Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN sán ký SINH ở ĐƯỜNG TIÊU HOÁ CHÓ tại THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP và THỬ HIỆU QUẢ một số THUỐC tẩy TRỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

PHẠM THỊ HUYỀN THANH

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN KÝ SINH Ở ĐƯỜNG
TIÊU HOÁ CHÓ TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ THỬ HIỆU QUẢ
MỘT SỐ THUỐC TẨY TRỪ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN HỮU HƯNG

Cần Thơ, tháng 7/2007
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá chó tại thành phố Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và thử hiệu quả một số thuốc tẩy trừ; do sinh viên:
…………………………… …..thực hiện tại……………………….
……………………………từ ……………….......đến………………………..

Cần Thơ, ngày tháng năm 2007



Cần Thơ, ngày tháng

Duyệt Bộ môn

năm 2007

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2007

Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

2


LỜI CẢM TẠ

Trung

Xin chân thành cảm ơn đến
Cha mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Thầy Nguyễn Hữu Hưng đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi xuyên
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cô Lý Thị Liên Khai (cố vấn học tập) đã tận tình động viên trong quá trình

học tập và làm đề tài
Các thầy cô trong Bộ Môn Thú Y đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi thực hiện đề tài.
Các cán bộ Thư Viện Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian tìm tài liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu.
Các cán bộ Chi Cục Thú Y Tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình điều tra thu thập mẫu trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.
Các bạn trong và ngoài lớp Thú Y khoá 28 đã giúp đỡ và động viên tôi trong
tâm
Học
liệu
@đềTài
suốt thời gian
củaĐH
khoá Cần
học và Thơ
thực hiện
tài. liệu học tập và nghiên cứu

3


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4


MỤC LỤC


Trung

Trang tựa ..................................................................................................................i
Trang duyệt ............................................................................................................ii
Lời cảm tạ ........................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................iv
Danh sách bảng .....................................................................................................vi
Danh sách hình .....................................................................................................vii
Tóm lược..............................................................................................................viii
Chương 1: Đặt vấn đề ...........................................................................................10
Chương 2: Cơ sở lý luận .........................................................................................2
2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về bệnh giun sán ký sinh trên chó ở nước
ngoài...........................................................................................................11
2.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh giun sán ký sinh trên chó ở trong nước
...................................................................................................................11
2.3 Sơ lược đặc tính sinh học của một số loài giun sán ký sinh trên chó......13
2.3.1 Lớp Nematoda (Rudophi, 1808) ........................................................ 13
2.3.2. Lớp Cestoda: (Rudophi, 1808).......................................................... 17
tâm Học 2.3.3.
liệu Lớp
ĐHTrematoda
Cần Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.................................................................................... 18
2.4 Tác hại của giun sán đối với ký chủ và sức khoẻ con người ..................19
2.4.1 Tác hại của giun sán đối với ký chủ .................................................. 19
2.4.2 Tác hại của giun sán đối với sức khoẻ con người............................ 20
2.5 Tác hại của giun sán đối với ngành chăn nuôi .......................................20
2.6 Chẩn đoán.............................................................................................21
2.7 Phòng bệnh ...........................................................................................21

2.8 Điều trị.................................................................................................21
2.8.1 Ivermectin2,5 (thuốc sử dụng để tẩy trừ giun móc và giun đũa
trong thí nghiệm) ........................................................................................... 21
2.8.2 Exotral (thuốc sử dụng để tẩy trừ giun móc và giun đũa trong thí
nghiệm) ........................................................................................................... 23
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................25
3.1 Nội dung ...............................................................................................25
3.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................25
3.2.1 Điều tra tình hình chung của thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
......................................................................................................................... 25
3.2.2 Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 25

5


Trung

3.2.3 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm.................................... 25
3.2.4 Phương tiện thí nghiệm ....................................................................... 26
3.2.5 Phương pháp kiểm tra phân tìm trứng giun sán .............................. 26
3.2.6 Phương pháp mỗ khám từng phần của viện sĩ Skrjabin ................ 30
3.2.7 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 32
3.2.8 Thử hiệu quả một số thuốc tẩy trừ giun sán .................................... 33
Chương 4: Kết quả thảo luận ................................................................................34
4.1 Tình hình chung của thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp...................34
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 34
4.1.2 Điều kiện xã hội ................................................................................... 34
4.1.3 Tình hình chăn nuôi và thú y.............................................................. 34
4.2 Kết quả tình hình nhiễm giun sán ký sinh đường tiêu hóa chó tại thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ...................................................................37

4.2.1 Kết quả tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó
(qua phương pháp kiểm tra phân)................................................................ 37
4.2.2 Kết quả tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó
(qua phương pháp mổ khám) ....................................................................... 42
4.3. Hiệu quả tẩy trừ ...................................................................................51
tâm
Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và đề nghị ..............................................................................53
5.1 Kết luận ................................................................................................53
5.2 Đề nghị .................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................54
PHỤ CHƯƠNG.....................................................................................................60

