Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢ NĂNG đệm và cố ĐỊNH lân TRÊN một số LOẠI đất TRỒNG màu CHỦ yếu ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.76 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN ĐÀO DUNG

KHẢ NĂNG ĐỆM VÀ CỐ ĐỊNH LÂN TRÊN
MỘT SỐ LOẠI ĐẤT TRỒNG MÀU CHỦ YẾU Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Tên đề tài:

KHẢ NĂNG ĐỆM VÀ CỐ ĐỊNH LÂN TRÊN
MỘT SỐ LOẠI ĐẤT TRỒNG MÀU CHỦ YẾU
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Giáo viên hướng dẫn
PGS. TS. Nguyễn Mỹ Hoa

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Đào Dung
MSSV: 3073472

Cần Thơ, 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


Xác nhận của Cán bộ hướng dẫn về đề tài:
“KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRONG ĐẤT TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT
TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”

Do sinh viên Nguyễn Đào Dung MSSV 3073472 lớp Khoa Học Đất 33 thuộc
Bộ Môn Khoa Học Đất - Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng-Trường Đại
Học Cần Thơ.
Ý kiến của Cán bộ hướng dẫn:.........................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…2010
Cán bộ hướng dẫn

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


Xác nhận của Bộ môn Khoa Học Đất về đề tài:
“KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRONG ĐẤT TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT
TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Do sinh viên Nguyễn Đào Dung lớp Khoa Học Đất 33 thuộc Bộ Môn Khoa
Học Đất - Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng-Trường Đại Học Cần Thơ.
Xác nhận của Bộ môn: .......................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Đánh giá: ............................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…2010
Bộ Môn

iii



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT


Hội đồng báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận báo cáo tốt nghiệp với đề tài:
“KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRONG ĐẤT TRÊN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT
TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Do sinh viên Nguyễn Đào Dung lớp Khoa Học Đất 33 thuộc Bộ Môn Khoa
Học Đất - Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ.
Bài báo cáo đã được hội đồng đánh giá mức ................................................................
Ý kiến hội đồng: ...................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…2010
Hội Đồng

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Đào Dung
Ngày sinh: 31/03/1989
Cha: Nguyễn Văn Dũng

Mẹ: Đào Thị Ánh
Quê quán: Phước Long – Đông Phước – Châu Thành – Hậu Giang
Quá trình học tập:
Từ 1995 – 2000: học trường Tiểu Học Ngô Hữu Hạnh
Từ 2000 – 2004: học trường THCS Thường Thạnh
Từ 2004 – 2007: học trường THPT Ngã Sáu
Từ 2007 – 2011: là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp&SHƯD,
chuyên nghành Khoa Học Đất.

v


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố
trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đào Dung

vi


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian 4 năm học tập, rèn luyện. Luận văn tốt nghiệp của tôi đến nay đã
hoàn thành. Để đạt được kết quả như hôm nay, tất cả là nhờ vào công ơn của quý
thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Bộ Môn Khoa Học Đất, đã tận tình truyền đạt những kiến thức

quý báu trong suốt thời gian học tại trường Đại Học. Đây sẽ là những vốn sống vô
cùng quan trọng, là hành trang tri thức giúp tôi vững bước trong quá trình công tác
về sau.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Cô Nguyễn Mỹ Hoa đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý giá
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn
thành bài luận văn.
Qúi thầy cô và các anh, chị trong Phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa Học Đất
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn.
Cô Châu Thị Anh Thy, thầy Trần Bá Linh cố vấn học tập đã quan tâm, động
viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập.
Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình dìu dắt, truyền đạt
kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Cảm ơn Cha, Mẹ luôn quan tâm, động viên, hỗ trợ rất nhiều trong suốt thời gian học
tập.
Các bạn lớp Khoa Học Đất 33 đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
Xin chúc tất cả quý Thầy, Cô, Anh, Chị trong Bộ môn Khoa Học Đất và các bạn
luôn thành công trong cuộc sống
Nguyễn Đào Dung

vii


MỤC LỤC
Trang
Phụ bìa ................................................................................................................................. i
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ......................................................................................... ii
Xác nhận của bộ môn......................................................................................................... iii
Xác nhận của hội đồng....................................................................................................... iv

Tiểu sử ................................................................................................................................ v
Lời cảm tạ ......................................................................................................................... vii
Lời cam đoan ..................................................................................................................... vi
Mục lục ............................................................................................................................ viii
Danh sách hình.................................................................................................................... x
Danh sách bảng .................................................................................................................. xi
Tóm lược............................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 2
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................. 3
1.1. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG: ......................................................... 3
1. 2. KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG: ............................. 5
1. 3. LÂN TRONG ĐẤT: ............................................................................................... 6
1.3.1. Chu trình chất lân trong đất: ............................................................................. 6
1.3.2. Các hợp chất lân trong đất: ............................................................................... 6
1.3.2.1 Lân hữu cơ trong đất (lân tổng số) :............................................................ 6
1.3.2.2 Lân vô cơ trong đất (lân khoáng):............................................................... 8
1.4. SỰ DU NHẬP VÀ MẤT LÂN TRONG ĐẤT:..................................................... 10
1.4.1. Sự du nhập chất lân:........................................................................................ 10
1.4.2. Sự mất lân trong đất:....................................................................................... 11
1.5. CÁC PHẢN ỨNG CỦA LÂN TRONG ĐẤT:...................................................... 11
1.5.1. Phản ứng của lân trong đất chua: .................................................................... 11
1.5.2. Sự kết tủa bởi các ion Fe, Al, Mn hòa tan. ..................................................... 11
1.5.3. Phản ứng với các hydroxyt Fe, Al. ................................................................. 11
1.5.4. Sự cố định lân của các khoáng sét silicate:..................................................... 11
1.5.5. Phản ứng của lân trong đất kềm:..................................................................... 12
1.6. KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH LÂN CỦA ĐẤT:............................................................ 13
1.7. KHẢ NĂNG ĐỆM CỦA LÂN:............................................................................. 16
1.8. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ HỮU DỤNG CỦA LÂN: .................... 16
1.8.1. Loại khoáng sét:.............................................................................................. 16
1.8.2. Thời gian phản ứng: ........................................................................................ 17

