Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN của 11 DÒNG sâm đại HÀNH (eleutherine subaphylla)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.5 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN VŨ PHONG

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA 11 DÒNG
SÂM ĐẠI HÀNH (Eleutherine subaphylla)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 12/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

SO SÁNH HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA 11 DÒNG
SÂM ĐẠI HÀNH (Eleutherine subaphylla)

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Huỳnh Kim Diệu

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Vũ Phong
MSSV: 3064602
Lớp: Thú y K32


Cần Thơ, 12/2010

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 11 dòng Sâm Đại Hành
(Eleutherine subaphylla)”; do sinh viên: Nguyễn Vũ Phong thực hiện tại
phòng thí nghiệm Dược lý và phòng thí nghiệm Vi sinh, Bộ môn Thú y, khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ từ 08/2010
đến 11/2010

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Duyệt của Bộ môn Thú Y

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Duyệt của Giáo viên hướng dẫn

Huỳnh Kim Diệu

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

iii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận án

Nguyễn Vũ Phong

iv


LỜI CẢM TẠ
------- ------Trọn đời con không quên công ơn của cha mẹ luôn luôn quan tâm và ủng hộ
con về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, giáo viên Khoa Nông Nghiệp & SHƯD –
Trường Đại Học Cần Thơ lời cảm ơn chân thành, đặc biệt là quý thầy cô của hai bộ
môn Thú Y và chăn nuôi Thú Y.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Huỳnh Kim Diệu, người đã chỉ ra
hướng nghiên cứu, hướng dẫn tận tình, luôn quan tâm động viên, truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận
văn.
Phòng Dinh dưỡng gia súc, bộ môn chăn nuôi Thú Y trường Đại Học Cần
Thơ.
Phòng Vi sinh bộ môn Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ.
Xin gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Thu Tâm đã nhiệt tình chỉ dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm.
Thân ái gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp Thú Y khóa 32 đã giúp đỡ và

động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

v


MỤC LỤC
Đề mục
Trang duyệt
Lời cam đoan
Cảm tạ
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh sách hình
Danh sách bảng
Tóm lược
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lược về cây Sâm Đại Hành
2.1.1 Phân loại
2.1.2 Đặc điểm
2.1.3 Phân bố
2.1.4 Bộ phận dung
2.1.5 Thành phần hóa học
2.1.6 Tác dụng dược lý
2.1.7 Công dụng
2.2 Vi sinh vật
2.2.1 Các chủng vi khuẩn gram dương
Vi khuẩn Staphylococcus aureus
Vi khuẩn Streptococcus faecalis
2.2.2 Các chủng vi khuẩn gram âm

Vi khuẩn Escherichia coli
Vi khuẩn Salmonella spp
Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Vi khuẩn Edwardsiella tarda
Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.2 Phương tiện nghiên cứu
3.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.2.2 Nguyên liệu
3.2.3 Hóa chất – thiết bị

vi

trang
i
ii
iii
iv
vi
vii
iv
v
1
2
2
2
2
3

3
3
3
4
4
4
4
9
12
12
15
19
21
24
27
30
30
30
30
30
30


3.3.4 Vi khuẩn dùng cho thí nghiệm
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chiết xuất cao Sâm Đại Hành
3.3.2 Phương pháp tính hiệu suất chiết xuất cao
3.3.3 Phương pháp tính ẩm độ cao
3.3.4 Xác định tính kháng khuẩn
Chuẩn độ đục

Chuẩn độ vi khuẩn
Chuẩn bị nồng độ chất thử
Cấy vi khuẩn
Chỉ tiêu theo dõi
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả hiệu suất chiết xuất cao Sâm Đại Hành
4.2 Kết quả xác định ẩm độ của cao Sâm Đại Hành
4.3 Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii

31
31
31
33
33
33
34
34
34
34
35
37
37
37
38

53
53
53
54


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên chữ

BGA

Brilliant Green Agar

BHI

Bain Heart Infusion

CFU

Colony forming unit

DM

Vật chất khô

DMSO

Dimethyl Sulfoxide


EMB

Eosinmethylen blue

MC

Mac Conkey

MHA

Muller Hinton agar

MIC

Minimum inhibitory concentration

MSA

Mannitol Salt Agar

NA

Nutrient agar

NB

Nutrient Broth

SĐH


Sâm Đại Hành

TSA

Tryptic soy agar

A. hydrophila

Aeromonas hydrophila

E. coli

Escherichia coli

Ed. ictaluri

Edwardsiella ictaluri

Ed. tarda

Edwardsiella tarda

Sta. aureus

Staphylococcus aureus

Strep. faecalis

Streptococcus faecalis


Pseu. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa

Sal. spp

Salmonella spp

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Hình

Trang

1
2

Cây Sâm Đại Hành
Cá tra bệnh xuất hiện nhiều đốm trắng trên gan (L), thận
(K) và tụy tạng (S)

2
27

3


MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 1

41

4

MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 1

42

5
6

MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 2
MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 2
MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 3

42
43

MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 3
MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 4

44

MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri

của dòng SĐH 4
MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 5

45

MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 5
MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 6

46

14

MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 6

46

15

MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 7

47

16

MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 7

47


17
18

MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 8
MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 8

48
48

19

MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 9

49

7
8
9
10
11
12
13

ix

43

44


45

46


20

MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 9
MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 10

