Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH dại tại TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.37 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG
DỤNG

NGUYỄN THỊ NGỌC MINH

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH DẠI
TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG
DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH DẠI
TẠI TỈNH KIÊN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Văn Biện
Minh


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Ngọc
MSSV: 3042898
Lớp: TY K30

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Điều tra tình hình bệnh dại tại tỉnh Kiên Giang” do sinh viên:
Nguyễn Thị Ngọc Minh thực hiện tại: Chi cục thú y Kiên Giang, Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh Kiên Giang, bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ ngày 19 tháng 1
năm 2009 đến ngày 17 tháng 4 năm 2009.

Cần Thơ, ngày 27 tháng 4 năm 2009
2009
Duyệt của Giáo viên hướng dẫn

Cần Thơ, ngày tháng

năm

Duyệt của Bộ Môn

Nguyễn Văn Biện

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009

Duyệt của Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

ii


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Văn Biện, người thầy đã hết lòng dạy
bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các
thầy cô ở bộ môn Thú y – Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho tôi làm hành trang vào đời.
Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo và các anh chị ở Chi cục thú y Kiên Giang.
Ban lãnh đạo và các cô, chú, anh, chị ở Trung tâm y tế dự phòng Kiên
Giang.
Ban lãnh đạo và các y, bác sỹ, điều dưỡng tại Phòng kế hoạch tổng hợp,
Khoa Bệnh truyền nhiễm - bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
Các ông, bà, cô, chú, anh, chị, em tôi đã được phỏng vấn tại Trung tâm y
tế dự phòng Kiên Giang và các cơ sở kinh doanh nơi tôi đã phỏng vấn điều tra.
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ, gia đình và bạn bè tôi, những
người đã luôn bên tôi và luôn hết lòng vì hạnh phúc của tôi.
Cần Thơ, ngày 7 tháng 5 năm 2009
Nguyễn Thị Ngọc Minh

iii


MỤC LỤC

Trang tựa..................................................................................................................... ii
Trang duyệt................................................................................................................. ii
Lời cảm tạ ..................................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách bảng.......................................................................................................... vi
Danh sách hình ........................................................................................................viii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... vi
Tóm lược ................................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................ 2
2.1. Giới thiệu về bệnh dại ..................................................................................... 2
2.1.1. Đặc điểm chung của bệnh dại .................................................................. 2
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh dại .................................................................... 2
2.2. Căn bệnh học ................................................................................................... 3
2.2.1. Phân loại .................................................................................................. 3
3.2.2. Hình thái, cấu tạo ..................................................................................... 4
2.2.3. Tiểu thể Negri và đặc tính nhuộm màu của virus dại .............................. 4
2.2.4. Sức đề kháng............................................................................................. 4
2.3. Dịch tễ học....................................................................................................... 5
2.3.1. Tình hình bệnh dại trên thế giới ............................................................... 5
2.3.2. Tình hình bệnh dại ở Việt Nam................................................................. 6
2.3.3. Loài cảm thụ ............................................................................................. 7
2.3.4. Chất chứa mầm bệnh................................................................................ 7
2.3.5. Phương thức truyền bệnh ......................................................................... 8
2.3.6. Cơ chế sinh bệnh ...................................................................................... 8
2.4. Triệu chứng...................................................................................................... 9
2.4.1. Triệu chứng bệnh dại trên chó ................................................................. 9
2.4.2. Triệu chứng dại trên người .................................................................... 10
2.4.3. Triệu chứng dại trên mèo ....................................................................... 11
2.4.4. Triệu chứng bệnh dại trên trâu bò ......................................................... 11

2.4.5. Triệu chứng dại trên heo ........................................................................ 12
2.4.6. Triệu chứng dại trên gia súc khác.......................................................... 12
2.5. Bệnh tích .................................................................................................... 12
2.5.1. Bệnh tích đại thể ..................................................................................... 12
2.5.2. Bệnh tích vi thể ....................................................................................... 12
2.6. Chẩn đoán ...................................................................................................... 12
2.7. Phòng chống bệnh ......................................................................................... 13
2.7.1. Đối với chó, mèo..................................................................................... 13
2.7.2. Đối với người.......................................................................................... 13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................... 15
3.1. Thời gian và địa điểm:................................................................................... 15
3.1.1. Thời gian................................................................................................. 15
3.1.2. Địa điểm ................................................................................................. 15
3.2. Phương pháp .................................................................................................. 15

iv


3.2.1. Điều tra hồi cứu số liệu tại tỉnh Kiên Giang từ 2004 - 2008 do các
cơ quan trên cung cấp ...................................................................................... 15
3.3.2. Phỏng vấn ............................................................................................... 15
3.2.3. Quan sát mô tả........................................................................................ 17
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 18
4.1. Tình hình tiêm phòng bệnh dại trên chó tại Kiên Giang ........................... 18
4.2. Nguy cơ lây truyền bệnh dại ở một số cơ sở kinh doanh thịt chó ............. 18
4.3. Tình hình bệnh dại trên người tại Kiên Giang .......................................... 19
4.4. Tình hình tiêm phòng bệnh dại ở người tại Trung tâm y tế dự phòng ...... 20
4.4.1. Tổng số người tiêm ngừa dại trong tỉnh Kiên Giang ............................. 20
4.4.2. Phỏng vấn người đến tiêm ngừa tại Trung tâm y tế dự phòng Kiên

Giang ................................................................................................................ 21
4.4.3. Con vật cắn: ........................................................................................... 22
4.4.4. Xử lý sau khi bị cắn: ............................................................................... 22
4.4.5. Lý do bị cắn ........................................................................................... 23
4.4.6. Vết thương .............................................................................................. 24
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 25
5.1. Kết luận.......................................................................................................... 25
5.2. Đề nghị .......................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 26
PHỤ CHƯƠNG........................................................................................................ 28

