Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU lực của VAC XIN tụ HUYẾT TRÙNG TRÂU bò NHŨ dầu, CHỦNG p52 bảo QUẢN ở các NHIỆT độ KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.68 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LƯU THỊ HỒNG THẮM

ðÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VAC-XIN
TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ NHŨ DẦU, CHỦNG P52
BẢO QUẢN Ở CÁC NHIỆT ðỘ KHÁC NHAU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 05 - 2009


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên ñề tài:

ðÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VAC-XIN
TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ NHŨ DẦU, CHỦNG P52
BẢO QUẢN Ở CÁC NHIỆT ðỘ KHÁC NHAU

Giáo viên hướng dẫn
TS: TRẦN XUÂN HẠNH

Sinh viên thực hiện


TS. LƯU HỮU MÃNH

Cần Thơ, 05 - 2009

Lưu Thị Hồng Thắm
MSSV: 3042921
Lớp: Thú Y – K30


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

ðề tài: “ðánh Giá Hiệu Lực Của Vac-xin Tụ Huyết Trùng Trâu Bò Nhũ Dầu
Chủng P52 Ở Các Nhiệt ðộ Khác Nhau” do sinh viên: Lưu Thị Hồng Thắm
thực hiện tại: Bộ môn Nghiên Cứu Vi Trùng – Trung tâm Nghiên Cứu Thuốc
Thú Y, thuộc công ty Thuốc Thú Y Trung Ương (NAVETCO).
ðịa chỉ: 29 – Nguyễn ðình Chiểu – Q1, TpHCM.
Thời gian: từ tháng 01– 2009 ñến tháng 05 – 2009.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Bộ môn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn

TS. TRẦN XUÂN HẠNH

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và SHƯD


i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước ñây.

Tác giả luận văn

Lưu Thị Hồng Thắm

ii


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi ơn ñến:
Cha mẹ và người thân ñã luôn yêu thương, dạy dỗ và ñộng viên ñể con có
ñược kết quả ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành ghi ơn ñến:
Ban Giám Hiệu Trường ðại Học Cần Thơ.
Quý Thầy Cô Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường ðại Học
Cần Thơ.
Thầy Lưu Hữu Mãnh ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành luận văn này.
Thầy Trần Xuân Hạnh và Cô Tô Thị Phấn ñã hết lòng quan tâm, chỉ bảo cho
tôi những kiến thức, những kinh nghiệm trong suốt thời gian thực tập ñề tài và giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Cô Trần Thị Minh Châu, Cô Huỳnh Kim Diệu (CVHT) ñã luôn giúp ñỡ, ñộng

viên lớp chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cám ơn ñến:
Ban Giám ðốc Công ty Thuốc Thú Y Trung Ương.
Các Cô Chú, anh, chị trong Bộ Môn Nghiên cứu vi trùng – Trung tâm nghiên
cứu Thú y – Công ty Thuốc Thú Y Trung Ương ñã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp ñỡ tôi
trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng cảm ơn tất cả những người bạn thân nhất của tôi cùng các bạn
lớp Thú Y khóa 30 ñã luôn luôn chia sẽ, ñộng viên, giúp ñỡ tôi những khi tôi gặp
khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống lẫn học tập.
Xin kính chúc quý Thầy Cô, người thân và bạn bè của tôi ñược dồi dào sức
khoẻ, có thật nhiều niềm vui và ñạt ñược thật nhiều thành công trong cuộc sống.

iii


MỤC LỤC
Trang duyệt................................................................................................................. i
Lời cam ñoan ............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn................................................................................................................ iii
Mục lục..................................................................................................................... iv
Danh sách chữ viết tắt .............................................................................................. vii
Danh sách bảng....................................................................................................... viii
Danh sách hình.......................................................................................................... ix
Tóm lược ................................................................................................................... x
Chương 1: ðẶT VẤN ðỀ.......................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 2
2.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH THT Ở TRÂU BÒ ....................................................... 2
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC .................... 2
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................. 2
2.2.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 3

2.3. VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA VÀ BỆNH THT TRÂU BÒ .......... 4
2.3.1. Vi khuẩn Pasteurella multocida ............................................................... 4
2.3.1.1. ðặc ñiểm hình thái và nhuộm màu ................................................ 4
2.3.1.2. Sức ñề kháng của vi khuẩn ............................................................ 5
2.3.1.3. ðặc tính nuôi cấy .......................................................................... 6
2.3.1.4. ðặc ñiểm sinh hóa......................................................................... 7
2.3.2. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò ..................................................................... 9
2.3.2.1. Lúa tuổi mắc bệnh ......................................................................... 9
2.3.2.2. Cách gây bệnh..............................................................................10
2.3.2.3. Cơ chế sinh bệnh ..........................................................................10
2.3.2.4. Triệu chứng ..................................................................................10
2.3.2.5. Bệnh tích ......................................................................................11
2.3.2.6. Chẩn ñoán....................................................................................13
2.3.2.7. ðiều trị và phòng bệnh .................................................................14
2.4. MIỄN DỊCH VÀ VAC-XIN PHÒNG BỆNH THT TRÂU BÒ...........................15
2.4.1. Miễn dịch ................................................................................................15
2.4.1.1. Khái niệm .....................................................................................15
2.4.1.2. Các loại miễn dịch........................................................................15
iv