49

22

MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 10

50

23
24

MIC trên 6 chủng vi khuẩn của dòng SĐH 11
MIC trên Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri
của dòng SĐH 11
Đối chứng DMSO trên Edwardsiella tarda và
Edwardsiella ictaluri ở nồng độ 4096 µg/ml


51
51

Đối chứng DMSO trên 6 chủng vi khuẩn ở nồng độ 4096
µg/ml

52

21

25
26

x

50

51


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang

1


Một số đặc điểm sinh hóa của Aeromonas hydrophila

22

2

Một số đặc điểm sinh hóa của Edwardsiella ictaluri

25

3

Một số đặc điểm sinh hóa của Edwardsiella tarda

28

4

Hiệu suất chiết xuất cao Sâm Đại Hành

37

5

Ẩm độ của cao Sâm Đại Hành

38

6


So sánh nồng độ ức chế tối thiểu của 11 dòng Sâm Đại
Hành trên các giống vi khuẩn thí nghiệm ở ẩm độ của cao

39

xi


TÓM LƯỢC

Sâm Đại Hành là một loại thảo dược có đặc tính kháng khuẩn rộng. Để mở
rộng khả năng ứng dụng và để ứng dụng có hiệu quả cao nhất cây Sâm Đại Hành
trong việc điều trị bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản. chúng tôi tiến hành đề
tài : “ So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 11 dòng Sâm Đại Hành (Eleutherine
subaphylla)” trên 8 chủng vi khuẩn : Edwardsiella tarda, Edwardsiella ictaluri,
Aeromonas hydrophila, Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia
coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp.
Các dòng Sâm Đại Hành được trồng trong cùng điều kiện chăm sóc và thổ
o

nhưỡng, thu lá sấy khô ở 50 C và chiết với methanol để được cao Sâm Đại Hành.
Cao Sâm Đại Hành được đem thử tính kháng khuẩn và xác định nồng độ ức chế tối
thiểu bằng phương pháp pha loãng trong thạch thu đươc kết quả: 11 dòng Sâm Đại
Hành đều có khả năng ức chế đối với 8 chủng vi khuẩn thí nghiệm; mạnh nhất trên
vi khuẩn Ed. ictaluri (MIC = 16-32 µg/ml), tiếp đến là các vi khuẩn Ed. tarda (MIC
= 64-128 µg/ml), Sta. aureus (MIC = 256-512 µg/ml), Strep. faecalis (MIC = 5121024 µg/ml) , Pseu. aeruginosa và A. hydrophila (MIC = 2048-4096 µg/ml), yếu
hơn là trên vi khuẩn E. Coli và Salmonella. spp (MIC = 4096 µg/ml). Trong đó:
dòng Sâm Đại Hành 1 có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất: Ed. ictaluri (MIC = 16
µg/ml), Ed. tarda (MIC = 64 µg/ml), S. aureus (MIC = 256 µg/ml), S. faecalis (MIC
= 512 µg/ml), P. aeruginosa, A. hydrophila (MIC = 2048 µg/ml) và E. coli,

Salmonella. spp (MIC = 4096 µg/ml); tiếp đến là các dòng 2, 3, 5, 6, 8, 10, 11 và có
hoạt tính kháng khuẩn yếu nhất là dòng 4, 7, 9: trên vi khuẩn Ed. ictaluri (MIC = 32
µg/ml), Ed. tarda (MIC = 128 µg/ml), S. aureus (MIC = 512 µg/ml), S. faecalis
(MIC = 1024 µg/ml) và P. aeruginosa, A. hydrophila E. coli và Salmonella. spp
(MIC = 4096 µg/ml).

xii


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta là nước nông nghiệp. Chăn nuôi được xem là một trong những
ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Để phát triển bền vững và đạt được những
bước tiến vượt bậc trong ngành kinh tế nói trên thì riêng về phần công tác thú y đòi
hỏi phải có những biện pháp phù hợp trong phòng và điều trị bệnh ở gia súc, gia
cầm và các loài thủy sản. Chúng ta không ai có thể phủ nhận công dụng và hiệu quả
của thuốc kháng sinh, tuy nhiên nếu lạm dụng sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc,
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và quan trọng hơn hết là ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng. Hơn thế nữa, dư lượng kháng sinh hiện đang là rào cản lớn
ngăn các sản phẩm chăn nuôi nước ta tiếp cận được thị trường thế giới. Chính vì vậy
hiện nay người ta đang có xu hướng dùng các sản phẩm nguồn gốc tự nhiên thay thế
kháng sinh trong phòng, trị bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Vì các loại thảo
dược này có nhiều ưu điểm mà thuốc kháng sinh tân dược không có được, giới hạn
an toàn về mặt độc chất lớn hơn rất nhiều so với kháng sinh tân dược. Trong đó cây
Sâm Đại Hành được sử dụng từ lâu trong dân gian để chống viêm, chữa mụn nhọt
sưng tấy, chữa viêm họng, viêm phổi, sưng amiđan…
Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu và ứng dụng các loại thảo
dược nói chung và cây Sâm Đại Hành nói riêng trong phòng và điều trị bệnh cho vật
nuôi. Xuất phát từ nhu cầu đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh hoạt
tính kháng khuẩn của 11 dòng Sâm Đại Hành (Eleutherine subaphylla)” với mục

tiêu:
Xác định tính kháng khuẩn của 11 dòng Sâm Đại Hành trên 8 chủng vi khuẩn
gây bệnh phổ biến trên thủy sản và gia súc, gia cầm.
So sánh sự khác biệt về tính kháng khuẩn của các dòng Sâm Đại Hành khác
nhau để tìm ra các dòng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất.