6


DANH SÁCH BẢNG

37
Bảng 4.1: Kết quả tình hình nhiễm giun sán ở chó theo lứa tuổi
Bảng 4.2: Thành phần loài giun sán ký sinh ở chó (qua kiểm tra phân)
39
Bảng 4.3: Kết quả thành phần loài giun sán ký sinh ở chó theo lứa tuổi (qua kiểm
tra phân)
41
Bảng 4.4: Kết quả tình hình nhiễm giun sán ký sinh đường tiêu hóa chó theo lứa
tuổi (qua phương pháp mổ khám) 42
Bảng 4.5: Thành phần loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa của chó (qua phương
pháp mổ khám)

44
Bảng 4.6: Kết quả tình hình nhiễm ghép giun sán ký sinh trên chó 49
Bảng 4.7: Kết quả thử nghiệm thuốc tẩy trừ giun đũa và giun móc ở chó 52

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Toxocara canis (Werner, 1782)
14
Hình 2.2: Toxascaris leonina (Linstow, 1902) 14
Hình 2.3: Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
15
Hình 2.4: Ancylostoma braziliense (theo Baylis, 1929) 16
Hình 2.5: Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884) (theo Petrov, 1931)
Hình 2.6: Dipylidium caninum (Linneus, 1785) 18
Hình 4.1: So sánh tỉ lệ nhiễm giun sán giữa các lứa tuổi chó 38
Hình 4.2: So sánh tỉ lệ nhiễm giữa các loài giun sán ký sinh ở chó 39
Hình 4.3: So sánh tỉ lệ nhiễm các loài giun tròn giữa các lứa tuổi chó 47
Hình 4.4: Tỉ lệ nhiễm loài sán dây và sán lá theo lứa tuổi
48
Hình 4.5: So sánh tỉ lệ nhiễm ghép giun sán giữa các lứa tuổi chó
49

17

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


8


TÓM LƯỢC

1. Qua kết quả xét nghiệm 145 mẫu phân chó nuôi tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp, kết quả cho thấy như sau:
Tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó là 56,55%.
Có 6 loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa chó: 3 loài giun móc là
Ancylostoma caninum (48,97%), Uncinaria stenocephala (28,97%), Ancylostoma
braziliense (19,31%); 2 loài giun đũa là Toxocara canis (11,72%) và Toxascaris
leonina (6,90%); 1 loài giun tóc là Trichuris vulpis (4,83%).
Tỉ lệ nhiễm các loài giun sán giữa các lứa tuổi chó: chó 1- 4 tháng tuổi nhiễm
giun sán chiếm tỉ lệ 61,36%, chó 5- 12 tháng tuổi nhiễm giun sán chiếm tỉ lệ
47,73%, chó >12 tháng tuổi nhiễm giun sán chiếm tỉ lệ 59,65%.

Trung

2. Kiểm tra qua mổ khám trên đường tiêu hóa của 100 con chó với số mẫu giun sán
thu được là 2674 con giun sán. Kết quả như sau :
Chó mổ khám bị nhiễm giun sán rất cao chiếm tỉ lệ 91,00%.
Có 9 loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá chó : lớp giun tròn có 6 loài ký
sinh ở đường tiêu hóa của chó là Ancylostoma caninum (61,00%), Ancylostoma
braziliense
(59,00%),
stenocephala
Spirocerca
(29,00%),
tâm

Học liệu
ĐHUncinaria
Cần Thơ
@ Tài (41,00%),
liệu học
tập vàlupi
nghiên
cứu
Toxascaris leonina (3,00%), Toxocara canis (2,00%) ; lớp sán dây có 2 loài ký sinh
ở đường tiêu hóa chó là Dipylidium caninum (25,00%) và Multiceps multiceps
(15,00%); lớp sán lá chỉ có một loài ký sinh ở đường tiêu hóa chó đó là
Echinochasmus perfoliatus (1,00%).
Tỉ lệ nhiễm ghép 3-4 loài/cá thể chó là phổ biến chiếm tỉ lệ là 47,25%.
3. Thuốc Ivermectin với liều 0,31 mg/kg thể trọng cho hiệu quả tẩy giun móc cao
hơn giun đũa (98,33% và 93,33%). Thuốc Ivermectin với liều 0,36 mg/kg thể trọng
và thuốc Niclosamide + Levamisole với liều (0,1mg + 0,0053mg)/kg thể trọng đều
cho hiệu quả tẩy giun đũa và giun móc là 100,00%. Thuốc an toàn không có phản
ứng phụ.

9


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trung

Hiện nay việc nuôi chó không chỉ là tập quán của người dân mà còn là nhu
cầu phục vụ đời sống con người như nuôi chó để làm cảnh, làm bạn, bảo vệ an ninh
quốc phòng và tài sản người dân.

Chó nuôi với mục đích đa dạng và phổ biến như vậy nên số lượng chó ngày
càng tăng, đặc biệt chó nghiệp vụ và chó cảnh được nuôi nhiều ở thành phố. Bên
cạnh đó các bệnh dịch ở chó ngày càng nhiều. Trong các bệnh gây nguy hiểm cho
chó thì bệnh ký sinh trùng làm cho chó gầy còm, chậm lớn, giảm sức đề kháng và
làm tiền đề cho các mầm bệnh khác xâm nhập và gây hại.
Điều đáng quan tâm là một số bệnh do giun sán gây bệnh trên chó có khả
năng lây truyền cho con người gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khoẻ con người
như bệnh giun móc, sán dây, …
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, được sự chấp thuận của Bộ Môn Thú Y, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi thực hiện
đề tài “Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá chó tại thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và thử hiệu quả một số thuốc tẩy trừ”.
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Mục đích của đề tài:
+ Xác định tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá chó tại
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
+ Xác định tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá chó tại thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
+ Xác định thành phần loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá chó tại
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
+ Thử hiệu quả thuốc tẩy trừ trên chó nhiễm giun sán
Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo người nuôi tẩy trừ và phòng
bệnh giun sán, góp phần hạn chế sự lây lan và phát tán bệnh cho con người và vật
nuôi tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

