Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN CHÓ tại THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.75 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

VÕ BẢO TOÀN

TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN CHÓ TẠI
Trung tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, Tháng7/2007

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại Thành Phố Cần Thơ.
Do sinh viên : VÕ BẢO TOÀN thực hiện tại phòng thí nghiệm Vi
Trùng - Bộ Môn Thú Y và Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ, từ
05/04/2007 đến 25/06/2007.

Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2007

Cần Thơ, ngày

Duyệt Bộ Môn

tháng năm 2007

Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TS. TRẦN THỊ PHẬN
Cần Thơ ngày

tháng

năm 2007

Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD

2


LỜI CẢM TẠ
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm tạ.
* Cô TRẦN THỊ PHẬN đã tận tình động viên, hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt thời gian làm luận văn.
* Cô cố vấn học tập LÝ THỊ LIÊN KHAI đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
khóa học.
* Thầy NGUYỄN VĂN BIỆN và Thầy NGUYỄN DƯƠNG BẢO đã hết lòng

giảng dạy và tạo điều kiện để hoàn thành luận án.
* Qúi Thầy, Cô hai Bộ môn Thú Y và Bộ môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp và
quí Thầy, Cô Trường Đại Học Cần Thơ đã hết lòng giảng dạy em 5 năm qua.
* Các anh, chị ở Bệnh Xá Thú Y Trường ĐẠI HỌC CẦN THƠ và các bạn lớp
Chăn Nuôi - Thú Y K28 cùng các bạn lớp Thú Y K28 đã ủng hộ và nhiệt tình giúp
đỡ tôi.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................i
Trang duyệt .................................................................................................................. ii
Lời cảm tạ ................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................iv
Danh sách bảng viêt tắt................................................................................................vii
Danh sách bảng ..........................................................................................................viii
Danh sách hình- sơ đồ .................................................................................................ix
Tóm lược.......................................................................................................................x
CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................2
2.1. LỊCH SỬ BỆNH LEPTOSPIRA. .......................................................................... 2
2.2. CĂN BỆNH HỌC ................................................................................................ 3


Trung tâm
Học
ĐH
Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên3 cứu
2.2.1.
ĐặcLiệu
điểm của
mầm
bệnh Thơ
................................................................................
2.2.2. Hình thái vi khuẩn. ........................................................................................4
2.2.3. Đặc tính nuôi cấy ............................................................................................ 5
2.2.4. Sức đề kháng. ................................................................................................. 5
2.2.5. Cấu tạo kháng nguyên .................................................................................... 6
2.3. Dịch tễ học ......................................................................................................... 6
2.3.1. Loài vật mắc bệnh. .......................................................................................... 6
2.3.2. Cơ chế gây bệnh. ........................................................................................... 7
2.3.3. Cách lây lan .................................................................................................... 7
2.4. TRIỆU CHỨNG . .................................................................................................. 9
2.4.1 Trên chó. .......................................................................................................... 9
2.4.2 Trên người. ..................................................................................................... 10
2.4.3 Trên heo. ....................................................................................................... 11
2.5. BỆNH TÍCH ........................................................................................................11
2.6. CHẨN ĐOÁN. ...................................................................................................12

4


2.6.1. Chẩn đoán vi khuẩn học..................................................................................12

2.6.1.1. Lấy bệnh phẩm.........................................................................................12
2.6.1.2. Kiểm tra bằng kính hiển vi ...................................................................... 12
2.6.1.3. Nuôi cấy vào môi trường thích hợp. ........................................................12
2.6.1.4. Tiêm động vật thí nghiệm. .......................................................................12
2.6.2. Chẩn đoán huyết thanh học. ...................................................................... 13
2.7. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH.................................................................................... 14
2.7.1. Phòng bệnh. ..................................................................................................14
2.7.2. Trị bệnh ....................................................................................................... 15
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............................16
3.1. NỘI DUNG. ........................................................................................................ 16
3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........................................................................... 16
3.2.1. Đối tượng..................................................................................................... 16
3.2.2. Dụng cụ và vật liệu xét nghiệm. .................................................................... 16
Phương
pháp
lấy mẫu.
Trung tâm3.2.3.
Học
Liệu
ĐH
Cần...................................................................................17
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3.2.4. Các bước chuẩn bị. ....................................................................................... 17
3.2.5. Tiến trình phản ứng....................................................................................... 18
3.2.6. Tiến hành đối chứng âm.................................................................................19
3.2.7. Đánh giá kết quả. .........................................................................................19
3.2.8. Nâng hiệu giá............................................................................................... 21
3.2.9. Xử lý số liệu. ...............................................................................................21
CHƯƠNG 4 KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN ...............................................................22
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................35

5.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 35
5.2 ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 37
Phụ lục .......................................................................................................................39

5


BẢNG VIẾT TẮT
MAT: Microscopic Agglutination test.
ELISA: Enzyme Linred Immunro Sorbert Assay.
o

C: Degree Celsus.

µm: micrometer (s)
ml: milliliter (s).
µl: microliter (s).

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

6


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1. Một số vaccine tiêm phòng có bệnh Leptospirosis .............................................. 14
Bảng 2. Tỉ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại Thành Phố Cần Thơ .................................... 22
Bảng 3. Tỉ lệ dương tính ở chó theo giống. ..................................................................... 23
Bảng 4. Tỉ lệ dương tính ở chó theo lứa tuổi.


23

Bảng 5. Tỉ lệ dương tính đối với chó tiêm phòng Leptospira và
chó không tiêm phòng Leptospira................................................................................... 24
Bảng 6. Tỉ lệ dương tính ở chó theo phương thức nuôi.