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PCR
ARN
WHO
USD
ELISA
VERO
SAR

: Polymerase Chain Reaction
: Acide Ribonucléique
: World Health Organization
: United State dollar
: Enzyme - linked immunoabsorbent assay
: Vervet monkey origin

: serum antirabique

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Tỷ lệ tiêm ngừa dại ở chó trên toàn tỉnh (ước lượng).............................. 15
Bảng 3.2: Số ca tiêm ngừa dại tại Trung tâm y tế dự phòng từ 2004–2008............. 15
Bảng 3.3: Số trường hợp mắc bệnh dại được chẩn đoán ở Bệnh viện đa khoa
Kiên Giang................................................................................................................ 15
Bảng 4.1: Tỷ lệ tiêm ngừa dại ở chó trong tỉnh........................................................ 18
Bảng 4.2: Số trường hợp mắc bệnh dại được chẩn đoán tại Bệnh viện đa khoa
Kiên Giang................................................................................................................ 19
Bảng 4.3: Số ca tiêm ngừa dại tại Trung tâm y tế dự phòng từ 2004–2008............. 20
Bảng 4.4: Độ tuổi của bệnh nhân tiêm ngừa dại. ..................................................... 21
Bảng 4.5: Địa phương cư trú của bệnh nhân. ........................................................... 21
Bảng 4.6: Tình trạng con vật cắn.............................................................................. 22
Bảng 4.7: Biện pháp xử lý con vật sau khi bị cắn. ................................................... 22
Bảng 4.8: Lý do bị cắn. ............................................................................................ 23
Bảng 4.9: Cách xử lý sau khi bị cắn. ........................................................................ 23
Bảng 4.10: Vị trí vết cắn........................................................................................... 24

vii


DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Hình thái virus dại: hình viên đạn. ..............................................................3
Hình 2: Chó dại chảy nước bọt lòng thòng ............................................................10
Hình 3: Mắt lác, con ngươi lệch khác thường ........................................................10

Hình 4: Chó dại bỏ nhà đi rồi chết .........................................................................10
Hình 5: Chó dại trở nên dữ dội, điên cuồng ...........................................................10

viii


TÓM LƯỢC
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho nhiều loài, đặc biệt là
động vật ăn thịt và con người. Tình hình bệnh dại diễn biến phức tạp trong thời
gian qua khiến việc điều tra tình hình bệnh dại trở nên cần thiết. Để nắm được
khái quát tình hình bệnh dại ở Kiên Giang, chúng tôi điều tra tại ở Chi cục thú
y Kiên Giang, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Kiên Giang, bệnh viện đa khoa
Kiên Giang, một số cơ sở kinh doanh thịt chó, một số gia đình có người chết vì
bệnh dại bằng các phương pháp điều tra hồi cứu, phỏng vấn và quan sát mô tả.
Kết quả cho thấy tình hình tiêm phòng dại trên chó từ 2004 – 2008 rất thấp,
trung bình năm là 9,79% trên tổng đàn chó; ý thức phòng bệnh của cơ sở kinh
doanh thịt chó còn thấp, cả 21 cơ sở kinh doanh thịt chó đều không có trang bị
bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, tạp dề, không tiêm ngừa dại định kỳ;
số liệu từ bệnh viện đa khoa Kiên Giang cho thấy số người mắc bệnh là đáng
kể, đặc biệt năm 2008 là 41 người; số người đến tiêm phòng dại hàng năm rất
đông, cao nhất là 22.175 người (2006); qua phỏng vấn 100 người đến tiêm
ngừa dại tại Trung tâm y tế dự phòng Kiên Giang nhận thấy: con vật cắn người
chủ yếu là chó (83%), vết thương xuất hiện nhiều nhất là ở chân (57%), số
lượng trẻ em đến tiêm ngừa khá nhiều (49%), ý thức xử lý vết thương không
cao, số người còn áp dụng các biện pháp dân gian thiếu khoa học như lấy nọc,
kiêng ăn còn cao (40%).

ix



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm chung cho người và nhiều động vật
do virus gây ra. Bệnh rất nguy hiểm do không chữa trị được khi đã xuất hiện
triệu chứng và thời gian ủ bệnh kéo dài. Theo Chu Thị Thơm (2006), ở nước ta,
bệnh dại ở người chủ yếu là do chó dại cắn (gần 99% trường hợp bị chó cắn).
Trong khi đó, số lượng chó nuôi ở nước ta khá lớn nhưng chưa được thống kê
và quản lý đầy đủ là nguy cơ lây truyền bệnh bệnh dại cho người. Nhân dân ta
có tập quán ăn thịt chó vì vậy có khá nhiều cơ sở kinh doanh thịt chó, những
người thường xuyên tiếp xúc, giết mổ thịt chó này có thể có nguy cơ cao trong
việc lây truyền bệnh dại. Số người đi tiêm ngừa dại do bị súc vật cắn và số
người tử vong vì bệnh dại đang có xu hướng gia tăng. Để tìm hiểu và đóng góp
thêm những thông tin về bệnh dại tại nước ta, bước đầu chúng tôi tiến hành đề
tài: “Điều tra tình hình bệnh dại tại tỉnh Kiên Giang”.
Mục tiêu đề tài là khái quát tình hình bệnh dại ở tỉnh Kiên Giang: số
người bị chó cắn đi tiêm phòng dại, số người bị bnh trên cơ sở kháng nguyên và huyết thanh học.

