Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHÂN hữu cơ đến đặc TÍNH SINH học đất và NĂNG SUẤT CHÔM CHÔM tại CHỢ LÁCH bến TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.17 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ ĐÌNH TẤN TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐẾN ĐẶC TÍNH
SINH HỌC ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT CHÔM CHÔM
TẠI CHỢ LÁCH-BẾN TRE
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần thơ - 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ ĐẾN ĐẶC TÍNH
SINH HỌC ĐẤT VÀ NĂNG SUẤT CHÔM CHÔM
Trung tâm Học liệu ĐH
Cần
ThơLÁCH-BẾN
@ Tài liệu học
tập và nghiên cứu


TẠI
CHỢ
TRE

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS Võ Thị Gương
Ths.Võ Văn Bình

Sinh viên thực hiện:
Lê Đình Tấn Tài
MSSV: 3053188
Lớp: Khoa Học Đất 31

Cần thơ - 2009

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
Ngành Khoa Học Đất với đề tài:
“Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến đặt tính sinh học đất và năng suất
chôm chôm tại Chợ Lách – Bến Tre. ”
Do sinh viên: Lê Đình Tấn Tài, MSSV: 3053188 thực hiên từ ….......
đến.............

Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
................................................................................................................................................
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Cần Thơ , ngày.... tháng.... năm 2009
Cán bộ hướng dẫn

i
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QLĐĐ
Xác nhận đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến đặt tính sinh học đất
và năng suất chôm chôm tại Chợ Lách – Bến Tre.”

Do sinh viên: Lê Đình Tấn Tài, MSSV: 3053188 - Lớp Khoa Học Đất K31Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện
từ 01/2009 đến 05/2009, tại Bộ Môn Khoa Học Đất và QLĐĐ, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Ý kiến của Bộ Môn:
....................................................................................................................................
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày...... tháng.... năm 2009

ii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
----o0o----

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài: “Ảnh hưởng
của phân hữu cơ đến đặt tính sinh học đất và năng suất chôm chôm tại Chợ
Lách – Bến Tre.”
Do sinh viên: Lê Đình Tấn Tài, MSSV: 3053188 thực hiện và bảo vệ trước
hội đồng ngày…..tháng..... năm 2009
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:……….…
Ý kiến của hội đồng:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày......tháng..... năm 2009
Chủ tịch hội đồng

iii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
----o0o----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

iv
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
----o0o---Họ và tên: Lê Đình Tấn Tài
MSSV: 3053188
Lớp: Khoa Học Đất khoá 31
Ngày, tháng, năm sinh: 19/07/1986
Tại: Chợ Lách – Bến Tre
Quê quán: 610/24 ấp An Thạnh xã Long Thới huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre
Là con của ông, bà:
Họ tên cha: Lê Đình Tám

Sinh năm: 1947

Họ tên mẹ: Đinh Thị Nhanh

Sinh năm: 1952

Quá trình học tập:
Năm 2004 tốt nghiệp trường PTTH Chợ Lách B
Trúng tuyển trường Đại Học Cần Thơ năm 2005-2006, ngành Khoa Học Đất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
Tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Khoa Học Đất năm 2009.


v
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CAM ĐOAN

----o0o---Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được
công bố trước đây.
Tác giả luận văn.

Lê Đình Tấn Tài

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LỜI CẢM TẠ
@&?
Trong suốt bốn năm học tại Khoa Nông Nghiệp & SHƯD - Trường Đại
học Cần Thơ với những kiến thức mới, những lĩnh vực khoa học đầy mới mẽ,
ngoài nỗ lực rèn luyện, học tập của bản thân cố gắng tìm tòi, học hỏi, cùng với sự
chỉ dạy tận tình của quý Thầy, Cô đã giúp tôi mỡ mang kiến thức. Thời gian thực
tập làm luận văn tại bộ môn Khoa Học Đất & Quản Lý Đất Đai càng giúp tôi tự
tin vào bản thân. Với những kiến thức tích lũy được sẽ giúp tôi khi ra trường sẽ
khỏi bở ngỡ với công việc mình sẽ làm.
Cha mẹ là nguồn động viên lớn nhất giúp tôi phấn đấu và rèn luyện tốt trong suốt
quá trình học tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ø PGs.ts Võ Thị Gương, Ths.Võ Văn Bình, Ths. Lê Thị Thanh Chi và kỹ sư
Võ Thị Thu Trân người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện tốt đề tài luận văn.
Ø Cô Nguyễn Thị Mỹ Hoa CVHT lớp Khoa Học Đất K31, đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ø Toàn thể quý thầy, cô, anh chị bộ môn Khoa Học Đất và Quản Lý Đất Đai
đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Ø Ông Phan Văn Rồng chủ vườn chôm chôm tại xã Vĩnh Bình huyện Chợ
Lách – Bến Tre đã nhiệt tình hợp tác giúp tôi hoàn thành tốt đề tài thí nghiệm.
Ø Cám ơn tất cả các bạn lớp Khoa Học Đất K31 đã cùng giúp đỡ nhau tiến bộ
trong suốt quá trinh học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Cần Thơ.
Ø Tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô, Anh, Chị bộ môn Khoa Học Đất & Quản
Lý Đất Đai- Khoa Nông Nghiệp & SHƯD- Trường Đại học Cần Thơ được dồi
dào sức khỏe và công tác tốt.
Trân trọng kính chào !
Cần thơ, ngày….tháng 05 năm 2009

Lê Đình Tấn Tài

vii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


LÊ ĐÌNH TẤN TÀI, 2009 “Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến đặt tính sinh học
đất và năng suất chôm chôm tại Chợ Lách – Bến Tre”. Luận văn tốt nghiệp kỹ
sư, Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ
hướng dẫn: PGs.Ts Võ Thị Gương, Ths Võ Văn Bình.


