Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN của 8 DÒNG cây CHÓ đẻ THÂN XANH (phyllanthus nirurilinn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.24 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN KHÁNH THUẬN

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
8 DÒNG CÂY CHÓ ĐẺ THÂN XANH
(Phyllanthus niruri Linn)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
8 DÒNG CÂY CHÓ ĐẺ THÂN XANH
(Phyllanthus niruri Linn)

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ts. Trần Ngọc Bích


Nguyễn Khánh Thuận

Ts. Huỳnh Kim Diệu

MSSV: 3064550
Lớp: Thú y K32

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 8 dòng cây Chó đẻ thân
xanh (Phyllanthus niruri Linn)”.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Thuận, thực hiện tại phòng Dược
lý Thú Y và phòng thí nghiệm Vi sinh-Miễn dịch Thú Y, bộ môn Thú Y, khoa
Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 8/2010
đến tháng 10/1010.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2010

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2010

Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn


Trần Ngọc Bích

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
Duyệt Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác trước đó.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Khánh Thuận

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Thú Y, tôi
đã được sự giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiều từ thầy cô và bạn bè. Nay, tôi xin được
gửi lời chân thành cám ơn đến:
Quý thầy cô Bộ môn Thú Y và Bộ môn Chăn nuôi Thú Y đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài luận văn này.
Cô Huỳnh Kim Diệu và thầy Trần Ngọc Bích đã hướng dẫn, truyền đạt kinh
nghiệm và kiến thức quý báu giúp tôi thực hiện đề tài này.

Chị Lê Thị Loan Em, học viên Cao học Thú Y K15 – trường Đại học Cần
Thơ đã cùng cộng tác, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành đề tài.
Đồng thời, xin cám ơn các bạn lớp Thú Y K32 đã đồng hành cùng tôi trong
suốt 5 năm học qua và đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành tốt đề tài này.

iii


MỤC LỤC

Trang bìa
Trang duyệt

i

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục viết tắt

vii


Danh mục bảng

ix

Danh mục hình

x

Tóm lược

xii

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

3

2.1 CÂY CHÓ ĐẺ THÂN XANH (Phyllanthus niruri Linn)

3

2.1.1 Mô tả cây

3

2.1.2 Vùng phân bố


4

2.1.3 Thành phần hóa học

4

2.1.4 Tác dụng dược lý

5

2.1.5 Cây Chó đẻ thân xanh trong y học dân gian

7

2.2 VI KHUẨN

9

2.2.1 Nhóm vi khuẩn Gram dương (Gr+)

9

Staphylococcus aureus

9

Streptococcus faecalis

12


2.2.2 Nhóm vi khuẩn Gram âm (Gr-)

15

Escherichia coli

15

Salmonella spp.

18

Pseudomonas aeruginosa

21

iv


Aeromonas hydrophila

24

Edwardsiella ictaluri

26

Edwardsiella tarda


29

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.1 NỘI DUNG

32

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

3.2.1 Phương tiện nghiên cứu

32

Thời gian nghiên cứu

32

Địa điểm

32

Nguyên liệu

32


Dụng cụ và hóa chất cần thiết

32

Vi khuẩn dùng cho thí nghiệm

33

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

33

Phân dòng và nhân giống cây CĐTX

33

Điều chế cao

34

Chuẩn độ đục vi khuẩn

37

Chuẩn độ vi khuẩn

37

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)


37

Chỉ tiêu theo dõi

38

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

41

4.1 KẾT QUẢ ĐIỆN DI PROTEIN CÂY CHÓ ĐẺ THÂN XANH

41

4.2 KẾT QUẢ ĐIỀU CHẾ CAO

42

4.3 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC)

44

4.3.1 Nhóm 1

44

4.3.2 Nhóm 2

44


4.3.3 Nhóm 3

45

4.2.4 So sánh nồng độ ức chế tối thiểu của 8 dòng cao CĐTX

46

v


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

58

5.1 KẾT LUẬN

58

5.2 ĐỀ NGHỊ

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

PHỤ LỤC

62


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

MHA

Muller Hinton Agar

TSA

Trypticase Soy Agar

BGA

Brilliant Green Agar

MC

Mac Conkey

EMB

Eosin Methylene Blue


MSA

Malnitol Salt Agar

BHI

Bain Heart Infusion

NB

Nutrient Broth

NA

Nutrient Agar

MLCB

Manitol Lysine Crystal Violet Briliant

DMSO

Dimethyl Sulfoxide

MIC

Minimum Inhibitory Concentration
(Nồng độ ức chế tối thiểu)