2.4.1.3. Miễn dịch học trong bệnh tụ huyết trùng trâu bò .........................18
2.4.2. Vac-xin phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò .............................................19
2.4.2.1. Khái niệm chung về vac-xin..........................................................19
2.4.2.2. Tình hình nghiên cứu vac-xin tụ huyết trùng trâu bò ....................21
2.4.2.3. Vac-xin tụ huyết trùng trâu bò nhũ dầu, chủng P52 do công ty
thuốc Thú Y Trung Ương sản xuất.............................................................22
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..............................24
3.1. THỜI GIAN VÀ ðỊA ðIỂM..............................................................................24
3.2. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM ................................................................................24

3.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...............................................24
3.3.1. Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................24
3.3.1.1. Giống sản xuất vac-xin .................................................................24
3.3.1.2. ðộng vật thí nghiệm .....................................................................24
3.3.1.3. Môi trường và hóa chất ................................................................25
3.3.1.4. Trang thiết bị và dụng cụ thí nghiệm ...........................................25
3.3.2. Phương pháp thí nghiệm..........................................................................25
3.3.2.1. Phương pháp kiểm tra vật lý của vac-xin THT trâu bò sau khi
sản xuất.....................................................................................................25
3.3.2.2. Phương pháp kiểm tra vô trùng của vac-xin THT trâu bò sau
khi sản xuất.............................................................................................26
3.3.2.3. Phương pháp kiểm tra an toàn của vac-xin THT trâu bò sau
khi sản xuất...............................................................................................26
3.3.2.4. Phương pháp kiểm tra hiệu lực của vac-xin THT trâu bò sau
khi sản xuất...............................................................................................27
3.3.2.5. Phương pháp kiểm tra ñộ dài bảo quản của vac-xin THT trâu
bò sau khi bảo quản ở nhiệt ñộ 2 – 8 0C ....................................................28
3.3.2.6. Phương pháp kiểm tra chất lượng của vac-xin tại các thời ñiểm
1, 2, 3, 4, 5 ngày ở nhiệt ñộ thường, nơi thoáng mát.................................29
3.3.3. Xử lý số liệu............................................................................................31
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................32
4.1. KẾT QUẢ KIỂM TRA VẬT LÝ CỦA VAC-XIN THT TRÂU BÒ SAU KHI
SẢN XUẤT.................................................................................................................32
4.2. KẾT QUẢ KIỂM TRA VÔ TRÙNG CỦA VAC-XIN THT TRÂU BÒ SAU
KHI SẢN XUẤT .........................................................................................................32
4.3. KẾT QUẢ KIỂM TRA AN TOÀN CỦA VAC-XIN THT TRÂU BÒ SAU
KHI SẢN XUẤT .........................................................................................................32

v



4.4. KẾT QUẢ KIỂM TRA HIỆU LỰC CỦA VAC-XIN THT TRÂU BÒ SAU
KHI SẢN XUẤT ........................................................................................................33
4.5. KẾT QUẢ KIỂM TRA ðỘ DÀI BẢO QUẢN CỦA VAC-XIN THT TRÂU
BÒ SAU KHI BẢO QUẢN Ở NHIỆT ðỘ 2 – 8 0C.....................................................36
4.6. KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA VAC-XIN TẠI CÁC THỜI
ðIỂM 1, 2, 3, 4, 5 NGÀY ðỂ Ở NHIỆT ðỘ THƯỜNG, NƠI THOÁNG MÁT..........36
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ........................................................................39
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................39
5.2. ðỀ NGHỊ ...........................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................40

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ðC:

ðối chứng

MD:

Miễn dịch

CFU:

Colony Forming Units

Ig:


Immunoglobulin

MLD:

Minimum Lethal Dose

NAVETCO:

National Veterinary Company

THT

Tụ huyết trùng

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.3.1: Các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn P. multocida…………….............8
Bảng 2.3.2: ðặc tính sinh hóa của vi khuẩn P. multocida…………………………….9
Bảng 2.4.1: ðặc ñiểm và chức năng sinh học của các kháng thể……………….....17
Bảng 3.3.1: Sơ ñồ bố trí thí nghiệm kiểm tra an toàn của vac-xin sau khi sản
xuất…………………………………………………………………..……………..26
Bảng 3.3.2: Sơ ñồ bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực của vac-xin sau khi sản
xuất………………………………………………………………………………....27
Bảng 3.3.3: Sơ ñồ bố trí thí nghiệm kiểm tra ñộ dài bảo quản của vac-xin THT trâu
bò sau khi bảo quản ở nhiệt ñộ 2 – 80C……………………………………………28
Bảng 3.3.4: Sơ ñồ bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực của vac-xin sau 1, 2, 3, 4, 5
ngày ñể ở nhiệt ñộ thường, nơi thoáng mát………………………………………...30
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra an toàn của vac-xin THT trâu bò sau khi sản

xuất………………………………………………………………………………....33
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra hiệu lực của vac-xin THT trâu bò sau khi sản
xuất………………………………………………………………………………....33
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra ñộ dài bảo quản vac-xin THT trâu bò sau khi bảo quản
ở nhiệt ñộ 2–80C……………………………………………………………………36
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra hiệu lực của vac-xin tại các thời ñiểm 1, 2, 3, 4, 5 ngày
ở nhiệt ñộ thường, nơi thoáng mát…………………………………………………37

