Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ẢNH HƯỞNG của LUÂN CANH bắp TRÊN sự hút THU NPK của lúa hè THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.31 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRẦN KIM NGÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH BẮP TRÊN SỰ HÚT
THU NPK CỦA LÚA HÈ THU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2010

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH BẮP TRÊN SỰ HÚT
THU NPK CỦA LÚA HÈ THU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cán bộ hướng dẫn
PGS.TS Ngô Ngọc Hưng
Ks Trương Thúy Liễu

Sinh viên thực hiện
TRẦN KIM NGÂN
MSSV: 3077472


Cần Thơ, 2010

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp ngành Khoa Học Đất với đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH BẮP TRÊN SỰ HÚT THU NPK CỦA LÚA
HÈ THU

Do sinh viên TRẦN KIM NGÂN thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…...tháng…..năm 2010
Cán bộ hướng dẫn

PGS TS. Ngô Ngọc Hưng

3


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp ngành Khoa Học
Đất với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA LUÂN CANH BẮP TRÊN SỰ HÚT THU NPK CỦA LÚA HÈ
THU

Do sinh viên TRẦN KIM NGÂN thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp
…………………………..........................................................................
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức: ………………..

DUYỆT KHOA

CầnThơ, ngày…..tháng……năm 2010
Chủ tịch Hội Đồng

Trưởng Khoa Nông Nghiệp

4


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn
nào trước đây.

Tác giả luận văn

TRẦN KIM NGÂN

5



LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
Cha mẹ suốt đời tận tuỵ vì sự nghiệp và tương lai của con.
Thành kính biết ơn
Thầy Ngô Ngọc Hưng, chị Trương Thúy Liễu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn.
Chân thành biết ơn
Thầy Trần Bá Linh và Cô Châu Thị Anh Thy, cố vấn học tập đã quan tâm, động
viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập.
Anh Phan Toàn Nam, Trần Minh Giàu, và toàn thể các anh chị thuộc Phòng thí
nghiệm Bộ môn Khoa Học Đất & Quản Lý Đất Đai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều
để hoàn thành luận văn.
Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình dìu dắt, truyền đạt
kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Thân gởi đến tất cả các bạn lớp Khoa Học Đất khóa 33 lời chúc tốt đẹp nhất,
chúc các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong tương lai.

TRẦN KIM NGÂN

6


TÓM LƯỢC
Qua khảo sát việc luân canh lúa với cây trồng cạn khác nhằm mục đích phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững. Vì chúng ta tạo ra sự đa dạng hóa cây trồng trên đồng
ruộng và giúp cho việc phân hủy chất hữu cơ tốt hơn nhằm cải thiện độ phì nhiêu trong
đất cũng như việc cải thiện được năng suất cây trồng.
Với đề tài “Ảnh Hưởng Của Luân Canh Bắp Trên Sự Hút Thu NPK Của Lúa Hè

Thu” Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của luân canh lên các dưỡng chất NPK trong đất,
đề tài được thực hiện tại xã Hòa Hưng, Huyện Giồng Riềng, Tỉnh Kiên Giang vụ Xuân
Hè và Hè Thu 2009. Thí nghiệm bố trí theo phương thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên
một nhân tố với 4 lần lặp lại, hệ thống cây trồng có hai nghiệm thức thử nghiệm nền
bắp và nền lúa trong vụ Xuân Hè 2009. Kết quả thí nghiệm được trình bày như sau:
 Khả năng cung cấp dưỡng chất NPK từ đất cho vụ lúa sau vụ bắp ở hệ thống
Lúa – Bắp là 116.2 kg N ha-1 – 52.28 kg P2O5 ha-1 – 133.8 kg K2O ha-1, so với
hệ thống Lúa – Lúa là 101 kg N ha-1 – 47.18 kg P2O5 ha-1 – 121.18 kg K2O ha-1.
 Năng suất ở hệ thống Bắp – Lúa đạt được 4.293 tấn ha-1 và hệ thống Lúa – Lúa
3.635 tấn ha-1.
 Lượng dưỡng cây lúa lấy đi của vụ Hè Thu ở hệ thống bắp – lúa là (127.4kg N
ha-1, 63.78 kg P2O5 ha-1 và 159.3 kg K2O ha-1) và hệ thống lúa – lúa là (114.8 kg
N ha-1, 63.31kg P2O5 ha-1 và 143.5kg K2O ha-1)
 Lượng phân cần bón ở hệ thống bắp – lúa là 110kgN ha-1 – 40 kg P2O5 ha-1 – 30
kg K2O ha-1 và hệ thống lúa – lúa là 130 kg N ha-1 – 60 kg P2O5 ha-1 – 60 kg
K2O ha-1.
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu NPK trong cây lúa tại địa điểm thí nghiệm cho
thấy việc luân canh lúa với cây trồng cạn lâu dài sẽ khắc phục được những tính
chất bất lợi của đất.

7


MỤC LỤC

Trang
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ................................................................i
Nhận xét của hội đồng báo cáo..................................................... ...........ii
Lời cam đoan .........................................................................................iii
Lời cảm tạ ............................................................................................... iv

Tóm lược ................................................................................................ v
Mục lục ....................................................................................... .......... vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................... ........... 1
CHƯƠNG 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 2
1.1Hiện trạng canh tác lúa ở ĐBSCL ................................................... ........... 2
1.2 Một số ảnh hưởng của quá trình thâm canh lúa ở ĐBSCL .............. ........... 2
1.2.1 Ảnh hưởng của quá trình thâm canh đến độ phì nhiêu đất............ ........... 3
1.2.2 Ảnh hưởng của thâm canh đến năng suất lúa ........................................... 3
1.3 Một số ảnh hưởng của quá trình luân canh ................................................. 3
1.3.1 Ảnh hưởng của luân canh đến điều hòa và cải thiện chất dinh dưỡng trong đất
........................................................................................................ 3
1.3.2 Ảnh hưởng của luân canh đến năng suất cây trồng .................................. 5
1.3.3 Một số mô hình luân canh lúa – màu ở ĐBSCL....................................... 6
1.4 Lợi ích của luân canh ................................................................................. 7
1.5 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây lúa và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất
lúa ................................................................................................................ 8
1.7.5 Vai trò của Kali đối với đời sống cây trồng ........................................... 19
1.7.6 Sự mất Kali trong đất ............................................................................ 19
1.7.7 Sự chuyển hóa của Kali trong đất .......................................................... 19
1.7.8 Sự đáp ứng của Kali đối với cây trồng................................................... 20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN ................................... 22
2.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ............................................................ 22
2.2 Phương pháp ............................................................................................ 22
2.2.1 Nghiệm thức ......................................................................................... 22
2.2.2 Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 22
2.2.3 Các chỉ tiêu nông học ............................................................................ 23
8


2.2.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu hóa học của thân và hạt lúa ........... 23