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lược về cây Sâm Đại Hành
2.1.1 Phân loại
Tên khoa học: Eleutherine subaphylla
Họ: la đơn Iridaceae
Tên thường gọi : Sâm Đại Hành.
Tên khác: Hành đỏ, Tỏi đỏ, Sâm cau, Phong nhan, Hom búa lượt (Thái), Tỏi
lào…
2.1.2 Đặc điểm
Cây thảo sống lâu năm, cao đến 30 cm hoặc hơn. Thân hành hình trứng
thuôn, dài khoảng 5 cm, đường kính 2,5 – 3 cm, gồm nhiều vảy mỏng màu đỏ nâu.
Lá hình dải nhọn, có gân song song trông giống lá cau hay lá dừa (Đỗ Huy Bích và
ctv, 2004).
Từ thân hành mọc lên một cán mang hoa dài 30 – 40 cm, trên cán có một lá
dài 15 – 25 cm, hoa mọc thành chùm, 3 lá đài, 3 cánh tràng màu trắng hay vàng
nhạt, 3 nhị màu vàng. Bầu hình trứng, 3 cạnh, 3 ngăn dài 1 mm, vòi dài 2,5 cm, trên
xẻ thành 3 trông như 3 mũi dùi. Mùa hoa từ tháng 4 – 6 (Đỗ Tất Lợi, 2003).

Hình 1 Cây Sâm Đại Hành
Nguồn: www.vienduoclieu.org.vn

2



2.1.3 Phân bố
Sâm Đại Hành có nguồn gốc ở châu Mỹ, hiện được trồng ở vùng nhiệt đới
châu Á bao gồm Indonexia, Philippin và một số nước khác trong vùng Đông Nam Á
trong đó có Việt Nam. Cũng có những tài liệu cho rằng Sâm Đại Hành là loài đặc
hữu Đông Dương. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa phát hiện và thu được mẫu của loài
này trong trạng thái hoang dại (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi từ Hoà Bình, Nghĩa Lộ,
Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng)
cho đến các tỉnh phía Nam. Cây trồng một năm đã có thể thu hoạch củ (Võ Duy
Huấn, 2008).
2.1.4 Bộ phận dùng
Thân hành thu hái ở những cây đã trồng từ một năm trở lên. Nếu chưa dùng
ngay tách ra từng nhánh, giũ sạch đất, để nguyên cả rễ và lớp vỏ khô ở ngoài, cắt bỏ
phần thân lá, để trong cát ẩm hay chỗ mát cho củ lâu khô có thể bảo quản được
trong vài tháng. Khi dùng, rửa sạch thân hành, thái mỏng phơi khô, để nguyên
miếng hoặc tán bột (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.5 Thành phần hóa học
Từ cây Sâm Đại Hành, Lê Văn Hồng và Nguyễn Văn Đàn (1973) đã chiết
xuất và xác định được 4 chất là eleutherin (C16H16O4) độ chảy 175o, izoeleutherin
(C16H16O4) độ chảy 177o, eleuthelora (C16H12O4) độ chảy 202 - 203o và một chất
chưa xác định (Đỗ Tất Lợi, 2003).
2.1.6 Tác dụng dược lý
Dịch chiết toàn phần củ Sâm Đại Hành có tác dụng ức chế rõ rệt in vitro đối
với phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu, tụ cầu vàng, tác dụng yếu đối với Shigella
flexneri, Bacillus anthracis (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Sâm Đại Hành còn có tác dụng làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố chuột cống
trắng được gây mô hình thiếu máu bằng acetate chì. Ngoài ra, còn có tác dụng an
thần, làm giảm hoạt động tự nhiên và làm giảm sự khéo léo nhanh nhẹn của chuột

nhắt trắng trong thí nghiệm, tác dụng ức chế sự hưng phấn gây bởi cafein và co giật
gây bởi strychnin (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

