.

8


1.4.1.9 Thuốc Prevathon 5SC
Thuốc là sản phẩm của công ty Dupont Hoa Kỳ. Hoạt chất của thuốc là
Chlorantraniliprole 5%. Thuốc trừ sâu thế hệ mới đặc hiệu với sâu kháng thuốc. Thuốc
có đặc tính lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, tránh rửa trôi tốt, làm sâu ngưng ăn ngay
lập tức nhanh chóng bảo vệ cây lúa.
Prevathon 5SC đặc trị sâu cuốn lá và sâu đục thân. Hiệu lực kéo dài 15 – 20
ngày bảo vệ tối đa chồi hữu hiệu và lá đòng.
Liều lượng và cách pha: pha 1 gói cho 1 bình 16 lít, phun 1 bình cho 1 công
(1000m 2). Phun 320 – 600 lít nước/ha. Phun thuốc ngay sau khi bướm rộ. Prevathon
5SC không cần phối trộn với các loại thuốc trừ sâu khác. Áp dụng luân phiên Ammate
ở giai đoạn đẻ nhánh và Prevathon ở giai đoạn làm đòng và giai đoạn trổ sẽ đạt được
hiệu quả phòng trừ sâu tối ưu suốt cả vụ lúa. Không phối trộn hoặc phun liên tiếp

Prevathon với thuốc trừ sâu thuộc nhóm 2B (Diamides) nhằm hạn chế sâu phát triển
tính kháng thuốc.
Thời gian cách ly 3 ngày.
1.4.1.10 Thuốc Nazomi 5WDG
Thuốc do công ty TNHH Kiên Nam phân phối. Thuốc có hoạt chất là
Emamectin Benzoate. Nazomi 5WDG là thuốc trừ sâu thế hệ mới, có nguồn gốc từ
thiên nhiên.
Thuốc có hiệu lực cao diệt trừ các loại sâu miệng nhai, chích hút, đặc biệt với
các loại sâu, rầy đã kháng thuốc. Thuốc có vị độc, nội hấp, tác động lên hệ thần kinh
của sâu làm cho sâu chết nhanh chóng.
Liều lượng và cách pha: đối với sâu cuốn lá hại lúa pha 1 gói 5g cho 1 bình 16
lít, phun 320 – 400 lít nước/ha. Sâu vẽ bùa hại cam pha 1 gói 5g cho 1 bình 16 lít,
phun 500 – 600 lít nươc/ha.
Thời gian cách ly 7 ngày.

9


1.4.2 Đặc tính của một số loại thuốc trừ bệnh cây dùng trong thí nghiệm
1.4.2.1 Thuốc Fuan 40EC
Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Độ độc của
thuốc thuộc nhóm 3. Có hoạt chất là Isoprothiolane. Thuốc tác động theo cơ chế nội
hấp và lưu dẫn.
Thuốc đặc trị bệnh đạo ôn trên lúa.
Liều lượng và cách pha: trừ đạo ôn lá với liều 1 – 1,2 lít/ha, pha 25 – 30
ml/bình 8 lít. Đạo ôn cổ bông với liều 1,2 – 1,5 lít/ha, pha 30 – 40 ml/bình 8 lít. Phun 4
bình cho 1000m2. Phun khi bệnh chớm xuất hiện hoặc phun ngừa ở giai đoạn 10 – 15
ngày trước trổ và khi lúa trổ đều. Khi phun thuốc ruộng phải giữ nước ít nhất 2 – 3 cm.
Thời gian cách ly 7 ngày.
1.4.2.2 Thuốc Validan 3DD

Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Độ độc của
thuốc thuộc nhóm 4. Thuốc có hoạt chất là Validamycin A: 3%. Tác động theo cơ chế
tiếp xúc.
Thuốc đặc trị bệnh đốm vằn trên lúa, bắp.
Liều lượng và cách pha: trừ đốm vằn trên lúa với liều lượng 1 – 1,7 lít/ha, pha
25 – 40 ml/bình 8 lít, phun 4 bình/1000m2. Đốm vằn trên bắp với liều lượng 2 lít/ha,
pha 50 ml/bình 8 lít, phun 4 bình/1000m2. Có thể phun 2 lần: lúc lúa có đòng (tức
trước khi trổ 5 - 10 ngày), hoặc sau khi trổ 5 – 7 ngày. Phun khi vết bệnh mới chớm
xuất hiện và phun ướt đều nơi có vết bệnh, phun lại lần 2 cách lần 1: từ 7 – 10 ngày
nếu cần thiết. Ít độc với người, gia súc và các động vật khác. Không tồn dư trong đất
cũng như trong các loại nông sản.
Thời gian cách ly 5 ngày.
1.4.2.3 Thuốc Map Famy 700WP
Sản phẩm của công ty Map Pacific Việt Nam. Hoạt chất: Fenoxanil 200 g/Kg +
Tricyclazole 500 g/Kg. Công thức phối hợp 2 hoạt chất vừa có tác dụng phòng bệnh,
vừa có tác dụng trị bệnh. Là thuốc trừ bệnh có tác động nội hấp.
Thuốc đặc trị bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông hại lúa.

10


×