Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN của 5 DÒNG sả (cymbopogon citratus stapf)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.08 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN LÂM QUỲNH NHƯ

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA 5
DÒNG SẢ (Cymbopogon citratus Stapf)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA 5
DÒNG SẢ (Cymbopogon citratus Stapf)

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Huỳnh Kim Diệu


Nguyễn Lâm Quỳnh Như
MSSV: 3064534
Lớp: Thú Y K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 5 dòng Sả (Cymbopogon
citratus Stapf) do sinh viên: Nguyễn Lâm Quỳnh Như thực hiện tại phòng
thí nghiệm E009 và E209 bộ môn Thú Y trường Đại Học Cần Thơ từ ngày
09/08/2010 – 30/10/2010.

Cần Thơ, ngày.... tháng... năm 2010
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm 2010
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

Huỳnh Kim Diệu

Cần Thơ, ngày..... tháng..... năm 2010
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i



Lời Cảm Ơn

Trước hết, em xin chân thành gởi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến Cô
Huỳnh Kim Diệu đã tận tình hướng dẫn, truyền thụ những kiến thức chuyên môn,
tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thu Tâm, Cô Bùi Thị Lê Minh, chị
Nguyễn Ngọc Giao đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.
Chân thành cảm ơn các anh, chị và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành luận
văn này.
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành, là điểm tựa và
niềm tin cho con bước vào đời.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
Trang

Đề mục

Trang duyệt ............................................................................................... i
Lời cảm tạ ................................................................................................ ii
Mục lục ................................................................................................... iii
Danh sách chữ viết tắt .............................................................................. vi
Danh sách bảng ...................................................................................... vii
Danh sách hình....................................................................................... viii
Danh sách sơ đồ ........................................................................................ x
Tóm lược ................................................................................................ xi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................ 1

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 3
2.1. Giới thiệu cây Sả .................................................................................. 3
2.1.1. Phân loại .................................................................................. 3
2.1.2. Phân bố .................................................................................... 3
2.1.3. Đặc điểm.................................................................................. 4
2.1.4. Bộ phận dùng ........................................................................... 6
2.1.5. Thành phần hóa học và dưỡng chất .......................................... 6
2.1.6. Tác dụng dược lý...................................................................... 7
Sả trong y học dân gian ............................................................... 7
Sả trong y học và hóa sinh học hiện đại ....................................... 8
2.2. Giới thiệu một số vi khuẩn gây bệnh ................................................... 10
2.2.1. Vi khuẩn Staphylococcus aureus ............................................ 10
2.2.2. Vi khuẩn Streptococcus faecalis ............................................. 13

iii


2.2.3. Vi khuẩn Escherichia coli ...................................................... 17
2.2.4. Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa........................................ 20
2.2.5. Vi khuẩn Salmonella spp. ....................................................... 22
2.2.6. Vi khuẩn Aeromonas hydrophila ............................................ 24
2.2.7. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri............................................... 27
2.2.8. Vi khuẩn Edwardsiella tardar ................................................ 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..... 31
3.1. Nội dung thí nghiệm ....................................................................... 31
3.2. Phương tiện thí nghiệm................................................................... 31
3.2.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................... 31
3.2.2. Nguyên liệu............................................................................ 31
3.2.3. Thiết bị và hóa chất ................................................................ 31
3.2.4. Vi khuẩn dùng trong thí nghiệm ............................................. 32

3.3. Phương pháp thí nghiệm................................................................. 33
3.3.1. Phương pháp thu mẫu Sả và chiết suất.................................... 33
3.3.2. Phương pháp tính hiệu suất chiết xuất cao và ẩm độ cao thô... 37
3.3.3. Xác định tính kháng khuẩn ..................................................... 38
Chuẩn độ đục..................................................................... 38
Chuẩn độ vi khuẩn............................................................. 38
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu...................................... 39
3.3.4 Chỉ tiêu theo dõi................................................................ 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 42
4.1. Hiệu suất chiết xuất cao Sả....................................................... 42
4.2. Xác định ẩm độ của cao Sả....................................................... 42
4.3. Xác định nồng độ ức chế tối thiểu ............................................ 42