25

Bảng 7. Các chủng Leptospira gây nhiễm và hiệu giá kháng thể các
mẫu huyết thanh ngưng kết ............................................................................................. 28
Bảng 8. Số chủng nhiễm trên một cá thể.

31

Bảng 9. Tỉ lệ nhiễm 1 chủng trên 1 cá thể.

32

Bảng 10. Nhiễm đa chủng trên một cá thể....................................................................... 34

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

7


DANH SÁCH HÌNH – SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1. Các dạng hình thái xoắn khuẩn Leptospira dưới kính hiển vi điện tử ..................... 5
Hình 2: Các mức độ ngưng kết trong phản ứng vi ngưng kết (MAT) ............................... 20

Hình 3: So sánh tỉ lệ dương tính ở chó theo giống............................................................ 23
Hình 4: So sánh tỉ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo lứa tuổi .......................................... 24
Hình 5: So sánh tỉ lệ nhiễm Leptospira trên chó đã tiêm phòng
Leptospira và chó không tiêm phòng Leptospira............................................................. 25
Hình 6 : So sánh tỉ lệ nhiễm Leptospira trên chó theo phương thức nuôi......................... 26
Hình 7: So sánh tỉ lệ nhiễm leptospira giữa các chủng

29

Hình 8 : Tỉ lệ nhiễm Leptospira theo số chủng trên 1 cá thể............................................. 32
Hình 9 : Tỉ lệ nhiễm 1 chủng Leptospira trên 1 cá thể...................................................... 33
Sơ đồ 1 : Sự truyền lây trong bệnh Leptospira ................................................................... 9
Sơ đồHọc
2: Sơ Liệu
đồ pha loãng
.............................................................................
Trung tâm
ĐH huyết
Cầnthanh
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên 18
cứu
Sơ đồ 3: Sơ đồ nâng cao hiệu giá huyết thanh.................................................................. 21

8


TÓM LƯỢC

Từ ngày 05 tháng 04 năm 2007 đến ngày 25 tháng 06 năm 2007 chúng tôi đã

tiến hành điều tra tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại Thành Phố Cần Thơ với
tổng số mẫu là 100 mẫu, trong đó chó ta là 31 mẫu, chó ngoại là 69 mẫu. Bằng
phản ứng vi ngưng kết trên phiến kính với kháng nguyên sống ( MAT ), chúng tôi
ghi nhận tỉ lệ nhiễm Leptopira trên chó tại Thành Phố Cần Thơ 21,00%. Trong đó,
chó nhiễm 10 chủng chỉ có chủng L. javanica và chủng L. canicola là không
nhiễm. Chó nhiễm chủ yếu là đơn chủng, rất ít những cá thể nhiễm 2 -3 chủng, hiệu
giá ngưng kết từ 1/100 - 1/200.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

9


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là loài vật rất thông minh nhanh nhẹn, rất gần gũi thân thiện với con
người và rất trung thành với chủ, được nhân dân ta nuôi từ lâu đời. Ngày nay với sự
phát triển kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu nuôi chó
ngày càng trở nên phong phú với nhiều mục đích khác nhau. Do vậy số lượng chó
được nuôi ngày càng nhiều, đa dạng về giống và nguồn gốc.
Với sự gia tăng về số lượng chó, giống chó thì tỉ lệ mắc bệnh và các loại
bệnh cũng gia tăng nhất là các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh Leptospirosis
trên chó. Bệnh Leptospirosis là bệnh chung giữa gia súc, người và các động vật
hoang dã khác. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt, da vàng, đi tiểu ra máu, viêm
gan thận, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh và có thể sẩy thai…
Bệnh Leptospirosis do xoắn khuẩn Leptospira gây nên, tuy nhiên những
động vật khác nhau cảm nhiễm những serotype khác nhau. Chó ở Việt Nam thường
nhiễm những serotype: L. canicola; L. bataviae; L. icterohaemorrhagiae;
L. pomona; L. hebdomadis.


Trung tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Do vậy, để tìm hiểu bệnh Leptospirosis do chó gây ra và góp phần bảo vệ
sức khỏe con người, chúng tôi tiến hành đề tài:

"TÌNH HÌNH NHIỄM LEPTOSPIRA TRÊN CHÓ TẠI THÀNH PHỐ
CẦN THƠ".
Mục tiêu của đề tài này là bằng phương pháp vi ngưng kết để:
+ Xác định tỉ lệ nhiễm Leptospira trên chó.
+ Xác định các chủng gây nhiễm.
+ Xác định hiệu giá ngưng kết từng chủng.

10


CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ BỆNH LEPTOSPIRA
Nghiên cứu về Leptospira trên thế giới:
Năm 1800 bệnh được ghi nhận đầu tiên ở thung lũng sống NILL, do
Nam Tước Larrey, dựa vào triệu chứng hoàng đản, xuất huyết.
Năm 1850 ở Đức người ta gọi bệnh xoắn khuẩn ở chó là bệnh thương hàn
chó, về sau gọi là bệnh Stutgart.
Năm 1886. Mathieu và Weil cùng một lúc mô tả một bệnh với các triệu
chứng hoàng đản sốt lập lại nhiều ngày.
Năm 1914 Inada và Ido cùng với cộng tác viên đã phân lập được một lọai
xoắn trùng trong gan của chuột lang đã được tiêm máu của một bệnh nhân bị nhiễm
trùng, hoàng đản, xoắn trùng được đặt tên là Spirocheata icterohaemorrhagiae.