Hình 1: Hình thái virus dại: hình viên đạn. (Nguồn: www.pasteur-hcm.org.vn)

Huyết thanh type 1: chủng virus thử thách chuẩn (Challenge Virus
Standard).
Huyết thanh type 2: chủng Lagos.
Huyết thanh type 3: chủng Mokola.
Huyết thanh type 4: chủng Duvenhage.
Có 4 kiểu gen tương ứng với 4 type huyết thanh đã được mô tả. Kết quả
những nghiên cứu gần đây về các chủng virus được phân lập từ loài dơi Châu
3


Âu (EBL - 1 và EBL – 2) đã được xếp vào các kiểu gen 5 và 6. (www.pasteurhcm.org.vn)

3.2.2. Hình thái, cấu tạo
* Hình thái
Virus dại có hình viên đạn, một đầu tròn, đầu kia dẹt với chiều dài trung
bình từ 100 – 300 nm, đường kính từ 70 – 80 nm (www.pasteur-hcm.org.vn).
* Cấu tạo
Virus dại có thành phần bao gồm protein 67%, lipid 26%, ARN 1% và
cacbonhydrat 3%. Cấu trúc của virus dại chia thành 2 phần: một ống hình trụ
đặc ở giữa đường kính xoắn ốc từ 15 – 18 nm, bước của đường xoắn là 75 Å.
Bên trong nucleocapside có chứa ARN cuốn lại theo hình xoắn, trên đó có
những đơn vị (khoảng 1300) cấu trúc protein (dài 30 Å, rộng 55 Å) bám vào
sợi ARN dọc theo chiều dài. Bao bọc chuỗi xoắn ribonucleoprotein là một lớp
vỏ lipoprotein gồm 2 màng mỏng phospholipid (www.pasteur-hcm.org.vn).
2.2.3. Tiểu thể Negri và đặc tính nhuộm màu của virus dại
Tiểu thể Negri ở trong nguyên sinh chất của tế bào thần kinh nhiễm
virus dại, ngoài sừng Ammons ra còn thấy trong tế bào Purkinje của tiểu não.
Tiểu thể Negri có hình tròn, bầu dục, hình trứng, quả lê, tam giác, có kích
thước 0,5 - 30 µ gồm những hạt nhỏ hình tròn, trong đó có nhiều hạt nhỏ hơn,
có khi như những khối nhiều thùy. Theo Phạm Văn Ty (2005), đó là các đám
virus hoặc các đám thành phần của virus chưa được lắp ráp thành các hạt virus
trưởng thành mà ta có thể quan sát được dưới kính hiển vi thường.
2.2.4. Sức đề kháng
Virus dại có tính chất không bền vững trong thiên nhiên. Có thể làm bất
hoạt nó bằng sấy khô hoặc đốt nóng ở 600C trong 35 giây, ở 560C trong 30
phút, ở 700C virus chết ngay. Tùy theo độ ẩm và nhiệt độ, virus dại sống trong
nước bọt nhiều giờ. Cũng có thể bất hoạt nó bằng các chất sát khuẩn, chất oxy
hóa, hóa chất có độ acid pH = 3, hoặc độ kiềm pH = 11 (Phạm Ngọc Quế,
2002). Virus dại có chứa tới 22% lipid, nên khi tiếp xúc với chất làm hòa tan
mỡ như nước xà phòng, virus dễ bị phá hủy (Bùi Quý Huy, 2003).
Virus dại bị tiêu diệt nhanh chóng bởi tia cực tím hoặc ánh sáng mặt
trời. Tia tử ngoại diệt virus sau 4 - 10 phút (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).

Ở nhiệt độ dưới 50C hay ở trạng thái đóng băng, virus sống trên 1 năm,
ở -700C virus tồn tại trong nhiều năm, trong chất thối rữa virus sống từ 15 ngày
4


đến 8 tháng, glycerin 50% bảo tồn virus được 8 tháng (Nguyễn Vĩnh Phước,
1977). Virus có thể sống 2 tháng trong dung dịch phenol 0,5% ở 40C (Dương
Đình Thiện, 2001).
2.3. Dịch tễ học
2.3.1. Tình hình bệnh dại trên thế giới
Bệnh dại phổ biến trên toàn cầu trừ một số vùng không có bệnh dại như
Anh, Nhật Bản, Bắc Cực, Úc hay châu Úc là những vùng địa lý “biệt lập”.
Phần lớn con số tử vong vì bệnh dại hàng năm được báo cáo lên WHO là từ
những nước ở vùng nhiệt đới, nơi có tới ¾ dân số toàn thế giới sinh sống. Ở
một số vùng địa lý, bệnh dại tồn tại lưu truyền từ động vật sang động vật (động
vật ăn thịt nhỏ, loài gặm nhấm). Theo báo cáo của WHO, trong 86 quốc gia và
khu vực có giám sát bệnh dại có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu
ở động vật hoang dã: chồn (59%), dơi (15%), cầy (15%), cáo (3%). Bệnh dại có
2 hình thái: bệnh dại ở động vật hoang dã và bệnh dại ở thành phố lây lan cho
người.
Theo ước tính của WHO hàng năm có khoảng 60.000 – 70.000 người
chết vì bệnh dại, trong đó hơn 90% số ca tử vong được thông báo từ các nước
đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và vùng Nam Mỹ. Trung tâm “Pan
American Zoonoses Center” – Argentina đánh giá rằng hàng năm ở khu vực
Châu Mỹ La Tinh, bệnh dại gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi gia súc
tới 28 triệu USD/năm. Tại châu Âu, bệnh dại chủ yếu xảy ra ở Đức, Áo, Thuỵ
Sĩ, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Balan, Tiệp Khắc, Hungary. Các quốc gia này mặc dù
thường xuyên thực hiện chương trình giám sát ổ dịch bệnh dại tự nhiên và có
biện pháp dự phòng bằng vaccine cho động vật hoang dã, cho súc vật nuôi,
nhưng hằng năm vẫn có tới hàng chục nghìn người tới khám và sử dụng 1,2