2.1.5 Các chỉ tiêu phân tích ............................................................................ 23
2.3 Phương tiện ............................................................................................ 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................ 29
3.1Chiều cao và số chồi\m2 ......................................................................... 29
3.1.1 Chiều cao .............................................................................................. 29
3.1.2 Số chồi/m2 ............................................................................................ 30
3.2 Kết quả phân tích N, P và K tổng số trong cây lúa ở Giồng Riềng –Hè Thu 2009
.............................................................................................................. 31
3.2.1 Hàm lượng N,P và K trong nghiệm thức bón đầy đủ NPK..................... 31
3.2.2 Hàm lượng N,P và K ở các nghiệm thức bón NPK đầy đủ so với các lô khuyết
.............................................................................................................. 32
3.3 Năng suất hạt và sinh khối rơm Giồng Riềng - Hè Thu 2009................... 34
3.4 Năng suất hạt và sinh khối rơm của lô bón đầy đủ và lô khuyết Giồng Riềng – Hè
Thu 2009 ...................................................................................................... 35
3.5 Tổng hút thu N,P và K của nền luân canh và độc canh cây lúa vụ Hè Thu 2009 37
3.6 Hiệu quả nông học ................................................................................... 38
3.7 Xác định công thức phân bón cho vụ Hè Thu tại địa điểm thí nghiệm ...... 40
CHƯƠNG 4 :KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 42
4.1 Kết luận ................................................................................................. 42
4.2 Kiến nghị ................................................................................................. 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 43
DANH SÁCH HÌNH
Tựa hình

Hình

Trang

1


Các dạng Kali trong đất

20

2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

22

3

Chiều cao cây lúa giai đoạn 20,40,65 NSKS. Giồng Riềng, Kiên Giang – Hè Thu

29

2009
4

số chồi /m2 giai đoạn 20.45 và 65 NSKS. Giồng Riềng – Hè Thu, 2009

30

5

Hàm lượng N,P và K tổng số trong cây Giồng Riềng – Hè Thu 2009

31

6


Hàm lượng N,P và K trong thân lúa: (a) nghiệm thức (C1), (b) nghiệm thức (C2)

32

9


7

Hàm lượng N, P và K trong hạt lúa ( c ) nghiệm thức C1, ( d ) Nghiệm thức C2

33

8

năng suất hạt và sinh khối thân ở Giồng Riềng – Hè Thu 2009

35

9

So sánh sinh khối rơm và năng suất hạt của hai nghiệm thức C1 và C2: ( a ) Hạt,
(b) thân của lô bón đầy đủ NPK và các lô khuyết Giồng Riềng - Hè Thu 2009

36

10

So sánh tổng hút thu NPK của C1 và C2 của các nghiệm thức, (a) PNK, (b) PK

Giồng Riềng Hè Thu 2009

37

11

so sánh tổng hút thu NPK của C1 và C2 của các nghiệm thức (c) NK, (d) NP
Giồng Riềng Hè Thu 2009

38

12

So sánh hiệu quả nông học của ba nguyên tố đa lượng của hai hệ thống C1 và
C2 Giồng Riềng – Kiên Giang, Hè Thu - 2009

40

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1

2

3

4

5


Tựa bảng

Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa

Trang

5

Năng suất lúa trung bình ( tấn/ha/vụ) của một số loại cây trồng ở
ĐBSCL

Mô hình canh tác lúa-màu và chuyên màu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Hàm lượng dinh dưỡng và số lượng dinh dưỡng do cây lúa hút được
vào lúc thu hoạch

6

7

9

Lượng dinh dưỡng hấp thu bởi cây lúa
10

10


6


Ảnh hưởng của lượng đạm khác nhau đến năng suất lúa vụ đông xuân và
hè thu trên đất phù sa ĐBSCL (Viện Lúa ĐBSCL, 1994: số liệu bình
quân 1985-1994).

7

11

Ảnh hưởng của lân bón cho lúa trên đất phèn nặng mới khai hoang ở Tân
Lập, Tân Thạnh, Đồng Tháp Mười, xuân 91 - 92

8

Ảnh hưởng của lân đến năng suất lúa các vụ khác nhau trên đất phù sa
ĐBSCL (số liệu 1985 - 1994, Viện Lúa ĐBSCL)

9

Lượng phân đạm cần bón cho lúa

10

26

Lượng phân kali cần bón cho lúa

12

27


Liều lượng và thời kỳ bón N – P – K cho cây lúa trong thí nghiệm

13

Mô tả nghiệm thức trong kỹ thuật lô khuyết đối với cây lúa

14

Hiệu quả nông học

27

28
40

DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

C1

Thâm canh

C2

Luân canh

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

NSKS


Ngày sau khi sạ

NT

Nghiệm thức

NS

Năng suất

REP

Lần lặp lại

K

Kali

N

Đạm

P

13

26

Lượng phân lân cần bón cho lúa


11

12

Lân

11


Mở Đầu
Đồng bằng Sông Cửu Long với diện tích 40000km2, trong đó có hơn 4 triêu ha đất
canh tác được nổi tiếng từ lâu là vựa lúa lớn nhất nước ta đồng thời cũng là nơi cung
cấp một lượng lớn lượng thực cho xuất khẩu cũng như cho việc ổn định lương thực
cho cả nước. Chính vì vậy, cây lúa được coi là cây trồng quan trọng được trồng liên
tục trong nhiều thập niên qua và mô hình thâm canh cây lúa cũng đã xuất hiện từ
những năm 80 của thế kỷ XX với quá trình thâm canh 2-3 vụ lúa /năm và diện tích
thâm canh ngày càng tăng, tập trung nhiều ở vùng phù sa Sông Tiền và Sông Hậu, đã
góp phần làm gia tăng năng suất lúa đáng kể.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy khi trồng 3 vụ lúa liên tục trong năm
dẫn đến năng suất lúa có khuynh hướng giảm dần theo thời gian canh tác ở cả 3 vụ lúa
Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông ( Nguyễn Hữu Chiếm, 1999) và nguyên nhân chính
là do quá trình thâm canh diễn ra liện tục nên đất lúc nào cũng ở trong tình trạng ngập
nước thường xuyên tạo môi trường yếm khí lâu dài làm thay đổi các đặc tính lý hóa và
sinh học đất gây ra hiện tượng suy thoái và bạc màu đất.
Do đó, để có nền nông nghiệp bền vững ở Đồng bằng Sông Cửu Long cần phá thế độc
canh cây lúa và chuyển đổi hệ thống canh tác thích hợp đưa cơ cấu cây trồng cạn vào
luân canh với lúa nhằm để cải thiện độ phì nhiêu đất là nhu cầu cấp thiết hiện nay.
Chính vì vậy, với đề tài “Ảnh Hưởng Của Luân Canh Bắp Trên Sự Hút Thu NPK
Của Lúa Hè Thu”. Được thực hiện với mục tiêu như sau:

 Khảo sát ảnh hưởng của luân canh bắp trên sự sinh trưởng của lúa Hè Thu
 Đánh giá khả năng cung cấp dưỡng chất của đất và sự lấy đi NPK sau vụ lúa
 Dựa vào kỹ thuật lô khuyết đề xuất công thức phân bón cho vụ Hè Thu