TÓM LƯỢC

Một trong các yếu tố quan trọng trong việc quản lý độ phì nhiêu đất là
yếu tố sinh học, yếu tố này liên quan chặt chẻ với hàm lượng chất hữu cơ trong đất
và sự mất dần chất hữu cơ trong đất cũng như kém hoạt động và đa dạng quần thể
vi sinh vật trong đất đó là điều kiện làm cho đất ngày càng bị suy thoái. Một số kết
quả nghiên cứu trước đây cho thấy thời gian lên liếp lâu năm đất sẽ bị suy thoái về
độ phì nhiêu đất đất bị nén dẽ, giảm độ xốp, quần thể vi sinh vật trong đất bị giảm
mạnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng, làm giảm năng suất cây trồng.
Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả các dạng phân hữu cơ
vi sinh (10 tấn/ha bã bùn mía đã được ủ hoai, 120 tấn/ha phân trùn được ủ hoai, 10
Trung
tâm
Học
Cần
Thơ cỏ
@cúc
Tàidại)
liệu
học
tấn/ha
phân
heo liệu
được ĐH
ủ hoai,
10 tấn/ha
trong
cải tập
thiệnvà

tínhnghiên
chất sinhcứu
học đất đất liếp vườn, làm gia tăng hoạt động của quần thể vi sinh vật trong đất.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các nghiệm thức bón 10 tấn/ha phân hữu cơ
đều có tác dụng rất tốt trong cải thiện độ phì nhiêu đất được thể hiện qua gia tăng
hàm lượng chất hữu cơ (2.8 – 4.4 %), hô hấp đất được tăng cường (433 – 1595 mg
CO2/kgđất) có khác biệt thống kê so với đối chứng không bón phân hữu cơ, tăng
hoạt động enzyme catalase trong đất (0.41 – 2.62). Góp phần tăng năng suất cây
chôm chôm, trong đó năng suất của nghiêm thức bã bùn mìa (63.67kg/cây), phân
trùn (63.17kg/cây) và tốt nhất là biogas (68.17kg/cây) tăng cao và có khác biệt so
với đối chứng. Như vậy phân hữu cơ có tác dụng rất lớn trong việc làm gia tăng sự
đa dạng của quần thể vi sinh vật trong đất, cải thiện môi trường đất làm cho đất tơi
xốp, thoáng khí giúp bộ rễ phát triển tốt hơn, khả năng hấp thu nước, dinh dưỡng
tốt hơn và góp phần cải tạo độ phì nhiêu đất, tăng năng suất cây trồng theo hướng
ngày càng bền vững hơn.

viii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỤC LỤC

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ............................................... i
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ QLĐĐ ......................ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO.............................................. iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .......................................... iv
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ..................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ vi
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................vii
TÓM LƯỢC ............................................................................................. viii

MỤC LỤC.................................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................... xi
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................. xi
MỞ ĐẦU .....................................................................................................xii
Trung tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .........................................................................1
1.1 NHỮNG TRỞ NGẠI TRÊN ĐẤT VƯỜN TRỒNG CÂY ĂN TRÁI LÂU
NĂM ....................................................................................................................... 1
1.2 HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY CHÔM CHÔM Ở HUYỆN CHỢ LÁCHBẾN TRE ................................................................................................................ 3
1.4 CHẤT HỮU CƠ ĐỐI VỚI PHÌ NHIÊU ĐÂT ................................................. 4
1.5 VI SINH VẬT ĐỐI VỚI ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT ............................................ 6
1.5.1 Sự phân bố vi sinh vật trong đất................................................................. 6
1.5.2 Quần thể vi khuẩn trong đất ....................................................................... 7
1.5.3 Vai trò của vi sinh vật trong đất ................................................................. 8
1.5.4 Tác động của sự cày xới, đảo trộn đất đến vi sinh vật đất ......................... 9
1.5.5 Tác động của phân bón đến vi sinh vật đất .............................................. 10
1.5.6 Tác động của chế độ nước đối với vi sinh vật ......................................... 10
ix
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


1.5.7 Tác động đến chế độ canh tác khác tới vi sinh vật................................... 10
1.5.8 Mối quan hệ giữa vi sinh vật và thực vật ................................................. 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 13
2.1 BỐ TRÍ THÍ NGHIÊM ........................................................................................ 13
2.2 CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬT TƯ HỖ TRỢ .................................................. 13
2.3 THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIÊU ...................................................... 15
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 16

3.1 HIỆU QUẢ CẢI THIỆN ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT CỦA PHÂN HỮU CƠ
TRÊN ĐẤT LIẾP VƯỜN TRỒNG CHÔM CHÔM ............................................ 16
3.1.1 Hô hấp đất ................................................................................................ 16
3.1.2 Chỉ số enzyme catalase trong đất ............................................................. 19
3.2 HIỆU QỦA CỦA PHÂN HỮU CƠ TRONG CẢI THIỆN NĂNG SUẤT
CHÔM CHÔM ..................................................................................................... 20
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................... 22

Trung4.1
tâm
liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên22cứu
KẾTHọc
LUẬN
.....................................................................................................
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 24

x
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


DANH SÁCH HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 3.1 Hô hấp đất sau khi bón phân hữu cơ 3 tháng…………………………. 16
Hình 3.2 Hàm lượng chất hữu cơ trong đất sau 3 tháng bón phân (Nguyễn Anh
Đào, 2009)…………………………………………………………………........ 18

Hình 3.3 Chỉ số hoạt động enzyme catalase trong đất sau khi bón phân hữu cơ
3 tháng…………………………………………………………………………... 19
Hình 3.4 Năng suất chôm chôm mùa vụ năm 2008…………………………….. 20

DANH SÁCH BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1 Năng suất chôm chôm ………………………………………………...21

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

xi
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng 240.000 ha vườn cây ăn
trái (chiếm khoảng 60% diện tích trồng cây ăn trái của cả nước), đây được xem là
vùng trồng cây ăn trái quan trọng, đa dạng và có giá trị kinh tế cao như Măng Cụt,
Chôm Chôm, bưởi, sầu riêng…Người dân đã chuyển từ vườn cây ăn trái có năng
suất, chất lượng kém sang những vườn cây ăn trái có chất lượng cao, ổn định và
đạt hiệu quả kinh tế. Thời gian gần đây, năng suất và chất lượng của vườn cây ăn
trái đã có chiều hướng giảm và không ổn định. Điều này đã ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Mối quan tâm lớn nhất hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề môi
trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đất đai. Sự bền vững trong sản xuất nông
nghiệp là yếu tố hàng đầu trong đó bảo tồn sự đa dạng sinh học là yếu tố quan

trọng. Sự mất dần chất hữu cơ trong đất và sự mất cân bằng sinh thái của quần thể
vi sinh vật trong đất là điều kiện làm cho đất ngày càng bị suy thoái, giảm khả
năng sản xuất đưa đến năng suất cây ăn trái giảm.
tài: liệu
“ẢnhĐH
hưởng
củaThơ
phân@
hữu
cơ liệu
đến đặt
đất vàcứu
Trung tâm Đề
Học
Cần
Tài
họctính
tậpsinh
vàhọc
nghiên
năng suất chôm chôm tại Chợ Lách – Bến Tre”. Nhằm đánh giá hiệu quả của
các dạng phân hữu cơ vi sinh (nấm Trichoderma) đến cải thiện hoạt động vi sinh
vật trong đất giúp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và thân thiện với
môi trường.

