Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

ẢNH HƯỞNG của QUẢN lý nước đến một số đặc TÍNH hóa học TRÊN đất TRỒNG lúa ở HUYỆN CHÂU THÀNH a TỈNH hậu GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.1 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

HUỲNH THIỆN KHIÊM
NGUYỄN TẤN VÀNG

ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ N ƯỚC ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC
TÍNH HÓA HỌC TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA Ở HUY ỆN
CHÂU THÀNH A TỈNH HẬU GIAN G

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH

ĐỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ N ƯỚC ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC
TÍNH HÓA HỌC TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA Ở HUY ỆN
CHÂU THÀNH A TỈNH HẬU GIAN G

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT



Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiên

Gs.Ts Võ Thị Gương

Huỳnh Thiện Khiêm

3073476

Ks Phạm Nguyễn Minh Trung

Nguyễn Tấn Vàng

3077513

Cần Thơ - 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Xác nhận đề tài: “Ảnh hưởng của quản lý nước đến một số đặc tính hóa học
trên đất trồng lúa ở huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang”
Do sinh viên: Huỳnh Thiện Khiêm MSSV: 3073476 và Nguyễn Tấn Vàng
MSSV: 3077513 Lớp: Khoa Học Đất K33- Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng

Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện từ 01/2009 đến 05/2009.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2011
Cán bộ hướng dẫn.

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
Xác nhận đề tài: “Ảnh hưởng của quản lý nước đến một số đặc tính hóa
học trên đất trồng lúa ở huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang”
Do sinh viên: Huỳnh Thiện Khiêm MSSV: 3073476 và Nguyễn Tấn Vàng
MSSV: 3077513 -Lớp: Khoa Học Đất K33 - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện từ 01/2009 đến 05/2009.

Ý kiến của Bộ Môn:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2011

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài: “Ảnh hưởng
của quản lý nước đến một số đặc tính hóa học trên đất trồng lúa ở huyện Châu
Thành A tỉnh Hậu Giang”
Do sinh viên: Huỳnh Thiện Khiêm MSSV: 3073476 và Nguyễn Tấn Vàng
MSSV: 3077513 Lớp: Khoa Học Đất K33 - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày…..
tháng….. năm 2009.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức……………………………
Ý kiến của hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………….

Cần Thơ, ngày….. tháng…. năm 2011
Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa
học của bản thân. Các số liệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là
trung thực và chưa được công bố trong các báo cáo luận văn trước đây.

Tác giả luận văn

Huỳnh Thiện Khiêm

iv

Nguyễn Tấn Vàng


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người và là nguồn an ủi động viên

con trong suốt quá trình học tập.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Võ Thị Gương và Anh Phạm Nguyễn Minh Trung, người đã luôn theo
dõi, hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ và động viên chúng em trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Cố vấn học tập Thầy Trần Bá Linh, cô Châu Thị Anh Thy đã quan tâm, dìu
dắt, động viên và giúp đỡ chúng em trong suốt khóa học
Chị Võ Thị Thu Trân, chị Lê Thị Thùy Dương, thầy Hà Gia Xương người đã
tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành biết ơn
Quý thầy cô, Anh Chị Bộ môn Khoa Học Đất & NNS – Khoa Nông Nghiệp
& SHƯD – Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm bỏ ích
cho chúng em.
Cám ơn
Tập thể lớp Khoa Học Đất K33, đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

v


TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN


Họ và tên: Huỳnh Thiện Khiêm
Ngày sinh: 06/06/1988
Nguyên quán : Vĩnh Tế – Châu Đốc – An Giang
Họ và tên cha : Huỳnh Văn Kháng
Họ và tên mẹ : Nguyễn Thị Hiền
Địa chỉ: số 377, đường Cống Đồn, khóm Vĩnh Xuyên, phường Núi Sam, Thị Xã
Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Năm 2006 : tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT Thủ Khoa Nghĩa, An
Giang
Trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007, học chuyên ngành Khoa Học
Đất khoá 33 (2007-2011) thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - trường
Đại Học Cần Thơ. Tốt nghiệp chuyên ngành Khoa Học Đất năm 2011.

vi


TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN


Họ và tên: Nguyễn Tấn Vàng
Ngày sinh: 16/06/1989
Nguyên quán : Bình Thới- Bình Đại- Bến Tre
Họ và tên cha : Nguyễn Văn Đẹp
Họ và tên mẹ : Trần Thu Cúc
Địa chỉ: tổ NDTQ số 11, ấp II, xã Bình Thới, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
Năm 2007 : tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường THPT Bình Đại A, Bến Tre
Trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2007, học chuyên ngành Khoa Học
Đất khoá 33 (2007-2011) thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - trường
Đại Học Cần Thơ. Tốt nghiệp chuyên ngành Khoa Học Đất năm 2011.

vii


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.............................................................. i
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT ...................................................... ii
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ............................................................. iii