3


Mặc khác, trên lâm sàng Sâm Đại Hành có tác dụng tốt đối với chốc đầu trẻ
em, nhọt đinh, viêm da có mủ, viêm họng cấp và mạn tính, chàm nhiễm trùng, tổ
đỉa, vẩy nến…(Võ Duy Huấn, 2008).
Năm 2010, Huỳnh Kim Diệu đã nghiên cứu cây Rau mương, Tràm, Trầu
không và Sâm Đại Hành có hoạt tính kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn gây bệnh
trên cá: Edwardsiella ictaluri, Edwardsiella tarda và Aeromonas hydrophila với
MIC = 16 - 512 µg/ml.
2.1.7 Công dụng
Sâm Đại Hành thường được dùng trị thiếu máu, nhức đầu, mệt mỏi, băng
huyết, ho ra máu, ho, ho gà, viêm họng cấp và mạn, tê bại do thiếu dinh dưỡng, đinh
nhọt, viêm da, lở ngứa, chốc đầu trẻ em, tổ đỉa, vẩy nến. Ngày dùng 4 - 12g, dạng
thuốc sắc hay hãm. Dùng ngoài, giã đắp.
Sâm Đại Hành dùng ngâm rượu uống làm thuốc bổ trị xanh xao, thiếu máu.
Nấu Sâm Đại Hành thành cao đặc rồi luyện viên uống sát trùng, chữa chàm, chốc và
bệnh ngoài da. Bên ngoài dùng thuốc mỡ Sâm Đại Hành 10% hoặc cồn Sâm Đại
Hành 20% để bôi. Sâm Đại Hành đã phơi khô, sao qua, hãm làm thuốc an thần, gây
ngủ. Sâm Đại Hành dùng để cầm máu, dùng uống trị ho, thường phối hợp với rẻ
quạt làm thuốc trị ho viêm họng.
Ngoài ra, Sâm Đại Hành là một trong 112 loài thực vật ở Việt Nam được các
dân tộc sử dụng làm chất nhuộm màu thực phẩm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004; Võ
Duy Huấn, 2008).
2.2 VI SINH VẬT
2.2.1 Các chủng vi khuẩn gram dương
Vi khuẩn Staphylococcus aureus

Đặc điểm hình thái
Giống Staphylococcus bao gồm 3 loại: Staphylococcus aureus,
Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus (Nguyễn Như Thanh và
ctv, 2001).
Sta. aureus hình cầu, tụ lại thành đám giống hình chùm nho, đường kính
khoảng từ 0,7 – 1 µm (có thể tăng trong canh trùng để ở nhiệt độ cao), bắt màu Gr+,
không có lông, không di động, không sinh nha bào và thường không có giáp mô, tuy
nhiên cũng có một số chủng có giáp mô (Nguyễn Vĩnh Phước, 1997).

4


Tụ cầu sống hiếu khí hoặc hiếu khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp 32 - 37oC, pH
thích hợp 7,2 – 7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường như: môi
trường nước thịt, môi trường thạch thường, thạch máu…,khuẩn lạc tương đối to
dạng S mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ đều nhẵn. Khuẩn lạc có đường kính 2 – 4 mm, có
màu vàng thẫm (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Staphylococcus aureus dung huyết trên môi trường thạch máu và làm tan
chảy gelatin (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). Tụ cầu khuẩn sinh catalase, đây là
điểm để phân biệt với liên cầu khuẩn. Tụ cầu khuẩn chịu được điều kiện khô, nóng
(nhiệt độ 50oC trong 30 phút vẫn sống) (Trần Thị Phận, 2004).
Staphylococcus aureus (Sta. aureus) là loại gây bệnh thường hay gặp nhất,
nó có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với y học và thú y học. Khoảng 30% người
khỏe mạnh mang Sta. aureus ở trên da và niêm mạc, khi có những tổn thương ở da
và niêm mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng do Sta. aureus
dễ dàng xuất hiện. Sta. aureus là nguyên nhân gây viêm xoang, viêm amygdale,
viêm vú cho người (Trần Thị Phận, 2004).
Sta. aureus cũng gây nên các nhiễm trùng ở các loại gia súc, nhất là trong các
cơ sở chăn nuôi tập trung có mật độ đàn gia súc lớn gây nhiều thiệt hại về kinh tế
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 2001).

Đặc tính nuôi cấy.
S. aureus mọc dễ dàng trên hầu hết các loại môi trường, trong điều kiện hiếu khí
hay vi hiếu khí, có đường kính khoảng 1 µm. Nhiệt độ thích hợp nhất là 37oC,
nhưng ở nhiệt độ phòng (20 – 25oC) lại tốt nhất để vi khuẩn tiết sắc tố.
Trên môi trường đặc S. aureus mọc thành những khuẩn lạc màu vàng.
Trên môi trường thạch máu Sta. aureus thường cho hiện tượng dung huyết
(Jawet và ctv, 2004).
Môi trường thạch Mannitol Salt Agar (MSA) sau 12 – 24 giờ mọc thành đám
nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô. Môi trường thạch chuyển sang màu vàng
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Gelatin: cấy sâu, sau mấy ngày (3 – 4 ngày) tan chảy từ từ thành phễu từ ở
giữa, phần đản bạch ở keo bị tan là do một thứ men làm tan keo. Staphylococcus
aureus làm tan gelatin rất rõ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

5


Đặc tính sinh hóa
Coagulase có khả năng làm đông huyết tương người và động vật khi đã dùng
chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt tụ cầu vàng với tụ cầu
khác. Coagulase có ở tất cả các chủng tụ cầu vàng. Hoạt động của Coagulase giống
như thrombokinase tạo thành một lớp ''áo fibrinogen'' trong huyết tương. Coagulase
có 2 loại: một loại tiết ra môi trường gọi là coagulase tự do và một loại bám vào
vách tế bào gọi là coagulase cố định.
Catalase dương tính. Enzym này xúc tác gây phân giải H2O2
Catalase có ở tất cả các tụ cầu mà không có ở liên cầu.

O + H2O.

Lên men đường Mannitol.