10


Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về bệnh giun sán ký sinh trên chó ở nước ngoài
Blagbum, -BL; Lindsay, -DS; Vaughan, -JL; Rippei, -NS; Wright, -JC;
Lynn, -RC; Kelch, -WJ; Ritchie, -GC; Hepler, -DI (1996) ở Mỹ thấy rằng giun sán
ký sinh ở đường tiêu hoá chó đã được nghiên cứu trên cơ sở kiểm tra phân. Trình
bày sự lưu hành những giun sán và nguyên sinh động vật thường gặp khác nhau tuỳ
theo từng vùng tại Mỹ và sự lưu hành của giun sán tuỳ theo tuổi của vật chủ, tình
trạng sản xuất và giống. Những loài giun sán ký sinh thường xuyên và phổ biến nhất
là Toxocara canis (14,54%), Ancylostoma caninum (19,19%) và Trichuris vulpis
(14,30%). Kết quả trên cho thấy cần phải kiểm soát bệnh ký sinh trùng và trị liệu
kịp thời, đặc biệt là những ký sinh trùng gây bệnh quan trọng.
Anene và ctv (1996) khảo sát 197 chó ở Nigeria cho biết tỉ lệ nhiễm ký sinh
trùng đường ruột là 68,50%. Trong đó Ancylostoma caninum nhiễm 37,60%,
Toxocara canis 31,50%, Dipylidium caninum 11,20%, Taenia hydatigena 9,10%,
Trichocephalus vulpis 3,60%, nhiễm ghép từ 2 loài trở lên chiếm 47,00%.
Dipylidium caninum nhiễm cao ở chó trên 1 năm tuổi, ngược lại Toxocara canis
nhiễm cao ở chó con và giảm dần theo tuổi.

Trung tâm Học
liệu ĐH
Thơ
liệuở học
tập
và bằng
nghiên
cứu
Dumenigo
và ctvCần
(1994)
khảo@

sát Tài
330 chó
Havana
(Cuba)
phương
pháp phù nổi. Kết quả có 17,90% chó nhiễm Toxocara canis. Tỉ lệ nhiễm có ảnh
hưởng bởi tuổi chó, không bị ảnh hưởng của giới tính.
2.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu bệnh giun sán ký sinh trên chó ở trong nước
Theo Lê Hữu Nghị, Nguyễn Văn Duệ (2000) đã kiểm tra phân 130 chó
ngoại, lai và nội thuộc các lứa tuổi nuôi tại thành phố Huế, kết quả cho thấy: 96%
chó nội, 90% chó lai và 66% chó ngoại nhập đã bị nhiễm giun sán đường tiêu hoá;
đã phát hiện 2 loài sán dây Diphyllobothrium manoni và Dipylidium caninum, 3 loài
giun tròn: Toxocara canis, Toxascaris leonina và Ancylostoma caninum nhiễm trên
chó. Tỉ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi.
Nguyễn Hữu Hưng và Ôn Hoà Thịnh (2002) mổ khám 324 chó tại 2 tỉnh
Vĩnh Long và An Giang cho biết tỉ lệ nhiễm giun sán ở chó là 100%. Thành phần
giun sán gồm 10 loài ở Vĩnh Long và 13 loài ở An Giang, thuộc 2 lớp sán dây và
giun tròn. Tác giả thử nghiệm Ivermectin 0,1% với 2 liều 1 ml/4 kg và 1,5 ml/5 kg
thể trọng đều cho hiệu quả tẩy sạch 100% đối với giun móc và giun đũa.
Theo Lê Hữu Khương (2005) tiến hành điều tra giun sán ký sinh trên chó ở
một số tỉnh miền Nam, kết quả mổ khám 1598 chó cho thấy tỉ lệ nhiễm giun sán
trên chó là 97,81%, trong đó có 4 loài thuộc lớp sán dây là: Dipylidium caninum

11


(24,09%), Spirometra mansoni (6,57%), Taenia hydatigena (1,38%), Taenia
pisiformis (0,06%) và 8 loài thuộc lớp giun tròn là: Gnathostoma spinigerum
(4,94%), Toxocara canis (6,57%), Dirofilaria immitis (45,74%), Spirocerca lupi
(46,05%), Trichocephalus vulpis (0,81%), Ancylostoma caninum (81,10%),

Ancylostoma braziliense (65,39%) và Uncinaria stenocephala (37,42%).
Theo Phạm Văn Khuê, 1967. Tỉ lệ nhiễm giun móc cao và thường gây bệnh
nhất là ở chó con, giun móc đẻ rất nhiều trứng, do vậy rất dễ tìm thấy trứng trong
phân.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả như Trịnh Văn Thịnh, 1982; Lương Văn
Huấn và Lê Hữu Khương, 1996; Kolevatova. AL, 1999; Georgi. Jay. R, 1969 ;
Fraser. CM, 1986: ở 23 - 30oC thích hợp nhất cho trứng và ấu trùng phát triển, ở 12
- 17oC toàn bộ trứng và ấu trùng ngừng phát triển và ở 40oC trứng và ấu trùng bị
chết rất nhanh.