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................... v
TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN ............................................................................. vi
TÓM TẮT LỊCH SỬ CÁ NHÂN ............................................................................ vii
MỤC LỤC ............................................................................................................. viii
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................ ix
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ x
TÓM LƯỢC............................................................................................................ xii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................. 2
1.1 DỰ BÁO TÌNH TRẠNG THIẾU NƯỚC NGỌT Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................................. 2
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT NAM ...................................... 3
1.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI CHO CÂY LÚA............................ 4
1.4 NHU CẦU NƯỚC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA ......................... 5
1.4.1 Vai trò của nước đối với cây lúa................................................................ 5
1.4.2 Nhu cầu nước của cây lúa ......................................................................... 5
1.4.3 Các yếu tố gây thất thoát nước trên ruộng lúa............................................ 8
1.5 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI CHO CÂY LÚA .................................10
1.6 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT PHÙ SA........................................12
1.6.1 Đất phù sa................................................................................................12
1.6.2 Đặc tính và phân bố của đất phù sa...........................................................12
1.7 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ TÍNH CHẤT HÓA HỌC TRONG ĐẤT ........14
1.7.1 pH............................................................................................................14
1.7.2 Đạm trong đất trồng lúa ...........................................................................14
1.7.3 Lân trong đất............................................................................................21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................... 25
2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ CÁCH BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ..............................................25
2.2 KỸ THUẬT CANH TÁC ...............................................................................25
2.3 CÁCH LẤY MẪU VÀ XỬ LÝ ĐẤT .............................................................26

2.4 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐẤT THÍ NGHIỆM ........................................26
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................................28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... ..29
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT .............................................................................29
3.2. ĐẶC TÍNH HÓA HỌC TRONG ĐẤT THÍ NGHIỆM...................................29
3.2.1. Sự thay đổi pH đất .................................................................................30
3.2.2 Sự thay đổi EC trong đất ..........................................................................31
3.2.3 Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến hàm lượng đạm trong đất.......................32
3.2.4 Sự thay đổi hàm lượng lân hữu dụng trong đất qua từng giai đoạn............35
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ NƯỚC ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA...............36
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 37
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................37
5.2 ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 38
Phụ Lục................................................................................................................. 43
viii


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

3.1

Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến pH đất theo thời gian


31

3.2

Sự thay đổi EC trong đất qua từng giai đoạn

32

3.3

Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến hàm lượng N-NH4+ trong đất

34

3.4

Sự thay đổi hàm lượng N-NO3- trong đất qua từng giai đoạn

35

3.5

Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến hàm lượng N-hữu dụng trong đất

36

3.6

Ảnh hưởng của độ sâu ngập đến hàm lượng lân hữu dụng trong đất


37

3.7

Năng suất lúa của các nghiệm thức ở vụ Đông Xuân 2009- 2010

38

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Tổng lượng N khoáng hóa (NO3--N và NH4+-N) và phần trăm N khoáng hóa
theo thời gian ủ thoáng khí của một số loại đất ở ĐBSCL

19

1.2

Thang đánh giá đất theo hàm lượng P2O5 dễ tiêu


22

3.1

Đặc tính đất thí nghiệm tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

30

x


Huỳnh Thiện Khiêm, Nguyễn Tấn Vàng, 2011 “Ảnh hưởng của quản lý nước đến
một số đặc tính hóa học trên đất trồng lúa ở huyện Châu Thành A tỉnh Hậu
Giang”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Gs.Ts Võ Thị Gương, Ks. Phạm
Nguyễn Minh Trung.

TÓM LƯỢC
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm các biện pháp giảm lượng nước trong
canh tác lúa, góp phần tiết kiệm lượng nước, đồng thời duy trì năng suất lúa và tăng
thu nhập cho người dân. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên với năm nghiệm thức và bốn lần lặp lại. Trong đó có một nghiệm thức theo
cách làm của nông dân, một nghiệm thức ngập 5cm và để khô khi mực nước xuống
10cm (tính từ mặt ruộng) thì cho nước vào lại 5cm, một nghiệm thức ngập 2cm để
khô tự nhiên đến cuối vụ và hai nghiệm thức giữ mực nước trong ruộng 2cm và
5cm để khô dần đến khi đất bắt đầu nứt thì cho nước vào lại. Thu mẫu đất vào giai
đoạn đầu vụ trước khi bón phân, giai đoạn 21 ngày sau khi sạ và 45 ngày sau khi sạ.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Hàm lượng N hữu dụng, N-NH4+, N-NO3-, pH, EC
khác biệt không ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức tiết kiệm nước và nghiệm
thức ngập nước theo nông dân. Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở nghiệm thức ngập

2 cm để khô tự nhiên đến cuối vụ vào giai đoạn 45 ngày sau khi sạ giảm khác biệt
có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức ngập 2cm để khô dần đến khi đất bắt đầu
nứt thì cho nước vào. Năng suất lúa ở nghiệm thức ngập 2 cm để khô tự nhiên đến
cuối vụ khác biệt không ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức ngập nước theo nông
dân.

xi


Huỳnh Thiện Khiêm, Nguyễn Tấn Vàng, 2011 “Ảnh hưởng của quản lý nước đến
một số đặc tính hóa học trên đất trồng lúa ở huyện Châu Thành A tỉnh Hậu
Giang”. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Gs.Ts Võ Thị Gương, Ks. Phạm
Nguyễn Minh Trung.