Desoxyribonuclease là enzim phân giải AND và Phosphatase (Lê Huy Chính,
2003).
Enzyme và độc tố
S. aureus gây bệnh là do khả năng nhân lên rồi lan tràn vào các mô của cơ thể,
đồng thời tiết nhiều chất ngoại bào, đó là các enzyme và độc tố.
Enzyme: Catalase: có tác dụng biến Hydrogen peroxide (H2O2) thành oxi
(O2) và nước (H2O) (Warren Levinson, 2000). Coagulase (men đông huyết tương):
do Stap. aureus tiết ra có tác dụng làm đông đặc huyết tương. Đây được xem như là
một yếu tố độc góp phần vào cơ chế gây bệnh của vi khuẩn (Warren Levinson,
2004).
Độc tố
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977) căn cứ vào mức độ bệnh có thể phân loại
độc tố như sau:
Độc tố dung huyết hay độc tố dung giải: là ngoại độc tố có thể làm tan hồng
cầu thỏ, dê và các động vật khác. Dung huyết tố bị hủy ở nhiệt độ 65oC sau 30 phút.
Khi cấy tụ cầu vào thạch máu có 5% máu cừu hoặc thỏ thấy tan huyết rõ rệt. Để tủ
ấm 36oC sau 24 giờ, chung quanh khuẩn lạc có một vòng dung huyết.
Độc tố diệt bạch cầu: có thể làm cho bạch cầu chết, không hoạt động, biến
thành không bào, tan rã thành hạt. Độc tố diệt bạch cầu thông qua lọc, ít chịu được
nhiệt hơn độc tố dung huyết, ở nhiệt độ 56 – 58oC đã bị phá hoại.

6


Độc tố hoại tử: chế bằng cách lọc canh trùng tụ cầu. Tiêm vào thỏ độc tố pha
loãng (0,2 ml) qua 24 giờ ở chỗ tiêm phát sinh phản ứng hoại tử, chung quanh nóng
và ứ máu.
Độc tố làm chết: nếu tiêm vào tĩnh mạch động vật cảm nhiễm nước lọc canh
trùng tụ cầu sẽ sinh ra độc tố làm chết con vật. Với lượng 0,1 – 0,75 ml có thể làm
chết thỏ nặng 1 kg. Sau khi tiêm 15 phút thỏ bị giật rất mạnh, thở khó khăn, mê man

rồi chết.
Độc tố đường ruột: độc tố này gây ngộ độc thức ăn cấp tính, thấy trong nước
lọc canh trùng, có sức chịu nhiệt cao.
Cấu trúc kháng nguyên
Có 2 loại kháng nguyên: một kháng nguyên polysaccharide ở vùng vỏ. Vỏ
này cùng với protein A có chức năng bảo vệ vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào.
Một kháng nguyên bề mặt (protein A) có khả năng gắn với mảnh F c của các
globulin miễn dịch. Chính nhờ hiện tượng gắn độc đáo này mà số mảnh Fc giảm
xuống. Quá trình gắn trên giúp Stap. aureus không bị thực bào bởi đại thực bào.
Sự đề kháng của S. aureus
Staphylococcus aureus có đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi
khuẩn không có nha bào khác. Nhiệt độ 80oC diệt vi khuẩn trong 1 giờ. Đun sôi
100oC chết sau 1-2 phút. Staphylococcus aureus dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát
trùng thông thường nhưng đề kháng với sự khô và sự đóng băng. Ở nơi khô ráo,
Staphylococcus aureus sống từ 4-5 tháng (Trần Thị Phận, 2004).
Tính kháng kháng sinh
Sự kháng kháng sinh của Sta. aureus là một đặc điểm rất đáng chú ý. Đa số
Sta. aureus kháng penicillin G do vi khuẩn này sản xuất được men penicillinase.
Một số còn kháng lại được methicillin gọi là methicillin resistant Sta. aureus (viết
tắt là MRSA), do nó tạo ra các protein gắn vào các vị trí tác động của kháng sinh
(Lê Huy Chính, 2003).
Năm 1950, 40% số chủng Sta. aureus được phân lập từ các bệnh viện đã
kháng lại penicillin, nhưng đến năm 1960 tỷ lệ đó đã tăng đến 80%
( aureus).
Năm 1977 người ta ghi nhận rằng Sta. aureus, mặc dù bị ức chế bởi
penicillin ở nồng độ thông thường nhưng nó chỉ bị diệt ở nồng độ cao hơn. Hiện