xii
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


1.1 NHỮNG TRỞ NGẠI TRÊN ĐẤT VƯỜN TRỒNG CÂY ĂN TRÁI LÂU
NĂM
Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích hơn hai triệu ha, hàng năm cung cấp
hơn hai phần ba tổng sản lượng lương thực cho cả nước và 240 ngàn ha trồng cây
ăn trái, chiếm khoảng 70% cây ăn trái của cả nước. Để có sản lượng lương thực lớn,
nông dân đã thâm canh sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học và thuốc bảo vệ
thực vật với liều lượng cao (Nguyễn Thị Thu Cúc, 1998) đưa đến đất ngày càng bị
suy thoái về mặt hóa, lý và sinh học đất. Việc sử dụng nông dược một cách thường
xuyên và liên tục với liều lượng lớn làm giảm độ phì nhiêu đất và giảm hoạt động
của vi sinh đất. Ngoài ra đất liếp vườn có thời gian lên liếp lâu năm sẽ làm suy giảm
về phì nhiêu đất làm mất cân bằng sinh thái (Raynet và ctv., 1996).

Trung

Sử dụng hóa chất nông nghiệp trong thời gian dài làm cho độ phì nhiêu giảm,
giảm vi sinh vật có lợi trong đất. Diện tích cây trồng cạn không lớn nhưng hàng
tâm
ĐHhóaCần
Thơđối
@lớnTài
và nghiên
cứu
năm Học
lượng liệu
phân bón
học tương
chủliệu
yếu làhọc
N, P,tập

K. Trong
đó phân đạm
được sử dụng với liều lượng cao, đưa đến hiện tượng đất bị nén dẽ, giảm chất hữu
cơ và giảm hoạt động vi sinh vật đất. Sự nén dẽ đất đã làm cho thể tích các tế khổng
trong đất phá vỡ cấu trúc. Quá trình này xảy ra khi có lực bên ngoài tác động làm
cho các hạt đất nén lại (Lê Văn Khoa, 2000). Sự nén dẽ là tiến trình thay đổi một số
đặc tính vật lý như: dung trọng, độ chặt, độ xốp, khả năng thấm nước của đất,
những thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của nước và không khí
trong đất, làm ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của rễ cây trong môi trường đất.
Sự nén dẽ làm giảm khả năng thấm nước của đất, làm tăng lượng nước chảy tràn
trên bề mặt đất thường đưa đến hiện tượng xói mòn đất, dinh dưỡng cung cấp cho
cây trồng cũng bị cuốn trôi, khả năng dự trữ nước của đất kém, những tế khổng
trong đất bị giảm làm cho bộ rễ cây trồng phát triển kém, giảm khả năng hoạt động
của hệ sinh vật trong đất.
Nghiên cứu Võ Thị Gương và ctv., (2004) cho thấy lực cản ở tầng đất mặt
0 – 15 cm trên các vườn trồng cam tại Cần Thơ biến động từ 2,8 – 5,8 Mpa. Đất liếp
có lực cản được xem là bị nén dẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển cuả bộ rễ cây trồng
khi lực xuyên thấu của đất cao hơn 3,0 Mpa. Độ nén dẽ của đất gia tăng theo độ tuổi
liếp có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, ở vườn 26 và 33 năm tuổi liếp có độ cản của đất
rất cao từ 5,60 – 5,83 Mpa, ở độ sâu 15 – 30 cm độ nén dẽ cao nhất trên đất vườn 26

1

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


năm tuổi là 6,83 Mpa. Tương tự, ở độ sâu 30 – 45 cm thì vườn 26 – 33 năm tuổi có
độ nén dẽ cao nhất 3,0 – 4,7 Mpa. Trên đất liếp trồng cam đất có tỷ lệ sét cao, hàm
lượng chất hữu cơ trong đất thấp qua thời gian lên liếp lâu năm thì tình trạng nén dẽ
của đất dễ dàng xảy ra.

Bên cạnh sử dụng phân hóa học việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã làm
cho đất đai ngày càng bị ô nhiễm dẫn đến mật số vi sinh vật có ích ngày càng giảm.
Thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến quần thể vi sinh vật cố định đạm
(Azotobater, Rhizobium…) quần thể vi sinh vật phân giải Cellulose và quần thể
tham gia vào quá trình hòa tan lân cố định trong đất làm xáo trộn hay mất cân bằng
của hệ vi sinh vật đất.
Ngoài ra đất liếp vườn có thời gian lên liếp lâu năm sẽ làm suy giảm về phì
nhiêu đất làm mất cân bằng sinh thái. Bạc màu đất cũng được gây ra do sự tích tụ
hóa chất độc cũng như mất cân bằng các yếu tố trong đất, tất cả đều ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển cây trồng hay nói cách khác làm cho đất
giảm khả năng sản xuất (Marschner, 1990).

Trung

Một trong nhưng chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá đất là pH đất vì nó ảnh
hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc các phản ứng
hóa học và sinh hóa trong đất, độ hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất, hiệu
quả Học
của việc
sử dụng
cũng@
phụTài
thuộcliệu
vào học
pH đất,
đất và
có pH
nhỏ hơncứu
7
tâm

liệu
ĐH phân
CầnbónThơ
tập
nghiên
theo định nghĩa được xem là đất chua, tuy nhiên đất chua được xem như là đất có
vấn đề khi độ chua của đất ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hấp thu dinh
dưỡng của rễ cây và làm giảm năng suất. Hầu hết các loại đất nếu bón phân đạm lâu
ngày sẽ có xu hướng giảm pH đất (Jones and Javis, 1981). Trong quá trình hoạt
động vi sinh vật, rễ cây cũng như các loài sinh vật khác trong đất không ngừng giải
phóng ra CO2, khí này hòa tan trong nước tạo thành acid H2CO3 tuy độ phân ly của
acid này không cao nhưng nó cũng là một trong những nguồn sinh ra H+ chủ yếu
trong đất.
Theo Trần Khải và Nguyễn Vy, (1978), độ chua trong đất là do nồng độ H+
trong dung dịch đất là chính, pH là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng, vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng cây trồng, độ hữu dụng của của dưỡng chất và hiệu
quả của phân bón. Đất có xu hướng chua hóa do hoạt động của bộ rễ và do các phản
ứng hóa học và sinh hóa xảy ra trong đất. Rễ cây trồng trong điều kiện thích hợp có
thể hấp thụ tích cực có chọn lọc các dưỡng chất. Để hấp thu các dưỡng chất dưới
dạng cation, rễ cây phải tiết ra các ion H+ để trao đổi với môi trường xung quanh,
H+ tích lũy xung quanh vùng rễ làm cho pH giảm dần. Ngoài ra trong quá trình rễ
cây hô hấp thải ra CO2, lượng CO2 này kết hợp với H2O cũng làm cho pH giảm. Độ

2

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


chua đất cũng ảnh hưởng nhiều đến các tiến trình trong đất như: tốc độ phân hủy
chất hữu cơ và độ hữu dụng dưỡng chất trong đất ảnh hưởng đến cây trồng.