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.3.1: Vi khuẩn Pasteurella multocida nhuộm gram…………………............5
Hình 2.3.2: Khuẩn lạc P. multocida nuôi cấy trên môi trường thạch máu………….7
Hình 2.3.3: Bò bệnh không ñi lại ñược chảy nước mắt, nước mũi……………......11
Hình 2.3.4: Bệnh tích trên phổi………………………………………………..…..12
(a): Viêm màng phổi……………………………………………………......12
(b): Viêm phổi dày lên và dính vào thành ngực………………………….....12
(c): Viêm phổi hóa gan ñỏ…………………………….…………………….12
(d): Viêm phổi cấp tính…………………………………………………......12
(e): Viêm phổi từ thùy trước ñến thùy sau……………………………….....13
(f): Viêm phổi xuất huyết……………………………………………...........13
Hình 2.3.5: Tụ máu, xuất huyết lấm tấm ở cơ quan ñường tiêu hóa………………13
Hình 2.4.1: (a): Vac-xin tụ huyết trùng trâu bò chủng P52 vô hoạt, keo phèn……..22
(b): Vac-xin tụ huyết trùng trâu bò chủng P52 vô hoạt, nhũ dầu……...22
Hình 2.4.2: Vac-xin tụ huyết trùng trâu bò nhũ dầu, chủng P52………………......22
Hình 4.1 (a, b): Thỏ bị xuất huyết dưới da……………………………………......34
Hình 4.2 (a, b): Phổi thỏ bị xuất huyết, tụ huyết………………….……………....34
Hình 4.3 (a, b): Ruột và màng treo ruột bị xuất huyết….......…………………......35
Hình 4.4 (a, b): Khí quản thỏ bị xuất huyết……………………………….……....35


ix


TÓM LƯỢC
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm ở
trâu bò. Bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella multocida serotyp B:2 (lưu hành ở
Châu Á) và serotyp E:2 (lưu hành ở Châu Phi). Việc ñiều trị không mang lại hiệu
quả cao nên biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng vacxin.
Vac-xin tụ huyết trùng trâu bò chủng P52, nhũ dầu do công ty thuốc Thú Y
Trung Ương sản xuất nhằm phòng bệnh tụ huyết trùng cho trâu, bò, bê, nghé khỏe
mạnh từ 6 tháng tuổi trở lên. ðây là một loại vac-xin vô hoạt, chất bổ trợ là
nhũ dầu.
Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng vac-xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho
trâu bò của người chăn nuôi ở các vùng sâu, vùng xa mà không có ñiều kiện ñể bảo
quản, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Xác ðịnh Hiệu Lực Của Vac-xin Tụ
Huyết Trùng Trâu Bò Nhũ Dầu Chủng P52 Ở Các Nhiệt ðộ Khác Nhau”.
Kết quả kiểm tra cho thấy:
+ Cả 2 lô vac-xin sau khi sản xuất ñạt các tiêu chuẩn về vật lý, vô trùng,
an toàn và hiệu lực.
+ Vac-xin ñược bảo quản ở nhiệt ñộ từ 2 – 8 0C, ñộ dài bảo quản vac-xin
ít nhất là 6 tháng.
+ Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa không có ñiều kiện bảo quản có thể ñể
vac-xin ở nhiệt ñộ thường, nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp,
tránh xa nguồn nhiệt từ 1 – 5 ngày.

x


Chương 1

ðẶT VẤN ðỀ
Ở Việt Nam nói chung và ðồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng, ngành
chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng trong Nông Nghiệp. Tuy nhiên,
ngành chăn nuôi ñã và ñang gặp không ít khó khăn, một trong những khó khăn ñó là
tình hình dịch bệnh của gia súc và gia cầm vẫn rất phức tạp và khá trầm trọng.
Một trong những bệnh nguy hiểm làm thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi ở
nhiều nước, ñặc biệt là các nước vùng nóng ẩm thuộc Châu Á và Châu Phi ñó là bệnh:
Tụ Huyết Trùng (THT) Trâu Bò thể bại huyết, xuất huyết (Haemorrhagic septicaemia)
ðây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm ở trâu bò. Bệnh gây ra do
vi khuẩn Pasteurella multocida serotyp B:2 (lưu hành ở Châu Á) và serotyp E:2
(lưu hành ở Châu Phi) (De Alwis, 1999). Mặc dù bệnh do vi khuẩn gây ra nhưng việc
ñiều trị không ñem lại hiệu quả cao do bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp hay cấp tính,
con vật chết ñột ngột làm thiệt hại ñáng kể ñến kinh tế của người chăn nuôi.
Theo thông báo Dịch tễ tổng hợp của Cục Thú Y, hàng năm ở Việt Nam có từ
30 – 35 tỉnh thành có THT trâu bò. Vì vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng và
một trong những biện pháp cho kết quả cao và kinh tế nhất là dùng vac-xin.
Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, do nhiều lý do khác nhau, ở một số vùng
ñặc biệt ở vùng sâu, vùng xa không có ñiều kiện bảo quản vacxin ñúng như
khuyến cáo của nhà sản xuất, người chăn nuôi thường bảo quản vacxin ở nhiệt ñộ
phòng trong một thời gian trước khi ñược sử dụng.
ðể kiểm tra xem trong những ñiều kiện bảo quản như vậy có ảnh hưởng ñến
hiệu lực của vacxin hay không? Qua ñó, ñể làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình
tiêm phòng có hiệu quả. ðược sự chấp thuận của Bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp &
SHƯD, trường ðại Học Cần Thơ cùng với Bộ môn Nghiên Cứu Vi Trùng –
Trung Tâm Nghiên Cứu Thuốc Thú Y thuộc Công Ty Thuốc Thú Y Trung Ương,
tôi tiến hành thực hiện ñề tài “ðánh Giá Hiệu Lực Của Vac-xin Tụ Huyết Trùng
Trâu Bò Nhũ Dầu Chủng P52 Ở Các Nhiệt ðộ Khác Nhau”.
Mục tiêu của ñề tài:
+ ðánh giá chất lượng của vac-xin tụ huyết trùng trâu bò nhũ dầu chủng P52 sau khi
sản xuất.