Trung

Theo Nguyễn Văn Nghĩa (1998) tiến hành nghiên cứu tình hình nhiễm giun
móc ở thành phố Cần Thơ, kết quả kiểm tra 280 mẫu phân và mổ khám 35 con chó
cho thấy như sau: tỉ lệ nhiễm giun móc là 78,93%, và thành phần loài giun móc ký
sinh ghi nhận có ba loài với tỉ lệ như sau: Ancylostoma caninum 87,50%,
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ancylostoma braziliense 81,25%, Uncinaria stenocephala 43,75% .
Theo Văng Phước Hậu (2000) điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở
đường tiêu hoá chó và thử hiệu lực thuốc tẩy Ivermectin trên chó tại thị xã Vĩnh
Long, tỉnh Vĩnh Long, qua xét nghiệm 180 mẫu phân và thử nghiệm tẩy trừ 64 chó
nuôi, nhận thấy tỉ lệ nhiễm giun sán là 71,11%. Thử hiệu lực thuốc Ivermectin 0,1%
cho thấy hiệu quả 100%
Theo Skrjabin .K.I, Petro ấu trùng chưa cảm nhiễm thì không rời khỏi đóng
phân, còn ấu trùng cảm nhiễm thì rời khỏi đóng phân và có khả năng không những
di chuyển thẳng đứng theo ngọn cỏ.
Theo Ôn Hoà Thịnh (1999) tiến hành điều tra tình hình nhiễm giun sán ký
sinh ở đường tiêu hoá chó tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, kết quả xét
nghiệm phân 244 chó cho biết tỉ lệ nhiễm như sau: tỉ lệ nhiễm chung 75,00% với 6

loài thuộc lớp giun tròn và 1 loài thuộc lớp sán dây trong đó Ancylostoma caninum
59,84%, Ancylostoma braziliense 26,64%, Uncinaria stenocephala 15,57%.
Cùng tác giả qua mổ khám 124 chó cho thấy tỉ lệ nhiễm giun sán là 100%
trong đó 4 loài sán dây và 8 loài giun tròn trong đó Ancylostoma caninum 77,42%.
Ancylostoma braziliense 17,74%, Uncinaria stenocephala 14,52 %.

12


Hồ Tồng Nhân (1997) tiến hành mổ khảo sát 120 chó tại thị xã Vĩnh Long ,
tỉnh Vĩnh Long cho thấy chó bị nhiễm giun sán với tỉ lệ 100% , trong đó có 2 loài
thuộc lớp sán dây và 6 loài thuộc lớp giun tròn với tỉ lệ nhiễm theo từng loài như
sau : Taenia hydatigena 0,83%, Dipylidium caninum 25,00%, Ancylostoma caninum
82,50%, Ancylostoma braziliense 75,00%, Uncinaria stenocephala 7,50%,
Spirocerca lupi 63,33%, Dirofilaria immitis 70,83% .
2. 3 Sơ lược đặc tính sinh học của một số loài giun sán ký sinh trên chó
2.3.1 Lớp Nematoda (Rudophi, 1808)

Trung

Loài Spirocerca lupi (giun thực quản)
+ Spirocerca lupi ký sinh ở thực quản, tại đây chúng tạo thành những khối u,
khi còn sống chúng có màu đỏ hồng, miệng nhỏ hình 6 cạnh, thực quản gồm 2 phần
(phần trước: cơ, ngắn, phần sau: tuyến, dài).
+ Con đực dài: 30 - 54 mm, hai gai giao hợp không bằng nhau: 2,45 - 4,91 mm
và 0,64 - 0,762 mm.
+ Con cái dài: 54 - 80 mm, lỗ sinh dục nằm cuối thân, gần thực quản.
+ Vòng đời: Trứng qua lỗ dò thực quản theo phân ra ngoài, được các loại côn
trùng cánh cứng chủ yếu là bọ hung ăn phải, vào vật chủ trung gian ấu trùng
tâm Học

liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
chui khỏi vỏ, lột xác 2 lần trở thành ấu trùng gây nhiễm lần 3. Vật chủ khác
ăn phải vật chủ trung gian trở thành vật chủ dự trữ. Nếu chó ăn phải vật chủ
trung gian hay vật chủ dự trữ sẽ bị nhiễm giun
Loài Toxocara canis (Wener, 1972) (giun đũa)
+ Toxocara canis ký sinh ở ruột non chó, cáo, chồn.
+ Giun tròn to, thực quản thẳng, đặc biệt có dạ dày ở giữa ruột và thực quản có
cánh cổ rộng và dài, gợn sóng đầu hơi cong về phía bụng.
+ Con đực dài: 90 - 180 mm, đuôi thẳng
+ Vòng đời: Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi sau 5 ngày sẽ
trở thành trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm (L2). Vật chủ cuối cùng ăn phải
trứng vào ruột theo máu tới gan lột xác thành L3 lên tim, phổi, khí quản, rồi
di chuyển trở lại xuống ruột, tại đây ấu trùng lột xác 2 lần để trở thành dạng
trưởng thành.