Năm 1916 MARTIN và PETIT phân lập được chủng gây bệnh đầu tiên ở

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Pháp và sau đó một năm đặt ra nguyên tắc phản ứng vi ngưng kết để chẩn đoán
bệnh về mặt huyết thanh học.
Năm 1917 NOGUEKI tách xoắn khuẩn từ thận và nước tiểu ở chuột xám và
người .Sau đó đặt tên cho vi trùng là Leptospira.
Ngày càng nhiều xoắn khuẩn được phân lập ở nhiều nơi trên thế giới ở các
bệnh nhân có triệu chứng khác nhau.
Năm 1918 tại Nhật Bản phân lập L. hebdomadis từ một bệnh nhân bị sốt 7
ngày. Tarassoj phân lập L. grippotyphosa ở Liên Xô từ bệnh nhân có triệu chứng
viêm màng não. L. pomona được phân lập ở Thụy Sĩ từ các bệnh nhân ( là người
bán thịt) vào năm 1945.
Năm 1936, Nikonxki, Dexiatop và Mactrenko đã phân lập được mầm bệnh ở
trên bò và sau đó tìm thấy mần bệnh ở nhiều động vật khác.
Năm 1967 F.A.O khuyến cáo bệnh đang lan tràn trên khắp thế giới.
Tùy theo điều kiện sinh thái của từng vùng từng nước, tùy theo tập quán
chăn nuôi, điều kiện vệ sinh và các lọai thú hoang mà các chủng gây bệnh cho các

11


động vật khác nhau theo tỉ lệ nhất định, thông thường nhiều tài liệu nghiên cứu đã
nhận thấy:
+ Đối với người 2 chủng: L. icterohaemorrhagiae và L. gryppotyphosa thường gây
nhiễm.
+ Đối với trâu bò thường do: L. gryppotyphosa, L. pomona gây nhiễm.
+ Đối với heo, chó, dê thường do: L. icterohaemorrhagiae, L. canicola gây bệnh.
2.2. CĂN BỆNH HỌC .

2.2.1. Đặc điểm của mầm bệnh.
Leptospira thuộc :

- Lớp Schizomycetes.
- Bộ Spirochaetales.
- Họ Leptospiraceae.
- Giống Leptospira.

Leptospira có hai loài:
- Leptospia interrogans gây bệnh cho người và gia súc.

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Leptospira biflexa gồm những dòng hoại sinh, không gây bệnh, sống tự do trong
nước.
*Leptospira interrogans: Loài này chia làm 7 type:
1./ Leptospira icterohaemorrhagiae là nguyên nhân gây bệnh hoàng đản cho động
vật ở Châu Âu, Châu Á. Động vật mang bệnh là chuột Rattus norvegieus.
2./ Leptospira: nguyên nhân gây bệnh giống như L. icterohaemorrhagiae. Động vật
mang bệnh là chuột Brevi ceudatus, Rattus exugans, Cynopterus.sp. Loài này bao
gồm các serotype sau : L. javanica, L. canicola và L. ballum.
L. canicola là tác nhân gây bệnh cho chó, có thể truyền sang người, vật
mang bệnh là chó.
3./ L. pyrogenus: là nguyên nhân gây bệnh sốt vàng da trên heo và bò ở Châu Á và
Australia. Loài này bao gồm các serotype sau : L. pyrogenes, L. cynopteri và
L. setol, L. australis.
4./ L. autumnalis (Kitamuro et Bara, 1998) gây bệnh sốt vào mùa thu ở Nhật và có
thể truyền sang cho chuột bạch.

12



5./ L. australis vật mang bệnh là chuột bạch Rattus culmorum. Động vật mắc bệnh
là heo, chó chuột. Loài này bao gồm các serotype sau :
L. australis, L. muenchen, L. pomona. Trong đó quan trọng nhất là L. australis và
L. pomona.
Theo Clocyton và cộng tác viên, L. pomona là tác nhân gây bệnh sốt của
công nhân ở các nơi trữ sữa ở Úc.
6./ L. Hebdomadis, L. medanensis, L. wellji, L. hardis, L. saxkoebing, L. sejroe.
Serotype sau cùng này do ông Petersen, Eistensen cùng tìm ra.
7./ L. bataviae (Watch và Svesilo,1925). Là nguyên nhân gây ra sốt đồng ruộng ở
Bataviae boneo Nallecdupso. Động vật mang mầm bệnh là Pricromytus, chuột,
chó. Loại này bao gồm các Serotype sau:
L. bataviae, L. paidjain, L. semanang, L. hyos, L. andaman, L. mitis.
* Loài Leptospira biflexa.
Watch, Binger và Noguchi, 1918 đã phân lập được từ nước ngọt, không gây
bệnh và có nhiều trong huyết thanh.

Trung tâm Học
ĐHsinh
Cần
@ vùng,
Tài liệu
học tùy
tậpđiều
vàkiện
nghiên
cứu
điều kiện
tháiThơ

của từng
từng nước,
tạp quán
TùyLiệu
chăn nuôi, điều kiện vệ sinh chăm sóc mà các chủng trên gây bệnh cho các động
vật khác nhau. Xoắn trùng phân lập từ các động vật chỉ khác nhau về tính chất miễn
dịch.
2.2.2. Hình thái vi khuẩn.
Hiện nay đã xác định được 223 loại Leptospira hình thái giống nhau và cấu
tạo bằng nhiều vòng xoắn khít lại với nhau, rất khó phân biệt trong kính hiển vi
thường, cong 1 hoặc 2 đầu (dạng móc câu). Đường kính 0,25µm, chiều dài trung
bình 6-12µm. Di động mạnh do co rút và xoay tròn. Sinh sản theo cách trực phân.
Leptospira khó nhuộm màu, thuốc nhuộm màu anilin thông thường không thể
nhuộm được, phải nhuộm bằng phương pháp Rômanôpxki hoặc nhuộm bằng
phương pháp mạ bạc (Fontana tribondo). Leptospira không nhuộm màu chỉ có thể
thấy được dưới kính hiển vi nền đen.