+

Xác ñịnh ñộ dài bảo quản của vac-xin sau khi bảo quản ở nhiệt ñộ 2 – 80C.

+ ðánh giá chất lượng của vac-xin sau khi ñể ở nhiệt ñộ thường, nơi thoáng mát
(28 – 340C) ở các thời ñiểm khác nhau.
1


Chương 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ
Bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu Bò (Haemorrhagic septicaemia) là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính của trâu bò, xảy ra khắp nơi trên thế giới, gây tổn thất ñáng kể.
Bệnh có ở Châu Á, Châu Phi…và bệnh xảy ra trầm trọng ở những vùng nhiệt ñới,
nóng ẩm. Tác nhân gây bệnh là Pasteurella multocida serotyp B:2 (lưu hành ở Châu Á)
và serotyp E:2 (lưu hành ở Châu Phi) (De Alwis, 1999). Bệnh lần ñầu tiên ñược
Bollinger (1878) ghi nhận ở ñộng vật hoang và trâu bò.
ðặc trưng của bệnh: nhiễm trùng huyết, xuất huyết và viêm phổi.
Tuy xảy ra ở nhiều nơi nhưng phạm vi ổ dịch lại rất hẹp, có tính chất lẻ tẻ,
ñịa phương. Bệnh xảy ra quanh năm thường vào mùa mưa (khí hậu nóng ẩm,
giao mùa).
Bệnh xảy ra ở trâu, bò mọi lứa tuổi. Tuổi hay bị nhất là từ 6 tháng ñến 2, 3 năm.
Tong tự nhiên trâu thường mẫn cảm với bệnh hơn bò ñặc biệt là khi thời tiết thay ñổi
như ñang nắng chuyển sang mưa, hay ñang mưa chuyển sang nắng. Trâu thường chết
do bệnh quá cấp tính. Bệnh gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi.
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Từ cuối thế kỷ 19, bệnh THT trâu bò ñã ñược phát hiện. Năm 1878, ở ðức,
bệnh lần ñầu tiên ñược Bollinger ghi nhận ở ñộng vật hoang và trâu bò. Sau ñó,

năm 1879, Toussaint ñã nuôi cấy thành công vi khuẩn P. multocida.
Vào năm 1880, Louis Pasteur ñã phát hiện vi khuẩn tụ huyết trùng trên gà
(Fowl cholera) và ông ñã chế tạo thành công vacxin tụ huyết trùng trên gà. ðến năm
1885, Kitt nghiên cứu về phương diện lâm sàng, tiến hành nuôi cấy, phân lập vi khuẩn
P. multocida và ông ñã gây bệnh thành công cho chuột và chim bồ câu. Năm 1886,
Hueppe (ðức) ñã nhận thấy có sự giống nhau về ñặc ñiểm bệnh lý: bại huyết,
xuất huyết (haemorrhagic septicaemia) trong bệnh tụ huyết trùng trên gà
(Pasteur, 1880), thỏ (Gaffky, 1881) và heo (Loeffer,1886). Từ ñó, ông ñã ñề nghị
ñặt tên cho vi khuẩn là Bacterium septicaemia haemorrhagic.
Năm 1887, Oreste và Armani cũng phân lập ñược vi khuẩn tương tự gây bệnh
trên trâu, gọi tên là “Barbone”. Cùng năm này, Trevisan ñã ñề nghị ñặt lại tên cho
vi khuẩn là Pasteurella ñể ghi nhớ công lao của Louis Pasteur, người ñã có nhiều
ñóng góp vào việc phát hiện ra loại vi khuẩn này. Sau ñó, tên của vi khuẩn ñược ñặt
2