7



tượng này gọi là sự dung nạp kháng sinh, cơ chế của sự dung nạp chưa hoàn toàn rõ
ràng nhưng nó liên quan đến hiện tượng không tan bào của các chủng vi khuẩn này
khi có sự hiện diện của kháng sinh ở nồng độ nhạy cảm bình thường. Có lẽ vi khuẩn
đã ức chế được hiện tượng tan bào. Sự dung nạp kháng sinh đã được phát hiện trong
trường hợp viêm nội tâm mạc (Lê Huy Chính, 2003).
Theo Anakalo Shitandi và Milcah Mwangi (2004), Sta. aureus kháng thuốc
cao với penicillin (89,4%), kế tiếp là tetracycline (82,4%), trimethoprimsulfamethazine (80,6%), chloramphenicol (64,8%), erythromycine (38,4%) và
methyciline (35,9%).
Các chủng Sta. aureus có tỷ lệ đề kháng cao với ampicillin, Co-trimoxazol,
erythromycin, lincomycin từ 50 – 80%. Những kháng sinh có hoạt lực mạnh như
ceftriazol, ciprofloxacin cũng bắt đầu bị vi khuẩn này kháng lại. Đáng chú ý là tỷ lệ
đề kháng của Sta. aureus với methicillin lên tới 50%. Theo một số tác giả Việt Nam,
mức độ kháng của S. aureus với oxacillin cũng tăng khá nhanh, từ 9,6% năm 1989
lên đến 20,7% năm 1994. Những nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy nguy cơ lan
rộng của MRSA trong nhiễm trùng bệnh viện nói chung và nhiễm khuẩn ngoại khoa
nói riêng.
Tính gây bệnh
Trong tự nhiên, Sta. aureus thường ký sinh trên da, niêm mạc của người và
gia súc. Khi sức đề kháng của cơ thể kém hoặc tổ chức bị tổn thương vi khuẩn xâm
nhập và gây bệnh. Vi khuẩn có thể gây những ổ mủ ở ngoài da, niêm mạc. Một số
trường hợp vi khuẩn vào máu gây bệnh nhiễm trùng huyết, huyết nhiễm mủ. Ngoài
ra, ở người còn thấy độc tố ruột do Sta. aureus tiết ra gây nên nhiễm độc thức ăn và
viêm ruột cấp tính. Về mức độ cảm nhiễm ở gia súc: ngựa cảm nhiễm nhất rồi đến
chó, bò, heo, cừu. Gà, vịt, ít cảm nhiễm nhất. Người dễ cảm nhiễm với Sta. aureus.
Trong phòng thí nghiệm, thỏ cảm nhiễm nhất. Nếu tiêm 1-2 ml canh khuẩn
Sta. aureus vào tĩnh mạch tai thỏ, sau 36 – 48 giờ thỏ chết vì chứng huyết nhiễm
mủ. Mổ khám thấy nhiều ổ abscess trong phủ tạng. Nếu tiêm canh khuẩn non vào
dưới da cho thỏ sẽ gây áp xe dưới da (Nguyễn Như Thanh và ctv, 2001). Sta. aureus
còn gây ra một số bệnh ở chó như: viêm tử cung cấp và mãn tính, tích mủ ở tử cung,
viêm vú có nhiễm trùng, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm mủ nếp gấp,

viêm da mõm (Nguyễn Văn Biện, 2001). Sta. aureus có thể xâm nhập qua da hoặc
niêm mạc gây ra mụn nhọt.

8


Ngoài ra, S. aureus còn có thể gây ra một số bệnh nghiêm trọng như hội
chứng viêm da ở trẻ em ( aureus).
Đường xâm nhiễm
Trần Thị Phận (2004), cho rằng Staphylococcus thường ký sinh trên da và
niêm mạc, làm nung mủ các vết thương, nơi xây sát trên da, làm các tổ chức bị
sưng, tạo thành những ổ mủ, áp xe. Khi heo nái sinh đẻ, cơ quan sinh dục bị tổn
thương, niêm mạc âm đạo, tử cung bị sây sát, dưới tác động cùng lúc của tụ cầu và
liên cầu xâm nhập vào khu vực tổn thương, phát triển nhanh về số lượng, gây ra các
ổ viêm cata niêm mạc âm đạo sau đó gây viêm mủ cơ quan sinh dục (Phạm Sĩ Lăng
và ctv, 2002).
Chẩn đoán
Theo Trần Thị Phận (2004) chẩn đoán nhiễm trùng Staphylococcus aureus
dựa trên phân lập được chúng có trong mủ hay trong các dịch cơ thể. Chẩn đoán
nhiễm độc tụ cầu vàng chủ yếu là dựa vào lâm sàng hay dựa vào các đặc tính như:
sắc tố vàng cam, dung huyết, đông huyết tương. lên men đường mannitol, phản ứng
catalase.
Vi khuẩn Streptococcus faecalis
Đặc điểm hình thái
Liên cầu khuẩn Streptococcus faecalis (hiện nay được gọi là Enterococcus
faecalis) là những vi khuẩn hình cầu, gram dương xếp thành chuỗi dài ngắn khác
nhau. Liên cầu có khắp nơi trong tự nhiên: đất, nước, không khí…trong cơ thể động
vật và người. Trên cơ thể động vật, một số liên cầu thường ký sinh trên da, niêm
mạc đường tiêu hóa, hô hấp và không gây bệnh, một số lại có khả năng gây bệnh
(Nguyễn Như Thanh, 1997). Streptococcus faecalis có dạng hình cầu hay hình bầu

dục, đường kính trung bình 1µm, bắt màu gram dương. Liên cầu xếp thành chuỗi vì
nó phân chia trong 1 mặt phẳng thẳng góc với trục của chuỗi. Chiều dài của chuỗi
tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Jawetz và ctv, 1980).
Đặc tính nuôi cấy
Streptococcus faecalis là những vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, một
số kỵ khí tuyệt đối, phần lớn các liên cầu gây bệnh thích hợp ở nhiệt độ 37oC
(Nguyễn Như Thanh, 1997). Streptococcus faecalis tương đối khó nuôi cấy, vi
khuẩn chỉ mọc trong các môi trường có đầy đủ chất dinh dưỡng như môi trường
nước thịt, môi trường có óc và tim hoặc các môi trường có huyết thanh hay hồng
9