13


Hình 1. Các dạng hình thái xoắn khuẩn Leptospira dưới kính hiển vi điện tử .

( />2.2.3. Đặc tính nuôi cấy.
Leptospira là 1 vi khuẩn hiếu khí, rất khó nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp 28 30 C trong 6 - 14 ngày, có thể kéo dài đến 3 tháng. Thích pH kiềm yếu (7,2 - 7,4),
môi trường thêm một ít huyết thanh thì mọc tốt ( 5% huyết thanh thỏ, cừu, dê ) và
một Học
số chấtLiệu
như hemoglobine,
béo,
số vitamin

nhómtập
B, NH
Vi khuẩn
tâm
ĐH Cần axid
Thơ
@một
Tài
liệu học
và4CL.
nghiên
cứu
mọc chậm, thường thì ngày thứ tư mọc ít, qua 10 - 15 - 20 ngày vi khuẩn bắt đầu
mọc, mọc sớm thì 5 - 7 ngày, có khi phải 3 tháng trong tủ ấm.
0

Trung

Người ta dùng nhiều môi trường giàu dinh dưỡng để nuôi cấy, phân lập và
giữ giống Leptospira như môi trường Tween-Albumine hay EMJH, môi trường
Stuart.
Môi trường EMJH có thêm 5-fluoro-uracile (100µg/ml) thường được chọn
làm môi trường tuyển lựa. Các kháng sinh hoặc Sulfamide khác cũng có thể dùng
được như: Neomycine 300µg/ml, Kanamycine, Rifamycine…
Ngoài ra còn cấy Leptospira vào màng niệu đệm phôi thai gà 10 ngày tuổi,
sau khi cấy 7 ngày phôi gà chết, bệnh tích của phôi không điển hình.
2.2.4. Sức đề kháng.
Leptospira có sức đề kháng yếu đối với các nhân tố lý hóa. Ở 50-550C Leptospira
chết trong 1 giờ. Ở môi trường ngoài cơ thể Leptospira có thể sống lâu hàng tháng
trong nước gần trung tính, nước có pH ≤ 6,6 không có Leptospira. Với pH ≥ 6,9

thường có Leptospira, vì vậy trong nước tiểu trâu bò Leptospira sống lâu hơn trong
nước tiểu chó. Tuy nhiên nước hơi bị kiềm mà không bị pha loãng như trong rơm,

14


cỏ khô thì mầm bệnh cũng chỉ sống được vài giờ (Davidson và Smith,1936 ;
Fuhner, 1950). Sữa nguyên không pha loãng cũng có hại cho L. pomona (Kirschner
và Maguire, 1955), nếu pha loãng vừa phải, độ 1/20 với nước sạch thì Leptospira
sống ít nhất 2 tháng. Leptospira không thể sống lâu trong nước biển. Các dòng suối
và sông chảy chậm có pH trung tính hay hơi kiềm, Leptospira có thể sống hàng
tháng. Trong đất ẩm, L. australis sống ít nhất 2 tuần (Smith và Self, 1995). Okazaki
và Ringen (1957) đã cho canh khuẩn L. ponoma vào đất khô, sau 30 phút không
còn tìm thấy mầm bệnh. Nếu đất có độ ẩm cao, sau 6 tháng vẫn còn Leptospira.
Nước mưa chảy qua đất có Leptospira cũng mang theo Leptospira và sau 24 giờ
nước ấy còn gây bệnh cho chuột lang.
Thuốc sát trùng thông thường diệt Leptospira nhanh chóng : acid phenic
0,5%, thuốc đỏ 1/10,000, formol 0,25% trong 5 phút, NaOH 0,5% trong 10 phút,
Leptospira rất mẩn cảm với nước muôí : dung dịch muối 2,8% giết chết Leptospira
trong 15 phút. Trong phòng thí nghiệm thường dùng cồn 700, Cloramin để sát
trùng.
2.2.5. Cấu tạo kháng nguyên .
Rothortein (1956) chia cấu trúc kháng nguyên ra 2 thành phần chính :

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Kháng nguyên P: thuộc tầng vỏ có cấu trúc là protein lipopolysacharide giúp
phân biệt các nhóm Leptospira, là cơ sở phân loại Leptospira hoại sinh hay gây
bệnh.

Kháng nguyên S: Thuộc tế bào chất, thành phần cấu tạo là lipopolysacharide

có tính chuyên biệt, dùng để nhận biết các loài Leptospira.
Do sư khác nhau về cấu trúc kháng nguyên, người ta chia Leptospira thành
nhiều nhóm huyết thanh (serogroupe), mỗi nhóm huyết thanh có nhiều chủng huyết
thanh (serotype). Ngày nay người ta chia mỗi nhóm huyết thanh thành nhiều
serovar (Johnson và Feine, 1984). Hiện nay các dòng ký sinh L. interrogans được
chia ra làm 23 serogroups và 223 serovars, trong đó có khoảng 10 serogroups được
phân lập từ heo.
2.3. Dịch tễ học.
2.3.1. Loài vật mắc bệnh.
Rất nhiều gia súc, động vật hoang dã và người mắc bệnh này. Trong các loài
thú hoang dã thì loài gặp nhắm là ổ chứa xoắn khuẩn tự nhiên, chúng đóng vai trò