iv


4.3.1. Nồng độ ức chế tối thiểu của 5 dòng Sả trên 3 chủng vi khuẩn
Streptococcus faecalis, Salmonella spp., Escherichia coli ................ 42
4.3.2. Nồng độ ức chế tối thiểu của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn
Staphylococcus aureus ..................................................................... 43
4.3.3. Nồng độ ức chế tối thiểu của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa................................................................. 44
4.3.4. Nồng độ ức chế tối thiểu của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn
Aeromonas hydrophila ..................................................................... 44
4.3.5. Nồng độ ức chế tối thiểu của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri........................................................................ 45
4.3.6. Nồng độ ức chế tối thiểu của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn
Edwardsiella tarda........................................................................... 45
4.4. So sánh nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của 5 dòng cao Sả ...... 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................... 48

5.1. Kết luận.................................................................................... 48
5.2. Đề nghị .................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 49
PHỤ CHƯƠNG ...................................................................................... 54

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên chữ

A. hydrophila

Aeromonas hydrophila

BGA

Brilliant Green Agar

BHI

Brain Heart Infusion agar

CFU

Colony Forming Unit = Đơn vị khuẩn lạc


DM

Dry Matter = Vật chất khô

DMSO

Dimethyl Sulfoxide

EMB

Eosin Methylene Blue

E. coli

Escherichia coli

E. ictaluri

Edwarsiella ictaluri

E. tarda

Edwardsiella tarda

LT

Heat labile toxin = dễ bị nhiệt phá hủy

MC


MacConkey Agar

MHA

Muller Hinton agar

MIC

Minimum inhibitory concentration = Nồng độ ức chế tối thiểu

NA

Nutrient agar

NB

Nutrient Broth

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa

Sal. spp.

Salmonella spp.

S. aureus

Staphylococcus aureus


S. faecalis

Streptococcus faecalis

ST

Heat stable toxin = bền vững với nhiệt

TSA

Tryptic Soy Agar

vi


DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 4.1: Hiệu suất chiết xuất cao Sả

42

Bảng 4.2: Ẩm độ cao Sả

42

Bảng 4.3: Giá trị MIC của 5 dòng Sả trên 3 chủng vi khuẩn Streptococcus faecalis,
Salmonella spp., Escherichia coli


43

Bảng 4.4: Giá trị MIC của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus

43

Bảng 4.5: Giá trị MIC của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa 44
Bảng 4.6: Giá trị MIC của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila

44

Bảng 4.7: Giá trị MIC của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

45

Bảng 4.8: Giá trị MIC của 5 dòng Sả trên chủng vi khuẩn Edwardsiella tarda

46

Bảng 4.9: So sánh MIC của 5 dòng Sả trên 8 chủng vi khuẩn thí nghiệm

46

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Trang

Hình 2.1: Hình cây Sả

4

Hình 2.2: Hình thân Sả

5

Hình 2.3: Hình lá Sả

5

Hình 2.4: Hình tép Sả

6

Hình 2.5: Hình vi khuẩn Staphylococcus aureus

10

Hình 2.6: Hình vi khuẩn Streptococcus faecalis

13

Hình 2.7: Hình vi khuẩn Escherichia coli

17


Hình 2.8: Hình vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa

20

Hình 2.9: Hình vi khuẩn Salmonella spp.