1.8.3. Ảnh hưởng của pH đất: ................................................................................... 17
1.8.4. Chất hữu cơ:.................................................................................................... 17
1.8.5. Nhiệt độ:.......................................................................................................... 18
1.9. CHẤT LÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:............................................ 18

viii


1.9.1. Thành phần lân trong một số nhóm đất ở ĐBSCL: ........................................ 18
1.9.2. Tình hình sử dụng phân lân cho đất ở ĐBSCL:.............................................. 19
1.10. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ KHẢ NĂNG
ĐỆM VÀ CỐ ĐỊNH LÂN: ........................................................................................... 20
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.......................................................... 22
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM:.................................................................................... 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM:.......................................................................... 22
Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN............................................................................... 25
3.1 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH LÍ HÓA HỌC CỦA ĐẤT THÍ NGHIỆM: ............................. 25
3.2 KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRONG ĐẤT: ...................................................... 26
3.2.1Phần trăm hấp phụ lân: ..................................................................................... 26
3.2.2Khả năng hấp phụ lân theo phương trình Langmuir:........................................ 30
3.3.KHẢ NĂNG ĐỆM LÂN CỦA ĐẤT: .................................................................... 36
Chương 4: LẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 43

ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Sự hấp phụ lân đẳng nhiệt.................................................................................... 15
Hình 2: Dạng đồ thị khả năng hấp phụ của lân................................................................. 16

Hình 3: Sự hấp phụ lân theo phương trình Langmuir trên đất Bình Tân - Vĩnh Long ..... 31
Hình 4: Sự hấp phụ lân theo phương trình Langmuir trên đất Thốt Nốt - Cần Thơ......... 32
Hình 5: Sự hấp phụ lân theo phương trình Langmuir trên đất Chợ Mới – An Giang....... 33
Hình 6: Sự hấp phụ lân theo phương trình Langmuir trên đất Châu Thành – Trà Vinh... 35
Hình 7: khả năng đệm lân trên đất Bình Tân – Vĩnh Long............................................... 37
Hình 8 : khả năng đệm lân trên đất Chợ Mới – An Giang................................................ 38
Hình 9: khả năng đệm lân trên đất Thốt Nốt – Cần Thơ. ................................................. 40
Hình 10: khả năng đệm lân trên đất Châu Thành – Trà Vinh........................................... 42

x


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: chất dinh dưỡng được cây lúa hấp thu trên cở sở hệ thống canh tác ở Ấn Độ:..... 5
Bảng 2: Đánh giá lân trong đất Đồng Bằng Sông Cửu Long (Kuyma, 1976). ................... 7
Bảng 3: Hàm lượng lân tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất chính ở vùng Tây Nam
Sông Hậu (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 1990)......................................................................... 8
Bảng 4: Đánh giá theo hàm lượng lân tổng số, % P2O5 ( Lê Văn Căn, 1978). ................. 8
Bảng 5: Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo Đỗ Ánh (2003). .......................................... 9
Bảng 6: Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 2 ( 0.1 M HCl + 0.03
NH4F) theo A.L. Page, 1982. ........................................................................................... 10
Bảng 7: Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 1 (0.025 M HCl + 0.03
NH4F) theo A.L. Page, 1982. ........................................................................................... 10
Bảng 8: Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Olsen (theo cottenietal). ..... 10
Bảng 9: Sự biến động hàm lượng lân dễ tiêu trên các nhóm đất. ..................................... 19
Bảng 10: một số đặc tính hóa hoc:.................................................................................... 25
Bảng 11: phần trăm hấp phụ lân trên đất Bình Tân - Vĩnh Long: .................................... 26
Bảng 12: phần trăm hấp phụ lân trên đất Thốt Nốt: ......................................................... 27
Bảng 13: phần trăm hấp phụ lân trên đất An Giang: ........................................................ 28

Bảng 14:phần trăm hấp phụ lân trên đất Trà Vinh: .......................................................... 29
Bảng 15: tính toán sự hấp phụ lân theo phương trình Langmuir: ..................................... 30
Bảng 16: tính toán sự hấp phụ lân theo phương trình Langmuir trên đất Thốt Nốt – Cần
Thơ:................................................................................................................................... 31
Bảng 17: tính toán sự hấp phụ lân theo phương trình Langmuir trên đất Chợ Mới – An
Giang................................................................................................................................. 33
Bảng 18: tính toán sự hấp phụ lân theo phương trình Langmuir trên đất Châu Thành – Trà
Vinh: ................................................................................................................................. 34
Bảng 19: khả năng đệm lân trên đất Bình Tân – Vĩnh Long: ........................................... 36
Bảng 20: khả năng đệm lân trên đất Chợ Mới – An Giang: ............................................. 38
Bảng 21: khả năng đệm lân trên đất Thốt Nốt – Cần Thơ:............................................... 39
Bảng 22: khả năng đệm lấn trên đất Châu Thành - Trà Vinh:……………………..…….41

xi


Nguyễn Đào Dung, 2010. khả năng hấp phụ lân trong đất trên một số loại đất trồng rau màu
chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long..
Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Khoa Học Đất, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học
Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mỹ Hoa.