15


quan trọng trong việc truyền bệnh, chúng chứa Leptospira ở thận và bài xuất xoắn
khuẩn Leptospira qua nước tiểu.
Tỉ lệ mắc bệnh này phụ thuộc vào các type vi khuẩn, động vật cảm nhiễm,
điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại và môi trường
xung quanh ở lòai gặm nhắm hay hoang thú bệnh thường ở dạng ẩn tính hay mang
khuẩn.
Các type gây bệnh cho thú biến đổi tùy theo vùng, tùy theo quốc gia: tỉ lệ
cảm nhiễm của từng serovars đối với từng loại gia súc cũng khác nhau.
Thú non thường cảm nhiễm mạnh hơn thú lớn, nhưng tỉ lệ cảm nhiễm ở trên
thú lớn (thí dụ :Heo nọc, nái sinh sản…) thường cao hơn do thời gian sống và cơ
hội tiếp xúc với căn bệnh nhiều hơn.
Ở người, bệnh thường gặp ở cán bộ lâm nghiệp, địa chất, công nhân chăn
nuôi, nhất là cán bộ thú y làm công tác chẩn đoán xét nghiệm.
Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể gây bệnh trên thú non, chuột lang,
chuột nhắt trắng, chuột xám, chó con, gà con 2 ngày tuổi, trứng gà có phôi 17 ngày.

Đa số thú thí nghiệm sẽ không chết và trở thành vật mang trùng.

Trung tâm
Liệu
2.3.2.Học
Cơ chế
gây ĐH
bệnh. Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Khi vào cơ thể xoắn khuẩn nhập vào máu, gây sốt. Sau đó, mầm bệnh vào
gan, thận tử cung con có chữa. Trong máu, một số mầm bệnh như L. pomona,
L. grippotyphosa, L. canicola, v.v. Có độc tố phá hồng cầu, do đó gia súc thiếu
máu, vàng da và trong nước tiểu có huyết sắc tố. Độc tố còn gây tổn thương ở các
mao quản gây xuất huyết, thủy thũng hoại tử ở da, niêm mạc. Cuối thời kỳ bệnh,
mầm bệnh vào thận. Căn bệnh thường cư trú ở niệu quản, có lúc được thải ra theo
nước tiểu, làm thận viêm, hoại tử, có thể có urê huyết. Độc tố còn gây viêm gan,
viêm màng não. ở con cái có chửa, xoắn khuẩn rất dị cảm với thai, nên rất dễ sẩy
thai.
Thời kỳ nung bệnh từ 10-20 ngày. Thời kỳ này dài hay ngắn còn tùy thuộc
vào trạng thái cơ thể, mức độ chăm sóc nuôi dưỡng, đường xâm nhập, số lượng và
độc tố mầm bệnh. Sau khi khỏi bệnh, vật có miễn dịch, nhưng chỉ có thể miễn dịch
với type gây bệnh thôi.
2.3.3. Cách lây lan.

16


Đường lây lan quan trọng nhất trong tự nhiên là qua các chất tiết mắt, mũi,
miệng (Alston và Broom ; 1958. Alexander, 1964 ; Michia và Campbell, 1969)
hoặc lây qua sữa từ con mẹ bị bệnh (Tripathy, 1981).
Gia súc mắc bệnh do ăn, hay uống những sản phẩm đã tiếp xúc với mầm

bệnh do chuột đã thải ra. Ở các trại chăn nuôi, chuột thường ăn những thức ăn thừa
và bài mầm bệnh ra đấy qua nước tiểu. Ở những nguồn nứơc bị nhiễm bẩn, nếu gia
súc uống, hay bơi qua, trâu đầm trong nước có mầm bệnh đều bị bệnh. Các lòai côn
trùng tiết túc, nhất là lòai hút máu có thể truyền bệnh.
Ăn thịt, mổ thịt gia súc bệnh có thể bị lây. Theo Cocdon và Smit (1961), chỉ
cần mỗi ha có 2 chuột là có thể làm lây lan bệnh. Mà ở Việt Nam, có nơi 1 ha có
hàng chục chuột.
Trong xác thú bệnh, Leptospira còn sống 1 thời gian trong thận nên thú ăn
thịt các xác ấy có thể bị nhiễm.

Trung

Ở người có thể mắc bệnh do chạm đến chuột và trên lông chuột có dính
nước tiểu có mầm bệnh. Cũng có thể mắc bệnh do dùng thức ăn nước uống có
nhiễm chất bài tiết nhất là nước tiểu của động vật mang trùng (chó ,heo, chuột…),
hoặcHọc
ăn thức
ăn tái,
sống…Những
làm công
lâm tập
nghiệp,
chất, khai
tâm
Liệu
ĐH
Cần Thơngười
@ Tài
liệutáchọc
vàđịa

nghiên
cứu
hoang có thể bị bệnh do côn trùng mang mầm bệnh đốt hay do tiếp xúc với nước có
mầm bệnh. Nhất là các xét nghiệm viên trong phòng vi khuẩn, những người chế
vaccin Leptospira đều rất dễ bị lây.
Cách lây lan được trình bày qua sơ đồ sau:

17


THÚ HOANG
LOÀI GẶM NHẮM
( nước tiểu )

- Nước nhiễm
-Đất
-Bùn lầy

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GIA SÚC

NGƯỜI

Sơ đồ 1. Sự truyền lây trong bệnh Leptospira.

2.4. TRIỆU CHỨNG .
2.4.1. Trên chó.
Thể xuất huyết : Thường xảy ra ở chó trưởng thành.
Bệnh xảy ra đột ngột. Chó sốt cao (40,5 - 41,50C), bỏ ăn, hai chân sau yếu,

có trường hợp sung huyết ở kết mạc mắt.
Sang ngày thứ hai nhiệt độ giảm xuống (37 - 380C), Chó ủ rủ, khó thở, bỏ
ăn, khát nước, có trường hợp nôn mửa. Trong ngày thứ hai và thứ ba niêm mạc
miệng có những nốt sung huyết, sau này trở thành hoại tử, miệng thở có mùi hôi.