CAMP


Phản ứng CAMP

VP

Voges-Proskauer

CĐTX

Chó đẻ thân xanh

DM

Dry matter (vật chất khô)

ĐC

Đối chứng

CFU

Colony forming unit

HbsAg

Hepatis B surface Antigen
vii


Anti-Hbs


Anti Hepatis B surface

SDS-PAGE

Sodium Dodecyl Sulfate Polyacrylamide Gel
Electrophoresis

S. aureus

Staphylococcus aureus

S. faecalis

Streptococcus faecalis

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa

Sal. spp.

Salmonella spp.

E. coli

Escherichia coli

A. hydrophila


Aeromonas hydrophila

E. tarda

Edwarsiella tarda

E. ictaluri

Edwarsiella ictaluri

Gr+

Gram dương

Gr-

Gram âm

CĐTX 1

Dòng Chó đẻ thân xanh 1

CĐTX 2

Dòng Chó đẻ thân xanh 2

CĐTX 3

Dòng Chó đẻ thân xanh 3


CĐTX 4

Dòng Chó đẻ thân xanh 4

CĐTX 5

Dòng Chó đẻ thân xanh 5

CĐTX 6

Dòng Chó đẻ thân xanh 6

CĐTX 7

Dòng Chó đẻ thân xanh 7

CĐTX 8

Dòng Chó đẻ thân xanh 8

viii


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

Nội dung

Trang


Bảng 1

Một số đặc điểm sinh hóa của Areomonas hydrophila

25

Bảng 2

Một số đặc điểm sinh hóa của E. ictaluri

27

Bàng 3

Một số đặc điểm sinh hóa của E. tarda

30

Bảng 4

Hiệu suất chiết xuất của 8 dòng cao CĐTX

42

Bảng 5

Ẩm độ cao của 8 dòng cây CĐTX

43


Bảng 6

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao CĐTX dòng 2, dòng 3

44

Bảng 7

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao CĐTX dòng 1, 4, 5, 6, 8

45

Bảng 8

Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao CĐTX dòng 7

46

Bảng 9

So sánh nồng độ ức chế tối thiểu MIC của 8 dòng cao CĐTX

47

ix


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ


Tên hình

Nội dung

Trang

Sơ đồ 1

Quy trình điều chế cao CĐTX

36

Sơ đồ 2

Quy trình xác định MIC cao CĐTX

39

Hình 1

Cây Chó đẻ thân xanh

3

Hình 2

Cấu tạo hóa học chất đắng trong cây Chó đẻ thân xanh

5


Hình 3

Bệnh tích trên gan (L), thận (K) và tụy tạng (S) của cá tra

29

Hình 4

Phổ điện di protein CĐTX từ mẫu 1–10

40

Hình 5

Phổ điện di protein CĐTX từ mẫu 11–20

40

Hình 6

Phổ điện di protein CĐTX từ mẫu 21–30

41

Hình 7

Phổ điện di protein CĐTX có Marker

41


Hình 8

Cao Chó đẻ thân xanh

43

Hình 9

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 2 trên E.tarda và E.ictaluri

49

Hình 10

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 2 trên 6 chủng vi khuẩn

50

Hình 11

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 3 trên E.tarda và E.ictaluri

50

Hình 12

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 3 trên 6 chủng vi khuẩn

51


Hình 13

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 1 trên E.tarda và E.ictaluri

51

Hình 14

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 1 trên 6 chủng vi khuẩn

52

Hình 15

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 4 trên E.tarda và E.ictaluri

52

Hình 16

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 4 trên 6 chủng vi khuẩn

53

Hình 17

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 5 trên E.tarda và E.ictaluri

53


x


Hình 18

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 5 trên 6 chủng vi khuẩn

54

Hình 19

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 6 trên E.tarda và E.ictaluri