cầu. Vi khuẩn tăng trưởng mạnh trong điều kiện có CO2, riboflavin, pantothenic
acid…(Nguyễn Thanh Bảo, 1993).
Trong môi trường lỏng: vi khuẩn dễ hình thành các chuỗi và các chuỗi này
không bị gãy, dần dần tạo thành những hạt hoặc những bông rồi lắng xuống đáy ống
nghiệm. Do đó sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường phía trên trong suốt, đáy ống có cặn.
Trên môi trường đặc: vi khuẩn mọc thành các khuẩn lạc tròn, nhẵn và dẹt, đuờng
kính 1-2 mm.
Trên thạch máu, liên cầu có 3 dạng dung huyết: dung huyết α: khuẩn lạc
được bao quanh bằng một vòng màu xanh nhạt, tương đối hẹp. Đây là hiện tượng
dung huyết không hoàn toàn, chỉ có một phần hồng cầu bị tiêu. Dung huyết β: bao
quanh khuẩn lạc là một vòng trong suốt, rộng 2-4 mm. Đây là hiện tượng dung
huyết hoàn toàn, không có hồng cầu ở chung quanh khuẩn lạc. Dung huyết γ: màu
thạch xung quanh khuẩn lạc vẫn nguyên vẹn. Trong trường hợp này hồng cầu không
bị tiêu. (Warren Levinson, 2004).
Đặc tính sinh hóa
Các loài này không có catalase, không có các cytochrom c (nên thử oxidase
âm tính) (Trần Linh Thước, 2006).
Độc tố

Liên cầu nhóm A có khả năng sinh ra 1 độc tố, bản chất là protein, độc tố này
tạo nên các nốt ban đỏ.
Dung huyết tố: dung huyết tố của liên cầu có 2 loại:
Streptolysin O: có tác dụng làm tan hồng cầu ở chiều sâu của môi trường
không có oxy của không khí, dễ mất hoạt tính bởi oxy. Chất này là 1 kháng nguyên
mạnh, kích thích cơ thể hình thành kháng thể antistreptolysin O (ASO). Việc định
lượng kháng thể này có giá trị trong chẩn đoán bệnh do Streptococcus gây ra
(Warren Levinson, 2000).
Streptolysin S: không bị mất hoạt tính bởi oxy, có khả năng làm tan máu cả ở
trên bề mặt môi trường, có tính kháng nguyên kém, khi khỏi bệnh trong máu chỉ có
một ít kháng thể nên không được dùng để chẩn đoán bệnh (Nguyễn Như Thanh và
ctv, 1997).
Cấu trúc kháng nguyên

10


Liên cầu có cấu trúc rất phức tạp, có rất nhiều loại kháng nguyên được tìm
thấy ở liên cầu, tuy nhiên có 2 loại kháng nguyên quan trọng: carbonhydrate C: có
trong vách tế bào của vi khuẩn. Lancefield đã dựa vào chất này để phân loại
Streptococcus thành các nhóm từ A đến O (Jawet và ctv, 1980). Trong đó liên cầu
nhóm A thuộc loại dung huyết tố β, có khả năng gây bệnh rất lớn ở người: nhiễm
khuẩn các vết thương, viêm họng…(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). Protein M:
đây là yếu tố độc lực rất quan trọng đối với các vi khuẩn Streptococcus thuộc nhóm
A. Các vi khuẩn Streptococcus này thường gây bệnh và cho các khuẩn lạc nhầy.
Dựa trên protein M, người ta đã phân chia Streptococcus nhóm A thành hơn 80
chủng khác nhau (Warren Levinson, 2004).
Sự đề kháng của Strep. faecalis
Đa số Streptococcus bị tiêu diệt trong vòng 30-60 phút ở 50oC, ở 70oC, liên
cầu chết trong 35-40 phút (Nguyễn Thanh Bảo, 1993).

Tính kháng kháng sinh
Đối với kháng sinh, Streptococcus nhạy cảm với neomycin, sulphatrimethoprim, chloramphenicol, tetracycline (Oravainen và ctv, 2007).
Staphylococci kháng methicillin và phần lớn và phần lớn các chủng Enterococci
(Enterococcus faecalis mà trước đây gọi là Streptococcus faecalis và Enterococcus
faecium mà trước đây gọi là Streptococcus faecium) đề kháng với cefaclor và các
loại cephalosporin khác ( />Streptococcus faecalis đề kháng hoàn toàn với gentamycin và streptomycin ở
nồng độ thấp.
Streptococcus faecalis còn đề kháng với kháng sinh ampicillin (70%)
( />Tính gây bệnh
Vi khuẩn trong cơ thể người hay súc vật, do những nguyên nhân phức tạp, có
thể trở nên độc, và tác động gây bệnh, một mình hay kết hợp với những loại vi
khuẩn khác, gây ra những rối loạn cục bộ hay toàn thân (Nguyễn Vĩnh Phước,
1977).
Trong tự nhiên
Strep. faecalis có ở khắp nơi trên cơ thể người và động vật, bình thường
chúng cư trú ở họng và ruột, có khả năng gây bệnh cho người và động vật. Ở người