22

Hình 2.10: Hình vi khuẩn Aeromonas hydrophila

24

Hình 2.11: Hình vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

27

Hình 2.12: Hình vi khuẩn Edwardsiella tardar

29

Hình 3.1: Sả sau khi được cắt nhỏ và sấy ở 50oC

34

Hình 3.2: Lọc dung dịch Sả sau khi ngâm với methanol

34

Hình 3.3: Bình chứa cao Sả sau khi cô quay


35

Hình 3.4: Cao Sả

35

Hình 4.1: Kết quả MIC của Sả 1 trên 6 chủng vi khuẩn

54

Hình 4.2: Kết quả MIC của Sả 1 trên 2 chủng vi khuẩn

55

Hình 4.3: Kết quả MIC của Sả 2 trên 6 chủng vi khuẩn

56

Hình 4.4: Kết quả MIC của Sả 2 trên 2 chủng vi khuẩn

56

Hình 4.5: Kết quả MIC của Sả 3 trên 6 chủng vi khuẩn

57

Hình 4.6: Kết quả MIC của Sả 3 trên 2 chủng vi khuẩn

57


Hình 4.7: Kết quả MIC của Sả 4 trên 6 chủng vi khuẩn

58

viii


Hình 4.8: Kết quả MIC của Sả 4 trên 2 chủng vi khuẩn

59

Hình 4.9: Kết quả MIC của Sả 5 trên 6 chủng vi khuẩn

60

Hình 4.10: Kết quả MIC của Sả 5 trên 2 chủng vi khuẩn

60

Hình 4.11: Đĩa đối chứng chỉ có DMSO trên 6 chủng vi khuẩn Streptococcus
faecalis, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa,
Salmonella spp. , Aeromonas hydrophila
61

ix


DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Trang


Sơ đồ
Sơ đồ 3.1: Phương pháp điều chế cao Sả

36

Sơ đồ 3.1: Qui trình chuẩn độ vi khuẩn

39

Sơ đồ 3.3: Qui trình xác định MIC cao Sả

41

x


TÓM LƯỢC

Sả là một gia vị được nhân dân ta sử dụng phổ biến, đồng thời cũng là một
cây thuốc chữa bệnh và trừ côn trùng. Để mở rộng khả năng sử dụng và có thể sử
dụng có hiệu quả cao nhất cây Sả trong phòng trị bệnh trên gia súc, gia cầm và
thủy sản, đề tài : “So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 5 dòng Sả” được thực
hiện.
5 dòng Sả được giâm và trồng trong cùng điều kiện (chăm sóc, thổ nhưỡng),
o

thu lá, thân sấy khô ở 50 C, sau đó chiết bằng methanol thu được cao thô Sả. Cao
Sả được đem thử tính kháng khuẩn (xác định nồng độ ức chế tối thiểu) bằng
phương pháp pha loãng trong thạch và được thử trên 8 chủng vi khuẩn :
Edwardsiella tarda, Edwardsiella ictaluri, Aeromonas hydrophila, Staphylococcus

aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa,
Salmonella spp. thu được kết quả: với hiệu suất chiết xuất bằng 3,6 % Sả dòng 5 có
hiệu suất cao nhất kế đến là dòng Sả 4 (3,15%), Sả 1 (2,9%), Sả 3 (2,87%), Sả 2
(2,7%). Sả dòng 4 có ẩm độ cao nhất 34,62% tiếp theo là dòng Sả 5 (27,05%), Sả 3
(24,02%), Sả 2 (22,02%), Sả 1 (21,22%). Các dòng Sả đều có hoạt tính kháng
khuẩn đối với 8 chủng vi khuẩn thí nghiệm, trong đó tất cả các dòng Sả đều ức chế
3 chủng vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella spp., Streptococcus faecalis ở MIC
= 4096 µg/ml; vi khuẩn Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa được
các dòng Sả 2, 3, 4 ức chế tốt nhất ở MIC = 512 µg/ml, đối với các chủng vi khuẩn
gây bệnh trên cá Edwardsiella tarda được dòng Sả 4 ức chế tốt ở MIC = 512
µg/ml; Edwardsiella ictaluri bị các dòng sả 1, 2, 3, 4 ức chế ở MIC = 1024 µg/ml;
và Aeromonas hydrophila bị các dòng Sả 1, 3, 4 ức chế tốt ở MIC = 1024 µg/ml.

xi


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ban tặng cho
nguồn động, thực vật phong phú (có tới 4.000 loài cây có thể dùng làm thuốc chữa
bệnh). Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh,
được truyền từ đời này qua đời khác, phát huy, giữ gìn đúc kết kinh nghiệm để xây
dựng một nền Đông y phát triển như hôm nay.
Ngày nay khi nền Tây y ngày càng phát triển, thuốc Tây được sử dụng rộng
rãi và phổ biến trên cả người và gia súc, do tác dụng nhanh và hiệu quả, thì những
cây thảo dược ít được mọi người quan tâm. Nhưng bên cạnh những mặt tốt, thuốc
Tây cũng có những mặt hạn chế vì ngoài tác dụng trị bệnh nó cũng gây ra một số
tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật đã phát hiện ra nhiều nguyên nhân gây bệnh, nguyên nhân gây kháng
thuốc ở người. Một trong những nguyên nhân đó chính là: dư lượng kháng sinh
trong các sản phẩm động, thực vật được con người ăn vào.

Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng
gia tăng và đòi hỏi cao về an toàn và chất lượng, điều này được chú trọng đặc biệt
ở các nước phát triển. Vì thế mà rất nhiều sản phẩm thủy sản của nước ta gặp trở
ngại xuất khẩu về vấn đề dư lượng kháng sinh. Chính vì lí do đó xu hướng trên thế
giới ngày nay người ta đang tìm ra cách chữa trị có hiệu quả mà không gây độc hại
cho cả người và gia súc. Các cây thảo dược được quan tâm nhiều nhất vì tính
kháng khuẩn tự nhiên cao mà không gây hại.
Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng cây Sả trong điều trị bệnh như cảm
sốt, ho, viêm phổi, đau bụng, đi ngoài; tinh dầu Sả còn được sử dụng để trừ muỗi,
khử mùi hôi tanh, chống bệnh cúm; củ Sả có tác dụng thông tiểu, ra mồ hôi.
Nhằm tìm hiểu thêm về công dụng và khả năng kháng khuẩn của cây Sả.
Được sự đồng ý Bộ môn Thú y – Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng –
Trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh hoạt tính kháng
khuẩn của 5 dòng Sả (Cymbopogon citratus Stapf)“

1


Mục tiêu của đề tài
- Xác định tính kháng khuẩn của 5 dòng Sả trên 8 chủng vi khuẩn gây bệnh
phổ biến trên gia súc, gia cầm và thủy sản.
- So sánh sự khác biệt về tính kháng khuẩn của 5 dòng Sả khác nhau để tìm
ra các dòng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất.

2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu cây Sả
2.1.1 Phân loại cây Sả

Tên khoa học: Cymbopogon citratus Stapf
Tên khác: Cỏ Sả, Hương Mao, Sả Chanh, Cà Phéc (Tày), Phắc Châu (Thái),
Chà Gụn (Dao), Mờ B'lạng (K'Ho).
Tên nước ngoài: Lemon grass, Ginger grass, Citronella grass.
Họ: Lúa Poaceae (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.2 Phân bố
Chi Cymbopogon có khoảng 120 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới thuộc các nước Châu Á và Châu Phi.
Sả được trồng để sản xuất tinh dầu. 10 nước xuất khẩu nhiều nhất trên thế
giới gồm có: Trung Quốc, Hundurat, Guatemala, Ghinê, Malayxia, Srilanka, Công
Gô, Philipin, Indonesia. Đứng đầu là Trung Quốc, cung cấp hàng năm hơn một nửa
tinh dầu sả trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam trước năm 1963 phần lớn các giống Sả được trồng là do được
Pháp di thực từ trước Cách mạng tháng 8, gồm có 8 loài, trong đó có 2 loài thuộc
Sả Lemon grass là Cymbopogon citratus và Cymbopogon flexuosus và 6 loài sả
Citronelle trong đó có 1 loài là Cymbopogon nardus và được trồng ở các tỉnh
Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Sau năm 1963 đã di thực một số giống Sả mới: Sả Java (Cymbopogon
winterianus) còn gọi là Sả Xèo, được trồng chủ yếu ở 2 huyện Hàm Yên và Chiêm
Hóa (Tuyên Quang). Sau năm 1975 Sả được trồng trên diện tích lớn ở một số tỉnh
phía Nam. Năm 1977 là năm sản xuất nhiều tinh dầu Sả nhất (90 tấn) hiện nay có
nhập thêm một số giống Sả mới (Cymbopogon martinii var. Motia) và đang trồng
ở qui mô thí nghiệm (Phan Văn Chinh, Trường đại học Nông Lâm Huế).