54

Hình 20

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 6 trên 6 chủng vi khuẩn

55

Hình 21

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 8 trên E.tarda và E.ictaluri

55

Hình 22

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 8 trên 6 chủng vi khuẩn


56

Hình 23

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 7 trên 6 chủng vi khuẩn

56

Hình 24

Nồng độ ức chế tối thiểu MIC của cao CĐTX 7 trên E.tarda và E.ictaluri

57

Hình 25

Đĩa đối chứng trên 8 chủng vi khuẩn thí nghiệm

57

xi


TÓM LƯỢC

Nhằm mục đích xác định hiệu quả kháng khuẩn, đồng thời tìm ra dòng cây
có tính kháng khuẩn tốt nhất để ứng dụng điều trị cho gia súc, gia cầm và thủy sản,
đề tài: “So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 8 dòng cây Chó đẻ thân xanh
(Phyllanthus niruri Linn)” trên 8 chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở gia súc, gia

cầm, thủy sản: Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Pseudomonas
aeruginosa, Escherichia coli, Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwarsiella
tarda, Edwardsiella ictaluri được thực hiện.
Tất cả 8 dòng cây Chó đẻ thân xanh (CĐTX) sau khi được thu hái, chiết xuất
bằng methanol và cô quay chân không (Rotavapor) thu được cao thô dùng khảo sát
hoạt tính kháng khuẩn và xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên 8 chủng vi
khuẩn bằng phương pháp pha loãng trong thạch. Kết quả thí nghiệm của 8 dòng
cây CĐTX được ghi nhận như sau:
Hiệu suất chiết xuất cao nhất là CĐTX 4 (4,29%) và thấp nhất là CĐTX 5
(3,63%).
Ẩm độ cao của CĐTX 2 là cao nhất (17,36%) và thấp nhất là CĐTX 3
(14,35%).
Ngoài ra, dựa trên hoạt tính kháng khuẩn của 8 dòng CĐTX, chúng được
chia ra làm 3 nhóm:
Nhóm 1: có hoạt tính kháng khuẩn cao: CĐTX 2, CĐTX3: có khả năng ức
chế E. ictaluri ở MIC = 1024 µg/ml và A. hydrophila ở MIC = 512 µg/ml; CĐTX 3
ức chế E. tarda ở MIC = 64 µg/ml và CĐTX 2 ức chế E. tarda ở MIC = 128 µg/ml.
Nhóm 2: có hoạt tính kháng khuẩn tốt: CĐTX 1, CĐTX 4, CĐTX 5, CĐTX
6, CĐTX 8. Chúng ức chế E. tarda ở MIC = 256 µg/ml và E. ictaluri ở MIC =
2048 µg/ml; ức chế các chủng vi khuẩn còn lại dao động từ MIC = 512 µg/ml đến
MIC = 4096 µg/ml.
Nhóm 3: hoạt tính kháng khuẩn thấp: CĐTX 7 ức chế E. tarda ở MIC = 512
µg/ml và ức chế các chủng vi khuẩn khác với MIC ≥ 1048 µg/ml.