1.2 HIỆN TRẠNG CANH TÁC CÂY CHÔM CHÔM Ở HUYỆN CHỢ LÁCHBẾN TRE
Chôm chôm (Nephelium lappaceum L) là một loại cây ăn trái đặc sản của
đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung, với diện tích 14,2
ngàn ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 61,54% sản lượng
chôm chôm cả nước). Địa phương có diện tích chôm chôm tập trung lớn nhất là
Đồng Nai, tiếp theo đó là Bến Tre…

Trung

Huyện Chợ Lách-Bến Tre là một vùng trọng điểm trồng cây ăn trái với
nhiều chủng loại khác nhau như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, bưởi…Trong đó
cây chôm chôm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân . Nhưng đa số hộ
nông dân canh tác theo kinh nghiệm không chú trọng nhiều đến kỹ thuật canh tác và
bón phân hữu cơ hợp lý nên dần dần năng suất giảm. Sau khi thu hoạch nông dân
tiến hành cắt tỉa tạo tán, bón phân nuôi chồi mới chủ yếu bón phân hóa học như
urea và DAP theo tỷ lệ 1:1 liều lượng khoảng 250-300 kg/ha. Khi già cơi đọt đâu
tiếp tục bón phân đợt hai với liều lượng như ban đầu 250-300 kg/ha. Sau khi cơi đọt
thứ hai đã già bón phân lần ba để xử lí ra hoa bằng 16-16-8 (hay 20-20-15) với liều
tâm
Học
liệukg/ha.
ĐHVào
Cần
@ Tài
liệu
học
và nông
nghiên
cứu
lượng

200-300
cuốiThơ
mùa mưa,
khoảng
tháng
chíntập
âm lịch,
dân tiến
hành xiết nước kích thích cây ra hoa. Nước trong mương được tháo cạn và duy trì
cho đến khi ra hoa. Khi cây ra hoa khoảng 70% số đọt thì nông dân cho nước vào
bắt đầu tưới và giữ ẩm cho đất. Từ khi đậu trái đến thu hoạch nông dân bón thêm
urea cộng với 16-16-8 (hoặc 20-20-15 ) theo tỷ lệ 1:2 với liều lượng khoảng 12001300 kg/ha chia làm nhiều lần bón cho đến khi chín.
Trong những năm gần đây người nông dân đã xử lí ra hoa rải vụ trên cây
chôm chôm. Khi cây có từ 2-3 cơi đọt đã già thì tiến hành đậy plastic trên toàn liếp
và nước trong mương được bơm cạn cho đến khi ra hoa. Thông thường vào mùa
nắng khoảng 40-45 ngày còn mùa mưa có thể kéo dài khoảng 60-70 ngày cây mới
ra hoa.
Việc xử lí ra hoá bằng hóa chất và sử dụng phân hóa học không chú trọng
bón phân hữu cơ đã làm cho cây trồng ngày càng trở nên suy yếu tạo cơ hội cho sâu
bệnh, nấm tấn công, chất lượng đất đai ngày càng bị suy thoái. Sự canh tác lâu dài
làm thay đổi cấu trúc đất, giảm chất hữu cơ trong đất. Hầu hết các vườn cây ăn trái
đều nằm trong hệ thống đê bao nên không được phù sa bồi đấp hàng năm.

3

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


1.4 CHẤT HỮU CƠ ĐỐI VỚI PHÌ NHIÊU ĐÂT
Theo Võ Thị Gương (2002) với hệ thống canh tác như hiện nay thì vấn đề

duy trì độ phì nhiêu đất là không thể thiếu được để đạt năng suất và ổn định cho cây
trồng. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng nhất
trong hệ thống này. Nông dân canh tác trong hệ thống cổ truyền đều biết rằng sản
xuất lâu dài phì nhiêu đất sẽ bị giảm với vòng quay canh tác trên đất ngày càng cao
trong khi đó lại thiếu nổ lực bồi hoàn và duy trì độ phì nhiêu đất. Ngoài ra, vai trò
của chất hữu cơ làm tăng tính đệm của hệ thống, giúp cải thiện điều kiện phát triển
cây trồng. Hàm lượng chất hữu cơ của các liếp vườn (tầng mặt) biến động trong
khoảng 3.5 – 4.9% và không có sự khác biệt giữa các vườn có tuổi liếp từ 7 – 26
năm (Võ Thi Gương và ctv., 2004). Độ phì nhiêu đất là khả năng của đất giúp tăng
sinh trưởng cây trồng qua cung cấp nước và dinh dưỡng. Độ phì nhiêu đất là cơ sở
của tiềm năng sản suất là yếu tố quyết định năng suất cây trồng (Petecbuagsky,
1957).

Trung

Theo Trần Văn Chính (2006), nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm,
thực vật phong phú và tươi tốt quanh năm, lượng chất hữu cơ được tạo ra trên một
đơn vị diện tích hàng năm rất lớn, tàn tích sinh vật để lại cho đất rất khác nhau giữa
các đất hoang, đất trồng trọt và đất rừng. Quá trình mùn hóa thực hiện với tốc độ
nhanh,
songliệu
quá trình
hóa cũng
mạnh
mẽhọc
dẫn đến
cơ bị phân
tâm
Học
ĐH khoáng