TÓM LƯỢC

Đề tài: “ khả năng hấp phụ lân trong đất trên một số loại đất trồng rau màu chủ yếu ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long” nhằm mục tiêu nghiên cứu đánh giá khả năng đệm và cố
định lân trên một số loại đất trồng màu ở ĐBSCL, từ đó tạo cơ sở khoa học cho việc
quản lý phù hợp chất lân trong đất và việc nghiên cứu liều lượng phân bón cho phù hợp
với từng loại đất trồng màu ở ĐBSCL.
Đất thí nghiệm gồm 24 mẫu, được lấy ngẫu nhiên ở 4 tỉnh là: Thốt Nốt – Cần Thơ,
Bình Tân – Vĩnh Long, Châu Thành – Trà Vinh, Chợ Mới – An Giang. Các mẫu đất

được phân tích trong phòng thí nghiệm về một số đặc tính lý, hóa học và xác định sự
hấp phụ và khả năng đệm lân của đất theo quy trình phân tích của Houba et al (1995).
Nồng độ P thêm vào đất từ 3 – 6 ppm thì sự hấp phụ đạt cao nhất và giảm dần khi ta
tăng nồng độ lên. Đối với đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp và trung bình thì sự hấp
phụ lân cao và thấp dần trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao, và còn tùy thuộc vào sa
cấu đất. Hàm lượng lân hấp phụ tối đa trên đất có sấu sét và sét pha thịt là 400714mgP/kg; trên đất có sa cấu thịt pha sét là 227-555mgP/kg; trên đất cát pha thịt là 200357mgP/kg.
Cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát khả năng phóng thích lân trong đất để làm cơ sở khoa
học cho việc làm giảm liều lượng phân lân bón vào đất trên các vùng trồng rau màu
chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

1


MỞ ĐẦU
Ở các loại cây trồng, đặc biệt là các lọai cây rau màu ngắn ngày ngoài đạm là nguyên
tố quan trọng hàng đầu thi lân cũng là một trong những nguyên tố cũng không kém
phần quan trọng.ngoài việc cung cấp chất lân vào đất bằng việc bón phân thì đất cũng
có khả năng kềm giữ hoặc phóng thích lân. Tùy theo từng loại đất mà có khả năng cố
định hay đệm khác nhau.
Nhiều báo cáo trong và ngoài nước cho thấy khả năng tích lũy lân trong đất cao, ngay
cả trên đất hấp thụ lân cao, có thể dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng và ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cây trồng. Trên các vùng trồng rau chuyên canh ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long phân lân được sử dụng với liều lượng cao mà không chú ý đến tính chất đất.
Ngoài ra, vòng quay của rau màu ngắn nên khả năng tích lũy lân trong đất rất cao.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và ctv (2006) cho thấy trên nhiều vùng
đất trồng rau ở Tiền Giang thì hàm lượng lân dễ tiêu đạt rất cao từ 129 – 234
mg/kg.Việc người nông dân tiếp tục bón phân liên tục cho các vụ mùa tiếp theo thì tình
trạng lân được tích lũy trong đất cũng tăng dần, điều này gây ra sự lãng phí về phân
bón, nhất là phân lân. Hiệu quả kinh tế không cao mà còn gây tác hại đến môi trường
đất.

Theo kết quả nghiên cứu của Châu Thị Nhiên và Nguyễn Hồng Phong 2009 cho thấy
không có sự đáp ứng của cây bắp rau đối với phân lân. Hiệu quả của phân lân có thể bị
ảnh hưởng bởi sự hấp phụ lân trong đất. khả năng hấp phụ lân trong đất còn tùy thuộc
vào từng loại đất, sa cấu, hàm lượng lân dễ tiêu có trong đất,… Chính vì vậy mà đề tài
“ khả năng hấp phụ lân trong đất trên một số loại đất trồng rau màu chủ yếu ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long” được thực hiện nhằm khảo sát, đánh giá khả năng cố định lân
trong đất ở một số tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long để làm cơ sở để giải thích hiệu
quả của phân ân đối với cây trồng từ đó đưa ra những khuyến cáo giúp người dân sử
dụng phân lân hợp lý, tiết kiệm mà vẫn giữ được hiệu quả của năng suất trên các loại
rau màu và đánh giá khả năng ảnh hưởng đến môi trường ở các loại đất khả sát.

2


Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. VAI TRÒ CỦA LÂN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG:
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng và động vật không thể phát triển
được nếu thiếu lân. Hàm lượng lân trong cây và trong đất thường thấp hơn đạm và kali.
Trong đất lân thường có xu hướng phản ứng với các thành phần trong đất tạo thành các
hợp chất không hòa tan, chậm hữu dụng cho cây trồng. nguyên tố lân không ở dạng tự
do trong tự nhiên, nó kết hợp tự phát với các thành phần khác trong đất để tạo thành
các hợp chất không hòa tan, chậm hữu dụng cho cây trồng (Nguyễn Mỹ Hoa, gt phì
nhiêu đất).
Lân cần thiết cho hầu hết các quá trình sinh lí, sinh hóa xảy ra trong cây. Thiếu lân
năng suất cây trồng giảm nghiêm trọng, phần lớn đất ở Việt Nam nghèo lân, nên việc
bón lân rất có tác dụng.(Bùi Đình Dinh và ctv., 1993). Khi cây thiếu lân, có hiện tượng
lân chuyển từ các lá già về các bộ phận non của cây, nên biểu hiện thiếu lân ở cây
trồng thường thể hiện ở lá già trước, lá có màu đỏ tím hay xanh nhạt. cây thiếu lân
thường sinh trưởng chậm, yếu, đẻ nhánh kém, chín muộn, năng suất thấp, phẩm chất