triệu liều vaccine tại trung tâm phòng dại.
Ở Châu Phi và Châu Á, bệnh dại là vấn đề y tế cộng đồng đặc biệt
nghiêm trọng. Chó là nguồn gây bệnh chủ yếu, hàng năm con số người chết vì
bệnh dại là rất cao. Theo các báo cáo tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về Giám sát
bệnh dại ở Châu Á tổ chức tại Hà Nội tháng 3/2001, cho thấy: tại Ấn Độ hàng
năm có khoảng 3 triệu người phải tiêm vaccine dại, trong đó có 40% là trẻ em
dưới 14 tuổi và 92 – 95% là do bị chó cắn. Ở Trung Quốc số người tử vong là:
năm 1995 có 200 ca; năm 1996: 159 ca; năm 1998: 234 ca; năm 1999: 341 ca;
đến tháng 7 – 2000: 226 ca. Trong số người tiêm vaccine có tới 95 – 98% là do
bị chó cắn. Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Nepal, Sri Lanka, Bangladesh,

5


Indonesia và con số người chết vì dại hàng năm ở Đông Nam Á chiếm tới 80%
số ca tử vong vì dại trên toàn thế giới. (www.pasteur-hcm.org.vn)
2.3.2. Tình hình bệnh dại ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua bệnh dại vẫn là một vấn đề y tế quan
trọng gây ảnh hưởng lớn về kinh tế và sức khoẻ con người. Trước năm 1996,
trung bình mỗi năm có 300.000 – 400.000 người bị súc vật cắn phải tiêm phòng
vaccine dại, đặc biệt có trên dưới 500 người chết do lên cơn dại, bệnh xảy ra
chủ yếu ở miền Bắc. Số người chết do bệnh dại trong năm 1995 là 410 ca, năm
2005 là 86 ca (www.pasteur-hcm.org.vn). Theo Đinh Kim Xuyến (2008), trong
năm 2007 số người tử vong do bệnh dại ở nước ta là 127 trường hợp.
Nguyên nhân chính gây nên tử vong là do số chó bị nhiễm virus dại ở
nước ta rất lớn, lưu hành ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Chó nuôi khoảng 12 –
16 triệu con, một số lớn không được quản lý và tiêm phòng đầy đủ. Thống kê
của ngành thú y cho thấy, thời gian qua mới chỉ tiêm phòng bệnh dại cho
khoảng 20 - 40% đàn chó trên cả nước. Đặc biệt, từ khi cúm gia cầm bùng phát
ở Việt Nam, ngành thú y tập trung nhiều công sức vào giải quyết dịch cúm từ

gia cầm nên hầu như không quan tâm đến việc tiêm phòng dại cho chó, mèo và
quản lý ổ dịch dại ở súc vật. Vì vậy, bệnh dại ở chó mèo đã lan trên diện rộng
và lây truyền cho nhiều người.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở nhiều cấp chưa nhận thức đầy
đủ về tầm quan trọng của công tác phòng chống bệnh dại nên chưa có biện
pháp tích cực, mạnh mẽ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và
địa phương. Ngoài ra, công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng về nguy
cơ, tác hại của bệnh dại và các biện pháp phòng ngừa chưa đủ mạnh nên người
dân vẫn chủ quan, chưa tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động
phòng chống bệnh dại. Người dân vẫn nuôi quá nhiều chó, không cho chó đi
tiêm phòng đầy đủ; khi bị chó mèo dại cắn không rửa vết thương, đi tiêm muộn
hoặc không tiêm phòng dại nên trên 90% số ca tử vong là do không tiêm
vaccine (, 2006).
Từ tháng 5/2007, nhiều trường hợp tiêm ngừa dại bằng vaccine
fuenzalida bị tai biến thần kinh được công bố trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Tháng 9/2007, Bộ Y tế ngừng lưu hành vaccine fuenzalida và thay bằng
các loại vaccine mới là Rabipur (vaccine phòng dại nuôi cấy trên tế bào phôi
gà, Ấn Độ sản xuất), Verorab (vaccine phòng dại tế bào, Pháp sản xuất) và
Rabies (Công ty Vaccine - sinh phẩm số 1 sản xuất)
(www.baobinhduong.org.vn).

6


2.3.3. Loài cảm thụ
Theo Bùi Quý Huy (2003) tất cả các loài động vật có vú đều cảm nhiễm
với virus dại ở mức độ khác nhau. Mẫn cảm nhất là chó, chó sói, cáo rồi đến
trâu, bò, ngựa, lợn, lạc đà, khỉ, gấu, chuột, mèo. Chó là loài mắc bệnh nhiều
nhất. Dơi hút máu, dơi ăn quả, dơi ăn côn trùng đều có thể nghiễm bệnh. Loài
chim không mẫn cảm trừ khi gây bệnh trong phòng thí nghiệm. Trong thí