3


2.1.3 Đặc điểm cây Sả

Hình 2.1: Hình cây Sả

( />Sả là loài thân thảo, dạng bụi cao 1,6 m (chưa có hoa), 2 - 2,5 m (có hoa), có
dóng dài. Lá hình dải, dài 0,6 - 1,2 m, rộng 1,5 - 2 cm, ráp ở 2 mặt, bóng, mép sắc,
không lông, bẹ lá màu tím, có sọc, lưỡi bẹ mỏng, màu tím. Rễ chùm ăn rộng cho
nên kém chịu hạn và úng. Thân rễ trắng hay hơi tím, có đốt ngắn được bao bọc kín
bởi các bẹ lá, tạo thành các tép Sả. Lá hẹp như lá lúa, hai mặt và mép lá hơi nhám.
Độ dài của lá tùy theo từng loài, có thể từ 0,2 – 1,2 m (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Cụm hoa mọc thành chùy, dài 60 - 70 cm, chia nhiều nhánh nhỏ, dài và cong;
gié dài 1,5 - 1,6 cm; hoa màu tím hồng; hoa lưỡng tính không cuống, hình mác
nhọn, có râu gai; hoa đực có cuống dạng máng, hình mác; nhị 3, bao phấn 2 ô xếp
song song, bầu nhẵn. Mùa hoa: tháng 11 - 12 (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

4


Hình 2.2: Hình thân Sả
( />
Hình 2.3: Hình lá Sả
( />
5


Hình 2.4: Hình tép Sả
( />2.1.4 Bộ phận dùng
Toàn cây Sả dùng tươi hoặc phơi khô. Riêng đối với rễ rửa sạch cắt thành đoạn
3 - 5 cm (rễ con) hoặc thái lát 2 - 3 mm (rễ to, thường gọi là củ) phơi âm can đến
khô (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.5 Thành phần hóa học và dưỡng chất
Trong Sả có 20% là tinh dầu mà thành phần chủ yếu là citronella với hàm
lượng từ 65- 85% ngoài ra còn có khoảng 40% geraniol. Tinh dầu thường có màu
vàng nhạt, thơm mùi chanh (Võ Văn Chi, 2000).

Hàm lượng tinh dầu
Vì Sả là cây công nghiệp nên đa số tài liệu đưa ra hiệu suất tinh dầu tính trên lá
tươi.
 Sả Citronella: 1 – 1,2% (Sả Java); 0,37 – 0,4% ( Sả Srilanka).
 Sả Palmarosa: 0,16% (toàn cây); 0,52% (ngọn mang hoa). Sả Palmarosa trồng
thí nghiệm ở Hà Nội (tính trên trọng lượng khô tuyệt đối): 0,77 – 1,43% (toàn
cây); 2,8% (ngọn mang hoa).
 Sả Lemongrass: 0,46 – 0,55% (Cymbopogon citratus Stapf.)

6


Thành phần hóa học của tinh dầu
Tinh dầu Sả Lemongrass: là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi thơm của sả. Thành
phần chính của tinh dầu là citral (bao gồm citral a và citral b) 65 – 86%.
Sả Cymbopogon citratus Stapf trồng ở Trảng Bom (Việt Nam) có hàm lượng
citral trong tinh dầu là 80%.
Một điểm đặc trưng cho tất cả các loài Sả là trong tinh dầu có chứa
Methytheptenon với hàm lượng 1 – 2% làm cho tinh dầu Sả có mùi rất đặc trưng
của Sả.
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004).
Tinh dầu Sả không phải luôn luôn tan trong cồn 70%. Loại tinh dầu mới cất
dễ tan hơn loại đã bảo quản lâu ngày.
Torres Rosalind C, Ragadio Arlena G phân tích tinh dầu Sả ở Philippin thấy
thành phần chính là citral 69,39%; ngoài ra còn có geraniol, myrcen, α, β pinen,
laurat ethyl, 1,8 cineol limonen, linalool, caryophyllen, menthol terpineol và
citronellol.
De Matouschek B.V.Staphl.Biskup E đã tách từ lá Sả chanh các chất
luteloin – 7 – O – neohesperosid, luteloin, homoorientin, luteloin 7 – O – β
glucosid, 2“ – O – rhamnosylhomoorientin cùng với các chất acid chlorogenic,