xii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thử thách lớn như tình trạng nhiều loại dịch bệnh bùng phát dữ dội
và ngày càng lan rộng, nguy hiểm hơn như Cúm gia cầm, PRRS ở heo, bệnh gan
thận mủ ở cá tra, cá basa…..cũng như những yêu cầu nghiêm ngặt, khắt khe hơn về
vệ sinh an toàn thực phẩm của các mặt hàng gia súc, gia cầm, thủy hải sản xuất
khẩu của nước ta ở thị trường Nga, Mỹ, EU….. Đặc biệt, vấn đề được quan tâm
nhất hiện nay và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi đó là sự tồn
dư kháng sinh trong các sản phẩm súc thủy sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng sức
khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Nguyên nhân
chính dẫn đến hiện tượng tồn dư kháng sinh là do tình trạng sử dụng bừa bãi, tràn
lan, không đúng mụch đích các loại kháng sinh. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ
quả to lớn như nhiều chương trình khống chế, dập dịch không đạt yêu cầu, tình
trạng dịch bệnh ngày càng lan rộng, khó chẩn đoán, không theo quy luật, hiệu quả
sử dụng kháng sinh thấp, nhiều loại thuốc kháng sinh bị đề kháng……Trong đó, sự
kháng thuốc, biến chủng của các loại vi khuẩn từ việc lạm dụng quá mức kháng
sinh trong chăn nuôi hiện nay có thể xem là nguyên nhân chính.
Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, việc sử dụng thuốc, nhất là kháng sinh
trong việc phòng trị bệnh là không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm kiếm những loại
thuốc mới, những loại thuốc “xanh”, “thân thiện” là vấn đề đang được quan tâm và
nghiên cứu rộng khắp hiện nay. Qua thực tế dân gian Việt Nam, chúng ta có thể tìm
thấy nhiều loại thảo mộc là các vị thuốc chữa bệnh hiệu quả đã được sử dụng lâu
đời, rộng rãi mang lại hiệu quả cao như gừng, nghệ, sả, trầu không, lá lốt, hành
lá….đến các cây cỏ dại như chó đẻ thân xanh, cỏ mực, rau mương, cỏ sữa….đối với
các bệnh như tiêu chảy, trúng độc, cầm máu, chữa mụn nhọt, viêm nhiễm, lợi tiểu,
lợi gan mật, viêm họng, cảm sốt, kiết lị, đau dạ dày…Chúng không chỉ dùng để điều
trị bệnh cho người mà còn được sử dụng cho vật nuôi. Hiện nay, các loại thảo mộc
này đang được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trên người và vật
nuôi.
Từ những vấn đề trên, nhằm góp phần khắc phục những hạn chế do kháng
sinh tân dược gây ra và nhằm mở rộng xu hướng dùng cây thuốc nam vào thực tế

điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản, dựa trên một số nghiên cứu trước đó về

1


cây Chó đẻ thân xanh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh hoạt tính
kháng khuẩn của 8 dòng cây Chó đẻ thân xanh (Phyllanthus niruri Linn)”, một
loại cây được xếp vào nhóm có hoạt tính kháng khuẩn tốt.
Mục đích
Xác định hoạt tính kháng khuẩn của 8 dòng cây Chó đẻ thân xanh trên 8
chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến ở gia súc, gia cầm, thủy sản.
Xác định dòng cây Chó đẻ thân xanh có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất.
Làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sử dụng cây Chó đẻ thân xanh trong việc
thay thế một số loại kháng sinh trong phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản.

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 CÂY CHÓ ĐẺ THÂN XANH (Phyllanthus niruri Linn)
Tên khoa học: Phyllanthus niruri Linn (Phyllanthus amarus Schum.Thonn).
Bộ: Euphorbiales.
Họ: Euphorbiaceae (họ Thầu dầu).
Giống đại kích: Phyllanthus L.
Tên khác: Cây chó đẻ, diệp hạ châu đắng, trân châu thảo, nhật khai dạ bế.
2.1.1 Mô tả cây
Chó đẻ thân xanh (CĐTX) thuộc loại thân thảo, lá rộng, sống hằng niên hoặc
đa niên. Cây cao 20-30 cm, có khi tới 60-70 cm. Toàn thân có màu xanh tươi,

không lông, gốc hóa gỗ, cành ngắn, ít phân nhánh. Lá dạng màng, màu lục sẫm ở
trên, màu xanh mốc ở dưới, mọc so le, xếp 2 dãy đều trên cành dạng lá kép lông
chim, góc tù, đầu tròn hơi nhọn.
Phát hoa nhỏ, đính trên trục lá ở phía dưới thân. Hoa đơn tính, mọc ở kẻ lá,
không có cánh hoa, màu lục nhạt, hoa đực và cái trên cùng một cây. Mùa hoa:
tháng 4-6, mùa quả: tháng 7-9. Hoa đực có cuống ngắn, xếp ở dưới hoa cái. Hoa cái
có cuống dài hơn. Quả nang hình cầu, nhẵn, hơi dẹt, chia 3 mãnh vỏ, mỗi mãnh có
2 van chứa 2 hạt. Hạt hình tam giác, đường kính 1 mm, có cạnh dọc và lằn ngang
(Dương Văn Chính, 2005).