12


Chương1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Hiện trang canh tác lúa ở ĐBSCL
Hiện nay, với tổng diện tích gieo trồng lúa gần 3,9 triệu ha, trong tổng số 7,30 triệu
ha diện tích gieo trồng lúa cả nước (chiếm 53,4%), ĐBSCL đã đóng góp hơn 18,2
triệu tấn lúa trong tổng sản lượng khoảng 36 triệu tấn lúa của cả nước, chiếm tỷ lệ
50,5%. Hơn 80% sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm là từ ĐBSCL. (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2006). Vì thế, mô hình canh tác lúa 3 vụ được đưa vào sản xuất ở ĐBSCL từ
những năm 80 của thế kỷ XX và diện tích lúa 3 vụ ngày càng tăng nhanh, tập trung
nhiều ở những vùng đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu. Một số vùng bị lũ trước
đây nay bị nông dân và địa phương làm đê bao để tăng vụ. Chính vì thế năng suất lúa
ở một số vùng thâm canh có xu hướng giảm. Gần đây, mô hình canh tác 2 vụ lúa- 1
vụ màu hoặc 2 vụ màu -1 vụ lúa đã được nông dân một số nơi áp dụng mô hình canh
tác này. Theo kết quả nghiên cứu của viện lúa Quốc tế (IRRI) thì việc thay đổi một vụ
lúa một vụ màu đã làm năng suất lúa tăng 12% nhờ sau vụ trồng màu kết cấu đất
được hồi phục (Trần Văn Chính, 2006). Tùy theo vùng sinh thái, năng suất lúa trong
các mô hình luân canh tăng so với độc canh lúa từ 7- 20% là một trong những điểm
nổi trội của mô hình luân canh lúa màu so với độc canh lúa cả ở trong và ngoài đê
bao lũ ( Nguyễn Mỹ Hoa và ctv,2006)
1.2 Một số ảnh hưởng của quá trình thâm canh lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long
1.2.1 Ảnh hưởng của thâm canh đến độ phì nhiêu đất
Trần Quang Tuyến (1997) cho rằng canh tác 3 vụ lúa càng dài thì càng ảnh hưởng
đến đất đai. Qua phân tích đất thâm canh lúa 3 vụ/năm cách đây 2-4 năm tại Chợ

Mới, An Giang thì hàm lượng N trung bình là 0,19% được đánh giá ở mức trung bình
đến khá. Hàm lượng đạm có khuynh hướng giảm dần theo thời gian canh tác 3 vụ từ
0,24% dưới 8 năm còn 0,20% khi canh tác từ 15 năm trở lên (Huỳnh Hiệp Thành,
1997). Đạm tổng số trong tầng đất mặt giảm dần theo thời gian canh tác lúa (Trần
Quang Tuyến, 1997).
Theo Olk và Cassman (2002) cho rằng, trong điều kiện ngập liên tục của hệ thống
thâm canh lúa nước, sự phân huỷ yếm khí dư thừa thực vật làm hạn chế khả năng tái
khoáng hoá đạm từ các thành phần mùn của chất hữu cơ trong đất.
Theo Trần Quang Tuyến (1997) lượng phân bón hoá học đặc biệt là phân đạm được
bón vào đồng ruộng ngày càng gia tăng theo thời gian canh tác. Cây trồng chỉ sử
dụng khoảng 30% lượng phân N bón vào (Lê Huy Bá, 2000). Thực tế cho thấy nông
dân đã bón thừa N dẫn đến sự ô nhiễm môi trường đất, tác động đến hệ sinh vật đất
ảnh hưởng đến việc phân giải chất hữu cơ và khoáng hoá để cung cấp chất dinh
dưỡng cho đất.

13


Mức độ suy thoái đất đai có thể được hạn chế nếu có sự quan tâm quản lý và cải
thiện đất của con người. Vấn đề đặt ra là phải quản lý, cải thiện như thế nào để duy trì
được độ phì nhiêu đất, đảm bảo được sự cân bằng dinh dưỡng trong đất. Quản lý đất
gồm các hoạt động nhằm duy trì độ phì, cải thiện các tính chất bất lợi của đất, ngăn
ngừa hoặc làm chậm lại các tiến trình gây suy thoái đất.
1.2.2 Ảnh hưởng của thâm canh đến năng suất lúa
Theo Nguyễn Văn Thạnh (2000), canh tác liên tiếp 3 vụ lúa/năm trên cùng một nhóm
đất trong thời gian dài sẽ làm năng suất lúa thay đổi theo chiều hướng giảm dần theo
thời gian. Trong những thí nghiệm dài hạn về việc canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa/năm, sau
khi đạt tiềm năng năng suất tối đa thì năng suất lúa đã sụt giảm hơn 35% trong suốt
20–30 năm qua, nếu không tăng lượng phân bón vào.
Trong nghiên cứu 30 thí nghiệm dài hạn vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới của châu Á

với hiện trạng độc canh cây lúa cho thấy có sự giảm năng suất ở tất cả các điểm thí
nghiệm, tuy nhiên năng suất vào mùa khô có thuận lợi hơn (Dawe và ctv., 2000).
Cassman & Descalsota (1992) đã chỉ ra rằng, năng suất lúa giảm mỗi năm từ 50 –
240 kg/ha theo thời gian canh tác liên tục trong gần 30 năm ở những thí nghiệm thâm
canh lúa ở Philippines và Ấn Độ. Sự sụt giảm năng suất không chỉ xảy ra ở những
nghiệm thức đối chứng không bón NPK hoặc không bón N, mà còn trên những
nghiệm thức có bón đầy đủ NPK và vi lượng. Không có trường hợp gia tăng năng
suất theo thời gian canh tác kể cả khi thay thế những giống cũ bằng giống mới có
tiềm năng năng suất cao hơn. Thâm canh lúa làm cho đất bị ngập nước quanh năm
ảnh hưởng đến môi trường đất, sâu bệnh phát triển làm giảm năng suất lúa theo thời
gian canh tác. Tốc độ khoáng hóa đạm kém và có sự cố định kali (Nguyễn Bảo Vệ,
2003). Canh tác quá mức làm cho đất bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, suy thoái về mặt
vật lý, hóa học thì cho dù có được cải thiện, bón nhiều phân thì năng suất cây trồng
vẫn không đảm bảo (Ngô Thị Hồng Liên, 2006).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chiếm và ctv. (1999) về ảnh hưởng của
thâm canh lúa ở ba nhóm ruộng có thời gian canh tác ba vụ lúa khác nhau (dưới 8
năm, từ 8-15 năm và trên 15 năm) thì năng suất lúa có chiều hướng giảm dần theo
thời gian canh tác ở cả ba vụ Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông; đồng thời muốn ổn
định năng suất cần phải tăng lượng phân bón vào.
1.3 Một số ảnh hưởng của quá trình luân canh
1.3.1 Ảnh hưởng của luân canh đến điều hòa và cải tạo chất dinh dưỡng trong
đất
Trong luân canh nhu cầu về dinh dưỡng của các loại cây trồng khác nhau có thể làm
cho chế độ dinh dưỡng trong đất không bị mất cân đối. Hệ rễ của mỗi loại cây trồng
khác nhau, chúng có thể hút được chất dinh dưỡng ở độ sâu khác nhau, làm cho đất
không bị kiệt quệ dinh dưỡng. Do vậy, nghiên cứu về tác động của hệ thống luân
canh cây trồng đến cân bằng N trong đất trồng lúa ngập nước là vấn đề quan trọng (
Hà Thị Thanh Bình, 2002)