MỞ ĐẦU
Nước là nguồn tài nguyên phong phú và rất quan trọng đối với tất cả các loài
sinh vật sống. Theo báo cáo của Liên hợp quốc (21/05/2009) cũng đã cảnh báo: kế
hoạch xây những đập giữ nước của Trung Quốc trên nửa phần thượng nguồn sông
Mekong như đập Tiểu Loan cao nhất thế giới (292m) mới vừa hoàn thành sẽ đặt ra
mối đe doạ lớn, là nguy cơ cạn kiệt nước ở ĐBSCL. Mặt khác do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu dẫn đến việc khô hạn và xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng kéo theo việc gia tăng sản
xuất lương thực, thực phẩm và gia tăng lượng nước sử dụng lên rất nhiều. Điều này
tỉ lệ thuận với lượng nước cho mục đích sinh hoạt và sử dụng ngày một khan hiếm
đi, khiến cho người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp mà
nhất là cây lúa, một loại cây rất cần nước cho mọi hoạt động sinh trưởng và phát
triển.
Hiện nay, phần lớn nông dân cung cấp nước cho cây lúa theo cách cảm quan,
khó tránh khỏi việc cung cấp vượt mức nhu cầu cần thiết của cây lúa mà không

mang lại hiệu quả cao hơn so với cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây lúa. Vấn đề
đặt ra là khi giảm lượng nước tưới thì cây lúa sẽ phát triển như thế nào và những
chất dinh dưỡng trong đất sẽ thay đổi ra sao trong điều kiện này. Để giải quyết vấn
đề này, khảo sát sự thay đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và năng suất
lúa trong điều kiện giảm lượng nước tưới cho lúa. Từ đó, khuyến cáo cho nông dân
các biện pháp giảm lượng nước trong canh tác lúa, góp phần tiết kiệm được lượng
nước đồng thời tăng thu nhập cho người dân đặc biệt là người dân những vùng thiếu
nước sử dụng.

1


CHƯƠNG 1

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 DỰ BÁO TÌNH TRẠNG THIẾU NƯỚC NGỌT Ở VIỆT NAM VÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang phải đương đầu với hàng loạt thách
thức dưới tác động của biến đổi khí hậu, mà cụ thể là nguồn tài nguyên nước đang
bị đe dọa nghiêm trọng. Trước bối cảnh đó, phát triển kỹ thuật tưới tiết kiệm nhằm
khai thác sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước trong nông nghiệp đã trở
thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
Biến đổi khí hậu là hiện tượng trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính làm
cho nhiệt độ ở các đại dương tăng dần lên, làm tan băng ở các vùng cực, dẫn tới khí
hậu của trái đất biến đổi, hạn hán bão lũ xảy ra ngày một tăng, nước biển ngày một
dâng cao.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khí tượng Thủy văn trong
vòng 50 năm (1950 - 2000) nhiệt độ trung bình tăng 0,70C. Quan trắc tại trạm hải
văn Vũng Tàu, trong vòng 25 năm (1982 đến 2007) cho thấy mực nước biển trung
bình 18 năm (1990 – 2007) cao hơn mực nước biển trung bình 18 năm (1982 –

1999) là 34,4 mm. Tính trung bình mỗi năm gia tăng 5mm.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng dễ tổn
thương nhất trên trái đất do biến đổi khí hậu, những diễn biến thời tiết ngày càng
xấu đi đã và đang tác động ngày càng nặng nề lên khu vực này.
Đối với ĐBSCL, biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng, hạn hán, lũ
lụt xảy ra với tần suất ngày càng lớn hơn. Những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập lụt,
xâm nhập mặn, lan tràn chua phèn… và dẫn tới những hệ lụy khác.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khi đưa ra kịch
bản biến đổi khí hậu tại ĐBSCL cho thấy: nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì
khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị xâm nhập mặn, mất khoảng hai triệu ha đất
2

trồng lúa. Nhiều địa phương sẽ bị chìm trong nước. Cụ thể, Bến Tre mất 1.131km
2

2

(hơn 50% diện tích), Long An mất 2.169km (gần 50%), Trà Vinh mất 1.021km
2

2

(gần 46%), Sóc Trăng mất 1.425km (gần 44%), Vĩnh Long mất 606 km (gần
2


40%)… Theo kịch bản này, thời gian ngập úng ở ĐBSCL có thể kéo dài từ 4 đến 5
tháng, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đồng bằng có thể bị
nhiễm mặn.
ĐBSCL sẽ là vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu mạnh nhất, nước biển

dâng cao hơn sẽ làm cho nhiều vùng đồng bằng nước ngọt hiện nay trở thành vùng
nước lợ, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy và gây áp lực đến 90% diện tích
ngập nước. Vì theo dự báo, trong vài chục năm tới nước biển sẽ dâng cao làm ngập
lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông
nghiệp. Sẽ có từ 15.000 -20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu
lượng nước sông Mêkông giảm từ 2 -24% trong mùa khô, tăng từ 7-15% vào mùa
lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn, nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, Hậu Giang, thời
gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng
khó khăn.
Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông
nghiệp. Quá trình xâm nhập mặn vào nội đồng sẽ sâu hơn, tập trung tại các tỉnh ven
biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An
và nước ngọt sẽ khan hiếm.
1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT NAM
Theo thống kê của FAO năm 2008, Việt Nam có diện tích lúa khoảng 7,4 triệu
ha, đứng thứ 7 sau các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan,
Myanmar. Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 trên thế giới,
nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2 triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu
tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo thế giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo
của châu Á , mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ USD (năm 2006) (Hoàng Long, 2010).
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước, từ năm 1975 đến
năm 2008 có những bước tiến rõ rệt. Từ vùng lúa nổi mênh mông An Giang, Đồng
Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, với chỉ một vụ lúa
mùa, năng suất thấp và bấp bênh nay đã chuyển thành vùng lúa 2-3 vụ ngắn ngày
năng suất cao, ổn định cộng với những hệ thống canh tác đa dạng, đã góp phần rất
đáng kể vào sản lượng lương thực và sản lượng nông sản hàng hoá xuất khẩu hàng