18


Ở thời kỳ sau của bệnh, chó ủ rũ hoàn toàn, run cơ bắp, đau ở vùng bụng khi
dùng tay ấn vào bụng, nôn ra máu, chảy máu mũi, gầy rất nhanh, da khô, mắt lõm,
viêm kết mạc, thân nhiệt hạ dưới mức bình thường, chó khó thở rồi chết.
Ở chó con thấy những chấm xuất huyết ngoài da. Con vật bị táo bón, nước
tiểu ít, phù mặt, sưng các hạch vùng cổ.
Bệnh kéo dài 2 - 3 ngày, có khi 5 - 10 ngày. Tỉ lệ tử vong 65 - 90%.
Thể vàng da : thường xảy ra ở chó con.
Bệnh thường phát triển từ từ cho đến khi vàng da. Mức độ vàng da tăng và
phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Thân nhiệt lúc đầu cao, khi xuất hiện vàng
da nhiệt độ giảm xuống thấp. Chó ủ rũ như ở thể xuất huyết. Khi bệnh phát triển sự
ủ rũ ngày càng tăng lên. Trong một số trường hợp bệnh xảy ra đột ngột.
Bệnh nhẹ thgường thấy ở chó trưởng thành. Hậu quả gây viêm kết mạc. Tỉ lệ
tử vong 40-60%.
2.4.2. Trên người.
Bệnh Leptospirosis gây hoàng đản xuất huyết.

Trung tâm Học
ĐH
cứu
thường
thấyCần
nhất làThơ

hoàng@
đảnTài
xuấtliệu
huyết.học
Bệnhtập
phát và
triểnnghiên
có tính chu
BệnhLiệu
kỳ. Thời gian ủ bệnh kéo dài 7 - 12 ngày. Bệnh khởi phát đột ngột, gây sốt 39 400C với sự ớn lạnh và suy yếu.
Pha hoàng đản hay bại huyết kéo dài trong 4 - 5 ngày: nhiệt độ lên cao, đau
cơ và xáo trộn vận mạch, đôi khi nổi những vết đỏ sần, hội chứng màng não: ói
mửa, cứng cơ vùng ót, đau đầu.
Pha hoàng đản: do Leptospira tác động lên gan, thận. Hoàng đản xuất hiện
vào ngày thứ 5 và kéo dài 2 - 3 ngày. Hoàng đản vàng cam ( thấy ở niêm mạc ), đi
tiểu nhiều, có albumine trong nước tiểu, urrê trong máu tăng ≥ 3 g/lit, nhiệt độ dần
dần trở nên bình thường. Xuất huyết (chảy máu cam, xuất huyết đường tiêu hoá...).
Pha hình thành miễn dịch: những triệu chứng giảm dần vào ngày thứ 10 của
bệnh.
Pha sốt hồi quy: Một cơn sốt trở lại vào ngày thứ 15, sau vài ngày không
sốt, nhiệt độ tăng đến 39 - 400C, kéo dài 5 -8 ngày.
Ngược lại hội chứng màng não, hoàng đản có thể giảm. Hiếm khi có sự kết
hợp với viêm cơ tim, liệt hay viêm móng mắt.

19


Mức độ nặng nhẹ của hoàng đản cho phép lượng định: hoàng đản trầm trọng
với viêm gan thận cấp tính, vô niệu (không có nước tiểu trong bàng quang), xuất
huyết, xáo trộn thần kinh và chết trong vài ngày. Hoàng đản nhẹ tạm thời và không

rõ ràng.
Bệnh do Leptospirosis không gây hoàng đản.
Triệu chứng ít nhiều suy giảm, không có biểu hiện hoàng đản, có thể gặp: những
thể màng não thuần tuý, những thể xáo trộn thần kinh, những thể cúm, những thể
sốt do viêm não Nhật bản 7 ngày hay sốt đồng ruộng có thể chữa trị mà không gây
hậu chứng.
2.4.3. Trên heo.
Con vật sốt thất thường, ăn ít hoặc bỏ ăn, phù thũng ở đầu và hầu, nước tiểu
vàng hơi, niêm mạc da có màu vàng.
Heo nái mắc bệnh trong lúc mang thai thì sẩy thai.
Heo con theo mẹ nhiễm Leptospira thì sẽ gây thiếu máu, da nhợt nhạt, hơi
vàng, chậm lớn phù thũng ở đầu.
2.5. BỆNH
TÍCH ĐH
.
Trung tâm
Học Liệu
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
*Ở chó:
Ở thể vàng da, người ta quan sát thấy da vàng ở bụng, bàn chân, mặt trong
tai và các chỗ khác.
Ở thể xuất huyết, thường không thấy vàng da, chất bài tiết ra hậu môn có lẫn
máu, niêm mạc miệng có chỗ hoại thư đôi khi loét. Trong một số trường hợp màng
phúc mạc có máu, đôi khi chảy máu thành các vết đỏ. Dịch ở bụng có lẫn máu, số
lượng của chúng thường tăng lên, các mạch máu bụng vỡ ra.
Dạ dày xuất huyết, ruột có mức độ viêm khác nhau, các chất, các chất xuất
huyết gặp ở ruột non và ruột già, đôi khi toàn bộ ruột xuất huyết, ruột non nặng hơn
ruột già, hồi tràng nặng hơn tá tràng.
Gan thường to có xuất huyết hoặc vàng, gan mềm. Túi mật chứa đầy mật.
Thận bị chảy máu, màu nhạt hay vàng. Lớp vỏ thận có xuất huyết nhẹ. Ở bọng đái

có khối lượng lớn nước tiểu màu vàng sẫm, niêm mạc có xuất huyết.
Phổi có đặc trưng xuất huyết lấm tấm, đỏ lan trên toàn bề mặt và ở tầng mô
phổi có thể bình thường hoặc xuất huyết.
Xuất huyết nhẹ ở cơ tim.