dựa trên các ký chủ mà chúng gây bệnh: Pasteurella aviseptica (trên gia cầm),
P. suiseptica (trên heo), P. boviseptica (trên trâu bò), P. oviseptica (trên cừu) và
P. lepseptica (trên thỏ). Năm 1929, Toyley và Wilson lại ñề nghị ñặt tên cho vi khuẩn
là Pasteurella septica. Sau ñó, ñến năm 1939, Rosenbusch và Merchant dựa trên tên
Bacterium bipolare multocidum (Kitt, 1885), thống nhất ñặt tên cho vi khuẩn gây bệnh
tụ huyết trùng là Pasteurella multocida.
Trong các năm 1912, 1922, 1967 bệnh ñược phát hiện ở Bò rừng vườn
quốc gia Mỹ. Năm 1969, phát hiện một trường hợp bệnh trên Bò sữa. Ở Nhật Bản
bệnh tụ huyết trùng xảy ra nhưng không gây thành dịch và không thể hiện dịch tễ
(Carter, 1982). Ở Indonesia bệnh có ở Bò, Dê, Cừu và có nhiều nhất ở vùng ñảo Java.
Ở Malaysia, bệnh phát ra lẻ tẻ vào tháng 8, tháng 9. Ở Campuchia, bệnh thường xảy ra
vào ñầu mùa mưa và bệnh thường ghép với bệnh dịch tả trâu bò. Ở Pakistan,
bệnh xảy ra quanh năm, tập trung nhiều từ tháng 4 ñến tháng 6. Ở Ấn ðộ,
bệnh THT trâu bò gây nhiều thiệt hại, tỷ lệ chết từ 2,7 – 5,9% tổng số gia súc

mắc bệnh.
2.2.2. Ở Việt Nam
Bệnh tụ huyết trùng ñã ñược phát hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 19.
Vào năm 1868, Condamine lần ñầu tiên phát hiện ra một bệnh truyền nhiễm trên trâu ở
Bà Rịa, Long Thành. Năm 1869, Carnieim phát hiện bệnh ở Gò Công (Tiền Giang).
Từ năm 1889 - 1895, Yersin ñã phân lập ñược vi khuẩn P. multocida ở các tỉnh
miền Trung. ðến năm 1901, Schein bằng phương pháp phân lập và tiêm truyền qua
ñộng vật thí nghiệm ñã xác ñịnh ñược nguyên nhân gây ra ổ dịch trên trâu, bò ở
Tây Ninh là do vi khuẩn tụ huyết trùng. Năm 1937 – 1938, ðào Trọng Hiển ñã tìm
thấy ổ dịch gây chết hàng ngàn trâu và heo ở khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ.
Theo nghiên cứu năm 1958 của Phan ðình ðỗ và Trịnh Văn Thịnh ñã kết luận
rằng: “Bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở Việt Nam chủ yếu là ở thể nhiễm trùng máu xuất huyết”.
Ở Việt Nam, nhìều tác giả cũng ñã nghiên cứu và tìm hiểu sâu về các vấn ñề
liên quan ñến vi khuẩn Pasteurella. multocida như: Nguyễn Vĩnh Phước (1978),
Hoàng ðạo Phấn (1986), Phan Thanh Phượng (1986 – 1995), Dương Thế Long (1995),
Nguyễn Ngã (1996), Nguyễn Thiên Thu (1996), Phùng Duy Hồng Hà (1996),
Trần Xuân Hạnh (1998); Tô Thị Phấn (1999)…

3


Tình hình dịch bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu Bò tại Việt Nam
Từ tháng 4 – 2008 ñến tháng 5 – 2008, trên ñịa bàn các huyện ðông Sơn,
Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Nông Cống tỉnh Thanh Hóa ñã có 208 trâu bò bị nhiễm bệnh
tụ huyết trùng. ( />Trong tháng 7 – 2008, bệnh tụ huyết trùng trâu bò lây lan mạnh ở các bản
Thuận Lập, bản Kẻ Nính (xã Châu Hạnh) và các bản Piu, bản Men, bản Chàng
(xã Châu Thuận) thuộc huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An làm 66 con trâu bị chết. Hiện,
bệnh ñã lan vào các xã vùng sâu, vùng xa Châu Phong, Châu Hoàn và xã Diên Lãm.
Cùng với huyện Quỳ Châu là các huyện Con Cuông, Quế Phong bệnh tụ huyết trùng
cũng ñang lây lan. ( />Bệnh cũng xảy ra ở các huyện thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Lâm ðồng, Quảng Ninh,

Long An… làm thiệt hại ñáng kể ñến kinh tế của người chăn nuôi.
2.3. VI KHUẨN PASTEURELLA MULTOCIDA VÀ BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
TRÂU BÒ
2.3.1. Vi khuẩn Pasteurella multocida
Vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc:
Bộ: Eubacteriales.
Họ: Pasteurellaceae
Giống: Pasteurella.
Loài: Pasteurella multocida.
2.3.1.1. ðặc ñiểm hình thái và nhuộm màu
Vi khuẩn P. multocida là cầu trực khuẩn, gram âm, không di ñộng, không sinh
bào tử nhưng có giáp mô. Kích thước từ 0,3 – 1 µm x 1 – 2 µm, bắt màu lưỡng cực.
Trong mô bào ñộng vật mắc bệnh, các vi khuẩn thường ở dạng ñồng nhất nhưng trong
môi trường nuôi dưỡng nhân tạo thì hình dạng của vi khuẩn thường rất khác nhau
(hình que, hình cầu, hình trứng).
Vi khuẩn này không di ñộng, không sinh bào tử nhưng có giáp mô. Giáp mô này
có ñộ dày khác nhau ñối với từng serotype, giáp mô của một số chủng có thể có
tính nhớt, nhưng tính nhớt này dễ dàng biến mất khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo.
Vi khuẩn có giáp mô có kích thước lớn hơn vi khuẩn không có giáp mô. Trên cơ sở
khác nhau về kháng nguyên vỏ nhày, vi khuẩn P. multocida ñã ñược chia ra làm
5 nhóm khác nhau là A, D, B, E (Carter, 1955) và F (Rimler và Rhoades, 1987) và
16 kháng nguyên thân khác nhau ký hiệu từ 1 ñến 16 (Heddleston và cs., 1972).