acid cafeic, acid p.coumeric, các đường fructose và sucrose, các alcol octacosanol,
triacontanol và dotriancontanol (CA. 116, 1992, 80441 W).
2.1.6 Tác dụng dược lý
Sả trong Y học dân gian
Theo Đông Y Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ra mồ hôi,
sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm, chữa dầy bụng, đái rắt, phù nề,
chữa ho do cảm cúm. Ngoài ra Sả còn được trồng quanh nhà để xua ruồi, muỗi, bọ
chét làm sạch môi trường.
Lá Sả khi phối hợp với các loại thuốc khác có thể trị chứng đầy bụng, làm
thuốc xông giải cảm, chữa phù nề, đái rắt, làm sạch gàu, trơn tóc.
Rễ Sả có thể chữa chàm mặt ở trẻ em, chữa tiêu chảy, đau dạ dày – tá tràng,
ho, loét lợi, hôi nách.

7


Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004)
Ở một số nước Châu Âu, nước Sả còn được dùng để làm nước giải khát.
Tinh dầu Sả phối hợp với nhiều loại tinh dầu khác dùng xoa bóp làm giảm đau
xương, đau mình, chữa tê thấp.
Ở Ấn Độ Sả được dùng để làm thơm thức ăn, nước hãm Sả dùng để giải
khát.
Ở Pakistan thuốc hãm Sả là thuốc dễ tiêu, thông trung tiện và chống co thắt.
Ở Brazin Sả làm dịu, lợi tiểu, ổn định huyết áp, điều trị rối loạn tiêu hóa và
hạ sốt dưới dạng nước hãm lá tươi hoặc khô.
Ở Cu Ba lá Sả dùng để hạ áp và chống viêm.
Ở Indonesia Sả được dùng để điều trị thiếu máu, trong bài thuốc gồm dịch
ép Sả trộn với Nghệ và Chỉ Xác. Liều quá cao gây tác dụng phụ buồn ngủ. Rễ Sả
phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa bệnh vàng da, đau bụng và làm thuốc súc
miệng chữa bệnh đau răng.

Một số bài thuốc từ Sả
 Trẻ em bị mụn nhọt, lở ngứa: nấu nước lá Sả tắm hằng ngày.
 Cảm cúm: nồi nước xông gồm lá Sả, lá Tre, lá Bưởi, lá Chanh, lá Tía Tô, lá Ổi.
 Hai chân bị phù: 12 g củ Sả, 12g lá và bông Mã Đề nấu kĩ rồi uống.
 Ốm nghén khi có thai: củ Sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hằng ngày.
 Nhức đầu do thời tiết: lá Sả, lá Tía Tô, lá Kinh Giới, lá Ngải Cứu, 3- 4 củ Tỏi
nấu nước xông.
 Đau bụng tiêu chảy do lạnh (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng,...): 12 g củ
Sả, 12 g vỏ Quýt khô, 12 g búp Ổi, 20 g củ Gấu, 15 g Tía Tô, 3 lát Gừng tươi.
Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát, uống nóng (trẻ em thì chia ra uống 2 – 3 lần).
 Giải rượu: dùng 1 bó Sả giã nát thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, cho uống sẽ
nhanh chóng tỉnh, đỡ mệt và nhức đầu.
( />
8