nghiệm thường dùng thỏ, chuột lang, chuột bạch. Người rất mẫn cảm.
2.3.4. Chất chứa mầm bệnh
* Hệ thống thần kinh
Trong cơ thể động vật bị bệnh dại, virus thường khu trú ở trong hệ thần
kinh. Não và tủy sống hầu như lúc nào cũng có độc lực, nhiều nhất là ở sừng
Ammon, chất xám vỏ não, tiểu não. Các dây thần kinh ngoại biên cũng
có độc lực, nhất là dây thần kinh tam thoa (đôi dây thần kinh thứ V).
Một số hạch thần kinh cũng có độc lực (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
* Nước bọt
Nước bọt chứa nhiều virus và giữ vai trò quan trọng trong việc lây
truyền bệnh dại. Galiter (1879) đã chứng minh được vai trò của nước bọt trong
việc truyền bệnh dại. Virus từ não đến tuyến nước bọt rồi nhân lên ở tuyến
nước bọt và một số phần của xoang miệng (biểu mô lưỡi). Ở động vật mắc
bệnh dại, số lượng virus dại tăng lên theo thời gian. Sự bài xuất virus trong
nước bọt xảy ra trước khi con vật mắc dại thể hiện những triệu chứng đầu tiên
từ 8 - 14 ngày (Nguyễn Văn Thanh, 2004). Khả năng tìm thấy virus dại trong
nước bọt tăng dần khi gần đến thời gian xuất hiện triệu chứng dại đầu tiên
(Nguyễn Văn Hùng, 2002). Nước bọt người không có độc lực. Tuy nhiên
Palauandau và Haida (1930) dùng nước bọt người gây bệnh có kết quả, mặc dù
chỉ mới có 2 trường hợp (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
* Máu: Trong điều kiện tự nhiên, virus có trong máu rất ít với nồng độ
rất thấp, không đủ để gây bệnh cho loài dơi hút máu.
* Sữa: Độc lực trong sữa thường không ổn định và rất yếu.
* Nước tiểu, phân, mồ hôi, nước mắt: Không giữ vai trò gì trong sự
truyền lây bệnh dại (Trần Thanh Phong, 1996).
Trong thực tế còn có thể thấy mầm bệnh trong tuyến thượng thận, lách,
gan, phổi nhưng rất biến động (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).

7



2.3.5. Phương thức truyền bệnh
Truyền bệnh qua vết cào, liếm: đây là phương thức truyền bệnh dại chủ
yếu trong tự nhiên. Tính hiệu quả của vết cắn tùy thuộc vào: sự phòng vệ tại
chỗ (quần áo trên người), vùng bị cắn (vết cắn ở vùng cơ nhiều thần kinh như
đầu mặt cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, vùng gần thần kinh trung ương như mặt,
cổ là nguy hiểm nhất); loài thú cắn (vết cắn sâu trầm trọng ở loài thú ăn thịt,
nước bọt của loài ăn thịt chứa nhiều hyaluronidase mở đường cho sự phát tán
virus).
Tiếp xúc qua da: về nguyên tắc virus dại không vượt qua được da lành,
tuy nhiên những tổn thương nhỏ trên da rất khó nhận biết bằng mắt thường và
virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương nhỏ này. Vì vậy khi mổ
khám, lấy mẫu, khám bệnh phẩm cũng có nguy cơ lây truyền bệnh.
Tiếp xúc qua niêm mạc: nguy hiểm hơn tiếp xúc qua da dù về nguyên
tắc niêm mạc lành không cho virus đi qua. Cũng như da, trên niêm mạc cũng
có những tổn thương nhỏ mà mắt không nhìn thấy. Vì vậy khi tiếp xúc với
niêm mạc (ví dụ động vật nghi mắc bệnh dại liếm vào mắt) sẽ có nguy cơ mắc
bệnh cao.
Qua vết thương do các dụng cụ dính nước bọt chó mắc bệnh dại: ít xảy
ra.
Truyền lây qua hít virus vào phổi: đường truyền lây này chủ yếu xảy ra
trong phòng thí nghiệm bệnh dại (Trần Thanh Phong, 1996).
Truyền lây qua đường tiêu hóa: cách thức truyền lây này cũng có thể
xảy ra trong phòng thí nghệm. Trong tự nhiên, đôi xảy ra ở động vật ăn thịt.
Truyền qua đường bào thai: trong tự nhiên đường lây truyền này rất
hiếm.
Truyền qua động vật hút máu: trong điều kiện tự nhiên, dơi hút máu khi
hút máu động vật mắc bệnh dại không giữ vai trò gì trong truyền lây bệnh dại.
Truyền qua ghép giác mạc mắt (corneal transplant). Bộ phận ghép đã
được trích lấy từ những người hiến tự nguyện, nhưng họ đã bị nhiễm bệnh dại

từ trước đó mà không ai biết. Trên thế giới đã ghi nhận 8 ca (Nguyễn Thượng
Chánh, 2006).
2.3.6. Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, virus dại tồn tại gần vết cắn
một thời gian rồi tăng sinh tại các tế bào cơ. Trừ khi bị bất hoạt bởi cơ chế tự
nhiên hay cơ chế đề kháng chủ động, virus xâm nhập sợi trục của tế bào thần
8


kinh ngoại biên, rồi di chuyển hướng tâm đến hạch, tủy sống, não bộ. Virus lan
tỏa ly tâm ngay khi nó đến hạch thần kinh trung ương để hiện diện trong tế bào
thần kinh trên cơ thể và có thể phát hiện được virus bởi kháng thể huỳnh quang
trên các tế bào giác mạc hay thể sinh thiết da (Nguyễn Thế Hùng, 1997). Phần
cuống não bị nhiễm trước tiên, sau đó tới vùng dưới đồi và cuối cùng đến phần
vỏ não bị tổn thương. Vào giai đoạn nhiễm cuối, toàn bộ hệ thần kinh trung
ương và một số mô ngoài như tuyến nước bọt cũng bị nhiễm virus. Virus dại
xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, gây tổn thương não tủy ở các mức
độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau (www.pasteur-hcm.org.vn).
2.4. Triệu chứng
2.4.1. Triệu chứng bệnh dại trên chó
Theo Phạm Ngọc Quế (2002) thì các dấu hiệu lâm sàng thường được
chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể liệt (thể dại câm). Trong thực tế,
nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng xen kẽ nhau.
* Thể dại điên cuồng
Thời kỳ tiền lâm sàng: rất khó phát hiện, nhất là ở thể câm. Chó tỏ ra
khác thường như thích trốn vào góc tối, kín đáo. Thái độ gần chủ miễn cưỡng,
hoặc trái lại tỏ ra vồn vã thái quá. Thỉnh thoảng chó sủa vu vơ, tru lên từng hồi
nghe hơi xa xăm; hoặc lại bồn chồn nhảy lên đớp không khí.
Thời kỳ điên cuồng: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa
người, la dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy

lên sủa từng hồi dài. Vết thương nơi bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến
rụng lông, chảy máu. Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, con ngươi mắt mở to, khát nước
muốn uống nhưng không uống được. Chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép,
bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ, hay giật mình, đi lại không chủ định, trở
nên dữ tợn điên cuồng (2 – 3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà đi và
thường không về nữa, trên đường đi gặp vật gì cũng cắn xé, ăn bừa bãi, tấn
công các con vật khác kể cả người.
Thời kỳ bại liệt: Chó không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới
và lưỡi nên trễ hàm và lưỡi thè ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày
càng rõ rệt. Chó chết sau 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên
do liệt cơ hô hấp và kiệt sức do không ăn uống được. Thể dại điên cuồng chỉ
chiếm 25 - 30% các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm.
* Thể dại câm: Chó chỉ có biểu hiện buồn rầu, ủ rũ, bỏ ăn. Con vật có
thể bị bại một phần cơ thể, nửa người, 2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, mồm

9


luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy lòng thòng. Con vật
không cắn, không sủa được, chỉ gầm gừ trong họng. Vật bệnh chết sau khoảng
2 – 3 ngày. Thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thường chỉ 2 –
3 ngày vì hành tuỷ con vật bị virus tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô
hấp sớm.

Hình 2: Chó dại chảy nước bọt.
thường.
(Nguồn: )

Hình 3: Mắt lác, con ngươi lệch khác
(Nguồn: )


Hình 4: Chó dại bỏ nhà đi rồi chết.
(Nguồn: )

Hình 5: Chó dại trở nên dữ tợn.
(Nguồn: )

2.4.2. Triệu chứng dại trên người
Theo www.pasteur-hcm.org.vn, triệu chứng tiền lâm sàng: từ 2 - 4 ngày
trước khi bệnh toàn phát, bệnh nhân đau nhức, sưng tấy tại vết cắn có thể quan
sát được, triệu chứng lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch
huyết. Đồng thời kèm theo: bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.
Triệu chứng lâm sàng: có 3 thể lâm sàng:
* Thể co thắt

10


Đây là thể thường gặp nhất. Đặc biệt là co cứng, co thắt, co, co giật, run
các cơ kể cả cơ ở mặt. Những cơn co thắt càng ngày càng mau và thường tử
vong sau 3 - 4 ngày do ngất hoặc ngạt trong một cơn co thắt sợ nước hoặc sau
một cơn hôn mê. Triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân lên cơn dại là:
· Sợ nước: bệnh nhân thường rất khát nhưng khi uống nước họ bị co thắt
lồng ngực, bị ức chế thở và run cầm cập, để lại ấn tượng kéo dài cho
bệnh nhân, từ đó dẫn đến chỉ cần nhìn hoặc nghe thấy tiếng nước cũng
sợ.
· Sợ gió, sợ ánh sáng được mô tả tương tự. Tính cách bệnh nhân không
bình thường, bị phấn khích quá độ khi bị kích thích, không mất tri thức.
* Thể liệt:
Thể này hiếm hơn, kém điển hình hơn. Dấu hiệu phấn khích quá độ

không có. Bệnh xuất hiện rất nhanh sau giai đoạn co thắt, run. Liệt có thể tiên
phát và bắt đầu bằng liệt 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên trên hoặc xuống dưới.
Tử vong thường do ngạt hoặc ngất vào ngày thứ 4. Diễn biến bệnh không quá 4
- 10 ngày.
* Thể cuồng:
Bệnh nhân bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung
bạo. Vì vậy bệnh nhân thường có những hành vi không bình thường như chống
lại y bác sĩ và người xung quanh mình. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất
và chết.
2.4.3. Triệu chứng dại trên mèo
Mèo có thời kỳ nung bệnh ngắn hơn, thường từ 6 - 10 ngày (Phạm Ngọc
Quế, 2002). Bệnh ở mèo ít thấy hơn ở chó, do lối sống ít tiếp cận hoặc đi rong
như ở chó. Bệnh có thể được nhận biết khi mèo thình lình cắn người. Ngoài ra
mèo bệnh thường buồn bã tìm chỗ kín để nằm hoặc bứt rứt kêu la suốt, khi sờ
vào thì mèo cắn ngay, sau đó chuyển sang bại liệt (Nguyễn Văn Biện, 2001).
Cuối cùng mèo dại cũng chết trong tình trạng liệt toàn thân, kiệt sức và hôn mê.
Thời gian từ khi bệnh đến chết khoảng 6 - 7 ngày. Thể dại câm cũng thấy ở
mèo, nhưng ít gặp hơn ở chó (Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 2000).
2.4.4. Triệu chứng bệnh dại trên trâu bò
Thời kỳ nung bệnh từ 3 - 10 tuần, con vật đứng yên, tiếng rống khàn
khàn, không nuốt được, ngứa chỗ bị cắn, đầy hơi, đau bụng nhẹ, nhìn trừng
trừng, húc bất cứ vật hay người lại gần, nhảy cỡn lên các con khác, nghiến