14



Ảnh hưởng trước tiên của luân canh lúa – bắp là có giai đoạn dài thoáng khí so với
ngập nước liên tục do độc canh lúa. Sự phân hủy chất hữu cơ điều kiện ngập nước
chậm hơn thoáng khí (Acharya, 1935). Hơn nửa làm đất sớm sẽ làm tăng phân hủy
xác bả thực vật vùi lại nên làm đất sớm đưa đến chất hữu cơ thấp hơn so với làm đất
trễ (Pampolino et al,2007a)
Mỗi loại cây trồng, thậm chí mỗi giống cây trồng cũng yêu cầu lượng dinh dưỡng
khác nhau đối với các chất dinh dưỡng trong đất và chỉ hút nhiều các chất đó . Cho
nên độc canh một loại cây trồng dẫn đến kiệt quệ một loại dinh dưỡng nào đó trong
đất dẫn đến mất cân đối dưỡng chất trông đất, còn luân canh các loại cây khác nhau,
chất dinh dưỡng trong đất được điều hòa (Hà Thị Thanh Bình, 2002)
Cây lúa đã lấy từ đất và phân 22.2 kg N; 7.1 kg P2O5; 31.6 kg K2O và nhiều nguyên
tố trung và vi lượng khác để tạo ra một tấn hạt. Như vậy nếu canh tác 2 vụ lúa mỗi
năm để có sản lượng trung bình 10 tấn/ha thì cây lúa đã lấy đi một lượng dinh dưỡng
tương đương 482 kg Urea, 430 kg Super P và 528 kg KCl/ha (Lê văn Tri, 2000)
.

15


Bảng 1.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Tp cây

kg/tấn hạt
N

g/tấn hạt

P2O5 K2O CaO MgO


S

Si

Fe

Mn Zn Cu Bo

Hạt

14.6

60

3.2 0.14

1.7 0.6 9.8

200 60

Rơm

7.6

11

28.4 3.8

2.3 0.34 41.9


150 310 20

Tổng

22.2 71

31.6 3.94 4.0 0.94 41.7

20 25
2

16
16

350 370 40 27 32

(Hoàng Minh Châu, 1998)
Đối với các loại cây màu chẳng hạn như cây đậu nành thì nhu cầu dinh dưỡng không
cao lắm, để tạo một tấn hạt kể cả thân lá, cây đã lấy đi từ đất 81 kg N, 17 kg P2O5 và
36 kg K2O. Nhu cầu về N của đậu nành khá cao nhưng nhờ hệ vi khuẩn cộng sinh có
khả năng động hóa đạm từ khí trời nên giảm được lượng phân N đầu tư vào đất. Các
giống đậu có nhiều nốt sần hữu hiệu thì lượng N cố định được có thể đáp ứng tới 75%
nhu cầu N của cây (Trần Thị Kim Ba và ctv., 1999). Ngoài các đa lượng trên thì nhu
cầu Ca, Mg và các vi lượng cũng rất cần cho đậu. Nguồn xác bả thực vật từ đậu sẽ
cung cấp vào đất một lượng dinh dưỡng đáng kể cần thiết cho các cây trồng theo sau.
Luân canh cây lúa với cây màu có thể cải thiện độ phì nhiêu của đất, ít sử dụng phân
bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật làm giảm sự ô nhiễm môi trường (Trương Trọng
Ngôn, 2003). Khi luân canh cây lúa với cây màu thì khả năng khoáng hóa đạm trên đất
lúa có luân canh cao hơn đất chuyên canh lúa (Mai Nam, 2006).

Như vậy, luân canh làm cho tính chất hoá lý của đất thay đổi theo chiều hướng tốt
(Mai Văn Quyền và ctv. (2003). Luân canh các loại cây trồng khác nhau thì nhu cầu
tưới nước và dinh dưỡng khác nhau, đất có thời gian thoáng khí, bắt đầu hình thành
những hạt sét và giữ được kết cấu (Nguyễn Văn Hoàng, 1989).
1.3.2 Ảnh hưởng của luân canh đến năng suất cây trồng
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh lúa sang luân canh lúa với cây trồng cạn
không những giúp đa dạng hóa cây trồng mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao so với
đơn thuần chỉ là cây lúa (Trương Trọng Ngôn, 2003b)
Kết quả của một thí nghiệm trên ruộng của nông dân ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền
trong vụ thu đông 2005, cho thấy mô hình trồng lúa 3 vụ cho năng suất khoảng 3,3
tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân canh lúa –bắp- lúa đạt gần 4,1 tấn/ha,
mô hình lúa – đậu xanh- lúa đạt trên 4,5 tấn/ha ( Nguyễn Mỹ Hoa và ctv, 2009)
Kết quả điều tra ở Ô Môn, Cần Thơ tháng 4/1997 cho thấy các cây trồng cạn được
đưa vào luân canh với lúa đều phát triển tốt, cho năng suất khá cao, thay đổi tuỳ vào
tính chất đất, trình độ canh tác, khả năng đầu tư của nông dân,… Năng suất lúa vụ
Đông Xuân trong các cơ cấu đều rất cao, biến động từ 6.8-7.4 tấn/ha. Các cây màu

16


cũng đạt năng suất khá cao (bắp cải 28.5 tấn/ha, dưa hấu 25.8 tấn/ha) so với các vùng
khác (Trịnh Thị Thu Trang, 1997)
Bảng 1.3.2Năng suất lúa trung bình ( tấn/ha/vụ) của một số loại cây trồng ở
ĐBSCL
Mùa vụ
Cơ cấu cây trồng

Đông xuân

Hè Thu


Xuân Hè

1. Lúa DX-Lúa XH-luá HT

6,98

5,0

4,3

2.Lúa Đx-Lua XH

7,4

4,95

-

3.Lúa DX-dưa hấu-Lúa HT

7,12

25,8

4,2

4.Lúa ĐX-bắp cải-Lúa HT

7,0


28,5

3,9

5. Lúa ĐX-Đậu Xanh-Lúa HT

7,0

1,76

4,5

6. Lúa DX-Bắp Lai-Lúa HT

6,8

6, 3

4,2

7. Bắp Lai-bắp lai-Lúa HT

6,11

6,3

4,2

( Trịnh Thị Thu Trang, 1997)