Y học và hóa sinh học hiện đại
Ibrahim Darah đã chứng minh tinh dầu Sả chanh ức chế 42 loại vi khuẩn
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Tinh dầu Sả có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên các chủng vi khuẩn theo
thứ tự hoạt tính giảm dần: Bacillus subtilis, Bacillus mycoides, Shigella
dysenteriae, Proteus vulgaris, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao (giảm độc), Shigella
flexneri, liên cầu khuẩn tan máu, tụ cầu vàng, Samonella typhi, E. coli, citronellal
và geraniol là hai thành phần chính có tác dụng kháng khuẩn. Tinh dầu Sả diệt
Entamoeba moshkowskii. Geraniol có cùng nồng độ ức chế thấp trên amip như tinh
dầu Sả (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Ở nồng độ 0,10 – 0,25% Sả có tác dụng rõ rệt kháng các nấm Aspergillus
flavus, A. oryzae, A. sp., Penicillium citriorum, P. coryliphilum, P. janthanmellium,
Rhizopus sp. Mucor sp., Botrytis sp., Circinella sp. và Mycelia sterillia. Sả có tác
dụng kháng khuẩn và kháng các men yếu (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

Tinh dầu trong cây Sả, đặc biệt là tinh dầu citral có khả năng ức chế vi
khuẩn Escherichia coli (Ogulana et al., 1987), Staphylococcus aureus, Bacillus
subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae, S. pyogenes,
Neisseria gonorhoeae, Clostridium perfrigens (Onawunmi et al., 1984; Onawunmi
et al., 1988; Syed et al., 1995; Sa et al., 1995-1996; El Kamali et al., 1998; Ahn et
al.,1998); Pseudomonas fluorescens (Adegoke & Odesola, 1996); Acinetobacter
baumanii, Aeromonas veronii biogroup sober, Enterobacter faecalis, Klebsiella
pneumoniae, Salmonella enterica subsp. Proteus mirabilis, Shigella flexneri và
Salmonella typhy (Syed et al., 1995)
Tinh dầu lấy từ Cymbopogon citratus Stapf có tác dụng trong việc làm giảm
huyết áp cho động vật thí nghiệm bằng cách tác dụng lên hệ tĩnh mạch và hoạt
động kháng viêm khi cho động vật thí nghiệm uống. Liều cao tinh dầu từ
Cymbopogon citratus Stapf cho thấy không có ảnh hưởng bất lợi lên ruột hoặc hệ
thần kinh trung ương trong các động vật nghiên cứu (Carlini et al., 1986 ).
Năm 2009 tinh dầu từ Cymbopogon citratus Stapf được xác định hoạt động
ức chế vi khuẩn, chống lại một số mầm bệnh trên răng liên quan đến bệnh viêm lợi
và bệnh nha chu. Tinh dầu Sả ức chế được 5 trong 10 nhóm vi khuẩn kiểm tra do

9


đó tinh dầu Sả được đề nghị sử dụng với các thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn
gây bệnh. (Book Journal, 2009)
Chất myrcen trong Sả chanh có tác dụng làm giảm đau ngoại biên
(Lorenzetti, Berenice, 1992).
Chất d. Limonen có tác dụng phòng chống ung thư. Yakove Weinstein và
Rivka Ofir (Đại học Ben Gurion Negev – Israel) đã khám phá ra hương liệu mùi
chanh có trong các thảo mộc như cây Sả có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư
mà không làm tổn hại đến tế bào lành mạnh. Hương vị mùi chanh nhờ vào thành
phần chủ yếu là citral. Theo bác sĩ Ofir, chất citral có thể đẩy các tế bào ung thư

vào chỗ tự hủy diệt nhờ vào cơ chế apoptosis (một cơ chế đã được chương trình
hóa sẵn theo đó các tế bào sẽ tự tìm cái chết). Chỉ cần uống 1 gram Sả là có đủ
lượng citral để thúc đẩy các tế bào ung thư tự hủy diệt trong ống nghiệm.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm chứng tác dụng của citral trên tế bào ung thư
bằng cách cho thêm chất này vào các tế bào ung thư và tế bào lành mạnh cấy trong
một đĩa thử nghiệm. Lượng citral sử dụng tương đương với lượng citral có trong
một ly bình thường trong đó 1 gram sả đươc chế trong nước sôi. Kết quả cho thấy
citral đã làm chết các tế bào ung thư nhưng không làm hại tới các tế bào lành
mạnh.
2.2 Giới thiệu một số vi khuẩn gây bệnh
2.2.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus

Hình 2.5: Hình vi khuẩn Staphylococcus aureus
( />
10


 Đặc điểm của vi khuẩn
Là cầu khuẩn hình chùm nho, sinh mủ điển hình làm cho các tổ chức của
động vật, người bị sưng, vết thương nung mủ gây viêm có mủ, một số trường hợp
chuyển sang huyết nhiễm mủ và bại huyết (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Đây là những cầu khuẩn Gram dương có đường kính 0,8 – 1,0 µm, trong
tiêu bản có thể thấy phân bố riêng lẻ nhưng thường tạo khối gồm nhiều tế bào
thành hình chùm nho, không có tiêm mao, không hình thành bào tử (Phạm Hồng
Sơn, 2006).
Staphylococcus aureus (S. aureus) còn có khả năng hình thành độc tố ruột
trong thực phẩm, do đó gây nên chứng nhiễm độc (Nguyễn Như Thanh và ctv,
1997).
Staphylococcus gây bệnh thường có khả năng gây tiêu huyết, làm đông đặc
huyết tương, tiết ra enzyme ngoại bào và độc tố. Một loại hình thức ngộ độc thức

ăn thường gặp gây ra bởi một loại độc tố ruột bền với nhiệt của Staphylococcus.
Ngày nay, Staphylococcus đã đề kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau và trở
thành, một vấn đề khó khăn trong công tác điều trị (Nguyễn Thanh Bảo, 1993).
 Đặc tính nuôi cấy
Tụ cầu khuẩn sống hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp từ 32 –
37 C, pH từ 7,2 – 7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường (Nguyễn
Như Thanh và ctv, 1997).
o

Trên môi trường nước thịt: sau khi cấy 12 – 24 giờ, nước thịt đục có màng.
Môi trường thạch: 12 – 24 giờ khuẩn lạc tròn đường kính 2 – 4 mm, màu
trắng, vàng, vàng chanh, hơi ướt. Phần lớn khuẩn lạc có màu vàng thẫm (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1977).
Trên môi trường thạch máu, S. aureus làm dung huyết và làm đông huyết
tương thỏ (Trần Thị Phận, 2004).

11


 Enzyme và độc tố
Tụ cầu khuẩn gây bệnh thông qua khả năng nhân lên và lan rộng trong các
mô và thông qua việc tiết nhiều chất ngoại bào. Một số của các chất này là các
enzym, một số người xem là độc tố, mặc dù nó có chức năng như các enzyme
(Jawet et al, 2007).
Enzyme
 Coagulase: là một protein ngoại bào có tác dụng làm đông đặc huyết tương.
Ngoài ra coagulase còn tác động trực tiếp lên fibrinogen để bảo vệ vi khuẩn
khỏi thực bào và bằng cách tạo thành một lớp vỏ xung quanh vi khuẩn (Nguyễn
Như Thanh và ctv, 1997).
 Desoxyribonuclease: thủy phân ADN.

 Fibrinolysin: làm vỡ cục máu thành mảnh nhỏ, những mảnh này dời chỗ và gây
tắc mạch, gây ra nhiễm khuẩn di căn ở các bộ phận (phổi, não, gan, …).
 Hyaluronidase: thủy phân acid hyaluronic, tạo điều kiện cho vi khuẩn lan tràn.
 Penicillinase: làm mất tác dụng của penicillin (Nguyễn Thanh Hà và ctv, 2005).
Độc tố
 Độc tố dung huyết: gồm 4 loại
o Dung huyết tố α: là ngoại độc tố, bản chất protein, bền với nhiệt độ. Gây
hoại tử da và gây chết.
o Dung huyết tố β: kém độc hơn dung huyết tố α.
o Dung huyết tố δ: gây dung giải hồng cầu người, cừu, thỏ, ngựa và gây
hoại tử da.
o Dung huyết tố γ: không tác động lên hồng cầu ngựa (Nguyễn Như Thanh
và ctv, 1997).
 Nhân tố diệt bạch cầu: làm bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân bị
phá hủy, giữ vai trò trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu.
 Độc tố ruột: một số chủng phân lập được trong quá trình nhiễm độc thực
phẩm và các bệnh nhân viêm ruột. Các chủng này sinh độc tố trên thực phẩm

12


×