13


Hình 2.1: Toxocara canis (Werner, 1782)
1. Đuôi cá thể đực; mặt bên; 2. dạ dày; 3. đuôi cá thể đực, mặt bụng

Loài Toxascaris leonina

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.2: Toxascaris leonina (Linstow, 1902)
1. phần trước cơ thể; 2. đầu, mặt lưng; 3. đuôi cá thể đực

+ Toxascaris leonina ký sinh ở ruột non chó.
+ Đầu có 3 môi, thực quản đơn giản hình trụ, không có hành thực quản và

không có dạ dày. Đầu có cánh, đầu hẹp và hơi cong về phía lưng.
+ Con đực dài 40 - 80 mm, đuôi nhọn không tù. Hai gai giao cấu bằng nhau dài
0,9 - 1,5mm.
+ Con cái dài 60 - 100 mm.
14


Vòng đời:
+ Trứng theo phân ra ngoài nếu nhiệt độ 19-220C sẽ hình thành trứng có chứa
ấu trùng L2 (nhiệt độ từ 28-300C cần 2,5 ngày, nếu nhiệt độ 30oC cần 2 ngày,
nhiệt độ 400C và cao hơn nữa trứng sẽ bị chết). Khi chó ăn phải trứng có
chứa ấu trùng, ấu trùng vào ruột giải phóng ở ruột sau đó xâm nhập vào vách
ruột, lột xác và phát triển thành trưởng thành.
+ Thời gian từ khi ăn phải trứng đến khi trưởng thành ở trong ruột mất 55 - 75
ngày (Petro, Borov Kava,1963).
Loài Ancylostoma caninum

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2.3: Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
1- Đầu; 2- Túi đuôi con đực; 3- Túi đuôi con cái
(theo Skrjabin và Petrov, 1964)

+ Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non chó.
+ Bao miệng mỗi bên có ba đôi răng chia 3 nhánh
+ Con đực dài 9 - 12 mm, hai gai giao hợp bằng nhau dài 0,75 - 0,87 mm, đoạn
cuối nhọn, đuôi phát triển có túi datine.

15



+ Con cái dài 10 - 21 mm, âm hộ nằm 1/3 phía sau thân
+ Kích thước trứng: 0,060 - 0,066 x 0,037 - 0,042 mm
Loài Ancylostoma braziliense

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Hình 2.4: Ancylostoma braziliense (theo Baylis, 1929)

+
+
+
+
+

Ancylostoma braziliense ký sinh ở ruột non chó.
Bao miệng chỉ có một đôi răng không phân nhánh.
Con đực dài 6 - 6,75 mm
Con cái dài 7 - 10 mm
Kích thước trứng: 0,075 - 0,095 mm x 0,041 - 0,045 mm

Loài Uncinaria stenocephala
+ Loài Uncinaria stenocephala ký sinh ở ruột non chó
+ Bao miệng có 5 phần mảnh lồi, có hai đôi răng hình bán nguyệt xếp đối xứng
nhau
+ Con đực dài: 6 - 16 mm x 0,1 – 0,33 mm
+ Con cái dài: 9 - 16 mm đỉnh của đuôi có gai mịn, âm hộ nằm 1/3 phía sau
thân
+ Kích thước trứng: 0,078 - 0,083 mm x 0,052 - 0,059 mm.

16



Hình 2.5: Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884) (theo Petrov, 1931)

Trung

Vòng đời giun móc: Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thuận
lợi sau 20 giờ tới một vài ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu trùng chui ra
tâmkhỏi
Học
liệu
Tài
liệu
học gây
tậpnhiễm.
và nghiên
cứu
trứng
6-7ĐH
ngày,Cần
lột xácThơ
lần 2 @
để trở
thành
ấu trùng
Chó ăn phải
ấu trùng gây nhiễm, ấu trùng vào cơ thể sau 2 lần lột xác trở thành dạng trưởng
thành. Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó là đường chui qua da. Chó mẹ nếu có
mang ấu trùng gây nhiễm (L3), khi chó con bú sẽ truyền qua sữa gây nhiễm cho
chó con. Khi nhiễm qua đường miệng không có quá trình di hành.

2.3.2. Lớp Cestoda: (Rudophi, 1808)
Dipylidium caninum
+ Dipylidium caninum ký sinh ở ruột chó, cáo và các loài ăn thịt.
+ Sán dài: 100 - 750 mm, rộng 2 - 3 mm, đầu nhỏ có 4 giác bám hình elip
+ Đỉnh đầu có 3 - 4 hàng móc có từ 30 - 150 móc. Móc lớn dài 0,012 - 0,015
mm, móc nhỏ dài 0,005 - 0,006 mm.
+ Đốt trưởng thành và đốt già chiều dọc lớn hơn chiều ngang, có hình dạng
giống như hạt dưa. Mỗt đốt có hai cơ quan sinh dục cái, đổ ra hai bên của
đốt.
+ Vòng đời: có sự tham gia của vật chủ trung gian là bọ chét và rận chó
Ctenocephalides canis, Trichodectes canis. Đốt già chứa khoảng 300 trứng
rụng theo phân ra ngoài. Đốt sán bị phá vỡ giải phóng trứng và bọc trứng.
Vật chủ trung gian ăn phải sẽ phát triển thành Cysticercoid sau 18 ngày, chó

17


cắn lông ăn phải hay ăn phải đồ ăn, thức uống có lẫn bọ chét, rận sẽ đi vào
đường tiêu hoá và phát triển thành dạng trưởng thành sau 3 tuần.