4


Hiện nay, hệ thống ñịnh typ của Carter và Heddleston ñược sử dụng rộng rãi trong
giám ñịnh vi khuẩn P. multocida (Carter, 1981).
Vi khuẩn P. multocida bắt màu Gram âm, có màu ñỏ của Fucsin khi nhuộm bằng
phương pháp nhuộm Gram và bắt màu sậm ở hai ñầu (lưỡng cực) khi nhuộm bằng

phương pháp nhuộm Wright hoặc Giemsa tiêu bản làm từ máu, phủ tạng, tế bào
bị bệnh hoặc vi khuẩn mới phân lập....Tuy nhiên, vi khuẩn ñược nuôi cấy trên
môi trường nhân tạo thường ít thấy ñược ñặc tính này. ðặc tính này ñược các nhà Khoa
học giải thích: “khi ñang ở giai ñọan sinh sản, vi khuẩn gia tăng về kích thước ñể phân
chia, nguyên sinh chất dung giải về hai ñầu nên khi tiến hành nhuộm, 2 ñầu của vi
khuẩn thường bắt màu ñậm hơn và tạo ra sự lưỡng cực”.

Hình 2.3.1: Vi khuẩn Pasteurella multocida nhuộm gram
( />
2.3.1.2. Sức ñề kháng của vi khuẩn
Vi khuẩn có sức ñề kháng yếu ñối với các tác nhân như: ánh sáng, nhiệt ñộ và
chất sát trùng. Ở 580C vi khuẩn (ở trong máu, canh khuẩn) bị tiêu diệt sau 20 phút.
Vi khuẩn trong canh khuẩn bị ánh sáng mặt trời tiêu diệt sau 1 ngày, còn ở 1000C,
vi khuẩn chết tức khắc.
Vi khuẩn sống khá lâu trong ñất ẩm, trong nền chuồng và ñồng cỏ nơi có dịch.
Trong nước: nhiều chất hữu cơ, vi khuẩn có thể sống hàng tháng, có khi
hàng năm.
Trong máu: có thể sống 14 ñến 21 ngày.
Trong phân: có thể sống ñược 14 ngày.
Trong xác chết: có thể sống 1 ñến 3 tháng.
5


Trong máu, mô bào nước tiểu của gia súc bị chết bệnh, vi khuẩn vẫn giữ ñược
ñộc lực trong 5 – 9 ngày. Trong tủy xương, vi khuẩn giữ ñược ñộc lực trong 8 ngày.
Các chất sát trùng ñều có thể tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng: HgCl2 1/5000 và
acid phenic 5% diệt trong 1 phút. Formol 1%, nước vôi 10%, creolin 3% diệt vi khuẩn
trong 3 – 5 phút.
2.3.1.3. ðặc tính nuôi cấy


Vi khuẩn P. multocida thuộc loại hiếu khí tùy nghi hoặc yếm khí không bắt buộc,
nhiệt ñộ thích hợp là 37 – 38ºC với pH = 7,2 – 7,4.
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn P. multocida có thể là môi trường lỏng, môi trường
bán lỏng và môi trường thạch ñặc. Nhưng môi trường nuôi cấy vi khuẩn tốt nhất là môi
trường YPC ( Yeast extract Peptone, L.Cystein) có bổ sung sucrose và sodium sulfite,
môi trường này có thể giúp vi khuẩn tái tạo giáp mô.
Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nước thịt pH = 7,2 – 7,4 ở ñiều kiện 37°C sau
24 giờ vi khuẩn phát triển làm ñục môi trường, khi lắc có vẩn ñục như sương mù rồi
lại mất. Theo Hoàng ðạo Phấn (1996) và nhiều tác giả khác thấy rằng: “vi khuẩn
mới phân lập có thể phát triển tốt trong các môi trường thông thường, nhưng nếu
tiếp tục nuôi cấy sẽ mọc yếu dần ñi. Vì thế, ñể vi khuẩn mọc mạnh ta cần cho thêm vào
môi trường một vài giọt huyết thanh”.
Trên môi trường thạch dinh dưỡng thông thường, vi khuẩn P. multocida
thường mọc rất yếu nhưng lại mọc rất tốt trên môi trường có bổ sung 5 – 10%
máu thỏ (cừu) ñã loại bỏ sợi huyết hoặc 5 – 10% huyết thanh thỏ (cừu). Trên hai
môi trường này sau 24 giờ nuôi cấy, vi khuẩn P. multocida phát triển thành những
khuẩn lạc nhỏ, tròn, long lanh như hạt sương. Nếu ñể vài ngày sau, khuẩn lạc sẽ
phát triển to hơn và có màu trắng ñục, trong vài ngày khuẩn lạc chuyển sang màu
trắng ngà dính vào môi trường. Trong trường hợp cấy chuyển nhiều lần, giáp mô của
vi khuẩn bị mất làm cho kích thước khuẩn lạc nhỏ lại, không màu và trong suốt.
Trên môi trường thạch máu khuẩn lạc không dung huyết. Khuẩn lạc tạo mùi
ñặc biệt ñặc trưng cho Pasteurelle multocida. Theo Carter (1952) vi khuẩn phát triển
tạo mùi ñặc trưng (mùi tanh nước dãi khô) nhưng nuôi cấy lâu thì mùi tanh này
mất dần.