11


răng, chảy nước dãi, bí đại tiện, bí tiểu. Sau đó chuyển sang bại liệt rồi chết
(Hồ Thị Việt Thu, 2006).
2.4.5. Triệu chứng dại trên heo
Thời kỳ nung bệnh từ 2 - 4 tuần. Vật bệnh khó chịu, bứt rứt, chân đứng

không yên, thình lình nhảy cẩng lên, phá chuồng, tiếng kêu khản đặc, chảy
nước dãi, khát nước nhiều. Cuối cùng bại liệt và chết sau 2 - 4 ngày (Hồ Thị
Việt Thu, 2006). Vật bệnh có thể tấn công súc vật khác (Phạm Sỹ Lăng và Lê
Thị Tài, 2000).
2.4.6. Triệu chứng dại trên gia súc khác
Theo Trần Thanh Phong (1996) thì triệu chứng dại trên ngựa, dê, cừu
không khác nhiều so với bò. Triệu chứng bại liệt dẫn đến xáo trộn về nuốt và
mất phối hợp trong sự vận động, có sự biến đổi về hành vi.
2.5. Bệnh tích
2.5.1. Bệnh tích đại thể
Không đặc hiệu. Xác chết thường gầy do con vật không ăn, bại liệt hoặc
khi con vật mắc bệnh vận động quá nhiều. Xác chết thường bẩn, có vết tự cắn.
Họng sưng, dạ dày thường tụ máu và có những vật lạ. Ruột trống rỗng có chứa
nước vàng. Phổi tụ máu, thịt gan biến chất: tái nhạt đi. Bàng quang trống rỗng
do cơ vòng bị liệt (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Virus phá hoại tủy sống và vỏ
đại não nên khi mổ khám thấy tụ huyết và xuất huyết ở vỏ đại não và hành tủy
(Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 2000).
2.5.2. Bệnh tích vi thể
Tiểu thể Negri ở tế bào thần kinh trong vỏ đại não là bệnh tích vi thể
điển hình khẳng định con vật bị bệnh dại (Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 2000).
2.6. Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng và dịch tễ.
Kiểm tra thể Negri dưới kính hiển vi.
Chẩn đoán bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang
Chẩn đoán bằng phản ứng kết hợp bổ thể.
Chẩn đoán bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch.
Phương pháp miễn dịch enzyme ELISA.
Phân lập virus.
Phương pháp ngưng kết trực tiếp.
12



Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction).
2.7. Phòng chống bệnh
2.7.1. Đối với chó, mèo
Quản lý và chăm sóc chó:
Đăng ký chó nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã. Đảm bảo cho chó, mèo
ăn uống sạch, chuồng nhốt chó luôn thoáng mát và ấm áp. Định kỳ tẩy uế vệ
sinh chuồng nuôi, dụng cụ và môi trường xung quanh để chó có sức đề kháng
chống bệnh tốt. Chó phải luôn được nhốt, không thả rong, khi dắt chó ra đường
phải có rọ mõm để phòng cắn người qua lại. Chó hay mèo khi có biểu hiện bất
thường về tâm lý, nghi bệnh dại thì phải nhốt lại, báo ngay cho nhân viên thú y
cấp xã.
Theo Bùi Quý Huy (2003) thì khi có dịch xảy ra:
· Lấy đầu gia súc nghi dại, bao gói cẩn thận đưa đến phòng thí nghiệm để
xác định bệnh dại.
· Báo cáo cơ quan thú y và y tế địa phương.
· Cấm vận chuyển, giết mổ chó mèo và các động vật nghi nhiễm bệnh dại
trong vùng dịch.
· Tiêu hủy xác chó hoặc súc vật nghi dại, tiêu độc nơi ô nhiễm. Tiêu diệt
chó chạy rong, chó hoang, chó không tiêm phòng.
· Tiêm phòng cho toàn đàn chó và mèo. Hiện nay vaccine được sử dụng
là:
Vaccine Rabisin: vaccine chết nhập nội, liều tiêm 1ml dưới da, sau 8 12 ngày chó sẽ có miễn dịch với virus dại. Miễn dịch kéo dài 12 - 24 tháng.
Vaccine Rabigen: vaccine chết, liều tiêm 1ml. Miễn dịch kéo dài 2 - 2,5
năm (Phạm Sỹ Lăng, 2006).
2.7.2. Đối với người
Những người thường xuyên tiếp xúc với động vật hoang dã cũng như
động vật nuôi (thú y, săn bắn, nghề chăm sóc thú, cán bộ y tế ở phòng xét
nghiệm bệnh dại...) thường phải tiêm vaccine dại để ngừa nguy hiểm (Phạm

Ngọc Quế, 2002).
* Điều trị
Rửa kỹ vết thương với xà phòng và nhiều nước, sau đó bôi dung dịch
cồn iod. Cần nhốt, theo dõi con vật cắn 15 ngày. Người bị cắn phải đến trung
tâm y tế dự phòng gần nhất để tiêm kháng huyết thanh và vaccine chống dại
(Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004). Vaccine sử dụng cho người hiện nay là
13


vaccine trên tế bào thường trực Vero (Verorab): được sản xuất tại viện Pasteur
Merieux (Pháp) từ năm 1984, được bất hoạt, cô đặc, tinh chế, đông khô và có
tính an toàn, tính sinh miễn dịch cao (Nguyễn Viết Thịnh, 2008).
Dùng kháng huyết thanh kháng dại để trung hoà virus, có tác dụng kéo
dài thời gian ủ bệnh cho bệnh nhân. Huyết thanh kháng dại có 2 loại:
· Loại chế từ huyết thanh người: dùng 20 IU/kg cân nặng, ít sử dụng.
· Loại huyết thanh kháng dại (SAR) và FAVIRAB do Sanofi Pasteur sản
xuất được tinh chế từ huyết thanh ngựa: liều dùng 40 IU/kg cân nặng.
Nếu cần, phải tiêm phòng vaccine uốn ván và kháng sinh để ngăn ngừa
nhiễm khuẩn khác.