Cần Thơ
@rấtTài
liệu
tậpchấtvàhữu
nghiên
cứu
giải nhanh chóng. Để duy trì lượng chất hữu cơ trong đất vừa cung cấp thức ăn
thường xuyên cho cây trồng thì biện pháp và có hiệu lực nhất hiện nay là bón phân
hữu cơ cho đất (phân chuồng, phân rác, phân bắc, bùn ao…), trồng cây phân xanh.
Johnwiley and Sonds (1990) cho rằng chất hữu cơ có tác dụng đệm. Bên cạnh đó,
chất hữu cơ còn là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của vi sinh vật đất,
liên quan đến đặc tính hóa sinh của đất quan trọng trong phì nhiêu đất và dinh
dưỡng cây trồng.
Các nguồn hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phế phẩm của vụ mùa… khi
bón vào đất giúp quần thể vi khuẩn và nấm phát triển, góp phần tạo nên sự cân bằng
hệ vi sinh vật trong môi trường đất. Ngoài ra, chất hữu cơ còn ảnh hưởng gián tiếp
lên sự phát triển của quần thể vi sinh vật đất thông qua việc cải tạo pH đất, tạo độ
thông thoáng, điều hòa ẩm độ và nhiệt độ đất, hàm lượng chất hữu cơ trong đất có
liên quan đến sinh khối vi sinh vật đất (Saffigna et al., 1989) trích trong Ngô Thị
Hồng Liên (2006). Hàm lượng chất hữu cơ trong đất cao góp phần làm tăng mật số
và đa dạng vi sinh vật, do đó tăng tính cạnh tranh góp phần giảm sự phát triển của
vi sinh vật có hại trong đất.
Phân hữu cơ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đặt biệt có ý nghĩa
đến độ phì nhiêu đất. Phân hữu cơ khi bón vào đất, sau khi phân giải sẽ cung cấp

4

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version



thêm các chất khoáng làm phong phú thành phần dinh dưỡng cho cây và sau khi
mùn hóa làm tăng khả năng trao đổi của đất (Vũ Hữu Yêm, 1995). Đặc biệt là các
humic acid trong phân có tác dụng khoáng hóa đạm rất tốt trong đất (Nguyễn Bảo
Vệ, 1996). Phân hữu cơ là loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các
dư thừa thực vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh. Mặc
dù nền công nghiệp hóa học trên thế giới ngày càng phát triển, phân hữu cơ vẫn là
nguồn phân quý, không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng
làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và năng cao độ phì của đất (Ngô Ngọc
Hưng và ctv., 2004). Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv., (2004)
cho thấy bón 10 tấn /ha phân hữu cơ có hiệu quả tốt trong việc nâng cao hàm lượng
chất hữu cơ, đạm hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu dụng và hoạt động của vi sinh vật
đất.
Kết quả nghiên cứu của Leu (2003) cho thấy sau khi sử dụng phân hữu cơ
liên tục 11 năm thì chất hữu cơ, khả năng trao đổi cation, đạm dễ tiêu tăng. Ngoài ra
chất hữu cơ còn góp phần làm gia tăng năng suất cây trồng.
Phân hữu cơ cung cấp dưỡng chất, làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong
đất, cải thiện tính chất sinh học đất và phì nhiêu của đất.

Trung

v
Cải thiện cấu trúc đất: Tốc độ phân hủy chất hữu cơ và khoáng hóa của các
thànhHọc
phần liệu
hữu cơ
trong
đất cóThơ
cấu trúc
ở đất
có cấu

mịn (Van
tâm
ĐH
Cần
@ thô
Tàinhanh
liệuhơn
học
tập
và trúc
nghiên
cứu
Veen và Kuikman, 1990), chất hữu cơ và sinh khối của vi sinh vật trong đất có cấu
trúc mịn được bảo vệ về mặt vật lý tốt hơn (Verberne và ctv., 1990), chất mùn trong
phân hữu cơ có tác dụng gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, tạo nên cấu trúc bền
vững, làm cải thiện độ xốp của đất, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất, làm cho cây
thu hút dinh dưỡng dễ dàng hơn. Ảnh hưởng gián tiếp do sự hoạt động của vi sinh
vật, làm cho cấu trúc trở nên tốt hơn.
v
Gia tăng khả năng giữ nước của đất: bởi sự liên kết nước với chất hữu cơ,
ảnh hưởng gián tiếp bởi sự cải thiện cấu trúc đất.
v
Cải thiện độ thoáng khí của đất: cung cấp oxy cho rễ cây và quá trình hô
hấp của quần thể vi sinh vật sống trong đất, tạo điều kiện thoát CO2 từ không gian
rễ, làm cho đất tơi xốp hơn giúp cho hoạt động của vi sinh vật háo khí tốt hơn, giúp
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
v
Làm gia tăng nhiệt độ đất: Ảnh hưởng trực tiếp do mùn, làm gia tăng sự
hấp thu nhiệt của đất, ảnh hưởng gián tiếp do cải thiện cấu trúc của đất, làm gia tăng
khả năng trao đổi cation, vì vậy làm giảm khả năng trực di các cation, điều này quan

trọng trên các loại đất chứa ít sét. Làm gia tăng khả năng đệm các chất dinh dưỡng,
chủ yếu N, P và S. Vì vậy, làm gia tăng hiệu quả phân hóa học bón vào đất.

5

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


v
Cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng: Cung cấp CO2 cho sự quang
tổng hợp chất hữu cơ. Cung cấp chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là chất đạm, lân,
lưu huỳnh và các nguyên tố khác, bao gồm cả nguyên tố vi lượng.
v
Phân hủy chất hữu cơ, huy động chất dinh dưỡng khoáng vô cơ: Giải
phóng chất dinh dưỡng dự trữ, làm cho chúng trở nên hữu dụng hơn. Sự phân hủy
chất hữu cơ giúp tăng sự cố định đạm từ khí quyển. Sự bất động chất dinh dưỡng
bởi chất mùn, các chất dinh dưỡng bị bất động trong thời gian ngắn do vi sinh vật
tạm thời lấy chất dinh đưỡng để cấu tạo nên cơ thể của chúng, vì vậy làm trở ngại
đến sự hữu dụng của chúng đối với rễ cây
John Wiley and Sonds (1990) cho rằng chất hữu cơ là nguồn cung cấp bổ
sung đạm ,lân, kali, lưu huỳnh và các nguyên tố vi lượng. Bên cạnh đó, chất hữu cơ
là nguồn cung cấp dưỡng chất cho cây trồng qua quá trình khoáng hóa (Akio Ikono,
1984). Chất hữu cơ không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng mà
còn giúp duy trì chất lượng đất theo hướng bền vững nhằm đạt năng suất cao qua sự
cải tạo tính chất lý – hóa và sinh học đất (Wolgang Flaig, 1984).
1.5 VI SINH VẬT ĐỐI VỚI ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT
1.5.1 Sự phân bố vi sinh vật trong đất
Đất là
môi ĐH
trường