6


Hình 2.3.2: Khuẩn lạc Pasteurella multocida nuôi cấy trên môi trường thạch máu
( />

2.3.1.4. ðặc ñiểm sinh hóa
Những chủng P. multocida týp A thì phân giải Arabinose, Dulcitol và không phân
giải Xylose. Những chủng týp B và C thì ngược lại phân giải Xylose, không phân giải
Arabinose, Dulcitol. Ngoài ra chúng còn phân giải Glucose, Inocitol, Dextrin và tinh
bột (Carter, 1953).

7


Bảng 2.3.1: Các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn P. multocida (Hoàng ðạo Phấn, 1996)
ðặc ñiểm sinh hóa

Phản ứng

Indol

+

Glucose

+

Mannitol

+

Nitrat

+


Oxidase

+

Arabinose

Biến ñổi

Xylose

Biến ñổi

Lactose



Maltose



Sinh hơi H2S



Arginindecarboxylase



Lysindecarboxylase




Urea



Chú thích:
(+) : dương tính
(-) : âm tính

ðã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về ñặc tính sinh hóa của vi khuẩn
P. multocida. Trong ñó nổi bật hơn cả là hai nhà nghiên cứu Friderickson và Namioka.
Theo các nghiên cứu của Friderickson năm 1973 và Namioka năm 1978, vi khuẩn
P. multocida có ñặc tính sinh hóa ñược tóm tắt trong bảng sau:

8


Bảng 2.3.2 : ðặc tính sinh hóa của vi khuẩn P. multocida
Phản ứng

Kết quả

Dung huyết



Indol

+


Sucrose

+

Glucose

+

Oxidase

+

Catalase

+

Maltose



Mac Conkey



Gelatin



Lactose




Urea



Chú thích:
(+): dương tính
(-): âm tính

Như vậy, ñặc tính sinh hóa chung của vi khuẩn P. multocida là: ñều sinh Indol,
không di ñộng, không dung huyết. Chúng phân giải glucose, sucrose, oxidase, malnitol
và không phân giải lactose, maltose, urea…
2.3.2. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò
2.3.2.1. Lứa tuổi mắc bệnh:

Trâu mắc bệnh nhiều và nặng hơn Bò. Trâu thường chết do bệnh quá cấp tính.
Súc vật non ñang bú mẹ ít mắc bệnh hơn súc vật lớn trưởng thành.
Trâu bò non dễ mắc bệnh hơn trâu bò già. Trâu bò dưới 2 năm tuổi khi
mắc bệnh sẽ có tỷ lệ chết cao hơn so với trâu bò nhiều tuổi.
De Alwis (1986) thấy rằng tại Srilanka tỷ lệ ốm ñối với trâu bò dưới 2 năm tuổi
là 30 – 32% và chỉ 3 – 5% ở bò, 8 – 9% ở trâu trên 2 năm tuổi.

9


2.3.2.2. Cách gây bệnh

Ở những vùng nóng ẩm vào mùa mưa vi khuẩn có sẵn trong ñất ñược nước mưa

ñưa lên mặt ñất dính vào cây cỏ và trôi vào ao hồ, mương máng. Trâu bò ăn cỏ,
uống nước có nhiễm khuẩn sẽ bị mắc bệnh. ðiều này phù hợp với nhận xét của
Phan ðình ðỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958), Nguyễn Vĩnh Phước (1978) và nhiều
tác giả khác là bệnh thường xảy ra ở vùng nóng ẩm, mưa nhiều, sình lầy, nước ñọng và
ñặc biệt là những lúc chuyển mùa, lũ lụt.
Sau khi vào ñường tiêu hóa, vi khuẩn qua niêm mạc nơi có các vết xây xát,
xâm nhập vào máu tiến ñến các hệ thống lympho ruột và hạch sau hầu, thường
hạch sau hầu sưng rất to. Từ ñó, vi khuẩn vào hệ thống lympho trước vai, trước ñùi làm
cho những hạch này sưng và thủy thủng. Do vậy, ta thường thấy bệnh THT trâu bò có
biểu hiện ñặc trưng là sưng hầu.
Bình thường một số trâu bò khỏe cũng mang vi khuẩn trong hệ thống hô hấp và
tiêu hóa, nhưng vi khuẩn không gây bệnh vì súc vật có sức ñề kháng cao.
Giữa vi khuẩn và cơ thể trâu bò có sự cân bằng sinh học. Khi gặp những ñiều kiện
ngoại cảnh bất lợi: thiếu thức ăn, làm việc nặng, thời tiết thay ñổi ñột ngột, trâu bò
bị giảm sức ñề kháng, thế cân bằng sinh học bị phá vỡ, vi khuẩn trở nên cường ñộc
gây bệnh cho trâu bò.
2.3.2.3. Cơ chế sinh bệnh
Vi khuẩn thường sống ở phần trên cơ quan hô hấp, khi gặp ñiều kiện thuận lợi,
vi khuẩn tăng ñộc lực vào máu, gây nhiễm trùng huyết, rồi ñến các cơ quan nội tạng
như phổi, hạch lâm ba gây các bệnh tích ñặc trưng.
2.3.2.4. Triệu chứng