hạt kém vì phần lớn lân được dự trữ trong hạt. Tỷ lệ lân trong cây có thể cho biết nhu
cầu lân tổng số của cây. So với các yếu tố dinh dưỡng đa lượng khác thì nhu cầu lân
của cây không cao, do tỷ lệ lân trong cây luôn biến động từ 0.08 đến 1.4 % so với trọng
lượng chất thô. Tỷ lệ lân còn tùy thuộc vào từng loại cây, thời kì sinh trưởng và tùy
từng bộ phận của cây trồng. Tỷ lệ lân trong cây họ đậu cao hơn so với cây hòa bản,
trong các bộ phận non của cây cao hơn trong các bộ phận già của cây, cơ quan sinh sản
cao hơn trong các bộ phận sinh trưởng của cây ( trong hạt chứa 0.75 – 0.9 % P2O5 cao
hơn so với trong rơm rạ 0.2 – 0.6 % P2O5 ) (Ts. Nguyễn Như Hà, 2006).
Theo Lê Văn Căn (1978), trong quá trình trao đổi của cây, lân là chất cần thiết bậc
nhất. Các quá trình hình thành và tích lũy carbon hydrate, protid, chất béo,… điều có
sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của lân.
Lân giúp rễ cây phấy triển mạnh, ăn sâu, lan rộng, giúp cây đứng vững, hút được
nhiều dưỡng chất khác trong đất. Thúc đẩy việc ra rễ bên đặc biệt là lông hút và rễ bên.
Riêng đối với những cây họ đậu, lân có tác dụng kích thích sự hình thành nốt sần. (Ts.
Nguyễn Như Hà, 2006).
Bên cạnh đó, lân làm tăng cường chất lượng nông sản, sản phẩm sẽ chứa nhiều
vitamin nhóm B2. Lân giúp tăng cường khả năng hút đạm do nó có tác dụng chống chế
3


độ của hàm lượng khoáng, tăng cường việc chuyển hóa đạm thành protid. Bón lân làm
tăng quá trình chuyển hóa đạm nitrat, do đó làm giảm mạnh nồng độ đạm nitrat trong
cây (Trần Thị Tường Linh và ctv, 2005). Ngoài ra, lân còn có tác dụng giúp cây tăng
khả năng chống chụi với các điều kiện bất lợi như: khả năng chụi rét, hạn, và khả năng
chống lại các sâu bệnh hại cây trồng ( Ts. Nguyễn Như Hà, 2006).
Theo Đỗ Ánh (2003) đối với đất lân là một chỉ tiêu của độ phì đất “ đất giàu lân có
độ màu mỡ cao và ngược lại, đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân” (E.Detrunk, 1931).
Vì vậy giữa đất và lân có độ tương quan cao. Vì thế, nếu đất bị thiếu lân thì năng suất
cây trồng tăng tỷ lệ thuận với liều lượng phân lân bón vào đất (Nguyễn Bình Nhựt và
ctv., 2004).

Trong cây lân chủ yếu tồn tại dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Chỉ có một phần nhỏ
lân trong cây là tồn tại dưới dạng các hợp chất vô cơ, đây là các dạng muối vô cơ của
các phosphate có hóa trị I, II với các cation Ca2+, Mg2+, K+.Các muối này rất linh động,
luôn vận chuyển tới các cơ quan tổng hợp lân hữu cơ. ( Ts. Nguyễn Như Hà,2006).
Lân có tác dụng thúc đẩy việc ra hoa và hình thành quả ở cây, giúp trái cây mau
chín, tăng tỷ lệ năng suất hạt so với năng suất không thương phẩm (rơm, rạ) ở cây
trồng, tăng phẩm chất nông sản. Khi cây trồng được cung cấp đầy đủ lân sẽ có tỷ lệ
năng suất thương phẩm cao hơn trong tổng năng suất sinh vật. (Ts nguyễn Như Hà,
2006).
Đối với cây lúa cần lân nhất là trong giai đoạn đầu nên bón lót trước khi sạ. Theo
Đinh Văn Lữ (1978), thiếu lân là một trong những nguyên nhân làm lúa không trổ
được. Khi lúa trổ khoảng 37- 82 % thì chất lân được chuyển lên bông (Nguyễn Ngọc
Đệ, 1994).
Khi thiếu lân cây lúa kém phát triển, nở bụi chậm và trổ bông chậm, cây lúa chín
không hoàn toàn, tỷ lệ hạt xanh cao. Thiếu lân cây hút đạm vào và bị tích lũy trong lá ở
dạng đạm khoáng và không thể chuyển sang dạng protit được (Lê Văn Căn, 1995).
Lân giúp cho việc phân chia tế bào dễ dàng hơn (Vũ Hữu Yêm, 1995). Lân còn có
khả năng giúp điều hòa khi những phản ứng của trường trong cây thay đổi đột ngột.Ví
dụ như trong dịch tế bào có ion H2PO4- , HPO42-, tùy theo dịch tế bào mà các ion này sẽ
có sự chuyển biến khác nhau theo từng phương trình sau:
HPO42- + H2O → H2PO4- + OH –
H2PO4-