3



năm của cả nước. Năng suất bình quân cả năm của toàn đồng bằng đã gia tăng từ
2,28 tấn/ha (năm 1980) đến 3,64 tấn/ha (năm 1989), 5 tấn/ha (năm 2005), 5,3 tấn/ha
(năm 2008). Hiện nay đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích gieo trồng lúa
gần 3,9 triệu ha, chiếm 53,4% diện tích gieo trồng lúa cả nước, cung cấp 20,7 triệu
tấn lúa trong tổng sản lượng 38,7 triệu tấn lúa của cả nước , chiếm tỉ lệ 53,5% mà
trong đó hơn 80% sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm từ đây (Hoàng Long, 2010).
1.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI CHO CÂY LÚA
Theo Đỗ Hồng Quân (2008) các hiện tượng chính gây lãng phí, thất thoát
nước tưới, bao gồm:
- Tổn thất trong quá trình dẫn nước từ công trình đầu mối đến mặt ruộng, do
ngấm, kênh bị bồi lắng, sạt lở... cản trở dòng chảy, thiếu các công trình điều tiết
nước cho từng khu tưới.
- Tưới ngập thường xuyên: Đây là biện pháp tưới truyền thống, phù hợp tưới
cho lúa. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, việc tưới nước cho
cây lúa theo quy trình “nông, lộ, phơi” sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất, tức là có
những thời kỳ chúng ta hạn chế cấp nước mà phải để lộ ruộng và phơi ruộng theo
yêu cầu sinh trưởng của cây trồng. Việc tưới ngập thường xuyên suốt vụ theo tập
quán của nông dân đã gây ra lãng phí nước rất lớn, chưa kể tình trạng lượng nước
dư thừa từ ruộng chảy xuống kênh tiêu.
- Chưa có biện pháp tích cực hạn chế bốc hơi mặt thoáng: Đây là hiện tượng
tự nhiên cũng gây tổn thất nước rất lớn, ví dụ: tổng lượng bốc hơi bình quân tại
trạm Tuyên Quang là 1.193,9 mm/năm, lượng mưa là 1.145,8 mm/năm; tại trạm
Phan Rang – Ninh Thuận, tổng lượng nước bốc hơi bình quân là 1.730 mm/năm,
trong khi đó lượng mưa có 815 mm/năm.
- Tưới tràn, vượt quá khu vực cây trồng có khả năng sử dụng được nước tưới.
- Tưới quá nhiều làm nước thấm quá sâu so với chiều sâu bộ rễ cây trồng: Cây
trồng chỉ có khả năng hấp thụ nước trong phạm vi của rễ cây, nếu chúng ta tưới
nhiều, nước sẽ ngấm sâu hơn so với chiều sâu của bộ rễ, gây lãng phí.
Nguyên nhân là do ý thức sử dụng nước của người nông dân chưa cao: Họ

thường coi nước là "của trời", công trình cấp nước đã có Nhà nước đầu tư, bản thân
4


họ đã đóng thuỷ lợi phí nên họ phải sử dụng cho “đủ”. Kiến thức sử dụng nước của
hầu hết người dân còn nhiều hạn chế, họ không được trang bị kiến thức về yêu cầu
nước tưới theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, dẫn đến tình trạng lấy nước
quá nhiều, dư thừa (Đỗ Hồng Quân, 2008). Người dân có thói quen là mực nước
trong ruộng lúa lúc nào cũng phải đầy, không thể nhỏ hơn 5 - 7 cm ( thường là 7-10
cm ) và chỉ tháo nước làm khô ruộng khi chuẩn bị gặt (Nguyễn Xuân Tiệp, 2005).
1.4 NHU CẦU NƯỚC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
1.4.1 Vai trò của nước đối với cây lúa
Trong những điều kiện để cây trồng sinh trưởng và phát triển như đất đai,
nước, khí hậu thì nước giữ vai trò quyết định (Hoàng Đức Liên và Nguyễn Thanh
Nam, 2000) và là yếu tố hàng đầu (Chu Thị Thơm và ctv, 2005a). Nước thì không
thể thiếu trong đời sống cây trồng (De Datta, 1981). Nước là thành phần chủ yếu
cấu tạo cơ thể, là điều kiện để thực hiện các tiến trình sinh lý trong cây (Nguyễn
Đình Giao và ctv, 1997). Nguyễn Thượng Bằng và Nguyễn Anh Tuấn (2005) cho
rằng nước đóng vai trò từ 60-90% để thực hiện các quá trình quang hợp, vật chất
khoáng phục vụ quá trình quang hợp, cấu thành vật chất hữu cơ, tham gia quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Bên cạnh đó, nước còn là dung môi đặc hiệu cho các phản ứng sinh hoá xảy ra
trong cây, là môi trường hoà tan tất cả các chất khoáng lấy từ đất và tất cả các chất
hữu cơ trong cây như sản phẩm quang hợp, vitamine, enzyme… (Chu Thị Thơm và
ctv., 2006). Nước có thể điều chỉnh nhiệt độ lá, nhất là khi gặp nhiệt độ cao, nhờ
quá trình thoát hơi nước qua lá mà nhiệt độ bề mặt lá giảm, thoát hơi nước liên tục
thì nhiệt độ của lá chỉ giữ ở mức cao hơn nhiệt độ không khí chút ít. Theo Lê Văn
Hoà và Nguyễn Bảo Toàn (2004), sự thoát hơi nước xua tan gần phân nữa lượng
nhiệt hấp thu từ ánh sáng mặt trời.
1.4.2 Nhu cầu nước của cây lúa

Nhu cầu nước của cây là lượng nước cần thiết để đáp ứng nhu cầu bốc thoát
hơi nước và các hoạt động trao đổi chất của cây trong điều kiện cây trồng sinh
trưởng bình thường, đất không bị hạn chế về nước và chất dinh dưỡng (Chu Thị
Thơm và ctv., 2006; Iwata et al., 1995).