Nghiên cứu của Tôn Bình Minh (2003), cho thấy luân canh lúa-màu, năng suất cây
trồng trong cơ cấu 2 lúa - 1 màu cao hơn so với 3 lúa và 2 màu - 1 lúa. Ngoài ra, một
số loại cây màu cũng góp phần vào việc cải thiện tính chất của đất, hoàn trả lại cho
đất một lượng dinh dưỡng nhất định, giúp cho đất thông thoáng, có lợi cho hoạt động
của các vi sinh vật đất. Từ đó có thể gia tăng năng suất cây trồng và sản xuất được
bền vững do có thể giảm sự phát triển của một số nấm bệnh, sâu hại, giảm mật số cỏ
dại.
Theo kết quả phỏng vấn ở ĐBSCL của Lê Thành Dương và Dương Ngọc Thành
(1990) cho thấy nông dân chỉ độc canh cây lúa thì hiệu quả kinh tế thấp, nhưng kết
hợp với mô hình lúa - màu thì nguồn thu nhập của gia đình tăng lên.
Ở Đồng bằng Bắc Bộ, nếu trồng đậu tương xen giữa vụ lúa Xuân và vụ lúa Mùa thì
kết quả đem lại hiệu quả kinh tế rất cao (Nguyễn Song Dự, 1991).
1.3.3 Một số mô hình luân canh lúa - màu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Mô hình luân canh cây màu trên đất lúa rất đa dạng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Tùy theo vùng sinh thái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà đã hình thành nên nhiều mô
hình canh tác lúa - màu hoặc chuyên màu thích hợp.

17


Bảng 1.3.3: Mô hình canh tác lúa-màu và chuyên màu ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long
Vùng sinh thái
nông nghiệp

1. Phù sa ngập lũ
ven sông Tiền,
sông Hậu

Nhóm đất


Điều kiện tưới

Cơ cấu cây trồng

Phù sa

Có tưới

Lúa ĐX-màu XH-lúa HT

Phèn nặng

Có tưới

Lúa nổi-màu ĐX

Phèn trung bình

Có tưới

Lúa nổi-màu ĐX
Lúa mùa-màu ĐX

2. Vùng ngập mặn
cửa sông

Giồng cát

Có tưới


Màu ĐX-màu HT

3. Vùng ven biển
ngập triều

Giồng cát

Có tưới

Màu ĐX-màu HT

Đất xám

Nhờ mưa

Màu HT-lúa TĐ

Phèn nặng

Nhờ mưa

Phèn nặng

Có tưới

Màu ĐX-màu HT

6. Vùng ngập lũ
phèn Hà Tiên


Phèn trung bình
và nhẹ

Có tưới

Lúa mùa-màu ĐX

7. Vùng núi Thất
Sơn

Đất cát

Nhờ mưa

Màu HT-màu TĐ

4. Vùng thềm phù
sa cổ
5.Vùng phèn ngập
lũ Đồng Tháp
Mười

Màu HT-lúa mùa

( Nguồn: Hội thảo biện pháp canh tác màu trên đất lúa Trương Trọng Ngôn,
2003a)
1.4

Lợi ích của luân canh


Hàm lượng phosphate (lân) dễ hấp thu giảm từ từ trong điều kiện canh tác lúa liên
tiếp, nhưng lại gia tăng trong điều kiện luân canh cây trồng cạn. Lân được phóng
thích trong điều kiện hiếu khí và cố định trong điều kiện kỵ khí. Sự gia tăng chất lân
trong đất trồng đậu nành kết quả từ việc cố định lân do điều kiện thiếu không khí.
Nhiều nghiên cứu cho rằng chất lân dễ tiêu giảm trong điều kiện đất cạn do bởi sự cố
định sắt (Fe) và nhôm (Al). Không có sự thay đổi về chất canxi (Ca2+) trong đất độc
canh lúa, nhưng hàm lượng gia tăng sau khi luân canh cây trồng cạn. Trong khi đó,

18


luân canh đậu nành gia tăng canxi trong hệ thống trồng đậu 2 vụ và luân canh với lúa.
Đối với Kali trao đổi (K+), giảm một ít trong đất độc canh lúa, nhưng gia tăng trong
đất luân canh với cây trồng cạn
Qua nghiên cứu về bạc màu vật lý trên một số vùng thâm canh lúa, thì theo Nguyễn
Minh Phượng “có hai loại hình bạc màu vật lý chính trên các vùng thâm canh là sự
nén dẽ và sự suy thoái cấu trúc của đất. Thâm canh lúa liên tục trong thời gian dài,
gia tăng cơ giới hóa trong khâu chuẩn bị đất cùng với quá trình rửa trôi và tích tụ
của các hạt sét xuống các tầng bên dưới tạo nên sự nén dẽ. Sự suy giảm chất hữu cơ
và việc cày ướt sẽ khiến cấu trúc đất bị suy thoái”.
Tùy theo vùng sinh thái, năng suất lúa trong các mô hình luân canh tăng so với độc
canh lúa từ 7%-20% là một trong những điểm nổi trội của mô hình luân canh lúamàu so với độc canh lúa cả ở trong và ngoài đê bao lũ. Mặt khác, luân canh lúa-màu
còn giúp cải thiện độ bền của cấu trúc đất cũng như tính chất hóa lý và sinh học đất.
Theo Trịnh Thị Thu Trang “trên các vùng đất thâm canh lúa quá độ (có khi đến bảy
vụ/ năm) dẫn đến nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt. Luân canh lúa-màu cho
thấy cải thiện rõ rệt năng suất lúa. Do đó nông dân cần phải thay đổi tập quán độc
canh cây lúa trước khi đất bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng”.
1.5 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây lúa và các yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất lúa

1.5.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện
sinh thái nói chung và khí hậu nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh
trưởng, phát triển, quá trình hình thành năng suất cũng như việc hình thành các vùng
trồng, vụ trồng và phương thức trồng lúa khác nhau (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Theo Mai Thành Phụng (2005) thì thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa có thể
chia làm các giai đoạn như sau:


Thời kỳ cây con (1-7 NSKS)

Cây còn nhỏ, sống dựa vào dinh dưỡng nội nhũ của hạt nên ít ảnh hưởng bởi môi
trường dinh dưỡng. Trong giai đoạn này cần tạo cho cây lúa khoẻ để bước vào thời kỳ
đẻ nhánh.


Thời kỳ đẻ nhánh (7-30 NSKS)

Trong giai đoạn này cây lúa sinh trưởng và phát triển nhanh (đẻ nhánh, ra lá, tăng
chiều cao. Nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các thời kỳ (nhất là đạm và lân). Thời kỳ này
quết định số bông và độ đồng đều của bông. Đây là thời kỳ có tính quyết định tới năng
suất lúa dựa trên cơ sở các yếu tố cấu thành năng suất.


Thời kỳ hình thành và phát triển đồng (40-65 NSKS)

Giai đoạn này cây lúa rất mẫn cảm với điều kiện môi trường như nhiệt độ, nước và
dinh dưỡng, đặc biệt là đạm (còn gọi là thời kỳ khủng hoảng đạm). Thời kỳ này

19



quyết định bông to hay nhỏ (hoa nhiều hay ít và liên quan đến số hạt sau này). Về
dinh dưỡng cây
rất cần kali cho quá trình tích luỹ chất khô ở các cơ quan dự trữ chuẩn bị cho tích luỹ
về hạt ở giai đoạn trổ chín.