Hình 1 Cây Chó đẻ thân xanh
( />3


2.1.2 Vùng phân bố
Chó đẻ thân xanh là loại cây liên nhiệt đới, có nguồn gốc xa xưa ở vùng nhiệt
đới Nam Mỹ và hiện nay phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới. Ở Châu Á,
CĐTX phân bố ở các nước như Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Indonesia, Campuchia,
Thái Lan, Lào, Việt Nam, phía nam Trung Quốc…(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Ở nước ta, cây mọc hoang dại trên các vùng đất hoang, ruộng vườn, khá phổ
biến ở nhiều nơi ( />2.1.3 Thành phần hóa học
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), CĐTX chứa chất đắng không có quinin
hay alkaloid. Lá khô chứa các chất đắng phyllanthin (0,35%), hypophyllanthin
(0,05%). Các chất này độc với cá, ếch. Trong cây còn chứa: nirathin, nirtetralin,
phyletralin và gần đây còn tìm thấy trong cây có các flavonoid, lignan, alkaloid kiểu
securinin như niruroidin, isobubialin, epibubialin, quercetin, quercitrin,
isoquercitrin….
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc còn phân lập được 1,6 digalloyl
glucopyranosid, corilagin, geraniin, chất khoáng và một số kim loại nặng.
Theo những nghiên cứu tổng hợp gần đây, CĐTX chứa những thành phần

như:
Lignans: phyllanthin, phylnirurin, hydroxyniranthin, lintetralin, phyltetralin,
hypophyllanthin, isolintetrlin, niranthin, nirurinein, phyltetrin, hydroxylignans,
kinokinina, nirtetralin, isolaricirescinoltrimethyl ether, seco-4-hydroxylintetralin.
Terpenes: cymene, limonene.
Triterpenes: lupeol acetate, lupeol.
Flavonoids: astragalin, quercetin, quercitrin, isoquercitrin, nirytinein,
nirurinetin,
kaempferol-4-0-a-L-rhamnoside,
eriodictyol-7-a-L-rhamnoside,
phyllantus, physetinglucoside, isoquercetin, rutin, nirurin, FG1, FG2, physetin-410-b-D-glucoside.
Lipids: ricinoleic acid, linoleic acid, dotriacontanoic acid.
Benzenoids: phyllester, methyl salicylate, 4-methoxy-norsecurinine.
Steroids: beta-sitosterol, estradiol, 24-isopropil-cholesterol.
Alkanes: tricontanal, tricontanol.

4


Alkaloids: phyllanthin, nirurin.
Pyrrolizidine alkaloids: norsecurinine, 4-methoxy-norsecurinine, nor-entsecurinine.
Indolizidine alkaloids: nirurin, phyllanthin, phyllochrysine.
Tannins.
Vitamin C.
( />
Hình 2 Cấu tạo hóa học chất đắng trong cây Chó đẻ thân xanh
( />
2.1.4 Tác dụng dược lý
Tác dụng bảo vệ gan: cao CĐTX có tác dụng bảo vệ gan chuột nhắt trắng
được gây nhiễm độc gan bằng carbon tetraclorid. Thuốc có tác dụng giảm hàm

lượng colagen trong máu và làm giảm mức độ xơ gan.
Phyllanthin,
hypophyllanthin bảo vệ tế bào gan chống lại tác dụng gây độc của carbon tetraclorid
và galactosamin (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Cao CĐTX có khả năng ức chế AND polymerase ở virus viêm gan B ở
người, làm giảm HbsAg và Anti-Hbs, làm virus bị đào thải, không bám được vào