5


Để sinh trưởng và phát triển, cây lúa cần được cung cấp đồng thời đầy đủ các
yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí, chất khoáng. Trong đó, nước, không
khí, chất khoáng là những nguyên liệu để tổng hợp nên chất hữu cơ trong cây nhưng
nước là yếu tố cây trồng phải sử dụng một khối lượng lớn nhất. Để hình thành 1 kg
chất khô, cây lúa cần trên 300 kg nước (Chu Thị Thơm và ctv., 2006)
Mỗi loại cây trồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định đều có quy
luật cần nước khác nhau. Tìm hiểu được quy luật đó chúng ta mới có khả năng đáp
ứng được nhu cầu sinh lý nước bình thường của chúng, mới có cơ sở lý luận và thực
tiễn đúng đắn để xây dựng chế độ tưới nước thích hợp, đảm bảo cây trồng sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Lượng nước thoát hơi qua lá và lượng
nước bốc hơi khoảng trống có ý nghĩa khác nhau đối với đời sống cây trồng nhưng
trong thực tế đều là lượng nước cần được cung cấp đầy đủ cho cây trồng thông qua
đất (Ngô Đức Thiệu và Hà Học Ngô, 1978).
Theo Nguyễn Văn Luật (2003), trong cây lúa, nước tồn tại dưới dạng khác
nhau, tuỳ vào từng thời kỳ sinh trưởng mà các dạng nước thay đổi đồng thời tác
dụng của nước cũng khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng
Sau khi gieo cần tạo điều kiện đảm bảo chế độ nước và nhiệt trong đất phù
hợp để hạt lúa nẩy mầm tốt, hạn chế sự nẩy mầm phát triển của cỏ dại. Theo Võ
Tòng Xuân (1984), hạt lúa nẩy mầm tốt trong điều kiện nhiệt độ 27-37oC, độ ẩm đất
85-98% độ ẩm tối đa. Nước trong đất và mực nước trên ruộng có quan hệ mật thiết
đến sự sinh trưởng của bộ phận trên mặt đất. Nói chung, chiều cao cây, diện tích lá,
số nhánh và trọng lượng chất khô tăng hoặc giảm tuỳ theo ruộng bão hoà nước, lớp

nước trong ruộng nông hay sâu (Nguyễn Văn Luật, 2003). Thời kỳ gieo đến khi mạ
có 3 lá chế độ nước liên quan đến yếu tố nhiệt độ và oxi. Trong thời kỳ này nếu làm
đất kỹ, bề mặt ruộng tương đối bằng phẳng cần giữ bão hòa nước hay có một lớp
nước nông 2-5cm, bộ rễ lúa dễ phát triển và hút thức ăn thuận lợi. Mặt khác, lớp
nước có thể khống chế cỏ nẩy mầm và sinh trưởng (Nguyễn Văn Luật, 2003; Ngô
Đức Thiệu và Hà Học Ngô, 1978).
Trong thời kỳ đẻ nhánh, nếu thiếu nước thì số bông giảm bớt nhưng sau đó
nếu nước đầy đủ thì hạt chắc sẽ tăng lên nên tác hại cũng ít. Theo Nguyễn Văn

6


Hoan (1999), sau khi lúa đẻ nhánh rộ nếu cần tăng cường sự đẻ nhánh thì rút cạn
nước chỉ giữ vừa đủ bùn mềm trong 4-5 ngày. Giun trong ruộng hoạt động mạnh,
đùn mùn đều, cây lúa sinh thêm một lớp nhánh lúc đó cần đưa nước trở lại mức 56cm để các nhánh đã đẻ lớn lên. Giai đoạn từ đẻ nhánh rộ đến đứng cái, để loại trừ
các nhánh vô hiệu giúp cây lúa tập trung chất dinh dưỡng nuôi các nhánh còn lại,
các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hạn chế nhánh vô hiệu bằng tháo cạn nước
hoặc tưới sâu đều cho năng suất cao, nhưng tháo cạn có tác dụng tốt hơn.
Lượng nước trong đất nhiều hay ít có ảnh hưởng đến sinh trưởng của bộ rễ.
Sự phân phối chất khô trong cây lúa thay đổi theo tỉ lệ nước trong đất. Trong ruộng
lúa tầng đất mặt nhiều nước, chất dinh dưỡng và oxi nên thời kỳ mạ đến phân hoá
đòng rễ lúa thường phân bố ở tầng trên. Sau đó cùng với quá trình sinh trưởng, hệ rễ
ăn sâu hơn vì nước tưới đưa chất dinh dưỡng và khí oxi xuống sâu hơn làm cho lớp
đất cũng dần dần tốt lên, rễ lại phát triển sâu xuống tầng đất dưới. Sự phân bố của rễ
lúa, ngoài ảnh hưởng của tính di truyền còn phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ đất, độ
sâu tầng canh tác, chiều sâu lớp đất cày, sự chuyển động của nước xuống dưới sâu,
lượng oxi trong đất, độ sâu bón phân và tình hình tưới tiêu nước (Nguyễn Văn Luật,
2003).
Trong thời kỳ phát triển bông hạt, nhất là từ làm đòng đến trổ phơi màu, cây
lúa thoát hơi mạnh nhất, cho nên nhu cầu nước của cây lúa rất cao. Thiếu nước dù