thíchThơ
hợp nhất
vớiliệu
vi sinh
vật, bởi
là nơi cư trú
Trung tâm Học
liệu
Cần
@đối
Tài
học
tậpvậy
vànónghiên
cứu
rộng rãi nhất của vi sinh vật, cả về thành phần cũng như số lượng so với các môi
trường khác. Sở dĩ như vậy vì trong đất nói chung và trong đất trồng trọt nói riêng
có một khối lượng lớn chất hữu cơ. Đó là nguồn thức ăn cho các nhóm vi sinh vật dị
dưỡng, ví dụ như nhóm vi sinh vật các hợp chất carbon hữu cơ, nhóm vi sinh vật
phân huỷ các hợp chất Nitơ hữu cơ ... Các chất vô cơ có trong đất cũng là nguồn
dinh dưỡng cho các nhóm vi sinh vật tự dưỡng. Đó là các nhóm phân huỷ các chất
vô cơ, chuyển hoá các chất hợp chất S, P, Fe ... Các chất dinh dưỡng không những
tập trung nhiều ở tầng đất mặt mà còn phân tán xuống các tầng đất sâu. Bởi vậy ở
các tầng đất khác nhau, sự phân bố vi sinh vật khác nhau phụ thuộc vào hàm lượng
các chất dinh dưỡng. Mức độ thoáng khí của đất cũng là một điều kiện ảnh hưởng
đến sự phân bố của vi sinh vật. Các nhóm háo khí phát triển ở nhiều nơi có nồng độ
oxy cao. Những nơi yếm khí, hàm lượng oxy thấp thường phân bố nhiều loại vi sinh
vật kị khí.
Độ ẩm và nhiệt độ trong đất cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật
đất. Đất vùng nhiệt đới thường có độ ẩm 70 - 80% và nhiệt độ 200C –30 oC. Đó là

nhiệt độ và độ ẩm thích hợp với đa số vi sinh vật. Bởi vậy trong mỗi gram đất
thường có hàng chục triệu đến hàng tỷ tế bào vi sinh vật bao gồm nhiều nhóm khác
nhau về vị trí phân loại cũng như hoạt tính sinh lý, sinh hoá.

6

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


1.5.2 Quần thể vi khuẩn trong đất
Các nhóm vi sinh vật trong đất, thường được quan sát là: vi khuẩn, xạ khuẩn,
tuyến trùng, trùng đất, nấm, tảo, động vật nguyên sinh, virus… Hệ vi sinh vật đất
này đóng vai trò quan trọng trong các tiến trình phân hủy chất hữu cơ, cung cấp
dưỡng chất hữu dụng cho cây trồng, giúp đất phát triển cấu trúc, chống xói mòn và
góp phần phục hồi, nâng cao độ phì tự nhiên của đất (Lê Văn Khoa, 2004).
Theo nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv., (2004) mật số nấm có xu hướng
giảm dần theo tuổi liếp và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mật số nấm cao nhất trên
vườn có tuổi liếp từ 7 đến 9 năm, kế đến là vườn có tuổi liếp là 26 năm và thấp nhất
ở vườn có tuổi liếp là 33 năm. Tảo và xạ khuẩn phát triển với mật số tương đương
nhau giữa các vườn có tuổi liếp khác nhau kết quả này cho thấy, mật số vi khuẩn và
nấm trong đất có thay đổi theo tuổi liếp, vườn có tuổi liếp cao mật số nấm và vi
khuẩn giảm thấp có thể do điều kiện như đất chặt, độ nén dẽ cao, pH đất thấp, hàm
lượng chất hữu cơ thấp, dinh dưỡng thấp là yếu tố làm giảm sự phát triển của nấm
và vi khuẩn.

Trung

Qua kết quả nghiên cứu của Bossuyt và ctv., (2001) cho thấy nấm trong đất
có tác dụng liên kết các hạt đất lại thành những đoàn lạp to. Trong khi đó, vi khuẩn
trong đất giúp ổn định các cỡ hạt sét - thịt trong đất (Tisdall, 1994). Do đó, sự giảm

mật Học
số nấm,liệu
vi khuẩn
liếp lâu
ảnhtập
hưởng
lợi đến các
tâm
ĐH trong
CầnđấtThơ
@năm
Tàingoài
liệuviệc
học
vàbấtnghiên
cứu
tiến trình sinh học như sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất thì ảnh hưởng bất lợi về
mặt vật lý đất là đất càng chặt, tế khổng trong đất kém, trao đổi khí và vận chuyển
trong đất kém gây ra bất lợi cho sự phát triển của rễ và sinh trưởng của cây trồng.
Hô hấp đất là yếu tố đánh giá khả năng hoạt động của vi sinh vật đất. Kết quả
đo hô hấp đất được thông qua hàm lượng CO2 (mg.kg-1) theo thời gian giúp đánh
giá được sự hoạt động của vi sinh vật. Theo Bossuyt et all., (2001) sự hô hấp của vi
sinh vật đất gia tăng hay nói cách khác là hoạt động của vi sinh vật đất được tăng
cường trong điều kiện chất hữu cơ được thêm vào đất có độ hữu dụng của C và N
cao. Chất hữu cơ làm tăng hoạt động và sự đa dạng của vi sinh vật đất. Hàm lượng
chất hữu cơ trong đất có liên quan đến sinh khối vi sinh vật đất. Quần thể vi sinh vật
đất đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tính hữu dụng và đáp ứng chất dinh
dưỡng đặt biệt là trên đất nghèo dinh dưỡng (Saffigna et all. ,1989).
Hệ thống cố định đạm, gồm cả vi sinh vật cộng sinh và kí sinh đóng góp một
lượng đáng kể trong việc cố định đạm của hệ thống canh tác. Hệ thống vi sinh vật

nốt sần của cây họ đậu cố đinh đạm với số lượng 50-300 kg/ha/năm N.
Cyanobateria cố định 15-25 kg/ha/năm N và quần thể Azospirillum-grass cố định
10-30 kg/ha/năm. Quần thể vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy

7

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


xác bã hữu cơ, tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong đất, làm gia tăng độ phì
nhiêu đất.
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý độ phì nhiêu đất là yếu
tố sinh học yếu tố này liên quan chặt chẽ với hàm lượng chất hữu cơ trong đất và sự
mất dần chất hữu cơ trong đất cũng như kém hoạt động và đa dang quần thể vi sinh
vật trong đất là điều kiện làm cho đất bị suy thoái sinh học.
Qua nghiên cứu trên vườn cây ăn trái Ngô Thị Hồng Liên (2006) và Hồ Văn
Thiệt (2006) cho thấy khi bổ sung chất hữu cơ hay hữu cơ vi sinh thì hàm lượng
CO2 trong đất tăng và khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng không bón phân hữu
cơ. Đất nghèo dinh dưỡng hay không bón phân hữu cơ trong một thời gian dài hoạt
động vi sinh vật giảm. Khi bón phân hữu cơ giúp gia tăng dinh dưỡng, tăng nguồn
năng lượng, cải thiện môi trường đất giúp vi sinh vật phát triển tốt.
1.5.3 Vai trò của vi sinh vật trong đất