5


ADN người. Người bệnh phục hồi enzyme transaminase 50-97%, bilirubin trở về
bình thường.
Tác dụng hạ đường máu: cao nước CĐTX có tác dụng hạ đường máu ở thỏ
bình thường và thỏ gây đái tháo đường bởi alloxan, ngay cả khi cho thỏ uống một
giờ sau khi cho uống glucose, hoạt tính hạ đường huyết cao hơn tolbutamid. Hai
flavonoid, ký hiệu FG1 và FG2 thu được từ phân đoạn tan trong nước của cao cồn
có tác dụng làm hạ đường máu.
Ba hoạt chất từ CĐTX có tác dụng ức chế aldose reductase là acid elargic,
brevifolin carboxylat, ethyl brevifolin carboxylat; trong đó acid elargic có tác dụng
mạnh nhất, ức chế mạnh hơn 6 lần so với quercitrin là chất thiên nhiên ức chế
aldose reductase đã biết (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Tác dụng trên đường tiêu hóa: CĐTX có khả năng làm giảm hoạt động
đường tiêu hóa, làm chậm sự tống thức ăn khỏi dạ dày và gây giãn đáy dạ dày và
hồi tràng.
Tác dụng lợi tiểu: cây CĐTX có tác dụng lợi tiểu, điều trị phù thủng.
Phyllan thoside, một alkaloid trong cây, có tác dụng chống co thắt cơ trơn và cơ
vân, hiệu quả điều trị sỏi mật, sỏi thận.
Tác dụng giải độc, chống viêm: công trình nghiên cứu của Viện Dược liệu
Việt Nam (1987-2000), cho thấy khi dùng liều 10-50 g/kg, CĐTX có tác dụng
chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.

Tác dụng giảm đau: tác dụng giảm đau của CĐTX mạnh hơn indomethacin
gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do
sự hiện diện của acid gallic, estar ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và
stigmasterol) có trong CĐTX.
( />html)
Tác dụng trên hệ thống miễn dịch: năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản
cũng đã khám phá ra khả năng ức chế sự phát triển của HIV-1 của cao lỏng CĐTX
thông qua sự kiềm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên
cứu dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ CĐTX được một hoạt
chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.
( />html)

6


Ngoài ra, cây có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện, dùng để
chữa kiết lị, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa….
( />html).
Cây cũng có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.5 Cây Chó đẻ thân xanh trong y học dân gian
Theo y học dân gian Việt Nam, CĐTX có vị hơi đắng, thanh can lương
huyết, sát trùng giải độc, thông tiểu, thông sữa, chữa bệnh ngoài da, điều kinh,
thông kinh, trục ứ, đắp mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, rắn rết cắn…(Võ Văn Chi,
2005).
Trên thế giới, CĐTX cũng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong điều trị
như: ở Thái Lan dùng CĐTX điều trị vàng da; ở Ấn Độ thì dùng để lợi tiểu, trị phù,
kiết lị, các bệnh niệu-sinh dục, bột nhão của lá và rễ khô đắp mụn nhọt, các vết
thương sưng tấy, lở loét; ở Peru dùng điều trị sỏi thận, sỏi mật; ở Nam Mỹ còn dùng
CĐTX để điều trị sốt rét, sỏi bàng quang, rối loạn về tiết niệu, gây sẩy thai…(Đỗ
Huy Bích và ctv, 2004).

Một số bài thuốc dân gian Việt Nam từ cây CĐTX như:
Bài thuốc 1: chữa viêm gan siêu vi.
CĐTX

16g

Nhân trần nam

16g

Vỏ bưởi (phơi khô, sao)

4g

Hậu phác

8g

Thổ phục linh

12g

Rễ đinh lăng

12g

Rau má

12g


Hạt dành dành

12g

Sắc nước uống hằng ngày.

7


Bài thuốc 2: chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc
các trường hợp hay nổi mụn mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt.
CĐTX

12g

Cam thảo đất

12g

Sắc uống hàng ngày thay trà.
Bài thuốc 3: chữa sốt rét.
CĐTX

16g

Thảo quả

12g

Thường sơn


16g

Hạ khô thảo

12g

Bình lang

8g

Đinh lăng

12g

Sắc uống hàng ngày.
( />Bài thuốc 4: chữa kiết lị do trực khuẩn, bàng quang viêm.
CĐTX lá tươi

30g

Kim ngân hoa (lá)

20g

Đường

20g

Thuốc nghiền nát, cho thêm ít nước, ép lấy nước cốt, thêm đường, chia làm

2-3 lần uống/ngày. Liên tục 3-5 ngày.
( />Bài thuốc 5: dùng cho phụ nữ sau khi sinh con 3 ngày.
CĐTX (đã sao khô)

20g

Cam thảo đất

15g

Gừng
Thịt trái gấc

5g
15g

Sắc chung trong 2 lít nước còn 800 ml. Uống liên tục 10 ngày, da sẽ hồng
thắm, tiêu hóa dễ, ăn ngủ ngon.