chỉ trong một thời gian ngắn cũng đã làm giảm năng suất rõ rệt. Không có lớp nước
hoặc lớp nước sâu (20-25 cm) thì trọng lượng khô thân, lá, hạt đều giảm so với lớp
nước nông 3-5 cm. Lớp nước nông đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho lúa và
nhiệt độ được điều hòa, kích thích rễ lúa ăn sâu và đâm ngang, hút được nhiều chất
dinh dưỡng hơn. Theo Van de Goor (1950) giai đoạn này cây lúa có nhu cầu nước
cao nhất và cần có lớp nước ngập trên ruộng. Matsushima (1962) cho rằng lúa rất
nhạy cảm với đất có ẩm độ thấp vào giai đoạn 20 ngày trước và 10 ngày sau tượng
khối sơ khởi. Khi ẩm độ đất xuống dưới 60 % độ ẩm tối đa thì lúa bị nghẹn đòng
(Nguyễn Văn Luật, 2003). Trong thời kỳ này thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến việc
phơi màu, thụ tinh, số hạt lép trên một bông tăng lên. Giai đoạn giảm nhiễm đến trổ
bông cây lúa rất nhạy cảm nếu bị thiếu nước (Trương Dích, 2000). Nếu thiếu nước

7


thì việc hình thành tế bào sinh sản gặp khó khăn, số hạt chắc giảm xuống, số hạt
trên bông, trọng lượng hạt đều giảm xuống.
Thời kỳ lúa trổ đến chín, với việc hình thành bông, các chất dinh dưỡng trong
cây lúa được phân phối lại nên thời kỳ này nước có một tác dụng đặc biệt quan
trọng, thiếu nước, bông phát triển không bình thường. Sau khi thụ tinh hoạt động
sinh lý trong cây lúa thay đổi, chất hữu cơ và chất vô cơ được chuyển nhanh về tập
trung vào hạt. Sau khi tập trung vào hạt, các chất đó lại bắt đầu tích lũy nên tỉ lệ
nước giảm xuống rất mạnh. Thời gian đầu, tỉ lệ nước trong hạt lúa rất cao, rồi giảm
dần cùng với quá trình tích lũy chất khô và đến khi gần chín, trong hạt đạt một tỉ lệ
nước nhất định. Lượng nước tuyệt đối trong cây tăng lên cùng với thời kỳ sinh
trưởng đạt đến mức độ tối đa khi trổ rồi lại giảm xuống (Nguyễn Văn Luật, 2003).
Vì vậy, thời kỳ này cây thiếu nước sẽ ảnh hưởng lớn đến độ mẩy của hạt, trọng
lượng hạt và năng suất sẽ giảm. Nhưng nếu giữ lớp nước trên ruộng trong suốt thời
kỳ này thì lúa chín chậm, hàm lượng nước trong hạt cao, chất lượng sản phẩm
không tốt. Theo Bùi Huy Đáp (1977), rút nước khi bông lúa đỏ đuôi sẽ làm lúa chín

nhanh, chín đều, thuận lợi cho công tác thu hoạch trên đồng ruộng, thường rút vào
khoảng 15-20 ngày trước khi gặt.
Khi thiếu nước tất cả các chức năng sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp,
dinh dưỡng khoáng, các hoạt động sống có thể bị xáo trộn (Lê Văn Hòa, 2006). Các
triệu chứng thông thường nhất của sự thiếu nước là sự cuốn lá, sự héo khô lá, sự
đâm chồi bị tổn hại, sự lùn, sự chậm trổ hoa, sự bất thụ gié hoa, sự chắc hạt không
hoàn toàn (Yoshida, 1981).
Nước vừa là yếu tố gia tăng năng suất vừa là yếu tố hạn chế năng suất số một
đối với các vùng trồng lúa nhờ nước trời. Thiếu nước ở mọi giai đoạn đều ảnh
hưởng đến năng suất lúa. Thiếu nước thì phổ biến ở các diện tích trồng lúa ở những
nước đang phát triển (Huke et al., 1990).
1.4.3 Các yếu tố gây thất thoát nước trên ruộng lúa
Trong quá trình sinh trưởng phát triển của lúa, lớp nước trên ruộng luôn luôn
có sự thay đổi trong một phạm vi nhất định (Nguyễn Văn Luật, 2003). Sự thay đổi

8


này là do xảy ra sự mất nước trên ruộng. Sự mất này bao gồm: sự bốc thoát hơi
nước, sự thấm lậu, rò rỉ và sự chảy tràn (Yoshida, 1981).
Sự bốc thoát hơi nước
Bốc thoát hơi vừa là quá trình sinh lý, vừa là một quá trình vật lý chịu ảnh
hưởng của điều kiện sống và quan hệ chặt chẽ với sự sinh trưởng của cây trồng
(Ngô Đức Thiệu và Hà Học Ngô, 1978). Sự bốc thoát hơi nước của cây trồng chịu
ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió, độ ẩm
đất và khả năng cung cấp dinh dưỡng của chúng. Trong một giới hạn thích hợp, độ
ẩm đất càng cao, khả năng cung cấp nước cho cây trồng càng dễ dàng thì lượng bốc
thoát hơi càng tăng. Các phương pháp kỹ thuật tưới cũng ảnh hưởng đến bốc thoát
hơi, tưới ẩm bốc thoát hơi nhỏ hơn tưới ngập, tưới nông bốc thoát hơi ít hơn tưới
sâu (Nguyễn Văn Luật, 2003).