20


Lách có kích thước bình thường, đôi khi nhỏ lại và khô.
Khi bị L. icterohaemorrhagiae, gan bình thường do tầng mô tuýên thượng
thận có xuất huyết, tuyến ức có xuất huyết, bộ phận trong cơ bắp có xuất huyết.
2.6. CHẨN ĐOÁN.
2.6.1. Chẩn đoán vi khuẩn học.
2.6.1.1. Lấy bệnh phẩm.
Tùy theo thời gian và thể bệnh, có thể lấy các bệnh phẩm khác nhau :
+ Sốt trong tuần đầu thì lấy máu.
+ Sốt trong 10 ngày thì lấy nước tiểu.
+ Nếu chó chết thì lấy gan, thận, óc.
2.6.1.2. Kiểm tra bằng kính hiển vi.
* Xem tươi:
+ Lấy máu trộn với xitrat natri, lấy huyết tương xem dưới kính hiển vi có tụ quang
nền đen, có thể thấy Leptospira di động mạnh.

Trung tâm
Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
+ Lấy nước tiểu, để lắng một thời gian rồi lấy cặn xem dưới kính hiển vi có tụ
quang nền đen để phát hiện xoắn khuẩn.
* Làm tiêu bản và nhuộm màu:
+ Lấy bệnh phẩm làm thành tiêu bản rồi đem nhuộm màu bằng phương pháp
nhuộm thấm bạc Môrôsop, hoặc phương pháp Giemsa.

+ Trên thực tế kiểm tra trên kính hiển vi tìm xoắn khuẩn ít có tác dụng.
2.6.1.3. Nuôi cấy vào môi trường thích hợp.
Lấy bệnh phẩm, đem cấy vào môi trường thích hợp : Terskich hoặc
Korthoff. Để ở nhiệt độ 28 - 300C, sau khi cấy vài ngày rồi lấy môi trường làm tiêu
bản đem soi dưới kính hiển vi có tụ quang nền đen để theo dõi hiện tượng xoắn
khuẩn mọc.
2.6.1.4. Tiêm động vật thí nghiệm.
Dùng chuột lang non để tiêm, không nên dùng chuột trên 30 gam vì ít nhiều
chúng đã có cảm nhiễm với Leptospira trong tự nhiên.
Lấy 0,5-2 ml máu hoặc cặn nước tiểu của động vật nghi mắc bệnh rồi tiêm
vào phúc mạc cho chuột và theo dõi nhiệt độ của chuột. Nếu chuột sốt trên 400C thì

21


có kết quả dương tính, chuột sẽ có kết quả vàng rõ ở niêm mạc mắt và da, con vật
gầy, lấy máu tim hoặc nước trong xoang phúc mạc, kiểm tra sẽ thấy xoắn khuẩn,
sau 6-12 ngày nhiệt độ hạ, con vật chết. Nếu sau 7-14 ngày chuột chưa chết thì mổ
lấy gan, thận lách kiểm tra sẽ thấy xoắn khuẩn.
Trong trường hợp, dùng bệnh phẩm tiêm cho chuột lang, sau 7 ngày chuột
không sốt, có thể mổ chuột lấy thận, nghiền với nước sinh lý thành hỗn dịch đem
tiêm cho các chuột khác rồi theo dõi những biểu hiện của chuột được tiêm. Bằng
phương pháp này có thể phát hiện được mẫu bệnh phẩm có Leptospira, nhưng do
số lượng xoắn khuẩn trong máu ít, nên không gây phản ứng sốt. Sau khi phân lập
được Leptospira có thể dùng kháng huyết thanh chuẫn để định loại Leptospira.
2.6.2. Chẩn đoán huyết thanh học.
* Phản ứng vi ngưng kết với kháng nguyên sống.
Phản ứng này rất nhạy, đặc hiệu cho kết tủa nhanh chóng nhưng khá tỉ mỉ,
hiện nay được dùng nhiều nhất .


Trung

Kháng nguyên : là canh trùng của nhiều chủng Leptospira gây bệnh cho gia
súc, có đủ tiêu chuẩn là: mạnh, có hình thái rõ, có mật độ 100 - 300 xoắn khuẩn
tâm
LiệuKháng
ĐH Cần
@ quản
Tài bằng
liệucách
họccấytập
và7nghiên
nguyênThơ
được bảo
truyền
- 15 ngày cứu
1
trên Học
1 vi trường.
lần vào môi trường mới và tiêm truyền cho chuột lang con 3 tháng tiêm 1 lần.
Kháng thể : lấy huyết thanh con vật mắc bệnh từ ngày thứ 5 trở đi. Nếu đưa
huyết thanh chẩn đoán ở 1 nơi xa thì nên thêm 1 - 2 giọt dung dịch axid afenic 5%
vào 1 ml huyết thanh đề phòng thối hoặc có thể cho vào bình trữ lạnh.
Nếu trong huyết thanh có kháng thể thì khi tác dụng với kháng nguyên thì có
hiện tượng ngưng kết với dạng thường thấy là " mạng nhện", "đốm".
Tuy nhiên, người ta đã chứng minh có sự xuất hiện ngay từ đầu bệnh loại
kháng thể IgM có tính không đặc biệt, gây ngưng kết rộng cho nhiều chủng
Leptospira, do đó có thể làm sai lệnh trong việc phân định chủng, nếu lấy máu ngay
từ đầu bệnh. Còn kháng thể IgG sẽ xuất hiện từ ngày thứ 6 hoặc muộn hơn. Việc
xác định Globulin miễn dịch IgM, IgG còn cho phép bàn về giai đoạn của bệnh.