HPO42- + H+

4



Vì thế nó làm tăng khả năng điều chỉnh pH, làm tăng tính hoãn xung của nguyên
sinh chất tế bào. Ngoài ra, còn làm cho cây có sức chụi đựng với môi trường hơn, hay
nói cách khác, lân có khả năng giải độc cho cây ( Lê Văn Căn, 1985).
Có nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng lân là yếu tố tham gia cải tạo đất phèn. Thông
qua việc cung cấp lân cho lúa, và tham gia vào quá trình làm cho Fe, Al ở trạng thái
không hòa tan, hay nói cách khác là giảm phèn. Các tác giả khác điều cho rằng :” lân là
yếu tố chính hạn chế năng suất lúa trên đất phèn” (Clark; 1981, Đỗ Thị Thanh Ren và
ctv, 1986, 1992, 1993; Nguyễn Vy và ctv, 1997; Phạm Sỹ Tân, 1994; Nguyễn Đăng
Nghĩa, 1994; Vũ Cao Thái,1994). Vì vậy bón lân cho các loại đất phèn (nặng, trung
bình, nhẹ) đều có hiệu quả rất rõ.
1. 2. KHẢ NĂNG THU HÚT LÂN CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG:
Ở các ruộng lúa cao sản thì khoảng 5 tấn / ha và có thể lấy đi từ đất khoảng 34 kg
P2O5 . Cho dù có trả lại rơm rạ sau khi thu hoạch thì lượng P2O5 vẫn bị mất đi một
lượng đáng kể ( Hoàng Minh Châu, 1998 trong Ngô Thị Hồng Thắm và Trần Thị Mỹ
Thanh, 2007). Nếu canh tác 2 vụ lúa / năm thì tổng sản lượng trung bình là 10 tấn / ha
thì cây lúa đã lấy đi lượng dinh dưỡng tương đương là 430 kg supper lân ( Lê Văn Trí,
2000 trong Ngô Thị Hồng Thắm và Trần Thị Mỹ Thanh, 2007).
Bảng 1: chất dinh dưỡng được cây lúa hấp thu trên cở sở hệ thống canh tác ở Ấn Độ:
Hệ canh tác
Năng suất hạt/ ha
Kg P2O5 / ha / năm
Lúa – lúa
6.3
88
Lúa – lúa mì
8.8
92
Lúa – lúa mì – rau màu
11.2
89

Nguồn: Hoàng Minh Châu ( 1998 trong Ngô Thị Hồng Thắm và Trần Thị Mỹ Thanh,
2007).
Đối với cây đậu nành, để đạt sản lượng là 3 tấn hạt / ha thì cây đậu cần 85 kg P2O5
(Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996 trong Ngô Thị Hồng Thắm và Trần Thị Mỹ Thanh,
2007). Hàm lượng lân trong hạt từ 1.35 – 2 % lượng lân trung bình nên bón là 30 – 60
kg P2O5 tương đương 150 – 300 kg supper lân để làm tăng năng suất đậu 2.7 tạ đậu/ ha
(thí nghiệm tại Hà Bắc). Theo kết quả nghiên cứu cây mè ở Venedulla thì để đạt năng
suất là 0.5 tấn / ha thì cây mè phải lấy từ đất khoảng 3 kg P2O5 , nhưng để đạt năng suất
là 2.2 tấn / ha thì lượng lân cây phải lấy là 32 kg P2O5 (Nguyên Thế Côn,1996 trong
Ngô Thị Hồng Thắm và Trần Thị Mỹ Thanh, 2007). Đối với cây ngô (bắp) thì để đạt
năng suất 1 tấn hạt thì cây có khả năng lấy đi từ đất là 14 kg P2O5 . Theo Nguyễn Xuân
Hiếu và ctv (1972) thì hàm lượng lân chứa trong hạt bắp la 0.273% (1946) và 0.262%
(1947).
5


1. 3. LÂN TRONG ĐẤT:
Trong tự nhiên, có nhiều dạng lân tác động qua lại trong đất và trong môi trường sống.
Chất lân được tìm thấy tại nhiều vùng khác nhau trên thế giới. một phần trong số đó
có nguồng gốc từ đá núi lửa macma, nhưng hầu hết chất lân là sản phẩm biến đổi của
đá trầm tích.
Lân có trong thành phần chất hữu cơ, nên đất nào nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ thì
tỷ kệ lân cao. Lân được tích lũy trên lớp đất mặt nên thông thường tầng mặt có tỷ lệ lân
cao hơn so với lớp đất bên dưới (Vũ Hữu Yêm,1995).
Về mặt dinh dưỡng cây trồng, có 3 thành phần P trong đất quan trọng là:
- Lân hữu dụng trong dung dịch đất như những muối phosphate dễ hòa tan như:
Ca(H2PO4)2, KH2PO4, NH4H2PO4, Mg(H2PO4)2 có hàm lượng thấp nhất so với các
thành phần P khác.
- Lân dễ hòa tan là thành phần phosphate được giữ trên bề mặt các phân tử rắn như
các oxide kim loại trong đất. thành phần này có thể cân bằng nhanh với thành phần

hòa tan trong dung dịch đất.
- Lân khó hòa tan là dạng lân hòa tan rất chậm với các thành phần thứ hai, nghĩa là
chuyển biến rất chậm để trở thành lân đễ hòa tan trong đất.
1.3.1. Chu trình chất lân trong đất:
Trong cây lân được di chuyển lên thân lá, nơi chúng trở thành một bộ phận của mô
thực vật. Lá cây và các rễ cây chết hoặc chúng được con người và động vật ăn, chất lân
trả lại đất qua dư thừa thực vật, chất thải từ động vật và con người. Vi sinh vật phân
hủy các dư thừa thực vật và tạm thời sử dụng một phần chất lân tạo nên tế bào trong cơ
thể chúng dưới dạng hữu cơ. Dạng hữu cơ này chậm biến đổi sang dạng hòa tan để rễ
cây có thể hút và chu kì này được lập lại (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004),
1.3.2. Các hợp chất lân trong đất:
Lân trong đất gồm có lân vô cơ và lân hữu cơ (hay còn gọi là lân tổng số và lân đễ
tiêu). Trong các loại đất khoáng, các dạng lân vô cơ chiếm ưu thế, ngược lại, trong các
loại đất hữu cơ thì lân hữu cơ chiếm ưu thế. Hàm lượng lân tổng số trong đất biến thiên
từ 0.02- 0.15 % P2O5.
1.3.2.1 Lân hữu cơ trong đất (lân tổng số) :
Lân hữu cơ:

6


Lân hữu cơ được tìm thấy trong đất than mùn, lá cây và các dư thừa thực vật và
động vật trong đất. Vì đâylà dạng liên kết với chất hữu cơ nên nó chủ yếu được tìm
thấy ở lớp đất mặt. Hàm lượng lân hữu cơ trong đất thay đổi tùy theo loại đất và gia
tăng với hàm lượng chất hữu cơ theo thứ tự sau: đất cát < đất sét < đất than bùn. (Đỗ
Thị Thanh Ren, 2004).
Các hợp chất hữu cơ chứa lân gồm có: phitin, axit nucleic, phosphatit,
sacarophosphat…và các vi sinh vật đất. Lân được tích lũy trong đất nhờ sự tích lũy sinh học,
vì vậy trong đất mặt thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn các tầng dưới sâu. Tỷ lệ lân hữu cơ
phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn trong đất và dao động trong khoảng từ 10-50% của

lân tổng số (Trần Văn Chính và ctv., 2006)
Lân tổng số:
Tổng số các hợp chất lân trong đất, dù kết hợp với cation nào, ở dạng nào, hữu cơ
hoặc vô cơ gộp lại thành “lân tổng số” của đất, thể hiện bằng hàm lượng tổng số P2O5
(Lê Văn Căn, 1985). Do đó lân tổng số chỉ cho chúng ta biết được tổng lượng lân trong
đất mà không cho biết khả năng cung cấp lân cho cây trồng, vì lân trong đất được kiểm
soát bởi nhiều yếu tố môi trường, có thể bị giữ lại bởi các hợp chất khó tan như
phosphate sắt nhôm. Mặc khác các loại cây trồng khác nhau thì khả năng sử dụng lân
cũng khác nhau. Các đất có hàm lượng lân tổng số khác nhau, đặc biệt ở Việt Nam
hàm lượng lân tổng số rất thấp. Nhưng xét về phì nhiêu thực tế thì lân tổng số không có
ý nghĩa gì nhiều, vì đại bộ phận lân tổng số ở dạng khó tiêu đối với thực vật (Nguyễn
Tử Siêm và ctv., 2000).
Lân tổng số trong đất biến thiên trung bình từ 0.02-0.15 % P2O5. Đất vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long nhìn chung là nghèo lân tổng số, hàm lượng lân trung bình của
các nhóm đất chính là 0.06% P2O5. Đất phù sa nhiễm mặn có hàm lượng lân tổng số
khá 0.088% P2O5. Đất phù sa Sông Hồng có hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu nhiều
hơn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Đỗ Thị Thanh Ren, 1999). Phù sa sông Hồng,
mặn trung tính kềm có tỷ lệ lân trung bình là 0.1% P2O5 (Nguyễn Tử Siêm và ctv,
2000), hai dạng lân chủ yếu là lân vô cơ và lân hữu cơ.
Bảng 2: Đánh giá lân trong đất Đồng Bằng Sông Cửu Long (Kuyma, 1976).
Số thứ tự

Mức độ

P2 O 5 %

1
2
3


Rất nghèo
Nghèo
Trung bình

0.03
0.03 - 0.06
0.06 – 0.08

7


4
5

Khá
Giàu

0.08 – 0.13
0.13

Bảng 3: Hàm lượng lân tổng số trên tầng mặt của các nhóm đất chính ở vùng Tây Nam
Sông Hậu (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 1990).
Nhóm đất

Hàm lượng P2O5 %
Trung bình

Thấp nhất

Cao nhất


Phèn

0.053

0.017

0.15

Phèn nhiễm mặn

0.061

0.022

0.131

Phù sa
Phù sa nhiễm
măn

0.06

0.011

0.236

0.088

0.028


0.293

Bảng 4: Đánh giá theo hàm lượng lân tổng số, % P2O5 ( Lê Văn Căn, 1978).
Lân tổng số %
<0.03
0.04 – 0.06
0.061 – n0.080
0.081 – 0.13
>0.13

Đánh giá
Rất nghèo
Nghèo
Trung bình
Khá
Giàu

1.3.2.2 Lân vô cơ trong đất (lân khoáng):
Hàm lượng lân vô cơ trong đất thường cao hơn lân hữu cơ, ngoại trừ trên các loại
đất hữu cơ, hàm lượng lân hữu cơ gia tăng theo phẫu diện đất. (Đỗ Thị Thanh Ren,
2004).
Lân vô cơ chiếm khoảng 80% lân tổng số, bao gồm phosphate K, Na, Ca, Mg, Fe,
Al,… đây là những sản phẩm do phong hóa đá mẹ, do phân giải chất hữu cơ hoặc do sự
chuyển biến phân lân từ ngoài vào ( Nguyễn Vi và Trần Khải, 1978). Lân vô cơ nằm
dưới dạng muối phosphate. Ở đất chua giàu sắt, nhôm là các phosphate sắt, nhôm. Ở
đất kềm là các phosphate caxi và magie. Ở đất mặn còn có thể có thêm phosphate natri
(Vũ Hữu Yêm, 1995).
Theo Nguyễn Tử Siêm et al. (2000) các nhóm phosphate vô cơ tự do và liên kết với
các cation hóa trị I hầu như không có trong dung dịch đất, dạng liên kết với cation hóa

trị II cũng rất ít. Lân tồn tại chủ yếu dưới dạng các phosphate với các cation đa hóa trị
Fe-P, Al-P khó tan (chiếm tới 65–90%, thậm chí 95% lân tổng số). Phosphate sắt