Thời kỳ trổ đến chín (65-90 NSKS)

Cây ổn định về chiều cao, quá trình tích luỹ chất khô về hạt xảy ra và ngày càng
mạnh. Màu sắc hạt lúa chyển từ màu xanh sang vàng. Trọng lượng hạt cũng tăng
dần và ổn định cho tới khi chín hoàn toàn. Giai đoạn này quyết định số hạt
chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Trong giai đoạn này, khi trời có mưa nhiều
hoặc thời tiết lạnh có thể kéo dài thêm giai đoạn chín. Ngược lại, trời nắng và ấm
làm rút ngắn giai đoạn chín của lúa (Võ Tòng Xuân, 1984).
1.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Cây lúa hút từ đất và không khí khoảng 70 nguyên tố khoáng khác nhau, trong đó có
16 nguyên tố cần thiết. Các nguyên tố đó là: cacbon (C), hydro (H), oxy (O), đạm (N),
lân (P), kali (K), calci (Ca), magne (Mg), lưu huỳnh (S), sắt (Fe), mangan (Mn), đồng
(Cu), kẽm (Zn), molipden (Mo), bo (B) và clo (Cl). Các nguyên tố đạm, lân, kali đất
cung cấp không đủ, phải bón thêm dưới dạng phân hóa học hoặc phân hữu cơ như
phân chuồng, phân xanh, phân rác…
Kết quả nghiên cứu của IRRI về hàm lượng dinh dưỡng và tổng lượng dinh dưỡng
hút được của giống lúa IR8 được trình bày trong Bảng 1.5.2
Bảng 1.5.2: Hàm lượng dinh dưỡng và số lượng dinh dưỡng do cây lúa hút
được vào lúc thu hoạch
Hàm lượng dinh dưỡng (%) ở trong
Dinh dưỡng


Số lượng dinh dưỡng do lúa lấy đi
trong một vụ (kg/ha)

Rơm rạ

Hạt lúa

Tổng số

Hạt lúa

N

0,50

1,27

164

116

P

0,90

0,42

46

38


K

3,07

0,68

309

62

Ca

0,29

0,04

27,3

3,74

Mg

0,27

0,14

34,8

13


S

0,094

0,08

14,7

7,12

Cl

1,06

0,13

97,8

12

( Yoshida, 1980
Theo Yoshida (1981), NPK cần thiết để tạo ra 1 tấn lúa khô ở vùng nhiệt đới khoảng
19 - 24 kg đạm (trung bình là 20,5 kg N), 4 - 6 kg lân (trung bình là 5 kg) và 35 - 50
kg kali (trung bình là 44,4 kg kali).

20


Bảng1.5.3 Lượng dinh dưỡng hấp thu bởi cây lúa (Phạm Sỹ Tân, 1999).

Lượng dinh dưỡng cây hút (kg/ha)
Nguyên tố dinh dưỡng
Rơm rạ

Tổng số

Hạt

Đạm (N)

63,6

136,8

200,4

Lân (P)

9,6

24,0

33,6

Kali (K)

168

36,0


204,0

Calci (Ca)

46,8

6,0

52,8

Mange (Mg)

31,2

13,2

44,4

Lưu huỳnh (S)

8,4

12,0

20,4

Sắt (Fe)

2,4


0,48

2,8

Mangan (Mn)

7,2

0,6

7,8

Kẽm (Zn)

0,36

0,12

0,48

Đồng (Cu)

0,036

0,06

0,096

Bo (B)


0,108

0,048

0,156

Silic (Si)

888,0

204,0

1092,0

Clo (Cl)

21,6

19,2

40,8

Theo L.Borasio (1961) năng suất ở mức: 5 tấn/ha lúa hút 141 N - 119 P2O5 - 131 K2O
(kg/ha), 6 tấn/ha lúa hút 169 N - 143 P2O5 - 157 K2O (kg/ha), 7 tấn/ha lúa hút 197 N 167 P2O5 - 185 K2O (kg/ha). Theo Hoàng Thụy Thai (1978): từ nảy mầm đến đẻ nhánh
lúa hút: 25,9% N - 1,2% P2O5 - 19,8% K2O, từ đẻ nhánh đến trổ lúa hút: 72,8% N 98,8% P2O5 - 80,2% K2O, từ trổ đến chín lúa hút: 1,3% N.


Dưỡng chất đạm (N)

Đạm là một trong những dưỡng chất không thể thiếu được trong đời sống cây trồng.

Nó có tác dụng đến năng suất mạnh nhất. Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần
chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lúa xanh tốt, gia tăng chiều cao cây số
chồi và kích thước lá, thân (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993).
Ngoài ra, đạm còn có tác dụng tạo cho bộ lá có màu xanh đậm, thúc đẩy sinh trưởng
mạnh, tăng kích thước lá và hạt, tăng số hạt/bông, tăng hàm lượng protein trong hạt.
Triệu chứng thiếu đạm thường xảy ra trước tiên ở lá già rồi lan dần đến các lá non, do
trong cây đạm dễ dàng chuyển vị từ lá già sang lá non, từ mô trưởng thành sang mô
mới thành lập. Thiếu N, cây lúa toàn thân có màu xanh nhạt hay vàng, cây lúa lùn hẳn,
nở bụi ít, chồi nhỏ, hệ thống rễ phát triển yếu, tốc độ sinh trưởng kém, năng suất thấp.
Trong giai đoạn sinh sản, nếu thiếu đạm cây thành lập bông ngắn, ít hạt, hạt nhỏ và có
nhiều hột thoái hoá.
Các giai đoạn cần đạm của cây lúa: rễ lúa hấp thu đạm NH4+ trong thời kỳ sinh trưởng
đầu là chủ yếu và thời kỳ sau cây lúa hấp thu NO3- là chủ yếu, cây lúa cần nhiều đạm
vào giai đoạn nảy chồi tích cực, phân hoá và đón đòng (Bùi Huy Đáp, 1980).
21


Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1994), thì ở giai đoạn đầu, đạm được tích luỹ trong thân lá,
khi lúa trổ khoảng 48 - 71% N được đưa lên bông. Thí nghiệm ở Trung Quốc (Yang,
1987) cho thấy N được hấp thu trong giai đoạn sớm từ khi cấy đến đâm chồi là 8 13% của tổng số đạm, giai đoạn giữa từ đâm chồi đến trổ là 48 - 53%, giai đoạn sau từ
trổ đến chín là 33 - 44%, chứng tỏ rằng cây cần N vào giai đoạn giữa đến chín là chủ
yếu.
Hiệu suất phân đạm với sản lượng hạt: các nhà nông học thường biểu thị hiệu suất
phân đạm bằng số kg thóc khô được tạo ra/1 kg đạm bón vào. Mặt khác, các nhà sinh
lý xác định hiệu suất sử dụng phân đạm bằng số kg thóc khô sản sinh ra/1 kg đạm cây
hút.
Bảng 1.5.4: Ảnh hưởng của lượng đạm khác nhau đến năng suất lúa vụ đông
xuân và hè thu trên đất phù sa ĐBSCL (Viện Lúa ĐBSCL, 1994: số liệu bình
quân 1985-1994).
Lượng N