Trung

Theo Lê Văn Khoa (2004) cho rằng vai trò quần thể vi sinh vật trong đất có
ảnh hưởng trực tiếp đến các tiến trình trong đất, đặc biệt là những tiến trình thúc
đẩy sự phát triển và làm tăng độ phì tự nhiên của đất (sự phát triển cấu trúc, sự
khoáng hóa, sự chuyển hóa đạm, sự cố định đạm…). Ngoài ra, trong các nghiên cứu
gần đây cho thấy một số dòng vi sinh vật đất còn góp phần phân hủy một vài loại

tâm
liệu
ĐH
Thơ
@ Tài
thuốcHọc
trừ sâu
bệnh,
từ cỏCần
dại lưu
tồn trong
đất. liệu học tập và nghiên cứu
Hệ vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất hữu cơ
và góp phần cải thiện tính chất lý, hóa đất và sinh học đất. Bản thân sinh vật đất khi
chết đi cũng trở thành chất hữu cơ và được phân hủy nó là một trong những nguồn
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng (Võ Thị Gương, 2002). Trong đất quần thể
vi sinh vật rất đa dạng có rất nhiều vi sinh vật có lợi, và có khả năng cố dịnh đạm
cho cây trồng hay phân hủy xác bã thực vật thành mùn, tăng độ hữu dụng (Nguyễn
Thanh Hiền, 2003 ). Trần Thượng Tuấn (2004) cho biết vi sinh vật có vai trò sản
sinh enzyme phân hủy các hợp chất hữu cơ: cellulase, lignase, xylase, chitinase,
protease, lipase… . Sản sinh các chất kháng sinh giúp rễ cây kháng bệnh; sản sinh
một số chất sinh trưởng: auxin, gibberellin, cytokitin; cố định đạm và giữ cấu trúc
đất và chất hữu cơ trong đất.
Quần thể vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy xác bã hữu
cơ, tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong đất, làm tăng độ phì nhiêu đất và ảnh
hưởng đến tính chất vật lý đất có lợi cho cây trồng, lượng vi sinh vật trong tầng đất
mặt liếp vườn 33 năm tuổi rất thấp so với các vườn có tuổi liếp 7, 9 và 26 năm (Võ
Thị Gương, 2004).

8


PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Theo nghiên cứu của Dương Minh (2004) nấm Trichoderma có khả năng
phòng trị các loại nấm bệnh hại rễ cây ăn trái và rau màu như Fusarium,
Rhizoctonia, Selerotium, Colletotrichum, Verticilium… và trứng tuyến trùng hại rễ.
Sự kết hợp chủng vi khuẩn Rhizobium với dung dịch lân chứa vi khuẩn và
Trichoderma làm tăng sinh trưởng của cây, hấp thu đạm và năng suất, quần thể vi
sinh vật ở vùng rễ (Rudresh và ctv., 2004). Các chủng nấm trichoderma phân bố
rộng khắp trên thế giới có thể sống và phát triển trong điều kiện dinh dưỡng, nhiệt
độ, ẩm độ khác nhau. Sử dụng bã bùn mía vật liệu phế thải của các nhà máy đường
làm nguyên liệu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh giúp cải thiện độ phì nhiêu đất,
năng suất cây trồng và giải quyết được chất thải gây ô nhiểm môi trường (Võ Thị
Gương và Dương Minh Viễn, 2008).
Dương Minh Viễn và Võ Thị Gương (2007) đã nghiên cứu trên cây bắp rau
bón 10 tấn/ha phân hữu cơ bã bùn mía và kết hợp phân vô cơ (60 kg N-60 kg P 2O530 kg K2O) giúp gia tăng sinh khối gấp hai lần so với đối chứng bón phân vô cơ.
Phân bả bùn mía hiệu quả tốt trên cây trồng cạn.

Trung

Trong 1g đất lấy ở tầng canh tác thường có từ 30 nghìn đến 50 triệu vi nấm;
từ 10 đến 14 triệu xạ khuẩn; từ 3 đến 22 tỉ vi khuẩn. Vi sinh vật sống trong đất và
trong nước tham gia tích cực vào quá trình phân giải các xác hữu cơ biến chúng
thành CO2 và các hợp chất vô cơ khác dùng làm thức ăn cho cây trồng. Các vi sinh
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vật cố định nitơ thực hiện việc biến khí nitơ (N2) trong không khí thành hợp chất
nitơ (NH3, NH4+) cung cấp cho cây. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất
khó tan chứa P, K, S và tạo ra các vòng tuần hoàn trong tự nhiên. Vi sinh vật còn

tham gia vào quá trình hình thành chất mùn. Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc
phân giải các phế phẩm công nghiệp, phế thải đô thị, phế thải công nghiệp cho nên
có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
1.5.4 Tác động của sự cày xới, đảo trộn đất đến vi sinh vật đất
Cày xới, đảo trộn có tác dụng điều hoà chất dinh dưỡng, làm đất thoáng khí
tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh. Theo thí nghiệm của Mitxustin và
Nhiacôp, các phương pháp cày xới khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng và
thành phần vi sinh vật. Từ đó cường độ các quá trình sinh học trong đất cũng khác
nhau. Khi xới lớp đất canh tác nhưng không lật mặt, số lượng vi sinh vật cũng như
cường độ hoạt động có tăng lên nhưng không nhiều bằng xới đất có lật mặt hoặc
cày sâu. Tuy nhiên không phải đất nào cũng theo quy luật đó, đối với đất úng ngập,
quy luật trên thể hiện rõ hơn trong khi đó ở đất cát nhẹ khô hạn thì việc xới xáo
không hợp lý lại làm giảm lượng vi sinh vật.