8


chiếm trên 50% lân khoáng trong đất, có độ hòa tan thấp hơn P-Ca nhưng trong môi
trường chua chúng bền vững hơn P-Ca.
Lân dễ tiêu:
Lân dễ tiêu trong đất: Là thành phần hợp chất hữu cơ trong đất, có khả năng hòa tan
trong nước hoặc trong các dung môi yếu như: acid vô cơ có nồng độ thấp, các muối
kềm như carbonate,.. cây trồng có khả năng hấp thụ được dễ dàng. ( Nguyễn Vi và
Trần Khải, 1978).
Lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu dao động và không ổn định ngay cả trong thời
gian ngắn, và ở trong cùng một loại đất.mặc dù vậy, lân dễ tiêu cũng là một chỉ tiêu để
đánh giá độ phì nhiêu của đất rất quan trọng không thể thiếu được. Vì nếu hàm lượng
lân đễ tiêu cao thì đất có khả năng cung cấp lân nhanh và việc thu hút chất lân của bộ
rễ được thuận lợi. ( Lê Văn Căn, 1985).
Lân dễ tiêu trong đất là một chỉ tiêu tương đối phức tạp, nó chụi sự tác động mạnh
mẽ của điều kiện môi trường, vi sinh vật, trong dó, pH và các kim loại như: Fe,Al, Mn,
Ca cung như các tinh khoáng silicat và các hydroxyt của các kim loại trên có vai trò hết
sức quan trọng đối với sự hữu dụng của lân.
Theo Lê Văn Căn (1985) thì lân dễ tiêu trong đất rất dễ bị kết tủa. Ở đất kềm nó bị
kết tủa dưới dạng phosphate canxi, ở đất chua bị kết tủa dưới dạng phosphate sắt ,
nhôm. Vì thế mà lượng phosphate hòa tan khi bón thêm vào đất không bao lâu sẽ
chuyển thành những dạng lân khó tan hơn, càng ít hòa tan thì càng chậm hữu dụng đối
với cây trồng, khó được cấy hấp thu. Canxiphophate dễ dàng biến đổi thành lân dễ tiêu
hơn là Fe, Al phosphate ( Nguyễn Chí Thuộc và ctv., 1974).
Cây trồng hút lân chủ yếu dưới dạng ion H2PO4- sau đó mới đến ion HPO42-. Dạng
ion PO43- cây không hút được vì trong thực tế ion này chỉ có mặt trong dung dịch đất ở

pH = 10 trở lên, mà ở độ pH này thì cây trồng không thể phát triển được. Những loại
phosphate dễ tiêu cho cây trồng nhất là các muối phosphate một kim loại, những loại
muối này ở trong đất với tỷ lệ nhỏ thường không quá 1mg/kg đất. trong thực tế, người
ta thấy có nhiều loại muối phosphate khó tan trong nước nhưng cây vẫn có thể sử dụng
được ( Nguyễn Chí Thuộc và ctv., 1974).
Bảng 5: Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo Đỗ Ánh (2003).
% P2 O 5
Dưới 5mg/100g đât
5- 10mg/100g đất

Mức độ
Đất nghèo lân
Đất trung bình

9


Trên 10mg/100g đất

Đất giàu lân

Bảng 6: Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 2 ( 0.1 M HCl + 0.03
NH4F) theo A.L. Page, 1982.
ppm P

Đánh giá

<20
20 – 40
40 – 100

>100

Thấp
Trung bình
Cao
Dư thừa

Bảng 7: Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Bray 1 (0.025 M HCl +
0.03 NH4F) .
ppm P
<3
3–7
7 – 20
>20

Đánh giá
Rất thấp
Thấp
Trung bình
Cao

Bảng 8: Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu theo phương pháp Olsen (theo cottenietal).
ppm P
<5
5 – 10
10 – 18
18 – 25
>25

Đánh giá

Rất thấp
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao

1.4. SỰ DU NHẬP VÀ MẤT LÂN TRONG ĐẤT:
1.4.1. Sự du nhập chất lân:
Sự du nhập chất lân từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Sự trả lại cho đất do các chất thải thực vật: những bộ phận lân như hạt ngũ cốc
được con người sử dụng, những bộ phận còn lại như rơm rạ được trả lại cho đất.
- Phân chuồng cũng là nguồn cung cấp chất lân. Hàm lượng lân trong phân
chuồng phụ thuộc vào khẩu phần ăn của gia súc, chất độn chuồng và phương
pháp chế biến phân. Chất lân trong phân chuồng phần lớn ở dưới dạng hữu cơ,
chậm hữu dụng cho cây trồng. phân chuồng chứa trung bình 0.2 – 0.35 % P2O5.

10


- Phân hóa học: là nguồn cung cấp chính cho đất. Phân lân thường có nồng độ
nguyên lân rất cao, tác dụng nhanh với cây trồng.
1.4.2. Sự mất lân trong đất:
- Do hoa màu hút.
- Do rữa trôi.
- Do xói mòi đất.
1.5. CÁC PHẢN ỨNG CỦA LÂN TRONG ĐẤT:
1.5.1. Phản ứng của lân trong đất chua:
Sự cầm giữ lân bởi các đất chua thường là kết quả của phản ứng ion phosphate với
sắt,nhôm, và có thể với các khoáng sét silicate.
1.5.2. Sự kết tủa bởi các ion Fe, Al, Mn hòa tan.