Vụ Đông Xuân

Vụ Hè Thu

(kg N/ha)*

NS (kg/ha)

% so với ĐC

NS (kg/ha)

% so với ĐC

0

3750

100

3380

100

30

4310

114,9


3670

108,5

60

4940

131,7

4190

123,9

90

5400

144,0

4520

133,7

120

5570

148,5


4500

133,5

150

5510

146,9

4570

135,6

 Các nghiệm thức đều được bón P và K bổ sung là: 60 P2O5 và 30 K2O (kg/ha)
Tỉ lệ đạm hút thay đổi theo tính chất đất, phương pháp, số lượng, thời gian bón đạm và
những kỹ thuật quản lý khác. Cây hút đạm để tăng trưởng và cho năng suất, đối với lúa
để tạo ra 1 tấn thóc khô, cây hút 18 - 22 kg đạm, trung bình 20 kg đạm. Như vậy nếu
năng suất đạt là 5 tấn/ha thì cây lúa hút 100 kg N theo hạt, ngoài ra rơm rạ cũng lấy đi
một lượng đáng kể.
Kết quả trung bình nghiên cứu nhiều năm (1985 - 1994) của Viện Lúa ĐBSCL, kết
quả này một lần nữa chứng minh rằng trên đất phù sa được bồi hàng năm, có bón 60
kg P2O5 và 30 kg K2O làm nền thì khi có bón đạm đã làm tăng năng suất lúa từ 15 48,5% trong vụ Đông xuân và 8,5 - 35,6% trong vụ Hè thu.
 Dưỡng chất lân (P)
Lân là chất sinh năng lượng, là thành phần của ATP, NADP. Chất lân có tính giải độc
cho cây, trong đó có tác dụng hạn chế sự ngộ độc của việc hút nhiều đạm dạng NO3-,
dạng đạm này được khử nitrate và chuyển thành protit. Đây cũng là lý do vì sao cây
lúa được bón lân thì có khả năng hút thêm nhiều đạm hơn và bón lân kết hợp với đạm
có tác dụng xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng sự đẻ nhánh cũng như làm cho lúa

trổ bông sớm, làm giảm tỷ lệ hạt lép, hạt thóc sáng màu, tăng phẩm chất gạo, giúp lúa

22


chín sớm và tập trung hơn (Susato, 1996; Võ Tòng Xuân, 1998; Vũ Cao Thái, 1994,
1997).
Cây lúa cần lân nhất là trong giai đoạn đầu nên cần bón lót trước khi sạ cấy. Theo
Đinh Văn Lữ (1978), thiếu lân là một trong những nguyên nhân làm lúa không trổ. Khi
lúa trổ khoảng 37 - 83% chất lân được chuyển lên bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 1994).
Hàm lượng lân trong cây bằng nửa lượng đạm. Lân có mặt trong các bộ phân non và
trong hạt. Đối với cây lúa: trong hạt lân chiếm 0,25 - 0,35%. Theo Yoshida (1985) lân
có thể đạt tới 0,42%. Rơm rạ chứa ít lân hơn nhiều, từ 0,04 - 0,18%.
Đối với lân 1 hecta lúa lấy đi khoảng 50 - 90 kg P2O5 và lượng phân bón ở ĐBSCL
cung cấp chỉ bù lại được khoảng 30% dinh dưỡng lấy đi (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999).
Để đạt năng suất cao và bền vững thì phân lân cần bón bổ sung vào đất hàng vụ. Ở vụ
Đông xuân có thể dùng 20 - 30 kg P2O5/ha và Hè thu dùng 30 - 40 kg P2O5/ha cho
năng suất cao, trong trường hợp bón dư thừa lân thì cũng không có hiệu quả xấu đến
phân đạm và lượng phân này có thể lưu tồn cho vụ sau và nếu vụ đầu bón đủ lân thì vụ
thứ 2 có thể làm gia tăng năng suất 6 - 12% (Nguyễn Văn Luật, 1997).
Theo Nguyễn Văn Bộ (1999), nhu cầu 1 tấn thóc cần phải có 7,1 kg P2O5 lấy đi từ đất
và phân bón. Lê Văn Căn (1995), cho rằng ở Việt Nam lượng lân cần thiết cho lúa trên
1 ha là: 25 - 60 kg, trong khi đó 1 kg sẽ làm tăng 5 - 7 kg thóc.
Khi thiếu lân cây lúa phát triển kém, nở bụi chậm và trổ chậm (Bùi Huy Đáp, 1980),
cây lúa chín không hoàn toàn, tỷ lệ hạt xanh cao (Đào Văn Khuê, 1956). Thiếu lân cây
hút đạm vào bị tích lũy trong lá ở dạng đạm khoáng không chuyển sang protit được
(Lê Văn Căn, 1995)
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu khẳng định rằng lân là nhân tố tham gia cải tạo đất
phèn. Thông qua cung cấp lân cho lúa và tham gia quá trình làm cho Fe, Al ở trạng
thái không hòa tan, hay nói cách khác là làm giảm phèn. Các tác giả khác nhau đều

cho rằng: “lân là yếu tố chính hạn chế năng suất lúa trên đất phèn” (Clark, 1981; Đỗ
Thị Thanh Ren và ctv, 1986, 1992, 1993; Nguyễn Vy và ctv, 1997; Phạm Sỹ Tân,
1994; Nguyễn Đăng Nghĩa, 1994; Vũ Cao Thái, 1994). Vì vậy bón lân cho các loại đất
phèn (nặng, trung bình, nhẹ) đều có hiệu quả rất rõ.
Bảng 1.5.5: Ảnh hưởng của lân bón cho lúa trên đất phèn nặng mới khai hoang ở
Tân Lập, Tân Thạnh, Đồng Tháp Mười, xuân 91 - 92 (Mai Thành Phụng, 1996).
Hiệu suất lân
kg lân/ha

Năng suất (kg/ha)
kg/kg P2O5

kg lúa/kg phân

0

0040

-

-

20

0570

26,5

5,2


40

1120

27,0

5,3

60

1490

24,2

4,8

80

2030

24,9

4,9

100

2550

25,1


5,0

23


120

2760

22,7

4,5

Thí nghiệm của Vũ Cao Thái và ctv., 1994 về bón lân cho lúa ĐBSCL cho rằng: đối
với đất phù sa không chua bón lân không làm gia tăng năng suất lúa so với không bón,
điều này cho thấy rằng cung cấp lân cho cây lúa từ đất này là rất lớn. Nghiên cứu của
Viện Lúa ĐBSCL (từ 1985 - 1994) thì trong vụ hè thu tùy chân đất và phương pháp
làm đất, lân được khuyến cáo bón từ 40 - 60 kg P2O5/ha.
Bảng 1.5.6: Ảnh hưởng của lân đến năng suất lúa các vụ khác nhau trên đất phù
sa ĐBSCL (số liệu 1985 - 1994, Viện Lúa ĐBSCL)
Vụ lúa Đông xuân