Hình 2.6: Dipylidium caninum (Linneus, 1785)
1,2: Đầu; 3: Đốt lưỡng tính (theo Mathevóian, 1963)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Multiceps multiceps (Taenia multiceps)
+ Multiceps multiceps ký sinh ở ruột non chó, cáo , sói , chó rừng.
+ Sán dài 100 – 1000 mm.
+ Đầu tròn có 22 – 32 móc đỉnh. Đốt già chứa tử cung 9 – 26 nhánh.
+ Trứng tròn: 30 – 37µ.
+ Ký chủ trung gian là cừu, dê, heo, khi nuốt phải trứng sán sẽ hình thành

Coenurus cerebralis ký sinh ở não của cừu, dê (ký chủ trung gian). Ấu trùng
này sẽ được ký chủ cuối cùng ăn phải, sẽ phát triển thành sán trưởng thành.
2.3.3. Lớp Trematoda
Echinochasmus perfoliatus (Ratz, 1908)
+ Echinochasmus perfoliatus ký sinh ở ruột.

18


Trung

+ Sán lá có dạng mảnh và thon dài. Kích thước cơ thể 3,45 - 4,96 × 0,55 0,71 mm. Bề mặt cơ thể sau viền cổ và vùng hầu phủ gai cutin dày, sau thưa dần và
kết thúc ở phía sau giác bụng, một số cá thể gai cutin phủ
đến sau tinh hoàn. Giác miệng nhỏ hình phểu, kích thước
0,138 - 0,165 × 0,138 - 0,165.
+ Giác bụng tròn to hơn giác miệng, kích thước 0,30 - 0,38
× 0,30-0,41.
Hai tinh hoàn to, nằm cái trước cái sau ở nửa sau cơ thể và
thường đè lên nhau một chút, kích thước gần như nhau 0,38
- 0,41 × 0, 55 - 0,69.
+ Kích thước trứng 0,096 - 0,10 × 0,069 – 0,075 mm.
+ Vòng đời: chó là ký chủ cuối cùng bài xuất phân cùng
trứng của sán lá này ra môi trường bên ngoài, trứng sán lá
trôi vào môi trường nước ngọt của suối, sông, ao hồ và
trứng nở thành miracidium (mao ấu). Ấu trùng này tích cực
xâm nhập vào một loài ốc nước ngọt là Lymnae hay
Planorbis và ở đây vĩ ấu được tạo thành. Đôi khi các vĩ ấu
này tạoThơ
thành@
kénTài

trênliệu
ốc làhọc
ký chủ
trung
thứ nhất,
tâm Học liệu ĐH Cần
tập
vàgian
nghiên
cứu
nhưng thường chúng thoát ra khỏi ký chủ này trở lạ vào
nước và xâm nhập vào một ký chủ trung gian thứ hai: đó
cũng là một loài ốc hay một loài lưỡng cư và hiếm hơn là
một loài cá. Khi gia súc ăn phải ký chủ trung gian này chứa
metacercaria (nang ấu) thì mắc bệnh. Ấu trùng này phát
triển thành sán lá trưởng thành gây bệnh viêm ruột do sán lá ký sinh trong vách
ruột.
2.4 Tác hại của giun sán đối với ký chủ và sức khoẻ con người
2.4.1 Tác hại của giun sán đối với ký chủ
Các loài giun sán gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của thú
Giun tròn Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria
stenocephala) giun trưởng thành bám vào niêm mạc ruột non ký chủ, tại chỗ bám
gây viêm xuất huyết do giun tiết độc tố chống đông máu làm ký chủ mất máu. Trên
chó con gây hiện tượng mất máu không bù được làm chó có thể chết, trên chó lớn
có thể hồi phục tuy nhiên sẽ dẫn đến hiện tượng mất máu loãng. Trên ruột non khi
có giun móc làm nên những vết loét, viêm cata, suy nhược, kiết lỵ, tiêu chảy có khi
có máu.

19



Giun đũa (Toxocara canis, Toxascaris leonina): chó mất tính thèm ăn, gầy
còm, chậm lớn, bụng chướng to, ói mữa ra giun, có khi xuất hiện triệu chứng thần
kinh co giật. Trong quá trình di hành, ấu trùng có thể gây ra sự hoại tử ở các cơ
quan.
Sán dây (Dipylidium caninum): khi ký chủ bị nhiễm nặng sẽ ói mữa, giảm
ăn, tiêu chảy, kiệt sức, có triệu chứng thần kinh.
Giun xoăn thực quản (Spirocerca lupi): ký sinh tạo khối u ở thực quản, dạ
dày, động mạch phổi, khi nhiễm nhiều vật kém ăn, khó nuốt, ho, ói mữa, suy kiệt và
chó có thể chết.
Giun tóc (Trichuris vulpis): khi con vật nhiễm nặng gầy còm, thiếu máu, suy
kiệt, do giun bám vào niêm mạc ruột và tiết độc tố làm tế bào biểu mô và dung mao
ruột bị phân huỷ.
2.4.2 Tác hại của giun sán đối với sức khoẻ con người