Trong các loại đất chua, hàm lượng các loại ion Fe,Al,Mn cao, chúng phản ứng
nhanh chống với hầu hết các ion H2PO4- hòa tan tạo hợp chất không tan mà cây không
hấp thu được. (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Al3+ + H2PO4- + 2H2O ↔ 2H+ + Al(OH)2 H2PO4 ↓
(Hòa tan)

(không hòa tan)

1.5.3. Phản ứng với các hydroxyt Fe, Al.
Lân trong đất có khả năng bị hấp phụ bởi các hydroxyt sắt , nhôm để tạo thành
những hydroxyt sắt , nhôm phosphate. Những dạng này trong đất rất khó bị hòa tan. (
Nguyễn Chí Thuộc và ctv, 1974). Mặt khác, hầu hết sự cố định lân trong đất có thể xảy
ra khi các ion HPO4- phản ứng với bề mặt của oxyt Fe, Al, Mn không hòa tan. (Đỗ Thị
Thanh Ren, 2004).
Al(OH)3 + H2PO4- ↔ Al(OH)2H2PO4 + OH(hòa tan)

(không hòa tan)

Phản ứng trên điều trong điều kiện đất chua mạnh điều làm giảm độ hữu dụng của lân.
1.5.4. Sự cố định lân của các khoáng sét silicate:
Sự cố định lân trong đất chua chủ yếu do tạo thành các hợp chất Fe, Al phosphate
với công thức thường là: M(H2O)3(OH)2H2PO4, trong đo. M chỉ Fe, Al.Có 2 loại
khoáng sét là:2:1 và 1:1. Các ion phosphate có thể kết hợp trực tiếp với các khoáng sét
này là do:
11


1. Thay thế nhóm hydroxyt từ nguyên tử nhôm.
2. Tạo thành liên kết sét- Ca - P. sét có tỷ số SiO2:R2O3 nhỏ sẽ cố định lân nhiều
hơn các loại sét có tỷ lệ SiO2:R2O3 cao. (Đỗ Thị Thanh Ren,1999).

Al + H2PO4- + H2O = 2H+ + Al(OH)2H2PO4
(Trong sét)

(không hòa tan).

1.5.5. Phản ứng của lân trong đất kềm:
Độ hữu dụng của lân trong đất kiềm được xác định bởi độ hòa tan của các hợp chất
phosphate calcium. Theo Vũ Hữu Yêm (1995) và Đỗ Thị Thanh Ren (1999) thì môi
trường kiềm giàu Ca, ion H2PO4- phản ứng nhanh với Ca để tạo thành các hợp chất ít
tan hơn theo các phản ứng lần lượt:
Ca(H2PO4)2 + CaCO3 + H2O

2CaHPO4.2H2O + CO2
Phosphate (II) canxi ngậm nước

6CaHPO4.2H2O + 2CaCO3 + H2O

Ca8H2(PO4)6.5 H2O + CO2 + 6H2O
Octa canxi phosphate ngậm nước

Ca8H2(PO4)6.5 H2O +

CaCO3

3Ca(PO4)2 + CO2 + 6H2O
Phosphate (III) canxi

Khi gặp điều kiện thuận lợi và có đủ thời gian phosphate (III) canxi có thể
chuyển thành các hợp chất không tan hơn nữa như hydroxyt, cacbon và ngay cả fluoro
apatit (Vũ Hữu Yêm, 1995).

Ca(H2PO4)2
+ H2 O
H3PO4 +

CaHPO4

+ Al(OH)3 hoặc CaCO3
Thời gian
Al(OH)2H2PO4

Ca5(PO4)3OH

12


1.6. KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH LÂN CỦA ĐẤT:
Khả năng cố định lân của đất có thể được hiểu là tổng số vị trí trên bề mặt các phần
tử đất có thể phản ứng với các ion phosphate. Sự cố định lân có thể do lân phản ứng
với Fe, Al,Mn, Ca.
Lượng lân do đất cố định không dễ dàng trả lại. Tuy nhiên, nếu có một phần của lân
cố định hiện diện dưới dạng hòa tan và hầu hết vị trí cố định được chiếm giữ bởi ion
phosphate, một vài sự phóng thích lân vào dung dịch xảy ra với nồng độ rất thấp khi
đất tiếp xúc với nước ( Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
Sự phóng thích lượng lân đã cố định trước trước đây giúp đất tái cung cấp lượng lân
hòa tan đã bị cây hút. Giải phóng lượng lân cố định có vai trò quan trọng trong việc xác
định sự mất mát lượng lân hòa tan do nước chảy tràn trên bề mặt đất. Thông số EPC0
của đất rất quan trọng vì nó cho biết độ phì nhiêu của lân trong đất và nguy cơ mất
lượng lân hòa tan do nước chảy tràn (Đỗ Thị Thị Thanh Ren, 2004).
Nồng độ lân trong dung dịch tại thời điểm cố định mà lân không phóng thích mà
cung không cầm giữ gọi là EPC0. Sự phóng thích lượng lân đã cố định trước đây giúp

đất tái cung cấp lượng lân hòa tan đã bị cây hút. Giải phóng lượng lân cố định có vai
trò quan trọng trong việc xác định sự mất lượng lân hòa tan do nước chảy tràn trên bề
mặt đất. thông số EPC0 của đất rất quan trọng vì nó cho biết độ phì nhiêu P trong đất và
nguy cơ mất mát lượng lân hòa tan do nước chảy tràn (Đỗ Thị Thanh Ren, 2004).
Phosphate Ca2H2(PO4)6.5H2O và dần chuyển sang dạng Hydroxyapatite Ca10(OH)2(PO4)6 .
Khả năng hấp phụ anion của hầu hết đất nông nghiệp thì rất ít so với khả năng hấp
phụ cation. Tuy nhiên một số khoáng đất và các keo đất vô định hình có khả năng hấp
phụ anion rất mạnh. Các oxyt sắt, nhôm gibbsite (Al2O3.3H2O). goethite (Fe2O3.3H2O),
haematite là thành phần hấp phụ P rất mạnh. Nhóm AlOH và FeOH cũng là bề mặt hấp
phụ lân (H2PO4)-. Ta có thể phân biệt hai kiểu hấp phụ như sau (Farfitt,1978)
Kiểu thứ nhất: phóng thích nhóm OH- bề mặt
Công thức đơn giản
Trong đó: Me (Metal): kim loại
An- (Anion): H2PO4Me-OH + An-

Me-An + OH-

13


×