Sự bốc hơi nước xuất phát từ bề mặt nước trên đồng ruộng hoặc đất. Sự bốc
thoát hơi nước từ tán cây bởi cây luá hút nước từ trong đất. Sự bốc hơi nước từ mặt
ruộng và bốc thoát hơi nước từ tán cây khó để phân biệt đánh giá trên đồng ruộng,
chúng luôn luôn cùng xảy ra với nhau. Do đó được gọi là sự “bốc thoát hơi nước”.
Tốc độ bốc thoát hơi nước tiêu biểu trên ruộng lúa 4-5 mm/ngày trong mùa mưa, 67 mm/ngày trong mùa khô, nhưng có thể cao hơn 10-11 mm/ngày trong những vùng
cận nhiệt đới. Trong quá trình bốc thoát hơi nước có khoảng 30-40% là sự bốc hơi
nước từ bề mặt ruộng (Bouman et al., 2005).
Sự thấm lậu, rò rỉ
Thấm lậu là sự di chuyển của nước theo chiều thẳng đứng ở phía dưới vùng
rễ. Tốc độ thấm lậu nước trên ruộng lúa ảnh hưởng bởi sự biến động của các nhân
tố đất (Wickham và Singh, 1978): cấu trúc, kết cấu, mật độ kích thước, khoáng vật
học, vật chất hữu cơ nồng độ và dạng muối trong đất.
Lượng nước mất do thấm lậu là lượng nước mất theo quy luật tự nhiên khi
tầng đất nuôi cây bảo hòa nước và trên ruộng có một lớp nước nhất định (Nguyễn
Văn Luật, 2003). Thấm lậu lớn, nhu cầu nước sẽ lớn và làm mất nhiều dưỡng chất.
Nhưng trong chừng mực nào đó, thấm lậu nhỏ có thể xem là có ích, nó có thể cung
cấp không khí cho đất, đào thải các chất không hữu dụng (Ishihara, 1967). Thấm
9


lậu biến động ruộng và bị ảnh hưởng bời nhiều nhân tố như cấu trúc đất, độ sâu tầng
canh tác… (Iwata et al., 1995). Sugimoto (1969), cho rằng thấm lậu có liên quan
đến năng suất, năng suất lúa ở đất có mức thấm lậu 10 mm/ngày cao hơn ở đất có
mức thấm lậu 20 mm/ngày.
Sự thấm lậu xảy ra theo hướng thắng đứng, còn nước mất do sự rò rỉ chảy
theo chiều ngang qua bờ. Sự rò rỉ là sự mất nước ở phía bên dưới bờ đất của ruộng
lúa. Tốc độ rò rỉ có ảnh hưởng bởi đặc tính lý học của đất trên ruộng và bờ ruộng,
bởi tình trạng giữ gìn và độ cao của bờ ruộng và bởi độ sâu mực nước trong ruộng
và dòng chảy, rảnh mương hoặc sông rạch (Wickham và Singh, 1978). Độ ngập sâu
của nước càng lớn dễ dàng tạo ra tốc độ rò rỉ cao (Wickham và Singh, 1978). Nước

mất do rò rỉ là quan trọng ở nhiều vùng canh tác lúa (Pathak, 1991).
Nước mất đi bởi rò rỉ và trực di ước tính khoảng 25-50% tổng lượng nước
đưa vào đối với đất nặng với mực nước ngầm nông 20-25 cm (Cabangon et al.,
2004; Dong et al., 2004), và 50-85% đối với đất có kết cấu kém với mực nước
ngầm sâu 1,5m hoặc sâu hơn nữa.
Sự thấm lậu và sự rò rỉ hợp với nhau tạo thành số đo khả năng giữ nước trên
ruộng, khả năng giữ nước được xác định bởi chiều cao của bờ ở ruộng đất thấp và
bởi độ dốc và sự gồ ghề của mặt đất ở ruộng đất cao (Yoshida, 1981).
Sự chảy tràn
Sự chảy tràn bề mặt xảy ra khi chế độ nước vượt quá khả năng giữ nước bề
mặt. Sự chảy tràn bề mặt thì rất lớn vào mùa mưa, nó hiện diện ở hầu hết diện tích
canh tác lúa (Pathak, 1991).
1.5 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI CHO CÂY LÚA
Hiệu quả sử dụng nước (water productivity – WP) là khái niệm của một phần
sức sản xuất và biểu thị tổng giá trị hoặc giá trị sản phẩm (trong trường hợp hạt lúa)
trên khối lượng hoặc giá trị nước được sử dụng. Sự không nhất quán là giá trị hiệu
quả sử dụng nước của lúa biến động lớn được ghi nhận trong báo cáo (To Phuc
Tuong, 1999). Có một phần vì sự biến động lớn trên năng suất lúa (thông thường
được báo cáo biến động từ 3-8 tấn trên hecta). Nhưng sự không nhất quán này cũng
là nguyên nhân bởi sự hiểu biết khác nhau của mẫu thức (nước được sử dụng) trong
10


tính toán hiệu quả sử dụng nước. Để tránh sự nhầm lẫn được gây ra bởi sự giải thích
khác nhau và sự tính toán hiệu quả sử dụng nước cần tham khảo một số định nghĩa
hiệu quả sử dụng nuớc (kg hạt/kg nước):
- WP T (Water productivity-transpiration): trọng lượng hạt trên trọng lượng
nước bốc thoát trên tán cây (được hiểu là thoát hơi nước hữu dụng)
- WP ET (Water productivity-evapotranspiration): trọng lượng hạt trên trọng
lượng nước bốc thoát trên bề mặt của nước và tán cây.