Trung

Theo bác sĩ Trần Xuân Mai trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(1994) cho biết ấu trùng giun móc có thể chui qua da người, do không có men phân
giải vách tĩnh mạch của người nên chúng không vào máu được, tại đây tạo những
tâm
Học
ĐH
@ dài
Tàira liệu
học
vàCùng
nghiên
cứu
nốt đỏ

sần, liệu
nhô lên
nhưCần
sợi chỉThơ
mỗi ngày
vài mm
đến tập
vài cm.
với nhận
định này, theo Jay R.Geogi (1992) khi ấu trùng chui qua da người gây nên phản ứng
da tạo thành những nốt đỏ gọi là hiện tượng “ấu trùng định cư dưới da”.
Jay R.Geogi (1992) cho biết ấu trùng giun đũa gây bệnh chủ yếu cho trẻ em,
nó tạo nên 2 hội chứng: “ấu trùng di hành trong nội tạng” gây viêm phổi, gan to
(gây bệnh chủ yếu ở trẻ em từ dưới 3 tuổi) và hội chứng “ấu trùng di hành trong
mắt” gây viêm võng mạc, mắt kết hạt giống như hiện tượng nguyên bào võng mạc
(gây bệnh chủ yếu ở trẻ em từ 3-13 tuổi). Di chứng của 2 hội chứng trên gây ốm
yếu, dễ bị kích động, mù loà và có thể chết.
Sán dây lây sang người chủ yếu là loài Dipylidium caninum qua con đường
thức ăn, nước uống.
Echinochasmus perfoliatus gây bệnh viêm ruột cho người khi người ăn phải
ấu trùng sán này do nó ký sinh trong vách ruột.
2.5 Tác hại của giun sán đối với ngành chăn nuôi
Bệnh có thể phát sinh thành dịch làm chó chết nhiều hoặc làm thành bệnh
lưu hành khó dứt khỏi.

20


Bệnh ký sinh trùng thường là mãn tính, bệnh làm giảm sinh trưởng, sinh sản
không chỉ trên một cá thể mà có thể cho cả đàn.

Bệnh giun sán làm tổn thương tổ chức và hoạt động sinh lý của sinh vật, làm
giảm sức đề kháng của con vật làm cho con vật dễ cảm nhiễm với các mầm bệnh
khác, từ đó các bệnh truyền nhiễm phát sinh, thời gian mang mầm bệnh kéo dài.
2.6 Chẩn đoán
-

Theo dõi triệu chứng lâm sàng: niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược,
phân nhầy có lẫn máu, bỏ ăn táo bón …

-

Dựa vào phương pháp mổ khám để tìm giun

-

Xét nghiệm phân để tìm trứng giun sán

2.7 Phòng bệnh
-

Chăm sóc nuôi dưỡng chó chu đáo để nâng cao sức đề kháng. Nếu thấy
có những triệu chứng của bệnh (gầy còm, niêm mạc nhợt nhạt, phân có
lẫn máu, suy nhược…) thì kịp thời cho uống thuốc để tẩy trừ giun sán.

-

Trung tâm

Xung quanh nhà nên phát hoang các bụi cây để ánh nắng chiếu trực tiếp
Họccóliệu

ĐHdiệt
Cần
Thơ
Tài liệu học tập và nghiên cứu
tác dụng
trứng
và ấu@
trùng.
-

Không nên nuôi chó thả rong.

-

Nên định kỳ dùng thuốc tẩy giun sán cho chó

-

Phân chó cần được thu gom và xử lý

2.8 Điều trị
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tẩy trừ bệnh giun sán cho chó với nhiều
phương thức trị liệu và liều lượng đa dạng của nhiều tác giả
2.8.1 Ivermectin2,5 (thuốc sử dụng để tẩy trừ giun móc và giun đũa trong thí
nghiệm)
Công ty thuốc Thú y Trung Ương
Thành phần:
Ivermectin
250 mg
Dung môi vừa đủ 100 mg

Công thức
Với Dihydroavermectin B1a thay R=C2H5
Với Dihydroavermectin B1b thay R=CH3
Lactose macrocylique, 22- 23 dihyro avermectin B1

21


Công thức hoá học

Nguồn gốc

Trung

Được lấy ra từ nấm men Streptomyces avermitilis. Chất bột kết tinh, màu
vàng nhạt, không tan trong nước, nhưng tan mạnh trong dung môi hữu cơ.
Ivermectin
hỗn ĐH
hợp gồm
80%
Dihydroavermectin
1a và 20%
tâm
Học làliệu
Cần
Thơ
@ Tài liệuBhọc
tậpDihydroavermectin
và nghiên cứu
B1b.