Vụ lúa Hè thu

P2O5 (kg/ha)
kg/ha

%

kg/ha


%

00

4800

100

3200

100

20

5800

120,8

4600

143,7

40

6000

125,0

5200


162,5

60

6100

127,0

5600

175,0

80

6100

127,0

5700

178,1

 Dưỡng chất kali (K)
Kali là dưỡng tố quan trọng đứng hàng thứ ba cho cây trồng sau đạm và lân. Kali giúp
cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương của tế bào,
giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống sâu bệnh, chống đổ ngã, chịu hạn và mạnh
khỏe hơn, tăng số hạt chắc/bông và làm hột no đầy hơn.
Kali tập trung chủ yếu trong rơm rạ, chỉ khoảng 6 - 20% ở trên bông (Nguyễn Ngọc
Đệ, 1994). Hạt gạo chứa 0,3 - 0,45% K2O, thân lá chứa 0,6 - 1,5% K2O (Đỗ Thị Thanh

Ren, 1988). Nhu cầu kali của lúa ở giai đoạn đầu cao sau đó giảm dần và ở các giai
đoạn cuối lại tăng cao (Trương Đích, 2000).
Thiếu kali cây lúa có chiều cao và số chồi gần như bình thường, mép lá cây bị hoá nâu
và xuất hiện đốm gỉ sắt, triệu chứng đó thường biểu hiện khi hàm lượng kali trong cây
giảm xuống 3 - 5 lần so với mức bình thường. Thiếu kali thì sự phát triển của cây và
quá trình chín bị chậm lại. Thiếu kali thường xảy ra ở đất thoát thuỷ kém, ngoài ra
thiếu kali ở đất cát, nghèo dinh dưỡng có thể xảy ra.
Ở Ấn Độ, Đài Loan người ta cho thấy rằng bón phân kali cũng làm tăng năng suất
đáng kể, mùa mưa 1 kg K2O cho 10 kg lúa và mùa khô là 8 kg lúa và bón với liều
lượng 30 - 50 kg K2O/ha, có thể bón lót hoặc chia ra làm nhiều lần bón trong suốt thời
gian sinh trưởng của cây lúa (Hoàng Minh Châu, 1998).
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1999) thì một vụ lúa cao sản có thể lấy đi 150 kg K2O/ha.
Theo Mai Văn Quyền (1991) thì để duy trì lượng kali có trong đất cung cấp cho cây
lúa cần bón hàng vụ khoảng 30 - 60 kg K2O/ha cho nhóm đất phù sa chua và xám.

24


Theo Mai Văn Quyền (1995), Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5; 3,2
kg K2O và 2 kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số
lượng phân bón như sau: 8-10 tấn phân chuồng, 100 -120 kg N/ ha, 100 -120 kg P2O5/
ha và 30 -60 kg K2O/ ha. Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là
yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha.
Tren đất phù sa, cây lúa đã lấy từ đất và phân 22,2 kg N; 7,1 kg P2O5; 31,6 kg K2O và
nhiều nguyên tố trung và vi lượng khác để tạo ra 1 tấn hạt. Như vậy, nếu canh tác 2 vụ
lúa mỗi năm để có sản lượng trung bình 10 tấn/ha thì cây lúa đã lấy đi một lượng dinh
dưỡng tương đương 482 kg Urea, 430 kg Super P và 528 kg KCl/ha (Lê Văn Tri,
2000). Trong đó, cây sử dụng P, K và nhiều nguyên tố khác rất sa xỉ, đặc biệt khi trồng
trên đất phù sa giàu dưỡng chất (Võ Thị Gương, 2001).
1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đên năng suất lúa

* Số bông trên m2
Số bông lúa trên m2 có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa (Yoshida, 1981), số
bông/m2 tương quan thuận với lượng đạm được cây lúa hấp thu vào lúc trổ bông,
lượng đạm được cây hấp thu nhiều thì số bông cũng tăng. Trong điều kiện mật độ sạ
cao làm tăng số bông/m2 ở mức vừa phải, nếu tăng mật độ sạ lên quá cao sẽ gây ra hiện
tượng lốp, đổ, sâu bệnh dễ bộc phát và số hạt/bông sẽ ít đi rõ rệt. Số bông lúa/m2 được
quyết định bởi mật độ sạ và số chồi hữu hiệu của cây lúa.
* Số hạt trên đơn vị diện tích
Số hạt trên đơn vị diện tích được quyết định từ lúc tượng khối sơ khởi và phân hóa
đòng (Yoshida, 1981). Giống khác nhau có thể sẽ khác nhau về số hạt trên đơn vị diện
tích, và bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau (1) Trồng trọt: trong điều kiện canh
tác ngoài đồng cây lúa tăng trưởng kém, số hạt trên đơn vị diện tích có thể tăng bằng
cách tăng mật độ gieo sạ ở mức vừa phải và gia tăng lượng phân đạm bón cho cây; (2)
Đặc tính sinh trưởng: nếu như cây lúa có đặc tính đẻ nhánh kém thì đòi hỏi mật độ
gieo sạ cao, các giống có thời gian sinh trưởng ngắn và trong điều kiện bón đạm ít đòi
hỏi mật độ cao hơn để đạt được số hạt trên đơn vị diện tích không thay đổi.
* Tỉ lệ hạt chắc
Tỉ lệ hạt chắc do nhiều yếu tố quyết định như phân bón, nhiệt độ, gió, mưa bão, hạn
hán.
Mỗi giống lúa yêu cầu một mức phân bón nhất định để sinh trưởng và hình thành năng
suất. Vượt quá giới hạn này một số giống có tỉ lệ hạt chắc thấp, do sự đổ ngã gây nên
hiện tượng lép nhiều làm giảm tỉ lệ hạt chắc. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), tỉ lệ hạt
chắc thường giảm xuống khi số hạt/m2 tăng lên, khi lượng bức xạ mặt trời thấp hoặc
trong điều kiện cây đổ ngã nhiều không nhận đủ lượng bức xạ mặt trời cung cấp cho
quá trình quang hợp để tạo lượng cacbohydrate giúp cho quá trình sinh trưởng của tất
cả các hạt lúa dẫn đến số hạt lép tăng lên.
Nhiệt độ thấp (< 200C) có thể gây tỉ lệ lép cao nếu duy trì liên tục từ lúc ngậm đòng
đến lúc trổ bông, nhiệt độ cao (> 350C) vào lúc trổ bông lại có thể làm tỉ lệ hạt lép cao.
Giai đoạn cây lúa nở hoa gặp điều kiện gió mạnh hoặc điều kiện thời tiết bất lợi sẽ ảnh
hưởng đến sự thụ phấn của lúa ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt chắc.

25


×