- WPI (Water productivity-irrigation): trọng lượng hạt trên trọng lượng nước
tưới vào ruộng.
- WPIR (Water productivity-irrigation-rain): trọng lượng hạt trên trọng lượng
nước tưới và nước mưa vào ruộng.
Trong khi nhà chọn giống quan tâm đến hiệu quả sử dụng nước của tổng số
lượng nước được thoát qua tán lá (WPT), nông dân và người quản lý nước thì quan
tâm đến sự tối ưu sức sản xuất của nước tưới (WPI). Người lập kế hoạch nguồn
nước địa phương thì quan tâm đến tổng lượng thực phẩm được sản xuất bởi tổng
các nguồn nước (nước mưa và nước tưới) trong vùng, hiệu quả sử dụng nước đối
với tổng lượng nước đưa vào bởi nước tưới và nước mưa (WPIR) hoặc tổng lượng
nước mà không được sử dụng lại nữa (WPET) có thể là thích đáng hơn.
Các giống lúa cải tiến, được trồng trong điều kiện ngập nước hiệu quả sử dụng
nước tương tự như sự bốc thoát hơi nước (WP T) các cây ngũ cốc khác thuộc nhóm
C3 như lúa mì, khoảng 2 kg hạt/m 3 nước thoát hơi qua tán lá (Bouman and To Phuc
Tuong, 2001; To Phuc Tuong et al., 2005). Một vài dữ liệu có giá trị chỉ ra rằng
hiệu quả sử dụng nước đối với bốc thoát hơi nước cả mặt ruộng lẫn tán cây cũng
tương tự cây lúa mì biến động từ 0,6 đến 1,6 kg hat/m3 nước, với mức trung bình
1,1 kg hat/m 3 (To Phuc Tuong et al., 2005; Zwart and Bastiaanssen, 2004). So sánh
với lúa mì, tốc độ bốc hơi nước của ruộng lúa cao hơn ruộng lúa mì, hình như được
đền bù lại là năng suất lúa cao hơn. Đối với bắp là cây C4, hiệu quả sử dụng nước
trên khía cạnh bốc thoát hơi nước (evapotranspiration) thì cao hơn, biến động từ 1,1
đến 2,7 kg hạt/m3 nước, với mức trung bình là 1,8 kg hạt/m 3. Hiệu quả sử dụng
nước đối với lúa về mặt tổng lượng nước đưa vào (nước tưới và nước mưa) biến
11


động từ 0,2 đến 1,2 kg hạt/m 3 nước, giá trị trung bình là 0,4 nhỏ hơn hai lần so với
lúa mì (To Phuc Tuong et al., 2005). Khái niệm hiệu quả sử dụng nước trở thành
quan trọng khi nước ngày càng khan hiếm.
1.6 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT PHÙ SA

1.6.1 Đất phù sa
Đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông theo
những loại hình tam giác châu hoặc đồng bằng ven biển, là nhóm đất chủ lực cho
sản suất lương thực và các cây ngắn ngày khác, với địa hình bằng phẳng giải quyết
được nguồn tưới tiêu thuận lợi. Diện tích toàn nhóm gần 3.5 triệu ha, chiếm 10%
diện tích tự nhiên của cả nước. Những tỉnh ở hai tam giác châu lớn (sông Hồng và
sông Cửu Long) chiếm tỷ lệ diện tích cao; ngoài ra có đều ở các tỉnh đồng bằng ven
biển (Nguyễn Văn Bộ và ctv, 2001).
Do đặc điểm cấu tạo địa chất và địa hình của nước ta, những nhóm đất bồi tụ
được hình thành về phía biển. Nhóm đất phù sa thường phân bố ở giữa nhóm đất
bồi tụ ở hai đồng bằng tam giác châu lớn: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu Long cũng như đồng bằng ven biển miền trung; ở đây thường có sự phân cách
bởi các hệ thống sông ngắn hình thành các bồn lưu vực riêng (Trần Văn Chính,
2006).
1.6.2 Đặc tính và phân bố của đất phù sa
Theo Đoàn Thị Thu Thảo (1987) kết luận đất phù sa có các đặc tính: là loại
đất chua ít, đạm tổng số ở mức trung bình, lân tổng số và lân dễ tiêu từ nghèo đến
khá, Ca trao đổi khá, Mg trao đổi khá.
Theo Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận (1977), trên đất phù sa ngọt có hàm
lượng Ca từ khá đến giàu do đất giàu hữu cơ có lượng mùn cao, cho nên keo mùn
có khả năng trao đổi cation rất cao nên Ca sẽ được hấp phụ lại trên bề mặt keo đất.
Theo Lê Viết Phùng (1987) lân dễ tiêu trong đất phụ thuộc rất nhiều yếu tố
như: pH, sự có mặt của các ion để tao kết tủa như Al3+, Fe2+, Fe3+, Ca2+… nên có
những vùng lượng lân tổng số cao nhưng lượng lân dễ tiêu thấp. Đối với đất phù sa
do không chứa phèn nên lân chủ yếu hiện diện ở dạng Ca-P.

12



×