Ưu điểm nổi bật của thuốc là chỉ số an toàn cao. Không hề gây độc cho bào
thai, trừ một số giống chó kéo xe có thể bị triệu chứng ngộ độc của hệ thần kinh.
Thuốc được dùng tiêm dưới da
Thuốc có tác dụng trị tất cả giun tròn ký sinh. Thuốc có tác dụng chống tất cả
ký sing trùng ở các thời điểm khác nhau và các thời kì phát triển của ấu trùng ký
sinh trên động vật nuôi.
Thuốc được thải trừ qua phân nên cũng gây ảnh hưởng đến môi trường. Nó
làm chậm quá trình phân giải các chất hữu cơ trong chất thải của động vật khi ủ hay
trong đất, trong nước.
Tỉ lệ hấp thu phụ thuộc vào cách bào chế, đường đưa thuốc. Nếu tiêm cho
chó mèo nồng độ thuốc cao nhất sẽ đạt sau 2-5 giờ.
Cơ chế
Thuốc ức chế dẫn truyền xung động thần kinh của nội ký sinh trùng. Dưới
tác dụng của enzym cholinestheraza bị phong toả, làm acetylcholin tích luỹ nhiều
tại synaps thần kinh. Trong khi đó hệ GABA (δ-amino-butyricacid) vẫn hoạt động

22


bình thường, tức acetylcholin vẫn tiếp tục được tổng hợp. Kết quả hoạt động của
các nhánh thần kinh thuộc hệ trung ương không được kiểm soát làm cho ký sinh
trùng bị ngộ độc thuốc. Biểu hiện: run rẩy, co giật liên tục mất năng lượng, hết khả
năng bám, liệt, rồi chết.
Liều dùng: 1ml/7- 8 kg thể trọng hay 0,31- 0,36 mg/kg thể trọng.
Quy cách: chai 20 ml
2.8.2 Exotral (thuốc sử dụng để tẩy trừ giun móc và giun đũa trong thí nghiệm)
Viện bào chế thuốc Thú Y Virbac, France.
Thành phần: Niclosamide
400 mg
Levamisole (HCl)

21,2 mg
Tá dược vừa đủ
800 mg
Công thức hoá học

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Levamisole

Niclosamide

Cơ chế tác động của thuốc
Niclosamide: là chất kháng nội ký sinh thuộc nhóm Salicylanilaide, không bị
hấp thu trong ống tiêu hoá, có tác dụng ngăn cản sự hấp thu glucose của ký sinh làm
cho ký sinh trùng đói và chết. Niclosamide tác dụng rất tốt trên Taenia spp.,
Dipylidium và Echinococcus, …Niclosamide có thể dung nạp rất dễ dàng và không
gây độc.
Levamisole (HCl): là chất kháng kí sinh thuộc nhóm Imidazothiazoles trong
cơ thể có tác động làm tê liệt và tăng co bóp ruột để tống giun ra ngoài. Bên cạnh đó
Levamisole còn có khả năng tạo miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng chống lại
bệnh tật. Thuốc có tác dụng hữu hiệu trên các loại giun sán của chó, mèo như
Ascaris spp. (giun đũa), Ancylostoma spp. (giun móc), Strongylus spp., Dirofilaria

23


(giun tim). thuốc an toàn, phân tán nhanh trong cơ thể, bài tiết qua nước tiểu và
phân.
Công dụng: phòng và trị nội ký sinh trùng trên chó, mèo gây ra bởi các loại
giun móc, giun đũa, giun tim, sán dây, …

Hướng dẫn sử dụng: Dùng cho chó, mèo uống nguyên viên hay trộn vào thức
ăn, dùng trước khi ăn.
Liều dùng: 1 viên/5 kg thể trọng hay (0,1 mg Niclosamide + 0,0053 mg
Levamisole)/kg thể trọng
Chó mèo dễ bị tái nhiễm nên cần được cho uống hàng tháng trong 2 tháng
đầu. Chó, mèo lớn xổ 2 lần trong năm để tránh tái nhiễm.
Thuốc không tương kị.
Những điểm cần lưu ý: sản phẩm này rất an toàn nên có thể xổ cho thú còn
nhỏ, cũng như thú bệnh hay dưỡng bệnh, chó có thai hay nuôi con.
Quy cách: mỗi vĩ 6 viên

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

24


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
+ Điều tra tình hình chung của thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
+ Xác định tỉ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá chó tại thành phố Cao
Lãnh
+ Xác định tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá chó
theo lứa tuổi
+ Xác định thành phần loài giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá chó tại thành phố
Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
+ Thử hiệu quả của thuốc tẩy trừ giun đũa và giun móc bằng Niclosamide +
Levamisole và Ivermectin
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Điều tra tình hình chung của thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp điều tra cắt ngang
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Dựa theo số liệu của Cục Thống Kê, Đài Khí Tượng Thuỷ Văn, Chi Cục Thú
Y tỉnh Đồng Tháp
3.2.2 Bố trí thí nghiệm
Các mẫu khảo sát được thực hiện qua phương pháp điều tra cắt ngang tại thời
điểm thí nghiệm.
Dung lượng mẫu điều tra được tính theo công thức:
n = [1- (1- p)1/d ] [ N- (d- 1)/2 ]+ 1 cho tổng đàn > 1000
n = [1- (1- p)1/d ] [ N- (d- 1)/2 ]
cho tổng đàn < 1000
Trong đó:
n: Số mẫu phải lấy
p: Độ tin cậy (yêu cầu mức độ tin cậy 95%)
d: Số con nhiễm tối thiểu trong đàn để được xem là địa phương
có dịch bệnh (thông thường 10% tổng đàn)
N: Tổng đàn gia súc
3.2.3 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
-

Thời gian: từ 4/2007 đến 7/2007
Địa điểm: lấy mẫu ở hộ dân thuộc thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

25


×