14


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm:
3.1.1. Thời gian
Từ ngày 19.1.2009 đến ngày 17.4.2009.
3.1.2. Địa điểm
·

·
·
·

Chi cục thú y Kiên Giang.
Trung tâm y tế dự phòng Kiên Giang.
Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
Một số cơ sở kinh doanh thịt chó ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu
Thành – tỉnh Kiên Giang.
· Gia đình 3 người bệnh đã tử vong do bệnh dại tại huyện Châu Thành,
huyện Tân Hiệp và thành phố Rạch Giá.
3.2. Phương pháp
3.2.1. Điều tra hồi cứu số liệu tại tỉnh Kiên Giang từ 2004 - 2008 do các cơ
quan trên cung cấp
Điều tra hồi cứu số liệu tiêm phòng dại chó tại Chi cục thú y tỉnh Kiên
Giang: tỷ lệ tiêm ngừa dại ở chó trên toàn tỉnh (ước lượng).
Điều tra hồi cứu số liệu về tiêm phòng dại ở người do Trung tâm y tế dự
phòng tỉnh Kiên Giang cung cấp: số ca tiêm ngừa dại tại Trung tâm y tế dự
phòng từ 2004–2008.
Điều tra hồi cứu tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang: số trường hợp mắc
bệnh dại được chẩn đoán ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang.
3.3.2. Phỏng vấn
Phỏng vấn người đến tiêm ngừa tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Kiên
Giang với phiếu điều tra người bị chó, mèo cắn đến tiêm ngừa tại Trung tâm y
tế dự phòng tỉnh Kiên Giang theo mẫu sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI ĐẾN TIÊM NGỪA
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG KIÊN GIANG

15



1. Bệnh nhân: Tên:
Tuổi:
Giới: Nam o Nữ o Nghề nghiệp:
Địa chỉ:
2. Con vật cắn: Chó o
Mèo o
Khác:
Giống:
Giới tính:
Tuổi:
Con vật đã tiêm ngừa dại: Có. Ngày tiêm:
Tình trạng con vật:o BT o Bệnh o Chết
o Lên cơn dại
o Bỏ đi, chạy rông, mất tích
3. Xử lý con vật cắn:o Đập chết o Trị bệnh
o Theo dõi
o Báo với TY địa phương
TY địa phương xử lý:
4. Lý do bị cắn:
Ghi chú vị trí vết
thương
5. Tình trạng vết thương (hình dạng, kích thước, số lượng):
6. Xử lý sau khi bị thương:
- Vết thương: o Rửa nước o Sát trùng
- Tiêm ngừa: … ngày từ khi bị cắn, đủ liều.
- Lấy nọc:
- Kiêng ăn:
- Thuốc nam:
- Khác:

Phỏng vấn một số cơ sở kinh doanh thịt chó tại thành phố Rạch Giá và
huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang với phiếu điều tra cơ sở kinh doanh thịt
chó theo mẫu sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA CƠ SỞ KINH DOANH THỊT CHÓ, MÈO
1.Cơ sở kinh doanh:
2.Tên:
Tuổi:
Giới:
3.Tiêm ngừa dại định kỳ, lịch tiêm:
4.Bảo hộ lao động:o Găng tay o Khẩu trang o Không
5.Nguồn gốc chó:o Chó nuôi thịt o Chó nhà o Chó bị bắt trộm o Khác:
6.Số lượng chó giết mỗi ngày:
7.Bệnh thường gặp ở chó (tiêu chảy, ói, ho, viêm da, bí tiểu, dịch sinh dục,
dại):
8.Xử lý khi nghi chó dại:
9.Xử lý khi bị chó cắn:
- Vết thương: o Rửa nước
o Sát trùng
- Tiêm ngừa: … ngày từ khi bị cắn, đủ liều.
- Lấy nọc:
- Kiêng ăn:
- Thuốc nam:
- Khác:

16


Phỏng vấn một số gia đình có người mắc bệnh dại tại thành phố Rạch
Giá, huyện Tân Hiệp và huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang với phiếu điều tra
người bị bệnh dại theo mẫu sau :

PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Người bệnh: Tên:
Tuổi:
Giới: Nghề nghiệp:
Địa chỉ:
2. Con vật cắn: Chó o
Mèo o
Khác o
Giống:
Giới tính:
Tuổi:
Con vật đã tiêm ngừa dại: Ngày tiêm:
Tình trạng con vật:o BT o Bệnh o Chết
o Lên cơn dại
o Bỏ đi, chạy rông, mất tích
3. Xử lý con vật cắn:o Đập chết o Trị bệnh
o Theo dõi
o Báo với TY địa phương
TY địa phương xử lý ntn:
4. Lý do bị cắn:
Ghi chú vị trí vết
thương
5. Tình trạng vết thương (hình dạng, kích thước, số lượng, c máu):
6. Xử lý sau khi bị thương
- Vết thương: o Rửa nước o Sát trùng
- Tiêm ngừa: … ngày từ khi bị cắn, đủ liều.
- Lấy nọc:
- Kiêng ăn:
- Thuốc nam:
- Khác:

7. Triệu chứng của người bệnh (co giật, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, liệt, trễ
hàm), khác
Chết sau …. ngày bị cắn, sau … ngày có triệu chứng.
8. Xét nghiệm
9. Điều trị
3.2.3. Quan sát mô tả
Tại các cơ sở kinh doanh thịt chó: cách nhốt giữ chó, tiếp cận, bắt chó, giết mổ.
Vết thương của người đi tiêm ngừa.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để trình bày số liệu.

17


×