8


Bài thuốc 6: chữa xơ gan cổ trướng.
CĐTX

100g

Sắc nước 4 lần: lần đầu 3 bát lấy 1 bát, 3 lần sau 2 bát lấy nữa bát.
Trộn chung 100g đường, đun sôi cho tan đường.
Chia 6 lần uống/ngày. Điều trị khoảng 30-40 ngày (Trần Xuân Thuyết,

2003).
2.2 VI KHUẨN
2.2.1 Nhóm vi khuẩn Gram dương (Gr+)
Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus thuộc họ Micrococcaceae, do Rosenbach phân lập
được vào năm 1884 (Bergey’s Manual, 2005).
Đặc điểm của vi khuẩn
S. aureus là loại cầu khuẩn Gram dương, không di động, không sinh nha bào
thường xếp từng đám giống như chùm nho, mọc dễ dàng trên nhiều loại môi trường,
có khả năng lên men nhiều loại đường và tiết ra nhiều sắc tố có màu sắc thay đổi từ
trắng đến vàng đậm. Tụ cầu có rải rác trong tự nhiên như trong đất, nước, không
khí. Trên cơ thể gia súc, tụ cầu cư trú chủ yếu là ở vùng mũi họng (30%), nách, âm
đạo, mụn nước trên da, các vùng da trầy xướt. Các cầu khuẩn gây bệnh có khả năng
gây nên quá trình viêm và sinh mủ, do đó còn được gọi là các cầu khuẩn sinh mủ.
Một số Staphylococcus là vi khuẩn thường trú ở vùng da và niêm mạc của người.
Một số khác có thể gây bệnh với hình thức nhiễm khuẩn mủ khác nhau và cả nhiễm
khuẩn máu dẫn đến tử vong.
Staphylococcus gây bệnh thường có khả năng gây tiêu huyết, làm đông đặc
huyết tương, tiết ra enzyme ngoại bào và độc tố. Một loại hình ngộ độc thức ăn
thường gặp gây ra bởi một loại độc tố ruột bền với nhiệt của Staphylococcus.
Staphylococcus có hơn 20 loại khác nhau. Trong số này, S. aureus thuộc loại
coagulase dương, một tác nhân của nhiều loại nhiễm khuẩn trầm trọng.
Đặc tính nuôi cấy
Mọc dễ dàng trên hầu hết các loại môi trường, trong điều kiện hiếu khí hay
hiếu khí tuỳ nghi, có đường kính khoảng 1µm, nồng độ muối từ 10%-15%, pH thích
hợp từ 7-7,5 (H.Asperger, 1994). Nhiệt độ thích hợp nhất là 37oC, nhưng ở nhiệt độ
phòng (20–25oC) lại tốt nhất để vi khuẩn tiết sắc tố.
9



Môi trường thạch: sau 12-24 giờ, khuẩn lạc mọc tròn đường kính 2-4 mm,
màu trắng, vàng, vàng chanh, hơi ướt. Phần lớn khuẩn lạc có màu vàng thẫm
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Môi trường thạch máu: vi khuẩn gây dung huyết và làm đông huyết tương
thỏ (Trần Thị Phận, 2004).
Môi trường thịt Mannitol Salt Agar (MSA): sau 12-24h, khuẩn lạc mọc thành
đám nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Gelatin: cấy sâu, 3-4 ngày làm tan chảy gelatin từ ở giữa (Nguyễn Vĩnh
Phước, 1977).
Đặc tính sinh hóa
Phản ứng Catalase, Coagulase dương tính.
Có khả năng lên men đường glucose, lactose, levulose, mannose, mannitol,
saccarose, không lên men đường galactose (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Enzyme và độc tố
S. aureus gây bệnh là do khả năng nhân lên rồi lan tràn vào các mô của cơ
thể, đồng thời tiết nhiều chất ngoại bào, đó là các enzyme và độc tố.
Enzyme: Catalase: có tác dụng biến hydrogen peroxide (H2O2) thành oxi
(O2) và nước (H2O) (Warren Levinson, 2000). Coagulase (men đông huyết tương)
do S. aureus tiết ra có tác dụng làm đông đặc huyết tương, đây được xem như là
một yếu tố độc góp phần vào cơ chế gây bệnh của vi khuẩn (Warren Levinson,
2004).
Độc tố
Ngoại độc tố: gồm một số độc tố có khả năng gây chết động vật thí nghiệm
sau khi tiêm, gây hoại tử da và chứa nhiều dung huyết tố (haemolysins). Dung
huyết tố anpha (α-toxin) là một loại protein không đồng nhất có khả năng gây dung
giải hồng cầu, gây tổn hại cho tiểu cầu (Nguyễn Thanh Bảo, 1993). Dung huyết tố
beta (β-toxin) gây dung giải hồng cầu cừu ở 4oC, dung huyết tố này kém độc hơn
dung huyết tố anpha (Nguyễn Như Thanh, 1997).
Nhân tố diệt bạch cầu: có khả năng giết bạch cầu của nhiều loài động vật.
Dưới tác động của nhân tố này làm cho bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân

bị phân hủy, nó giữ vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu.

10


Độc tố ruột: có khoảng 50% dòng S. aureus tiết ra được độc tố ruột, có đến 6
loại độc tố ruột (A
F). Những độc tố này bền với nhiệt (chịu sôi được trong 30
phút) và không bị tác động bởi những enzyme ở ruột. Đây là một nguyên nhân
quan trọng của ngộ độc thức ăn. Độc tố ruột được tiết ra khi S. aureus mọc trên
thức ăn có nhiều chất đường và protein.
Cấu trúc kháng nguyên: có 2 loại kháng nguyên.
Một kháng nguyên polysaccharide ở vùng vỏ. Vỏ này cùng với protein A có
chức năng bảo vệ vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào. Một kháng nguyên bề
mặt (protein A) có khả năng gắn với mảnh Fc của các globulin miễn dịch. Chính
nhờ hiện tượng gắn độc đáo này mà số mảnh Fc giảm xuống. Quá trình gắn trên
giúp S.aureus không bị thực bào bởi đại thực bào.
Sức đề kháng của vi khuẩn
S. aureus chịu được nơi khô, hơi nóng (ở nhiệt độ 50oC trong 30 phút vẫn
còn sống), sống trong nồng độ muối lên tới 9%, tuy nhiên dễ dàng ức chế bởi hóa
chất 3% hexachlorophene nhưng đề kháng với sự khô và đóng băng. Ở nơi khô ráo,
vi khuẩn sống từ 4-5 tháng (Trần Thị Phận, 2004).
Tính kháng thuốc
Ngày nay, Staphylococcus đã đề kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau
gây khó khăn trong công tác điều trị (Nguyễn Thanh Bảo, 1993).
Đối với kháng sinh, khả năng nhạy cảm của vi khuẩn rất thay đổi đã xuất
hiện một số kiểu đề kháng: β-lactam, kháng nafcillin, methicillin (Jawet et al,
1980), kháng penicillin (89,4%), tetracyclin (82,4%), trimethoprim + sulfamethazin
(80,6%), chloramphenicol (64,8%), methicillin (25,9%). Tuy nhiên, theo Lê Kinh
Duệ và Nguyễn Thị Lai (2006) thì: 100% nhạy cảm với vancomycin, 96,6% nhạy

cảm với acid fucidic, 93,3% nhạy cảm với gentamycin, 73,3% với cephalotin,
63,3% với oxacillin, chỉ có 56,7% với erythromycin.
Tính gây bệnh
Tụ cầu cư trú ở những vùng da bị tổn thương có vai trò trong việc làm cho
bệnh kéo dài nên trong phác đồ điều trị cần phải có kháng sinh (Lê Kinh Duệ và
Nguyễn Thị Lai, 2006). Trong tự nhiên, ngựa dễ cảm nhiễm nhất, kế đến là chó,
bò. Gà, vịt có khả năng đề kháng tự nhiên với tụ cầu khuẩn. Trong phòng thí
nghiệm, thỏ cảm nhiễm nhất. Tiêm canh trùng tụ cầu khuẩn vào tĩnh mạch thỏ thì

11


×