9

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


1.5.5 Tác động của phân bón đến vi sinh vật đất
Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất, phân tác dụng nhanh hay
chậm đến cây trồng là nhờ hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật phân giải hữu cơ
thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tan thành dễ tan ...
Ngược lại các loại phân bón cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật trong đất.
Phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, bùn ao ... đặc biệt làm tăng số
lượng vi sinh vật vì bản thân trong đó đã có một số lượng lớn vi sinh vật. Chất hữu
cơ vào đất lại làm tăng số lượng vi sinh vật sẵn có trong đất, đặc biệt là vi sinh vật
phân giải xenluloza, phân giải protein và nguyên sinh động vật. Tuy vậy, các loại
phân hữu cơ khác nhau tác động đến sự phát triển của vi sinh vật đất ở các mức độ

khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ C/N của phân bón.

Trung

Phân vô cơ cũng có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật đất vì nó có các nguyên tố N, P, K, Ca, vi lượng rất cần thiết cho vi sinh
vật. Đặc biệt là khi bón phối hợp các loại phân vô cơ với phân hữu cơ sẽ làm tăng
số lượng vi sinh vật lên từ 3- 4 lần so với bón phân khoáng đơn thuần, đặc biệt là
các vi khuẩn Azotobacter, vi khuẩn amôn hoá, nitrat hoá, phân giải xenluloza. Khi
trong đất có nhiều phân hữu cơ thì việc bón các loại phân vô cơ có tác dụng kích
thíchHọc
hoạt động
chất Thơ
hữu cơ@
củaTài
vi sinh
vật. học
Bón vôi
có và
tác dụng
cải thiện
tâm
liệuphân
ĐHgiải
Cần
liệu
tập
nghiên
cứu
tính chất lý, hoá của đất, làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật, nhất là đối với

đất chua, mặn, bạc màu.
1.5.6 Tác động của chế độ nước đối với vi sinh vật
Đại đa số các loại vi khuẩn có ích đều phát triển mạnh mẽ ở độ ẩm 60 - 80%.
Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều ức chế vi sinh vật. Chỉ có nấm mốc và xạ khuẩn
là có thể phát triển được ở điều kiện khô. Ở các ruộng lúa nước các loại vi khuẩn đã
thích hợp với độ ẩm cao, tuy nhiên ở những ruộng có tính thấm nước cao được làm
ải, sự phát triển vi sinh vật cũng tốt hơn. Đặc biệt là cân đối được tỷ lệ giữa hai loại
háo khí và yếm khí.
1.5.7 Tác động đến chế độ canh tác khác tới vi sinh vật
Ngoài các chế độ phân bón, nước, làm đất, các chế độ canh tác khác cũng có
tác dụng rõ rệt tới hoạt động của vi sinh vật. Ví dụ như chế độ luân canh cây trồng.
Mỗi loại cây trồng đều có một khu hệ vi sinh vật đặc trưng sống trong vùng rễ của
nó. Bởi vậy luân canh cây trồng làm cho khu hệ vi sinh vật đất cân đối và phong
phú hơn. Người ta thường luân canh các loại cây trồng khác với cây họ đậu để tăng
cường hàm lượng đạm cho đất.

10

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


Các loại thuốc hoá học trừ sâu, diệt cỏ gây tác động có hại tới vi sinh vật
cũng như hệ sinh thái đất nói chung. Việc dùng các loại thuốc hoá học làm ô nhiễm
môi trường đất, tiêu diệt phần lớn các loại vi sinh vật và động vật nguyên sinh trong
đất. Tất cả những biện pháp canh tác nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến
sự phát triển của vi sinh vật trong đất, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sinh
học, cụ thể là sự chuyển hoá các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, ảnh hưởng đến quá
trình hình thành mùn và kết cấu đất. Những yếu tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến
cây trồng. Bởi vậy, việc nghiên cứu đất sao cho thích hợp với năng suất cây trồng
không thể bỏ qua yếu tố sinh học đất.

1.5.8 Mối quan hệ giữa vi sinh vật và thực vật

Trung

Mỗi loại cây đều có một khu hệ vi sinh vật vùng rễ đặc trưng cho cây đó bởi
vì rễ thực vật thường tiết ra một lượng lớn các chất hữu cơ và vô cơ, các chất sinh
trưởng ..., thành phần và số lượng của các chất đó khác nhau tùy loại cây. Những
chất tiết của rễ có ảnh hưởng quan trọng đến vi sinh vật vùng rễ. Trên bề mặt và lớp
đất nằm sát rễ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên tập trung vi sinh vật với số lượng
lớn. Càng xa rễ số lượng vi sinh vật càng giảm đi. Thành phần vi sinh vật vùng rễ
không những phụ thuộc vào loại cây trồng mà còn phụ thuộc vào thời kỳ phát triển
của cây. Vi sinh vật phân giải xenluloza có rất ít khi cây còn non nhưng khi cây già
thì rất nhiều. Điều đó chứng tỏ vi sinh vật không những sử dụng các chất tiết của rễ
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
mà còn phân huỷ rễ khi rễ cây già, chết đi. Vi sinh vật sống trong vùng rễ có quan
hệ mật thiết với cây, chúng sử dụng những chất tiết của cây làm chất dinh dưỡng,
đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cây qua quá trình hoạt động phân giải của
mình. Vi sinh vật còn tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây
trồng. Bên cạnh đó có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh cho cây, có những loại ức chế
sự sinh trưởng của cây, có những loại tàn phá mùa màng nghiêm trọng.
Trong khu hệ vi sinh vật vùng rễ ngoài những nhóm vi sinh vật có ích, có rất
nhiều vi sinh vật gây bệnh cây. Đó là mối quan hệ ký sinh của vi sinh vật trên thực
vật. Nhóm vi sinh vật gây bệnh cây thuộc loại dị dưỡng, sống nhờ vào chất hữu cơ
của thực vật đang sống (khác với nhóm hoại sinh- sống trên những tế bào thực vật
đã chết). Hàng năm bệnh cây đã gây thiệt hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Vi
sinh vật gây bệnh không chỉ làm giảm sản lượng mà còn làm giảm phẩm chất nông
sản. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ của cây bằng cách tiết ra các loại men phân
huỷ chúng. Trong quá trình sống chúng tiết ra các chất độc làm cây chết. Ví dụ như
độc tố Lycomarasmin do nấm Fusarium heterosporum tiết ra có thể làm cây chết.

Vi sinh vật gây bệnh có khả năng tồn tại trong đất hoặc trên tàn dư thực vật
từ vụ này qua vụ khác dưới dạng bào tử hoặc các dạng tiềm sinh khác gọi là nguồn
bệnh tiềm tàng. Từ nguồn bệnh tiềm tàng vi sinh vật được phát tán đi khắp nơi nhờ

11

PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version


×