11


thường gặp trong nhiều bệnh nhiễm khuẩn như Eczema gây mủ ở phủ tạng, viêm
họng, mẩn đỏ hoặc các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm nội tâm mạc bán cấp. Ở
động vật Strep. faecalis thường gây nên những chứng nung mủ, những bệnh chung
hay chứng bệnh cục bộ (như trong bệnh viêm vú).
Trong phòng thí nghiệm
Thỏ là động vật thí nghiệm dễ cảm thụ nhất. Nếu tiêm liên cầu vào dưới da
cho thỏ, sẽ thấy abscess tại nơi tiêm. Nếu tiêm liên cầu vào tĩnh mạch hay phúc mạc
thỏ chết nhanh do nhiễm trùng huyết. Ngoài ra có thể dùng chuột nhắt để gây bệnh
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Đường xâm nhiễm

Vi khuẩn Streptococcus thường có trong miệng, mũi - hầu và hạch amiđan,
một vài nhóm sống trong đường ruột của người và các loài động vật và sống ở bộ
phận sinh dục của các loại gia súc, gây nên những chứng nung mủ (Nguyễn Như
Thanh và ctv, 1997). Chúng gây bệnh ở đường hô hấp trên, gây nhiễm trùng vết
thương, viêm tiểu cầu thận, sốt ban đỏ, sốt thấp khớp, viêm nội tâm mạc và viêm
màng não cấp tính. Bình thường, chúng sống “hòa bình” với người và động vật,
nhưng một khi cơ thể suy yếu vì bất cứ lý do gì thì vi khuẩn sẽ trỗi dậy và gây bệnh.
Trần Thị Phận (2004), Streptococcus sống chủ yếu ở niêm mạc đường sinh
dục của heo nái, khi sinh sản sức đề kháng giảm, đường sinh dục heo dễ bị tổn
thương nên tạo cơ hội cho liên cầu khuẩn phát triển và xâm nhập gây viêm. Ngoài
ra, vi khuẩn tồn tại ở ngoài môi trường còn xâm nhiễm vào đường sinh dục trong lúc
đẻ khó phải can thiệp.
Theo Trần Tiến Dũng và ctv (2002), sản dịch là môi trường tốt cho vi khuẩn
phát triển, các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng sau khi đẻ thường là Staphylococcus
và Streptococcus. Vi khuẩn phát sinh, phát triển gây ra quá trình sinh mủ trong cơ
quan sinh dục khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
2.2.2 Các chủng vi khuẩn gram âm
Vi khuẩn Escherichia coli
Đặc điểm hình thái
Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaeceae được Escherich phân lập đầu
tiên và đưa ra đặc điểm của vi khuẩn vào năm 1885. Escherichia coli là trực khuẩn
hình gậy ngắn, kích thước 2 x 0,6 - 3 x 0,6 µm. Trong cơ thể có hình cầu trực

12


khuẩn, đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn Escherichia coli có
khả năng di động do có lông xung quanh thân. Vi khuẩn không sinh nha bào, có thể
có giáp mô. Vi khuẩn bắt màu gram âm, có thể bắt màu đều hay sẫm ở hai đầu,
khoảng giữa nhạt hơn. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhầy để nhuộm có thể thấy

giáp mô, còn khi soi tươi không thấy được (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Đặc tính nuôi cấy
Escherichia coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, nhiệt độ thích
hợp là 37oC, có thể sống ở 10 - 46oC. Mọc dễ dàng trên môi trường Mac Conkey
(MC), Eosin Methylene Blue agar (EMB), Nutrient Broth (NB)…Một số hóa chất
ức chế sự phát triển của Escherichia coli như chlorine và dẫn xuất của nó, muối mật
(Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
Trên thạch thường, sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không
trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3mm. Nuôi lâu khuẩn lạc hình
như nâu nhạt và mọc rộng ra (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Trong môi trường nước thịt, Escherichia coli phát triển làm môi trường rất
đục có cặn màu tro nhạt lắng xuống đáy, đôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt,
môi trường có mùi thối (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Môi trường thạch EMB, Escherichia coli có khuẩn lạc tròn, hơi lồi, bóng,
màu tím bầm, ánh kim (Trần Thị Phận, 2004).
Đặc tính sinh hóa
Chuyển hóa đường: E. coli lên men rất nhiều loại đường: glucoza, levuloza,
galactoza, xyloza, lactoza kèm sinh hơi. Trừ adonit và inozit là E. coli không lên
men. Các E. coli có phản ứng sinh indol (I) (+), decarboxyla đối với lyzin, ocnitin,
acginin và axit glutamic, betaglactozidaza (+). Phản ứng Voges Proskauer (V) (-): là
phản ứng kiểm tra khả năng sinh ra axetyl - metyl cacbinol, phản ứng tìm khả năng
sử dụng xitrat (C) (-), không phân giải urê và không sinh H2S sau 48 giờ (Hoàng
Thủy Nguyên và ctv, 1974).
Độc tố
Nhiều chủng E. coli gây tiêu chảy hay gây ngộ độc thực phẩm ở người,
chúng được xác định là EPEC (enteropathogenic E. coli) (Lý Thị Liên Khai, 1999).
Nhóm ETEC (enterotoxigenic E. coli), các vi khuẩn này gây bệnh bằng cách tiết ra
2 loại độc tố ruột: LT (heat labile toxin = dễ bị nhiệt phá hủy) và ST (heat stable

13



×