Với phản ứng này, theo nghiên G.R Carter (1984) đánh giá kết quả như sau :
ở chó, heo, trâu bò hiệu giá 1/200 trở lên là dương tính nếu con vật trước đó chưa
được tiêm phòng. Nếu con vật có tiêm phòng thì hiệu giá ngưng kết 1/1000 trở lên
là dương tính.

22


Tuy nhiên, hiện nay một số quốc gia trên thế giới qui định mức dương tính ở
hiệu giá thấp hơn 1/100 (Nga, 1979), 1/100-1/200 (Mỹ - B. Strotts,1976)…
2.7. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH.
2.7.1. Phòng bệnh.
Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng là biện pháp hàng đầu và rất quan
trọng, do vậy phải thường xuyên chăm sóc và nuôi dưỡng chó chu đáo, cho ăn no
đủ chất.
Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh bằng dung dịch sát
trùng (thành phần gồm Chloramin B và Bezalkonium chloride) cứ 100ml dung dịch
sát trùng cho 50 m2 chuồng nuôi, hay pha loãng 5-10 lần để tiêu độc dụng cụ.
Tiêm phòng vaccin theo định kỳ, đặc biệt tiêm phòng cho chó cái trước khi
sinh sản và đồng thời loại bỏ những chó nhiễm nặng.
Bảng 1. Một số vaccine tiêm phòng có bệnh Leptospirosis.
LOẠI VACCINE

PHÒNG CÁC BỆNH

CỦA

TETRADOG
Parvovirus, Leptospira
Trung tâm

Học Liệu ĐH CầnCarré,
ThơAdenovirus,
@ Tài liệu
học tập và nghiên cứu
HEXADOG

Carré, Adenovirus, Parvovirus,
Leptospira, dại.

EURICAN DHPP12 - L

Carré, Adenovirus, Adenovirus type 2,
VIPHAVET
Leptospira, parainfluenza týp 2(sống), cúm.

EURICAN DHPP12 - LR

Carré, Adenovirus type 2, Parvovirus,
Leptospira, Parainfluenza týp 2 (sống), dại,
cúm.

RECOMBITEK C6/CV

Carré, Adenovirus type 2, Parvovirus,
Leptospira, Parainfluenza týp 2 (sống),
Coronavirus

VANGUARD PLUS 5/CV-L

Carré, Adenovirus type 1, Adenovirus type PHZER

2, Parvovirus, Leptospira,Parainfluenza,
Coronavirus.

Ghi chú :
Các loại vaccin trên phòng bệnh Leptospirosis ở 2 chủng : L. icterohaemorrhagiae và L. canicola.

23


2.7.2. Trị bệnh.
Kháng sinh có hoạt phổ rộng để tiêu diệt mầm bệnh, dùng 1 trong các kháng
sinh sau đây:
+ Gentamycin: tiêm bắp thịt liều 8 - 10 mg/kg TT/ ngày, Chia 2-3 lần trong ngày.
+ Kanamycin: tiêm bắp thịt liều 30 - 40mg/kgTT/ngày, chia 2 - 3 lần trong ngày.
+ Erythromycin: Tiêm bắp liều 20 - 25 mg/kg TT, chia 2 - 3 lần trong ngày.
- Bổ sung các thuốc trợ lực như:
+ Glucoza 30%, tiêm mạch máu hay dưới da liều 5ml/con.
+ Hổn hợp: Vitamin B1 2,5%. Vitamin C 5%. B. comlex. Tiêm bắp liều 5 ml/con.
+ Vitamin K, chống xuất huyết tiêm bắp thịt liều 2 - 4mg/ngày.
+ Promix ( thành phần gồm Promethazine, Dipiron, Dexamethasone ) giảm sốt, an
thần. tiêm bắp liều 1ml/5kg TT/lần.

Trung tâm Học Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

24


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1. NỘI DUNG.
Tìm hiểu tình hình nhiễm Leptospira trên chó tại Thành Phố Cần Thơ bằng
phản ứng vi ngưng kết (MAT-Microscopic Agglutination Test) nhằm xác định:
+ Tỉ lệ nhiễm Leptospira trên chó tại Thành Phố Cần Thơ.
+ So sánh Tỉ Lệ nhiễm Leptospira trên chó theo giống, nhóm tuổi, phương thức
nuôi, chó đã tiêm phòng Leptospira với chó không tiêm phòng Leptospira.
+ Tỉ lệ các chủng chủ yếu gây nhiễm trên chó.
+ Hiệu giá ngưng kết.
+ Tỉ lệ nhiễm ghép.
Thời gian thực hiện : từ 05/04/2007 đến 25 /06/2007.

Trung tâm Học
Liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Địa Điểm: phòng Thí Nghiệm Vi Trùng Học- Bộ Môn Thú Y và Bệnh Xá
Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ và các hộ dân ở các Quận Ninh Kiều, Bình Thủy,
Cái Răng thuộc Thành Phố Cần Thơ.
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.
3.2.1. Đối tượng.
Mẫu được lấy ngẫu nhiên ở chó mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính (lấy chó
khỏe và chó bệnh đem lại điều trị). Mỗi cá thể chỉ lấy mẫu 1 lần. Mẫu được ghi
nhận những thông tin về giống, tuổi, phương thức nuôi và tình hình tiêm phòng
Leptospira.
Số lượng mẫu : 100 mẫu.
3.2.2. Dụng cụ và vật liệu xét nghiệm.
3.2.2.1. Dụng cụ xét nghiệm.
+ Autoclave, tủ sấy, tủ lạnh, tủ đông, máy ly tâm, tủ ấm, kính hiển vi tụ quang nền
đen.
+ Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, đĩa nhựa, lame, thùng trữ lạnh, bông gòn,
cồn, transpepipet, micropipet.


25


×