Ở Việt Nam, bệnh THT trâu bò chủ yếu ở thể nhiễm trùng huyết, xuất huyết và
viêm phổi. Triệu chứng biểu hiện dưới các thể: quá cấp, cấp tính và mãn tính
(Phan ðình ðỗ và Trịnh Văn Thịnh (1958).
Phần lớn trâu bò bệnh ở thể quá cấp ñều dẫn tới chết nhanh. Ở thể cấp tính thì
triệu chứng biểu hiện rất rõ: thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 ngày. Vật mệt lã, không cử ñộng,
không nhai lại, sốt 41 – 420C…. Niêm mạc mắt, mũi ñỏ ửng, tím tái, chảy nước mắt,
nước mũi. (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).


10


Hình 2.3.3: Bò bệnh không ñi lại ñược, chảy nước mắt, nước mũi
( />
Tùy nơi vi khuẩn khu trú ở bộ phận nào của cơ thể, bệnh sẽ thể hiện triệu chứng
khác nhau.
• Nếu bệnh dạng khu trú ở vùng ngực (phổi): Ho khan, ho nhỏ hoặc ho từng cơn,
chảy nước mũi ñặc có lẫn mủ.
• Nếu bệnh dạng khu trú ở vùng bụng (ruột): viêm ruột, lúc ñầu phân táo,
sau phân lỏng, có máu, bụng thường chướng to.
• Nếu bệnh dạng khu trú ở hạch lâm ba: hạch sưng to, thủy thủng (thường thấy ở
hạch hầu) làm con vật khó nuốt, lưỡi thè ra. Ở hạch trước vai và hạch khoeo ở
chân làm con vật què. Thở khó trầm trọng, ngạt thở - chết. Niêm mạc có chấm
xuất huyết li ti.
Bệnh xảy ra ở trâu nặng hơn ở bò. Ở trâu, tỷ lệ chết từ 90 – 95%, ở bò 5 – 10%.
Ở thể mãn tính, triệu chứng bệnh có những biến cố chậm ñã kéo dài ở ruột,
cuống phổi và phổi, có thể lan tràn sang màng ngoài tim. Ở thể này bệnh thường ghép
với bệnh Dịch Tả Trâu Bò. Thể mãn kéo dài trong một vài tuần lễ, cuối cùng con vật
chết hoặc có triệu chứng nhẹ ñi, con vật ăn uống lại một cách bình thường.
2.3.2.5. Bệnh tích

Bệnh tích chung
Tổ chức liên kết dưới da, niêm mạc, bắp thịt lấm tấm xuất huyết.
Hạch lâm ba viêm.
Mặt cắt thịt ướt.
Hạch lâm ba và mạch lâm ba nhiều nước.
11



Bệnh tích ñặc biệt
Bệnh khu trú ở hạch lâm ba: Hạch sưng màu ñỏ, xuất huyết, vùng xung quanh
hạch lâm ba bị thủy thủng.
Bệnh khu trú ở ngực: thủy thủng lồng ngực (có nước vàng), màng phổi
lấm tấm xuất huyết, phổi viêm nhất là phần trước. Ngoại tâm mạc viêm và
tích nước vàng, cơ tim viêm có chấm xuất huyết.
Hình 2.3.4: Bệnh tích trên phổi ( />
(a): Viêm màng phổi

(b): Viêm phổi dày lên, dính vào thành ngực

(c): Viêm phổi hóa gan ñỏ

(d): Viêm phổi cấp tính

12


(e): Viêm phổi từ thùy trước ñến thùy sau

(f): Viêm phổi xuất huyết

Bệnh khu trú ở bụng: Viêm phúc mạc. có nước vàng, thủy thủng, xuất huyết ở các
phủ tạng, hạch ruột.

Hình 2.3.5: Tụ máu, xuất huyết lấm tấm ở cơ quan ñường tiêu hóa
( />2.3.2.6. Chẩn ñoán

Chẩn ñoán lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và tính chất dịch tể học là những yếu tố có ý

nghĩa trong việc chẩn ñoán bệnh THT trâu bò. Ở nước ta theo kinh nghiệm khi chẩn
ñoán cần phân biệt với các bệnh khác như: Bệnh Nhiệt Thán, Lê Dạng Trùng cấp,
Tiên Mao Trùng, Ung Khí Thán và bệnh Dịch Tả Trâu Bò.

13


×